Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

ĐIỀU TRA kỹ THUẬT CANH tác và KHẢO sát một số đặc TÍNH NÔNG học của các GIỐNG đu đủ (carica papaya l ) tại HUYỆN cái bè, TỈNH TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.58 MB, 109 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP  SINH HỌC ỨNG DỤNG

TRẦN THANH DỰ

ĐIỀU TRA KỸ THUẬT CANH TÁC VÀ KHẢO SÁT
MỘT SỐ ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC CỦA CÁC
GIỐNG ĐU ĐỦ (Carica papaya L.) TẠI
HUYỆN CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC

Cần Thơ, 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP  SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC

Tên đề tài:

ĐIỀU TRA KỸ THUẬT CANH TÁC VÀ KHẢO SÁT
MỘT SỐ ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC CỦA CÁC
GIỐNG ĐU ĐỦ (Carica papaya L.) TẠI
HUYỆN CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANG

Giáo viên hướng dẫn:
PGS. TS. Trần Văn Hâu



Sinh viên thực hiện:
Trần Thanh Dự
MSSV: 3077246
Lớp: Nông học 2 K33

Cần Thơ, 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP  SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG



Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Nông học với đề tài:

ĐIỀU TRA KỸ THUẬT CANH TÁC VÀ KHẢO SÁT
MỘT SỐ ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC CỦA CÁC
GIỐNG ĐU ĐỦ (Carica papaya L.) TẠI
HUYỆN CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANG

Do sinh viên Trần Thanh Dự thực hiện

Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2011
Cán bộ hướng dẫn

PGS. TS. Trần Văn Hâu


ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP  SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG


Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành
Nông học với đề tài:

ĐIỀU TRA KỸ THUẬT CANH TÁC VÀ KHẢO SÁT
MỘT SỐ ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC CỦA CÁC
GIỐNG ĐU ĐỦ (Carica papaya L.) TẠI
HUYỆN CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANG

Do sinh viên Trần Thanh Dự thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng.
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp: .....................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá: .......................................................

Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2011

DUYỆT KHOA
Trưởng Khoa Nông Nghiệp  SHƯD

Chủ tịch Hội đồng


iii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Trần Thanh Dự

iv


TIỂU SỬ CÁ NHÂN

I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Trần Thanh Dự

Giới tính: Nam

Sinh ngày: 29/04/1989

Dân tộc: Hoa

Nơi sinh: Phú Lộc - Thạnh Trị - Sóc Trăng
Họ và tên cha: Trần Hảo Võ


Năm sinh: 1961

Họ và tên mẹ: Trần Thị Ánh Hồng

Năm sinh: 1965

Quê quán: Thị Trấn Phú Lộc, Huyện Thạnh Trị, Tỉnh Sóc Trăng.
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Từ năm 1995 đến năm 2000: học sinh trường Tiểu học Phú Lộc 1.
Năm 2000 đến năm 2004: học sinh trường Trung học cơ sở Phú Lộc.
Năm 2004 đến năm 2007: học sinh trường Trung học phổ thông Trần Văn Bảy.
Năm 2007 đến năm 2011: Là sinh viên ngành Nông học 2 K33, Khoa Nông
Nghiệp và Sinh học Ứng Dụng, Trường Đại học Cần Thơ.

Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2011
Người khai ký tên

Trần Thanh Dự

v


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng,
Cha mẹ đã suốt đời tận tụy vì sự nghiệp và tương lai của con.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến,
Thầy Trần Văn Hâu, người đã hết lòng hướng dẫn truyền đạt kiến thức và
giúp đỡ em trong suốt quá trình làm luận văn.
Thầy cố vấn Nguyễn Phước Đằng đã quan tâm, động viên và giúp đỡ em
trong suốt khóa học.

Quý thầy cô và cán bộ thuộc Khoa Nông nghiệp và SHƯD đã tận tình truyền
đạt những kiến thức và kinh nghiệm cho em trong suốt thời gian em học tại
trường.
Chân thành cảm ơn,
Anh Phan Xuân Hà và anh Phan Văn Trọng Tính đã luôn tận tình giúp đỡ và
truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt thời gian thực hiện thí
nghiệm.
Bạn Đỗ Thái Nguyên, Trần Thị Phơ Lin, Cao Sến và bạn Nguyễn Đức Mạnh
đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Thân ái gửi về,
Các bạn sinh viên lớp Nông học 1 và 2 khóa 33 những tình cảm thân thương
nhất, lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt trong tương lai.

Trần Thanh Dự

vi


Trần Thanh Dự. 2010. Điều tra kỹ thuật canh tác và khảo sát một số đặc tính
nông học của các giống đu đủ (Carica papaya L.) tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền
Giang. Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Nông học. Khoa Nông Nghiệp và Sinh
học Ứng Dụng. Trường Đại học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: PGs. Ts.
Trần Văn Hâu.

TÓM LƯỢC
Nhằm đánh giá về hiện trạng canh tác đu đủ, đồng thời tìm ra những giống
có khả năng sinh trưởng tốt và cho phẩm chất năng suất cao, đề tài “Điều tra kỹ
thuật canh tác và khảo sát một số đặc tính nông học của các giống đu đủ (Carica
papaya L.) tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang” được thực hiện từ tháng 8/2009 đến
tháng 6/2010 tại 3 xã: An Hữu, Mỹ Lương và An Thái Trung. Tổng số hộ điều tra

là 30 hộ. Mỗi hộ thu ngẫu nhiên 3 trái để chín tự nhiên và phân tích phẩm chất trái
tại phòng thí nghiệm Bộ môn Khoa Học Cây Trồng, Khoa Nông nghiệp và Sinh
học Ứng Dụng, Trường Đại học Cần Thơ. Tổng số trái đu đủ phân tích là 90 trái.
Kết quả điều tra cho thấy: diện tích trồng đu đủ của các hộ nông dân nhỏ, phân tán
trung bình là 1.700  1.056 m2; tuổi cây trung bình là 8  1,5 tháng; 83,3% số hộ
trồng đu đủ với mô hình xen canh; có năm giống đu đủ được điều tra, trong đó
giống Đài Loan tím chiếm tỷ lệ cao nhất (40%); 80% số hộ mua giống tại cơ sở
sản xuất giống và chủ yếu là trồng từ hột (100%); kích thước mương phù hợp với
chiều rộng (2,7  0,7 m) và sâu (0,7  0,2 m); kích thước liếp phù hợp với chiều
rộng (3,8  1,1 m), sâu so với mực nước lúc cao nhất (0,6  0,2 m); Đa số người
dân sử dụng bờ bao tập thể (100%), trong đó có 26,7% số hộ có bờ bao riêng;
100% số hộ không trồng cây chắn gió; có 63,3% số hộ dùng cống bọng bằng xi
măng; kích thước mô hợp lý với chiều cao (31  8,2 cm), rộng (78,3  16,6 cm);
có 60% số hộ không xử lý mô trước khi trồng; Mật độ trồng (114  31,4 cây/1000
m2); có 73,3% số hộ tưới nước bằng máy với 2 ngày/lần (76,7%); cỏ được phát
bằng máy (76,7%) với 3 - 4 lần/năm (73,3%); Không bón phân hữu cơ cho cây
(100%); liều lượng bón phân hóa học không phù hợp so với khuyến cáo. Số lần
bón trung bình là 15,2  8,6 lần/năm; côn trùng gây hại nặng nhất là nhện đỏ
(100%), rệp sáp (20%) và bệnh hại nặng là bệnh khảm (100%), thối rễ (23,3%);
thu hoạch chủ yếu dựa vào vỏ trái (93,3%); năng suất trung bình 4,0  1,5
tấn/1000 m2; chủ yếu là bán cho thương lái (70%). Về kết quả khảo sát năm giống

vii


đu đủ thì giống Cuống tím là giống có nhiều ưu điểm với chiều cao cây thấp (1,57
m), trọng lượng trái nhỏ (0,52 kg), số lượng hột/trái ít (340,80 hột), độ Brix cao
(11,77%) phù hợp cho xuất khẩu nhưng do màu sắc vỏ trái không sáng (57,63),
mà lại có vỏ mỏng (0,07 cm) nên khó vận chuyển đi xa; Giống Da vàng có chiều
cao cây thấp (1,67 m), trọng lượng trái nhỏ (0,59 kg), số hột/trái ít (210,50 hột), vỏ

dày (0,11 cm), độ Brix thấp (9,27%) nên ít được người tiêu dùng ưa chuộng nhưng
do có da vàng sáng đẹp nên phù hợp chưng vào các dịp lễ tết. Còn đối với các
giống Đài Loan tím, Đài Loan F1 và Mã Lai thì sinh trưởng khá, số lượng hột/trái
nhiều (450,71 - 522,12 hột), độ Brix cao (10,03 - 11,37%), vỏ dày (0,12 cm), màu
sắc vỏ trái khi chín vàng sáng đẹp nhưng do có trọng lượng trái lớn (1,15 - 1,21
kg) nên không phù hợp cho việc xuất khẩu, chỉ tiêu thụ được trong nước. Như vậy,
để trồng đu đủ có năng suất cao nên trồng những giống có chất lượng và phẩm
chất tốt như giống Đài Loan tím hoặc Đài Loan F1 hoặc Mã Lai.

viii


MỤC LỤC

Chương

Nội dung

Trang

Tóm lược ........................................................................................................ vii
Mục lục .......................................................................................................... ix
Danh sách bảng .............................................................................................. xiv
Danh sách hình ...................................................................................................... xvi
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................... 2
1.1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN CÁI BÈ ............................................................. 2
1.1.1 Vị trí địa lý ........................................................................................... 2
1.1.2 Đất đai .................................................................................................. 2
1.1.3 Khí hậu ................................................................................................. 2

1.2 NGUỒN GỐC VÀ SỰ PHÂN BỐ CỦA CÂY ĐU ĐỦ ............................... 2
1.2.1 Nguồn gốc ............................................................................................ 2
1.2.2 Phân bố ................................................................................................. 3
1.3 GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG VÀ SỬ DỤNG CỦA ĐU ĐỦ ............................. 4
1.3.1 Giá trị dinh dưỡng ................................................................................. 4
1.3.2 Giá trị sử dụng ...................................................................................... 5
1.4 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ .................................................. 5
1.4.1 Tình hình sản xuất ................................................................................ 5
1.4.2 Tình hình tiêu thụ .................................................................................. 6
1.5 ĐẶC TÍNH THỰC VẬT CỦA CÂY ĐU ĐỦ ............................................ 7
1.5.1 Rễ ........................................................................................................ 7
1.5.2 Thân, cành ........................................................................................... 7
1.5.3 Lá ........................................................................................................ 7
1.5.4 Hoa ...................................................................................................... 8
ix


1.5.5 Trái ...................................................................................................... 10
1.5.6 Hột ....................................................................................................... 10
1.6 YÊU CẦU VỀ SINH THÁI CỦA CÂY ĐU ĐỦ ......................................... 11
1.6.1 Khí hậu ................................................................................................ 11
1.6.1.1 Nhiệt độ ....................................................................................... 11
1.6.1.2 Ẩm độ và lượng mưa .................................................................... 11
1.6.1.3 Gió ............................................................................................... 11
1.6.1.4 Ánh sáng ...................................................................................... 12
1.6.2 Đất ....................................................................................................... 12
1.6.3 Nước .................................................................................................... 12
1.6.4 Yêu cầu về dinh dưỡng ........................................................................ 12
1.6.4.1 Đạm ............................................................................................. 12
1.6.4.2 Lân ............................................................................................... 13

1.6.4.3 Kali .............................................................................................. 13
1.7 MỘT SỐ GIỐNG ĐU ĐỦ TRỒNG PHỔ BIẾN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG ..................................................................................................... 13
1.7.1 Đu đủ Đài Loan tím ............................................................................. 13
1.7.2 Đu đủ Mã Lai ....................................................................................... 14
1.7.3 Đu đủ Hồng Kông Da Bông ................................................................. 14
1.7.4 Đu đủ Eksotika .................................................................................... 14
1.7.5 Đu đủ Vỏ vàng ..................................................................................... 15
1.7.6 Đu đủ Solo ........................................................................................... 15
1.8 KỸ THUẬT CANH TÁC ........................................................................... 15
1.8.1 Chuẩn bị đất trồng ................................................................................ 15
1.8.2 Đào mương lên liếp .............................................................................. 16
1.8.3 Bờ bao ................................................................................................. 16
1.8.4 Chọn giống và ương cây con ................................................................ 17

x


1.8.5 Kỹ thuật trồng ...................................................................................... 17
1.8.5.1 Thời vụ trồng ............................................................................... 17
1.8.5.2 Mô trồng ...................................................................................... 18
1.8.5.3 Cách đặt cây con .......................................................................... 18
1.8.5.4 Khoảng cách và kiểu trồng ........................................................... 18
1.8.6 Chăm sóc ............................................................................................. 19
1.8.6.1 Làm cỏ, che phủ liếp, xới đất ......................................................... 19
1.8.6.2 Tưới tiêu nước ............................................................................... 19
1.8.6.3 Bón phân ....................................................................................... 19
1.9 SÂU BỆNH HẠI ĐU ĐỦ ........................................................................... 20
1.9.1 Côn trùng ............................................................................................. 20
1.9.1.1 Rệp sáp ......................................................................................... 20

1.9.1.2 Nhện đỏ ......................................................................................... 20
1.9.1.3 Ruồi đục trái ................................................................................. 21
1.9.2 Bệnh .................................................................................................... 21
1.9.2.1 Bệnh thối rễ .................................................................................. 21
1.9.2.2 Bệnh thán thư ............................................................................... 21
1.9.2.3 Bệnh cháy lá ................................................................................ 21
1.9.2.4 Bệnh thối trái ............................................................................... 22
1.9.2.5 Bệnh khảm ................................................................................... 22
1.9.2.6 Bệnh đốm vòng ............................................................................. 22
1.10 THU HOẠCH ........................................................................................... 23
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN PHƯƠNG PHÁP ................................................ 24
2.1 PHƯƠNG TIỆN ......................................................................................... 24
2.1.1 Thời gian và địa điểm điều tra .............................................................. 24
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm .............................................................................. 25
2.2 PHƯƠNG PHÁP ......................................................................................... 25

xi


2.2.1 Phương pháp và nội dung điều tra ........................................................ 25
2.2.1.1 Phương pháp điều tra ................................................................... 25
2.2.1.2 Nội dung điều tra ......................................................................... 25
2.2.2 Phương pháp khảo sát một số đặc tính nông học .................................. 25
2.2.2.1 Chỉ tiêu về tăng trưởng ................................................................ 25
2.2.2.2 Chỉ tiêu về phẩm chất trái ............................................................ 26
2.2.3 Phân tích số liệu ................................................................................... 28
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN ............................................................... 29
3.1 ĐẶC ĐIỂM VƯỜN ..................................................................................... 29
3.1.1 Diện tích canh tác ................................................................................ 29
3.1.2 Tuổi cây ............................................................................................... 29

3.1.3 Mô hình canh tác ................................................................................. 30
3.2 GIỐNG CÂY TRỒNG ................................................................................ 31
3.2.1 Giống trồng .......................................................................................... 31
3.2.2 Nguồn gốc giống .................................................................................. 32
3.2.3 Phương pháp nhân giống ...................................................................... 32
3.3 KỸ THUẬT CHUẨN BỊ VƯỜN ................................................................ 32
3.3.1 Kích thước mương ............................................................................... 32
3.3.2 Kích thước liếp .................................................................................... 33
3.3.3 Bờ bao và cống bọng ........................................................................... 34
3.3.4 Cây chắn gió ........................................................................................ 35
3.4 KỸ THUẬT TRỒNG ................................................................................. 36
3.4.1 Kích thước mô ..................................................................................... 36
3.4.2 Xử lý mô trước khi trồng ..................................................................... 37
3.4.3 Mật độ trồng ........................................................................................ 37
3.5 CHĂM SÓC ............................................................................................... 38
3.5.1 Tưới nước ............................................................................................ 38

xii


3.5.2 Làm cỏ ................................................................................................. 39
3.5.3 Bón phân ............................................................................................. 40
3.5.3.1 Loại phân ..................................................................................... 40
3.5.3.2 Liều lượng phân hóa học .............................................................. 41
3.5.3.3 Cách bón phân ............................................................................. 42
3.5.3.4 Số lần bón .................................................................................... 43
3.6 CÔN TRÙNG VÀ BỆNH GÂY HẠI .......................................................... 43
3.6.1 Côn trùng ............................................................................................. 43
3.6.2 Bệnh .................................................................................................... 44
3.7 THU HOẠCH ............................................................................................. 45

3.8 KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC CỦA ĐU ĐỦ .................. 47
3.8.1 Đặc điểm cây ....................................................................................... 47
3.8.1.1 Chiều cao cây................................................................................ 47
3.8.1.2 Đường kính tán ............................................................................ 48
3.8.1.3 Đường kính thân .......................................................................... 48
3.8.1.4 Kích thước lá ................................................................................ 49
3.8.2 Đặc tính về phẩm chất trái ................................................................... 50
3.8.2.1 Đặc điểm trái .............................................................................. 50
3.8.2.2 Đặc điểm hột trong trái ............................................................... 51
3.8.2.3 Đặc điểm phẩm chất trái ............................................................. 53
3.8.2.4 Màu sắc vỏ trái và màu sắc dịch trái (E) ................................. 55
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 58
4.1 KẾT LUẬN ................................................................................................ 58
4.2 ĐỀ NGHỊ ................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 60
PHỤ CHƯƠNG

xiii


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tựa bảng

Trang

1.1


Giá trị dinh dưỡng trong trái đu đủ (Chỉ tính trên 100 g thịt trái)*

4

1.2

Sản lượng đu đủ ở một số quốc gia trên thế giới từ năm 2002 2007 (nghìn tấn)

6

3.1

Diện tích các vườn trồng đu đủ được điều tra tại huyện Cái Bè,
tỉnh Tiền Giang, 2010

29

3.2

Tuổi cây đu đủ được điều tra tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang,
2010

30

3.3

Phần trăm (%) số hộ với các mô hình canh tác đu đủ khác nhau
được điều tra tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, 2010

30


3.4

Phần trăm (%) số hộ với các nguồn gốc giống khác nhau được
điều tra tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, 2010

32

3.5

Kích thước mương được điều tra tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền
Giang, 2010

33

3.6

Kích thước liếp (m) được điều tra tại huyện Cái Bè, tỉnh tiền
Giang, 2010

34

3.7

Phần trăm (%) số hộ có và không có bờ bao riêng và vật liệu làm
cống bọng khác nhau trong vườn đu đủ được điều tra tại huyện Cái
Bè, tỉnh Tiền Giang, 2010

35


3.8

Phần trăm (%) số hộ với các kích thước mô khác nhau được điều
tra tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, 2010

36

3.9

Phần trăm (%) số hộ có và không có xử lý mô trước khi trồng
được điều tra tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, 2010

37

3.10

Phần trăm (%) số hộ với các mật độ trồng đu đủ khác nhau được
điều tra tại huyện cái Bè, tỉnh Tiền Giang, 2010

38

3.11

Phần trăm (%) số hộ với các biện pháp tưới nước và số lần tưới
khác nhau được điều tra tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, 2010

39

3.12


Phần trăm (%) số hộ với các cách làm cỏ và số lần làm cỏ khác
nhau trong một năm được điều tra tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền
Giang, 2010

39

xiv


3.13

Liều lượng phân bón (g/cây/năm) cho cây đu đủ trong một năm
được điều tra tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, 2010

41

3.14

Phần trăm (%) số hộ với các số lần bón phân khác nhau trong năm
được điều tra tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, 2010

43

3.15

Phần trăm (%) số hộ với các loại côn trùng gây hại khác nhau
được điều tra tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, 2010

43


3.16

Phần trăm (%) số hộ với các chỉ tiêu thu hoạch trái, năng suất trái
và các hình thức tiêu thụ trái khác nhau được điều tra tại huyện
Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, 2010

46

3.17

Một số đặc tính về sinh trưởng của 5 giống đu đủ lúc 10 tháng tuổi
được khảo sát tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, 2010

48

3.18

Kích thước lá (cm) của 5 giống đu đủ lúc 10 tháng tuổi được khảo
sát tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, 2010

49

3.19

Một số đặc điểm về trái của 5 giống đu đủ thu tại huyện Cái Bè,
tỉnh Tiền Giang, 2010

50

3.20


Một số đặc điểm về hột trong trái của 5 giống đu đủ thu tại huyện
Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, 2010

52

3.21

Một số đặc điểm về phẩm chất của 5 giống đu đủ thu tại huyện Cái
Bè, tỉnh Tiền Giang, 2010

53

3.22

Màu sắc vỏ và thịt trái (E) của 5 giống đu đủ thu tại huyện Cái
Bè, tỉnh Tiền Giang, 2010

55

xv


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tựa hình

Trang


1.1

Các dạng hoa đu đủ. (a) Hoa đu đủ đực; (b) Hoa đu đủ cái; (c)
Hoa đu đủ lưỡng tính

8

2.1

Bản đồ địa bàn điều tra kỹ thuật canh tác đu đủ tại huyện Cái Bè,
tỉnh Tiền Giang, 2010

24

2.2

Kích thước lá đu đủ được khảo sát tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền
Giang, 2010. (a) Chiều dài lá đu đủ; (b) Chiều rộng lá đu đủ

26

2.3

Đường kính và độ dày thịt trái đu đủ được khảo sát tại huyện Cái
Bè, tỉnh Tiền Giang, 2010. (a) Đường kính trái; (b) Độ dày thịt
trái

27


3.1

Phần trăm (%) số hộ trồng các giống đu đủ khác nhau được điều
tra tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, 2010. (n = 30)

31

3.2

Phần trăm (%) số hộ với các loại bệnh gây hại khác nhau được
điều tra tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, 2010. (n = 30)

44

3.3

Các loại bệnh thường gây hại trên đu đủ được điều tra tại huyện
Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, 2010. (a) Bệnh khảm; (b) Bệnh đốm
vòng trái; (c) Bệnh thán thư trên trái

45

3.4

Sự khác nhau về hình thái bên ngoài của trái đu đủ. (a) Trái đu đủ
chưa có mỏ vịt; (b) Trái đu đủ có mỏ vịt

45

3.5


Màu sắc vỏ trái của 5 giống đu đủ khi chín thu tại huyện Cái Bè,
tỉnh Tiền Giang, 2010. (a) Giống Đài Loan tím; (b) Giống Đài
Loan F1; (c) Giống Mã Lai; (d) Giống Cuống tím; (e) Giống Da
vàng

56

3.6

Màu sắc thịt trái của các giống đu đủ khi chín thu tại huyện Cái
Bè, tỉnh Tiền Giang, 2010. (a) Giống Đài Loan tím; (b) Giống Đài
Loan F1; (c) Giống Mã Lai; (d) Giống Cuống tím; (e) Giống Da
vàng

57

xvi


MỞ ĐẦU
Trong thời gian gần đây, nhu cầu về trái cây của toàn xã hội ngày một tăng
cao. Trong khi đó, các mặt hàng nông sản trong nước thì không đa dạng về chủng
loại, ổn định về chất lượng. Do đó, các mặt hàng trong nước khó mà đáp ứng được
với các yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của thị trường trong và ngoài nước. Trong
xu thế hội nhập kinh tế của các nước Đông Nam Á, với việc gia nhập AFTA,
ngành nông nghiệp nước ta nói chung và lĩnh vực cây ăn trái nói riêng sẽ phải đối
mặt với sự cạnh tranh lớn từ những nước thành viên khác trong môi trường tự do
thương mại (Phạm Ngọc Liễu và Đào Thị Bé Bảy, 2003). Như vậy, cần có chiến
lược để phát triển trái cây trong nước.

Với sự đa dạng của các loại cây ăn trái đặc sản của vùng như: Xoài cát Hòa
Lộc, bưởi Năm Roi, bưởi Da Xanh, Sầu riêng hạt lép Ri-6, Vú sữa lò rèn Vĩnh
Kim,… thì cây đu đủ hiện nay cũng là một trong các loại cây ăn trái có tiềm năng
phát triển. Theo tiến sĩ Nguyễn Minh Châu cho biết Bộ Nông nghiệp và phát triển
Nông thôn đã xác định 11 loại cây ăn trái có lợi thế cạnh tranh với các nước trong
khu vực để tập trung quy hoạch, phát triển trong thời gian tới gồm: Thanh long, vú
sữa, măng cụt, các loại cây có múi, xoài, sầu riêng, dứa, vải, nhãn xuồng cơm
vàng, dừa và đu đủ (Quang Thuần, 2004).
Ở Tiền Giang, đặc biệt là ở huyện Cái Bè cùng với xoài, bưởi, cam, quýt,
chuối,… thì cây đu đủ là một trong những loại cây được người dân trồng phổ biến
vì đây là cây dễ trồng, thời gian cho trái nhanh mà lại có năng suất cao. Mặt khác,
đu đủ tươi và các sản phẩm chế biến nước quả cũng là mặt hàng xuất khẩu quan
trọng, một số nơi còn trồng đu đủ để lấy nhựa (papain) dùng nhiều trong kỹ nghệ
thực phẩm, hóa chất vì vậy các vùng chuyên canh đu đủ ngày càng được mở rộng.
Tuy nhiên, giống đu đủ là rào cản đầu tiên trong việc canh tác đu đủ hiện nay. Do
đu đủ là cây có khả năng giao phấn rất lớn và việc nhân giống bằng hột nên các
giống đã bị phân ly rất mạnh, biến động nhiều về khả năng nhiễm bệnh, sản lượng
và chất lượng cũng như hình dạng trái và thời gian thu hoạch, không kiểm soát
được giới tính (Trần Thế Tục và Đoàn Thế Lư, 2002).
Chính vì vậy mà đề tài “Điều tra kỹ thuật canh tác và khảo sát một số
đặc tính nông học của các giống đu đu (Carica papaya L. ) tại huyện Cái Bè,
tỉnh Tiền Giang” nhằm mục đích đánh giá hiện trạng canh tác đu đủ của người
dân, đồng thời tìm ra những giống có khả năng sinh trưởng tốt, cho phẩm chất và
năng suất cao để góp phần cải thiện tình hình sản xuất đu đủ tại địa phương.

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN CÁI BÈ
1.1.1 Vị trí địa lý
Theo phòng Nông nghiệp huyện Cái Bè (2010), Cái Bè là huyện thuộc tỉnh
Tiền Giang, có một thị trấn và 24 xã. Cái Bè là huyện Nông nghiệp nằm về phía
Tây, cách trung tâm thành phố Mỹ Tho 50 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 113
km. Phía Bắc giáp tỉnh Long An, phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long, phía Tây giáp
tỉnh Đồng Tháp và phía Đông giáp huyện Cai Lậy. Diện tích tự nhiên là 420,9 km2
chiếm 17,23% diện tích toàn tỉnh. Dân số theo thống kê năm 2004 có 287.481
người, mật độ 683 người/km2.
1.1.2 Đất đai
Cái Bè là huyện có nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh, có địa hình
tương đối bằng phẳng, đất phù sa trung tính, ít chua dọc sông Tiền thích hợp cho
nhiều loại giống cây trồng và vật nuôi. Đất không bị mặn, phần lớn có diện tích
nước ngọt quanh năm, pH khoảng 5. Hằng năm nơi này đã tiếp nhận một lượng
phù sa rất lớn do sông Tiền bồi đắp, tạo nên dãy đất màu mỡ, tốt tươi để sản xuất
ra nhiều loại trái cây có giá trị kinh tế cao, nổi tiếng nhất là xoài cát Hòa Lộc và
bưởi Lông Cổ Cò. Huyện có mạng lưới giao thông thủy bộ rất thuận lợi tạo điều
kiện cho việc vận chuyển, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm trong sản xuất.
1.1.3 Khí hậu
Do nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nhiệt
độ bình quân cao và nóng quanh năm và được chia ra làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa
và mùa khô. Lượng mưa trung bình 1.210 - 1.424 mm/năm và phân bố ít dần từ
Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông. Độ ẩm trung bình 80 - 85%, nhiệt độ bình
quân trong năm là 27 - 27,90C. Gió có 2 hướng chính là Đông Bắc (mùa khô) và
Tây Nam (mùa mưa); tốc độ trung bình 2,5 - 6 m/s.
1.2 NGUỒN GỐC VÀ SỰ PHÂN BỐ CÂY ĐU ĐỦ
1.2.1 Nguồn gốc
Theo Morton (1987), đu đủ có nguồn gốc từ miền Nam Mexico và các
nước láng giềng Trung Mỹ. Từ năm 1525, hột đu đủ đã được người Tây Ban Nha


2


Oviedo đưa đến vùng bờ biển Panama sau đó đến Cộng hòa Dominican, dần dần
lan sang các nước Tây Ấn, Bahamas, Bermuda vào năm 1616. Người Tây Ban
Nha gọi những hột này là “papaya” và mang đến trồng tại Philippines, từ đó lan
rộng đến các nước Ấn Độ và Malacca. Theo Nguyễn Thành Hối và ctv. (1997), có
thể cây đu đủ vào Việt Nam qua đường Philippines.
Đu đủ có tên khoa học là Carica papaya L. thuộc họ Caricacea, tên tiếng
Anh là papaya hoặc pawpaw. Đu đủ được ghi nhận ở vùng Mexico trước năm
1492, sau đó được phân bố rộng rãi ở vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới trong phạm vi
vĩ độ 300 Nam, nơi có nhiệt độ bình quân trên 150C (Viện Cây Ăn Quả Miền Nam,
2009).
1.2.2 Phân bố
Hiện nay, đu đủ được trồng nhiều ở các nước nhiệt đới và Á nhiệt đới trong
phạm vi 320 Bắc - 320 Nam, ở những nơi có nhiệt độ bình quân trong năm không
thấp hơn 150C. Các nước trồng đu đủ nhiều có thể kể đến là Ấn Độ, Trung Quốc,
Thái Lan, Philippines, Myanma, Malaysia (Châu Á); Tazania, Uganda (Châu phi);
Brazil, Hoa Kỳ (Châu Mỹ); Úc, Newzeland (Châu Đại Dương). Sản lượng đu đủ
trên thế giới theo FAO (2007) là khoảng 7 triệu tấn. Xu hướng của thị trường thế
giới về các loại trái cây tươi và sản phẩm chế biến các loại trái cây nhiệt đới ngày
càng tăng, trong đó có đu đủ. Nhập khẩu đu đủ tươi toàn cầu tăng 46% đạt 118
nghìn tấn vào năm 2005. Trong số các nước phát triển, Mỹ là nước nhập khẩu đu
đủ nhiều nhất khoảng 40 nghìn tấn vào năm 2005 (Trần Thế Tục và Đoàn Thế Lư,
2002).
Ở Việt Nam, đu đủ được trồng hầu hết ở các tỉnh miền Bắc và miền Nam.
Tuy nhiên, chúng được trồng nhiều nhất ở các tỉnh đồng bằng, dọc theo các con
sông, trên các loại đất phù sa, dốc tụ, phù sa cổ và các loại đất khác. Những vùng
trồng nhiều đu đủ có thể kể đến là Hà Tây, Hà Nam, Hưng Yên, Tuyên Quang,
Vĩnh Phúc (miền Bắc); Lái Thiêu, Tiền Giang, Sông Bé, các tỉnh Tây Nguyên,…

(miền Nam). Diện tích trồng đu đủ của cả nước khoảng 10.000 - 17.000 ha, với
sản lượng khoảng 200 - 350 nghìn tấn đu đủ (Trần Thế Tục và Đoàn Thế Lư,
2002).

3


1.3 GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG VÀ SỬ DỤNG CỦA ĐU ĐỦ
1.3.1 Giá trị dinh dưỡng
Theo Australian Government Office of the Gene Technology (2008), giá trị
dinh dưỡng tính trên 100 g phần thịt trái đu đủ như sau:
Bảng 1.1 Giá trị dinh dưỡng trong trái đu đủ (Chỉ tính trên 100 g phần thịt trái)*
Thành phần dinh dưỡng

Tại Úc

Thống kê của USDA-Mỹ

89,3

88,83

123/29

163/39

Protein (g)

0,4


0,61

Chất béo (g)

0,1

0,14

Carbohydrate (tổng) (g)

6,9

9,81

Carbohydrate (sugar) (g)

6,9

5,9

Chất xơ (g)

2,3

1,8

7

3


Kali (mg)

140

257

Calcium (mg)

28

24

Magnesium (mg)

14

10

Sắt (mg)

0,5

0,1

Kẽm (mg)

0,3

0,07


Beta-carotene (µg)

910

276

Thiamin (mg)

0,03

0,027

Riboflavin (mg)

0,03

0,032

Niacin (mg)

0,3

0,338

Vitamin C (mg)

60

61,8


Vitamin A (µg)

150

-

Nước (g)
Năng lượng (kJ/kcal)

Sodium (mg)

* Dữ liệu dinh dưỡng được lấy từ website của Papaya Australia (2007) và Cơ sở dữ liệu dinh
dưỡng quốc gia của USDA-United Stale Deparment of Agriculture (2006)

4


Theo Chu Thị Thơm và Phan Thị Lài (2005) thì trong trái đu đủ có chứa
hàm lượng vitamin rất phong phú nên đu đủ rất được mọi người ưa thích. Người ta
ăn đu đủ có thể làm cho cơ thể mau hồi sức, mịn da, trẻ lâu và cho sáng mắt.
1.3.2 Giá trị sử dụng
Nhựa đu đủ có chứa một loại enzyme phân hủy prôtein mang tên là
“papain” rất tốt cho quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, papain còn được sử dụng trong
ngành công nghiệp sản xuất rượu bia. Tại Haiti đu đủ được dùng để chữa viêm
khớp, thấp khớp; còn tại Mauritius, Mexico và Philippines thì người ta dùng đu đủ
để chữa trị heng suyễn (Larson, 2007).
Bởi lý do này, nước ép của trái đu đủ xanh đã được sử dụng trong việc bào
chế ra các loại thuốc với mục đích chữa trị và hỗ trợ hệ thống tiêu hóa. Một số
nghiên cứu ghi nhận trong trái đu đủ có chứa chất chống ung thư và giúp ngăn
ngừa sỏi mật. Chính vì vậy, cây đu đủ rất có giá trị về mặt kinh tế cũng như giá trị

y học, giúp cải thiện đời sống người nghèo trong vùng nông thôn (Phan Đình Kim
Thư và ctv., 2009). Tổ chức UNICEF (1999), cũng đã chọn đu đủ là một trong
những cây quan trọng nhất để khuyến khích trồng trong vườn gia đình (Vũ Công
Hậu, 2000).
1.4 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ
1.4.1 Tình hình sản xuất
Theo CBI Market Information Database (2009), trên thế giới sản lượng đu
đủ có khoảng 6.937.000 tấn, trong đó Brazil chiếm 1.898.000 tấn đứng ở vị trí thứ
nhất, sau đó đến Mexico chiếm 800.000 tấn, Nigeria chiếm 765.000 tấn vào năm
2007.

5


Bảng 1.2 Sản lượng đu đủ ở một số quốc gia trên thế giới từ năm 2002 - 2007
(nghìn tấn)

Wordl
Brazil
Mexico
Nigeria
India
Indonesia
Ethiopia
Peru
Philippines
Venezuella
Colombia
Thailand


2002

2003

2004

2005

2006

2007

6,614
1,598
876
755
700
605
226
173
128
153
86
120

6,892
1,600
956
755
700

627
231
190
131
148
88
125

6,699
1,650
788
755
700
733
260
194
134
132
103
125

6,362
1,700
709
756
700
549
260
171
147

118
138
131

6,923
1,898
799
759
700
643
230
171
157
151
135
131

6,937
1,898
800
765
700
645
230
175
164
145
135
131


Nguồn: FAOSTAT, 2009
(CBI Market Information Database, 2009)

1.4.2 Tình hình tiêu thụ
Ngoài cung cấp ăn tươi, đu đủ còn phù hợp cho chế biến, sau dứa, xoài thì
đu đủ chiếm vị trí thứ ba trên thế giới về sản lượng đóng hộp xuất khẩu. Những
năm gần đây, Việt Nam cũng đã có dây truyền đóng hộp đu đủ xuất khẩu nhưng
không đủ nguyên liệu, ngay cả đu đủ ăn tươi cũng phải nhập một phần từ Thái Lan
về để cung cấp đủ cho nhu cầu tiêu thụ ở thành phố (Phan Đình Kim Thư và ctv.,
2009).
Theo CIRAD (2006), Mexico là nước có xuất khẩu đu đủ đứng ở vị trí thứ
nhất với 96.500 tấn, tiếp đến là Malaysia với 58.100 tấn rồi tới Brazil 35.900 tấn.
Trong số các quốc gia nhập khẩu đu đủ thì Mỹ chiếm 41% thị phần nhập khẩu đu
đủ trên toàn cầu, tiếp theo là các nước châu Âu chiếm 20%, trong đó Netherlands
có mức tiêu thụ đu đủ cao nhất chiếm 35% thị phần nhập khẩu toàn châu Âu, tiếp
đến là Hồng Kông chiếm 11%, Singapo chiếm 11%.

6


1.5 ĐẶC TÍNH THỰC VẬT CỦA CÂY ĐU ĐỦ
1.5.1 Rễ
Hầu hết rễ đu đủ mọc ra là rễ bàng, đâm nhánh ngang mạnh khi gặp điều
kiện thuận lợi nhưng mọc xuống sâu kém, rễ mềm và rất sợ đọng hoặc úng nước.
Cần tạo lớp đất mặt tơi xốp, dễ thoát nước, giàu dinh dưỡng để giúp rễ phát triển
tốt (Nguyễn Thành Hối và ctv., 1997).
Theo Vũ Công Hậu (2000), rễ đu đủ mềm phần lớn tập trung ở tầng đất
0 - 30 cm và không có lớp bảo vệ bên ngoài nên rất dễ bị tổn thương do cơ giới.
Do đó để bộ rễ phát triển mạnh cần tạo cho cây có một tầng đất hoạt động thích
hợp.

Rễ đu đủ phân bố rộng tương đương với độ rộng của tán lá trên mặt đất.
Trong đất rễ hoạt động rất mạnh do vậy chúng rất cần oxy, rễ cũng rất mẫn cảm
với nước trong đất cũng như thành phần cơ giới của đất. Ở Quảng Châu - Trung
Quốc người ta thấy rễ đu đủ bắt đầu hoạt động khi nhiệt độ đất đạt 17,9 0C và hoạt
động yếu trong các tháng mùa đông (Trần Thế Tục và Đoàn Thế Lư, 2002).
1.5.2 Thân, cành
Đu đủ thuộc loại thân mềm, bán mộc, thân già có màu xám xanh hay nâu
đỏ. Thân mang nhiều sẹo lá và dễ bị bọng ruột, độ bọng ruột càng lớn khi cây càng
già, do đó dù thân có đường kính khá lớn (đôi khi đường kính đạt 15 - 20 cm)
nhưng thân cây khá giòn và mọng nước nên dễ bị gió mạnh làm gãy cây (Nguyễn
Thành Hối và ctv., 1997).
1.5.3 Lá
Lá đu đủ là lá đơn, mọc thành chùm ở ngọn thân. Lá lớn có cuống dài từ
70 - 90 cm, phiến rộng 30 - 60 cm, mỏng, mềm, chia 7 - 11 thùy và đôi khi các
thùy này chia ra làm nhiều thùy nhỏ. Gân lá nổi rõ ở mặt dưới, trung bình sau 3 - 5
ngày cây sẽ mọc một lá từ ngọn thân. Lá đu đủ dễ bị gãy, rách. Cần chú ý bảo vệ
bộ lá vì số lá tỷ lệ thuận với số phát hoa mọc ra ở nách lá, khả năng đậu trái, độ
lớn trái và năng suất thu hoạch (Nguyễn Thành Hối và ctv., 1997).
Theo Trần Thế Tục (2002), cây đu đủ từ khi mọc cho đến lúc lá thành thục
khoảng 20 ngày, nếu mùa đông thì khoảng 30 ngày. Trong một năm đu đủ có thể
mọc được 60 lá, tuổi thọ của lá khoảng trên dưới 4 tháng. Cũng như rễ, lá đu đủ
rất mẫn cảm với điều kiện không thuận lợi như sương muối, nhiệt độ thấp, úng,

7


hạn,… biểu hiện bằng các phản ứng như ra lá chậm, héo rũ, rụng sớm. Vì vậy, để
đảm bảo năng suất cao cần giữ cho bộ lá xanh tốt, không bị rụng sớm.
Theo Takkalaki (2008), việc cắt tỉa bỏ bớt những lá già và những lá mọc
dưới thấp sẽ hạn chế sự tổn thương của trái do trái ma sát với cuống lá và mặt

khác sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phun thuốc trừ sâu. Khi cắt bỏ những lá
này nên dùng tay bẻ cuống lá chứ không nên dùng dao kéo để cắt vì có thể truyền
bệnh từ cây này sang cây khác.
1.5.4 Hoa
Theo Nguyễn Thành Hối và ctv. (1997), đu đủ có ba loại hoa: hoa đực, hoa
cái và hoa lưỡng tính. Dựa vào đặc điểm mang hoa, thông thường có ba loại cây
đu đủ:

(a)

(b)

(c)

Hình 1.1 Các dạng hoa đu đủ. (a) Hoa đu đủ đực; (b) Hoa đu đủ cái; (c) Hoa đu đủ
lưỡng tính
* Cây đực
Theo Ray (2002), hoa đực nhỏ, dài khoảng 2 - 3 cm, có 5 cánh dính lại với
nhau thành một hình ống, chỉ có nhị đực không có nhụy cái. Hoa đực màu trắng
vàng thường có mùi thơm, mọc thành chùm trên phát hoa dài. Dạng hoa đực
thường phát triển từ cây đực và cây lưỡng tính.
Theo Nguyễn Thành Hối và ctv. (1997), hoa đực không cuống, nhỏ, đường
kính 0,4 - 0,5 cm, dài 4 - 5 cm, không bầu noãn, có 10 nhị đực với hai túi phấn
trên mỗi nhị, nhụy cái không phát triển nên không cho trái, sẽ rụng sau khi nở.
Trong sản xuất thì cây đực không có ý nghĩa về năng suất, song lại là cây cung cấp
phấn cho cây cái và cây lưỡng tính, giúp tăng sự đậu trái cho cây trong vườn.

8



×