Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

ẢNH HƯỞNG của NỒNG độ PACLOBUTRAZOL lên sự RA HOA TRÊN MAI GIẢO (ochna integerrima) tại THÀNH PHỐ cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (746.2 KB, 79 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG

ĐỖ THỊ HIỀN
Tên đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ PACLOBUTRAZOL
LÊN SỰ RA HOA TRÊN MAI GIẢO (Ochna integerrima)
TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC

Cần Thơ, năm 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Tên đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ PACLOBUTRAZOL
LÊN SỰ RA HOA TRÊN MAI GIẢO (Ochna integerrima)
TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC

Giáo viên hướng dẫn:



Sinh viên thực hiện:

PGS. TS. Trần Văn Hâu

Đỗ Thị Hiền
MSSV: 3077262
Lớp: Nông Học B K33

Cần Thơ, năm 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP

Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Nông Học với đề tài: “ẢNH HƯỞNG CỦA
NỒNG ĐỘ PACLOBUTRAZOL LÊN SỰ RA HOA TRÊN MAI GIẢO (Ochna
intergerrima) TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ”.
Do sinh viên ĐỖ THỊ HIỀN thực hiện kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt
nghiệp.

Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2010
Cán bộ hướng dẫn

PGS. TS. Trần Văn Hâu

i



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành
Nông Học với đề tài: “ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ PACLOBUTRAZOL LÊN SỰ
RA HOA TRÊN MAI GIẢO (Ochna intergerrima) TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ”.
Do sinh viên ĐỖ THỊ HIỀN thực hiện và bảo vệ với hội đồng.
Luận văn tốt nghiệp được hội đồng đánh giá ở mức: ............................................................
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:.....................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

DUYỆT KHOA

Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2010

Trưởng khoa NN & SHƯD

Chủ tịch Hội Đồng

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu và kết quả trình
bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
luận văn nào trước đây.


Tác giả luận văn

Đỗ Thị Hiền

iii


LƯỢC SỬ CÁ NHÂN
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC:
Họ và tên: Đỗ Thị Hiền

Giới tính: Nữ

Ngày/ tháng/năm sinh: 11/11/1989

Dân tộc: Kinh

Cư trú: Xã Tân Phong – huyện Cai Lây – tỉnh Tiền Giang
Cha: Đỗ Văn Sạt

Nghề nghiệp: Buôn bán

Mẹ: Nguyễn Thị Kim Thủy

Nghề nghiệp: Buôn bán

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1996 – 2000: Học tại trường tiểu học Tân Phong II ở ấp Tân An - xã Tân Phong – huyện
Cai Lậy – tỉnh Tiền Giang.
2000 – 2004: Học tại trường trung học cơ sở Tân Phong ở xã Tân Phong – huyện Cai Lậy

– tỉnh Tiền Giang.
2004 – 2007: Học tại trường trung học phổ thông Lưu Tấn Phát ở xã Tam Bình – huyện
Cai Lậy – tỉnh Tiền Giang.
2007 – 2011: Học ngành Nông Học khóa 33 tại trường đại học Cần Thơ ở quận Ninh
Kiều – thành phố Cần Thơ.

Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2010
Người khai ký tên

iv


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng
Xin khắc ghi công ơn Cha Mẹ đã hết lòng nuôi con khôn lớn và ăn học thành tài.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
PGS. TS. Trần Văn Hâu, người đã gợi ý đề tài này, tận tình hướng dẫn và đã cho
tôi những lời khuyên bổ ích trong quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành tốt luận
văn tốt nghiệp.
Thầy Nguyễn Phước Đằng là người đã hết lòng giúp đở tôi trong suốt thời gian
học tập tại trường.
Quý thầy cô, anh chị bộ môn Di Truyền Giống Nông Nghiệp và bộ môn Khoa Học
Cây Trồng, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường đại học Cần Thơ đã
truyền dạy kiến thức, kinh nghiệm có ích cho em.
Cô Phan Thị Thanh Thủy đã tận tình hướng dẫn tôi cách xử lý số liệu thống kê.
Xin chân thành cảm ơn
Anh Phan Xuân Hà, Phan Văn Trọng Tính, Đoàn Minh Trí, Lê Minh Quốc, Cô
trong Vườn Mai và các bạn cùng lớp như: Mỹ An, Mỹ Xuyên, Bé Sáo… đã trao đổi kinh
nghiệm và giúp đở tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Thân gởi đến

Tất cả các bạn hai lớp Nông Học khóa 33 lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành
đạt trong tương lai.

Đỗ Thị Hiền
v


MỤC LỤC
Chương

Trang

DANH SÁCH HÌNH
DANH SÁCH BẢNG
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
TÓM LƯỢC
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................................1
1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................................................................2
1.1. VAI TRÒ CỦA HOA MAI TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN VIỆT NAM.........2
1.2. NGUỒN GỐC VÀ PHÂN BỐ...................................................................................2
1.3. ĐẶC TÍNH THỰC VẬT............................................................................................2
1.3.1. Thân ......................................................................................................................2
1.3.2. Rễ..........................................................................................................................2
1.3.3. Lá ..........................................................................................................................3
1.3.4. Hoa........................................................................................................................3
1.3.5. Hạt ........................................................................................................................3
1.4. NHU CẦU SINH THÁI CÂY MAI...........................................................................3
1.4.1. Đất trồng ...............................................................................................................4
1.4.2. Khí hậu .................................................................................................................4
1.4.2.1. Mưa .................................................................................................................4

1.4.2.2. Nhiệt độ...........................................................................................................4
1.4.2.3. Gió ..................................................................................................................4
1.4.2.4. Ánh sáng .........................................................................................................5
1.4.2.5. Ẩm độ .............................................................................................................5
1.5. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC ....................................................................5
1.5.1. Bón phân...............................................................................................................5
1.5.2. Tưới nước .............................................................................................................6
1.5.3. Cắt tỉa, tạo dáng ....................................................................................................6
1.5.4. Diệt trừ cỏ dại .......................................................................................................6
1.6. PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH .......................................................................................7
1.6.1. Một số côn trùng quan trọng gây hại trên mai .....................................................7
1.6.1.1. Sâu đục thân (Zeuzera sp.)..............................................................................7
1.6.1.2. Sâu tơ (Etiella zinckenella).............................................................................7
1.6.1.3. Bọ trĩ (Frankniliella sp.).................................................................................7
1.6.2. Một số bệnh hại quan trọng trên mai....................................................................7
1.6.2.1. Nấm Hồng (Cephaleuros virescens kunzze) ..................................................7
vi


1.6.2.2. Cháy lá (Pestalotia sp.)...................................................................................8
1.6.2.3. Thán thư (Colletotrichum sp.) ........................................................................8
1.7. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ RA HOA ...................................................8
1.7.1 Yếu tố ngoại cảnh ..................................................................................................8
1.7.1.1. Nhiệt độ...........................................................................................................8
1.7.1.2. Khô hạn...........................................................................................................9
1.7.2. Yếu tố nội sinh......................................................................................................9
1.7.2.1. Tuổi cây ..........................................................................................................9
1.7.2.2. Tỷ lệ C/N ......................................................................................................10
1.7.2.3. Chất điều hòa sinh trưởng.............................................................................10
1.8. QUY TRÌNH RA HOA............................................................................................11

1.8.1. Quá trình hình thành và phát triển của hoa.........................................................11
1.8.1.1. Nguồn gốc và sự hình thành .........................................................................11
1.8.1.2. Cảm ứng của sự ra hoa .................................................................................11
1.8.1.3. Sự tượng hoa.................................................................................................12
1.8.1.4. Sự tăng trưởng hoa........................................................................................13
1.8.2. Quy trình nở của hoa mai ...................................................................................13
1.9. ĐIỀU KHIỂN MAI RA HOA ĐÚNG TẾT .............................................................14
1.9.1. Ngày lặt lá...........................................................................................................14
1.9.2. Kỹ thuật lặt lá mai ..............................................................................................15
1.9.3. Một số phương pháp thúc và hãm cho mai nở sớm nở trễ .................................16
1.10. HÓA CHẤT PACLOBUTRAZOL ........................................................................16
1.10.1. Đặc tính của Paclobutrazol ...............................................................................16
1.10.2. Cách xử lý Paclobutrazol..................................................................................17
1.10.3. Hiệu quả của Paclobutrazol trong xử lý ra hoa ................................................18
1.10.4. Ảnh hưởng bất lợi và sự lưu tồn của Paclobutrazol đối với cây trồng.............18
2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................20
2.1. PHƯƠNG TIỆN .......................................................................................................20
2.1.1. Vật liệu thí nghiệm .............................................................................................20
2.1.2. Thời gian và địa điểm.........................................................................................20
2.1.3. Hóa chất, phân bón và thuốc phòng trừ sâu bệnh...............................................20
2.2. PHƯƠNG PHÁP......................................................................................................20
2.2.1. Bố trí thí nghiệm.................................................................................................20
2.2.2. Các chỉ tiêu theo dõi ...........................................................................................21
2.2.3. Quy trình canh tác...............................................................................................22
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................................24
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................................25
3.1. GHI NHẬN TỔNG QUÁT ......................................................................................25
3.2. SỰ RA CHỒI SAU KHI PHUN PACLOBUTRAZOL...........................................25
3.2.1. Thời gian xuất hiện và tỷ lệ ra chồi trên mai Giảo .............................................25
3.2.2. Sự tăng trưởng của chồi......................................................................................26

3.2.3. Tổng số lá trên chồi và kích thước lá .................................................................28
3.2.4. Ảnh hưởng của PBZ lên sự biến dạng của lá và tỷ lệ xoăn của lá trên chồi ......30
vii


3.3. SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA NỤ HOA.....................................................................31
3.4. TỔNG SỐ NỤ HOA TRÊN CÂY ...........................................................................34
3.5. QUÁ TRÌNH NỞ HOA............................................................................................35
3.5.1. Thời gian bung “vỏ trấu”....................................................................................35
3.5.2. Số búp trên nụ.....................................................................................................36
3.5.3. Tỷ lệ nụ nở..........................................................................................................37
3.5.4. Đặc điểm hoa ......................................................................................................39
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................43
PHỤ CHƯƠNG

viii


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tựa hình

Trang

3.1

Hiện tương mai nở sớm và sâu hại tấn công lên nụ hoa. (a) mai nở
trước khi lặt lá, (b) và (c) búp hoa mai bị sâu tấn công nên không nở

được.

25

3.2

Ảnh hưởng của nồng độ PBZ đến sự tăng trưởng chiều dài (cm) của
chồi mai Giảo xuất hiện sau khi xử lý PBZ tại Cần Thơ, 2009.

27

3.3

Ảnh hưởng của nồng độ PBZ đến chiều dài (cm) chồi mai Giảo xuất

27

hiện sau khi xử lý PBZ tại Cần Thơ, 2009.
3.4

Ảnh hưởng của PBZ đến sự sinh trưởng của chồi trên mai Giảo tại
Cần Thơ, 2009. (a) chồi đối chứng, (b) chồi xử lý PBZ ở nồng độ
600 ppm.

28

3.5

Ảnh hưởng của PBZ đến sự sinh trưởng của chồi trên mai Giảo tại
Cần Thơ, 2009. (a) chồi đối chứng, (b) chồi xử lý PBZ ở nồng độ

600 ppm.

29

3.6

Triệu chứng chứng lá bị xoăn dưới ảnh hưởng của PBZ lên lá mai

30

Giảo tại Cần Thơ, 2009. (a) Đối chứng, (b) Nghiệm thức xử PBZ
3.7

Ảnh hưởng của nồng độ PBZ đến tỷ lệ (%) lá xoăn trên chồi mai

31

Giảo tại Cần Thơ, 2009.
3.8

Ảnh hưởng của nồng độ PBZ lên chiều dài và đường kính (cm) nụ

32

hoa mai Giảo tại Cần Thơ, 2009.
3.9

Ảnh hưởng của nồng độ PBZ lên sự tăng trưởng chiều dài (cm) nụ

33


hoa mai Giảo tại Cần Thơ, 2009.
3.10

Ảnh hưởng của nồng độ PBZ lên sự tăng trưởng đường kính (cm)
nụ hoa mai Giảo tại Cần Thơ, 2009.

ix

33


3.11

Ảnh hưởng của nồng độ PBZ lên tổng số nụ hoa trên cây mai Giảo

34

tại Cần Thơ, 2009.
3.12

Ảnh hưởng của nồng độ PBZ đến thời gian (ngày) từ khi lặt lá đến

35

khi nụ hoa bung “vỏ trấu” trên mai Giảo tại Cần Thơ, 2009.
3.13

Ảnh hưởng của nồng độ PBZ đến số búp trên nụ mai Giảo tại Cần


36

Thơ, 2009.
3.14

Ảnh hưởng của PBZ ở nồng độ 700 và 800 ppm đến tỷ lệ nở của

38

mai Giảo tại Cần Thơ, 2009.
3.15

Hiện tượng cánh hoa bị nhăn ở nồng độ 500 và 600 ppm so với đối

40

chứng (a) và sự xuất hiện những chùm hoa có cánh bị chẻ thùy ở
nồng độ 600 ppm (b) trên mai Giảo tại Cần Thơ, 2009.
3.16

Ảnh hưởng của nồng độ PBZ đến kích thước của hoa mai Giảo tại
Cần Thơ, 2009. (a) nồng độ 600 ppm và (b) nồng độ 800 ppm.

x

40


DANH SÁCH BẢNG
Hình


Tựa hình

Trang

1.1

Bảng phân tích các yếu tố đến việc trổ hoa nhanh hay chậm.

15

2.1

Lịch bón phân cho mai ở từng giai đoạn sinh trưởng.

23

3.1

Ảnh hưởng của nồng độ PBZ đến tỷ lệ (%) và ngày xuất hiện chồi

26

mới sau khi xử lý PBZ lên mai Giảo tại Cần Thơ, 2009
3.2

Ảnh hưởng của nồng độ PBZ đến tổng số lá trên chồi và kích thước

29


lá (cm) của chồi xuất hiện sau khi xử lý PBZ trên mai Giảo tại Cần
Thơ, 2009.
3.3

Ảnh hưởng của của nồng độ PBZ đến tỷ lệ nụ bung vỏ trấu (%) và

38

tỷ lệ nụ nở (%) của mai Giảo tại Cần Thơ, 2009.
3.4

Ảnh hưởng của nồng độ PBZ đến đường kính hoa (cm), số cánh hoa
và thời gian nở (ngày) của một hoa trên mai Giảo tại Cần Thơ, 2009.

xi

39


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
PBZ

Paclobutrazol

âl

Âm lịch

GA


Gibberellin

xii


ĐỖ THỊ HIỀN. 2010. Ảnh hưởng nồng độ xử lý Paclobutrazol lên sự ra hoa trên mai
Giảo (Ochna intergerrima) tại thành phố Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp ngành Nông Học.
Bộ môn Di Truyền Giống Nông Nghiệp. Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng.
Trường đại học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: PGS. TS. Trần Văn Hâu.

TÓM LƯỢC
Đề tài được thực hiện mục đích nhằm tìm ra nồng độ PBZ thích hợp nhằm để kích
thích sự hình thành mầm hoa trên cây mai Giảo (Ochna intergerrima). Thí nghiệm được
thực hiện tại Vườn Mai hẻm 69, đường Vành Đai Phi Trường, phường An Hòa, quận
Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Thí nghiệm được bố trí theo theo thể thức hoàn toàn ngẩu
nhiên một nhân tố là nồng độ Paclobutrazol (0, 500, 600, 700 và 800) ppm. Tổng cộng có
5 nghiệm thức với 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng với một cây và tổng số cây là
20. Thời điểm phun PBZ vào ngày 15 tháng 9 (âl). Kết quả cho thấy phun PBZ với nồng
độ 800 ppm có hiệu quả làm tăng số nụ trên cây nhưng PBZ lại không có tác dụng làm
gia tăng số búp trên nụ. Thêm vào đó, phun PBZ ở nồng độ 600, 700 và 800 còn có tác
dụng kéo dài thời gian nở của hoa. Tuy nhiên xử lý PBZ ở nồng độ 700 và 800 ppm đã
ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của chồi (tỷ lệ ra chồi thấp, chiều dài chồi ngắn, lá bị
xoăn và kích thước nhỏ), giảm tỷ lệ nụ nở, hoa nhỏ và kéo dài thời gian bung “vỏ trấu”.

xiii


MỞ ĐẦU
Mai (Ochna integerrima) là loài hoa đã được người dân Việt Nam biết đến và
yêu thích từ rất lâu. Đặc biệt là người Miền Nam, tới mỗi độ Tết đến người ta lại thấy

những cây mai vàng khoe sắc rực rở để đón chào một năm mới.
Tết đến, ai cũng muốn chọn cho mình những cây mai có dáng hình đẹp, nhiều
hoa và đầy sức sống. Đây cũng chính là mối quan tâm của nhiều nhà vườn là làm sao
mai có thể nở đúng ngày, đồng loạt, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.
Theo điều tra của Nguyễn Quang Vinh (2008) cho thấy thì hiện tại các nhà vườn và
thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp ít quan tâm đến việc xử lý hóa chất trong kỹ thuật
trồng mai mà chỉ dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu. Việc lặt lá để mai ra hoa là phải
phụ thuộc vào từng cây, chứ không phải muốn lặt ngày nào là lặt…(Việt Chương,
2000). Nên để một cây mai ra hoa nhiều và đồng loạt vào ngày Tết là không dễ. Do
vậy, người trồng mai cứ chịu cảnh mai nở sớm, nở muộn, bông thì lại ít.
Vì thế, điều cấp thiết nhất hiện nay là chúng ta phải nghĩ đến việc sử dụng hoá
chất trong việc xử lý ra hoa trên mai nhằm hỗ trợ thêm cho các nhà vườn. Theo Trần
Văn Hâu (2009) Paclobutrazol có tác dụng tăng tỷ lệ ra hoa và ra hoa tập trung. Việc
sử dụng Paclobutrazol để xử lý ra hoa trên mai cũng có những bước đầu nghiên cứu.
Hà Thị Kim Vàng (2009) trong quá trình nghiên cứu cho thấy kết quả trên mai Giảo
phun Paclobutrazol vào thời điểm 15/9 âl thì có hiệu quả kích thích phân hoá mầm
hoa, làm tăng số nụ trên cây.
Vì vậy, đề tài này nhằm tiếp tục thực hiện mục đích tìm ra nồng độ
Paclobutrazol thích hợp để mai nở đồng loạt, hoa nhiều, đảm bảo sức sống và chủ
động được trong việc trồng và xử lý ra hoa trên mai đem lại hiệu quả kinh tế cao cho
nhà vườn và tăng thêm sắc màu cho ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

Trang 1


CHƯƠNG I
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 VAI TRÒ CỦA HOA MAI TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN VIỆT NAM
Trong đời sống tinh thần: Hoa mai tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và
hạnh phúc suốt năm cho cả gia đình (Việt Chương, 2000). Nhân dân ta đều tin rằng

mai nhà nào nở đúng dịp Tết đầu năm thì gia đình đó thường gặp “may mắn” quanh
năm (Nguyễn Khắc Trung và Phạm Minh Thu, 1997).
Trong đời sống vật chất: Mai dùng để làm cảnh, chơi hoa trong dịp Tết Nguyên
Đán ở Miền Nam. Cây mai cho hoa đẹp nở vào dịp Tết Nguyên Đán ở các tỉnh phía
nam nên dùng làm cây trang trí. Về y học, vỏ mai có vị đắng làm thuốc giúp tiêu hoá,
thuốc bổ (Trần Hợp, 2002). Theo Nguyễn Khắc Trung và Phạm Minh Thu (1997) vỏ
mai dùng làm thuốc bổ, chữa khí huyết suy nhược ăn ngủ không yên.
1.2 NGUỒN GỐC VÀ PHÂN BỐ
Cây mai có tên khoa học là Ochna integerrima, thuộc họ mai Vàng Ochnaceae
(Phạm Hoàng Hộ, 1999). Mai vốn là cây rừng hoang dại (Việt Chương, 2000 và Trần
Hợp, 2002). Mai được phân bố ở những nước châu Á nhiệt đới: Ấn Độ, Myanma,
Thái Lan, Mã Lai, Nam Trung Quốc và Việt Nam (Trần Hợp, 2002).
1.3 ĐẶC TÍNH THỰC VẬT
1.3.1 Thân
Theo Trần Hợp (2002) mai thuộc thân gỗ cao 12 – 14 m, thân tròn màu nâu
xám, cành nhánh nhiều. Do cây mai thân gỗ, sống lâu năm, nên ông cha ta trồng mai
làm kiểng (Việt Chương, 2005). Gốc to, thân xù xì, nhiều cành nhánh. Thân mai rất
cứng nhưng có độ dẽo nên có thể uốn, sửa cành theo ý muốn (Huỳnh Văn Thới,
2002).
1.3.2 Rễ
Rễ mai thuộc loại rễ trụ, cứng giòn, có nhiều rễ phụ (Huỳnh Hoàng Thắng,
2001). Cây to có bộ rễ lớn nổi lên (Huỳnh Văn Thới, 2002). Mai có vô số rễ bàng
Trang 2


mọc tua tủa quanh đoạn cổ rễ, có nhiệm vụ hút chất trong tầng đất mặt để nuôi cây
(Việt Chương, 2005). Rễ mai phát triển kém và mai là cây khó ra rễ bất định (Đặng
Phương Trâm, 2005).
1.3.3 Lá
Lá đơn mọc gần cụm đầu cành, hình thuỗn, đầu tù, đuôi thuôn đều, phiến mỏng,

mép lá có hình răng cưa nhỏ, gân bên nhiều xếp gần nhau (Trần Hợp, 2002). Theo
mô tả của Phạm Hoàng Hộ (1999) thì lá có hình bầu dục, dai dai, không lông, gân
phụ 8 – 10 cặp, bìa có răng cưa thấp.
1.3.4 Hoa
Hoa mai thường mọc từ nách lá. Ngoài tự nhiên tự rụng lá vào mùa đông và ra
hoa vào mùa xuân (Huỳnh Văn Thới, 2002). Theo Mai Trần Ngọc Tiếng (2002) nụ
bắt đầu tượng và thấy được vào tháng tám âm lịch, nụ lớn dần sau đó bung vỏ trấu rồi
nở. Hoa trổ 15 ngày sau khi lặt lá (Phạm Hoàng Hộ, 1999). Hoa nở 3 ngày thì tàn
(Huỳnh Văn Thới, 2002; Đặng Phương Trâm, 2005). Mỗi hoa có 5 cánh đài màu
xanh, có thể một lớp hay nhiều lớp cánh (Đặng Phương Trâm, 2005). Hoa mọc thành
chùm, cánh mỏng, dễ rụng, màu vàng (Huỳnh Thị Dung và Nguyễn Vũ, 2002).
1.3.5 Hạt
Hạt có nhiều hạch nhỏ, hạt nhỏ màu vàng xanh và không cuống xếp quanh đế
hoa (Trần Hợp, 2000). Hạt khi chín chuyển sang màu đen (Thái Văn Thiện, 2007).
1.4 NHU CẦU SINH THÁI CÂY MAI
1.4.1 Đất trồng
Theo Việt Chương (2005) thì cây mai không quá kén đất trồng nhưng cây mai
kỵ đất bị úng nước. Vì thế đất trồng phải tơi xốp và thoát nước tốt (Nguyễn Văn Hai,
2007). Bên cạnh đó, đất trồng mai phải đầy đủ chất dinh dưỡng thì cây mai mới phát
triển xanh tốt được.
Đất trồng cây mai bao gồm: 70% đất thịt (đất thịt nên lấy từ chổ bứng mai về
đem trồng) đất phù sa miền Tây là tốt nhất, 10% đất cát, 10% xơ dừa mục và 10%
Trang 3


phân hữu cơ thật hoai, tất cả đều được trộn và phơi nắng cho diệt khuẩn (Việt
Chương, 2005). Theo Hà Thiện Thuyên (2008) cho rằng các nhà vườn thường dùng
hỗn hợp: 80% đất thịt tơi nhuyễn và 20% phân hữu cơ hay là 70% đất thịt tơi nhuyễn
với 30% phân hữu cơ. Điều quan trọng nhất là tơi xốp, đủ oxy cho rễ cây (Huỳnh
Văn Thới, 2002).

1.4.2 Khí hậu
1.4.2.1 Mưa
Trong những vùng có lượng mưa từ 1.5000 – 2.000 mm là nơi phù hợp thậm chí
ở những nơi lượng mưa nhiều hơn cũng không ảnh hưởng mấy đến khả năng sinh
trưởng và phát triển của mai (Trần Văn Mười và Nguyễn Thanh Minh, 2007). Mùa
mưa giúp cây mai sinh trưởng tốt, mùa mai thay lá và trổ hoa nếu trùng với mùa nắng
ấm áp rất thích hợp cho mai (Việt Chương và Phúc Nguyên, 2005).
1.4.2.2 Nhiệt Độ
Mai thích hợp với những nơi có khí hậu nóng ẩm nhiệt độ từ 25 đến 300C là tốt
nhất (Việt Chương, 2005; Hà Thiện Thuyên, 2007). Cây mai chịu được khí hậu cao
hơn trong nhiều ngày, nhiều tháng nhưng dưới 100C thì cây mai sinh trưởng kém (Hà
Thiện Thuyên, 2007), nhiệt độ dưới thấp 150C cây hút nước và dinh dưỡng kém đi,
dẫn đến nám lá và dễ rụng, ở giai đoạn nụ có thể kéo dài thời gian nở của hoa. Ở
nhiệt độ cao hơn 350C cây mai dễ bị cháy lá, lá mau già và rụng sớm (Thái Văn
Thiện, 2007).
1.4.2.3 Gió
Cây mai không trốc gốc, đổ ngã vì gió to do có rễ cái khá dài và vươn xa (Việt
Chương, 2000). Dù vậy nhưng cây mai vẫn thích những vùng gió nhẹ (Việt Chương
và Phúc Nguyên, 2005). Thích hợp cho mai vẫn là những vùng có sức gió thấp
khoảng 2 – 3 m/giây. Theo Trần Văn Mười và Nguyễn Thanh Minh (2007) gió lớn
thường xuyên sẽ làm lá cây bị khô héo do bốc thoát hơi nước qua lá quá nhanh, quan
trọng nhất gió to sẽ làm nụ mai mất nước nhiều khô héo và rụng đi, khiến cho cây
khó ra hoa đúng mùa.
Trang 4


1.4.2.4 Ánh sáng
Theo Đào Mạnh Khuyến (1996) mai là loài cây ưa sáng. Ánh sáng là yếu tố
quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của mai Vàng (Nguyễn Văn Hai,
2007), ngày dài và nhiều ánh sáng là điều kiện cho mai (Huỳnh Hoàng Thắng, 2001).

Số giờ nắng trong năm trên 2.000 giờ tại Nam Bộ mới thích hợp với cây mai (Việt
Chương và Phúc Nguyên, 2005). Nếu để mai trong mát sẽ làm cho nó không phát
triển dẫn tới hiện tượng thối rễ, suy cành … (Thu Ngọc, 2010)
1.4.2.5 Ẩm độ
Cây mai chịu được khoảng chênh lệch ẩm độ khá cao. Cây mai ghép trồng trong
giai đoạn đầu cần độ ẩm không khí lớn hơn 70% nhằm đảm bảo cây vận chuyển chất
dinh dưỡng và nước mạnh giúp quá trình hình thành mô sẹo nhanh, chồi và vết
thương không bị khộ héo (Huỳnh Hoàng Thắng, 2001).
1.5 KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
1.5.1 Bón phân
Bón phân cho mai là một khâu rất quan trọng giúp mai sinh trưởng và phát triển
tốt cho bông nở đúng dịp mong muốn. Đối với mai mới trồng hoặc đã cho bông sau
Tết cần phải bón phân ngay (Nguyễn Xuân Trường, 2008). Bón thúc phân chính là
bù đắp lại và cung cấp thêm đầy đủ điều kiện cho mai tiếp tục sinh trưởng mạnh mẽ
chuẩn bị cho mùa hoa kế tiếp. Trước Tết, nên bắt tay vào việc chăm sóc mai bằng
cách bón thúc để tăng thêm sức sống cho mai (Trần Văn Mười và Nguyễn Thanh
Minh, 2007). Khi nụ hoa gần nở cần bón thêm phân Kali cho nụ hoa cứng cáp, màu
sắc tươi đẹp hơn và lâu tàn (Trần Văn Lâm, 2006).
Cây mai thích hợp với phân chuồng và phân bổi (phân rác mục) kế đó là phân
bánh dầu (Việt Chương, 2000). Trồng mai chỉ nên xem việc bón phân hữu cơ là loại
phân chính còn vô cơ chỉ xem là phụ, chỉ bón kết hợp ít thôi (Trần Văn Hai, 2007).

Trang 5


1.5.2 Tưới nước
Nguyên tắc tưới là giữ cho gốc mai luôn ẩm suốt năm (Đặng Phương Trâm,
2005; Trần Văn Hai, 2007). Nước rất quan trọng cho cây mai, thiếu nước cây mai
khô héo và rụng lá. Nước tưới phải không có phèn, không mặn nếu tưới nước máy có
nhiều chất Chlor thì hứng dự trữ một ngày cho bay hết Chlor mới tưới (Huỳnh Văn

Thới, 2005). Đối với mai trồng đại trà ngoài vườn, mùa nắng mỗi ngày hoặc cách
một ngày phải tưới cho mai một lần mới tốt. Tưới vào gốc và phun nước với tia nhỏ
lên khắp tán lá lại tốt hơn. Đối với mai trồng trong chậu thường bị khô vì đất chứa
trong chậu quá ít, nên không giữ ẩm được vì vậy mai trồng trong chậu phải tưới mỗi
ngày, một ngày tưới hai lần sáng chiều (Hà Thiện Thuyên, 2007). Nên tưới vào lúc
sáng sớm (trước 9 giờ) hoặc tưới vào lúc chiều lúc ánh nắng không còn gay gắt (Việt
Chương, 2000).
1.5.3 Cắt tỉa, tạo dáng
Chỉnh hình tạo tán để dễ dàng chăm sóc và điều khiển cây, có tác dụng cho
thân, cành phân bố hợp lý, tận dụng không gian, tăng cường sự đồng hóa các chất
trong cây, rút ngắn khoảng cách giữa thân cành và bộ rễ. Việc tạo cành cần làm sớm
khi cây còn nhỏ (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2004).
Theo Nguyễn Quang Vinh (2008) việc cắt tỉa cũng được chú ý tập trung vào
giai đoạn sau Tết để tạo chồi mới và lần cuối cùng vào giai đoạn ra hoa để cây ra hoa
đẹp và tập trung. Bón phân tưới nước chu đáo, để cây mai ra tượt mới, do có nhiều
tượt mới nên chỉ để lại một số tượt cần thiết đúng theo yêu cầu. Còn lại phải tỉa bớt
để tập trung dinh dưỡng nuôi cây (Nguyễn Danh Vàn, 2005).
1.5.4 Phòng trừ cỏ dại
Cỏ tranh chất dinh dưỡng của phân được bón vào đất với mai. Đối với cỏ trong
chậu nên nhổ bằng tay, tưới nước cho đất mềm để dễ nhổ hết gốc (Việt Chương,
2000). Theo Lê Thanh Phong (2005) cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng xảy
ra trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây, đôi khi cỏ dại lấy dinh dưỡng còn nhiều
hơn cây trồng và là ký chủ của sâu bệnh giúp sâu bệnh lan truyền và lưu tồn.
Trang 6


1.6 PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH
1.6.1 Một số côn trùng quan trọng gây hại trên mai
1.6.1.1 Sâu đục thân (Zeuzera sp.)
Sâu đục cây bằng cách đục vào một lổ nhỏ bằng đầu que nhan vào nhánh cây,

thân cây chui vào trong đó âm thầm đục rổng lõi gỗ và làm chết phần cây mà nó đục
vào (Việt Chương, 2005). Ta phải tìm chỗ nào sâu đục vào thân cây, lấy dao mũi
nhọn khoét theo dấu sâu ăn mà bắt giết sâu hoặc đổ thuốc trừ sâu vào (Huỳnh Văn
Thới, 2002).
1.6.1.2 Sâu tơ (Etiella zinckenella)
Đây là giống sâu nhỏ chuyên ăn lá mai non, cũng có thể xuất hiện quanh năm,
đặc biệt là mùa mai ra lá non (Việt Chương, 2005). Chúng nhả những sợi tơ nhện
quấn các đầu lá non và ăn dần cho đến khi hết đọt lá non (Trần Văn Mười và Nguyễn
Thanh Minh, 2007). Sâu có thể chui vào trong nụ hoa, làm nụ hoa không nở được
(Huỳnh Văn Thới, 2002).
1.6.1.3 Bọ trĩ (Frankniliella sp.)
Bọ trĩ gây hại trên đọt và lá non. Cây bị bọ trĩ thường lá bị cuốn xuống mặt
dưới, đuôi lá và rìa lá bị cuốn lại (Đặng Phương Trâm, 2005). Chúng thường gây hại
vào mùa khô, khi mùa mưa đến mật độ bù lạch giảm dần. Trưởng thành và ấu trùng
đều chích hút nhựa của những đọt non, những lá bị hại sẽ mất dần chất dinh dưỡng,
không phát triển bình thường được, nhỏ lại, mép lá bị cháy, nếu nặng có thể làm
giảm cả lá non, đọt non của cây mai bị cháy, lá còi cọc xơ xác không phát triển được
(Nguyền Danh Vàn, 2008).
1.6.2 Một số bệnh hại quan trọng trên mai
1.6.2.1 Nấm Hồng (Cephaleuros virescens Kunzze)
Nấm Hồng thường xuất hiện ở những cây có tán rậm rạp hay nơi đất trồng quá
ẩm ướt, chúng thường bám vào những chổ của cành thân mai bị nứt nẻ (Trần Văn
Mười và Nguyễn Thanh Minh, 2007). Triệu chứng lúc đầu của nấm Hồng là những
đốm vàng màu hồng, khiến cho cành, thân mai khô nhựa mà chết. Lá mai chỗ bị bệnh
Trang 7


sẽ có màu vàng, xanh loang lỗ rồi rụng dần (Nguyễn Danh Vàn, 2008). Triệu chứng
này là do rong Cephaleuros virescens Kunzze gây nên, từ “nấm Hồng” chỉ là cách
gọi của người dân.

1.6.2.2 Bệnh cháy lá (Pestalotia sp.)
Bệnh gây hại trên lá. Vết bệnh thường xuất hiện từ mép lá, chóp lá đôi khi giữa
phiến lá. Ban đầu vết bệnh chỉ là những đốm nhỏ màu nâu hình dạng bất định, sau đó
vết bệnh lớn dần và liên kết tạo thành những mảng lớn, xung quanh có quầng vàng
(Huỳnh Thanh Long, 2008). Bệnh nặng lá bị cháy khô và rụng (Trần Thị Thu Thủy
và Nguyễn Thị Thu Cúc, 2008).
1.6.2.3 Thán thư (Colletotrichum sp.)
Bệnh thường hại trên lá. Triệu chứng bệnh thường bắt đầu từ chóp lá, phiến lá
hoặc ở giữa lá. Trên vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ màu nâu. Sau đó vết bệnh
lớn dần và có hình dạng bất định màu nâu đỏ, viền nâu đậm, xung quanh có quầng
vàng (Huỳnh Thanh Long, 2008). Phòng trừ bệnh này bằng cách phun các loại thuốc:
Vicarben, CoC 85, Dithiane, Tilt super hoặc phun Topsin 0,1%, Zinc 0,1% (Hai,
1999).
1.7 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ RA HOA
Theo Lê Văn Bé (2007) sự ra hoa của cây nói chung và cây hoa nói riêng phụ
thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Ánh sáng, nhiệt độ, tương quan sinh trưởng và phát
triển và hàm lượng các chất điều hòa sinh trưởng.
1.7.1 Yếu tố ngoại cảnh
1.7.1.1 Nhiệt độ
Theo Đặng Phương Trâm (2005) thời tiết có sự liên quan mật thiết đến sự ra hoa
của mai. Nguyên tắc: “Lạnh hoa nở chậm, nóng hoa nở sớm”. Bằng chứng là miền
Nam, năm nào mà thời tiết cuối năm hay thay đổi như mưa nhiều hoặc giá lạnh thì
mai cũng không nở đúng ngày (Việt Chương, 2000) hay vào thời điểm bông gần trổ
nếu gặp thời tiết lạnh thì bông sẻ bị nín (Thu Ngọc, 2010). Ảnh hưởng của nhiệt độ
Trang 8


thấp là nhiệt độ dưới nhiệt độ tối hảo cho sự sinh trưởng. Sự thọ hàn chỉ được dùng
để kích thích hoặc thúc đẩy ra hoa bởi xử lý nhiệt độ thấp như là một nguyên tắc, sự
khởi phát hoa trong thời kỳ thọ hàn như hoa chỉ xuất hiện ở điều kiện có nhiệt độ

thích hợp cho sự sinh trưởng (Trần Văn Hâu, 2005). Nếu nhiệt độ không thích hợp,
cây ngừng phát triển hoặc là rơi vào trạng thái ngủ hoặc tiếp tục phát triển sinh
dưỡng không chuyển sang sự ra hoa (Grodzinxki, 1981 trích dẫn bởi Nguyễn Thị
Ngọc Linh, 2008).
1.7.1.2 Khô hạn
Do vai trò sinh lý của nước rất quan trọng đối với thực vật, khi thiếu nước tất cả
các chức năng sinh lý như quang hợp, hô hấp, dinh dưỡng khoáng và các hoạt động
sống có thể bị xáo trộn (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2004). Khô hạn là yếu tố
quan trọng ảnh hưởng lên sự ra hoa của mai Vàng. Cây bị khủng hoảng thiếu nước
bộ lá sẽ bị rụng và có hiện tượng ra hoa, nếu bị khô hạn kéo dài, trong lá mai có
chiều hướng giảm hàm lượng auxin và abscisic acid (ABA) tăng lên khiến cây mai ra
hoa sớm hơn (Thái Đàm Minh Thư, 2002). Cây ra hoa bất thường thì sẽ giảm hẳn sức
sống, thậm chí sẽ không ra hoa vào dịp Tết (Đặng Phương Trâm, 2005).
1.7.2 Yếu tố nội sinh
1.7.2.1 Tuổi cây
Thực vật ra hoa đều theo cơ chế tự điều tiết theo tuổi cây, đến độ tuổi xác định,
tùy giống (yếu tố di truyền) sẽ xuất hiện tương quan các hoocmon, hình thành các
gradient của trạng thái trưởng thành trong mô phân sinh đỉnh, kiểm tra sự phân hóa
các tế bào theo hướng tạo mầm hoa thay vào tạo mầm lá (Nguyễn Như Khanh, 2006).
Cây trưởng thành đáp ứng với sự ra hoa tốt hơn cây còn tơ (Trần Văn Hâu, 2005).
Khi một cây già hơn và lớn hơn thì có khuynh hướng ra hoa ngày càng trở nên chắc
chắn (Nguyễn Đình Sâm, 1995). Có nhiều loài thực vật chỉ ra hoa khi đạt tới tuổi cây
nhất định (Trương Thị Đẹp, 1999).

Trang 9


1.7.2.2 Tỷ lệ C/N
Theo Klebs (1913) trích dẫn bởi Trần Văn Hâu (2005) cho rằng sự ra hoa được
kiểm soát bởi trình trạng dinh dưỡng của cây, đó là sự cân bằng chất dinh dưỡng mà

cây đạt được từ không khí và đất. Vũ Công Hậu (1999) cho rằng phải có sự cân đối
giữa hai nguồn thức ăn tức là tỷ lệ C/N để cây phát dục bình thường. Một tỷ lệ C/N
nội sinh cao kích thích cho sự ra hoa (Trần Văn Hâu, 2009). Carbohydrate có vai trò
quan trọng trong sự chuyển đổi giữa tính non và trưởng thành, thể hiện ở nhiều thực
vật khi chế độ ánh sáng thấp làm giảm carbohydrate tới ngọn cây gây sự trẻ hóa kéo
dài (Taiz và Zeiger, 1991 trích dẫn bởi Nguyễn Thị Ngọc Linh, 2008). Thực tế
nghiên cứu về tỷ lệ C/N, người ta thấy rằng tỷ lệ C/N cao mà chủ yếu là C cao cũng
kích thích sự ra hoa của cây (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2004). Ngoài ra tỷ
số C/N còn liên quan đến hàm lượng ethylen và IAA trong cây (Lê Văn Bé, 2007).
1.7.2.3 Chất điều hòa sinh trưởng
Chất điều hòa sinh trưởng thực vật hay còn gọi là phytohoocmon (Ngô Mạnh
Xuân và ctv., 2006), đóng vai trò quan trọng nhất. Thân lá sinh trưởng mạnh mẽ làm
chậm quá trình hình thành hoa và ngược lại hình thành hoa sẽ làm chậm và ngừng
sinh trưởng của các cơ quan sinh dưỡng, mối quan hệ này được xem xét chủ yếu trên
quan điểm hoocmon. Sự sinh trưởng, sự ra hoa là kết quả của sự quy định về cân
bằng giữa hai nhóm chất có tác dụng đối kháng về sinh lý: Kích thích sinh trưởng và
ức chế sinh trưởng (Vũ Văn Vụ và ctv., 1998). Sự hình thành mầm hoa chịu sự ảnh
hưởng của các yếu tố nội sinh mà quan trọng là yếu tố nội sinh GAs và ABA. Vai trò
của Giberrellin là yếu tố quan trọng làm thay đổi trạng thái sinh trưởng dinh dưỡng
sang sinh dục (Trần Văn Hâu, 2004). Khi lá mai càng trưởng thành thì sự tích lũy
GAs nội sinh giảm xuống, tỷ lệ nghịch với sự tăng lên của ABA nội sinh và có tác
động lên sự hình thành mầm hoa (Võ Ngọc Vui, 2008). Do đó, sự ra hoa thì tỷ lệ
nghịch với hàm lượng GA trong lá ở giai đoạn nhú mầm hoa (Nguyễn Hoàng Anh,
2004).

Trang 10


×