Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

ẢNH HƯỞNG của LIỀU LƯỢNG PHÂN NPK đến NĂNG SUẤT và PHẨM CHẤT của NHÃN XUỒNG cơm VÀNG tại CHÂU THÀNH ĐỒNG THÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (973.73 KB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

PHAN MINH TRIẾT

ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN NPK ĐẾN NĂNG
SUẤT VÀ PHẨM CHẤT CỦA NHÃN XUỒNG CƠM VÀNG
TẠI CHÂU THÀNH - ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NÔNG HỌC

Cần Thơ, 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC

Tên đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN NPK ĐẾN NĂNG
SUẤT VÀ PHẨM CHẤT CỦA NHÃN XUỒNG CƠM VÀNG
TẠI CHÂU THÀNH - ĐỒNG THÁP

Giáo viên hướng dẫn:
PGs.Ts. Nguyễn Bảo Vệ

Sinh viên thực hiện:
Phan Minh Triết


MSSV: 3061028
Lớp: NH 32

Cần Thơ, 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
---------------------------------------------------------------------------------------------------Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Nông Học với đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN NPK ĐẾN NĂNG
SUẤT VÀ PHẨM CHẤT CỦA NHÃN XUỒNG CƠM VÀNG
TẠI CHÂU THÀNH - ĐỒNG THÁP

Sinh viên thực hiện: Phan Minh Triết, MSSV: 3061028
Thời gian: từ tháng 5/2009 đến tháng 9/2009.
Địa điểm: Xã Phú Hựu, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.

Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2010
Cán bộ hướng dẫn

PGs. Ts. Nguyễn Bảo Vệ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
----------------------------------------------------------------------------------------------------Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành
Nông Học với đề tài:


ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN NPK ĐẾN NĂNG
SUẤT VÀ PHẨM CHẤT CỦA NHÃN XUỒNG CƠM VÀNG
TẠI CHÂU THÀNH - ĐỒNG THÁP

Do sinh viên Phan Minh Triết thực hiện và bảo vệ trước hội đồng
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.....................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức:............................................

Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2010

Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2010

Duyệt của Trưởng Khoa

Duyệt của Chủ tịch Hội đồng


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả


Phan Minh Triết


LƯỢC SỬ CÁ NHÂN

1. SƠ YẾU LÝ LỊCH
- Họ và tên: PHAN MINH TRIẾT

Giới tính: Nam

- Ngày sinh: 26/ 11/ 1987
- Nơi sinh: Huyện An Phú, tỉnh An Giang
- Quê quán: Xã Phước Hưng, huyện An Phú, tỉnh An Giang
- Dân tộc: Kinh.
- Điện thoại: 0983920005
2. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
- Tốt nghiệp Phổ thông Trung học năm 2005 tại Trường Trung Học Phổ
Thông An Phú, huyện An Phú, tỉnh An Giang.
- Trúng tuyển vào Trường Đại học Cần Thơ năm 2006, học lớp Nông Học
Khóa 32, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng.


LỜI CẢM TẠ

Những tháng ngày mến yêu của quãng đường đại học đã mang đến cho tôi rất nhiều
kiến thức bổ ích từ thầy cô và bạn bè. Đó là hành trang quí báu để tôi bước vào đời,
vào nghề sau này.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGs.Ts. Nguyễn Bảo Vệ, người thầy đã tận tình
dìu dắt tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin cảm ơn anh Trịnh Xuân Việt, học viên cao học lớp Trồng Trọt khóa 14, người

đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Kính gửi lời tri ân đến cha mẹ, những người đã nuôi tôi khôn lớn, lo lắng cho tôi từ
khi còn tấm bé đến ngày hôm nay. Cha mẹ luôn ủng hộ tôi về mọi mặt, cả vật chất
lẫn tinh thần, luôn động viên, an ủi trong thời điểm mà tôi gặp khó khăn nhất.
Xin chân thành cảm ơn cô Phan Thị Thanh Thủy, cô cố vấn đầy nhiệt huyết vì
những đứa con lớp Nông Học 32. Cô như người mẹ hiền, thay thế người mẹ thực sự
nơi quê nhà, dìu dắt chúng con qua những lúc khó khăn, gian khổ.
Tôi xin kính gởi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy (cô) trong Bộ môn Khoa Học
Cây Trồng, khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng cùng tất cả quý Thầy (cô)
trường Đại học Cần Thơ đã tận tình hướng dẫn, cung cấp cho tôi những tri thức vô
cùng quý báu trong thời gian theo học tại trường.
Xin cảm ơn tập thể lớp Nông Học khóa 32! Tất cả các bạn đã cho tôi những kỉ niệm
thật khó phai. Nỗi nhớ quê hương của những ngày đầu nhập học cứ vơi dần đi bởi
những tình cảm mà các bạn đã dành cho tôi, cũng như cho những người bạn xa quê
khác. Cảm ơn các bạn vì đã luôn quan tâm, giúp đỡ mình trong suốt thời gian qua.
Cũng không quên lời cảm ơn đến tất cả những người đã giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài tốt nghiệp này.
Giờ đây, sắp phải rời trường, xa thầy cô và bạn bè, nhưng sẽ còn mãi trong tôi
những tình cảm thiêng liêng và kỷ niệm tốt đẹp nhất mà quí thầy cô và bạn bè yêu
dấu đã dành tặng cho tôi. Hạnh phúc biết bao, vinh dự biết bao, những giá trị thân
thương ấy sẽ giữ mãi trong trái tim này, một đời tôi vẫn nhớ!
Xin kính chúc quý thầy cô, người thân và bạn bè của tôi dồi dào sức khỏe và đạt
được nhiều thành công trong cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn!
Phan Minh Triết


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i

LƯỢC SỬ CÁ NHÂN.............................................................................................ii
LỜI CẢM TẠ.........................................................................................................iii
MỤC LỤC .............................................................................................................iv
DANH SÁCH BẢNG.............................................................................................vi
DANH SÁCH HÌNH ............................................................................................viii
TÓM LƯỢC...........................................................................................................ix
MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
Chương 1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1. 1

Nguồn gốc và sự phân bố cây nhãn ...............................................................2
1.1.1 Nguồn gốc
1.1.2 Sự phân bố

1. 2

2
2

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất nhãn ...............................3
1.2.1
1.2.2
1.2.3
1.2.4
1.2.5

Đất đai và gió
Nhiệt độ
Ánh sáng
Nước

Dưỡng chất Đạm, Lân, Kali

3
3
3
3
4

1. 3

Đặc điểm của giống nhãn Xuồng Cơm Vàng ................................................5

1. 4

Bón phân cho nhãn trong nước và trên thế giới .............................................6
1.4.1 Các nghiên cứu trên thế giới
1.4.2 Các nghiên cứu trong nước

6
8

Chương 2. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1

Thời gian và địa điểm thí nghiệm ................................................................ 13

2. 2

Phương tiện ................................................................................................ 14
2.2.1 Vật liệu thí nghiệm

2.2.2 Dụng cụ thí nghiệm

2. 3

Phương pháp............................................................................................... 15
2.3.1 Bố trí thí nghiệm
2.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi

2. 4

14
15
15
16

Xử lý thống kê ............................................................................................ 16

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3. 1

Ghi nhận tổng quát ..................................................................................... 17


3. 2

Năng suất và thành phần năng suất ............................................................. 17
3.2.2 Trọng lượng trái
3.2.1 Số trái trên chùm và trọng lượng chùm trái
3.2.3 Năng suất trái trên cây


3. 3

Phẩm chất trái ............................................................................................. 21
3.3.1
3.3.2
3.3.3
3.3.4

3. 4

17
18
20

Dày thịt trái
Đường kính trái
Độ Brix thịt trái
Màu sắc trái

21
22
24
25

Hiệu quả kinh tế.......................................................................................... 26

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................... 29


DANH SÁCH BẢNG


Bảng

Nội dung

Trang

1.1

Đặc điểm nông học của các giống nhãn phổ biến ở miền Nam
(Nguyễn Minh Châu và ctv., 1997)

6

1.2

Công thức phân NPK ở mỗi lần bón cho nhãn ở Thái Lan

7

1.3

Công thức phân NPK ở mỗi lần bón cho nhãn ở Trung Quốc

7

1.4

Bón phân cho nhãn ở Florida, Hoa Kỳ


8

1.5

Tỉ lệ bón phân NPK ở 4 lần bón phân cho nhãn Tiêu Da Bò tại
Long Định, Châu Thành, Tiền Giang

9

Tỷ lệ (%) bón phân NPK và phân hữu cơ Ba Lá Xanh cho nhãn
Tiêu Da Bò tại Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang

10

Tỷ lệ phân NPK ở 4 lần bón phân cho nhãn Long tại Cồn Sơn,
quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ và tại Đồng Phú, huyện
Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long

10

Lượng phân bón cho nhãn Xuồng Cơm Vàng thời kỳ kiến thiết
cơ bản

11

Mô tả nghiệm thức thí nghiệm thực hiện trên nhãn Xuồng Cơm
Vàng tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

15


Đường kính (mm) trái của nhãn Xuồng Cơm Vàng qua các tuần
sau khi đậu trái ở những liều lượng NPK khác nhau tại huyện
Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

23

Trọng lượng thịt trái và tỷ lệ trọng lượng thịt trái của nhãn
Xuồng Cơm Vàng ở những liều lượng NPK khác nhau tại
huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

25

Độ khác màu sắc trái và chỉ số màu sắc trái nhãn Xuồng Cơm
Vàng ở những liều lượng NPK khác nhau tại huyện Châu
Thành, tỉnh Đồng Tháp

26

1.6

1.7

1.8

2.1

3.1

3.2


3.3


3.4

Liều lượng phân thương phẩm trên mỗi nghiệm thức

27

3.5

Giá các loại phân tại thời điểm tiến hành thí nghiệm (tháng
5/2009)

27

Hiệu quả kinh tế của việc đầu tư phân bón NPK trên nhãn
Xuồng Cơm Vàng tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

28

3.6


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Nội dung


Trang

2.1

Bản đồ vị trí vườn thí nghiệm tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng
Tháp

14

2.2

Nhãn Xuồng Cơm Vàng làm thí nghiệm

15

3.1

Trọng lượng trái nhãn Xuồng Cơm Vàng được bón ở những liều
lượng NPK khác nhau tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

17

Số trái trên chùm của nhãn Xuồng Cơm Vàng được bón ở những
liều lượng NPK khác nhau tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

19

Trọng lượng chùm trái của nhãn Xuồng Cơm Vàng được bón ở
những liều lượng NPK khác nhau tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng
Tháp


20

Năng suất trái nhãn Xuồng Cơm Vàng được bón ở những liều lượng
NPK khác nhau tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

21

Dày thịt trái của nhãn Xuồng Cơm Vàng ở những liều lượng NPK
khác nhau tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

22

Độ Brix thịt trái của nhãn Xuồng Cơm Vàng được bón ở những liều
lượng NPK khác nhau tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

24

3.2

3.3

3.4

3.5

3.6


PHAN MINH TRIẾT, 2010. “Ảnh hưởng của liều lượng phân NPK đến năng

suất và phẩm chất của nhãn Xuồng Cơm Vàng tại Châu Thành - Đồng Tháp”.
Luận văn tốt nghiệp Kỹ Sư Nông Học, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng,
trường Đại Học Cần Thơ. Hướng dẫn đề tài: PGs. Ts. Nguyễn Bảo Vệ.

TÓM LƯỢC

Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu tìm ra liều lượng phân NPK hiệu quả nhất
bón cho nhãn Xuồng Cơn Vàng trên đất phù sa huyện Châu Thành, tỉnh Đồng
Tháp trong thời kỳ sau ra hoa và đậu trái. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức
khối hoàn toàn ngẫu nhiên với năm lần lặp lại, mỗi lặp lại một cây. Có năm
nghiệm thức là năm liều lượng phân: gồm một nghiệm thức đối chứng (NPK1) bón
theo cách của nông dân và bốn nghiệm thức còn lại là bốn liều lượng phân NPK
khác nhau (2, 4, 6, 8 kg/cây).
Nghiệm thức đối chứng của nông dân bón như sau: Khi phát hoa dài 5-10 cm bón
0,3 kg phân 20-20-15/cây; Sau khi đậu trái hai tuần bón 0,5 kg phân 20-20-15/cây;
Trước thu hoạch một tháng bón 1 kg phân 7-7-14/cây. Lượng phân tổng cộng của
ba lần bón là 1,8 kg NPK. Bốn nghiệm thức còn lại cũng chia làm ba lần bón: Khi
phát hoa dài 5 cm bón phân 15-15-15 liều lượng 0,5 kg/NPK2, 1 kg/NPK3, 1,5
kg/NPK4 và 2 kg/NPK5; Hai tuần sau đậu trái cũng bón phân 15-15-15 liều lượng
0,5 kg/NPK2, 1 kg/NPK3, 2 kg/NPK4 và 2,5 kg/NPK5; Khi hột có màu đen bón
phân 14-14-20 liều lượng 1 kg/NPK2, 2 kg/NPK3, 2,5 kg/NPK4 và 3,5 kg/NPK5.
Kết quả thí nghiệm cho thấy: Bón 8 kg NPK/cây ở thời điểm sau khi trổ đã làm tăng
số trái trên chùm, tăng trọng lượng trái và trọng lượng chùm trái và cho năng suất
cao nhất (31,2 kg/cây). Lợi nhuận tăng thêm do bón 8 kg NPK/cây cũng cao nhất
(141.500 VND/cây). Liều lượng bón NPK này cũng cho phẩm chất trái ngon nhất
với dày thịt trái 7,25 mm, đường kính trái 31,53 mm, độ Brix thịt trái 21,7%, trọng
lượng thịt trái 12,54 g và tỷ lệ trọng lượng thịt trái 67,56%.


MỞ ĐẦU


Nhãn (Euphoria longan Lamk) là cây nhiệt đới hiện diện khá lâu ở vùng Đồng
Bằng Sông Cửu Long và được xếp vào loại cây ăn trái đặc sản của cả nước. Ngoài
ra nhãn cũng thích nghi rộng trên nhiều vùng sinh thái ở cả ba miền nước ta, từ
vùng đất giồng, đất nhiễm mặn, đất phù sa bồi. Do đó cơ cấu giống nhãn cũng rất
phong phú và đa dạng. Diện tích trồng nhãn ngày càng được mở rộng ở hầu hết các
tỉnh. Cây nhãn chiếm một vị trí quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cho
hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, việc cung cấp phân bón cho nhãn hiện nay mang ý
nghĩa rất quan trọng và trở thành vấn đề cấp bách trong sản xuất.
Riêng năm 2008, diện tích nhãn của huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp là 2.646
ha. Nhãn được trồng ở tất cả các xã trong huyện, tuy nhiên nhiều nhất là ở xã An
Nhơn (1.051 ha), Tân Nhuận Đông (610 ha), Phú Hựu (374 ha), An Khánh (361
ha) (Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Châu Thành, 2008).
Nhãn Xuồng Cơm Vàng được tuyển chọn qua công tác bình tuyển giống nhãn năm
1996 và Hội thi cây nhãn giống tốt do Viện Cây ăn quả miền Nam tổ chức vào năm
1997. Cá thể ưu tú của giống này được trồng tại Bà Rịa – Vũng Tàu và được phát
triển rộng tại một số tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Sau khi đoạt giải A trong
Hội thi cây nhãn giống tốt vào năm 1997, cá thể ưu tú của giống này mang mã số
NXCVT 20 được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận và đưa vào
sản xuất ở các tỉnh phía Nam.
Đây là giống nhãn có phẩm chất ngon được ưa chuộng ở Đồng Bằng Sông Cửu
Long và đang được trồng nhiều ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Điều đáng
quan tâm là lượng phân NPK người dân sử dụng để bón cho nhãn thì chỉ theo kinh
nghiệm và thói quen chứ chưa dựa trên thử nghiệm nào. Vì vậy, có những vườn bón
lượng phân khá cao, nhưng cũng có những vườn bón rất ít. Đa số người dân trồng
nhãn chỉ chú trọng nhiều đến phân đạm (N), chưa quan tâm đến các loại phân khác,
liều lượng cũng thấp nên đã ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của trái.
Khó khăn trong qui trình canh tác nhãn hiện nay của huyện Châu Thành, tỉnh Đồng
Tháp là cung cấp dinh dưỡng cho nhãn như thế nào để có năng suất cao, trái to, độ
đồng đều cao, đồng thời cải thiện màu sắc trái và gia tăng hàm lượng đường thịt

trái để đáp ứng tối ưu thị hiếu của người tiêu dùng. Chính vì vậy mà đề tài “Ảnh
hưởng của liều lượng phân NPK đến năng suất và phẩm chất của nhãn Xuồng Cơm
Vàng tại Châu Thành - Đồng Tháp” được thực hiện nhằm mục tiêu tìm ra liều
lượng phân NPK hiệu quả nhất bón cho nhãn Xuồng Cơm Vàng trên đất phù sa
huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp trong thời kỳ sau trổ hoa.


Chương 1

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1

Nguồn gốc và sự phân bố cây nhãn

1.1.1 Nguồn gốc
Cây nhãn là cây Á Nhiệt Đới và cây Nhiệt Đới, cùng họ với cây vải và chôm chôm,
thuộc họ Sapindaceae (bồ hòn), giống Euphoria, có tên khoa học là Dimocarpus
longan Lour hay Euphoria longana Lank. Giống Euphoria có khoảng 7 loài nhưng
chỉ có Euphoria longana là được trồng rộng rãi (Menzel và ctv., 1990).
Có nhiều tài liệu nghiên cứu cho rằng cây nhãn có nguồn gốc từ Trung Quốc, vì
người ta nhận thấy rằng cây nhãn được trồng nhiều ở vùng núi Quảng Đông, Quảng
Tây từ rất lâu đời với diện tích rất lớn. Ý kiến khác được đưa ra bởi Chandler
(1958) thì cây nhãn là cây bản xứ của vùng đất thấp Ấn Độ, Miến Điện và Trung
Quốc, dần dần được trồng rộng rãi ở nhiều nước như Thái Lan, Đài Loan, Hồng
Kông, Việt Nam, Lào và cả vùng Florida của Hoa Kỳ.
1.1.2 Sự phân bố
Cây nhãn được trồng từ rất lâu đời, phân bố rộng rãi ở nhiều nước nhưng đa số đều
được trồng rãi rác, không đáng kể, chỉ có ở Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam là
nhãn được trồng qui mô đáng kể (Vũ Công Hậu, 1999). Còn các nước châu Mỹ,

châu Phi, châu Đại Dương và một số nước nhiệt đới khác thì cây nhãn mới được du
nhập vào nhưng trồng với diện tích còn rất hạn chế (Trần Thế Tục, 1998). Ở Thái
lan, nhãn được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc như Lamphun, Chiang Mai và
Chiang Rai (Noppakoonwong và Manochai, 1996).
Ở Việt Nam, cây nhãn lâu đời nhất được tìm thấy ở tỉnh Hưng Yên trồng cách đây
hơn 300 năm (Vũ Công Hậu, 1999). Diện tích nhãn của nước ta khoảng 35-40
nghìn ha, chưa có số liệu thống kê đầy đủ. Miền Bắc tập trung chủ yếu ở các tỉnh
ven sông Hồng, sông Lô, sông Mã; miền Nam thì các tỉnh ven sông Tiền, sông Hậu.
Trong những năm gần đây, do nhu cầu tiêu thụ nhãn mạnh cả trong nước và xuất
khẩu, diện tích nhãn miền Nam tăng mạnh ở các tỉnh Đồng Tháp, Sóc Trăng, Vĩnh
Long, Tiền Giang,… Đây là cây ăn trái có triển vọng phát triển mạnh ở Đồng Bằng
Sông Cửu Long.


1.2

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất nhãn

1.2.1 Đất đai và gió
Theo Nguyễn Danh Vàn (2008), để thu được năng suất cao, phẩm chất tốt, tuổi thọ
cây kéo dài thì nên chọn những chân đất tơi xốp, nhiều mùn, đất phù sa, luôn có độ
ẩm cho cây, pH khoảng 5-6,5. Đất trồng nhãn phải lên liếp cao, xung quanh có bờ
bao để có thể bơm nước ra khỏi vườn khi cần thiết. Nếu bị ngập úng kéo dài, cây
nhãn có thể bị chết, nhất là một số giống nhãn cải tiến gần đây thường cho năng
suất cao, phẩm chất ngon như nhãn Xuồng Cơm Vàng.
Gió tây thường gây nóng, khô làm nuốm nhụy mất nước ảnh hưởng đến quá trình
thụ phấn, thụ tinh và làm rụng trái. Bão sớm cũng làm gãy cành, rụng trái làm giảm
năng suất cây (Trần Thế Tục, 2000).
1.2.2 Nhiệt độ
Cây nhãn là loài có khả năng chịu nóng và chịu rét khá. Theo Trần Thế Tục và ctv.

(1998), nhiệt độ bình quân hằng năm 21-270C là thích hợp cho cây sinh trưởng và
phát triển. Trong thời kỳ hoa nở, nhãn yêu cầu nhiệt độ khoảng 25-300 C. Nếu cứ
để tự nhiên (không áp dụng các biện pháp xử lý để cho nhãn ra hoa trái vụ như xiết
nước, phun, bón hóa chất…) thì nhiệt độ thấp khoảng 8-140 C sẽ thuận lợi cho sự
phân hóa mầm hoa của cây.
Trong thời gian nhãn đang ra nụ hoa mà gặp nhiệt độ cao, lá ở chùm hoa phát triển
sẽ ảnh hưởng đến nụ hoa và hoa, dễ làm cho nhãn mất mùa trái. Ngược lại, nếu gặp
nhiệt độ thấp việc thụ phấn thụ tinh của hoa sẽ gặp trở ngại dẫn đến năng suất thấp
(Nguyễn Danh Vàn, 2008).
1.2.3 Ánh sáng
Theo Vũ Công Hậu (2000), cây nhãn không chịu được ở những nơi quá khô, ánh
nắng gay gắt cũng như những nơi thường xuyên rét đậm. Ở miền Nam cây nhãn
chịu ánh nắng rất tốt. Nhãn cần đầy đủ ánh sáng, chỉ có những cành nhận đầy đủ
ánh sáng mới cho trái tốt.
1.2.4 Nước
Mặc dù là cây trồng cạn, nhưng trong quá trình sinh trưởng và phát triển cây nhãn
rất cần nước, nhất là vào những giai đoạn cây ra cành, lá. Đặc biệt, các giai đoạn
cây ra hoa, kết trái tương đối kéo dài nên cần chú ý đảm bảo độ ẩm của đất luôn
luôn đầy đủ (Nguyễn Danh Vàn, 2008).
Theo Bùi Thị Mỹ Hồng (2005), lượng mưa thích hợp cho cây nhãn vào khoảng
1.300-1.600 mm/năm và phân bố đều trong năm. Ở các tỉnh phía Nam vào các
tháng mùa khô rất cần phải tưới nước bổ sung cho nhãn. Ở các tỉnh phía Bắc mùa


khô vẫn có mưa phùn, độ ẩm không khí cao, có thể không cần tưới nước bổ sung,
nhưng nếu gặp giai đoạn ra hoa kết trái (tháng 2, 3) và giai đoạn phát triển trái sau
đó cây cần nhiều nước, nếu không có mưa hoặc lượng mưa phùn không đảm bảo
nhu cầu thì phải tưới nước bổ sung cho cây.
1.2.5 Dưỡng chất Đạm, Lân, Kali
Cây nhãn nói riêng và tất cả các loại cây trồng nói chung, muốn phát triển tốt, tăng

trưởng nhanh, để chóng ra hoa, đậu trái và cho phẩm chất tốt, năng suất cao, đều
cần phải được cung cấp thêm các chất dinh dưỡng N, P, K với liều lượng và thành
phần khác nhau tùy thuộc vào loại đất, loại cây, tuổi của cây và từng giai đoạn sinh
trưởng của cây.
N, P, K còn được xác định là các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự ra hoa, đậu trái
nhãn bên cạnh các tác nhân quan trọng là mùa vụ, nhiệt độ và lượng mưa (Chen,
1985). Nếu thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là N và K trong giai đoạn sinh sản có thể dẫn
đến sự rụng trái non, kích thước trái nhỏ hoặc trái có tỉ lệ cơm thấp, nhất là Kali, vì
Kali là chất của chất lượng (Nguyễn Bảo Vệ, 1999). Tuy nhiên nếu bón phân Đạm
quá nhiều cây ra nhiều đọt non, đọt non quá mập thì cây thường cho bông mang
nhiều lá hoặc không ra bông mà chỉ ra nhiều chồi lá (Varapitirangsee và ctv., 1994).
Theo Nguyễn Bảo Vệ (2004), bón Lân cho cây nhãn có tác dụng giúp tán lá phát
triển tốt, quang hợp mạnh, cải thiện màu sắc lá và tăng số lượng cành mang trái.
Đặc biệt, bón Lân đủ lượng, cân đối với Đạm và Kali trong giai đoạn sinh sản giúp
tăng tỷ lệ đậu trái, nâng cao năng suất và cải thiện phẩm chất trái.
Theo Lê Văn Hòa (1999), qua kết quả nghiên cứu phân bón cho nhãn ở Trung Quốc
thì để tạo được 1 tấn nhãn tươi, cây nhãn lấy đi từ đất một lượng dưỡng chất là:
4,01-4,80 kg N, 1,46-1,58 kg P2O5 và 7,54-8,96 kg K2O. Nếu tính ra thì tỉ lệ N:P:K
bị lấy đi là 3:1:5. Điều này cho thấy rõ ràng cây nhãn đã tiêu thụ nhiều Đạm và nhất
là Kali trong quá trình ra hoa, tạo trái.
Nghiên cứu ở Thái Lan về vấn đề này đã được báo cáo rằng lượng dưỡng chất do 1
tấn nhãn lấy đi từ đất là: 4,99 kg N, 2,30 kg P2O5 và 5,30 kg K2O (Noppakoonwong
và Manochai, 1996). Tương đương với tỉ lệ N:P:K bị lấy đi là 2:1:2. Kết quả này
một lần nữa chứng minh vai trò quan trọng của Đạm và Kali trong quá trình tạo trái
của nhãn. Nghiên cứu của Vanichanukul (1990) cho biết rằng việc phun KH2PO4
làm tăng năng suất nhãn và vải vì hai loại cây này đòi hỏi Kali rất cao trong thời kỳ
sinh sản (Supakamnerd và ctv., 1988).
Qua các kết quả nghiên cứu trên ở Trung Quốc và Thái Lan, nếu tính bình quân
năng suất nhãn là 10 tấn/ha thì lượng dinh dưỡng cần bón để bù lại cho đất là 40-50
kg N, 15-20 kg P2O5 và 50-90 kg K2O (tương đương tỉ lệ 2,6:1,0:4,0). Điều này cho



thấy tầm quan trọng hàng đầu của dưỡng chất Đạm và nhất là Kali trong nhiệm vụ
tăng năng suất và phẩm chất trái nhãn.
1.3

Đặc điểm của giống nhãn Xuồng Cơm Vàng

Nhãn Xuồng Cơm Vàng có tên khoa học là Dimocarpus longan Lour và tên tiếng
Anh là Xuong Com Vang longan. Giống nhãn này được tuyển chọn qua công tác
bình tuyển giống nhãn năm 1996 và Hội thi cây nhãn giống tốt do Viện Cây ăn quả
miền Nam tổ chức vào năm 1997. Cá thể ưu tú của giống này được trồng tại Bà Rịa
– Vũng Tàu và được phát triển rộng tại một số tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Sau khi đoạt giải A trong Hội thi cây nhãn giống tốt vào năm 1997, cá thể ưu tú của
giống này mang mã số NXCVT 20 được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
công nhận và đưa vào sản xuất ở các tỉnh phía Nam.
Theo Bùi Thị Mỹ Hồng (2005), giống nhãn Xuồng Cơm Vàng có thân cây sinh
trưởng trung bình, cành mọc xuyên; lá nhỏ và hẹp, dạng thuôn dài, đuôi lá tròn, bìa
lá cong úp xuống; quả có hình dạng xuồng, trọng lượng từ 16-25 g/quả, ngay vị trí
cuống quả lõm xuống, vỏ quả màu vàng da bò, bề mặt vỏ quả có nhiều chấm nhỏ
màu nâu đen; độ dày thịt trái từ 5,5-6,2 mm, tỷ lệ ăn được 60-70% so với trọng
lượng trái. Cũng theo Bùi Thị Mỹ Hồng (2005) thì trong điều kiện đất đai, khí hậu
phù hợp đường kính trái nhãn Xuồng Cơm Vàng có thể đạt 34 mm nếu được chăm
sóc tốt, bón phân cân đối. Thịt trái nhãn Xuồng Cơm Vàng màu trắng hanh vàng,
ráo, dòn, vị ngọt, độ Brix 21-24%.
Giống nhãn Xuồng Cơm Vàng dễ ra hoa trong điều kiện tự nhiên; cây chiết cành
cho trái sau khi trồng 1,5-2,0 năm, mùa thu hoạch chính vụ từ tháng 7-8 dương lịch,
từ khi ra hoa đến khi thu hoạch khoảng 4,0-4,5 tháng; cây 20 năm tuổi có thể thu
hoạch từ 100-140 kg/cây/năm (Nguyễn Phước Tuyên, 2001). Nhược điểm của
giống nhãn Xuồng Cơm Vàng là trái rất dễ bị rụng và cây chiết sinh trưởng kém

trên vùng đất thịt hay thịt pha cát (Viện Cây Ăn Quả Miền Nam, 2009).
So với nhãn Tiêu Da Bò và nhãn Long thì nhãn Xuồng Cơm Vàng cho số vụ thu
hoạch trong năm ít hơn nhưng về phẩm chất thì trái to hơn, cấu trúc thịt ngon hơn
(Bảng 1.1) nên được người tiêu dùng yêu chuộng hơn. Vì lẽ đó mà diện tích trồng
nhãn Xuồng Cơm Vàng càng ngày càng tăng, đặc biệt phát triển mạnh ở vùng đất
phù sa huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.


Bảng 1.1 Đặc điểm nông học của các giống nhãn phổ biến ở miền Nam (Nguyễn Minh Châu
và ctv., 1997)

ĐẶC ĐIỂM

XUỒNG CƠM
VÀNG

TIÊU DA BÒ

NHÃN LONG

Thu hoạch (lần/năm)

1

3

2

Chiều dài lá (cm)


10,3-15,1

10-14,2

6-10

Chiều rộng lá (cm)

2,4-4,6

3-4,5

4-6

Số lá chét (lá)

8-10

10-12

10-12

Màu sắc hoa

Vàng nâu lợt

Vàng nâu lợt

Vàng sáng


Tập tính ra hoa

Tự nhiên

Phải xử lý

Tự nhiên

Ra hoa đến thu hoạch (tháng)

4-4,5

5

4

Hình dạng trái

Hình xuồng, vai

Tròn không đều

Tròn không đều

cao hơn cuống
Màu vỏ trái khi chín

Vàng da bò

Vàng da bò


Vàng sáng

Đường kính trái (cm)

2,8-3,4

1,8-2,4

2,7-3,0

Trọng lượng trái (g)

16-25

8-12

13-16

Dày thịt (mm)

5,5-6,2

5-6

3-4

Màu thịt

Trắng hanh vàng


Trắng đục

Trắng đục

Cấu trúc thịt

Ráo, dai, dòn

Khá ráo, dai

Nhão

Tỉ lệ thịt (%)

60-70

60-65

45-50

Độ Brix (%)

21-24

20-23

22-25

Trọng lượng hạt (g)


3,0-4,0

1,8-2,4

4,0-5,2

1.4

Bón phân cho nhãn trong nước và trên thế giới
1.4.1 Các nghiên cứu trên thế giới

Ở Thái Lan, nhãn được trồng nhiều ở miền Bắc, phần lớn trên vùng đất thấp trồng
lúa trước đó. Nông dân có tập quán chỉ bón phân NPK cho nhãn. Tại đây, Onprasert
et al. (2002) khuyến cáo nên bón phân hữu cơ cho nhãn lúc mới đặt cây con. Lúc
cây còn tơ, bón NPK (15-6,5-12,5) với liều lượng 100-500 g/cây/năm tuỳ theo tuổi
cây. Khi cây trưởng thành, liều lượng bón phân cho nhãn tùy thuộc vào tuổi cây,
sức sinh trưởng, năng suất và độ màu mỡ của đất. Thông thường bón làm 5 lần, mỗi
lần từ 1-2 kg NPK theo công thức trong Bảng 1.2. Bổ sung phân hữu cơ hoai mục
khi vừa nhú phát hoa. Cách bón phân trên cho thấy thời điểm và tỉ lệ N:P:K bón cho
nhãn lúc mang trái tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của trái, giai đoạn đầu bón
nhiều N hơn và K tăng dần nhiều hơn vào giai đoạn sau.


Bảng 1.2 Công thức phân NPK ở mỗi lần bón cho nhãn ở Thái Lan

Lần bón

Thời điểm


Công thức phân NPK

Ghi chú

1

Ngay sau khi thu hoạch trái

17,5-5,7-10,8

Nhiều N

2

Trước khi ra hoa

10-10,5-20

Nhiều K

3

Lúc đậu trái

25-3-5.8

Nhiều N

4


Lúc trái bằng hạt đậu

15,5-6,8-12,8

Nhiều N

5

Một tháng trước thu hoạch

17,5-7,4-18

Nhiều K

Ở Trung Quốc, nhãn là một cây ăn trái Á Nhiệt Đới quan trọng ở miền Nam. Theo
Liu and Ma (2000), nhãn cho trái cần được bón 5-6 lần trong năm. Phân NPK bón
theo tỷ lệ 1:0,5:1 hoặc 1:1:4 được báo cáo là làm tăng năng suất rất có ý nghĩa. Ở
tỉnh Fujian, cây nhãn 30-50 năm tuổi được bón 440 kg N, 145 kg P và 306 kg
K/ha/năm, nhưng lượng dưỡng chất này chủ yếu bằng chất hữu cơ (Wong, 2000).
Theo Choo (2000), trong thời kỳ cây tơ nhãn cần được bón phân chuồng 10 kg/cây,
bón 3-4 lần/năm, kết hợp với phân hóa học NPK (15-15-15). Cây cho trái được bón
như trong Bảng 1.3. Phân được bón theo hình chiếu của tán trong những rãnh nhỏ
20-30 cm, lấp đất và tưới nước sau khi bón.

Bảng 1.3 Công thức phân NPK ở mỗi lần bón cho nhãn ở Trung Quốc

Lần bón

Thời điểm


Công thức phân
NPK

Liều lượng
(kg/cây)

1

Hai tuần sau khi thu hoạch trái

20-10-10

1

2

Phát hoa dài 5 cm

15-15-15

1

3

Lúc 2 tuần sau khi đậu trái

15-15-15

1


4

Hạt trong trái có màu

14-14-21

2-3

Ở Florida, Diczbalis (2002) khuyến cáo bón phân NPK (6-6-6) cho cây nhãn năm
đầu tiên là 113 g/cây/lần có kết hợp với phân vi lượng, cứ mỗi 4-6 tuần bón một lần.
Đạm bón cho cây phải có từ 20-30% có nguồn gốc từ phân chuồng. Tăng dần lượng
phân lên 226 g, 452g, 687 g, … theo tuổi cây. Duy trì bón từ 4-6 lần/năm cho đến
khi cây được 3 năm tuổi. Hỗn hợp phân bón lá (Mn, Zn, B, và Mo) kết hợp với Mg


được phun từ 4-6 lần từ trước khi đậu trái đến thu hoạch. Đối với cây trưởng thành
(trên 4 năm tuổi) bón từ 0,687 kg đến 2,26 kg/cây và bón 2-3 lần/năm theo khuyến
cáo ở Bảng 1.4. Phân được bón trước hoặc lúc trổ và thời điểm trước hoặc lúc thu
hoạch theo tỉ lệ 6-6-6 và 8-3-9 (Crane et al., 2000).

Bảng 1.4 Bón phân cho nhãn ở Florida, Hoa Kỳ

Tuổi cây
(năm)

Phân NPK
(lần/năm)

Lượng NPK mỗi
lần bón (kg/cây)1/


Tổng lượng NPK cả
năm (kg/cây)

Phân bón lá
(lần/năm)2/

1

4-6

0,113-0,226

0,687-1,356

6

2

4-6

0,226-0,452

1,356-2,712

6

3

4-6


0,452-0,687

2,712-4,068

6

4

2-3

0,687-1,130

4,068-4,520

6

5

2-3

1,130-1,582

4,520-6,328

4-6

6

2-3


1,582-1,808

6,328-7,232

4-6

7

2-3

1,808-2,034

7,232-8,136

4-6

8

2-3

2,034-2,260

8,136-9,040

4-6

1/

phân N, P2O5, K2O theo tỉ lệ 6-6-6 và 8-3-9


2/

Phân bón lá (Mg, Mn, Zn, B, và Mo)

Như vậy, những nghiên cứu về việc cung cấp dinh dưỡng cho nhãn trên thế giới đã
tập trung vào việc xác định tỉ lệ N:P:K, liều lượng và thời điểm bón phân kết hợp
phun qua lá để bổ sung các chất dinh dưỡng vi lượng và cải thiện đất trồng nhãn
bằng cách bón phân hữu cơ.
1.4.2 Các nghiên cứu trong nước
Đến nay, ở nước ta chưa có chương trình nghiên cứu dinh dưỡng cho nhãn với qui
mô lớn và sâu. Tuy nhiên, cũng có những thí nghiệm riêng lẽ, những kinh nghiệm
được đúc kết trong quá trình sản xuất, và những khuyến cáo của các ngành chức
năng để đưa ra cách bón phân cho nhãn.
Theo Trần Thế Tục (2001), nông dân trồng nhãn chỉ chú trọng nhiều đến phân
đạm, chưa quan tâm đến các loại phân khác, liều lượng cũng thấp nên đã ảnh
hưởng đến năng suất và chất lượng của trái. Để tạo ra 1 tấn trái, nhãn đã lấy đi của
đất 4,0-4,8 kg N, 1,45-1,60 kg P2O5 và 7,5-9,0 kg K2O. Chính vì vậy mà lượng


phân bón cho vườn nhãn cao sản phải là 2,7 kg urê (1.242 g N), 3,5 kg super lân
(700 g P2O5) và 3 kg KCl (1800 g K2O)/cây/năm và chia làm 5 lần bón: Sau khi
thu hoạch; Lúc cây phân hoá mầm hoa; Sau khi trổ; Thúc trái; Lúc trái phát triển
nhanh. Trong 5 lần bón phân này thì lần bón lúc phân hóa mầm hoa và lần bón sau
thu hoạch quan trọng nhất.
Theo thí nghiệm của Trần Minh Trí và ctv. (2001), bón phân cho nhãn Tiêu Da Bò
4 năm tuổi với liều lượng 350 g N, 180 g P2O5, 270 g K2O, và 10 kg phân
heo/cây/năm và bón 4 lần theo liều lượng như trong Bảng 1.5 đã làm tăng năng
suất và độ Brix thịt trái, màu sắc vỏ trái cũng sáng đẹp hơn so với không bón thêm
phân hữu cơ.


Bảng 1.5 Liều lượng phân NPK ở 4 lần bón cho nhãn Tiêu Da Bò tại Long Định, Châu
Thành, Tiền Giang

Lần bón

Thời điểm

Thứ 1

Sau khi thu hoạch trái

Thứ 2

Trước khi ra hoa

Thứ 3

Đường kính trái 0,5 mm

Thứ 4

Trước thu hoạch 1 tháng

N (g)

P2O5 (g)

K2O (g)


233,5

120

67,5

60

67,5

116,5

67,5
67,5

Thay vì bón phân heo, Bùi Thị Mỹ Hồng và Trần Minh Trí (2003) đã thí nghiệm
bón phân hữu cơ vi sinh ngoài thị trường. Kết quả cho thấy bón 400g N, 200 g
P2O5, 400 g K2O, và 5 kg phân hữu cơ Ba Lá Xanh (có 25% than bùn)/cây/năm
(Bảng 1.6) cho nhãn 4 năm tuổi trồng ở xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, Tiền
Giang cũng cho năng suất và phẩm chất trái cao hơn so với không bón hữu cơ. Qua
2 thí nghiệm trên cho thấy muốn tăng năng suất và phẩm chất của nhãn phải bón
thêm phân hữu cơ.


Bảng 1.6 Liều lượng phân NPK và phân hữu cơ Ba Lá Xanh bón cho nhãn Tiêu Da Bò tại
Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang

Lần bón

Thời điểm


N (g)

P2O5 (g)

K2O (g)

Phân hữu cơ

200

120

40

2500

80

60

Thứ 1

Sau khi thu hoạch trái

Thứ 2

Trước khi xử lý ra hoa

Thứ 3


Cụm hoa dài 5-10 cm

40

60

1250

Thứ 4

Đường kính trái 0,3-0,5 cm

80

80

1250

Thứ 5

Đường kính trái 1 cm

80

80

Thứ 6

Trước thu hoạch 1 tháng


80

Trong 2 thí nghiệm khác trên nhãn Long tại Cồn Sơn, quận Bình Thủy, thành phố
Cần Thơ và tại Đồng Phú, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long (đây là 2 loại đất phù
sa ven sông giàu dinh dưỡng), Đỗ Thanh Ren và ctv. (1998) đã khuyến cáo chỉ nên
bón 400 g N, 200 g P2O5, và 75 g K2O/ cây tại Cồn Sơn và bón 300 g N, 150 g
P2O5, và 75 g K2O/ cây tại Đồng Phú sẽ làm tăng năng suất khoảng 31-32%. Phân
được bón 4 lần như trong Bảng 1.7. Như vậy, lượng phân bón phải tuỳ theo loại
đất, tuy nhiên lượng K ở đây khá thấp.

Bảng 1.7 Liều lượng phân NPK ở 4 lần bón cho nhãn Long tại Cồn Sơn, quận Bình Thủy,
thành phố Cần Thơ và tại Đồng Phú, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long

Lần bón

Thời điểm

N (g)

P2O5 (g)
150-200

K2O (g)

Thứ 1

Sau khi thu hoạch trái

100-133


Thứ 2

Trước khi ra hoa

100-133

25

Thứ 3

Đường kính trái 1 cm

100-133

25

Thứ 4

Trước thu hoạch 1 tháng

25

Tôn Thất Trình (2000) cho rằng cây nhãn cần nhiều N và K để có trái to, cơm dày.
Cây nhãn 5 năm tuổi có thể bón 600 g N, 150 g P2O5, và 800 g K2O/cây. Điều này
cho thấy muốn tăng phẩm chất của nhãn phải tăng lượng K hay phân hữu cơ. Ông


cũng cho rằng vườn nhãn hay thiếu vi lượng kẽm. Nên bón ZnSO4 hai ba năm một
lần với liều lượng là 25 kg/1000m2 đất vườn.

Trong điều kiện của đất Đồng Bằng Sông Cửu Long, Trần Thượng Tuấn và ctv.
(1997) khuyến cáo nên bón phân cho cây nhãn tơ 1-3 năm tuổi như sau: 0,2-0,5 kg
urê, 0,3-0,5 kg super lân, 0,15-0,3 kg KCl/cây/năm và chia làm 3-4 lần bón. Còn
nhãn trên 3 năm tuổi thì lượng tăng dần: 0,8-1 kg urê (370-460 g N), 0,5-1,5 kg
super lân (100-300 g P2O5), 0,5-0,8 kg KCl (300-480 g K2O) và chia ra làm 4 lần
bón như trong Bảng 2.7. Ngoài ra cần bón thêm phân hữu cơ từ 15-20 kg/cây/năm.
Còn Trung Tâm Khuyến Nông tỉnh Đồng Tháp (trong Phòng Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn huyện Châu Thành, 2006) đã khuyến cáo bón phân cho nhãn
Xuồng Cơm Vàng ở giai đoạn cây từ 1-3 năm tuổi như trong Bảng 1.8 có kết hợp
bón phân hữu cơ hoai mục từ 5-10 kg/cây.

Bảng 1.8 Lượng phân bón cho nhãn Xuồng Cơm Vàng thời kỳ kiến thiết cơ bản

Dạng phân (g/cây/năm)
Tuổi cây

Số lần bón/ năm
Ure

Super lân

KCl

1

4-5

100 N (217g)

50 P2O5 (303g)


100 K2O (167g)

2

3-4

200 N (435g)

70 P2O5 (424g)

150 K2O (250g)

3

4

300 N ( 652g)

100 P2O5 (606g)

200 K2O (335g)

Số trong ngoặc là liều lượng (g/cây)

Đối với cây trên 3 năm tuổi, lượng phân bón cho mỗi cây/năm là: 0,8-1 kg urê (370460 g N), 0,8-1,5 kg super lân (160-300 g P2O5) và 0,5-0,8 kg KCl (300-480 g
K2O). Lượng phân này tăng dần hàng năm khoảng 10-15% đến khi cây cho trái ổn
định (sau 8-10 năm). Số lần bón và tỉ lệ phân mỗi lần bón tương tự như trong Bảng
2.7. Hàng năm có bón thêm phân chuồng hoai mục khoảng 10-20 kg/gốc.
Ngoài tài liệu bón phân cho nhãn Xuồng Cơm Vàng ở trên, còn có tài liệu dựa theo

kinh nghiệm sản xuất của nông dân Nguyễn Văn Phúc (1999). Cây nhãn 4 năm tuổi
được bón 12 kg/cây/năm phân NPK, chia ra 4 lần bón: (1) Sau khi thu hoạch trái,
sử dụng N và P nhiều hơn K và có bón thêm 5 lít phân tôm/cây; (2) Lúc nhãn ra
được 2 tầng đọt, P và K được tăng lên; (3) Lúc đậu trái; (4) Khi trái bằng ngón tay.
Tuy nhiên, tài liệu này không cho biết cụ thể lượng phân từng loại cho mỗi lần bón.


Nhìn chung, chưa có tài liệu nào nói về phân NPK bón cho nhãn Xuồng Cơm Vàng
trong thời kỳ ra hoa và đậu trái. Do đó, để có qui trình canh tác nhằm nâng cao
năng suất và phẩm chất nhãn Xuồng Cơm Vàng thì cần phải nghiên cứu các liều
lượng phân bón NPK khác nhau cho thời kỳ này.


×