Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

ẢNH HƯỞNG của GIBBERELLIN kết hợp với 2,4 DICHLOROPHENOXY ACETIC ACID đến sự RỤNG TRÁI NON NHÃN XUỒNG cơm VÀNG (dimocarpus longan lour ) tại HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH ĐỒNG THÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (696.03 KB, 76 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
-----  -----

NGUYỄN BÙI ANH PHƯƠNG

ẢNH HƯỞNG CỦA GIBBERELLIN KẾT HỢP VỚI
2,4-DICHLOROPHENOXY ACETIC ACID ĐẾN SỰ
RỤNG TRÁI NON NHÃN XUỒNG CƠM VÀNG
(Dimocarpus longan Lour.) TẠI HUYỆN
CHÂU THÀNH, TỈNH ĐỒNG THÁP

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC

Cần Thơ - 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
-----  -----

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC

Tên đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA GIBBERELLIN KẾT HỢP VỚI
2,4-DICHLOROPHENOXY ACETIC ACID ĐẾN SỰ
RỤNG TRÁI NON NHÃN XUỒNG CƠM VÀNG
(Dimocarpus longan Lour.) TẠI HUYỆN
CHÂU THÀNH, TỈNH ĐỒNG THÁP



Cán bộ hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

PGS. TS Trần Văn Hâu

Nguyễn Bùi Anh Phương
MSSV: 3077319
Lớp: Nông Học K33

Cần Thơ - 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành nông học với đề tài:“ẢNH HƯỞNG CỦA
GIBBERELLIN KẾT HỢP VỚI 2,4-DICHLOROPHENOXY ACETIC ACID
ĐẾN SỰ RỤNG TRÁI NON NHÃN XUỒNG CƠM VÀNG (Dimocarpus longan
Lour) TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH ĐỒNG THÁP”

Do sinh viên: NGUYỄN BÙI ANH PHƯƠNG thực hiện kính trình hội đồng chấm
luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2010
Cán bộ hướng dẫn

PGS.TS Trần Văn Hâu


ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Luận văn tốt nghiệp kèm theo với đề tài: “ẢNH HƯỞNG CỦA GIBBERELLIN
KẾT HỢP VỚI 2,4-DICHLOROPHENOXY ACETIC ACID ĐẾN SỰ RỤNG
TRÁI NON NHÃN XUỒNG CƠM VÀNG (Dimocarpus longan

Lour) TẠI

HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH ĐỒNG THÁP” thực hiện và bảo vệ trước Hội
Đồng chấm luận văn tốt nghiệp và đã thông qua.
Luận văn đã được Hội Đồng chấp thuận và đánh giá ở mức: .........................................

Ý kiến của Hội Đồng chấm luận văn tốt nghiệp: ............................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Duyệt khoa

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2010

Trưởng Khoa Nông Nghiệp & SHƯD


Chủ tịch Hội Đồng

iii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

NGUYỄN BÙI ANH PHƯƠNG

iv


LÝ LỊCH CÁ NHÂN

I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Sinh viên: Nguyễn Bùi Anh Phương

Giới tính: Nam

Sinh ngày: 11 tháng 11 năm 1989

Nơi sinh: Sóc Trăng

Địa chỉ: ấp 5B, xã Ba Trinh, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.

Họ tên cha: Nguyễn Văn Thu
Họ tên mẹ: Bùi Thị Thúy
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Năm 1994 – 1996: học trường Tiểu học Ba trinh 2
Năm 1996 – 1999: học trường Tiểu học Đại Hải 2
Năm 1999 – 2001: học trường Trung học cơ sở Đại Hải 2
Năm 2001 – 2003: học trường Trung học cơ sở Thới An Hội
Năm 2003 – 2004: học trường Trung học phổ thông Thiều Văn Chỏi
Năm 2004 – 2006: học trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn
Năm 2007 – 2010: là sinh viên trường Đại Học Cần Thơ, ngành Nông Học,
khóa 33, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng.

v


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng,
Cha, Mẹ suốt đời tận tụy vì sự nghiệp và tương lai của con.
Thành kính ghi ơn,
Thầy Trần Văn Hâu đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian
thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Quí thầy cô trong khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng trường Đại Học
Cần Thơ đã dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho em trong thời gian học tại trường.
Chân thành biết ơn,
Các thầy cô và các anh chị trong bộ môn Khoa Học Cây Trồng đã tạo điều kiện
cho em hoàn thành tốt thí nghiệm.
Gia đình ông bà Quách Kim Tấn ngụ tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp đã
tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt thí nghiệm.
Thành thật cảm ơn,
Các bạn lớp Nông Học K33 đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực

hiện đề tài. Chúc các bạn hạnh phúc, sức khỏe và thành đạt trong tương lai.
Trân trọng

Nguyễn Bùi Anh Phương

vi


MỤC LỤC
Chương

Nội dung

Trang

Trang phụ bìa

ii

Lời cam đoan

iv

Lý lịch cá nhân

v

Lời cảm tạ

vi


Mục lục

vii

Danh sách bảng

xii

Danh sách hình

xiii

TÓM LƯỢC

xiv

MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2

1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN HUYỆN CHÂU
THÀNH, TỈNH ĐỒNG THÁP

2


1.1.1 Vị trí địa lý huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

2

1.1.2 Điều kiện tự nhiên huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

2

1.1.2.1 Khí hậu

2

1.1.2.2 Chế độ thủy văn

3

1.1.2.3 Đất đai

3

1.2 ĐẶC ĐIỂM NHÃN XUỒNG CƠM VÀNG

4

1.3 ĐẶC ĐIỂM NÔNG HỌC CÂY NHÃN

4

vii



1.3.1 Rễ

4

1.3.2 Thân

5

1.3.3 Lá

6

1.3.4 Hoa

6

1.3.5 Trái

7

1.3.6 Hột

7

1.4 SỰ RA HOA, ĐẬU TRÁI VÀ RỤNG TRÁI NON TRÊN NHÃN

8

1.4.1 Sự ra hoa, đậu trái


8

1.4.2 Sự rụng trái non

8

1.5 NHU CẦU SINH THÁI

9

1.5.1 Nhiệt độ

9

1.5 2 Mưa và độ ẩm

9

1.5 3 Đất đai

10

1.5.4 Gió

10

1.5.5 Ánh sáng

10


1.6 SÂU VÀ BỆNH HẠI NHÃN

10

1.6.1 Ruồi đục trái

11

1.6.2 Sâu đục trái non

11

viii


1.6.3 Bọ xít

11

1.6.4 Bệnh thối nhũn trái

11

1.6.5 Bệnh phấn trắng

11

1.7 CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG


12

1.7.1 Gibberellin (GA)

12

1.7.1.1 Giới thiệu

12

1.7.1.2 Ảnh hưởng GA đến sự rụng trái non

12

1.7.1.3 Ảnh hưởng GA đến năng suất và phẩm chất trái

13

1.7.2 2,4-Dichlorophenoxy acetic acid (2,4-D)

13

1.7.2.1 Đặc điểm của 2,4-D

13

1.7.2.2 Ảnh hưởng 2,4-D đến sự rụng trái non

13


1.7.2.3 Ảnh hưởng 2,4-D đến năng suất và phẩm chất trái

14

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 PHƯƠNG TIỆN

15
15

2.1.1 Thời gian

15

2.1.2 Địa điểm

15

2.1.3 Địa điểm phân tích mẫu:

15

2.1.4 Vật liệu thí nghiệm

15

ix


2.1.5 Lượng mưa và nhiệt độ trung bình tỉnh Đồng Tháp


16

2.3 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

17

2.3.1 Cách bố trí thí nghiệm

17

2.3.2 Phương pháp thực hiện

17

2.3.3 Chỉ tiêu theo dõi

17

2.2.4 QUY TRÌNH CANH TÁC

19

2.2.4.1 Chăm sóc cây trước xử lý ra hoa

19

2.2.4.2 Phương pháp xử lý ra hoa

20


2.2.4.3 Sau khi đậu trái

21

2.3.5 Xử lí số liệu.

21

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 TỈ LỆ RỤNG TRÁI SAU KHI PHUN GA3 KẾT HỢP VỚI 2,4-D

22
22

3.1.1 Vụ 1 (6-8/2009)

22

3.1.2 Vụ 2 (5-7/2010)

24

3.2 SỰ PHÁT TRIỂN TRÁI

25

3.2.1 Vụ 1 (6-8/2009)

25


3.2.2 Vụ 2 (5-7/2010)

27

3.3 NĂNG SUẤT VÀ THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT

x

28


3.3.1 Vụ 1 (6-8/2009)

28

3.4.2 Vụ 2 (5-7/2010)

29

3.4 ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC CỦA TRÁI

31

3.4.1 Vụ 1 (6-8/2009)

31

3.4.2 Vụ 2 (5-7/2010)


32

3.5 PHẨM CHẤT

33

3.5.1 Vụ 1 (6-8/2009)

33

3.5.2 Vụ 2 (5-7/2010)

34

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

36

4.1 KẾT LUẬN

36

4.2 ĐỀ NGHỊ

36
37

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ CHƯƠNG


xi


DANH SÁCH BẢNG

Hình

Tựa bảng

Trang

2.1

Nồng độ phun hóa chất ở các nghiệm thức cả hai vụ

17

3.1

Số trái/chùm, trọng lượng trái (g) và trọng lượng chùm trái (g) nhãn
Xuồng Cơm Vàng lúc thu hoạch dưới ảnh hưởng của các nồng độ
GA3 kết hợp với 2,4 D vụ 1 tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

29

3.2

Số trái/chùm, trọng lượng trái (g) và trọng lượng chùm trái (g) nhãn
Xuồng Cơm Vàng lúc thu hoạch dưới ảnh hưởng của các nồng độ
GA3 kết hợp với 2,4 D vụ 2 tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp


31

3.3

Độ dày vỏ (cm), độ dày thịt trái (cm), đường kính trái (cm) và
đường kính hột (cm) nhãn Xuồng Cơm Vàng dưới ảnh hưởng của
các nồng độ nồng độ GA3 kết hợp với 2,4 D vụ 1 tại huyện Châu
Thành, tỉnh Đồng Tháp

32

3.4

Độ dày vỏ (mm), độ dày thịt trái (mm), đường kính trái (mm) và
đường kính hột (mm) nhãn Xuồng Cơm Vàng dưới ảnh hưởng của
các nồng độ GA3 kết hợp với 2,4 D vào vụ 2 tại huyện Châu Thành,
tỉnh Đồng Tháp

33

3.5

Độ Brix, tỷ lệ thịt trái (%) và hàm lượng nước (%) trong trái nhãn
Xuồng Cơm Vàng dưới ảnh hưởng của các nồng độ GA3 kết hợp với
2,4 D vụ 1 tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

34

3.6


Độ Brix, tỷ lệ thịt trái (%) và hàm lượng nước (%) trong trái nhãn
Xuồng Cơm Vàng dưới ảnh hưởng của các nồng độ GA3 kết hợp với
2,4-D vụ 2 tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

35

xii


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tựa hình

Trang

2.1

Lượng mưa và nhiệt độ trung bình tỉnh Đồng Tháp năm 2009

16

3.1

Ảnh hưởng của nồng độ GA3 kết hợp với 2,4-D lên tỉ lệ rụng của
nhãn Xuồng Cơm Vàng tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp,
năm 2009


23

3.2

Ảnh hưởng của nồng độ GA3 kết hợp với 2,4-D lên tỉ lệ rụng của
nhãn Xuồng Cơm Vàng tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp,
năm 2010

25

3.3

Ảnh hưởng của nồng độ GA3 kết hợp với 2,4-D lên sự tăng trưởng
của đường kính trái nhãn Xuồng Cơm Vàng tại huyện Châu Thành,
tỉnh Đồng Tháp, năm 2009

26

3.4

Ảnh hưởng của nồng độ GA3 kết hợp với 2,4-D lên sự tăng trưởng
đường kính trái nhãn xuồng cơm vàng tại huyện Châu Thành, tỉnh
Đồng Tháp, năm 2010

28

3.5

Bệnh do nấm phytophthora sp. gây ra


30

xiii


NGUYỄN BÙI ANH PHƯƠNG. 2010. Đề tài: “Ảnh hưởng của Gibberellin kết hợp
với 2,4-Dichlorophennoxy Acetic Acid đến sự rụng trái non nhãn Xuồng Cơm
Vàng (dimocarpus longan lour) tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp”. Luận
văn tốt nghiệp Kỹ sư Nông Học, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường
Đại Học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: Trần Văn Hâu.

TÓM LƯỢC
Đề tài: “Ảnh hưởng của gibberellin (GA3) kết hợp với 2,4-dichlorophenoxy acetic acid
(2,4-D) đến sự rụng trái non nhãn Xuồng Cơm Vàng (Dimocarpus longan Lour.) tại
huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp”. Đề tài được thực hiện nhằm tìm ra nồng độ GA3
kết hợp với 2,4-D trong việc hạn chế sự rụng trái non nhãn Xuồng Cơm Vàng. Thí
nghiệm được thực hiện tại ở xã An Khánh, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, trong
hai vụ (vụ 1: từ tháng 6-8/2009, vụ 2: từ tháng 5-7/2010). Thí nghiệm được bố trí theo
thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với bảy nghiệm thức có 3 lặp lại, mỗi lập lại là một
chùm hoa. Bảy nghiệm thức bao gồm: nghiệm thức đối chứng không xử lý. Ba nồng độ
GA3 (10, 20 và 30 ppm) xử lý một lần ở giai đoạn 30 ngày hoặc phun thêm lần 2 ở giai
đoạn 40 sau khi đậu trái. Kết quả cho thấy GA3 kết hợp với 2,4-D phun một lần hoặc
hai lần vào giai đoạn 30/40 ngày sau khi đậu trái chưa có tác dụng rõ rệt trong việc hạn
chế rụng trái non trên nhãn Xuồng Cơm Vàng. Nhưng làm tăng từ 5-13% đường kính
trái và không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu đánh giá phẩm chất trái.

xiv


MỞ ĐẦU

Việt Nam là một nước nông nghiệp với diện tích nông nghiệp chiếm tới 75%
diện tích, đồng thời cũng là nước chuyên canh về cây lúa và các loại cây ăn trái có giá
trị kinh tế cao như xoài Cát Hòa Lộc, bưởi Năm Roi, sầu Riêng Mỏn Thon…đặc biệt là
cây nhãn, loại cây ăn trái được nhiều địa phương quan tâm mở rộng diện tích và thâm
canh tăng năng suất.
Ở đồng bằng sông Cửu Long, do có giá trị kinh tế cao, cây nhãn trở thành cây
ăn trái chiếm diện tích lớn. Cây nhãn được trồng rất lâu với các giống nhãn Da Bò và
nhãn Long. Sau khi đoạt giải nhất hội thi trái ngon của viện nghiên cứu cây ăn quả
Miền Nam tổ chức năm 1997, giống nhãn Xuồng Cơm Vàng đuợc thị trường trong
nước và thế giới ưa chuộng. Từ đó các nhà vườn đã chuyển đổi sang trồng nhãn Xuồng
Cơm Vàng thay cho nhãn Long và nhãn Da Bò.
Nhãn Xuồng ra hoa tự nhiên vào tháng 4-5, khi bắt đầu mùa mưa và thu hoạch
vào tháng 8-9. Theo Trần Văn Hâu và Huỳnh Thanh Vũ (2006), nhãn Xuồng cơm vàng
có tỷ lệ đậu trái tương đối thấp (13%), đồng thời sự rụng trái non cũng rất cao, ở giai
đoạn bốn tuần sau khi đậu trái tỷ lệ rụng trái non có thể lên đến 50%. Đây là lý do mà
nông dân còn e ngại khi phát triển giống nhãn này. Vì vậy, đề tài “Ảnh hưởng của GA3
kết hợp với 2,4-D đến dự rụng trái non nhãn Xuồng Cơm Vàng” được thực hiện nhằm
tìm ra nồng độ GA3 kết hợp với 2,4-D thích hợp cho việc hạn chế rụng trái non nhãn
Xuồng Cơm Vàng.

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH
ĐỒNG THÁP
1.1.1 Vị trí địa lý huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp
Châu Thành là một huyện nằm ở phía Đông Nam tỉnh Đồng Tháp, có diện tích
tự nhiên là 249,94 km2. Tọa độ địa lý: Từ 10 009 đến 10018 vĩ độ Bắc, từ 105042 đến

105055 kinh độ Đông. Tứ cận phía Đông Bắc giáp tỉnh Tiền giang; Phía Tây Bắc giáp
huyện Cao Lãnh và thị xã Sa Đéc; Phía Đông và Phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long. Châu
Thành có địa hình tương đối bằng phẳng, có hướng dốc nghiêng dần từ sông Tiền vào
nội đồng theo hướng Bắc –Nam. Cao độ phổ biến (trung bình) từ 0,8 đến 1,2 m; cao
nhất là 0,7 m. Bề mặt địa hình bị chia cắt bởi hệ thống kênh rạch chằng chịt, rất thuận
lợi cho giao thông và tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp (UBND huyện Châu Thành,
tỉnh Đồng Tháp, 2001).
1.1.2 Điều kiện tự nhiên huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp
1.1.2.1 Khí hậu
Đồng Tháp nói chung và Châu Thành nói riêng nằm trong vùng nhiệt đới gió
mùa cận xích đạo, quanh năm nóng ẩm, lượng mưa phong phú, các yếu tố khí hậu có
phân hóa rõ rệt theo mùa. Tháng 3 có giờ nắng cao nhất 282 giờ. Tháng 9 có số giờ
nắng thấp nhất chỉ khoảng 142-148 giờ. Trong năm có hai hướng gió chính: từ tháng 4
đến tháng 11 là gió mùa Tây – Nam thổi từ vịnh Thái Lan vào mang nhiều hơi nước
nên gây mưa, còn từ tháng 12 đến tháng 4 là gió mùa Đông Bắc thổi từ lục địa nên khô
và hanh. Nên trong năm sẽ hình thành hai mùa là mùa mưa và mùa khô, ứng với gió
mùa Tây Nam là mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 11), còn mùa khô từ tháng 12 đến
tháng 5 năm sau ứng với gió mùa Đông Bắc. Các mùa mưa trong năm đều có khả năng
gây úng nhưng với mức độ khác nhau. Trong đó tháng 10 là tháng thường xuyên có các

2


đợt mưa úng (Theo báo cáo tóm tắt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất 2010 và kế
hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp).
1.1.2.2 Chế độ thủy văn
Sông Tiền là một nhánh của Cửu Long ở phía hạ lưu. Chế độ thủy văn của sông
Tiền chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy văn thượng nguồn, chế độ thủy văn của
biển đông. Trong suốt mùa kiệt, khu vực từ Vàm Cống, Sa Đéc trở lên, mực nước sông
Tiền có xu hướng cao hơn sông Hậu nên cứ thế chuyển nước theo các kênh, rạch từ

sông Tiền qua sông Hậu. Tình hình ngập lũ, độ sâu ngập của từng nơi trong huyện
khác nhau. Nhưng nhìn chung huyện Châu Thành lũ về chậm hơn so với các huyện
khác trong tỉnh, các xã gần sông Tiền và sông SaĐéc có thời gian ngập ngắn và độ sâu
ngập nông hơn so với các vùng sâu, do địa hình ven sông cao hơn, tuy nhiên chênh
lệch không đáng kể. Thời gian ngập trung bình khoảng 3 – 4 tháng, độ sâu ngập
khoảng 1,0 m đến dưới 1,5 m (UBND huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, 2001)
1.1.2.3 Đất đai
Đất đai vùng cù lao, ven sông Sa Đéc và các kênh lớn lâu đời là các dãy phù sa
ven sông và hàng chục năm được phù sa bồi đắp, quanh năm có nguồn ngọt dồi dào
thuận lợi cho phát triển lúa, màu và cây ăn trái. Qua các kết quả nghiên cứu về đất đai
do các chuyên gia thuộc Viện Nông Hóa Thổ Nhưỡng – Bộ Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn thực hiện năm 1997 đã điều tra đánh giá tài nguyên đất và kết quả
khảo sát đất cho thấy huyện Châu Thành có hai nhóm đất chính là: đất phù sa với
16.120 ha chiếm 68,88% toàn huyện, đất phèn 4.981 ha chiếm 21,28% toàn huyện và
diện tích sông rạch 2.303 ha chiếm 9,84% toàn huyện (Phòng Nông Nghiệp & PTNT
huyện Châu Thành – Đồng Tháp, 2008).

3


1.2 ĐẶC ĐIỂM GIỐNG NHÃN XUỒNG CƠM VÀNG
Cây nhãn có tên khoa học là Dimocarpus longan Lour., thuộc họ Sapindaceae.
Nhãn có tính thích nghi rộng và dễ trồng. Nhãn Xuồng là giống nhãn địa phương của
TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, được trồng bằng hột, thịt quả dày, màu hanh
vàng, ráo dòn và rất ngọt.
Theo Bùi Thị Mỹ Hồng (2005), giống nhãn Xuồng Cơm Vàng có thân sinh
trưởng trung bình, cành mọc xuyên; lá nhỏ và hẹp, dạng thuôn dài, đuôi lá tròn, bìa lá
cong úp xuống; quả có hình dạng xuồng, trọng lượng lượng từ 16-25 g/quả, ngay vị trí
cuống quả lõm xuống, vỏ màu vàng da bò, bề măt quả có nhiều chấm nhỏ màu nâu
đen.

Giống nhãn Xuồng dễ ra hoa trong điều kiện tự nhiên; cây chiết cành cho trái
sau khi trồng 1,5-2 năm, mùa thu hoạch chính vụ từ tháng 7-8 dương lịch, từ khi ra hoa
đến khi thu hoạch khoảng 4-4,5 tháng; cây 20 năm tuổi có thể thu hoạch từ 100-140
kg/cây/năm (Nguyễn Phước Tuyên và ctv., 2001)
1.3 ĐẶC ĐIỂM NÔNG HỌC CÂY NHÃN
1.3.1 Rễ
Theo Trần Thế Tục (1999), dựa vào chức năng của rễ, với cây nhãn có thể chia
3 loại: rễ tơ (còn gọi là rễ hút), rễ quá độ và rễ vận chuyển. căn cứ vào sự phân bố của
bộ rễ có thể phân: rễ cọc và rễ ngang.
Rễ hút: nằm ở vị trí cuối cùng (đầu mút) của rễ, màu trắng trong như giá đậu
xanh, đường kính rễ 1,5-2,0 µm. Các rễ hút đại bộ phận phát triển ở dầu ngọn của các
rễ đã thành thục hoặc từ các điểm sinh trưởng của các rễ cái. Đặc biệt có một số rễ hút
mọc ra từ các rễ già. Loại rễ này có vị trí quan trọng trong đời sống của cây: làm nhiệm
vụ hút nước và hấp thụ các chất dinh dưỡng để nuôi cây (Trần Thế Tục, 1999).
Rễ quá độ: rễ hút hình thành khoảng hơn một tháng thì bó gỗ ở lõi phình to dần
và gỗ hóa, màu sắc từ trắng trong chuyển sang nâu hồng, mô mềm ở ngoài nứt vỡ dần

4


và mất đi. Khả năng hút nước của rễ yếu và kém dần, lúc này khả năng vận chuyển lại
tăng lên, sau biến thành rễ vận chuyển (Trần Thế Tục, 1999).
Rễ vận chuyển: Rễ có màu nâu đỏ, sinh trưởng khỏe, bó gỗ khá phát triển, chứa
nhiều ta nanh, vỏ ngoài của rễ lúc này không còn mô mềm mà có những chấm nhỏ lồi
lên. ở những điểm lồi này có thể mọc ra những rễ hút mới. Chức năng của rể lúc này là
vận chuyển nước, dinh dưỡng… nên được gọi là rễ vận chuyển (Trần Thế Tục, 1999).
Rễ nhãn cũng như rễ vải thuộc nhóm cây ăn trái có rễ nấm, rễ hút phình to,
không có lông hút. Nhờ có rễ nấm mà cây có thể thích nghi đươc với điều kiện đất đồi
nghèo dinh dưỡng và thiếu nước. Có thể nói bộ rễ nhãn rất phát triển, cấu tạo của bộ rễ
gồm có rễ cọc và rễ ngang. Sự phân bố của rễ bị chi phối bởi tính chất đất, hình thức

nhân giống, mực nước ngầm tại chỗ, kĩ thuật chăm sóc… Thông thường rễ cọc ăn sâu
2-3 m, cá biệt sâu 5 m, rễ ngang phân bố trong tầng đất 0-70 cm dưới hình chiếu của
tán cây. Còn ở ngoài tán thì chỉ ở tầng sâu 10-30 cm. Rễ ngang có thể ăn xa gấp 2-3 lần
hình chiếu của tán (Trần Thế Tục, 2000 ).
1.3.2 Thân
Theo Trần Thế Tục (1999), mầm ngọn hay mầm nách của nhãn đều có thể phát
triển thành cành. Việc hình thành thân cành của nhãn có điểm khác với cây ăn quả khác
là khi cây đã ngừng sinh trưởng mầm ngọn ở đỉnh được các lá kép rất non bọc lấy, gặp
diều kiện ngoại cảnh thuận lợi mầm ở đỉnh này kéo dài thêm. Qua các đợt lộc trong
năm, cứ mỗi đợt ở phần ngọn lại được bao bọc bởi các tầng lá kép, dần dần các lá này
rụng đi để trơ ra một đoạn trống khiến chúng ta có thể để phân biệt được các đợt lọc
cành trong năm trên đoạn cành dài từ gốc đến ngọn. Tuy vậy trong mùa hè nhiệt độ,
ẩm độ cao các đợt lộc cành mọc liền nhau, lá kép ở ngọn cũng ít rụng nên khó phân
biệt hơn. Nhưng cũng có thể phân biệt qua độ thành thục của cành, màu sắc của nó và
để quan sát thấy là gốc mỗi đợt lộc cành thường có những lá kép mà số lá chét ở đây
rất ít. Cành càng thành thục thì lớp vỏ càng cứng và thô, màu nâu sậm và trên vỏ cành
có những đường vân nứt.

5


Cây nhãn nhìn chung giống cây vải và chôm chôm. Cây nhãn cao trung bình 510 m, có cây cao đến 20 m. Tán tròn đều. khi trồng bằng hột, cây có tán mọc thẳng
hơn, vỏ thân sần sùi, ít khi trơn láng như cây vải. Gỗ giòn hơn cây vải (Đường Hồng
Dật, 2000).
1.3.3 Lá
Lá nhãn thuộc loại lá kép long chim. Lá đơn mọc đối xứng hay so le. Đại bộ
phân các giống nhãn có từ 3-5 đôi lá, có giống từ 1-2 đôi lá, thường gặp là 4 đôi lá, 7
đôi lá trở lên là hiếm thấy. Lá nhãn hình mác, mặt lá đậm, lưng lá nhột, cuống lá ngắn,
gân chính và gân phụ nổi rõ. Lá non màu đỏ, tím hay đỏ nâu tùy giống và thay đổi theo
thời tiết. Mặt lá bằng, có giống biên lá hơi quăn. Lá nhãn từ lúc bắt đầu đến thành thục

biến động trong khoảng thời gian 40-50 ngày tùy nơi trồng, điều kiện dinh dưỡng và
mùa vụ. Tuổi thọ của lá là 1-3 năm. Có thể căn cứ vào hình thái màu sắc của lá để phân
biệt các giống (Trần Thế Tục, 1999).
1.3.4 Hoa
Theo Trần Thế Tục (1999), hoa nhãn mọc thành chùm, bao gồm: trục chính và
nhiều nhánh. Trên một chùm hoa có rất nhiều hoa, tùy thuộc vào độ lớn của cây và
mùa vụ trong năm. Theo Trần Văn Hâu và Huỳnh Thanh Vũ, (2008), phát hoa kéo dài
và tăng trưởng nhanh trong bốn tuần đầu, tăng trưởng chậm khi bắt đầu nở hoa và đạt
kích thước tối đa trong 37,6 ngày, tương ứng với thời điểm hoa nở tập trung.
Theo Trần Thế Tục (1999), hoa nhãn gồm có 4 loại: hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng
tính và hoa dị hình. Trên cây, có nhiều nhất là hoa đực, rồi đến hoa cái, hoa lưỡng tính
không nhiều và hoa dị hình càng ít.
Hoa đực: đường kính 4-5 µm, nhị cái thoái hóa, hoa có 5 cánh màu vàng nhạt,
có 7-8 chỉ nhị và túi phấn xếp hình vòng. Túi phấn dính vào đầu chỉ nhị. Khi thành
thục túi phấn nứt ra, phấn hoa tung ra ngoài để thụ phấn thụ tinh. Hoa nở 1-3 ngày thì
tàn.

6


Hoa cái: ngoại hình và độ lớn giống hoa đực, có 7-8 chỉ nhị, nhưng nhị đực đã
thoái hóa. Có hai bầu nhị kết hợp làm một, ở giữa có một nhụy khi thành thục đầu nhụy
chẻ làm đôi, cong lại. Sau khi hoa cái nở, nhụy hoa tiết ra một loại dịch nước. Sau thụ
phấn thụ tinh 2-3 ngày cánh hoa héo, bầu hoa phát triển, bầu có màu xanh.
Hoa lưỡng tính: hình thái hoa giống hoa đực và hoa cái, nhị đực và nhị cái của
hoa phát triển bình thường, bầu thượng. Có khả năng thụ phấn thụ tinh để phát triển
thành quả.
Hoa dị hình: một bộ phận nào đó của hoa phát triển không bình thường, ví dụ
nhụy hoa không tách, chỉ nhị không phát triển, túi phấn không mở và không có khả
năng tung phấn. Trong sản xuất hoa này không có ý nghĩa.

1.3.5 Trái
Trái thuộc loại phì quả, có đường kính 1-3 cm, màu xanh mờ khi còn non, khi
trái chín có màu vàng sáng, nâu trắng hay xanh tùy giống. chùm trái có thể mang đến
80 trái, trọng lượng thay đổi từ 5-20 g/trái (trọng lượng tốt nhất để bán tươi là 12-18
g/trái), vỏ trái mỏng, láng hay dai (Dương Minh và ctv., 2001).
Trái có hình cầu, tròn dẹp, cân đối hay hơi lệch, đỉnh trái tròn, cuống trái hơi
lõm. Vỏ trái nhãn thường trơn nhẵn, cũng có giống hơi xù xì màu vàng xám hay nâu
nhột (Trần Thế Tục, 1999). Cơm trái (tử y) ít dính vào hột, có thể chiếm 75% trọng
lượng trái. Vì cơm phát triển từ tế bào của tể hột do đó chỉ làm giảm kích thước hột
chứ không làm tiêu hột. Hàm lượng đường tổng số của cơm trái thay đổi từ 15-25% khi
chín (Đường Hồng Dật, 2000).
1.3.6 Hột
Kích thước hột thay đổi tùy theo giống. Phần tể (nơi tiếp giáp của hột với cuống
quả) nứt ra có màu trắng nên gọi là long nhãn (mắt rồng). Tuy vậy, một số giống nhãn
không có đặc điểm này (Đường Hồng Dật, 2000). Lá mầm trong hột màu trắng, có
nhiều tinh bột, phôi màu vàng. Độ lớn hột cũng rất khác nhau giữa các giống, thường

7


từ 1,6-2,6 g, chiếm 17,3-42,9% trọng lượng trái. Cũng có giống nhãn hột rất bé, hầu
như không có hột, do kết quả thụ tinh kém (Trần Thế Tục, 1999).
1.4 SỰ RA HOA, ĐẬU TRÁI VÀ RỤNG TRÁI NON TRÊN NHÃN
1.4.1 Sự ra hoa, đậu trái
Sự nở hoa của các hoa trên một phát hoa được ghi nhận như sau: trên một chùm
hoa, hoa cái nở trước và tập chung trong vòng 3 ngày, sau đó đến hoa đực. Hoa bất đầu
nở ở gốc và giữa phát hoa, sau đó nở dần lên trên (Trần Văn Hâu và Huỳnh Thanh Vũ,
2006).
Theo (Trần Văn Hâu, 2008), hoa nở bắt đầu bằng sự nứt lá đài lúc 19:05 tối đến
3:00 sáng ngày hôm sau bắt đầu nhú vòi nhụy, đến 8:28 sáng lá đài nở ra nhưng chưa

nở tối đa. Nướm nhụy nứt ra lúc 5:10 sáng thứ ba, đồng thời lá đài nở hoàn toàn và
cánh hoa bất đầu nở. đến 15:00 chiều cùng ngày cánh hoa bất dầu rụng. Như vậy thời
gian từ nứt đài đến rụng cánh hoa diễn ra trong vòng 3 ngày. Hoa nở vào ban đêm,
nhưng vòi nhụy nhú ra và có khả năng thụ phấn vào ban ngày, lúc này có rất nhiều côn
trùng hoạt động giúp cho quá trình thụ phấn diễn ra gặp nhiều thuận lợi.
1.4.2 Sự rụng trái non
Theo Othman (1995, được trích dẫn bởi Trần Văn Hâu, 2008) cho rằng yếu tố
môi trường ảnh hưởng rất quan trọng đến sự ra hoa và đậu trái. Mưa nhiều trong thời
kỳ ra hoa làm cho hoa bị rụng. Điều kiện khí hậu nóng và khô làm cho tỉ lệ đậu trái
thấp và làm rụng trái non. Nhiệt độ thích hợp cho sự ra hoa và đậu trái nhãn ở Thái Lan
từ 20-25oC, nhiệt độ trên 40oC làm trái bị thiệt hại và gây ra sự rụng trái non. Việc
thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là đạm và kali, cũng gây ra sự rụng trái, trái nhỏ và phẩm
chất kém (Menzel và ctv., 1990 được trích dẫn bởi Trần Văn Hâu, 2008). Thời gian đậu
trái nhãn đòi hỏi ẩm độ đất cao. Tùy thuộc và từng giống và điều kiện khí hậu, thời
gian từ khi thụ phấn đến khi thu hoạch khoảng 3,5-4,0 tháng. Nếu gặp điều kiện thời
tiết bất lợi, trái đậu đợt thứ ba thì thời gian thu hoạch có thể kéo dài từ 15-20 ngày. Hoa
nhãn rất nhiều nhưng tỉ lệ đậu trái thấp và thường rụng vào giai đoạn 2 tuần sau khi đậu

8


trái (khi trái non có đường kinh khoảng 1 cm) và khi trái bất đầu phát triển thịt trái (2
tháng sau khi đậu trái) (Trần Văn Hâu, 2008).
Trên giống nhãn Xuồng Cơm Vàng từ khi đậu trái đến khi thu hoạch là 12 tuần,
trong đó, hột phát triển nhanh từ tuần thứ ba và đạt kích thước tối đa vào tuần thứ bảy,
thịt trái phát triển từ tuần thứ sáu đến tuần thứ 11. Sự tăng trưởng nhanh của trái đồng
thời vớ sự phát triển của thịt trái (Trần Văn Hâu, 2008).
1.5 NHU CẦU SINH THÁI
1.5.1 Nhiệt độ
Theo Menzel và Simpson (1994, được trích dẫn bởi Trần Vân Hâu, 2008) nhãn

là loại cây á nhiệt đới, phát triển rất tốt trong điều kiện nhiệt đới, tuy nhiên sự ra hoa
đòi hỏi phải có một mùa đông ngắn với nhiệt độ 15-22oC trong 8-10 tuần để kích thích
sự ra hoa và theo sau là điều kiện nhiệt độ cao trong mùa xuân cho hoa phát triển. Nếu
nhiệt độ thấp kéo dài mầm hoa hình thành nhưng không phát triển được. Do đó phát
hoa nhãn chỉ phát triển vào mùa xuân khi thời tiết bất đầu ấm trở lại. Ở ĐBSCL thời
tiết lạnh thường xuất hiện vào tháng 12-1 và nóng vào tháng 2-3 đây là điều kiện thích
hợp cho cây nhãn ra hoa. Theo (Trần Văn Hâu, 2008) thì mùa đông tháng 12 năm trước
và tháng 1 năm sau cần có một thời gian nhiệt độ thấp khoảng 8-14oC thuận lợi cho
việc phân hóa mầm hoa nhãn. Lúc nhãn ra nụ, gặp năm có nhiệt độ cao, lá ở chùm hoa
phát sẽ ảnh hưởng đến nụ và hoa do đó mất mùa quả. hoa nhãn nở yêu cầu nhiệt độ cao
20-27oC, nếu gặp nhiệt độ thấp việc thụ tinh sẽ gặp trở ngại dẫn đến năng suất thấp.
Mùa thu hoạch trái có nhiệt độ cao, phẩm chất trái sẽ tốt.
1.5 2 Mưa và độ ẩm
Lượng mưa từ 1.300-2.000 mm/năm, tức là không khô hạn quá cũng như không
mưa nhiều quá. Mực nước ngầm khoảng 1,2 m (Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, 1999). Theo
Trần Thế Tục (2000), nhãn rất cần nước để phân hóa mầm hoa và đặc biệt là thời kì
trái phát triển. Sau thu hoạch quả và mùa đông nhãn ít cần nước hơn. Thời kỳ ra hoa và
trái chín không cần nhiều nước, trái lại mùa sinh trưởng mạnh của rễ (tháng 6-8) thì

9


cần có mưa và đủ nước. Nhãn là cây chịu hạn nhưng nếu bị ngập nước 3-5 ngày cũng
không bị ảnh hưởng nhiều so với các cây ăn quả khác. Độ ẩm không khí thích hợp 7080%.
1.5 3 Đất đai
Đất nào trồng nhãn cũng được, miễn không phải là đất bạc màu, khô hạn, không
thoát nước, không bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Ở Việt Nam, người ta thường để dành
đất tương đối tốt như: đất cát, đất phù sa…, để trồng nhãn, pH thích hợp cho đất trồng
nhãn trong khoảng 5-7. Nếu đất tốt, chất đất tơi xốp, cây sinh trưởng càng mạnh, cây
to, sống lâu và cho nhiều trái. Ở những nơi đất thấp, thoát nước kém, sau những trận

mưa to, nhãn dễ bị thối, cây nhãn dễ chết do bộ rễ nhãn ăn sâu gặp nước ứ (Nguyễn
Thị Ngoc Ẩn, 1999).
1.5.4 Gió
Theo Trần Thế Tục (2000), thì cho rằng gió Tây và bão gây hại nhiều cho nhãn.
Gió Tây thường gây nóng, khô hạn làm trái kém phát triển và rụng trái. Ngoài ra gió
bão sớm ở miền Bắc có thể gây rụng trái, gãy cành, gãy cây, gây tổn thất lớn cho vườn
nhãn. Để khắc phục có thể tỉa cành tạo tán cho cây, trồng mật độ thích hợp, trồng cây
chắn gió…
1.5.5 Ánh sáng
Theo Nguyễn Thị Ngọc Ẩn (1999) phải đáp ứng 2400 giờ/năm. Nhãn cần đầy
đủ ánh sáng, cần thoáng hơn so với vải thì cây nhãn thích râm hơn. Trong quá trình
sinh trưởng phát triển thích ánh sáng tán xạ nhất là thời kì cây con. Vì vậy ở thời kì cây
con nên có giàn che để cây sinh trưởng được tốt (Trần Thế Tục, 2000).
1.6 SÂU VÀ BỆNH HẠI
1.6.1 Ruồi đục trái (Dacus dorsalis)
Ấu trùng (giòi) chẳng những làm hại trái chín mà còn tấn công trái non, hoa.

10


×