Tải bản đầy đủ (.pdf) (0 trang)

ẢNH HƯỞNG của NỒNG độ và THỜI điểm PHUN NITRAT KALI TRƯỚC THU HOẠCH đến PHẨM CHẤT TRÁI dâu hạ CHÂU tại HUYỆN PHONG điền TP cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (586.16 KB, 0 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG

PHẠM THỊ MỸ XUYÊN

ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ VÀ THỜI ĐIỂM PHUN
NITRAT KALI TRƯỚC THU HOẠCH ĐẾN PHẨM
CHẤT TRÁI DÂU HẠ CHÂU(Baccaurea ramiflora)
TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN
TP. CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: NÔNG HỌC

Cần Thơ, 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
----oOo---

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: NÔNG HỌC

Tên đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ VÀ THỜI ĐIỂM PHUN
NITRAT KALI TRƯỚC THU HOẠCH ĐẾN PHẨM
CHẤT TRÁI DÂU HẠ CHÂU(Baccaurea ramiflora)


TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN
TP. CẦN THƠ
Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

PGS.TS. TRẦN VĂN HÂU

PHẠM THỊ MỸ XUYÊN
MSSV: 3073221
Lớp Nông Học K33B

Cần Thơ, 2010


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nghiên cứu khoa học trước đây.

Tác giả luận văn

PHẠM THỊ MỸ XUYÊN

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG

-oOo-

Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI ĐIỂM VÀ NỒNG ĐỘ PHUN
NITRAT KALI TRƯỚC THU HOẠCH ĐẾN PHẨM
CHẤT TRÁI DÂU HẠ CHÂU (Baccaurae ramifrlora)
TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN
TP. CẦN THƠ
Do sinh viên Phạm Thị Mỹ Xuyên thực hiện và đề nạp.
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2010
Cán bộ hướng dẫn

PGS.Ts. Trần Văn Hâu

iii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
-oOoHội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn đính kèm với đề tài :

ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI ĐIỂM VÀ NỒNG ĐỘ PHUN
NITRAT KALI TRƯỚC THU HOẠCH ĐẾN PHẨM
CHẤT TRÁI DÂU HẠ CHÂU (Baccaurae ramifrlora)
TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN
TP. CẦN THƠ
Do sinh viên Phạm Thị Mỹ Xuyên thực hiện và bảo vệ trước Hội Đồng.

Ngày … tháng … năm 2010
Luận văn được đánh giá ở mức :
Ý kiến Hội Đồng :…………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………...
…...……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...

Cần Thơ, ngày …. tháng … năm 2010
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
Duyệt của Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
CHỦ NHIỆM KHOA

iv


TIỂU SỬ CÁ NHÂN

Họ và tên

: Phạm Thị Mỹ Xuyên

Ngày sinh

: 07 – 08 – 1987

Nơi sinh

: Ngã Năm – Sóc Trăng


Họ tên cha

: Phạm Văn Lợi

Nghề nghiệp

: Làm ruộng

Họ tên mẹ

: Nguyễn Thị Hạnh

Nghề nghiệp

: Làm ruộng

Nguyên quán

: xã Mỹ Bình – huyện Ngã Năm – tỉnh Sóc Trăng.

Quá trình học tập :
Đã tốt nghiệp phổ thông trung học tại trường phổ thông trung học Lê Văn
Tám, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng, năm 2006.
Vào trường Đại Học Cần Thơ năm 2007, học lớp Nông Học khóa 33, khoa
Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, đã tốt nghiệp kỹ sư ngành Nông Học năm
2010.

v



LỜI CẢM TẠ

Kính dâng
Cha mẹ suốt đời tận tụy hết lòng vì con lòng biết ơn thiêng liêng nhất. Gia
đình thân yêu của tôi đã nuôi nấng tôi trưởng thành.
Thành kính biết ơn
Thầy Trần Văn Hâu đã tận tình hướng dẫn, gợi ý và cho những lời khuyên
hết sức bổ ích trong việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Thầy Nguyễn Phước Đằng và Thầy Nguyễn Lộc Hiền là cố vấn học tập của
lớp Nông Học khóa 33 và tất cả quý thầy cô trong khoa Nông Nghiệp và Sinh Học
Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ đã dẫn đường và truyền đạt nhiều kiến thức,
kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tại trường.
Chân thành cảm ơn.
Anh Lê Minh Quốc, anh Phạm Văn Trọng Tính và các anh chị (phòng thí
nghiệm Dinh dưỡng Cây Trồng, bộ môn Khoa học Cây Trồng, khoa Nông Nghiệp
và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ) đã nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ và
tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
Các bạn Tính, Hiền, Lâm, Vy, Thi, Liến, An, Nguyên, Đương, Vũ đã luôn
giúp đỡ và chia sẻ cùng tôi những khó khăn cũng như buồn vui trong suốt thời gian
thực hiện đề tài này.
Thân gởi lời chúc may mắn, hạnh phúc và thành công đến tất cả các bạn lớp
Nông Học khóa 33, những người bạn đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian học tập tại trường.

vi


Phạm Thị Mỹ Xuyên, 2010. “Ảnh hưởng của thời điểm và nồng độ phun Nitrat
kali trước thu hoạch đến phẩm chất dâu Hạ Châu (baccaurae ramiflora) tại
huyện phong Điền TP. Cần Thơ”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Nông Học,

khoa Nông nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ. Cán bộ
hướng dẫn: PGS.TS. Trần Văn Hâu.

TÓM LƯỢC
Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu xác định thời điểm và nồng độ nitrat
kali xử lý thích hợp nhất để có thể nâng cao phẩm chất trái dâu Hạ Châu
(Baccaurae ramiflora) sau thu hoạch. Thí nghiệm hai nhân tố đã được thực hiện tại
các thời điểm lần lượt là 30 ngày, 45 ngày và 30 + 45 ngày trước khi thu hoạch
(TTH). Mỗi thí nghiệm được xử lý cùng một loại hóa chất (KNO3) và 3 nồng độ
khác nhau 0%, 0,5% và 1%. Thí nghiệm được thực hiện tại vườn dâu 11 năm tuổi
và 7 năm tuổi của hộ nông dân ở huyện Phong Điền – TP. Cần Thơ. Chọn ra các
cây tương đương nhau, đánh dấu 5 chùm trái/cây đến khi trái được 140 ngày sau khi
đậu trái thì tiến hành thu mẫu và đem về phòng thí nghiệm của bộ môn Khoa học
Cây Trồng Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng phân tích phẩm chất trái về
hàm lượng acid trong trái, Tổng chất hòa tan, tỷ lệ TSS/TA,Vitamin C, hàm lượng
nước trong trái và hàm lượng nitrat trong trái. Kết quả được ghi nhận như sau: Xử
lý KNO3 vào giai đoạn trước khi thu hoạch không có ảnh hưởng lên năng suất và
thành phần năng suất trái. Ở nồng độ 0,5% có tác dụng giúp trái có trị số màu cao
nhất (38,13), giảm TA (0,89). Ở nồng độ 1% tăng hàm lượng chất khô trong thịt trái
(16,84%). Còn ở nồng độ 0,5% hoặc 1% thì TSS tăng cao, tăng tỷ lệ TSS/TA và
hàm lượng vitamin C cũng tăng (2,33 – 2,78 mg/ 100g) trong thịt trái dâu Hạ Châu.
Còn thời điểm thì vào thời điểm 45 ngày TTH có tác dụng gia tăng trị số màu vỏ
trái, tăng hàm lượng chất khô thịt trái, đồng thời cũng tăng tỷ lệ TSS/TA. Vào thời
điểm 30 ngày TTH làm giảmTA, tăng tỷ lệ TSS/TA. Còn nếu xử lý ở cả ba thời
điểm thì làm tăng hàm lượng TSS và vitamin C.

vii


MỤC LỤC

Trang phụ bìa

i

Lời cam đoan

ii

Chứng nhận luận văn tốt nghiệp

iii

Trang hội đồng

iv

Lý lịch cá nhân

v

Lời cảm tạ

vi

Tóm lược

vii

Mục lục


viii

Danh sách bảng

x

Danh sách hình

xii

MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2

1.1 NGUỒN GỐC VÀ PHÂN BỐ.

2

1.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT DÂU HẠ CHÂU TẠI HUYỆN PHONG
ĐIỀN, TP. CẦN THƠ.

2

1.3 ĐẶC TÍNH THỰC VẬT

3


1.4 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỄN CỦA TRÁI

4

1.5. SỰ BIẾN ĐỔI DẶC TÍNH SINH LÝ VÀ SINH HÓA CỦA TRÁI
SAU THU HOẠCH

4

1.5.1. Biến đổi về sinh lý

4

1.5.2. Biến đổi về sinh hoá

6

1.6 PHÂN KALI NITRATE

8

1.6.1 Đặc tính hóa lý của Kali nitrate (KNO3)

8

1.6.2 Vai trò của nitrate kali (KNO3) đối với cây trồng

8


1.6.3. Sự hấp thu dinh dưỡng qua lá

12

1.6.4 Hiệu quả của KNO3 lên phẩm chất trái

13

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

15
15

2.1 PHƯƠNG TIỆN
2.1.1 Thời gian và địa điểm

15

viii


2.1.2 Vật liệu thí nghiệm

15
15

2.2 PHƯƠNG PHÁP
2.2.1 Bố trí thí nghiệm

15


2.2.2 Quy trình xử lý

16

2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi

17

2.2.4 Phương pháp phân tích

18

2.2.5 Quy trình canh tác

21

2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU

22

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN

23

3.1: NĂNG SUẤT VÀ THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT

23

3.1.1: Trọng lượng chùm trái và số trái / chùm


23

3.1.2: Trọng lượng trái, trọng lượng vỏ, trọng lượng hạt

24

3.1.3: Tỷ lệ ăn được

25
28

3.2 KÍCH THƯỚC TRÁI
3.2.1 Chiều dài và đường kính trái

27

3.2.2: Màu sắc vỏ trái

29

3.2.3: Độ dày vỏ trái

31

3.3: PHẨM CHẤT TRÁI

32

3.3.1: Hàm lượng chất khô trong trái


32

3.3.2: Tổng số chất rắn hòa tan TSS (OBrix)

33

3.3.3: Hàm lượng acid trong trái (TA)

35

3.3.4: Tỷ lệ TSS/TA

37

3.3.5: Hàm lượng vitamin C thịt trái

39

3.3.6 Hàm lượng nitrate trong thịt trái

41

3.4: TỒN TRỮ TRÁI DÂU HẠ CHÂU

43

3.4.1: Sự thay đổi trọng lượng trái qua thời gian tồn trữ

43


3.4.2: Kết quả đánh giá cảm quan trái qua thời gian tồn trữ

45

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

51

TÀI LIỆU THAM KHẢO

52

PHỤ CHƯƠNG

56

ix


DANH SÁCH BẢNG
Bảng
2.1

2.2

3.1

3.2a


3.2b

3.3

3.4a

3.4b

3.5

3.6

Tên Bảng

Trang

Bảng tổ hợp các nghiệm thức phun nitrat kali trên dâu Hạ Châu
tại huyện Phong Điền – TP. Cần Thơ, 2009 và 2010.

16

Phương pháp đánh giá cảm quan trái dâu Hạ Châu tại huyện
Phong Điền, TP Cần Thơ năm 2010.

19

Trọng lượng chùm trái (g) và số trái/chùm của trái dâu Hạ Châu
dưới sự ảnh hưởng của thời điểm và nồng độ xử lý KNO3 trước
thu hoạch tại huyện Phong Điền – TP. Cần Thơ, 2010.


23

Trọng lượng trái (g), trọng lượng vỏ (g), trọng lượng hạt (g) trái
dâu Hạ Châu dưới sự ảnh hưởng của thời điểm và nồng độ xử
lý KNO3 trước thu hoạch tại huyện Phong Điền – TP. Cần Thơ,
2009.
Trọng lượng trái (g), trọng lượng vỏ (g), trọng lượng hạt (g) của
trái dâu Hạ Châu dưới sự ảnh hưởng của thời điểm và nồng độ
xử lý KNO3 trước thu hoạch tại huyện Phong Điền – TP. Cần
Thơ, 2010.

24

25

Tỷ lệ ăn được của trái dâu Hạ Châu dưới sự ảnh hưởng của thời
điểm và nồng độ xử lý KNO3 trước thu hoạch tại huyện Phong
Điền – TP. Cần Thơ, 2010.

26

Chiều dài (cm) và đường kính (cm) trái dâu Hạ Châu dưới sự
ảnh hưởng của thời điểm và nồng độ xử lý KNO3 trước thu
hoạch tại huyện Phong Điền – TP. Cần Thơ, 2009.

28

Chiều dài (cm) và đường kính (cm) trái dâu Hạ Châu dưới sự
ảnh hưởng của thời điểm và nồng độ xử lý KNO3 trước thu
hoạch tại huyện Phong Điền – TP. Cần Thơ, 2010.


29

Trị số màu sắc (ΔE) trong không gian màu (L, a, b) của vỏ trái
dâu Hạ Châu dưới sự ảnh hưởng của thời điểm và nồng độ xử lý
KNO3 trước thu hoạch tại huyện Phong Điền – TP. Cần Thơ,
2010.
Độ dày vỏ trái (cm) dâu Hạ Châu dưới sự ảnh hưởng của thời
điểm và nồng độ xử lý KNO3 trước thu hoạch tại huyện Phong
Điền – TP. Cần Thơ, 2010.

x

30

31


3.7

3.8

3.9

3.10

3.11

Hàm lượng chất khô (%) trái dâu Hạ Châu dưới sự ảnh hưởng
của thời điểm và nồng độ xử lý KNO3 trước thu hoạch tại huyện

Phong Điền – TP. Cần Thơ, 2010.
Tổng số chất rắn hòa tan TSS (oBrix) trong thịt trái dâu Hạ Châu
dưới sự ảnh hưởng của thời điểm và nồng độ xử lý KNO3 trước
thu hoạch tại huyện Phong Điền – TP. Cần Thơ, 2009.
Hàm lượng acid (TA) trong thịt trái (g/L) dâu Hạ Châu dưới sự
ảnh hưởng của thời điểm và nồng độ xử lý KNO3 trước thu
hoạch tại huyện Phong Điền – TP. Cần Thơ, 2010.
Hàm lượng nitrate (mg/kg) trong thịt trái dâu Hạ Châu dưới sự
ảnh hưởng của thời điểm và nồng độ xử lý KNO3 trước thu
hoạch tại huyện Phong Điền – TP. Cần Thơ, 2010.

33

34

37

42

Tỷ lệ trọng lượng trái dâu Hạ Châu bị mất sau khi tồn trữ trong
điều kiện phòng thí nghiệm, 2010.
44

3.12

Bảng đánh giá cảm quan qua các thời gian tồn trữ của trái dâu
Hạ Châu tại huyện Phong Điền – TP. Cần Thơ, 2010
48

xi



DANH SÁCH HÌNH
Hình
3.1

3.2

3.3

3.4a

3.4b

3.5

Tên hình
Tỷ lệ ăn được (%) của trái dâu Hạ Châu dưới sự ảnh hưởng
của nồng độ và thời điểm xử lý KNO3 trước thu hoạch tại
huyện Phong Điền – TP. Cần Thơ, 2009.
Hàm lượng tổng số chất rắn hòa tan TSS (OBrix)trong thịt trái
dâu Hạ Châu dưới sự ảnh hưởng của thời điểm và nồng độ xử
lý KNO3 trước thu hoạch tại huyện Phong Điền – TP. Cần Thơ,
2010.

Trang

26

35


Hàm lượng tổng acid (TA) g/L trong thịt trái dâu Hạ Châu
dưới sự ảnh hưởng của thời điểm và nồng độ xử lý KNO3 trước
thu hoạch tại huyện Phong Điền – TP. Cần Thơ, 2009.

36

Tỷ lệ TSS/TA của trái dâu Hạ Châu dưới sự ảnh hưởng của
thời điểm và nồng độ xử lý KNO3 trước thu hoạch tại huyện
Phong Điền – TP. Cần Thơ, 2009.

38

Tỷ lệ TSS/TA trong thịt trái dâu Hạ Châu dưới sự ảnh hưởng
của thời điểm và nồng độ xử lý KNO3 trước thu hoạch tại
huyện Phong Điền – TP. Cần Thơ, 2010.

39

Hàm lượng vitamin C (mg/100g) của trái dâu Hạ Châu dưới sự
ảnh hưởng của thời điểm và nồng độ xử lý KNO3 trước thu
hoạch tại huyện Phong Điền – TP. Cần Thơ, 2009.

40

Hàm lượng vitamin C (mg/100g) thịt trái dâu Hạ Châu dưới sự
ảnh hưởng của thời điểm và nồng độ xử lý KNO3 trước thu
hoạch tại huyện Phong Điền – TP. Cần Thơ, 2010.

41


3.7

Các vết nấm xuất hiện trên vỏ trái sau 4 ngày tồn trữ

46

3.8

Các nghiệm thức của quá trình tồn trữ trái dâu Hạ Châu dưới
sự ảnh hưởng của thời điểm và nồng độ xử lý KNO3 trước thu
hoạch tại phòng thí nghiệm, 2010.

46

Nghiệm thức đối chứng và các nghiệm thức xử lý KNO3 ở các
thời điểm và nồng độ khác nhau của trái dâu Hạ Châu tại huyện
Phong Điền – TP. Cần Thơ, 2010.

47

3.6

3.9

xii


MỞ ĐẦU
Dâu thuộc loài Baccaurea ramiflora Lour. Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

hiện nay, dâu có nhiều giống khác nhau như dâu Bòn Bon, dâu Xanh, dâu Xiêm và
dâu Hạ Châu. Do giống dâu Hạ Châu có đặc tính thơm ngon, vị ngọt thanh hơn các
giống dâu khác, nhờ vậy mà nó đã có mặt trên đất Tây Đô hơn 40 năm nay và là
giống được ưa chuộng nhất. Dâu Hạ Châu sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh,
dễ trồng, cây trồng từ 3 – 3,5 tuổi có thể cho ra trái (Phạm Văn Út và Mai Nam,
2007).
Dâu được trồng ở một số tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long như ở Chợ
Lách (Bến Tre), Long Mỹ (Hậu Giang) và Phong Điền (Cần Thơ) (Lê Văn Bé và ctv.,
(2003). Riêng giống dâu Hạ Châu được trồng ở huyện Phong Điền cho giá trị kinh tế

rất cao và khi nhắc đến Phong Điền thì nhiều người lại nhớ đến cái mùi thơm đặc
trưng và một hương vị chua chua ngọt ngọt của trái dâu Hạ Châu ở đây.
Theo Đường Hồng Dật (2002), KNO3 thường được bón vào cuối thời kỳ sinh
trưởng của các loại cây trồng. Kali có vai trò làm tăng phẩm chất nông sản và góp
phần làm tăng năng suất cây trồng, tăng hàm lượng đường trong trái, màu sắc trái
đẹp, hương vị trái thơm và tăng khả năng bảo quản của trái. Phạm Văn Út và Mai
Nam (2007) cho biết thông thường trong một trái dâu có từ 3 – 4 múi, trong đó có
khoảng 2 múi ngọt và 2 múi chua. Như vậy, làm cho trái dâu có độ ngọt đồng đều là
yêu cầu bức xúc đối với người trồng dâu Hạ Châu tại phong Điền.
Đề tài “ Ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun Nitrat kali trước thu
hoạnh đến phẩm chất trái dâu Hạ Châu (Baccaurea ramiflora) tại huyện Phong
Điền Thành Phố Cần Thơ” được thực hiện nhằm tìm ra nồng độ và thời điểm bón
phân thích hợp để làm tăng phẩm chất trái dâu Hạ Châu, giúp trái to, màu sắc đẹp,
ngon ngọt hơn và bán được cao giá hơn.


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 NGUỒN GỐC VÀ PHÂN BỐ.
Baccaurea ramiflora (họ Phyllanthaceae). Nó được tìm thấy khắp nơi ở

Châu Á, nhiều nhất là Mã Lai và Ấn Độ. Theo Phạm Hoàng Hộ (2003), Baccaurea
ramiflora là cây ăn trái thứ yếu ở Việt Nam được trồng từ miền Bắc đến đảo Phú
Quốc. Đoàn Nhân Ái và ctv. (2007) cho biết, ở Thừa Thiên Huế hiện có ba giống
dâu đang được trồng phổ biến là dâu Tiên, dâu Đất và dâu Lá, trong đó, dâu Tiên là
cây đặc sản của Thừa Thiên Huế, tập trung ở xã Lộc Điền khoảng 5.000 m2. Ngoài
ra, dâu Tiên còn được trồng nhiều ở phường Kim Long, xã Hương Hồ, Hương Thọ
và Hương Long.
Theo Lê Văn Bé và ctv. (2003), dâu được trồng nhiều ở Phong Điền (Cần
Thơ), Long Mỹ (Hậu Giang), Chợ Lách (Bến Tre) và còn được trồng rải rác ở một
số tỉnh hay khu vực thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long. Dâu Hạ Châu cũng như dâu
Xiêm, dâu Bòn Bon đều thuộc giống Baccaurea nhưng mỗi giống có đặc điểm và
phẩm chất trái khác nhau (Đỗ Ngọc Thanh, 2009). Khi nói đến huyện Phong Điền
thì nghĩ đến nay giống dâu Hạ Châu được chọn lọc từ các giống địa phương và
được trồng chủ yếu ở xã Nhơn Ái, xã Mỹ Khánh và thị trấn Phong Điền. Hiện nay,
ở huyện Phong Điền cây dâu đang được phát triển rất mạnh, được nhiều người biết
đến và còn góp phần vào việc phục vụ du lịch sinh thái, tăng thêm vẻ đẹp tự nhiên
tại địa phương này.
1.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT DÂU HẠ CHÂU TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN,
TP. CẦN THƠ.
Phong Điền là một huyện vùng ven Thành phố Cần Thơ, có diện tích tự
nhiên 12.359,57 ha và hiện có gần 200 ha trồng dâu Hạ Châu. Ở đây có hợp tác xã
(HTX) Dâu Hạ Châu thành lập vào năm 2004 tại huyện Phong Điền và thương hiệu
Dâu Hạ Châu đã được xây dựng từ năm 2006. Hợp tác xã có 18 xã viên, với diện
tích canh tác trên 20 ha tập trung chủ yếu ở thị trấn Phong Điền và xã Nhơn Ái.
(Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Phong Điền, 2010).


3
1.3 ĐẶC TÍNH THỰC VẬT
Theo Phạm Hoàng Hộ (2003), dâu ta là cây đại mộc cao 10 – 15 m, lá thon

ngược, kích thước 10 – 20 x 3 – 9 cm, đầu nhọn, có mũi, đáy nhọn, dày, không
lông, gân phụ 6 – 8 cặp, cuống 1,5 – 2,0 cm, chùm thông có 6 – 10 tiểu nhụy, quanh
nhụy cái lép, hoa cái có noãn sào có lông, phì quả giống bòn bon, to đến 3 cm, quả
bì dày, dòn và không dính vào trục, có ngăn, mỗi ngăn có một múi lép, n = 3.
Theo Haegens và Welzen (2000), Baccaurea ramiflora Lour cao 13 m, cành
chính khoẻ, lá kèm 2,5 – 6,0 x 1,0 – 2,5 mm, cuốn lá dày 10 – 36 mm, phiến lá hình
elip từ 7,1 – 25,5 x 2,9 – 8,8 cm, lá mỏng, mặt trên không có tuyến dạng đĩa, có 4 –
9 gân. Phát hoa mọc ra từ thân chính hay nhánh của cây, từ một đến nhiều phát hoa
tập trung một chỗ, dài 8,5 – 15,5 cm. Đường kính hoa 1,1 – 4,0 mm, màu vàng,
cuống 0,8 – 2,6 mm, đài hoa 4 hoặc 5, hình dạng khác nhau từ 1,0 – 2,4 x 0,5 – 1,4
mm, nhụy hoa 5 – 8, dài 0,7 – 2,1 mm, chỉ nhụy dài 0,5 – 0,9 mm, thẳng, nhụy hoa
dưới nách lá đến thân, đường kính nhụy 3 – 8 mm, đầu nhụy không có cuốn, dài 0,5
mm, không có dạng thuỳ.
Baccaurea ramiflora thuộc loại cây đơn tính biệt chu (cây đực và cây cái
riêng) để cây cho trái thì phải có sự thụ phấn từ hoa của cây đực sang nướm nhụy
hoa cái, cho nên trước đây khi trồng dâu Hạ Châu nhà vườn trồng xen cây đực trong
vườn. Tỷ lệ là 10% và bố trí xen kẻ đều trong vườn thì tỷ lệ đậu trái mới cao (Phạm
Văn Út và Mai Nam, 2007). Nhưng việc trồng 10% cây đực trong vườn thì gặp trở
ngại lớn là chiếm diện tích đất vườn trong khi đó cây đực không cho trái, chúng góp
phần làm giảm năng suất, giảm thu nhập, tốn công chăm sóc. Sau này nhờ cải tiến
kỹ thuật nên người dân đã ghép nhánh đực trên cây cái nhằm bổ sung hạt phấn cho
hoa dâu cái và không tốn diện tích trồng cây đực, hay người dân có thể treo hoa đực
trên nhánh cây cái vào lúc hoa nở. Theo Lê Văn Bé và ctv. (2003), có thể bổ sung
thêm hạt phấn cho hoa dâu cái bằng cách hoà bông đực vào nước rồi phun lên cây
cái.
Theo Phạm Văn Út và Mai Nam (2007), dâu Hạ Châu có ba thời điểm thu
hoạch, vụ nghịch thu hoạch vào tháng 5 âm lịch, vụ mùa chín vào tháng 8 âm lịch
và vụ muộn vào tháng 11 âm lịch. Dâu Hạ Châu trái có màu vàng nhạt, vỏ mỏng,



4
buồng trái dài, mỗi trái có từ 3 – 4 múi, trái có vị chua chua ngọt ngọt và có mùi
thơm đặc trưng riêng.
1.4 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA TRÁI
Theo Dương Ngọc Sương (2009), kích thước trái dâu tăng nhanh vào giai
đoạn 30 – 45 ngày sau khi đậu trái do đây là giai đoạn phân chia tế bào nên kích
thước trái phát triển rất mạnh. Giai đoạn phát triển trái tiếp theo kích thước trái phát
triển chậm lại do thịt trái bắt đầu hình thành làm gia tăng trọng lượng trái nhưng
không gia tăng khích thước trái. Cũng giống như kết quả của Huỳnh Việt Thy
(2009), sự phát triển khích thước trái tăng chậm từ ngày thứ 90 đến ngày thứ 140
sau khi đậu trái cả về chiều dài và chiều rộng. Thịt trái bắt đầu hình thành từ tuần
đầu tiên sau khi đậu trái, sau đó tăng chậm từ 30 – 90 ngày sau khi đậu trái và tăng
nhanh từ 90 ngày đến thu hoạch. Trong quá trình phát triển trái sự tăng trọng lượng
nhanh vào ba thời điểm 40, 90 và 120 ngày sau khi đậu trái (Lê Minh Quốc, 2008).
1.5. SỰ BIẾN ĐỔI ĐẶC TÍNH SINH LÝ VÀ SINH HÓA CỦA TRÁI SAU
THU HOẠCH
1.5.1. Biến đổi về sinh lý
Sau khi thu hoạch trái quá trình chín của trái bắt đầu diễn ra. Biểu hiện qua
việc thay đổi các đặc tính sinh lý, sinh hoá, cũng như màu sắc của trái sau khi thu
hoạch. Như tăng cường độ hô hấp, giảm độ cứng, lượng diệp lục tố bị biến đổi, trái
tăng cường tổng hợp carotenoid, hàm lượng tinh bột trong trái giảm, lượng đường
hoà tan gia tăng và có sự phân giải pectin thành dạng hoà tan (Hartmann, 1992;
trích dẫn bởi Lê Xuân Biên, 2008).
ï Cường độ hô hấp và sự giảm khối lượng tự nhiên
Quá trình chín của trái phụ thuộc vào cường độ hô hấp. Theo Hà Văn Thuyết
và Trần Quang Bình (2002), cường độ hô hấp sau khi thu hoạch xảy ra càng cao thì
trái càng mau chín. Hô hấp là một quá trình tạo ra các dạng năng lượng cần thiết
nhằm duy trì sự sống. Đây là quá trình mà các hợp chất hữu cơ được dự trữ, hình
thành trong quá trình phát triển như các sản phẩm quang hợp, acid hữu cơ, lipid,
protein sẽ bị oxy hoá thành CO2, hơi nước và ATP hữu dụng (Nguyễn Mạnh Khải

và ctv., 2006).


5
Trong quá trình này sự hô hấp nghiên về phía yếm khí, quá trình thủy phân
tăng lên, tinh bột bị thủy phân, lượng acid giảm xuống, trái càng chín càng có vị
ngọt do tinh bột biến thành đường đồng thời saccharose bị thủy phân thành glucose,
fructose, lượng saccharose tuy bị thủy phân nhưng vẫn tăng lên vì quá trình tích tụ
nhiều hơn thủy phân. Lượng acid hữu cơ giảm vì có quá trình tác dụng giữa acid với
rượu để tạo thành este và do hiện tượng hô hấp nên lượng rượu dùng để tổng hợp
este ít hơn lượng rượu tạo thành bởi quá trình hô hấp yếm khí, vì vậy rượu trong trái
vẫn tăng lên (Trần Minh Tâm, 2000). Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến
hoạt động của enzyme, ẩm độ không khí thì quyết định đến bốc thoát hơi nước của
trái khi hô hấp, còn các thành phần không khí như O2, CO2, C2H4 cũng có ảnh
hưởng lớn đến hô hấp của trái.
Theo Quách Đĩnh và ctv. (1996), sự giảm khối lượng tự nhiên là sự giảm
khối lượng do bay hơi nước và tổn hao các chất hữu cơ trong khi hô hấp. Trong đó
khoảng 75 – 85% sự giảm trọng lượng là do sự mất hơi nước còn 15 – 25% là do
tiêu hao chất khô trong quá trình hô hấp. Sự bốc thoát hơi nước của nông sản sau
thu hoạch là quá trình nước tự do trong nông sản khuếch tán ra bên ngoài môi
trường. Sự bốc thoát hơi nước tùy thuộc vào mức độ háo nước của hệ keo trong tế
bào, cấu tạo và trạng thái của mô bao che, đặc điểm và mức độ bị dập cơ học, độ ẩm
và nhiệt độ của môi trường xung quanh, tốc độ chuyển động của không khí, độ chín
của trái, thời hạn và phương pháp bảo quản, cùng các yếu tố khác như cường độ hô
hấp và sự sinh ra nước. Hô hấp làm giảm khối lượng tự nhiên, tiêu hao thành phần
dinh dưỡng của trái.
ï Sự thay đổi màu sắc vỏ trái
Sau khi tách khỏi cây mẹ, diệp lục tố không được tổng hợp thêm mà sẽ bị
phân hủy dưới tác dụng của một số enzyme và màu sắc của trái sẽ thay đổi qua quá
trình chín. Sự thay đổi màu sắc của vỏ trái trong tiến trình chín được biểu hiện qua

hai hiện tượng: thứ nhất là sự giảm diệp lục tố trong khi trái chín, do có sự giảm tỷ
lệ hàm lượng diệp lục tố a làm cho màu lục biến mất; thứ hai là sự tổng hợp các sắc
tố như carotenoid, lycopene, anthocynin tạo nên màu sắc đặc trưng cho trái (Lê Văn
Hoà và Nguyễn Bảo Toàn, 2005).


6
Quá trình chín của trái được biểu hiện qua sự thay đổi dần dần màu sắc của
vỏ trái từ xanh trắng đến vàng nhạt hơi trắng và đến vàng trắng (Huỳnh Việt Thy,
2009). Tuỳ theo từng loại trái mà có chất thể hiện màu sắc khác nhau: như màu đỏ
của trái cà chua lycopene, màu vàng của đu đủ là crytoxanthin và màu đỏ của trái
dâu tây là là do pelargonidin (Bautista, 1987; trích dẫn bởi Lê Xuân Biên, 2008).
ï Sự thay đổi cấu trúc tế bào
Vách tế bào được cấu tạo chủ yếu bởi cellulose, hemicelluloses, hợp chất
pectin. Sau khi thu hoạch độ cứng của trái giảm do ethylene trực tiếp thúc đẩy sự
hoạt động của một số enzyme thuỷ phân làm phân huỷ các hợp chất pectin ở vách tế
bào. Sự thuỷ phân pectin làm vách tế bào mềm và thay đổi cấu trúc cũng như giảm
sự kết dính các vách tế bào lại với nhau (Theo Mattoo và Modi, 1969; trích dẫn bởi
Lê Xuân Biên, 2008).
Trong thời gian trái còn đang phát triển thì protopectin được hình thành trong
màng tế bào và các enzyme polygalacturonase (PG), cellulase, hemicellulase không
có hoặc có rất ít ở trái xanh. Nhưng trong quá trình chín thì hoạt tính của các
enzyme này tăng lên, dưới tác dụng của enzyme protopectinase hoặc sự phân huỷ
acid hữu cơ gia tăng thì protopectin bị thuỷ phân thành pectin hoà tan làm suy yếu
các mối liên kết giữa các tế bào nên trái trở nên mềm (Trần Minh Tâm, 2000).
1.5.2. Biến đổi về sinh hoá
Cùng lúc với quá trình trên, các biến đổi sinh hoá cũng diễn ra cùng với quá
trình chín của trái. Bao gồm sự biến đổi hàm lượng các chất carbohydrate, acid hữu
cơ, vitamin, đường tổng số và các hợp chất phenol. Trong quá trình chín do tác
dụng của enzyme nội tại nên xảy ra hàng loạt những biến đổi sinh lý, sinh hoá. Quá

trình hô hấp diễn ra mạnh làm cho các acid hữu cơ, tinh bột, protopectin bị thuỷ
phân. Lượng acid, tannin giảm xuống và làm tăng lượng protein trong trái (Trần
Minh Tâm, 2000).
ï Đường và tinh bột
Hàm lượng tinh bột được tích luỹ dần theo sự phát triển của trái và giảm
nhanh khi trái chín hoàn toàn (Bùi Thị Cẩm Hường, 2002). Tuy nhiên, khi trái chín,
tinh bột bị thuỷ phân thành các dạng đường đơn giản như glucose, maltose, dextrin


7
dưới sự xúc tác của enzyme ∝ – glucan Phosphorylase, amylase. Vì vậy hàm lượng
tinh bột bị giảm dần đồng thời đường tổng số tăng lên làm cho trái trở nên ngọt hơn
khi chín (Nguyễn Mạnh Khải và ctv., 2006; Nguyễn Mạnh Khải, 2005).
Đường là thành phần cơ bản trong hầu hết các loại trái cây, chiếm khoảng
80– 90% tổng chất khô trong trái, thành phần đường tổng số của trái chủ yếu là:
glucose, fructose, sucrose,…đường tổng số tăng chậm trong quá trình tăng trưởng
và phát triển của trái. Khi quá trình chín xảy ra có sự gia tăng hoạt động của các
enzyme glucose-6-phosphatase và fructose-1,6-diphosphatase, cùng với sự phân
hủy tinh bột và acid hữu cơ trong quá trình chín làm cho đường tổng số tăng nhanh.
Thời gian tồn trữ càng dài thì trái càng chín, hàm lượng đường tổng số tăng lên, chủ
yếu là đường đơn (Trần Minh Tâm, 2000).
ï Tổng số chất rắn hoà tan (TSS)
Theo Dương Ngọc Sương (2009), thì trái càng gần đến thời điểm thu hoạch
thì TSS của trái càng tăng. Kasantikul (1983) cho rằng ở trái xoài Nam Dok Mai
của Thái Lan có hàm lượng TSS tăng dần khi trái chín, tiếp tục tăng nhanh khi có
hô hấp cao đỉnh xuất hiện và duy trì ở mức cao cho đến khi trái chín hoàn toàn.
Cũng theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2004), ở trái xoài cát Hoà Lộc khi
trái đã bước vào giai đoạn chuyển hoá tích cực, các chất rắn hoà tan gia tăng cùng
lúc với sự gia tăng mùi vị và mùi thơm.
ï Vitamin C

Trái là thực phẩm chứa tương đối đầy đủ các vitamin. Tuy nhiên, hàm lượng
của các vitamin này không đồng đều nhau. Hàm lượng vitamin trong trái còn thay
đổi tùy theo độ chín của trái. Vitamin C là những vitamin có nhiều biến đổi nhất
trong quá trình chín của trái. Trong quá trình chín, vitamin C sẽ giảm đi nhanh hơn
do các quá trình khử trong các mô bị phá hủy và không khí xâm nhập. Vitamin C là
chất dễ bị oxy hóa và chuyển thành dạng dehydroascorbic, ở dạng này dễ bị phân
hủy dưới tác dụng của nhiệt (Quách Đĩnh và ctv., 1996; Trần Minh Tâm, 2000).
ï Acid tổng số (TA)
Hàm lượng acid giảm dần theo thời gian đậu trái và trái càng chín thì hàm
lượng acid càng giảm (Huỳnh Việt Thy, 2009). Trong trái acid hữu cơ có thể tồn tại
dưới dạng acid tự do, dạng muối, dạng ester, glycoside hoặc các dạng khác. Đối với


8
quá trình chín tiếp của trái thì acid hữu cơ là nguyên liệu cho quá trình hô hấp vì
vậy acid hữu cơ bị giảm xuống. Sự giảm acid trong quá trình chín của trái là do quá
trình hô hấp và decarboxyl hóa, khi đó acid hữu cơ bị phân hủy thành CO2 và
CH3CHO. Thời gian chín của trái càng kéo dài thì acid càng giảm do acid chuyển
thành đường. Mặc khác, acid có thể kết hợp với rượu sinh ra trong trái để tạo thành
các ester làm cho trái có mùi thơm đặc biệt (Trần Minh Tâm, 2000).
ï Chất khô
Hàm lượng chất khô là tất cả thành phần hóa học có trong trái, không kể
nước. Căn cứ vào tính hòa tan người ta phân ra: (a) chất khô hòa tan: các loại
đường, các acid hữu cơ, khoáng, vitamine...; (b) chất khô không hòa tan: cellulose,
protopectin, tinh bột...một số chất khoáng. Hàm lượng chất khô còn phụ thuộc vào
từng giống, giống có kích thước trái lớn thường có hàm lượng chất khô cao hơn
giống có kích thước trái nhỏ (Hà Văn Thuyết và Trần Quang Bình, 2000).
1.6 PHÂN KALI NITRATE
1.6.1 Đặc tính hóa lý của Kali nitrate (KNO3)
Kali là một kim loại màu trắng bạc, dẫn điện và nhiệt tốt, nhiệt độ nóng chảy

63oC nhưng kim loại này rất mềm và nhẹ, ngay cả dầu hỏa là một dung môi rất nhẹ
mà kali vẫn không chịu chìm. Do đặc tính hóa học phản ứng với nước và oxy để tạo
thành kiềm bởi vậy khi cho kali vào nước, phản ứng xảy ra rất nhanh và sinh nhiệt
nên ta thấy kali chạy trên mặt nước và sinh ra tiếng nổ đồng thời cháy với ngọn lửa
màu tím nhạc (Nguyễn Hạc Thúy, 2003).
1.6.2 Vai trò của nitrate kali (KNO3) đối với cây trồng
Kali Nitrate (KNO3) là một loại muối có màu trắng dễ tan trong nước, KNO3
không chỉ cung cấp hàm lượng kali cao cho cây trồng (46% K2O) mà còn chứa một
lượng đạm dễ tiêu (13% N) để cây trồng có thể sử dụng trực tiếp. Hàm lượng đạm
cao kích thích sự sinh trưởng, tăng trọng lượng trái nhưng hàm lượng các chất dữ
trữ giảm, dẫn đến hàm lượng đường trong trái giảm và hàm lượng nitrate tích lũy
trong trái cao có thể gây ngộ độc cho người sử dụng. Vì vậy sử dụng KNO3 phải
hết sức thận trọng (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2004).


9
Theo Lê Văn Hoà và Nguyễn Bảo Toàn (2004), kali là dưỡng chất khoáng
cần thiết cho cây trồng, được hấp thu với một lượng lớn. Nhu cầu kali cho sinh
trưởng tối hảo là 2 – 5% trọng lượng khô của thân lá, quả tươi và củ. Sự hấp thu kali
rất chọn lọc và gần như gắn liền với các hoạt động trao đổi chất, kali có tính di động
cao trong cây ở tất cả các mức độ như trong tế bào, trong mô và trong sự vận
chuyển qua hệ thống mô gỗ và libe, kali có nhiều trong tế bào chất, vai trò chủ yếu
là tạo tiềm năng thẩm thấu của tế bào và mô của cây. Ngoài ra, kali còn có chức
năng trong việc kéo dài tế bào và điều hòa sức trương của tế bào. K+ hoạt động chủ
yếu như tác nhân mang điện tích có tính di động cao, nó hình thành những phức hệ
yếu ớt và nó có thể sẵn sàng trao đổi (Jones và ctv., 1979 trích dẫn bởi Nguyễn Bảo
Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2004).
ï Trong sự tổng hợp Protein
Kali cần thiết cho sự tổng hợp protein ở thực vật thượng đẳng, kali tham gia
vào nhiều bước của tiến trình giải mã, bao gồm sự liên kết ARN vận chuyển tới

ribosome (Evans và Wildes, 1971; trích dẫn bởi Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy
Tài, 2004). Vai trò của kali trong việc tổng hợp protein không chỉ thấy có sự tích
lũy các hợp chất đạm hoà tan ở cây thiếu kali, nhưng cũng thấy có sự kết hợp của
đạm vô cơ vào trong protein.
ï Sự kích hoạt của Enzyme
Trên 50 enzyme lệ thuộc hoàn toàn vào kali, hoặc được kích thích bởi kali
(Suelter, 1970). Kali kích hoạt enzyme bằng cách gây ra sự thay đổi hình thành cấu
tạo của protein trong enzyme. Nhìn chung, sự thay đổi hình thể cấu tạo của enzyme
do kali gây ra làm gia tăng tốc độ phản ứng xúc tác (Evans và Wildes, 1971; trích
dẫn bởi Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2004).
Sự thay đổi biến dưỡng carbohydrate có liên quan tới nhu cầu cần nhiều kali
của những enzyme điều hoà, đặc biệt là enzyme pyruvate kinase và 6-phosphofructo
kinase. K+ còn kích hoạt enzyme ATPase liên kết màng. Kali được ghi nhận đã kích
hoạt hơn 60 enzyme ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của cây. Ngoài ra, kali vừa
đóng vai trò là một coenzyme, vừa đóng vai trò như chất xúc tác làm gia tăng tốc độ
phản ứng (Vũ Hữu Yêm, 1995; Nguyễn Hạc Thúy, 2003). Kali không chỉ kích hoạt
enzyme khử nitrat mà còn cần thiết cho sự tổng hợp enzyme này. Do vậy, cây có đủ


10
kali sẽ giảm thiểu tác hại bón thừa phân đạm (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài,
2004). Kali là thành phần liên kết độ cứng chắc của cây, giúp sự vận chuyển dinh
dưỡng trong cây, tăng hàm lượng protein, tăng hàm lượng tinh bột và hàm lượng
đường trong nông sản. (Lê Văn Hoà và Nguyễn Bảo Toàn, 2004; Nguyễn Bảo Vệ
và Nguyễn Huy Tài, 2004).
ï Hoạt động của khẩu và hiệu quả sử dụng nước
Kali giúp tăng thẩm thấu qua màng tế bào và ổn định pH, đóng mở khí khẩu
và điều hoà lượng nước qua khí khổng (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2004).
Theo Humble và Hsiao (1970), nồng độ K+ gia tăng trong tế bào khẩu làm tăng sự
hút nước từ các tế bào lân cận và tăng sức trương tương ứng trong tế bào khẩu, vì

vậy làm cho khí khẩu mở ra và sự đóng khẩu làm cho K+ thoát ra ngoài và tương
ứng với sự giảm áp suất thẩm thấu của các tế bào khẩu. Theo Viện Lân và Kali
Canada (1995), thì kali giữ vai trò quan trọng trong sự kích hoạt quang hợp, giúp
cho sự di chuyển các chất do quang hợp, hoạt hóa các enzyme và nhiều tiến trình
khác trong cây. Kali có vai trò trong sự cố định CO2 ở lục lạp, khi tăng nồng độ kali
lên cao thì kích thích sự cố định CO2 tăng lên.
Cũng giống như đạm và lân, kali di động từ lá già sang lá non do đó triệu
chứng thiếu kali thường được nhìn thấy ở lá già (Đường Hồng Dật 2002). Thiếu kali
hàm lượng nước trong cây giảm, tế bào rễ cây già nhanh, áp suất thẩm thấu, tính
thấm nước và độ dính của chất nguyên sinh cũng giảm. Kali còn có vai trò chủ yếu
làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với các tác động bất lợi từ bên ngoài và
chống chịu đối với một số loại bệnh, kali giúp cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng khả
năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét,…Ngoài ra nếu cây trồng đủ kali thì cây tiết kiệm
được một lượng nước thất thoát rất lớn đối với cây trồng (Đỗ Thị Thanh Ren,1999).
Các yếu tố liên quan đến cải thiện hiệu quả sử dụng nước và tính kháng hạn
với liều lượng kali thích hợp sẽ làm gia tăng phát triển rễ trong đất, giữ sự cân bằng
nước trong cây, khi cung cấp lượng kali thích hợp sẽ làm giảm độ thoát hơi nước.
Khi cây trồng thiếu nước, lá già rụng sớm và các lá non sẽ giảm kích thước,
cytokinin và ethylen gia tăng làm cho trái chín nhanh (Lê Văn Hòa và ctv., 2001).


11
ï Giúp tăng năng suất cây trồng
Theo Đường Hồng Dật (2002), kali tăng phẩm chất nông sản và góp phần
làm tăng năng suất cây trồng, kali làm tăng hàm lượng đường trong trái, làm cho
màu sắc trái đẹp tươi, làm cho hương vị trái thơm và làm tăng khả năng bảo quản
của trái. Kali và nitrat là hai cation đồng hành di chuyển rất nhanh tới chồi, sự hấp
thu của cation đồng hành chịu ảnh hưởng bởi sự khử nitrat và khử ATP từ quang
hợp, vì vậy, trong điều kiện thời tiết bất lợi K+ đóng vai trò quang trọng trong sự
chuyển vị nitrat. Nồng độ kali cao trong ống sàng có liên quan đến cơ chế chuyển

tải sucrose ở mạch libe để tạo áp lực thẩm thấu trong việc chuyển tải các sản phẩm
quang hợp từ lá đến nơi dự trữ tăng (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2004; Vũ
Hữu Yêm, 1995). Nếu cây trồng bị thiếu kali thì sẽ phát triển thân yếu ớt, và rễ của
chúng trở nên dễ nhiễm vi sinh vật gây bệnh thối rễ làm ảnh hưởng đến năng suất
cây trồng (Lê Văn Hoà và Nguyễn Bảo Toàn, 2004).
Theo Viện Lân và Kali Cananda (1995), cây thiếu kali thì không thể sử dụng
nước và các dưỡng chất khác từ đất hay từ phân một cách hữu hiệu và chống chịu
kém với điều kiện bất lợi của môi trường khô hạn, nhiệt độ cao hay thấp, gió mạnh,
thừa nước, sự tấn công của dịch hại. Cũng như đồng hoá các sản phẩm quang hợp từ
nơi tổng hợp đến nơi dự trữ bị giảm và đồng hành cùng hiện tượng đó làm chất
lượng nông sản thu hoạch giảm.
Phun kali vào giai đoạn khoảng một tháng trước khi thu hoạch sẽ làm giảm
độ chua ở trái dâu (Huỳnh Việt Thy, 2009). Bón phân cho cây trồng góp phần vào
việc tăng chất lượng nông sản sau thu hoạch. Nhưng nếu ta lạm dụng và bón quá
nhiều thì dẫn đến cây trồng bị thừa phân sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nông sản như
nếu thừa nitrogen lá sẽ có màu xanh đậm, tăng kích thước của lá, lá trở nên mỏng
manh và hấp thu năng lượng kém, dễ bị côn trùng sâu bệnh phá hại, rễ kém phát
triễn, đồng thời dễ đổ ngã, dẫn đến năng xuất giảm (Lê Văn Hoà và Nguyễn Bảo
Toàn, 2004).
Sự lựa chọn loại phân kali tuỳ thuộc vào sự kết hợp hoá chất (chloride,
sulphat, nitrat). Theo Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài (2004), cho biết khi cung
cấp KNO3 thì tốc độ di chuyển của nhựa hầu như cao gấp hai lần so với cung cấp
một lượng tương đương K2SO4. Dạng phân kali thường sử dụng để phun lên lá là


12
dạng KNO3, đây là một loại muối có màu trắng, dễ tan trong nước. KNO3 ngoài
cung cấp hàm lượng K2O cao (46%) còn cung cấp thêm 13% hàm lượng N dễ tiêu
mà cây trồng có thể sử dụng trực tiếp (Đường Hồng Dật, 2002).
1.6.3. Sự hấp thu dinh dưỡng qua lá

Việc hấp thu dinh dưỡng chủ yếu được thực hiện từ rễ. Tuy nhiên lá và các
bộ phận non của cây cũng có thể hấp thu chất khoáng dù ở mức độ hấp thu không
cao so với rễ.
Ngoài những loại phân bón vào đất được rễ hấp thu thì bên cạnh đó còn có
những loại phân dùng cung cấp cho cây thông qua việc phun qua lá, ngâm hạt
giống, bơm vào thân (Lê Văn Hoà và ctv., 2001). Cung cấp chất dinh dưỡng qua lá
cho cây trồng là phương pháp cung cấp chất dinh dưỡng nhanh hơn so với phương
pháp cung cấp qua rễ. Tuy nhiên cung cấp chất dinh dưỡng qua lá mang tính nhất
thời và gặp phải một số vấn đề như: (1) vận tốc hấp thu chậm, đặc biệt đối với
những lá có lớp cutin dầy (cam, quýt và cà phê); (2) dưỡng chất bị rửa trôi đi ở
những lá không thấm nước, rửa trôi do mưa; (3) dung dịch phun qua lá khô nhanh;
(4) sự chuyển vị của một vài dưỡng chất khoáng nào đó bị hạn chế (như sự chuyển
vị của canxi); (5) đối với khoáng đa lượng số lần cung cấp bị hạn chế qua một lần
phun. Do vậy cung cấp chất dinh dưỡng qua lá nên cung cấp với nồng độ thích hợp
cho từng loại cây, nếu nồng độ cao quá sẽ làm cho lá bị tổn thương, lá bị cháy, dẫn
đến sự mất cân bằng dinh dưỡng trong mô lá (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài,
2004).
Cũng theo Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài (2004), mặc dù có trở ngại
trong việc cung cấp chất dinh dưỡng qua lá, nhưng vẫn có lợi như: ở đá vôi có
lượng sắt hữu dụng rất thấp và thiếu sắt rất phổ biến qua triệu chứng “lime
chlorosis”. Do vậy việc phun dinh dưỡng qua lá có hiệu quả hơn, dù ở dạng chelate
sắt đắt tiền và cũng là phương pháp làm giảm tính độc của Mangan. Ở những vùng
đất bán khô hạn, lớp đất mặt bị thiếu nước kéo theo làm giảm hữu dụng của các
dưỡng chất trong suốt thời gian sinh trưởng của cây, trong điều kiện nầy việc phun
các dưỡng chất vào lá sẽ có hiệu quả hơn là bón vào đất. Rễ giảm hoạt động ở giai
đoạn sinh sản, do sự cạnh tranh carbohydrate giữa rễ và bông, do đó việc phun dinh
dưỡng qua lá có thể bù đắp sự thiếu dinh dưỡng này (Trobisch and Schilling, 1970).



×