1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
PHAN PHẠM QUỐC ANH
ẢNH HƯỞNG CỦA LOẠI BAO TRÁI THÁI LAN LÊN SỰ
THAY ĐỔI MÀU SẮC, ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC VÀ
PHẨM CHẤT TRÁI CAM DÂY (Citrus sinensis
(L) Osbesk var. Day) TẠI HUYỆN LẤP VÒ,
TỈNH ĐỒNG THÁP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NÔNG HỌC
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGs. Ts. Trần Văn Hâu
Cần Thơ, 2011
2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
..........................................................................................................................
Chứng nhận đã chấp thuận luận văn với đề tài:
“Ảnh hưởng của loại bao trái Thái Lan lên sự thay đổi màu sắc vỏ, đặc tính và phẩm
chất trái cam Dây (Citrus sinensis (L) Osbesk var. Day) tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng
Tháp”
Do sinh viên PHAN PHẠM QUỐC ANH thực hiện.
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.
Cần Thơ, ngày ……..tháng ……năm 2012
Cán bộ hướng dẫn
PGs.Ts TRẦN VĂN HÂU
3
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
..........................................................................................................................
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn với đề tài:
“Ảnh hưởng của loại bao trái Thái Lan lên sự thay đổi màu sắc vỏ, đặc tính và phẩm
chất trái cam Dây (Citrus sinensis (L) Osbesk var. Day) tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng
Tháp”
Do sinh viên: PHAN PHẠM QUỐC ANH thực hiện và bảo vệ trước hội đồng ngày
........tháng ........năm 2011.
Luận văn đã được hội đồng chấp nhận và đánh giá ở mức: ………………………
Ý kiến hội đồng:.................................………………………………………………
………………………………………………………………………………………..……
………………………………………………………………………………..
DUYỆT KHOA
Trưởng khoa Nông Nghiệp và SHƯD
Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2012
Chủ tịch Hội Đồng
4
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình
bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
luận văn nào trước đây.
Tác giả luận văn
PHAN PHẠM QUỐC ANH
5
LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Sinh viên: Phan Phạm Quốc Anh
Giới tính: Nam
Sinh ngày 22 tháng 08 năm 1989
Nơi sinh: An Giang
Quê quán: Thạnh Mỹ Tây-Châu Phú-An Giang
Dân tộc: Kinh
Con Ông: Phan Công Thành
Con Bà: Phạm Thị Bé Chín
Đã tốt nghiệp tại Trường Trung Học Phổ Thông Thạnh Mỹ Tây, Thạnh Mỹ Tây, Châu
Phú, An Giang.
Vào trường Đại Học Cần Thơ năm 2008, theo Ngành Nông Học, khoá 34, Khoa Nông
Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng.
6
LỜI CẢM TẠ
Kính dâng
Cha Mẹ với lòng biết ơn vô hạn. Người đã suốt đời tận tụy vì sự nghiệp và tương lai của
con.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Thầy Trần Văn Hâu đã tận tình hướng dẫn, gợi ý và cho những lời khuyên hết sức bổ ích
trong việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Thầy cố vấn học tập Nguyễn Ngọc Du, cùng toàn thể quý thầy cô khoa Nông Nghiệp &
Sinh Học Ứng Dụng đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt cho em những kiến thức quý báo
trong suốt thời gian học tập tại trường.
Xin chân thành cám ơn
Gia đình bác Nguyễn Văn Khải đã nhiệt tình giúp đỡ tạo mọi điều kiện để con hoàn
thành luận văn này.
Chị Nguyễn Thị Phúc Nguyên, bạn Trần Thị Kim Ngọc, Lê Trí Nhân và các bạn lớp nông
học K34 đã nhiệt giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Thân Gửi về
Tập thể lớp Nông Học 34 lời chúc sức khỏe và thành đạt trong tương lai.
7
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LÝ LỊCH CÁ NHÂN
LỜI CẢM TẠ
MỤC LỤC
DANH SÁCH BẢNG
DANH SÁCH HÌNH
TÓM LUỢC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 NGUỒN GỐC VÀ PHÂN BỐ CÂY CAM QUÝT
1.2 SƠ LƯỢC VỀ CÂY CAM DÂY
1.3 SỰ ĐẬU TRÁI VÀ RỤNG TRÁI Ở CÂY CAM
1.3.1 Sự ra hoa và đậu trái
1.3.2 Sự rụng trái
1.4 SỰ PHÁT TRIỂN TRÁI
1.5 ĐỘ CỨNG CỦA VỎ TRÁI
1.6 SỰ THAY ĐỔI MÀU SẮC CỦA VỎ TRÁI
1.7 HÀM LƯỢNG VITAMIN C THỊT TRÁI
1.8 MỘT SỐ CÔN TRÙNG VÀ BỆNH GÂY HẠI TRÊN
CÂY CAM
1.8.1 Côn trùng gây hại
1.8.2 Bệnh hại
1.9 BIỆN PHÁP BAO TRÁI
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 PHƯƠNG TIỆN
2.1.1 Thời gian và địa điểm
2.1.2 Đối tượng
2.1.3 Dụng cụ và thiết bị sử dụng
2.1.4 Số liệu khí tượng
2.2 PHƯƠNG PHÁP
2.2.2 Thời gian tiến hành bao
2.2.3 Phương pháp thu mẫu
2.2.4 Các chỉ tiêu theo dõi
2.2.5 Phương pháp xử lý số liệu
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 GHI NHẬN TỔNG QUÁT
3.2 MÀU SẮC VỎ TRÁI
3.3 ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC
3.3.1 Kích thước trái
3.3.2 Khối lượng trái
3.3.3 Khối lượng hạt
iii
iv
v
vi
viii
ix
x
1
2
2
2
3
3
4
5
6
6
7
7
7
8
9
12
12
12
12
12
12
13
13
14
14
18
19
19
19
22
22
23
24
8
3.3.4 Độ dày vỏ
3.3.5 Trọng lượng vỏ
3.3.6 Độ cứng trái
3.4 PHẨM CHẤT TRÁI
3.4.1 Độ Brix
3.4.2 Hàm lượng Vitamin C
3.4.3 Hàm lượng TA
3.4.4 Hàm lượng nước
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1 KẾT LUẬN
4.2 ĐỀ NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ CHƯƠNG
25
25
26
27
27
27
28
29
30
30
30
31
xi
9
DANH SÁCH BẢNG
Bảng
Tên bảng
Trang
3.1
Độ khác màu (E) của vỏ trái cam Dây sau khi bao trái tại
huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, năm 2011
21
3.2
Chỉ số màu (L*, a*, b*) của vỏ trái cam Dây sau khi bao trái 60
ngày tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, năm 2011
21
3.3
Chiều cao trái (cm) cam Dây sau khi bao trái tại huyện Lấp Vò,
tỉnh Đồng Tháp, năm 2011
23
3.4
Đường kính trái (cm) cam Dây sau khi bao trái tại huyện Lấp
Vò, tỉnh Đồng Tháp, năm 2011
23
3.5
Khối lượng trái (g) cam Dây sau khi bao trái tại huyện Lấp Vò,
tỉnh Đồng Tháp, năm 2011
24
3.6
Khối lượng hạt (g) của trái cam Dây sau khi bao trái tại huyện
Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, năm 2011
24
3.7
Trọng lượng vỏ (g) trái cam Dây sau khi bao trái tại huyện Lấp
Vò, tỉnh Đồng Tháp, năm 2011
26
3.8
Độ cứng (kgf/cm2) trái cam Dây sau khi bao trái tại huyện Lấp
Vò, tỉnh Đồng Tháp, năm 2011
26
3.9
Độ Brix (%) trái cam Dây sau khi bao trái tại huyện Lấp Vò,
tỉnh Đồng Tháp, năm 2011
27
3.10
Hàm lượng TA (g mẫu/l) của trái cam Dây sau khi bao trái tại
huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, năm 2011
29
3.11
Hàm lượng nước (%) của trái cam Dây sau khi bao trái tại
huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, năm 2011
29
10
DANH SÁCH HÌNH
Hình
Tên hình
Trang
1.1
Cây cam Dây tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp
3
2.1
Các loại bao trái được sử dụng trong thí nghiệm
12
3.1
Nhiệt độ trong các loại bao tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp
19
3.2
Trái cam Dây sau khi bao trái 60 ngày tại huyện Lấp Vò, tỉnh
Đồng Tháp, năm 2011
22
3.3
Độ dày vỏ (cm) trái cam Dây sau khi bao trái tại huyện Lấp Vò,
tỉnh Đồng Tháp, năm 2011
25
3.4
Hàm lượng Vitamin C (mg/100 g) của trái cam Dây sau khi bao
trái tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, năm 2011
28
11
Phan Phạm Quốc Anh. 2011. “Ảnh hưởng của loại bao trái Thái Lan lên sự thay đổi
màu sắc vỏ, đặc tính nông học và phẩm chất trái cam Dây (Citrus sinensis (L) Osbesk
var. Day) tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông Học,
trường Đại Học Cần Thơ. Giáo viên hướng dẫn PGs.Ts Trần Văn Hâu
TÓM LƯỢC
Đề tài “Ảnh hưởng của loại bao trái Thái Lan lên sự thay đổi màu sắc vỏ, đặc tính
nông học và phẩm chất trái cam Dây (Citrus sinensis (L) Osbesk var. Day) tại huyện Lấp
Vò, tỉnh Đồng Tháp” được thực hiện với mục tiêu đánh giá ảnh hưởng của loại bao trái
Thái Lan lên màu sắc vỏ, đặc tính nông học và phẩm chất trái cam Dây. Thí nghiệm được
bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với bốn nghiệm thức tương ứng với ba
loại bao (bao Thái Lan, bao Đài Loan, bao nylon đen) và nghiệm thức đối chứng không
bao. Tiến hành bao trái trước khi thu hoạch 60 ngày. Các chỉ tiêu được theo dõi là màu
sắc vỏ trái, đặc tính nông học và phẩm chất trái. Chỉ tiêu được theo dõi ở các giai đoạn
15 ngày, 30 ngày, 45 ngày và 60 ngày sau khi bao trái (thu hoạch). Kết quả cho thấy loại
bao trái Thái Lan đã làm cho trái cam Dây có màu vàng và bóng sáng bắt đầu từ giai
đoạn 15 ngày sau khi bao trái trở về sau. Bên cạnh đó, đặc tính nông học và phẩm chất
trái không thay đổi.
12
MỞ ĐẦU
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất phù sa màu mỡ với cây trái xanh
tươi bốn mùa. Nhắc đến cây ăn trái ĐBSCL không thể không nhắc đến các loại cây cam
quýt (Citrus spp.). Cam quýt được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi vì có chứa nhiều chất
dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, không những dùng để ăn tươi, chế biến mà còn có giá trị
cao trong y học nhất là trong trái chứa nhiều vitamin C. Vị chua nhẹ và hơi đắng (bưởi)
giúp dễ tiêu hóa và tuần hoàn của máu (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011). Cây
cam quýt đã đem lại lợi nhuận không nhỏ cho người nông dân. Theo Trần Thế Tục
(1998), ở nước ta cây cam quýt thời kỳ tám năm tuổi năng suất trung bình 16 tấn/ha/năm,
lãi thuần đạt được khoảng chừng 10-12 triệu đồng một năm. Nếu thâm canh cao để đạt
năng suất 20 tấn/ha/năm thì lãi suất có thể là 15-20 triệu đồng/ha/năm. Vì vậy, diện tích
cây có múi đã không ngừng tăng lên trong những năm qua. Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê
Thanh Phong (2011) dự kiến đến năm 2010 tổng diện tích cây có múi ở Việt Nam là
200.000 ha, năng suất 10 tấn/ha với tộng sản lượng là 2.000.000 tấn.
Cây cam quýt thường bị rất nhiều côn trùng, nấm bệnh tấn công gây hại, đặc biệt
trong giai đoạn mang trái làm ảnh hưởng lớn đến sản lượng và phẩm chất của trái rất
nhiều. Do đó, đã có nhiều biện pháp kỹ thuật được sử dụng nhằm bảo vệ trái trước các tác
nhân gây hại và năng cao phẩm chất của trái cam quýt, trong đó biện pháp bao trái tỏ ra
rất có hiệu quả. Biện pháp bao trái có thể bảo vệ trái khỏi sự tấn công của một số loại côn
trùng, bệnh hại và phòng ngừa những tác nhân có thể làm tổn thương vỏ trái. Trên thị
trường hiện nay có rất nhiều loại túi bao trái, nổi bật trong số đó là loại túi bao trái Thái
Lan ngoài tác dụng bảo vệ còn có thể giúp vỏ trái có màu vàng tươi khi chín cũng như
còn non. Tuy nhiên, người nông dân vẫn khá e dè với loại túi bao trái này vì ảnh hưởng
của nó đến trái vẫn chưa được làm sáng tỏ. Vì vậy, đề tài “Ảnh hưởng của loại bao trái
Thái Lan lên sự thay đổi màu sắc vỏ, đặc tính nông học và phẩm chất trái cam Dây
(Citrus sinensis (L) Osbesk var. Day)” được thực hiện với mục đích giúp người nông
dân có thêm một biện pháp kỹ thuật mới nhằm tạo ra sản phẩm đẹp hơn, có giá trị về kinh
tế nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và an toàn với người tiêu dùng.
13
CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.10
NGUỒN GỐC VÀ PHÂN BỐ CÂY CAM QUÝT
Một số loài cam quýt có nguồn gốc ở Đông Nam Á Châu, trong đó sự phát sinh
của một vài loài cam quýt cũng như những loài cùng họ được phân bố từ biên giới Đông
Bắc của Ấn Độ qua Miến Điện và một phía Nam của đảo Hải Nam. Những loại này bao
gồm: chanh Tây, chanh Ta, Chanh Yên, bưởi, Cam ngọt, Cam chua. (Nguyễn Bảo Vệ và
Lê Thanh Phong, 2011).
Theo Đường Hồng Dật (2000), nhiều nhà khoa học cho rằng nguồn gốc của cam
Sành (Citrus nobilis var. typica Hassk.) là ở Việt Nam. Trong thực tế, ở nước ta trên khắp
các địa phương từ Lào Cai đến Cà Mau, từ Quảng Ninh đến Lai Châu ở đâu cũng có trồng
cam quýt. Đặc biệt là cam Sành với nhiều giống, nhiều dạng hình khác nhau được trồng ở
khắp nơi trên đất nuớc ta mà ở các nước khác trên thế giới không gặp.
Sự quan trọng của cam quýt trong trồng trọt trên thế giới được chứng minh bởi sự
phân bố rộng rãi và sản xuất đại trà. Hiện nay, cam quýt được trồng nhiều nơi trong vùng
khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới, nơi có đất đai thích hợp và đủ ẩm, không quá lạnh để làm
chết cây. Các nước sản xuất nhiều cam là Mỹ, Braxin, Tây Ban Nha… Các nuớc sản xuất
nhiều quýt là Nhật, Tây Ban Nha, Mỹ… (Trần Thượng Tuấn và ctv., 1994).
Một số giống cây có múi được trồng nhiều ở ĐBSCL là: cam Mật, cam Sành, cam
Dây, cây Soàn, quýt Đường, quýt Hồng, bưởi Năm Roi, bưởi Da Xanh, chanh Tàu, chanh
Giấy,…
1.11
SƠ LƯỢC VỀ CÂY CAM DÂY
Theo Nguyễn Danh Vàn (2008), cam Dây được trồng nhiều ở một số tỉnh Đồng
bằng sông Cửu Long như Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp,… Ở Tiền Giang có những
thời kỳ cam Dây chiếm tới 80% diện tích trồng cam của cả tỉnh. Có thể cho thu 2-3 vụ trái
một năm. Trái có dạng giống cam Mật, nhưng trái xanh nhiều hơn, ít lán bóng như trái
cam Mật.
14
Cây phân cành thấp, tán hình dù tỏa rộng. Ở tuổi thứ 5 cây cao 3-4 m, đường kính
tán 5-6 m. Lá có màu xanh đậm, eo nhỏ. Cây có thể ra hoa ba vụ trong một năm và mỗi
cây có thể cho tới 1.000-1.200 quả/năm. Khối lượng quả trung bình 217-259 g. Thịt quả
vàng đậm ngọt. Hàm lượng acid trong quả thấp, thịt quả ít chua, nhiều hạt: 20-30 hạt/quả.
Vỏ quả hơi dày (Đường Hồng Dật, 2000).
Hình 1.1: Cây cam Dây tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp
1.12
SỰ ĐẬU TRÁI VÀ RỤNG TRÁI Ở CÂY CAM
1.12.1 SỰ RA HOA VÀ ĐẬU TRÁI
Theo Trần Văn Hâu (2011), sự đậu trái bị ảnh hưởng rất mạnh bởi nhiệt độ và sự
khô hạn. Thông thường phát hoa có lá đậu trái cao hơn so với phát hoa không có lá; chồi
có tỉ lệ lá/hoa cao sẽ có tỉ lệ giữ trái đến khi thu hoạch cao. Nhiệt độ cao (>35OC) và sự
khô hạn dễ gây ra sự rụng trái non. Nhiều tác giả cho rằng sự rụng sinh lý khi trái có kích
thước từ 0,5-2,0 cm có liên quan đến chất điều hoà sinh trưởng, nước và các chất
carbohydrate.
Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2011), tỷ lệ đậu trái cũng bị ảnh hưởng
bởi nhiều yếu tố như: dinh dưỡng, lượng nước cung cấp, khí hậu, sâu bệnh,… Bộ tán lá
của cây cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu trái, nếu mỗi trái được nuôi với số lá thích hợp thì
sẽ phát triển tốt hơn.
15
Mối quan hệ giữa sinh trưởng thân cành và sự ra hoa kết quả hết sức mật thiết.
Trong chu kỳ sinh trưởng của cây ăn trái thì sự hình thành, sinh trưởng của lộc cành mới
với việc phân hóa mầm hoa, sự phát triển của trái có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu
cành lá sinh trưởng quá yếu, khả năng đồng hóa sẽ kém dẫn đến sự phân hóa mầm hoa, sự
phát triển của trái sẽ không thuận lợi. Ngược lại, cành lá sinh trưởng quá mạnh, thời gian
sinh trưởng kéo dài, tiêu hao nhiều dinh dưỡng chó các phần non trên cành cho nên tuy lá
có nhiều nhưng sản phẩm đồng hóa được ít. Do đó, việc phân hóa mầm hoa, sự phát triển
của trái cũng gặp khó khăn. Bởi vậy, những cành lá mới chỉ để phát triển với mật độ vừa
phải là tốt nhất. ( Phạm Văn Côn, 2003).
1.12.2 SỰ RỤNG TRÁI
Sự rụng là sự phân tách một phần của cây như: hoa, lá, trái, cành ra khỏi cơ thể mẹ.
Sự rụng cũng là một quá trình thích ứng của cây khi thiếu chất dinh dưỡng, nước và
hoocmon cho sự sinh trưởng của chúng, buộc chúng phải rụng đi một số lượng nhất định
các quả non, để tập trung chất dinh dưỡng và hoocmon cho những quả khác.
Theo Trần Văn Hâu (2011), sự rụng trái non bắt đầu sau khi ra hoa cho đến 3-4
tuần sau khi hoa nở. Sự rụng trái non xảy ra nghiêm trọng khi nhiệt độ trên bề mặt lá từ
35-40oC hoặc khi cây bị khô hạn như ở vùng đất khô cằn ở miền Nam California hoặc ở
Nam Phi. Nhiệt độ cao và sự khô hạn nghiêm trọng làm cho khí khẩu bị đóng dẫn đến
giảm sự đồng hoá khí CO2 và sự rụng trái non gây ra bởi sự mất cân bằng của carbon.
Cam quýt có hiện tượng rụng quả sinh lý, thường một năm có hai đợt rụng
Đợt rụng quả sinh lý lần thứ nhất, thường xuất hiện vào thời kỳ quả còn nhỏ
(khoảng từ tháng 3, tháng 4). Đặc trưng của đợt rụng quả này là quả mang theo cả
cuống.
Đợt rụng quả sinh lý lần thứ hai. Quả rụng khi đường kính quả từ 3-4 cm, đặc
trưng của nó là quả rụng không cuống. Người ta đã theo dõi trên các giống cam
chanh và thấy rằng: hiện tượng rụng quả sinh lý gần như là tất yếu. Trước khi quả
16
rụng, tốc độ lớn của quả rất chậm. Sau mỗi đợt rụng trái, tốc độ lớn của quả tăng
lên rất nhanh.
Chồi có mang lá thường có tỉ lệ đậu trái cao hơn chồi không có lá. Thông thường
chồi có mang nhiều lá sẽ có tỉ lệ giữ trái đến khi trưởng thành cao nhất. Phát hoa mang lá
có tỉ lệ đậu trái cao hơn có lẽ do gia tăng sự đồng hoá CO2 và mức độ cung cấp
carbohydrate hoặc do sự nối các mạch nhựa được cải thiện để làm trung gian cho trái phát
triển bởi các chất điều hoà sinh trưởng từ các lá non mới hình thành (Trần Văn Hâu,
2011).
1.13
SỰ PHÁT TRIỂN TRÁI
Theo Trần Văn Hâu (2011) sự phát triển trái của cây có múi theo đường cong đơn
giản, gồm ba giai đoạn như các loại trái cây khác:
Giai đoạn phân chia tế bào: 4-6 tuần sau khi ra hoa
Sự phát triển kích thước trái:
− Chanh: 2-3 tháng
− Cam: hơn 6 tháng
Giai đoạn trưởng thành: ngắn hơn 2 tháng
Một số đặc tính của trái (như kích thước, hình dạng trái, cấu trúc và bề dày của con
tép) được xác định trong hai tháng đầu sau khi ra hoa. Cây mang nhiều trái ảnh hưởng rất
lớn đến tỉ lệ phát triển trái.
Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2011) thời gian chín của trái biến động
từ 7-14 tháng kể từ sau khi thụ phấn. Đối với cam Mật, thời gian này khoảng 7 tháng; cam
Sành 9-10 tháng; quýt 9-10 tháng; chanh, bưởi 6-8 tháng,…
17
1.14
ĐỘ CỨNG CỦA VỎ TRÁI
Khi trái chín, pectatcanxi gắn chặt các tế bào với nhau lập tức bị phân hủy dưới tác
dụng của enzyme pectinaza, kết cấu vách tế bào trở nên rời rạc và trái mềm ra. Quá trình
này xảy ra nhanh khi hàm lượng ethylene tăng lên. Độ cứng giảm khi trái chín đó là do sự
hoạt động của các enzyme pectinaza làm phân giải hợp chất pectin ở vách tế bào (Roe và
Bruemme,1981).
Theo Kakhana và Krivileva (1987) khi trái chín hoạt tính của enzyme
polygalacturonaza tăng, làm tăng hàm lượng pectin có liên quan đến độ cứng của trái, khi
hàm lượng calcium cao thì hoạt tính của enzyme polygalacturonaza giảm, giúp duy trì độ
cứng của trái.
1.15
SỰ THAY ĐỔI MÀU SẮC CỦA VỎ TRÁI
Sự thay đổi của các chất màu có thể xảy ra trong suốt qua trình phát triển, thành
thục và chín khi còn ở trên cây. Một số thay đổi có thể tiếp tục sau đó hay chỉ bắt đầu
ngay lúc thu hoạch, cho dù theo mong muốn hay ngoài ý muốn những thay đổi có thể
xuất hiện như sự mất chlorophyll, sự xuất hiện carotenoid (có màu vàng, xanh, đỏ),
anthocyanin và nhiều hợp chất phenol khác (Nguyễn Thị Tuyết Mai, 2005).
Theo Trần Minh Tâm (2000) trong quá trình bảo quản, màu sắc của diệp lục dễ bị
thay đổi dưới tác dụng của nhiệt độ, trong môi trường acid ion H+ dễ thay thế ion Mg2+
trong phân tử diệp lục làm cho nó mất màu xanh. Carotenoid có nhiều trong mô và vỏ trái
khi chín, khi chín carotenoid tồn tại cùng với diệp lục, nó mang tính chất của vitamin A,
rất dễ bị oxy hóa bởi không khí. Anthocyanin có nhiều trong trái, màu sắc thể hiện không
rõ, trong môi trường acid anthocyanin có màu đỏ, môi trường kiềm có màu xanh và môi
trường trung tính có màu hơi tím. Khi có muối kim loại trong môi trường, anthocyanin
biến thành màu xanh tím.
Theo Lê Thanh Phong (2011) trong giai đoạn chín, diệp lục tố sẽ phân hủy, nhóm
sắc tố màu Xanthophyll và Carotene trở nên chiếm ưu thế, màu sắc trái thay đổi từ xanh
sang vàng hay cam. Màu sắc khi chín ở vùng khí hậu Á nhiệt đới thường đẹp tươi hơn ở
18
vùng khí hậu Nhiệt đới (khi chín trái vẫn còn màu xanh nhạt). Theo Trần Văn Hâu
(2011), diệp lục tố bắt đầu bị phá huỷ khi nhiệt độ thấp hơn 130C.
1.16
HÀM LƯỢNG VITAMIN C THỊT TRÁI
Vitamin C chiếm tỉ lệ cao trong nhóm cam quýt có thể lên tới 130-170 mg/gam
trọng lượng, hàm lượng vitamin C giảm mạnh trong quá trình tồn trữ. Trong quá trình
chín, hàm lượng vitamin C giảm đi nhanh hơn do các quá trình khử trong các mô bị phá
hủy và không khí xâm nhập. Vitamin C là chất dễ bị oxy hóa và chuyển thành dạng
dehydroascobic, ở dạng này dễ bị phân hủy dưới tác dụng của nhiệt độ. (Quách Đĩnh và
ctv., 1996).
Theo Nguyễn Hoàng Thanh (2010), hàm lượng vitamin C biến thiên theo từng giai
đoạn cao nhất trong giai đoạn 105-195 ngày sau khi đậu trái và giảm ở thời điểm thu
hoạch, vị trí trái không ảnh hưởng đến hàm lượng vitamin C.
1.17
MỘT SỐ CÔN TRÙNG VÀ BỆNH GÂY HẠI TRÊN CÂY CAM
1.17.1 Côn trùng gây hại
Sâu Vẽ bùa (Phyllocnistis citrella Stainton)
Sâu gây hại chủ yếu trên các vườn ươm và các vườn tơ. Sau khi nở, sâu đục những
đường hầm ở mặt dưới lá để cạp ăn lớp tế bào nhu mô diệp lục. Sâu ăn tới đâu thường bài
tiết phân đến đấy, vệt phân thường kéo dài thành một đường lien tục, giống như sợi chỉ
dài. Đường đục thường thường rộng dần và kéo dài theo tuổi của sâu. Các đường đục này
khi khô đi có hình dạng những đường ngoằn ngoèo rất rõ trên lá vì vậy loại sâu gây hại
này được gọi là sâu vẽ bùa
Rầy Chổng cánh (Diaphorina citri Kuwayana)
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2002) Khi mật số cao, sự chích hút của rầy (thành
trùng và ấu trùng) làm cho chồi bị khô, rụng lá gây hiện tượng khô cành, làm ảnh hưởng
đến sự phát triển của cây và sự ra trái. Mật ngọt do rầy tiết ra có thể tạo điều kiện cho nấm
19
bồ hóng phát triển, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây. Mật số của rầy thường
thấp trên cam, quýt và cao trên chanh.
Sự gây hại nghiêm trọng nhất của rầy Chổng cánh hiện nay tại ĐBSCL là truyền vi
khuẩn Liberobacter asiaticum gây bệnh Greening (bệnh vàng lá gân xanh) cho các cam,
quýt, chanh, bưởi. và chính do khả năng này mà rầy Chổng cánh trở thành một đối tượng
dịch hại nguy hiểm nhất hiện nay cho nhiều vùng trồng cây có múi trên thế giới và cả Việt
Nam.
Một số biện pháp tổng hợp để phòng trị rầy Chổng cánh
-
Loại bỏ nguồn bệnh (Greening) ra khỏi vườn bằng cách nhổ bỏ những cây đã bị
nhiễm.
-
Trồng giống cây sạch bệnh
-
Điều khiển các đợt đọt non ra tập trung đễ dễ theo dõi và phát hiện sự hiện diện
của rầy chổng cánh từ nơi khác đến.
-
Không nên trồng các loại cây kiểng như Cần Thăng, Nguyệt Quới, Kim Quýt trong
vườn.
-
Nuôi kiến vàng Oecophylla smaragdina
-
Khi phát hiện thành trùng, có thể sử dụng các loại thuốc hóa học hoặc dầu khoáng
(Caltex-Oil/DCO trion hoặc DC-Tron Plus (C24) ở nồng độ 0.5%) để phòng trị.
-
Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu nhằm phát huy vai trò cảu thiên địch trong điều kiện
tự nhiên
1.17.2 Bệnh hại
Bệnh loét (Xanthomonas Campestris pv. Citri)
Theo Phạm Hoàng Oanh (2002) Bệnh gây hại trên cả lá, trái và cành. Bệnh thường
lây lan và gây hại nặng trong mùa mưa do độ ẩm không khí cao, hoặc do mưa làm văng
sang các lá khác, các vườn trồng dày thiếu chăm sóc, nhất là các vườn ươm cây con bị
bệnh rất nặng hoặc bón nhiều phân đạm bệnh sẽ nặng hơn.
20
Vết bệnh trên lá của cam, quýt, bưởi, hạnh,… hoặc trên trái quýt đường (xiêm) và trái
cam mật xung quanh có quần màu vàng. Bệnh nặng làm rụng lá, chết cành, trái sượng
không phát triển hoạc rụng. trong điều kiện ẩm độ cao trái bị nứt chảy nhựa cuối cùng trái
vàng và rụng đi.
Bệnh Vàng lá gân xanh (Liberrobacter asiaticum)
Bệnh này rất khó phân biệt với bệnh thiếu kẽm thuần túy. Bệnh thiếu kẽm thường
vùng xanh tạo thành đường thẳng, và triệu chứng thể hiện đồng loạt và ở diện rộng. Triệu
chứng đầu tiên trên lá già có những đốm vàng loang lổ. sau đó các lá đọt nhỏ lại, phiến là
ngả sang màu vàng, gân lá còn giữ màu xanh đầu tiên, chỉ một vài nhánh trên cây bị bệnh.
Bệnh nặng các lá nhỏ lại, mọc thẳng đứng (lá tai thỏ), và chì còn một ít gân còn
xanh (chủ yếu là gân chính). Bệnh nặng cả cây đều thể hiện triệu chứng, và có một vài
cành bị chết khô, cuối cùng là cả cây đều chết. trái ở những cây bị bệnh thường nhỏ nhạt
màu, múi bên trong chai sượng, chẻ dọc trái thấy trung trụ bị vặn vẹo, vỏ dày, hạt bị thui
hoặc lép.
1.18
BIỆN PHÁP BAO TRÁI
Theo Nguyễn Thị Tuyết Mai (2005), bao trái còn là biện pháp giúp hạn chế việc sử
dụng thuốc trừ nấm trong phòng trừ bệnh sau thu hoạch, làm giảm tỉ lệ tổn thương trái do
bệnh thối quả (Xanthomonas axonopodis pv. Citrus) và do côn trùng chích hút. Ngoài ra,
trái được bao sẽ tránh được hiện tượng rám nắng và vàng háp. Nhìn chung, biện pháp bao
trái không ảnh hưởng đến khối lượng, màu sắc và phẩm chất trái khi chín, ngược lại biện
pháp này còn góp phần tạo ra trái cây sạch, an toàn cho người sử dụng từ đó giá bán sẽ
cao hơn và có thể xuất khẩu sang những thị trường khó tính.
Biện pháp bao trái đạt được hiệu quả cao nhất trong năm biện pháp phòng trừ ruồi
đục trái. Bao trái không những trừ được ruồi, tránh được nhiều bệnh hại quan trọng mà
còn giúp nông dân sản xuất được trái cây sạch ngay khi cả mật độ ruồi cao. Hiện nay bao
trái cũng là biện pháp phòng trừ ruồi duy nhất tại một số nước châu Á (Mai Xuân Trúc,
2007).
21
Biện pháp bao trái trên cây cam Sành ở giai đoạn tiền thu hoạch đã không làm thay
đổi các chỉ tiêu về trọng lượng, độ Brix, acid tổng số, hàm lượng nước quả, vitamin C,
đường tổng số và đường khử so với trái không bao. Bao trái ở 12 tuần sau khi đậu trái làm
giảm tỷ lệ sâu bệnh ở mức thấp nhất (2,36%) nhưng chưa cải thiện được độ bóng sáng của
vỏ trái so với nghiệm thức bao trái vào thời điểm 16-20 tuần sau khi đậu trái (Nguyễn Thị
Tuyết Mai, 2005).
Theo Võ Thế Truyền và Nguyễn Thành Hiếu (2004), bao trái xoài cát Hòa Lộc
bằng polypropilen và bao giấy dày sậm màu giúp cải thiện màu sắc và độ sáng của vỏ trái,
màu sắc của thịt trái ngoài ra còn có ảnh hưởng giúp tăng trung bình khối lượng trái. Các
chỉ tiêu phẩm chất khác như độ Brix, hàm lượng đường, vitamin không bị thay đổi và
không bị thiệt hại do các loại sâu bệnh khi áp dụng biện pháp bao trái.
Theo Arakawa (2001), bao trái không làm thay đổi ảnh hưởng của ánh sáng và
nhiệt độ lên màu sắc của quả táo. Tuy nhiên, biện pháp này làm thay đổi mối quan hệ giữa
màu sắc vỏ trái và quá trình chín. Biểu hiện quá trình chín diễn ra nhanh hơn ở trái không
bao.
Theo Kim & Choi (2000, trích dẫn bởi Trần Liên Hương, 2011), sử dụng vật liệu
bao trái thích hợp ngăn ngừa đốm bệnh gây hại và cải thiện chất lượng trái cây có múi
(Citrus junos). Hầu hết bệnh gây hại trên trái xảy ra từ sau tháng 9 đến tháng 10, trong đó
bệnh đốm đen gây hại giảm từ 55-62% nhưng gia tăng bệnh đốm lá và đốm nâu. Ngoài ra,
sự tổn hại trái do ruồi đục quả và các côn trùng chích hút khác giảm đáng kể.
Theo Hofman và ctv., (1997) Bao túi cho quả làm giảm bệnh nấm sừng do
Colletotrichum và bệnh thối cuống (SER) do Dothoriell spp. gây ra và với thời gian được
bao dài hơn thì thường làm giảm tỉ lệ bệnh chung. Việc bao túi cho quả cũng làm tăng
diện tích màu vàng của vỏ vào thời điểm chín. Nếu tăng thời gian qaủ được bao trong túi
thì sẽ làm giảm tỷ lệ vỏ có màu đỏ. Nồng độ can-xi sẽ giảm nếu quả được bọc trong 56
ngày, nhưng sẽ không giảm nếu được bọc trong thời gian dài hơn (82-131 ngày). Các đặc
tính chất lượng khác của quả không bị ảnh hưởng của việc bao túi cho quả.
22
Bao có hai lớp, với một lớp trong màu đen đã cải thiện bề mặt quả một cách đáng
kể một số đặc điểm như bóng sáng, vỏ trơn mịn. Không có sự khác nhau về hàm lượng
chất rắn hòa tan giữa quả được bao và không bao. Hơn nữa, bao quả sẽ bảo vệ quả không
bị rám nắng và vàng háp (Pong và Li, 2001).
Việc bao quả bưởi năm roi trước thu hoạch vào thời điểm 8-10 tuần sau khi đậu
quả có hiệu tốt trong việc cải thiện hình dáng bên ngoài, cải thiện màu sắc vỏ hơn so với
đối chứng. Bao quả trước thời điểm 8 tuần không cải thiện được chất lượng quả, làm cho
quả có kích cỡ nhỏ hơn và dạng quả xấu hơn bình thường (Đỗ Minh Hiền, 2002).
Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2011) bao trái ngăn cản sự tổn thương
vật lý giữa các trái với nhau và tác động trực tiếp của môi trường, là một kỹ thuật ngăn
chận liên hệ giữa trái và côn trùng, đặc biệt là ruồi đục trái.
23
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 PHƯƠNG TIỆN
2.1.1 Thời gian và địa điểm
Đề tài được thực hiện tại vườn cam Dây ở ấp Tân Bình, xã Tân Khánh Trung,
huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Thời gian thực hiện từ 12/2010 đến 2/2011.
2.1.2 Đối tượng
Thí nghiệm được thực hiện trên giống cam Dây (Citrus sinensis (L) Osbesk var.
Day) có cùng độ tuổi (trên mười năm tuổi) được trồng trên đất phù sa ngọt và được chăm
sóc đồng đều.
2.1.3 Dụng cụ và thiết bị sử dụng
- Bao trái: Các loại bao được sử dụng trong thí nghiệm là bao Thái Lan, bao Đài
Loan và bao Nylon đen
Chú thích: ĐL: bao Đài Loan; TL: bao Thái Lan; Đ: bao nylon đen
Hình 2.1 Các loại bao trái được sử dụng trong thí nghiệm
Bao Thái Lan: là loại bao được nhập từ Thái Lan, có kích thước 19 x 30 cm được
làm từ loại giấy không thấm nước. Bao có cấu tạo gồm hai lớp: lớp ngoài bóng, có màu
24
vàng xám; Lớp trong có màu đen, mỏng hơn lớp ngoài. Ánh sáng không thể xuyên qua
được loại bao này.
Bao Đài Loan: có kích thước 17 x 32 cm, được làm bằng giấy màu trắng, không
thắm nước. Ánh sáng có thể xuyên qua được loại bao này.
Bao Nylon đen: được làm từ màng phủ nông nghiệp, có kích thước 19 x 30 cm.
Bao có hai lớp giống nhau, lớp màng phủ có màu xám được để ở ngoài. Ánh sáng không
thể xuyên qua được loại bao này
- Máy đo màu
- Cân điện tử
- Dụng cụ đo độ cứng
- Khúc xạ kế - Atago của Nhật dùng để đo độ Brix
- Thước kẹp: dùng để đo kích thước trái
Và các dụng cụ khác
2.1.4 Số liệu khí tượng
Số liệu được thu thập tại trạm khí tượng thủy văn của huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng
Tháp, gồm có nhiệt độ, ẩm độ và lượng mưa trung bình của năm 2011 (thời gian thực
hiện thí nghiệm ngoài đồng là từ tháng 12/2010 đến tháng 2/2011). Sau khi bao trái, trời
không có mưa và gió lớn, nhiệt độ và ẩm độ tương đối ổn định do đó không ảnh hưởng
đến chấn thương cơ học của trái và đây cũng là điều kiện không thích hợp để sâu bệnh
phát triển.
25
(a)
Lượng mưa
90
Ẩm độ
500
85
400
300
80
200
75
100
0
Ẩm độ trung bình tháng (%)
Lượng mưa trung bình tháng
(mm)
600
70
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Tháng
(b)
Nhiệt độ trung bình tháng oC
30
29
28
27
26
25
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Tháng
Hình 2.2: Số liệu khí tượng tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, năm 2011
(a). Lượng mưa trung bình và ẩm độ tương đối hàng tháng,
(b). Nhiệt độ trung bình hàng tháng