Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

BƯỚC đầu KHẢO sát KHẢ NĂNG để TRÁI TRÊN cây dưa lê KIM cô NƯƠNG GHÉP và KHÔNG GHÉP TRỒNG NGOÀI ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

TRẦN THỊ THÙY LINH

BƢỚC ĐẦU KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ĐỂ TRÁI
TRÊN CÂY DƢA LÊ KIM CÔ NƢƠNG GHÉP
VÀ KHÔNG GHÉP TRỒNG NGOÀI ĐỒNG

: NÔNG HỌC

Cần Thơ – 2012


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

TRẦN THỊ THÙY LINH

BƢỚC ĐẦU KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ĐỂ TRÁI
TRÊN CÂY DƢA LÊ KIM CÔ NƢƠNG GHÉP
VÀ KHÔNG GHÉP TRỒNG NGOÀI ĐỒNG

: NÔNG HỌC

Cần Thơ – 2012


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG


Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC

:

BƢỚC ĐẦU KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ĐỂ TRÁI
TRÊN CÂY DƢA LÊ KIM CÔ NƢƠNG GHÉP
VÀ KHÔNG GHÉP TRỒNG NGOÀI ĐỒNG

hướng dẫn:
PGS.TS. TRẦN THỊ BA
ThS. VÕ THỊ BÍCH THỦY

Sinh viên thực hiện:
TRẦN THỊ THÙY LINH
MSSV: 3087664
LỚP: NÔNG HỌC-K34

Cần Thơ – 2012


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

Luận văn tốt nghiệp Kỹ sƣ ngành Nông Học, với đề tài:

BƢỚC ĐẦU KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ĐỂ TRÁI
TRÊN CÂY DƢA LÊ KIM CÔ NƢƠNG GHÉP

VÀ KHÔNG GHÉP TRỒNG NGOÀI ĐỒNG

Do sinh viên Trần Thị Thùy Linh thực hiện.
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày…. tháng…. năm 2012
Cán bộ hƣớng dẫn

PGS.TS. Trần Thị Ba

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ luận
văn nào trƣớc đây.
Tác giả luận văn

Trần Thị Thùy Linh

iii


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sƣ ngành

Nông Học với đề tài:

BƢỚC ĐẦU KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ĐỂ TRÁI
TRÊN CÂY DƢA LÊ KIM CÔ NƢƠNG GHÉP
VÀ KHÔNG GHÉP TRỒNG NGOÀI ĐỒNG

Do sinh viên Trần Thị Thùy Linh thực hiện và bảo vệ trƣớc hội đồng.
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp: .......................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp đƣợc hội đồng đánh giá

DUYỆT KHOA

: ..............................................

Cần Thơ, ngày….. tháng….. năm 2012

Trƣởng Khoa Nông Nghiệp & SHƢD

Chủ tịch Hội đồng

iv


QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
I. L
Họ và tên: Trần Thị Thùy Linh

Giới tính: Nữ


Ngày, tháng, năm sinh: 04/08/1990

Dân tộc: Kinh

Nơi sinh: Tam Bình, Cửu Long.
Con ông: Trần Minh Hiếu
Và bà: Lê Thị Thu
Chỗ ở hiện nay: Ấp Mỹ Phú 4,

, Vĩnh Long.

1. Tiểu học
Thời gian: 1996-2001
Trƣờng: Tiểu học Mỹ Thạnh Trung B.
Mỹ Thạnh Trung

Tam Bình, Tỉnh Vĩnh Long.

2. Trung học Cơ sở
Thời gian: 2001-2005
Trƣờng: Trung học Thị Trấn Tam Bình.
Địa chỉ: Thị Trấn Ta

, Tỉnh Vĩnh Long.

3. Trung học Phổ thông
Thời gian: 2005-2008
Trƣờng: Trung học Phổ thông Tam Bình.
Địa chỉ: Huyện Tam Bình, Tỉnh Vĩnh Long.

4. Đại học
Thời gian: 2008-2012
Trƣờng: Đại học Cần Thơ
Địa chỉ: Đƣờng 3/2,

hánh, Q

, TP Cần Thơ.

Chuyên ngành: Nông Học (Khóa 34)
Ngày…. tháng…. năm 2012
Trần Thị Thùy Linh

v


CẢM TẠ
Kính dâng!
Cha mẹ đã hết lòng nuôi nấng, dạy dỗ con khôn lớn nên ngƣời.
- PGS.TS. Trần Thị Ba đã tận tình hƣớng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm, góp ý
và cho những lời khuyên bổ ích trong việc nghiên cứu hoàn thành tốt luận văn này.
- ThS. Võ Thị Bích Thủy đã đóng góp ý kiến góp phần hoàn chỉnh luận văn.
- Thầy cố vấn học tập Nguyễn Trọng Ngữ đã quan tâm và dìu dắt tôi hoàn
thành tốt khóa học.
- Quý Thầy, Cô trƣờng Đại học Cần Thơ, khoa Nông nghiệp và Sinh học
Ứng dụng đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt khóa học.
Xin chân thành cảm ơn!
- Chị Trần Thị Hồng Thơi

16


thành số liệu và chỉnh sửa luận văn.
- Chị Kiều, chị Trang và c

Hạc, Hoàng, Vƣơng, Lộc, Duy, Mến, Nhƣ,

Kiều, Trang, Quyên, Phƣơng, Thành, Thân, các bạn lớp Nông Học khóa 34 đã hết
lòng giúp đỡ tôi trong

quá trình thực hiện đề tài.

Thân gửi về!
Các bạn lớp Nông Học khóa 34 những lời chúc sức khỏe và thành đạt trong
tƣơng lai.

Trần Thị Thùy Linh

vi


TRẦN THỊ THÙY LINH. 2012. “Bƣớc đầu khảo sát khả năng để trái trên cây
dƣa lê Kim Cô Nƣơng ghép và không ghép trồng ngoài đồng”. Luận văn tốt
nghiệp Đại học ngành Nông Học, Khoa Nông nghiệp & SHƢD, trƣờng Đại học
Cần Thơ. Cán bộ hƣớng dẫn: PGS.TS. Trần Thị Ba và ThS. Võ Thị Bích Thủy.
TÓM LƢỢC
Thí nghiệm “Bƣớc đầu khảo sát khả năng để trái trên cây dƣa lê Kim Cô
Nƣơng ghép và không ghép trồng ngoài đồng” đƣợc thực hiện với mục đích tìm ra
số trái thích hợp để trên cây dƣa lê Kim Cô Nƣơng ghép và không ghép cho năng
suất cao. Đề tài đƣợc bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên một nhân tố với
4 lần lặp lại, gồm 4 nghiệm thức dƣa lê Kim Cô Nƣơng ghép và không ghép trên

gốc bình bát dây: (1) ghép để một trái; (2) không ghép để một trái; (3) ghép để hai
trái; (4) không ghép để hai trái. Thí nghiệm đƣợc thực hiện ngoài đồng với diện tích
thí nghiệm 160 m2, mỗi lô thí nghiệm 48 m2, khoảng cách giữa hai cây dƣa lê là 0,5
m và mật độ trồng 8000 cây/ha.
Kết quả cho thấy, tỷ lệ sống sau ghép tƣơng đối cao 73,95%. Khi trồng ra
đồng, cây con ở tất cả nghiệm thức phát triển bình thƣờng nhƣng đến giai đoạn 30
NSKT có sự khác biệt rõ rệt giữa nghiệm thức ghép và không ghép. Dƣa lê không
ghép thân lá phát triển mạnh, hoa xuất hiện sớm hơn, trái sau khi thụ phấn phát triển
nhanh hơn, trong khi đó dƣa lê ở hai nghiệm thức ghép phát triển chậm hơn.
Nghiệm thức dƣa lê ghép để 2 trái đạt năng suất (12,74 tấn/ha) cao tƣơng đƣơng với
không ghép để 2 trái (13,37 tấn/ha), khác biệt có ý nghĩa với hai nghiệm thức ghép
để 1 trái và không ghép để 1 trái có năng suất biến thiên từ 8,98-10,02 tấn/ha.

vii


Chƣơng

Trang
Lời cam đoan
iii
Tiểu sử cá nhân
v
Cảm tạ
vi
vii
M
viii
Danh sách bảng
x

Danh sách hình
xi
Mở đầu
1
Chƣơng 1 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
2
1.1 Nguồn gốc và đặc điểm dƣa lê
2
1.1.1 Nguồn gốc
2
1.1.2 Giá trị dinh dƣỡng
2
1.1.3 Đặc điểm sinh học dƣa lê
3
1.1.4 các giai đoạn sinh trƣởng của dƣa lê
4
1.1.5 Điều kiện ngoại cảnh khi canh tác dƣa lê
5
1.2 Đặc điểm của cây bình bát dây làm gốc ghép
6
1.3 Tình hình sản xuất dƣa lê
7
1.3.1 Trên thế giới
7
1.3.2 Ở Việt Nam
8
1.4 Một số kết quả nghiên cứu về biện pháp để trái trên dƣa lê
9
1.4.1 Bấm ngọn và tỉa cành
9

1.4.2 Số trái đƣợc giử lại trên cây
9
1.5 Lịch sử quá trình nghiên cứu và ứng dụng phƣơng pháp ghép
10
1.6 Cở sở khoa học, những triển vọng và hạn chế của phƣơng pháp ghép 11
1.6.1 Cơ sở khoa học của ghép
11
1.6.2 Ƣu điểm
12
1.6.3 Khuyết điểm
13
1.7 Một số kết quả nghiên cứu về dƣa bầu bí ghép
13
Chƣơng 2 PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP
15
2.1 Phƣơng tiện
15
2.1.1 Địa diểm và thời gian
15
2.1.2 Tình hình khí tƣợng thủy văn
15
2.1.3 Vật liệu thí nghiệm
16
2.2 Phƣơng pháp
16

viii


2.2.1 Bố trí thí nghiệm

2.2.2 Kỹ thuật canh tác
2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi
2.2.4 Phân tích số liệu
Chƣơng 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Ghi nhận tổng quát
3.2 Tỷ lệ sống
3.2.1 Tỷ lệ sống sau ghép
3.2.2 Tỷ lệ sống sau khi trồng ra đồng
3.3 Tình hình sinh trƣởng và phát triển
3.3.1 Chiều dài thân chính
3.3.2 Số lá trên thân chính
3.3.3 Đƣờng kính gốc bình bát dây
3.3.4 Đƣờng kính ngọn ghép
3.3.5 Tỷ lệ đƣờng kính gốc/ngọn
3.4. Thành phần năng suất và năng suất
3.4.1 Kích thƣớc trái
3.4.2 Trọng lƣợng trái trung bình
3.4.3 Tổng trọng lƣợng trái trên cây
3.4.4 Sinh khối
3.4.5 Năng suất
Chƣơng 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1 Kết luận
4.2 Đề nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ CHƢƠNG

ix

16
17

20
21
22
22
22
22
23
23
23
25
26
26
27
29
29
30
31
31
32
33
33
33
34
38


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng


Trang

1.1

Diện tích (hecta) và sản lƣợng (tấn) dƣa lê qua các năm trên thế
giới (FAOSTAT, 2012)

8

2.3

Loại, lƣợng và thời kỳ bón phân (kg/1.000 m2) của dƣa lê ghép
trên gốc BBD, tại nhà lƣới khoa Nông nghiệp & SHƢD, trƣờng
ĐHCT (tháng 09-11/2010)

20

3.1

Đƣờng kính gốc (cm) của dƣa lê qua các ngày sau khi trồng, tại
nhà lƣới khoa NN&SHƢD, trƣờng ĐHCT (09-11/2010)

27

3.2

Đƣờng kính ngọn (cm) bình bát dây qua các ngày sau khi trồng,
tại nhà lƣới khoa NN&SHƢD, trƣờng ĐHCT (09-11/2010)


28

3.3

Tỷ lệ đƣờng kính gốc/ngọn của dƣa lê qua các ngày sau khi
trồng, tại nhà lƣới khoa NN&SHƢD, trƣờng ĐHCT (0911/2010)

29

x


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tựa hình

Trang

2.1

Tình hình khí hậu thời tiết trong thời gian thí nghiệm (0911/2010), tại TP.Cần Thơ (Đài khí tƣợng Thủy văn Cần Thơ)

12

2.2

Phƣơng pháp ghép bầu bí dƣa/gốc bình bát dây, tại nhà lƣới,
ĐHCT (09-11/2010)


15

3.1

Chiều dài thân chính (cm) của dƣa lê qua các ngày sau khi trồng,
tại nhà lƣới khoa NN&SHƢD, trƣờng ĐHCT (09-11/2010)

24

3.2

Số lá trên thân chính (lá) của dƣa lê qua các ngày sau khi trồng,
tại nhà lƣới khoa NN&SHƢD, trƣờng ĐHCT (09-11/2010)

25

3.3

Kích thƣớc trái (cm) của dƣa lê qua các ngày sau khi trồng, tại
nhà lƣới khoa NN&SHƢD, trƣờng ĐHCT (09-11/2010)

30

3.4

Trọng lƣợng trái (kg/trái) của dƣa lê qua các ngày sau khi trồng,
tại nhà lƣới khoa NN&SHƢD, trƣờng ĐHCT (09-11/2010)

31


3.5

Tổng trọng lƣợng trái (kg/cây) và sinh khối (kg/cây) của dƣa lê
tại nhà lƣới khoa NN&SHƢD, trƣờng ĐHCT (09-11/2010)

32

3.6

Năng suất (tấn/ha) của dƣa lê tại nhà lƣới khoa NN&SHƢD,
trƣờng ĐHCT (09-11/2010)

33

xi


MỞ ĐẦU
Dưa lê có tên khoa học là Cucumis melon L. thuộc họ bầu bí dưa
Cucurbitaceae. Đây là một loại trái cao cấp đang từng bước thâm nhập vào thị
trường Việt Nam với những đặc tính ưu việt như hương vị thơm ngon, giá trị dinh
dưỡng cao, đặc biệt với ưu thế là giống ngắn ngày, thích nghi canh tác trên đất lúa,
dưa lê là cây trồng đang dần trở nên quen thuộc với nông dân đồng bằng Sông Cửu
Long. Mặc khác, trong điều kiện tự nhiên dưa lê Kim Cô Nương có thể tồn trữ trong
một thời gian hơn một tháng so với các loại rau quả khác, hơn nữa lợi nhuận thu
được từ dưa lê cao hơn khoảng hai lần so với các loại rau quả cùng họ như dưa hấu.
Tuy việc sản xuất dưa lê còn nhiều mới mẽ, song với cơ cấu chuyển đổi cây trồng
và đa dạng hóa sản phẩm trái cây chất lượng cao thì dưa lê đã có chỗ đứng nhất
định trên thị trường trái cây trong nước và đủ tiêu chuẩn xuất khẩu để cạnh tranh
với thị trường thế giới trong thời kỳ hội nhập như hiện nay.

Tuy nhiên, sản phẩm của loại cây này thường tập trung trong thời gian ngắn
do luân canh với đất lúa nên việc tăng năng suất của dưa lê được chú trọng trong
khi diện tích canh tác còn hạn chế, nên việc lựa chọn số trái trên cây cho phù hợp
với dưa lê mà cụ thể là giống Kim Cô Nương là một vấn đề mới ảnh hưởng trực tiếp
đến năng suất của cây. Bên cạnh đó, mức độ nhiễm bệnh ở các bộ phận tiếp đất của
dưa lê rất cao, để khắc phục trở ngại trên thì giải pháp hiệu quả được đưa ra là sử
dụng biện pháp ghép dưa lê lên cây cùng họ có bộ rễ tốt, có những ưu điểm mà
ngọn ghép không có. Chính vì vậy, đề tài “Bước đầu khảo sát khả năng để trái
trên cây dưa lê Kim Cô Nương ghép và không ghép trồng ngoài đồng” đã được
thực hiện nhằm mục tiêu xác định số trái thích hợp để trên cây dưa lê ghép và
không ghép cho năng suất cao.


CHƢƠNG 1
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM DƢA LÊ
1.1.1 Nguồn gốc dƣa lê
Dưa lê có tên khoa học là Cucumis melon L. có tên chung là Cantaloupe,
Muskmelon, Sweet Melon, Honeydew Melon, thuộc họ bầu bí dưa Cucurbitaceae
(Lewis và ctv., 1999). Đây là một trong số cây trồng sớm nhất, đã tồn tại hàng nghìn
năm, hầu hết các loại dưa lê trên thế giới có khả năng thích nghi với điều kiện khí
hậu khô ấm (Mai Thị Phương Anh và ctv., 1996).
Theo Phạm Hồng Cúc và ctv., (1999) dưa lê có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới
khô hạn như Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Á. Do có xuất xứ ở vùng đất sa mạc khô
hạn của Bán Đảo Ấn Độ, vùng Trung Á, Trung Đông và bờ biển Địa Trung Hải,
hầu hết các loại dưa lê trên thế giới có khả năng thích nghi đối với điều kiện khí hậu
hơi khô ấm. Trong khi các nhóm khác phân bố trong những vùng mưa chịu ảnh
hưởng của gió mùa như ở Nhật và các vùng núi của Đông và Đông Nam Á chịu
được khí hậu khá ẩm (Mai Thị Phương Anh và ctv., 1996).
1.1.2 Giá trị dinh dƣỡng

Trái dưa lê là nguồn cung cấp vitamin C,  -caroten và các chất khoáng rất
tốt cho cơ thể, có tác dụng giải khát, trừ nhiệt, thông khí lợi tiểu tiện, hạt có tính
mát, điều hòa các phản ứng trong bụng, thanh phế nhuận tràng, … (Đường Hồng
Dật, 2000). Ngoài ra, Mai Thị Phương Anh và ctv., (1996), còn cho biết trong quả
dưa lê chín có chứa đường tổng số (6,4%), Vitamin C (32,8 miligam), Axit tổng số
(0,36%).
1.1.3 Đặc điểm sinh học dƣa lê
* Rễ

dưa lê

0,6-


3

ctv., 1999), nhưng lại chịu được
độ ẩm đất khá (Mai Thị Phương Anh và ctv., 1996).
* Thân
Thân dưa lê thuộc dạng dây bò, sống hàng năm, trên thân phủ nhiều lông
ngắn và có tua cuốn (Đường Hồng Dật, 2000)
ctv., 1996). Theo Tạ Thu Cúc và ctv., (2005), cho
rằng thời kì cây có 1-2 lá đến 4-5 lá thật cây ở trạng thái đứng, đốt ngắn, thân mảnh,
yếu. Tuy nhiên, thời kì ra hoa thân phát triển mạnh nhất, tốc độ sinh trưởng nhanh,
lóng dài và đến cuối đời cây già thì đạt độ dài tối đa của mỗi loài.
* Lá
Lá dưa lê thuộc dạng lá đơn, mọc xen, hình tròn, cuống lá dài, lá có răng cưa,
mặt dưới lá có lông, màu sắc lá từ xanh nhạt đến xanh đậm (Mai Thị Phương Anh
và ctv., 1996). Theo Tạ Thu Cúc (2005), dưa lê có tổng số lá trên thân chính khoảng
45,8 lá và tuổi thọ lá mầm là 20 ngày, lá thật là 26 ngày.

* Hoa
Hoa dưa lê có màu vàng, có các dạng hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính trên
cùng một cây. Hoa mọc đơn độc ở nách lá, h

, ở nách

lá có thể có một hay nhiều hoa đực, thụ phấn nhờ côn trùng. H
, hoa cái ở vị trí thứ 7 trở đi dễ đậu trái và cho trái tốt
ctv

-

(Trần Thị Ba và ctv., 1999).
* Trái
Theo Đường Hồng Dật (2000), hình dáng và màu sắc của trái thay đổi tùy
thuộc vào đặc tính giống, phần lớn có màu vàng, sọc xanh, nhẵn bóng. Trái đa dạng
về kích cỡ, trái có thể có dạng hình cầu hoặc hình oval, vỏ trơn, nhẵn hoặc nhám


4

hay có dạng lưới; màu vỏ từ vàng nhạt cho tới vàng đậm, xanh,.. Thịt trái có thể
màu trắng, xanh, cam hoặc vàng, trái có rất nhiều hột với nhiều hình dạng khác
nhau, hột có thể màu trắng, đen, nâu đỏ hay hồng nhạt, hột trơn láng, dài từ 5-15
mm, cứ 1g hột có khoảng 30 hột. Trong hột chứa khoảng 12,5-39,1% dầu (bao gồm
linoleic, oleic, palmitic và stearic acids, chiếm khoảng 11,8-35,4% acid béo trong
hột) (Tilak et al., 1995).
* Hạt
Dạng thon dài, vỏ khá mỏng có màu trắng ngà (tương tự hạt dưa leo). Theo
Tạ Thu Cúc (2005), có 500-600 hạt/quả dưa lê, thời gian tồn trữ của hạt có thể đến

5 năm ở 4,4-100C và ẩm độ không khí khoảng 50-60%.
1.1.4 Các giai đoạn sinh trƣởng của dƣa lê
* Thời kỳ nảy mầm: bắt đầu từ khi gieo đến khi có hai lá mầm, giai đoạn này cây
mọc mầm mạnh ở nhiệt độ thích hợp từ 25-300C (Trần Thị Ba và ctv., 1999). Theo
Tạ Thu Cúc (2005), sau khi gieo nếu gặp nhiệt độ thấp hoặc quá cao trong thời gian
dài hạt dễ bị thối, ở độ sâu 10 cm nhiệt độ khoảng 12-150C là thích hợp.
* Thời kì cây con: thời kỳ cây con của họ bầu bí bắt đầu từ khi xuất hiện hai lá
mầm đến khi có 4-5 lá thật. Lúc này cây tăng trưởng thân lá chậm, chưa phân cành,
cần vun gốc, tưới nước để kích thích rễ phát triển (Trần Thị Ba và ctv., 1999). Theo
Tạ Thu Cúc (2005), thời kỳ này cây bầu bí có bộ phận dưới mặt đất phát triển
nhanh, vì vậy việc kích thích thúc đẩy sự sinh trưởng của thân, lá là biện pháp cần
thiết, tuy nhiên nếu gặp nhiệt độ thấp thì bộ phận trên mặt đất phát triển chậm sẽ
kéo dài thời kỳ cây con.
* Thời kỳ tăng trƣởng: khi cây từ 4-5 lá thật đến lúc bắt đầu ra hoa đực, có tua
cuống và hoa cái đầu tiên xuất hiện. Thời kỳ này thân thẳng đứng bắt đầu chuyển
sang bò, thân phát triển nhanh cây bắt đầu phân nhánh, tốc độ ra lá nhanh, kích
thước lá lớn, có hoa cái đầu tiên, tua cuốn xuất hiện (Tạ Thu Cúc, 2005).
* Thời kỳ ra hoa kết trái: hoa cái ra nhiều, hoa sau khi thụ sẽ phát triển trái nhanh.
Thân, lá, rễ phát triển tối đa, thân vượt hơn rễ và cho trái lứa đầu. Thời kì này quyết


5

định đến năng suất, lúc này dưa cần nhiều nước và chất dinh dưỡng để tập trung
nuôi trái (Trần Thị Ba và ctv., 1999).
* Thời kì già cỏi: Từ khi cây cho trái tập trung cho đến khi tàn, giai đoạn này cây
sinh trưởng thân lá giảm nhanh, hoa trái hình thành ít, kém phẩm chất. Để tăng năng
suất và hạn chế mặt kém chất lượng cần chú ý chăm sóc kéo dài sự làm việc của lá
(Trần Thị Ba và ctv., 1999).
1.1.5 Điều kiện ngoại cảnh khi canh tác dƣa lê

* Nhiệt độ
Theo Mai Thị Phương Anh và ctv., (1996), dưa lê là cây trồng nhiệt đới nên
thích hợp nhiệt độ cao, nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển 25300C. Đặc biệt cây có thể chịu nhiệt độ 350C. Ngược lại, cây rất yếu khi chịu nhiệt
độ thấp, nhiệt độ thấp có thể làm chết héo cây con do rễ không hấp thu được nước
từ đất và khi mặt trời lên nước bốc hơi từ lá nhanh hơn rễ hút nước vì thế dẫn đến
héo nhanh và chết. Ở giai đoạn ra hoa và hình thành quả có hiện tượng rụng nụ,
phấn không tung khi nhiệt độ xuống 150C. Nhiệt độ thích hợp để cây ra hoa tạo quả
là 20-220C buổi sáng và 25-270C buổi trưa (Mai Thị Phương Anh và ctv., 1996).
* Ánh sáng
Dưa lê là cây ưa sáng vì vậy cần nhiều ánh sáng từ khi xuất hiện lá mầm đầu
tiên cho đến khi kết thúc sinh trưởng, nắng nhiều và nhiệt độ cao là hai yếu tố làm
tăng chất lượng dưa. Cây không đủ ánh sáng hay do trồng với mật độ dày, bị che
khuất cây sẽ sinh trưởng kém, ra hoa chậm làm giảm tỉ lệ đậu trái, kích thước trái và
khả năng tích lũy đường trong trái kém. Do đó năng suất, chất lượng và hương vị
kém (Mai Thị Phương Anh và ctv., 1996).
* Ẩm độ
Dưa lê thuộc nhóm cây trồng chịu hạn, khi ẩm độ đất và không khí quá cao
sẽ ức chế quá trình quang hợp, hệ số thoát hơi nước của cây thấp. Ẩm độ thích hợp
cho sự phát triển dưa lê khoảng 75-80% (Mai Thị Phương Anh và ctv., 1996).


6

* Yêu cầu dinh dƣỡng và độ pH
Theo Tạ Thu Cúc (2005), cây yêu cầu nhiều kali nhất tiếp đến là đạm và ít
hơn là lân. Cây sử dụng khoảng 33% lân, 93% đạm và 98-99% kali trong suốt vụ
trồng. Thời kỳ cây con chú ý bón đạm và lân. pH thích hợp cho dưa lê phát triển là
6-7,5 pH thích hợp là 6-6,8, pH dưới 5,5 có thể dẫn đến ngộ độc mangan (Mangan ở
mức 800 ppm có thể gây ngộ độc).
1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY BÌNH BÁT DÂY LÀM GỐC GHÉP

Bình bát dây còn gọi là Mảnh bát hay Hoa bát (Coccinia grandis L.) Voigt =
Coccinia cordifolia L. Cogn, tên tiếng Anh là Ivy gourd thuộc họ bầu bí dưa
(Cucurbitaceae). Có khoảng 12 giống và 825 loài thuộc họ này. Các loài thuộc họ
này thường là dạng dây leo đa niên có rễ phình to, thân cứng và mọng nước; nhưng
cũng có dạng dây leo gỗ, bụi gai hay cả dạng thân cây gỗ (Pier, 2011).
Bình bát dây được tìm thấy ở ba bang Tây Australia, Northern Territory và
bang Queensland thuộc Australia; các đảo thuộc khu vực nam Thái Bình Dương
như Papua New Guinea, Vanuatu, Fiji, Guam, Marshall and the Solomon); Hoa Kỳ,
Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam (Pier, 2011).
Theo NMC-CNMI Crees (2011), Ở Hawaii bình bát dây là một cây trồng
thực phẩm sau nhà, đọt non và trái của cây được dùng trong bữa ăn hàng ngày.
Ngoài ra, nước ép từ lá và rể được dùng để chữa bệnh béo phì và nước ép từ thân
được dùng để trị đục thuỷ tinh thể. Lá cây này còn được dùng trong điều trị bỏng
da, dịch trích từ cây làm hạ đường huyết ở người. Đôi khi bình bát dây được dùng
làm cảnh vì nó mọc dọc theo hàng rào và có hoa trắng rất hấp dẫn. Nhưng nó đã trở
thành một dịch hại mạnh ở Hawaii, Florida, Australia, và Texas do loài thực vật này
đã lây lan nhanh chóng là che phủ rậm rạp và giết chết thảm thực vật bên dưới
(Plants, 2011 và NMC-CNMI Crees, 2011). Ở Việt Nam, cây mọc hoang ở vùng
núi, trên nương rẫy, bờ suối có thể thu hái các bộ phân quanh năm (Võ Văn Chi,
1991).


7

Theo Csurhes và Edwards (1998), đây là loại cây thảo nhẵn và mảnh, mọc
leo cao, đôi khi dài tới 5 m hay hơn, phát triển nhanh sống lâu năm. Bình bát dây có
thể phát triển lên đến 4 cm mỗi ngày, nó phát triển dày đặc lên cây khác cạnh tranh
ánh sáng và chất dinh dưỡng (NMC Crees, 2011). Lá mọc đối xứng dọc theo thân,
lá có dạng hình trái tim hay dạng bát giác, dài, rộng lá có thể lên đến 10 cm. Mặt
trên của lá không có lông, nhưng mặt dưới thì lại được bao phủ bởi những lông.

Bình bát dây là cây đơn tính (hoa đực và hoa cái riêng trên cùng một cây). Hoa lớn,
màu trắng và hình ngôi sao. Đài hoa dạng thùy cong và có 5 lá đài, đế hoa dài 2-5
mm, cuống dài 1-5 cm. Cánh hoa thường gấp thành dạng chuông (cái chuông) khi
chưa nở, màu trắng, dài 3-4,5 cm và chia làm 5 phần. Mỗi hoa có 3 nhị đực (hiện
diện như là nhị đực bất dục trên hoa cái), bầu nhụy ở bên dưới. Cây thường trổ hoa
từ tháng 8-9 hàng năm và hoa thường không tự thụ (do cây mang hoa đơn tính),
được thụ phấn nhờ côn trùng. Quả hình trứng ngược hoặc thuôn, dài 5 cm, rộng 2,5
cm, khi chín có màu đỏ và thịt quả đỏ chứa nhiều hạt, dài từ 25-60 mm, đường kính
từ 15-35 mm, cuống quả dài từ 10-40 mm, không lông, khi chín có màu đỏ và chứa
nhiều hạt. Hạt màu vàng nâu từ 6-7 mm, hạt không có miên trạng và thường nảy
mầm trong vòng 2-4 tuần ở 200C. Rễ và thân mọng nước nhằm giúp cây chống chịu
hạn hán kéo dài.
1.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT DƢA LÊ
1.3.1 Trên thế giới
Diện tích trồng dưa lê giảm từ năm 2008 đến năm 2010, trong đó năm 2010
là 1,08 triệu hecta, giảm ít hơn so với năm 2009. Châu Á là nơi chiếm diện tích
trồng nhiều nhất, chiếm khoảng 70% diện tích trồng trên thế giới, kế là Châu Mỹ và
Châu Âu (13% và 9%)
thế giới). Trung Quốc là n
42% trên thế giới). Về sản lượng
thì sản lượng toàn thế giới giảm qua các năm (năm 2010 là 25
Châu Á là nơi chiếm sản lượng nhiều nhất trên thế giới (trung bình khoảng 17 triệu
tấn, chiếm khoảng 69% sản lượng toàn thế giới) và thấp nhất là Châu Úc (chiếm


8

0,3% sản lượng toàn thế giới). Trung Quốc là nước có sản lượng dưa lê nhiều nhất ở
Châu Á và trên thế giới (chiếm khoảng 6


45% trên thế

giới) (Bảng 1.1) (FAOSTAT, 2012).
Bảng 1.1 Diện tích (hecta) và sản lượng (tấn) dưa lê qua các năm trên thế giới
(FAOSTAT, 2012)
Năm
2008

Thế giới

2009

2010

Diện

Sản

Diện

Sản

Diện

Sản

tích

lượng


tích

lượng

tích

lượng

1.253.736 29.916.088

1.097.786 25.998.691

1.075.892

25.014.494

Châu Phi

85.137

1.899.660

85.640

2.028.169

84.812

1.874.433


Châu Mỹ

167.648

3.447.266

155.303

3.368.712

164.026

3.382.792

Châu Âu

116.012

2.415.134

11.703

2.330.468

113.191

2.338.109

Châu Úc


2.925

71.557

3.945

80.630

4.155

81.339

Châu Á

882.014 22.082.471

741.195 18.190.712

709.708

17.337.821

+ Trung Quốc

529.174 16.068.101

396.340 12.224.081

365.400


11.333.200

+ Iran

73.086

1.332.070

76.844

1.278.540

74.900

1.317.600

+ Ấn Độ

39.458

82.2715

40.069

830.244

41.800

89.4000


+ Turkey

105.000

1.749.940

91.195

1.679.190

95.000

1.611.700

9.210

208.500

8.870

199.400

8.400

188.100

+ Nhật Bản

1.3.2 Ở Việt Nam
Dưa lê du nhập vào nước ta khoảng thập niên 60 của thế kỉ 20, năm 1960 các

chuyên viên Đài Loan du nhập các giống dưa hoàng kim vào Đồng bằng sông Cửu
Long, thực tế thì các giống này có vỏ vàng màu hoàng yến hay vàng lợt, không phải
có ruột vàng kim như nhiều giống dưa lê, dưa gang tây Âu Mỹ (Tôn Thất Trình,
1998). Ở Đồng bằng sông Cửu Long dưa lê thường được trồng luân canh trên nền


9

đất lúa, chủ yếu ở các tỉnh Tiền Giang, Long An, Thành phố Cần Thơ và rải rác ở
các tỉnh An Giang, Trà Vinh, Hậu Giang.
1.4 MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ BIỆN PHÁP ĐỂ TRÁI TRÊN
DƢA LÊ VÀ DƢA HẤU
1.4.1 Bấm ngọn và tỉa nhánh
Việc để trái trên cây họ dưa bầu bí nói chung và dưa lê, dưa hấu nói riêng có
liên quan đến bấm ngọn tỉa cành và ảnh hưởng đến năng suất trái. Bấm ngọn tỉa
nhánh trên dưa lê không chỉ để hạn chế khả năng vươn dài mà còn thúc cho cây
mau ra hoa (sớm hơn một tuần so với cây để tự nhiên). Bên cạnh đó việc bấm ngọn
tỉa cành còn giúp dưa lê thông thoáng từ đó giảm bớt sự phát sinh sâu bệnh, đồng
thời giúp việc chăm sóc và tuyển trái được thuận lợi, dễ dàng (Công ty giống cây
trồng Nông Hữu, 2004).
Cũng giống như các loại cây khác trong họ bầu bí dưa, dưa lê có khả năng
tạo nhiều dây chèo và dây bơi. Chính vì vậy, cần tỉa bỏ dây chèo và dây bơi ra sau
để tập trung dinh dưỡng nuôi trái. Nên tỉa vào buổi sáng lúc nắng ráo để vết cắt mau
khô, thỉnh thoảng nhúng kéo vào dung dịch thuốc trừ bệnh Copper B 1-2% để ngừa
bệnh lây lan (Trần Thị Ba và ctv., 1999). Khi cây có 7-8 lá thật, cần bấm ngọn để
phát triển cành vì phần lớn cành được tạo ở cành cấp 1-2, khi cành cấp 1 có 4-5 lá
lại bấm ngọn tiếp, cành cấp 2 bấm ngọn khi nách đầu có hoa (Mai Thị Phương Anh
và ctv., 1996). Dưa lê có trái nằm trên dây chèo, do đó cần cắt bỏ chèo trên dây
chính từ lá thứ 10 trở đi trước khi để trái và để 2 lá trên chèo chọn trái rồi bấm ngọn
(Công ty giống cây trồng Nông Hữu, 2004). Ngoài ra, vị trí để trái trên cây cũng

ảnh hưởng đến năng suất (Nguyễn Thụy Mỹ Hạnh, 2006). Theo Đồng Thanh Liêm
(2001) cho thấy áp dụng biện pháp kỹ thuật tỉa nhánh trong canh tác dưa hấu không
chỉ làm tăng tổng năng suất trái (từ 12-27,6% so với biện pháp không tỉa) mà còn
làm tăng năng suất trái thương phẩm từ 41-60,5%.


10

1.4.2 Số trái đƣợc giử lại trên cây
Trên một dây dưa chỉ một đến bốn trái được thành lập, mặc dù theo lý thuyết
có nhiều trái được tạo thành trên một dây dưa. Bởi vì, những trái thành lập trước sẽ
ức chế việc thành lập các trái sau, nếu các trái sau được tạo thành thì kích thước sẽ
giảm (Harry, 2001).
Theo công ty giống Nông Hữu (2004), mỗi nhánh cấp một của cây dưa lê chỉ
nuôi một trái và mỗi cây chỉ nuôi từ 1-2 trái là thích hợp, cây đậu trái quá nhiều sẽ
phát triển yếu, phẩm chất kém. Còn theo Nguyễn Thụy Mỹ Hạnh (2006), muốn trái
to thì chỉ để 1 trái/cây đạt trọng lượng 1,11 kg/trái, kế đến là 2 trái/cây (0,85kg/trái)
chỉ đạt 77% so với để 1 trái và thấp nhất là biện pháp để 3 trái/cây (0,58 kg/trái) chỉ
bằng 52 % so với để 1 trái. Nhưng ngược lại biện pháp để 2 và 3 trái/cây đạt năng
suất lần lượt là 20,00 và 21,41 tấn/ha cao hơn để 1 trái/cây 24 đến 29%, trong khi
đó cây để 1 trái chỉ đạt năng suất 15,16 tấn/ha.
1.5 LỊGH SỬ QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG PHƢƠNG
PHÁP GHÉP TRÊN RAU MÀU
Theo Lê Thị Thủy (2000), ghép là một kỹ thuật có từ rất lâu đời với cây ăn
quả. Ở Châu Âu nó được ghi nhận vào những năm 327-287 trước công nguyên, còn
ở Trung Quốc nó được sử dụng cách đây 3000 năm. Tuy nhiên, ghép lại chưa được
chú trọng trên cây rau cho đến năm 1927, khi sản xuất rau bị gây hại nặng nề bởi
các bệnh héo do vi khuẩn, nấm và tuyến trùng. Công nghệ ghép ngọn trên rau đã
được ứng dụng đầu tiên ở Nhật Bản và Hàn Quốc vào năm 1920 với việc ghép dưa
hấu trên gốc bầu và cà tím trên gốc cà tím vào năm 1950 (Kacjan et al., 2004).

Ngày nay ghép đã trở thành một biện pháp kỹ thuật quan trọng trong quy trình nhân
giống cây ăn quả. Nó đảm bảo cho người dân nhận được những cây giống tốt, sớm
cho trái đồng thời cây con đảm bảo được đặc tính di truyền của cây mẹ (Lê Thị
Thủy, 2000).
Ở nước ta duy nhất chỉ có tỉnh Sóc Trăng (huyện Mỹ Tú, xã Phú Tâm) áp
dụng trong sản xuất đại trà từ hơn 20 năm qua (Trần Thị Ba và ctv., 1999).


11

1.6 CƠ SỞ KHOA HỌC, NHỮNG TRIỂN VỌNG VÀ HẠN CHẾ CỦA
PHƢƠNG PHÁP GHÉP
1.6.1 Cơ sở khoa học của ghép và mối quan hệ giữa gốc và ngọn ghép
Ghép là áp sát phần tượng tầng của gốc ghép và ngọn ghép (hay cành ghép,
phiến mầm ghép) với nhau (Phạm Văn Côn, 2007). Cơ

(Nguyễn Bảo Toàn, 2007). Sau khi áp sát hai phần tượng tầng gốc
và ngọn lại với nhau thì trước tiên những tế bào bị thương tổn của hai mặt cắt hình
thành lớp ngăn cách màu nâu, sau đó các tế bào nhu mô dưới lớp ngăn cách này
phân chia rất nhanh hình thành mô liên hợp giữa gốc và ngọn ghép, đồng thời lớp
ng
bằng những đường ống qua vách tế bào, các chất nguyên sinh đồng hóa lẫn nhau, do
đó chất dinh dưỡng của gốc ghép chuyển lên ngọn ghép và ngược lại. Cứ như thế
các tế bào của gốc và ngọn ghép có mối liên hệ tương ứng với nhau và hình thành
một cơ thể sống cộng sinh (Phạm Văn Côn, 2007).
(2007), gốc và ngọn có kết hợp chặt chẽ hay không là
do sức tiếp hợp và mối liên hệ dẫn truyền của chúng quyết định, gốc và ngọn hình
thành lớp tiếp hợp càng chặt chẽ, chất dinh dưỡng càng đầy đủ thì sự kết hợp càng
được củng cố, sự trao đổi chất dinh dưỡng của gốc và ngọn càng dễ dàng. Gốc càng
khỏe, càng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai của địa phương thì cây ghép

sinh trưởng càng tốt, tuổi thọ càng dài.
Mối quan hệ giữa gốc và ngọn ghép được thể hiện ở sức tiếp hợp của chúng.
Thông thường sức tiếp hợp giữa gốc và ngọn ghép được đánh giá bằng tỷ số tiếp
hợp T:
Đường kính gốc ghép
Đường kính ngọn ghép
T = 1, cây ghép sinh trưởng phát triển bình thường là do thế sinh trưởng của
T=

ngọn ghép tương đương thế sinh trưởng của gốc ghép.


12

T>1, cây ghép có hiện tượng chân voi (gốc ghép lớn hơn ngọn ghép), cây
ghép vẫn sinh trưởng bình thường, tuy nhiên T càng gần 1 thì càng tốt hơn là T
càng xa 1. T càng xa 1, thế sinh trưởng của ngọn ghép yếu hơn gốc ghép, biểu hiện
cây ghép hơi cằn cổi, chậm lớn, lá hơi vàng, phần gốc ghép vỏ nứt nhiều.
T<1, cây ghép có hiện tượng chân hương (gốc ghép nhỏ hơn ngọn ghép).
Thế sinh trưởng của ngọn mạnh hơn gốc. Phần ngọn bị nứt vỏ nhiều hơn phần gốc,
cây ghép sinh trưởng kém dần, tuổi thọ ngắn (Phạm Văn Côn, 2007).
1.6.2 Ƣu điểm
Ghép dưa là biện pháp hữu hiệu và kinh tế nhất để có thể trồng dưa liên tục
mỗi năm mà cây con không bị bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum tấn công
(Phạm Hồng Cúc, 2002). Ngày nay việc ghép cây trong sản xuất rau đã trở nên rất
phổ biến trên toàn thế giới với nhiều công nghệ tiên tiến được áp dụng (Trần Thị
Ba, 2010). Hơn nữa, cây ghép giữ được đặc tính của giống muốn nhân, tăng sự hấp
thu nước và chất dinh dưỡng, rút ngắn thời gian chọn giống, chống lại những bất lợi
của môi trường (Lê thị Thủy, 2000). Cây ghép khi trồng ra đồng khả năng kháng
được các bệnh từ đất, bất lợi của môi trường cao hơn so với cây không ghép, đồng

thời còn cải thiện chất lượng của sản phẩm (Lê Trường Sinh, 2006). Lý do ghép bầu
bí dưa là tránh những bệnh phát sinh từ đất khi quản lí bệnh từ di truyền hoặc hóa
học thì gần như không có giá trị (Oda, 2002).
Ghép một chồi ngọn vào một gốc kháng bệnh có thể cung cấp một cây trồng
kháng bệnh mà không có sự kiểm tra kéo dài và chọn lựa giống kháng vào một cây
trồng. Hơn nữa, ghép còn chống lại những tác nhân gây bệnh mới và trong thời gian
ngắn, cung cấp nhiều cây trồng ít tốn kém hơn và kiểm soát bệnh từ đất nhanh hơn
so với các giống kháng mới. Ngoài ra, ghép có thể tăng cường khả năng chịu stress
phi sinh học, tăng năng suất, hút nước và sử dụng chất dinh dưỡng nhiều hơn, kéo
dài thời gian thu hoạch, cải thiện năng suất và chất lượng (Oda, 2002). Ở Nhật và
Đài Loan biện pháp ghép đã trở thành một khâu không thể thiếu trong quy trình kỹ
thuật trồng dưa (Trần Thị Ba, 2010).


×