Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

ẢNH HƯỞNG của PHÂN rơm hữu cơ đến SINH TRƯỞNG và NĂNG SUẤT lúa MTL560 TRỒNG TRONG CHẬU vụ ĐÔNG XUÂN 2011 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (696.98 KB, 50 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
  

HUỲNH THANH LIÊM

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN RƠM HỮU CƠ ĐẾN SINH TRƯỞNG
VÀ NĂNG SUẤT LÚA MTL560 TRỒNG TRONG CHẬU
VỤ ĐÔNG XUÂN 2011 - 2012

LUẬN VĂN KỸ S Ư NÔNG HỌC

Cần Thơ, 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SHƯD
  

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN RƠM HỮU CƠ ĐẾN SINH TRƯỞNG
VÀ NĂNG SUẤT LÚA MTL560 TRỒNG TRONG CHẬU
VỤ ĐÔNG XUÂN 2011 - 2012

LUẬN VĂN KỸ S Ư NÔNG HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
Ts. NGUYỄN THÀNH HỐI

Sinh v iên thực hiện:
HUỲNH THANH LIÊM


MSSV: 3093190
LỚP: NÔNG HỌC K35

Cần Thơ, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SHƯD
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Nông họ c với đ ề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN RƠM HỮU CƠ ĐẾN SINH TRƯỞNG
VÀ NĂNG SUẤT LÚA MTL560 TRỒNG TRONG CHẬU
VỤ ĐÔNG XUÂN 2011 – 2012
Do sinh viê n Huỳnh Thanh Liêm thự c hiệ n

Kính trình Hộ i đồng chấm luận vă n tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày......., tháng........năm 2012
Cán bộ hướng dẫn

Ts. Nguyễn Thành Hối


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SHƯD
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP

Hội đồ ng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luậ n văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành

Nông Họ c với đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN RƠM HỮU CƠ ĐẾN SINH TRƯỞNG
VÀ NĂNG SUẤT LÚA MTL560 TRỒNG TRONG CHẬU
VỤ ĐÔNG XUÂN 2011 – 2012
Do sinh viê n Huỳnh Thanh Liêm thự c hiệ n và bảo vệ trước hộ i đồng.
Ý kiến của hộ i đồng chấm luậ n văn tốt nghiệp .................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
Luận văn tố t nghiệp được hội đồ ng đ ánh giá ở mức: ........................................................
Cần Thơ, ngày….,tháng….năm 2012
Thành viên hộ i đồng

…………………………

…………………………

DUYỆT KHOA
Trưởng k hoa Nông nghiệp & SHƯD

........................................

……………………….


LỜI CAM ĐOAN
Tô i xin cam đoan đây là cô ng trình nghiên cứ u của b ản thân. Các số liệ u, kết
quả trình bày trong luận vă n tốt nghiệp là trung thực và chưa từng có trong bất k ỳ
cô ng trình luận văn nào trước đây.


Tác giả luận văn

Huỳnh Thanh Liê m


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
I. LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Họ và tên: Huỳnh Thanh Liêm

Giới tinh: N am

Dân Tộc: Kinh

Ngày sinh: 27/10/1991
Nơi sinh: Hòn Đất – Kiên Giang.
Là con ông: Huỳnh Văn Xế

Năm sinh: 1969

Là con Bà: Nguyễn Thị P hước

Năm S inh: 1967

Nơi ở: ấp Bình Thuận, xã Bình Sơn, huyện Hò n Đất, tỉnh Kiên Gia ng.
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1. Tiểu học
Thời gian đ ào tạo từ năm 1997 – 2002
Trường tiểu học Bình Sơn 3
Địa chỉ: xã Bình Sơn, huyện Hò n Đất, tỉnh Kiên Giang.
2. Trung học cơ sở

Thời gian đ ào tạo từ năm 2002 – 2006
Trường trung họ c phổ thô ng Bình Sơn
Địa chỉ: xã Bình Sơn, huyện Hò n Đất, tỉnh Kiên Giang.
3. Trung học phổ thông
Thời gian đ ào tạo từ năm 2006 – 2009
Trường trung họ c phổ thô ng Bình Sơn
Địa chỉ: xã Bình Sơn, huyện Hò n Đất, tỉnh Kiên Giang.
4. Đại họ c
Từ năm 2009 đến nay học tại trường Đại Học Cần Thơ
Địa chỉ: p hường Xuân Khánh, q uận Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ.
Người khai ký tên

Huỳnh Thanh Liêm


LỜI CẢM TẠ
Xin bày tỏ lò ng k ính yêu đố i với C ha Mẹ đã nuôi dưỡng, d ạy dỗ co n nên
người và luôn động viê n co n cố gắng học tập.
Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Thành Hối. Người đ ã hướng
dẫn tận tình và truyền đạt nhữ ng k iến thức quý báu để giúp em ho àn thành tố t luậ n
văn của mình.
Chân thành gửi lời b iết ơn đến cô cố vấn họ c tập Trần Thị Thanh Thủy đã có
những ý kiến quý báu đ ể giúp em hoàn thành tốt quyển luận văn nà y.
Cảm ơn các bạn lớp Nông Học K35 Đoàn, Vẹn, Thúy Anh, Thanh, Nghị đặc
biệt là bạn Trang đã giúp tôi trong suốt quá trình làm luận văn tại nhà lưới k ho a
Nông Nghiệp và S inh Học Ứng Dụng, trường Đại họ c Cần Thơ.

Cần Thơ, ngày….,tháng….năm 2012

Huỳnh Thanh Liêm



Huỳnh Thanh Liêm. 2012. “Ảnh hưởng của phân rơm hữu cơ đến sinh trưởng và
năng suất lúa MTL560 trồng trong chậu vụ Đông Xuân 2011 – 2012”. Luận văn tốt
nghiệp Kỹ sư Nông Học. Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứ ng Dụng, trường Đại
Học Cần Thơ. N gười hướng d ẫn k ho a học: Ts. Nguyễn Thành Hối.

TÓM LƯỢC
Việt Nam là một đất nước nô ng nghiệp với Đồ ng Bằng Sông Cửu Lo ng có
sản lượng lương thự c đứng đầu cả nước. Nhưng các phế phẩm nô ng nghiệp như
rơm rạ k hô ng được tận dụng tố i đa, đa số nông dân thường đốt bỏ làm thất thoát
nguồ n hữ u cơ của đất. Thêm vào đó bón phân vô cơ thiếu cân đố i làm đất ngày
càng bạc màu và mô i trường sinh thái mất cân b ằng, gây ô nhiễm, chính vì thế tình
hình sâu bệnh hại ngày càng p hức tạp. Đề tài “Ảnh hưởng của phân rơm hữu cơ đến
sinh trưởng v à năng suất lúa MTL560 trồng trong chậu v ụ Đông Xuân 2011 –
2012” được thực hiệ n nhằm khảo sát ảnh hưởng của các liều lượng p hân rơm hữ u
cơ đến sự sinh trưởng và năng suất lúa MTL560 từ đó tìm ra mức phân bón thíc h
hợp, để có thể đưa thí nghiệm ra ngo ài đồ ng.
Thí nghiệm được bố trí theo thể thứ c khối hoàn to àn ngẫu nhiên với 6
nghiệm thức (NT) và 3 lần lặp lại, cụ thể là: NT1: Khô ng bón hữu cơ và vô cơ (Đối
chứng); NT2: Bón 80N – 60P2O 5 – 30K 2O; NT3: 70N – 60P2O 5 – 30K 2O + 5 tấn
phân rơm hữu cơ; NT4: 60N – 60P2O 5 – 30K 2O + 10 tấn phân rơm hữu cơ; NT5:
50N – 60P2O 5 – 30K 2O + 20 tấn p hân rơm hữ u cơ; NT6: 40N – 60P 2O 5 – 30K 2O +
40 tấn phân rơm hữu cơ.
Kết quả thí nghiệm cho thấy: bón phân ở mức 80N – 60P2O 5 – 30K 2O, 70N
– 60P2O 5 – 30K 2O + 5 tấn p hân rơm hữ u cơ và 50N – 60P2O 5 – 30K 2O + 20 tấn
phân rơm hữu cơ có năng suất k hác biệt không ý nghĩa thống kê. Với mứ c bón 70N
– 60P2O 5 – 30K 2O + 5 tấn rơm hữu cơ làm tăng số chồi hữu hiệu so với các mứ c
phân bón k hác. Kết luận bó n 70N – 60P2O 5 – 30K 2O + 5 tấn phân rơm hữu cơ cho
năng suất cao, sinh trưởng tốt.



MỤC LỤC
Chương

Nội dung

TRANG XÁC NHẬN
LỜI CAM ĐOAN
LÝ LỊCH CÁ NHÂN
LỜI CẢM TẠ
TÓM LƯỢC
MỤC LỤC
DANH S ÁCH BẢNG
DANH S ÁCH HÌNH
DANH S ÁCH CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 KHÁI QUÁT CHẤT HỮU CƠ
1.1.1 Khái niệm chất hữu cơ
1.1.2 Vai trò chất hữu cơ trong đất
1.1.3 Sự chuyển hóa hữu cơ tro ng đ ất
1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng sự phân hủy chất hữu cơ
1.2 KHÁI QUÁT PHÂN HỮU CƠ
1.2.1 Khái niệm phân hữ u cơ
1.2.2 Phân hữu cơ đối với cây trồ ng
1.2.3 Vai trò của phân hữu cơ
1.3 MỘT SỐ LOẠI PHÂN HỮU CƠ
1.3.1 Phân rơm
1.3.2 Phân chuồng

1.4 SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY LÚA
1.4.1 Đặc điểm sinh trưởng của cây lúa
1.4.2 Các thành p hần năng suất lúa
1.4.3 Đặc tính của lúa MTL560
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM
2.1.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm
2.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
2.2.1 Bố trí thí nghiệm
2.2.2 Kỹ thuật canh tác

Trang
i
iii
iv
v
vi
vii
ix
x
xi
1
2
2
2
3
4
5
5

5
6
7
7
8
9
9
10
12
13
13
13
16
16
17


2.3 CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI VÀ THU THẬP
2.3.1 Các chỉ tiêu nông học
2.3.2 Thành phần năng suất và năng suất (14% ẩm độ)
2.4 PHÂN TÍCH SỐ LIỆU THỐNG KÊ
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 GHI NHẬN TỔNG QUÁT
3.1.1 Tình hình thời tiết
3.1.2 Tình hình sâu bệnh
3.2 ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC
3.2.1 Chiều cao cây
3.2.2 Số chồ i
3.3 THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT
3.3.1 Số bông trên chậu

3.3.2 Số hạt trên bô ng
3.3.3 Tỷ lệ hạt chắc
3.3.4 Trọng lượng 1000 hạt
3.3.5 Năng suất
3.3.6 Chỉ số thu hoạch HI
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1 KẾT LUẬN
4.2 ĐỀ NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ CHƯƠNG

17
17
18
18
19
19
19
20
20
21
23
23
24
24
24
25
27
28
28



DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Thành phần dinh dưỡng từ rơm rạ sau thu hoạch lúa ở Châu
Á

8

1.2

Thành phần dinh dưỡng có tro ng phân chuồng

9

1.3

Đặc điểm của giống lúa MTL560

12

2.1


Đặc điểm hóa lý đất thí nghiệm tại nhà lưới khoa Nông
Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Đại Học Cần Thơ

13

2.2

Phân tích hàm lượng phân ủ rơm rạ được dùng làm thí
nghiệm

15

2.3

Bón phân hóa học cho các giai đoạn phát triển của lúa
MTL560 vụ Đông Xuân 2011 – 2012

17

3.1

Diễn biến thời tiết từ tháng 11/2011 – 02/2012 tại quận Ninh
Kiều, thành phố Cần Thơ

19

3.2

Chiều cao cây (cm) của 6 nghiệm thứ c qua các ngà y sau khi
sạ vụ Đông Xuân 2011 - 2012


21

3.3

Số chồi (chồ i/chậu) của 6 nghiệm thứ c của các ngày sau khi
sạ vụ Đông Xuân 2011 – 2012
Thành p hần năng suất 6 nghiệm thức của giống lúa MTL560
vụ Đô ng Xuân 2011 – 2012

22

3.4

23


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

1

Tiến trình k hoáng hóa và mùn hóa luôn xảy ra đồ ng thời
tro ng đất

4


2.1

Mô hình chậu trồ ng lúa được d ùng trong thí nghiêm

15

2.2

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

16

3.1

Năng suất thự c tế ở 6 nghiệm thứ c của giố ng lúa MTL560
vụ Đông Xuân 2011 – 2012

25

3.2

Biểu đồ tương quan giữa số bông/chậu và năng suất/chậu
của giố ng lúa MTL560

26

3.3

Biểu đồ tương quan giữ a hạt chắc trên chậu và năng suất của

giố ng lúa MTL560 vụ Đô ng Xuân 2011 – 2012

26


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

NSS

Ngày sau sạ

NT

Nghiệm thứ c

SHƯD

Sinh học ứng dụng


MỞ ĐẦU
Việt Nam nói chung, Đồ ng Bằng Sông Cử u Lo ng nói riêng bao đời nay có
truyền thống canh tác lúa nước. Kèm theo các tập quán lâu đời, nô ng dân Việt Nam
có thói q uen đố t đồng sau mỗi vụ thu hoạch, đ iều đó một p hần làm ô nhiễm môi
trường và làm mất đi nguồn p hân hữu cơ đáng kể.
Từ khi cuộc cách mạng xanh (1960 – 1990) lan sang các nước Châu Á, nông
dân Việt Nam tăng cường sử d ụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thự c vật mộ t cách
tràn lan tro ng canh tác lúa, dẫn tới ô nhiễm mô i trường, gây hại đến sức k hỏe co n
người. Việc bón p hân quá mứ c thường làm đất bạc màu, mất độ phì và dày tầng đ ế
cày, làm cho năng suất lúa có xu hướng giả m nếu bó n phân hóa học trong thời gia n

dài.
Vậy làm thế nào để thay đổ i tập quán của ngư ời nông dân, hạn chế thấp nhất
lượng phân hó a họ c bó n vào đất mà không làm tha y đổ i năng suất cây trồng?
Đề tài “Ảnh hưởng của phân rơm hữu cơ đến sinh trưởng và năng suất lúa
MTL560 trồng trong chậu vụ Đông Xuân 2011 – 2012” đã được thực hiện tại nhà
lưới khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng – Đại học Cần Thơ nhằm khảo sát
ảnh hư ởng của các liều lượng p hân hữu cơ đến sinh trưởng và năng suất lúa
MTL560, từ đó có thể tìm ra các mứ c phân rơm hữu cơ kết hợp với phân vô cơ hợp
lý nhất bón để cho lúa.


CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 KHÁI QUÁT CHẤT HỮU CƠ
1.1.1 Khái niệ m chấ t hữu cơ
Chất hữu cơ là mộ t tro ng bốn thành phần q uan trọng có trong đất. Bao gồm
xác bã động, thực vật chưa được phân hủy và sinh k hố i tro ng đ ất. Tro ng thực tế
người ta xem chất mùn cũng như chất hữ u cơ. Song cần xác định rõ trong chất hữ u
cơ bao hàm cả chất mùn (Dương Minh Viễn, 2006).
Chất hữu cơ là một phần cơ bản kết hợp với các sản p hẩm p ho ng hóa từ đá
mẹ tạo thành đất. Số lượng và tính chất của chất hữu cơ quyết định nhiề u tính chất
của đất (Nguyễn Thế Đặng và Nguyễ n Thế Hùng, 1999).
Chất hữu cơ là thành phần cơ bản tro ng đ ất nó quyết đ ịnh độ phì của đất.
Thành phần hữu cơ ngoài chứ a các chất d inh dưỡng, cò n có vai trò đ iều tiết các tính
chất vật lý, hó a học, sinh học của đ ất theo hướng tích cực, ảnh hưởng rõ rệt đến việc
làm đất và sức sản xuất của đất (Ngô Thị Đào và Vũ Hữu Yêm, 2005).
Chất hữu cơ có thể chia thành hai thành p hần chính là dễ phân hủy và khó
phân hủy. Thành phần dễ phân hủy là xác động thực vật, vi sinh vật và cũng là
nguồ n cung cấp đạm và các chất k ho áng khác. Thành p hần hữu cơ khó phân hủy tạo
liên kết với khoáng sét tạo thành đất hữu cơ tạo nên đất hữu cơ, làm chậm q uá trình
phóng thích d inh dưỡng nhưng có vai trò ổ n định cấu trúc của đất (De Datta et al.,

1988; Võ Thị Gương, 2006).
1.1.2 Vai trò chất hữu cơ trong đất
* Về mặt vật lý
Chất hữu cơ có ảnh hưởng đến độ thoáng k hí, k hả năng giữ nước và tính
thẩm thấu của đất. K hi thường xuyên thêm lư ợng hữ u cơ vào đất dẫn đến tổng hợp
những chất hữ u cơ mới vào trong đất. Nước có thể đ i q ua dễ dàng hơn và rễ thường
xuyên được cung cấp o xy đ ể hô hấp và phát triển. Nó còn giúp tăng k hả năng chống
xó i mò n nhờ tính năng thẩm thấu và khả năng giữ nước của đất (Dương Minh Viễn,
2006). Nhờ bổ sung chất hữu cơ thường xuyê n vào đất đ ã làm đất tơi xốp, tạo cấu
trúc đất sét- mùn để giữ nư ớc, giữ p hân bó n tốt hơn và làm tăng tính đệm cho đất,
chống lại các điều kiện bất lợi như ngập úng, phèn, mặn.... và chống stress, giúp cây
giảm ảnh hưởng khi có sự thay đổi đột ngột của môi trường.


* Về mặt hóa học
Theo Dương Minh Viễn (2006), chất hữ u cơ tăng độ phì cho đất cung cấp
đầy đủ các chất dinh dưỡng k hoáng, đặc biệt là chất N, P, K, S và một số nguyê n tố
vi lư ợng cần thiết giúp tăng độ phì cho đất k hi bổ sung chất hữu cơ vào trong đất
làm tăng các ho ạt động của vi sinh vật từ đó làm tăng tốc độ khoáng hóa và mùn
hó a chất hữu cơ tro ng đất. C ung cấp năng lượng cho các sinh vật trong đất hoạt
động và khi chúng chết đ i để lại phần d inh dưỡng đáng kể cho đất.
Theo Dương Minh Viễn (2006) chất hữu cơ còn có tác dụng trung hòa đất
khi q uá chua ho ặc quá kiềm làm giảm stress và tăng hiệu quả sử dụng phân bó n hó a
họ c giúp cố định các kim loại như Fe, Al tro ng đ ất phèn ngăn ngừa độc hại cho cây.
Chất hữu cơ và mùn tham gia vào q uá trình các phản ứng hóa học của đất,
đặc biệt là mùn làm nâng cao tính đệm của đất. Chất hữ u cơ trong đất góp p hần tăng
khả năng hấp thụ cation của đ ất, yếu tố của sự trao đổi dinh dưỡng (John Wiley and
Son, 1990, được trích d ẫn bởi Võ Thị Ngọc Nhanh (2008)).
* Về mặt sinh học
Hàm lượng chất hữu cơ dư thừa có tro ng đ ất có thể làm cản trở sự sinh

trưởng của một số vi sinh vật gây b ệnh ho ặc p hát triển các loài đố i k háng chúng.
Trong đất có một số lo ại chất đóng vai trò như chất kháng sinh giúp cây chố ng lại
một số bệnh. Nhờ quá trình k ho áng hó a chất hữ u cơ hàm lượng CO 2 trong đất tăng
góp phần tăng khả năng quang hợp của cây trồ ng. Ngoài ra chất hữu cơ còn tăng
cường khả năng phân hủy sinh học nông dược lưu tồ n tro ng đất thông qua việc kích
thích hoạt động của vi sinh vật tro ng đất, hấp thụ các chất làm ô nhiễm đất như tạo
phức với kim loại nặng và mộ t số nô ng dược (Dương Minh Viễn, 2006).
1.1.3 Sự chuyển hóa hữu cơ trong đấ t
Các chất hữ u cơ trong đất có quá trình biến đổi với sự tham gia của các sinh
vật và chịu ảnh hưởng của các yếu tố mô i trường. Khi đi vào đất chúng sẽ chịu tác
động đồng thời của hai q uá trình đó là khoáng hóa và quá trình mùn hóa. Tùy theo
điều kiện đất đai và sinh thá i của từng vùng mà quá trình nào chiếm ưu thế tro ng đất
(Dương Minh Viễn, 2006). Xác vi sinh vật tồ n tại trên mặt đất ho ặc trong các tầng
đất trong quá trình p hân giả i chúng mất cấu trúc hình d ạng, các hợp chất cò n lại tạo
nên các hợp chất linh hoạt dễ chuyển đổ i hơn. Một phần của quá trình k ho áng hó a
sẽ tạo thành CO 2 và H 2O (N guyễn Thế Đặng và Nguyễ n Thế Hùng, 1999).


Xác hữu cơ

Mùn hóa
Khoáng hóa nhanh

Các hợp chất mùn

Các hợp chất khoáng
Khoáng hóa từ từ

(Nguồn: Ngô N gọc Hưng, 2009)


Hình 1 Tiến trình khoáng hóa và mùn hóa luô n xảy ra đồng thời trong đất
Theo Nguyễn Thế Đặng và Nguyễn Thế Hùng (1999) trong quá trình k hoáng
hó a mộ t số hợp chất trung gian đơn giản làm dinh dưỡng cho sinh vật dùng để tổng
hợp nên protit, lip id, gluxit và mộ t loạt hợp chất mới. N hững chất này có thể tiếp
tục b ị k hoáng hó a và giải phóng dinh dưỡng cho cây trồ ng.
1.1.4 Các yếu tố ả nh hưởng sự phân hủy chất hữu cơ
Sự phân hủy chất hữu cơ trong đất là bao gồ m các ho ạt động sinh hó a nên
các yếu tố ảnh hưởng đến vi sinh vật đều ảnh hưởng đ ến sự phân hủy chất hữu cơ
Thái Công Tụng (1969). Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hủy chất hữu cơ
như sau:
* Oxy: sự phân hủy chất hữu cơ tro ng tình trạng thoáng k hí là tiến trình oxy hóa,
sản phẩm cuố i cùng của tiến trình này là CO 2, H 2O và muố i khoáng. Trong điều
kiện yếm khí thiếu o xy quá trình d iễn ra chậm hơn, sản p hẩm bao gồ m các acid hữ u
cơ, rượu và khí metan (Ngô Ngọc Hưng và ctv., 2004).
* Ẩm độ, nhiệt độ đất: theo kết q uả nghiên cứu của Tôn Thất Trình (1971) khi độ
ẩm tro ng đ ất giảm thì các hoạt động của vi sinh vật cũng giảm. Vi sinh vật hoạt
động ở đ iều k iện độ ẩm 70%, giúp đẩy mạnh q uá trình khoáng hóa. Nhiệt độ hoạt
o
động tốt nhất của vi sinh vật là k ho ảng 25-30 C và tốc độ phân giải sẽ giảm khi
nhiệt độ vượt quá 40 oC.
* pH đất: ở mỗ i loại vi sinh vật phân giải k hác nhau thì khác nha u. Xong pH là
khoảng hoạt động tốt của vi sinh vật là khoảng 6,5-7,5.
* Điều kiện về chất dinh dưỡng: theo Thái Công Tụng (1969) tro ng q uá trình phát
triển của vi sinh vật trong chất hữ u cơ k hô ng cung cấp đủ chất d inh dưỡng vì thế
khi bổ sung p hân bó n vô cơ sẽ làm cho q uá trình phân giải chất hữu cơ nhanh hơn.
Do đó khi tiến hành ủ phân chuồng với lư ợng rơm, cỏ lớn k hi thiế u p hân chuồ ng có
thể sử dụng p hân hữ u cơ đ ể thay thế một phần đ ể tốc độ phân giải d iễn ra nhanh
hơn.



1.2 KHÁI QUÁT PHÂN HỮU CƠ
1.2.1 Khái niệ m
Phân hữu cơ là tên gọi chung của các loại p hân có nguồn gốc hữu cơ: xác bã
thực vật, rơm ra, p hân chuồ ng, p hân rác,... các loại p hân này được đánh giá dựa vào
hàm lượng chất hữ u cơ, chất mùn có trong phân, sau k hi bó n cho cây trồ ng phân sẽ
phân giải cung cấp mộ t lượng p hân đáng kể cho cây, đặc b iệt p hân có khả năng tái
tạo rất tố t. Đây là một lo ại p hân cần tăng cường sử d ụng vì có thể cung cấp d inh
dưỡng, nâng cao và cải tạo độ phì cho đất (Ngô Ngọc Hưng và ctv., 2004).
Ngô Thị Đào và Vũ Hữu Yêm (2005) có thể xem tất cả các loại chất hữu cơ
vùi tro ng đ ất sau khi được p hân giải có k hả năng cung cấp d inh dưỡng cho cây
trồ ng và cải tạo độ p hì cho đất đều có thể co i là phân hữu cơ.
1.2.2 Phâ n hữu cơ đối với cây trồ ng
Phân hữu cơ sau khi bón vào đất sẽ p hân giả i cung cấp các chất khoáng đ a
lượng, trung lượng và vi lượng cần thiết làm p hong phú thêm nguồn d inh dưỡng
cho cây trồng. C hất mùn và sản phẩm phân hủy trong phân hữ u cơ có thể k iểm soát
quá trình sinh trưởng nhanh chóng của các tiến trình ký sinh và làm giảm các tác hại
của thuốc trừ sâu đối với cây trồ ng (Đỗ Thị Thanh Ren và ctv., 1999).
Đối với năng suất lúa, đạm được xem là nguyên tố giới hạn năng suất hàng
đầu, tuy nhiên việc bó n phân vô cơ cao làm cho sự mất đạm trong ruộng lúa càng
mạnh và hiệu q uả sử dụng p hân bó n ngày càng kém. Thông thường trên đất lúa
ngập nước từ 10 – 20% lượng đạm mất đ i, cò n trên đất k iềm thì 10 – 40% (Đỗ Thị
Thanh Ren, 1999; De Datta et al., 1988). Nguồn đạm hữu cơ chiếm khoảng 95%
đạm tổ ng số tro ng đất thông qua sự khoáng hóa từ chất hữ u cơ rất q uan trọng, đáp
ứng nhu cầu đạm của cây lúa k ho ảng 80% (Đỗ Thị Thanh Ren và ctv., 1999;
Ponnamperuma, 1984).
Khi bó n phân đơn thuầ n phân ủ rơm, rạ thì mức độ nhiễm sâu b ệnh thấp hơn
khi bón p hân hóa học ở liều cao và và phân hóa học kết hợp với rơm, rạ. Năng suất
lúa k hi bón p hân hữ u cơ tăng 13,9% và kết hợp (50% p hân hó a họ c và 50% phân
hữ u cơ) thì năng suất tăng đến 26,83% so với k hông bón p hân, tương tự ở một thí
nghiệm k hác nă ng suất tăng 5,91% và 6,86% tro ng mùa khô và mùa mưa, tương

ứng. Theo Phạm Thị P hấn và Nguyễn Kim Chung (2005) cho rằng, bón p hân hó a
họ c liều cao kết hợp với phân hữu cơ thì số chồ i có khuynh hướng tăng so với bó n
phân hóa học liều thấp. P hân hữ u cơ k hô ng nhữ ng giúp cải tạo lại đ ất mà còn tăng
hiệu quả của phân hó a họ c, khi áp dụng p hân hữ u cơ – phân ủ rơm, rạ liê n tục trong
nhiề u vụ ta có thể giảm 20 – 60% lượng phân hóa học bón theo khuyến cáo mà


không làm giảm năng suất lúa (Luu Hong Man et al., 2001; Luu Hong Man et al.,
2007; Luu Ho ng Man et al., 2008).
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long cho thấy
bón phân hữu cơ làm tăng năng suất rõ rệt. Cứ mỗi tấn p hân chuồ ng cho tăng năng
suất lúa từ 100 – 150 kg lúa/ha, mỗi tấn phân ủ rơm rạ là tăng năng suất lúa từ 50 –
60 kg lúa/ha (P hạm S ỹ Tân, 1992). Kết q uả nghiên cứ u của Nguyễn Thành Hối
(2008), khi chỉ bón p hân hữ u cơ từ đầu vụ có thể gây thiếu hụt d inh dưỡng cần thiết
cho cây, do tác dụng của p hân hữu cơ tương đối chậm trong đất. Kết q uả nghiê n
cứ u của Nguyễn Hữu Hợp (2010), việc bón phân rơm hữu cơ số chồi, chiều cao cây
của các nghiệm thức khác b iệt k hô ng ý nghĩa trong các giai đoan phát triển của cây
lúa, kết q uả tương tự cũng được tìm thấy trong nghiên cứ u của Lê Hòa Bình (2010)
và Nguyễ n Văn Đăng (2010).
1.2.3 Vai trò của phân hữu cơ
* Phân hữu cơ cải tạo lý tính của đất
Lê Văn Khoa và ctv. (2000) cho rằng, sự nén chặt tro ng đ ất là kết quả của
các tiến trình tự nhiê n, hệ thố ng canh tác, tác động của con người và thời gian làm
cho đất trồng bị dẽ cứng, tầng đế cày d ày. Sự nén chặt này có sự ảnh hưởng không
tốt đến một số tính chất của đất, làm d ung trọng tăng, giảm độ xốp, có ảnh hưởng
đến độ ẩm và thoáng khí cũng như chế độ nhiệt của đ ất. Khi bón p hân hữu cơ có tác
dụng gia tăng k hả năng giữ nước của đất bởi sự liên kết của đất và chất hữu cơ
thông qua sự cải thiện cấu trúc của đ ất. Ngo ài ra khi bó n phân hữu cơ còn cải tạo độ
thoáng khí của đất cung cấp oxy cho rễ cây, từ đó tạo ra con đường thoát khí từ
không gian rễ. Đồng thời làm gia tăng nhiệt độ do mùn có màu sẫm, làm gia tăng sự

hấp thu nhiệt. K hi bón phân hữu cơ làm tăng sự hoạt động của vi sinh vật, kết hợp
với b iện pháp luân canh sẽ góp phần cải tạo cấu trúc của đất (Võ Thị Gương, 2006).
* Phân hữu cơ cải tạo hóa tính của đất
Theo Ngô Ngọc Hư ng và ctv. (2004), bón phân hữu cơ làm gia tăng khả
năng trao đổi cation vì vậy làm giảm khả năng trực di của các cation. Trong quá
trình p hân giải p hân hữ u cơ có thể làm tan chất khó hò a tan, tăng khả năng trao đổi
của đất và làm tăng khả năng đ ệm của đ ất (Vũ Hữu Yêm, 1995). Đồ ng thời cung
cấp dinh dưỡng khoáng, bao gồ m các nguyên tố đa lượng và vi lượng (Lê Văn Trí,
2000).
Phân hữu cơ được bón liên tục vào đất liên tục nhiều năm làm tầng canh tác
được bổ sung nhiề u dinh dưỡng (Vũ Hữu Yêm và ctv., 2001). Giúp hình thành p hứ c
hữ u cơ – k hoáng, trong quá trình phân giả i chất hữ u cơ và hình thành mùn, đồng


thời hạn chế hấp thụ các kim lo ại nặng trong cây, từ đó hạn chế sự nhiễm bẩn cho
các sản p hẩm nô ng nghiệp (Nguyễn Đăng N ghĩa và ctv., 2005).
Khi bó n phân đạm cùng với phân chuồng thì thấy hiện tượng tíc h lũy đạm
cao hơn chỉ bón đạm. Nhờ keo hữu cơ có khả năng hấp thụ các ion khoáng từ đó
giảm nguy cơ mất đạm (Trịnh Công Tứ, 2006).
* Phân hữu cơ tác độ ng đến tính chất sinh học của đất
Chất hữu cơ dễ thối rữa vi sinh vật p hát triển càng mạnh và khả năng k hoáng
hó a đạm cũng tăng lên. Bón p hân hữu cơ hay phân hữu cơ kết hợp với phân hóa họ c
thì cũng làm vi sinh vật ổn định hơn, dẫn đ ến sự cân bằng sinh học trong đất được
tốt hơn (Nguyễn Ngọc Hà, 2000). Theo Nguyễn Ngọ c Nông (1999), trong q uá trình
phân giải, p hân hữ u cơ cung cấp thêm thức ăn cho vi sinh vật nên khi vùi p hân hữ u
cơ vào đất làm p ho ng p hú thêm vi sinh vật tro ng đất.
1.3 MỘT SỐ LOẠI PHÂN HỮU CƠ
1.3.1 Phâ n rơ m
Rơm, rạ là nguồn cung cấp đạm và kali q uan trọng nếu trả lại cho đất và
rơm, rạ chứa khoảng 0,5 – 0,8% N; 0,16 – 0,27% P2O 5; 0,05 – 0,1% S; 1,4 – 2%

K 2O; 4 – 7% Si; 40% C . Trên thế giới với sản lượng lúa gạo là khoảng 300 triệu
tấn, với tỉ lệ thân và hạt là 2:1 thì có 600 triệu tấn rơm, chứa k hoảng 3,6 triệu tấn
đạm (Ngô Ngọc Hưng và ctv., 2004).
Theo P hạm Thị Phấn và ctv. (2002), cho thấy rằng ở những nước nhiệt đới
thì 1 tấn lúa k hô có gần 1,5 tấn rơm và chứa 5 kg N; 2 kg P 2O 5 và S; 25 kg K 2O; 70
kg S i; 6 kg Ca, 2 kg Mg và đồ ng thời nó cò n chứa hợp chất C – N cung cấp cho các
vi sinh vật biến dưỡng bao gồm: đường, tinh bột, lignin, cellulose, hem icellulose,
pectin, protein.
Theo kết quả điều tra của Lâm Văn Lĩnh (2006); Đặng Công Bình (2006),
nô ng d ân ở 3 tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long và Trà Vinh cho thấy 46 – 49% rơm bị
đốt, 8 – 9% bỏ, 17 – 27% dùng trồ ng nấm và 17 – 21% phủ liếp.


Bảng 1.1 Thành phần dinh dưỡng từ rơm rạ sau thu hoạch lúa ở C hâu Á
Loại dinh dưỡng khoáng

Đơn vị

Hàm lượng

Ca

%

0,38

P

%


0,12

Mg

%

0,17

Na

%

0,11

K

%

2,06

Cu

mg/kg

7,70

Fe

mg/kg


552,00

Zn

mg/kg

117,30

Mn

mg/kg

338,90

(Nguồn: Schier e v à ctv. (1989) tr ích dẫn từ Nguyễn Hữu Hợp (2010))

1.3.2 Phâ n chuồng
Phân chuồng là một hỗ n hợp phân gia súc, gia cầm với xác bã thực vật. P hân
chứa đ ủ các chất d inh dưỡng quan trọng đố i với cây trồng. Ngoài ra phân còn chứ a
nhiề u nguyên tố vi lượng như Bo, Cu, Mo,... Hàng năm trên thế giới sản xuất 14 tỉ
tấn p hân tương đương với 7 – 8 triệu tấn N; 3 – 4 triệ u tấn P 2O 5 và 8 – 9 triệu tấn
K 2O. Ở Việt Nam hàng năm nông dân sản xuất và sử dụng khoảng 50 triệu tấn, chủ
yếu có nguồn gốc từ phân heo p hân bò, tương đương 270.000 kg urea (N guyễ n Thị
Quí Mùi, 1999). Theo N gô Ngọc Hưng và ctv. (2004), thành phần phân chuồng
không ổn định, do phụ thuộ c vào thành phần của các phần cấu thành, trong đó thành
phần ảnh hưởng nhất là phân và nước giãi do gia súc tiết ra. Nước trong phân và
nước giãi của gia súc có nhiều urea, acid ureic, các muối: axetat, carbonat, oxalate,
photphat và một số chất có khả năng kích thích hoạt độ ng của rễ.



Bảng 1.2 Thành phần d inh dưỡng có trong phân chuồng
Đơn vị %
Loại phân

H2O

N

P 2O5

K 2O

CaO

MgO

Lợn

82,0

0,80

0,41

0,26

0,09

0,10


Trâu, bò

83,1

0,29

0,17

1,00

0,35

0,13

Ngựa

75,7

0,44

0,35

0,35

0,15

0,12




56,0

1,63

1,54

0,85

2,40

0,74

Vịt

56,0

1,00

1,40

0,62

1,70

0,35

(Nguồn: Cục Khuyến Nông Khuyến Lâm, 2004)

1.4 SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY LÚA
1.4.1 Đặc điể m sinh trưởng của cây lúa

Cây lúa từ lúc tượng mầm cho tới khi chín có thể chia thành ba giai đoạn
chính: giai đoạn tăng trưởng, giai đoạn sinh sản và giai đo ạn chín.
* Giai đoạn tăng trưởng
Theo Nguyễn Ngọ c Đệ (2008), giai đoạn tăng trưởng của cây lúa bắt đầu từ
nảy mầm đ ến k hi lúa phân hóa đòng. Giai đoạn này cây lúa chủ yếu phát triển về
thân lá, chiều cao tăng và ra nhiều chồi. Tro ng đ iều k iện đầy đủ dinh dưỡng, ánh
sáng và thời tiết thuận lợi cho cây lúa có thể nảy chồi có lá thứ 5 – 6 (Võ Tòng
Xuân, 1984).
Theo Nguyễn N gọc Đệ (2008), giai đoạn đầu của sự sinh trưởng (10 – 12
ngày sau sạ) thì cây lúa sử dụng chủ yếu chất d inh dưỡng dự trữ trong hạt gạo.
Trong giai đoạn đầu k hi phát triển cây lúa sẽ đâm chồi khi đạt chiều cao và số lá
nhất định. Giai đoạn lúa bắt đầu làm đòng chỉ có 3 – 8 ló ng trên cùng dài ra làm lúa
cao lên từ 2 – 35 cm. Giai đoạn này ảnh hưởng nhiều đến chiề u cao cây lúa.
Tùy theo từ ng giống mà thời điểm sinh trưởng của cây lúa đạt số chồ i tối đa,
thường trong khoảng 35 – 40 ngày sau sạ có giố ng lên tới 60 ngày. Qua thời k ỳ này
số chồi giảm cho tới khi thu hoạch, số chồi ra bông và cho thu hoạch là số chồi hữ u
hiệu (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Theo Nguyễn Đình Giao và ctv. (1997) thời giai
đâm chồi của lúa kéo d ài từ khi bén rễ đến khi làm đòng, thời gian nà y dài ngắn phụ
thuộ c vào giống, mùa vụ và kỹ thuật canh tác.
Theo Nguyễn Thành Hối (2010), giai đoạn tăng trưởng dài hay ngắn là tùy
thuộ c vào giố ng lúa, các giống cao sản ngắ n ngày (khoảng 100 ngà y) có gia i đoạn
này từ 40 – 45 ngày, các giống lúa mùa d ài ngày có khi giai đoạn này kéo dài 4 – 6
tháng.


* Giai đoạn sinh sản
Giai đoạn này b ắt đầu từ lúc phân hóa đòng đến k hi lúa trổ bông. Gia i đoạn
này kéo dài thường 27 – 35 ngày, trung b ình 30 ngày và giống lúa dài ngày thường
không khác nhau. Lúc này chồi vô hiệu giảm nhanh, chiều cao cây tăng rõ rệt, đòng
lúa p hát triể n qua nhiều giai đoạn cuối cùng thoát ra khỏi bẹ của lá cờ và lúa b ắt đầu

chồi. Tro ng suố t gia i đoạn này nếu đầy đủ d inh dưỡng, mực nước thích hợp, ánh
sáng nhiều, không bị sâu bệnh và thời tiết thuận lợi thì bô ng lúa sẽ hình thành nhiề u
hơn và vỏ trấu sẽ đạt được k ích thư ớc lớn nhất của giố ng, tạo đ iều kiện gia tăng
trọ ng lượng hạt sau này (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
* Giai đoạn chín
Giai đoạn chín tính từ khi lúa trổ đến khi thu hoạch, giai đoạn này kéo dài
khoảng 30 ngày. C ây ổ n định về chiều cao, quá trình tích lũy chất khô về hạt xảy ra
và ngà y càng mạnh. Màu sắc hạt lúa chuyển từ màu xanh sang vàng. Trọng lượng
hạt cũng tăng dần và ổ n định cho tới k hi chín hoàn toàn. Giai đoạn này là giai đoạn
quyết định đến số hạt chắc trên bô ng và trọ ng lượng 1000 hạt. Trong gia i đoạn này
khi thời tiết lạnh k ết hợp với mưa nhiều có thể làm kéo dài gia i đoạn chín. Ngược
lại, thời tiết nắng nó ng có thể lúa chín sớm hơn (Võ Tòng Xuân, 1984). Gia i đoạn
chín được đặc trưng bởi sự sinh trưởng của hạt: sự tăng k ích thước, trọ ng lượng, sự
đổi màu và sự già hóa của lá (Yoshid a, 1981).
* Yêu cầu đ iều kiện ngoại cảnh
Nguyễn Ngọc Đệ (2008) cho rằng, tro ng các giai đoạn sinh trưởng của cây
lúa nếu đ iều kiện thời tiết thích hợp, chủ động được nguồn nước tưới thì lúa sẽ có
tiềm năng cho năng suất cao. Muố n cây lúa sinh trưởng tố t nhất tro ng giai đoạn sinh
trưởng yếu tố thời tiết cũng rất quan trọng. Theo Nguyễ n Thành Hối (2011), nhiệt
0
độ thích hợp cho sự phát triển của cây lúa 26 – 28 C, quang k ỳ 7 – 8 giờ/ngày/mùa
nắng và 5 – 6 giờ/ngày/mùa mư a. Lượng nước cung cấp 6 – 7 mm/ngày/mùa mư a
và 8 – 9 mm/ngày/mùa nắng (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
1.4.2 Các thành phần năng suất lúa
Năng suất cấu thành bởi bố n yếu tố: số bông trên đơn vị diện tích, số hạt trên
bông, tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng 1000 hạt. Có thể tính năng suất theo công thứ c
sau:
2

Năng suất (tạ/ha) = Số bông/m x Số hạt/bông x Tỷ lệ hạt chắc (%) x Trọng

lượng 1000 hạt (g) x 10 4(Nguyễ n Đình Giao và ctv., 1997).
Theo Nguyễn Đình Giao và ctv. (1997), muố n nâng cao năng suất cần hiể u
được quá trình hình thành các yếu tố đó. Trên cơ sở đó mới có thể áp d ụng các biện
pháp k ỹ thuật đúng lúc và đ úng cách.


* Số bông
Số bông là yếu tố quyết đ ịnh đến năng suất nhất và sớm nhất. Số bông có thể
đóng góp 74% năng suất, trong khi đó số hạt chỉ đóng góp 26% năng suất (Nguyễ n
Đình Giao và ctv., 1997). Nguyễn Ngọc Đệ (2008) cho rằng, số bô ng trên đơn vị
diện tích phụ thuộ c vào mật độ sạ cấy và k hả năng nở b ụi của lúa. Mật độ sạ cấy,
khả năng nở b ụi tùy thuộc vào đ iều k iện đất đai, giống lúa, khí hậu, lượng p hân bó n
và chế độ nước. Theo Nguyễn N gọ c Đệ (2008), thì lúa để có được năng suất cao đối
với lúa sạ mật độ bông 500 – 600 bông/m2 và đố i với lúa cấy số bông 350 – 450
2
bông/m .
* Số hạt trên bông
Số hạt trên bô ng nhiều hay ít tùy thuộc vào số gié, hoa phân hóa cũng như số
gié, ho a tho ái hó a. Các quá trình này nằm trong thời kỳ sinh trưởng từ lúc làm đòng
đến trổ bông. Số gié và hoa p hân hóa được q uyết định ở thời k ỳ đầu của q uá trình
làm đò ng trong vò ng từ 7 – 10 ngày (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997).
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), số hoa được p hân hó a và b ị thoái hó a bị ảnh
hưởng bởi các yếu tố: giống lúa, k ỹ thuật canh tác và điều k iện thời tiết. Ở các
giống lúa cải thiện được cho là tốt trong điều kiện Đồng Bằng Sô ng Cửu Long đối
với lúa sạ 80 – 100 hạt/bô ng, lúa cấy 100 – 120 hạt/bông.
* Tỉ lệ hạt chắc
Theo Nguyễn Đình Giao và ctv. (1997), hạt chắc là những hạt nặng, có tỷ
trọ ng trên 1,06. Tỷ lệ hạt chắc được quyết định ở thời kỳ trước và sau trổ bô ng, có
ba thời k ỳ quyết đ ịnh trực tiếp là giảm nhiễ m, trổ bông và chín sữa. Tỷ lệ hạt chắc
phụ thuộc số ho a trên bông, đặc tính sinh lý của cây lúa và chịu ảnh hưởng của điều

kiện ngoại cảnh. Thường số hoa trên bô ng q uá nhiều dẫn đến tình trạng tỷ lệ hạt
chắc thấp (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Tỷ lệ hạt chắc trên bông thay đổi trên phạm vi
rộ ng, ít 2 – 5 %, thô ng thường 5 – 10%, có khi lên tới 20 – 30% và thậm chí cao
hơn (N guyễn Đình Giao và ctv., 1997). Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), để có năng
suất cao thì tỷ lệ hạt chắc phải đạt trên 80%.
* Trọng lượng 1000 hạt
Trọng lượng 1000 hạt do hai bộ p hận cấu thành, trọng lượng vỏ trấu thường
chiếm 20% trọ ng lượng hạt, trọ ng lượng hạt gạo chiếm 80% trọng lư ợng hạt
(N guyễ n Đình Giao và ctv., 1997). Theo Nguyễ n Ngọc Đệ (2008) cho rằng, ở p hần
lớn lúa trọng lượng 1000 hạt thường biến thiên từ 20 đến 30 g. Trọ ng lượng hạt chủ
yếu là do di truyền của giống quyết định, trong điều kiện môi trường có ảnh hưởng
một phần vào thời k ỳ giảm nhiễm (18 ngày trước k hi trỗ) trên cỡ hạt, cho đến khi
vào chắc rộ (15 – 25 ngày sau trỗ) trên độ nảy của hạt.


* Chỉ số thu hoạch (HI)
Chỉ số thu ho ạch là một tro ng những đặc tính chủ yếu đ áp ứ ng với việc gia
tăng năng suất. Gia tăng chỉ số thu ho ạch là cho lúa ít rơm rạ hơn ho ặc các thành
phần k hô ng q ua ng hợp của cây ít hơn và chiề u cao cây giả m, giúp cây tăng cường
khả năng chống đổ ngã, chỉ số thu hoạch thường dao động từ 0,1 – 0,55 (Tanaka et
al., 1966 trích bởi Nguyễ n Ngọc Đệ, 2008).
1.4.3 Đặc tính của lúa MTL560
MTL560 là giố ng lúa siêu sớm được lai tạo từ giống IR56279, VD10 và
Jasm ine. Giống có thời gian sinh trưởng ngắn 79 – 82 ngày rất thích hợp để bố trí
sản suất ở những vùng né lũ, né mặn, vùng sản xuất lúa thiế u nư ớc cuố i vụ, vùng
sản xuất lúa màu và vùng canh tác mía – lúa.
Bảng 1.3 Đặc điểm của giố ng lúa MTL560
Đặc điểm giống
Thời gian sinh trưởng


79 – 82 ngày

Chiều cao cây

90 – 95 cm

Năng suất

6 – 8 tấn/ha

Trọng lượ ng 1000 hạt

23 – 24 gam

Phẩm chất

Gạo dài 6,8 mm, gạo trong, hơ i khô cơm

Tính đổ ngã

Hơi yếu rạ

Tính kháng sâu bệnh

Hơi kháng rầy nâu, hơi nhiễm cháy lá

Mùa vụ thích hợp

Đông xuân, hè thu


Khả năng thích nghi vùng đ ất

Thích nghi phù sa, phèn mặn

(Nguồn: Bộ môn Tài Nguyên Cây Tr ồng, Viện nghiên cứ u phát tr iển Đồng Băng Sông Cử u L ong, khu II,
trư ờng Đại học Cần Thơ)


×