Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KÍCH THÍCH TÍNH KHÁNG BỆNH lùn XOẮN lá của 5 hóa CHẤT TRÊN GIỐNG lúa MTL384 NGUYỄN HOÀNG TRỌNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

-oOo-

NGUYỄN HOÀNG TRỌNG

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KÍCH THÍCH TÍNH KHÁNG
Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

BỆNH LÙN XOẮN LÁ CỦA 5 HÓA CHẤT
TRÊN GIỐNG LÚA MTL384

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NÔNG HỌC

Cần Thơ – 2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

-oOo-

NGUYỄN HOÀNG TRỌNG

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KÍCH THÍCH TÍNH KHÁNG
BỆNH LÙN XOẮN LÁ CỦA 5 HÓA CHẤT
TRÊN GIỐNG LÚA MTL384
Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NÔNG HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. PHẠM VĂN KIM
2. ThS. TRẦN VŨ PHẾN
3. ThS. NGÔ THÀNH TRÍ

Cần Thơ - 2008


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BVTV

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn đính kèm với đề tài:
“ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KÍCH THÍCH TÍNH KHÁNG BỆNH LÙN XOẮN
LÁ CỦA 5 HÓA CHẤT TRÊN GIỐNG LÚA MTL384” tại nhà lưới, bộ môn
Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp và SHƯD
Do sinh viên NGUYỄN HOÀNG TRỌNG thực hiện và bảo vệ trước hội
đồng ngày

tháng

năm 2008

Luận văn đã được hội đồng đánh giá ở mức………………
Ý kiến hội đồng………………………………………………………

Trung tâm…………………………………………………………………………………
Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

Cần Thơ, ngày……….tháng………..năm 2008
DUYỆT KHOA

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

CHỦ NHIỆM KHOA NN & SHƯD

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SHƯD
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
-oOoChứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài:
“ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KÍCH THÍCH TÍNH KHÁNG BỆNH LÙN XOẮN
LÁ CỦA 5 HÓA CHẤT TRÊN GIỐNG LÚA MTL 384”
Do sinh viên NGUYỄN HOÀNG TRỌNG thực hiện và đề nạp.
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.

Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2008

Cántập
bộ hướng

dẫn
Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học
và nghiên
cứu

PGS. TS. Phạm Văn Kim

Ths. Trần Vũ Phến

Ths. Ngô Thành Trí

ii


LƯỢC SỬ CÁ NHÂN

Họ và tên: NGUYỄN HOÀNG TRỌNG
Ngày sinh: 13/12/1984.
Nơi sinh: xã An Mỹ, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.
Con ông NGUYỄN VĂN LẮM và bà NGUYỄN THỊ LỆ.
Đã tốt nghiệp THPT năm 2002, trường THPT KẾ SÁCH.
Đã vào trường ĐH Cần Thơ năm 2003 thuộc khoa NÔNG NGHIỆP &
SHƯD, ngành Nông Học, Khoá 29, MSSV: 3031035.
Tốt nghiệp Kỹ Sư Nông Nghiệp chuyên ngành Nông Học 2007 – 2008.

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

iii



LỜI CẢM TẠ
Kính dâng!

Cha mẹ suốt đời tận tụy, hết lòng vì con lòng biết ơn chân thành và
thiêng liêng nhất và những người thân đã giúp đỡ động viên con trong thời
gian qua.
Thành kính biết ơn!
PGS. Ts. Phạm Văn Kim, Ths. Trần Vũ Phến, Ths. Ngô Thành Trí đã tận tình
hướng dẫn, gợi ý và cho những lời khuyên hết sức bổ ích cho việc nghiên cứu và
hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt cảm ơn!
anh Võ Thanh Phong, anh Nguyễn Chí Cương và anh Nguyễn Thanh Toàn đã
hết lòng giúp đỡ, động viên, hướng dẫn tôi vượt qua những khó khăn trong thời
gian bắt đầu làm luận văn tốt nghiệp.
Chân thành biết ơn!

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Em thành thật cảm ơn tất cả các Thầy Cô khoa Nông Nghiệp đã trang bị kiến

thức quí báo cho em vững vàng bước vào đời.
Em thành thật biết ơn tất cả các thầy, cô, anh, chị bộ môn Bảo Vệ Thực Vật đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Xin cảm ơn!
Chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các bạn: Trúc Linh, Trang, Thiều, Hạnh,
các bạn trong nhóm nghiên cứu lùn xoắn lá và lùn lúa cỏ và tập thể lớp Nông Học
K29…đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian làm luận văn này.

iv



MỤC LỤC
LƯỢC SỬ CÁ NHÂN ..........................................................................................trang iii
LỜI CẢM TẠ................................................................................................................. iv
MỤC LỤC....................................................................................................................... v
DANH SÁCH BẢNG ................................................................................................... ix
DANH SÁCH HÌNH...................................................................................................... xi
TÓM LƯỢC..................................................................................................................xii
MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 1
Chương 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ..............................................................................3
1.1 RẦY NÂU..................................................................................................................3
1.1.1 Sự phân bố của rầy nâu ...........................................................................................3
năng
gây ĐH
hại....................................................................................................3
Trung1.1.2.
tâmKhả
Học
Liệu
Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.1.3. Nguyên nhân phát sinh rầy nâu..............................................................................4
1.1.4. Ký chủ ....................................................................................................................4
1.1.5. Đặc điểm sinh học..................................................................................................4
1.1.6. Tập tính sống và cách gây hại ................................................................................6
1.1.7 Các ảnh hưởng do rây nâu gây ra............................................................................7
1.2. BỆNH LÙN XOẮN LÁ LÚA ..................................................................................7
1.2.1 Sự phân bố bệnh lùn xoắn lá ...................................................................................7
1.2.2 Tác nhân gây bệnh ..................................................................................................8
1.2.3. Đặc tính virút bệnh lùn xoắn lá ..............................................................................8
1.2.4. Triệu Chứng ...........................................................................................................9


v


1.2.5. Khả năng lan truyền bệnh ................................................................................................. 10

1.2.6.Tác hại của bệnh lùn xoắn lá ..................................................................................11
1.3 SỰ KHÁNG BỆNH ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG...........................................................11
1.3.1 Khái niệm ................................................................................................................11
1.3.2 Sự kháng bệnh thụ động..........................................................................................12
1.3.3 Sự kháng bệnh chủ động ........................................................................................12
1.4. SỰ KÍCH THÍCH TÍNH KHÁNG BỆNH TRÊN CÂY TRỒNG............................12
1.4.1 Khái niệm........................................................................................................................... 12

1.4.2 Các hình thức biểu hiện của sự kích kháng.............................................................13
1.4.3 Tác nhân kích kháng ...............................................................................................13
14.3.1 Tác nhân kích kháng là sinh vật............................................................................13
Tác nhân
kích
kháng
không
là sinh
vật................................................................14
Trung1.4.3.2
tâm Học
Liệu
ĐH
Cần
Thơ
@ Tài

liệu học tập và nghiên cứu
1.4.4 Cơ chế kích kháng...................................................................................................14
1.4.5 Một số thành tựu nghiên cứu về khả năng kích thích tính kháng bệnh trên cây
trồng .................................................................................................................................14
1.4.5.1 Khả năng kích kháng đối với bệnh do nấm và vi khuẩn......................................14
1.4.5.2 Khả năng kích kháng đối với bệnh do vi rút gây ra .............................................15
1.5 ĐẶC TÍNH CỦA MỘT CÁC HÓA CHẤT DÙNG TRONG THÍ NGHIỆM ..........16
1.4.1. Clorua đồng ...........................................................................................................16
1.4.2. Vitamin B1 .............................................................................................................17
1.4.3. Acid Salycilic (SA) ................................................................................................17
1.4.4. Di-potasium hydrogen phosphate .........................................................................18
1.4.5. Cinnamic acid (C9H8O2) ........................................................................................18
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP.................................................................20

vi


2.1 PHƯƠNG TIỆN.........................................................................................................20
2.1.1 Địa điểm và thời gian ..............................................................................................20
2.1.2 Giống lúa và nguồn bệnh ........................................................................................20
2.1.3 Hoá chất ................................................................................................................20
2.1.4 Trang thiết bị ..........................................................................................................21
2.2 PHƯƠNG PHÁP........................................................................................................21
2.2.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của các hoá chất xử lý hạt lên lên sự nẩy mầm và
phát triển của hạt lúa giống ..............................................................................................21
2.2.1 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của các hoá chất, được xử lý hạt và phun lên lá, lên
sinh trưởng và thành phần năng suất của cây lúa có và không bị truyền bệnh lùn
xoắn lá ..............................................................................................................................22
2.3 PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ...................................................................................................... 26


TrungCHƯƠNG
tâm Học3: Liệu
ĐH THẢO
Cần Thơ
@ Tài liệu học tập và nghiên cứu
KẾT QUẢ
LUẬN..........................................................................27
3.1. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HÓA CHẤT LÊN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY
LÚA..................................................................................................................................27
3.1.1 Ảnh hưởng của các nồng độ của hóa chất áp dụng áo hạt lên sự nẩy mầm, sự
phát triển của rễ và của diệp tiêu .....................................................................................27
3.1.2 Ảnh hưởng của các hóa chất đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa ............33
3.1.3. Ảnh hưởng của các hóa chất lên thành phần năng suất và năng suất ....................35
3.2. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HÓA CHẤT ĐỐI VỚI BỆNH LÙN XOẮN LÁ.........39
3.2.1 Đánh giá hiệu quả kích kháng thông qua các chỉ tiêu về tỉ lệ truyền bệnh thành
công, thời gian ủ bệnh ngắn nhất, diển biến của bệnh và chỉ số diệp lục tố.……….. . ..39
3.2.2. Ảnh hưởng của các hóa chất lên chiều cao và sự nhảy chồi của cây lúa có bị
truyền bệnh.......................................................................................................................44
3.2.3. Ảnh hưởng của các hóa chất lên tỉ lệ chồi bệnh và thời gian biểu hiện bệnh........47

vii


3.2.4.Ảnh hưởng của các hóa chất lên thành phần năng suất và năng suất lúa bị
nhễm bệnh lùn xoắn lá. ....................................................................................................51
3.2.5. Thảo luận chung.....................................................................................................55
LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.......................................................................................................57
KẾT LUẬN .....................................................................................................................57
ĐỀ NGHỊ ........................................................................................................................57


Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

viii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

3.1

Ảnh hưởng của hóa chất CuCl2 lên sự phát triển của rễ, diệp tiêu và
tỉ lệ nẩy mầm

27

3.2

Ảnh hưởng của hóa chất Salicilyc acid (SA) lên sự phát triển của rễ,
diệp tiêu và tỉ lệ nẩy mầm

28

3.3

Ảnh hưởng của hóa chất K2HPO4 lên sự phát triển của rễ, diệp tiêu
và tỉ lệ nẩy mầm


30

3.4

Ảnh hưởng của hóa chất Cinnamic acid lên sự phát triển của rễ, diệp
tiêu và tỉ lệ nẩy mầm

30

3.5

Ảnh hưởng của chất kích kháng Vitamin B1 lên sự phát triển của rễ
và diệp tiêu

31

3.6

Ảnh hưởng của các hóa chất ở các nồng độ thí nghiệm đối với bệnh
virút lùn xoắn lá lên sự phát triển rễ, diệp tiêu và tỉ lệ nẩy mầm bằng
phương pháp áo hạt

32

3.7

Trung tâm
3.8


Ảnh hưởng của các hóa chất đến sự phát triển về chiều cao trung
bình(cm)
củaĐH
cây Cần
lúa. Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên
Học
Liệu
Ảnh hưởng của hóa chất đến sự nhảy chồi của cây lúa

34

cứu
35

3.9

Ảnh hưởng của các hóa chất đến sự phát triển chồi hửu hiệu và vô
hiệu của cây lúa

36

3.10

Ảnh hưởng của các hóa chất đến sự trổ bông của cây lúa

37

3.11

Ảnh hưởng của các hóa chất đến sự phát triển chiều dài bông (72

ngày sau khi gieo)

37

3.12

Ảnh hưởng của các hóa chất lên thành phần năng suất và năng suất
khi lúa không bị truyền bệnh lùn xoắn lá

38

3.13

Tỉ lệ truyền bệnh thành công

39

3.14

Thời gian ủ bệnh ngắn nhất

40

3.15

Chỉ số diệp lục tố trung bình 2 lá ở 43 NSKG của các nghiệm thức

44

Ảnh hưởng của các hóa chất đến chiều cao trung bình cây lúa (cm)

3.16

khi bị nhiễm bệnh vi rút lùn xoắn lá.

ix

45


3.17

3.18

Ảnh hưởng của các chất kích kháng đến sự nhảy chồi của cây lúa bị
nhiễm bệnh vi rút lùn xoắn lá (số chồi/chậu).
Ảnh hưởng của các hóa chất lên tỉ lệ chồi bệnh (%) của các nghiệm
thức

46

49

3.19

Ảnh hưởng của các hóa chất đối với lúa bị nhiễm bệnh vi rút lùn
xoắn lá đến sự phát triển chồi hửu hiệu và vô hiệu

51

3.20


Ảnh hưởng của các hóa chất đối với lúa bị nhiễm bệnh virút lùn
xoắn lá đến sự trổ bông (72 ngày sau khi gieo)

52

3.21

Ảnh hưởng của bệnh lùn xoắn lá đến sự phát triển chiều dài bông

54

3.22

Ảnh hưởng của các hóa lên thành phần năng suất và năng suất khi
lúa bị nhiễm virút lùn xoắn lá

55

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

x


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang


3.1

Diễn biến bệnh theo thời gian

42

3.2

Chỉ số diệp lục tố giữa lá bệnh và lá không bệnh lá

42

3.3

Triệu chứng lùn xoắn lá

50

3.4

Mức độ biểu hiện bệnh lùn xoắn của các nghiệm thức vào thời điểm
72 ngày sau khi gieo

56

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

xi



Nguyễn Hoàng Trọng, 2008. Đánh giá khả năng kích thích tính kháng bệnh lùn xoắn lá
bằng 5 hóa chất trên giống lúa MTL 384. Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Phạm Văn Kim,
ThS. Trần Vũ Phến, ThS. Ngô Thành Trí. Luận văn tốt nghiệp Đại Học, Khoa nông
nghiệp trường Đại Học Cần Thơ.

TÓM LƯỢC
Đề tài “ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KÍCH THÍCH TÍNH KHÁNG BỆNH LÙN
XOẮN LÁ BẰNG 5 HÓA CHẤT TRÊN GIỐNG LÚA MTL 384” được tiến hành
tại nhà lưới bộ môn Bảo Vệ Thực Vật - khoa Nông Nghiệp và SHƯD, từ tháng 102007 đến tháng 2-2008. Mục tiêu của thí nghiệm nhằm nhằm khảo sát ảnh hưởng
của 5 hóa chất là Salicylic acid, K2HPO4, CuCl2, Cinnamic acid, Vitamin B1 lên sự
phát triển rễ mầm, diệp tiêu, tỉ lệ nẩy mầm (bằng phương pháp áo hạt) và ảnh hưởng
của các hóa chất lên sự sinh trưởng, phát triển của cây lúa và hiệu quả trong kiểm
soát bệnh vi rút lùn xoắn lá lúa.

Trung tâmĐánh
HọcgiáLiệu
ĐH Cần
Thơđộ@
liệu
họcmầm
tậpcủa
vàhạt
nghiên
cứu
ảnh hưởng
của nồng
xửTài
lý lên
sự nẩy

lúa được
tiến
hành gồm 16 nghiệm thức (15 nghiệm thức xử lý hóa chất và 1 nghiệm thức đối
chứng), với 4 lần lặp lại. Kết quả cho thấy vitamin B1 50 và 75 mM ức chế sự phát
triển của rễ mầm và diệp tiêu, Cinnamic acid 0,01 mM và K2HPO4 20 mM kích
thích sự phát triển của rễ mầm và diệp tiêu, CuCl2 ở các nồng độ điều ảnh hưởng
đến sự phát triển của rễ, Salicylic acid 1 mM kích thích sự phát triển của rễ.
Khảo sát ảnh hưởng của các hóa chất đến sự sinh trưởng của cây lúa không bị
nhiễm bệnh, được tiến hành với 4 lần lặp lại, gồm 5 nghiệm thức xử lý hóa chất là
salicylic acid 1mM, K2HPO4 20 mM, CuCl2 0,05 mM, cinnamic acid 0,01 mM,
vitamin B1 50 mM và nghiệm thức đối chứng. Kết quả cho thấy các hóa chất ở
nồng độ xử lý tuy không có ảnh hưởng rõ trên sự phát triển của cây, nhưng đều giúp
cải thiện các thành phần năng suất trên cây không nhiễm bệnh.
Khảo sát ảnh hưởng của các chất kích kháng đối với bệnh vi rút lùn xoắn lá
được tiến hành với 4 lần lặp, gồm 5 nghiệm thức xử lý chất kích kháng và 2 nghiệm

xii


thức đối chứng xử lý nước cất. Kết quả cho thấy CuCl2 0,05 mM, Vitamin B1 50
mM, Cinnamic acid 0,01 mM, K2HPO4 20 mM, Salicylic acid 1 mM giúp cây lúa
tăng năng suất hơn so với đối chứng.
CuCl2 có khả năng kích kháng bệnh vi rút lùn xoắn lá thông qua khả năng
cải thiện sự phát triển chiều cao, sự trổ bông của cây lúa nhiễm bệnh lùn xoắn lá và
giúp bông phát triển dài hơn, từ đó giúp cây lúa nhiễm bệnh có thành phần năng
suất và năng suất tương đương với cây khỏe.
K2HPO4 kích thích sự phát triển của rễ và diệp tiêu, và có khả năng kích
kháng bệnh vi rút lùn xoắn lá, giúp cây biểu hiện bệnh chậm lại, tuy nhiên không
giúp cải thiện thành phần năng suất.
CuCl2 0.05 mM và K2HPO4 20 mM là hai chất kích kháng chống bệnh lùn

xoắn lá triển vọng, giúp cây kháng được bệnh vi rút hơn so với các chất kích kháng
khác ( với tỷ lệ nhiễm bệnh lần lượt là 10,1% và 9,6% ) trong khi đó đối chứng
54%.
Trungchiếm
tâm tới
Học
Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

xiii


MỞ ĐẦU
Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang là vựa lúa của cả nước với sản lượng
ngày càng tăng. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì việc canh tác lúa
đã được cải thiện về mặt kỹ thuật, bên cạnh các biện pháp thâm canh, tăng vụ và
chất lượng cũng được chú ý. Gần đây, các tỉnh đang đẩy mạnh trồng các giống lúa
có chất lượng cao để xuất khẩu. Do việc thâm canh và trồng các loại lúa chất lượng
cao đã làm bộc phát nhiều dịch hại nghiêm trọng làm giảm năng suất và phẩm chất
của gạo, đây là vấn đề cần phải quan tâm đối phó.
Vi rút hại lúa là một trong những bệnh gây ra thiệt hại nặng nề trên diện tích
rộng lớn với nghề trồng lúa ở nước ta và trên thế giới ( Lê Lương Tề và Vũ Triệu
Mân, 1999). Bệnh lùn xoắn lá được phát hiện đầu tiên vào năm 1976 ở cả hai nước
Indonesia và Philippines, bệnh cũng đã được báo cáo ở Thái Lan vào năm 1978 (Võ
Thanh Hoàng, 1998). Theo Phạm Văn Lầm (2006), đầu năm 1977 bệnh lùn xoắn lá
được phát hiện ở các xã thuộc huyện Cai Lậy (Nhị Quý, Nhị Mỹ, Tân Hội) của tỉnh

TrungTiền
tâmGiang.
Học Vụ
Liệu

Thơbệnh
@ Tài
học
tập
nghiên
Hè ĐH
Thu Cần
năm 1978,
này liệu
đã xuất
hiện
trênvàdiện
rộng ởcứu
đồng
bằng sông Cửu Long. Vụ Đông Xuân 2005 - 2006, cùng với dịch rây nâu, bệnh lúa
lùn xoắn lá đã xuất hiện trở lại với diện tích khoảng 3.000 ha.
Khi lúa bị bệnh lùn xoắn lá, năng suất lúa thường bị giảm nghiêm trọng, do
chiều cao cây, chiều dài rễ và lá đều bị giảm, nhiều chồi lúa không hình thành được
hoặc trổ bông muộn hoặc trổ không thoát bông, bông lúa bệnh thường ngắn, ít hạt
và có tỉ lệ lép cao (Hà Minh Trung, 1985).
Thời gian gần đây bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá do vi rút gây ra, do rầy nâu làm
môi giới truyền bệnh gây hại nghiêm trọng ở đồng bằng sông Cửu Long và đây
cũng là vấn đề lo ngại rất được quan tâm của người nông dân và các nhà khoa học.
Hiện nay, chưa có giải pháp hữu hiệu cũng như chưa có loại thuốc hoá học đặc trị
đối với việc quản lý bệnh này.
Vì vậy, để tìm ra một loại hóa chất để ức chế bệnh này là một điều cần thiết và
quan trọng. Với lý do đó đề tài “ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KÍCH THÍCH TÍNH

1



KHÁNG BỆNH LÙN XOẮN LÁ BẰNG 5 HÓA CHẤT TRÊN GIỐNG LÚA
MTL 384” được tiến hành tại nhà lưới bộ môn Bảo Vệ Thực Vật khoa Nông Nghiệp
và SHƯD.

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

2


Chương 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 RẦY NÂU
1.1.1 Sự phân bố của rầy nâu
Rầy xuất hiện ở tất cả các nước trồng lúa nước, nhất là các nước ở đồng bằng
nhiệt đới châu Á như: Ấn Độ, Đài Loan, Banglades, Indonesia, Malaysia, Nhật,
Thái Lan, Philippine, Trung Quốc và Việt Nam (Lê Thị Sen, 1999).
1.1.2. Khả năng gây hại
Ở Việt Nam, rầy nâu được ghi nhận xuất hiện trên lúa từ rất lâu nhưng không
gây hại thành những trận dịch lớn do chỉ trồng lúa mùa một vụ trong năm (Nguyễn
Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
Trước năm 1967, rầy nâu xuất hiện nhưng không gây thiệt hại đáng kể ở đồng
bằng sông Cửu Long. Năm 1971, rầy nâu phát sinh mạnh ở đồng bằng sông Cửu

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Long với hiện tượng cháy rầy ở Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ, Sóc Trăng
(Phạm Văn Lầm, 2006).
Từ năm 1972 - 1974 rầy nâu đã gây hại cây lúa tại nhiều vùng thuộc các tỉnh
duyên hải miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích thiệt hại năm 1974

lên đến 94.800 ha (Lê Thị Sen, 1999).
Năm 1974, rầy nâu phá hoại lúa ở Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hoà, Tây
Ninh, Long An, Vĩnh Long, An Giang. Từ tháng 11/1977, rầy nâu đã phát sinh
thành dịch lớn ở các tỉnh Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Đồng Tháp trên diện tích
100.000 ha, trong đó có 10.000 ha mất trắng, 90.000 ha bị hại từ 30 – 50% năng
suất (Phạm Văn Lầm , 2006).
Từ năm 1977 - 1979 rầy nâu đã gây hại thành dịch tại một số tỉnh ở đồng bằng
sông Cửu Long với diện lúa bị hại lên đến 1 triệu ha (Lê Thị Sen, 1999; Nguyễn
Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004; Phạm Văn Lầm, 2006).

3


Vụ Hè Thu năm 1988 đến Đông Xuân năm 1989 - 1990, rầy nâu đã phát sinh
thành dịch gây hại nặng ở một số nơi như thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Tiền
Giang, Minh Hải (Bạc Liêu) (Lê Thị Sen, 1999).
Năm 1990 ở đồng bằng sông Cửu Long tính cả 3 vụ sản xuất có khoảng 237.820
ha bị nhiễm rầy nâu (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004). Nhưng theo Phạm
Văn Lầm, 2006, năm 1990 ở đồng bằng sông Cửu Long bị rầy phá hoại trên diện
tích khoảng 1 triệu ha.
Trong vụ Đông Xuân 2005 - 2006 diện tích lúa bị rầy nâu ở đồng bằng sông
Cửu Long khoảng hơn 66.700 ha (Phạm Văn Lầm, 2006).
1.1.3. Nguyên nhân phát sinh rầy nâu
Do vụ Đông - Xuân và Hè - Thu gieo sạ cận nhau quá và không đồng loạt nên
tạo ra cầu nối cho rầy trưởng thành từ lúa Đông - Xuân mang mầm bệnh truyền cho
lúa Hè -Thu. Diện tích canh tác lúa nhiễm rầy cũng gia tăng và trồng xen trong
vùng lúa Đông Xuân mà không được xuống giống đồng loạt. Khả năng kháng rầy

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


của giống lúa đã suy yếu, do đã sử dụng trong thời gian quá lâu (Nguyễn Văn
Huỳnh, 2006).
1.1.4. Ký chủ
Ngoài lúa rầy nâu có thể sống được trên cây lúa hoang, cỏ leersia japonica, cỏ
gấu, cỏ lồng vực…(Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004). Theo Nguyễn Đức

Khiêm (2006) ghi nhận ngoài cây lúa, rầy nâu còn có thể phá hoại trên các cây như
ngô, lúa mì, mạch, kê, cỏ gấu, cỏ lồng vực…
1.1.5. Đặc điểm sinh học
Rầy nâu có cơ thể màu nâu vàng, đỉnh đầu nhô ra phía trước, phần gốc râu có
hai đốt nở to, đốt roi râu dài và nhỏ (Nguyễn Đức Khiêm, 2006). Cánh trong suốt,
giữa cạnh sau của mỗi cánh có một đốm đen, khi hai cánh xếp lại 2 đốm này chồng
lên nhau tạo thành một đốm đen to trên lưng (Lê Thị Sen, 1999).

4


Rầy đực có cơ thể dài 3.6 - 4 mm, đa số màu nâu tối, phần cuối bụng có dạng
loa kèn (Nguyễn Đức Khiêm, 2006).
Rầy cái có màu nâu nhạt và kích thước cơ thể to hơn rầy đực. Chiều dài cơ thể
từ 4 - 5 mm, bụng to tròn, ở khoảng giữa mặt dưới bụng có bộ phận đẻ trứng bén
nhọn màu đen. Cánh dài che phủ cả thân và chủ yếu dùng để bay đi tìm thức ăn
(Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
Rầy nâu cái trưởng thành có dạng cánh ngắn dài khoảng 3,5 - 4 mm, cánh trước
kéo dài tới đốt bụng thứ 6 bằng 1/2 chiều dài cánh trước của rầy nâu dạng cánh dài
(Phạm Văn Lầm, 2006). Rầy nâu đực dài khoảng 2 - 2,5 mm, cánh trước kéo dài tới
2/3 chiều dài của bụng (Nguyễn Đức Khiêm, 2006).
Đời sống trung bình của thành trùng rầy nâu khoảng từ 10 - 20 ngày (Lê Thị
Sen, 1999). Một con rầy nâu cái cánh dài có thể đẻ khoảng 100 trứng và rầy nâu cái
cánh ngắn đẻ từ 300 - 400 trứng (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004). Theo

Phạm Văn Lầm (2006), rầy nâu cái trưởng thành đẻ trung bình khoảng 150 - 400

Trungtrứng.
tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trứng rầy nâu đẻ thành từng hàng vào bên trong bẹ cây lúa. Mỗi hàng có từ 8 30 cái trứng. Trứng rầy nâu giống hình hạt gạo, dài từ 0.3 - 0.4 mm, trứng rầy nâu
mới đẻ có màu trắng trong, khi sắp nở có màu vàng, phía trên đầu trứng có bộ phận
che lại gọi là nắp trứng, thời gian ủ trứng 5 - 14 ngày (Lê Thị Sen, 1999). Theo
Phạm Văn Lầm (2006), trứng được đẻ trong mô bẹ lá lúa, hơi nhô đầu ra ngoài,
trứng có dạng hình trụ dài, cong, một đầu thon giống hình quả chuối, dài khoảng
0.98 mm, trứng mới đẻ có màu nâu vàng, sau đó chuyển sang màu nâu đen. Ghi
nhận của Nguyễn Đức Khiêm (2006), trứng hình quả chuối, trước khi nở 3 - 5 ngày
phần đầu có điểm mắt màu nâu đỏ, phía trên ổ trứng xếp thành hàng đơn, phần dưới
ổ trứng các quả trứng xếp thành hàng kép, mỗi ổ có từ 3 - 48 trứng, thông thường
15 - 30 trứng.
Ấu trùng rầy nâu tuổi lớn rất giống thành trùng cánh ngắn nhưng ấu trùng có
cánh ngắn hơn và có màu đục. Ấu trùng rầy nâu có 5 tuổi, phát triển trong thời gian

5


14 – 20 ngày (Lê Thị Sen, 1999; Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004). Theo
Phạm Văn Lầm (2006 ), rầy non có 5 tuổi, trong điều kiện nhiệt độ từ 21 - 290C,
thời gian rầy non kéo dài 12-19 ngày.
Theo Vũ Hài và ctv (2000), vòng đời của một lứa rầy nâu khoảng 25 - 30 ngày,
thời gian trứng 6 -7 ngày, thời gian rầy non 13 - 15 ngày, thời gian trưởng thành 6 8 ngày.
1.1.6. Tập tính sống và cách gây hại
Sau khi vũ hoá 3 - 5 ngày thành trùng cái bắt đầu đẻ trứng (Lê Thị Sen, 1999;
Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004; Nguyễn Đức Khiêm, 2006). Rầy nâu cái
đẻ trứng tập chung ở gốc cây lúa cách mặt nước từ 10 - 15 cm (Lê Thị Sen, 1999).
Rầy trưởng thành cánh dài bị thu hút nhiều bởi ánh sáng đèn và vào đèn nhiều

vào lúc trăng tròn, bay vào đèn nhiều vào lúc 8 - 11 giờ đêm (Lê Thị Sen, 1999;
Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004; Nguyễn Đức Khiêm, 2006; Phạm Văn
Lầm, 2006).

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Cả thành trùng và ấu trùng rầy nâu thích sống ở gốc cây lúa và có tập quán bò

quanh thân cây lúa hoặc nhảy xuống nước hay nhảy lên tán lá để tránh khi bị khuấy
động (Nguyễn Đức Khiêm, 2006).
Rầy nâu thích tấn công cây lúa còn nhỏ, nhưng nếu mật số cao có thể gây hại ơ
các giai đoạn tăng trưởng của cây lúa (Lê Thị Sen, 1999).
Cả thành trùng và ấu trùng rầy nâu đều chích hút cây lúa bằng cách cho vòi
chích hút vào bó mạch libe của mô để hút nhựa (Lê Thị Sen, 1999; Nguyễn Văn
Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004; Phạm Văn Lầm, 2006). Trong quá trình chích hút, rầy
nâu tiết nước bọt phân huỷ mô cây tạo thành một bao xung quanh vòi chích hút, gây
cản trở sự di chuyển của nhựa nguyên và nước lên phần trên của cây lúa nên lúa bị
khô héo gây nên hiện tượng cháy rầy (Lê Thị Sen, 1999; Nguyễn Văn Huỳnh và Lê
Thị Sen, 2004).

6


1.1.7 Các ảnh hưởng do rây nâu gây ra
Rầy nâu dùng vòi nhọn cắm vào bẹ lá, lá, thân, để chích hút dinh dưỡng trong
cây lúa, để lại nhiều vết nâu nhỏ trên bộ phận bị hại, huỷ hoại tế bào trong cây
(Phạm Văn Lầm, 2006).
Phương thức đẻ trứng của rầy nâu cũng hủy hoại nhiều tế bào của cây lúa. Ở mô
của cây lúa, các vết chích hút và đẻ trứng của rầy nâu trên thân cây lúa bị hư do sự
xâm nhập của một số loài nấm, vi khuẩn (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).

Rầy nâu tiết ra chất đường thu hút nấm đen đến bao quanh gốc lúa, gây cản trở
sự quang hợp, ảnh hưởng tới sự phát triển của cây lúa (Lê Thị Sen, 1999).
Rầy nâu cũng là tác nhân môi giới truyền bệnh lùn lúa cỏ (grassy stunt virus),
lùn xoắn lá (ragged stunt virus) cho cây lúa (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen,
2004).
1.2. BỆNH LÙN XOẮN LÁ LÚA
phânLiệu
bố bệnh
xoắn
lá @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trung1.2.1
tâmSựHọc
ĐHlùn
Cần
Thơ
Trên thế giới, bệnh lùn xoắn lá được phát hiện đầu tiên vào năm 1976 ở cả hai
nước Indonesia và Philippines, bệnh cũng được báo cáo ở Thái Lan vào năm 1978
(Võ Thanh Hoàng, 1998).
Ở Việt Nam bệnh lúa lùn xoắn lá là bệnh mới phát hiện vụ Đông - Xuân 1977 1978 ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (Hà Minh Trung, 1985).
Đầu năm 1977, bệnh lùn xoắn được phát hiện ở các xã thuộc huyện Cai Lậy,
Nhị Quế, Nhị Mỹ, Tân Hội của tỉnh Tiền Giang. Vụ Hè Thu năm 1978, bệnh này đã
xuất hiện trên diện rộng ở đồng bằng sông Cửu Long (Phạm Văn Lầm, 2006).
Sau vụ Hè - Thu 1978, bệnh lùn xoắn lá đã phát sinh trên diện rộng ở nhiều địa
bàn trồng lúa phía nam, từ phía nam đèo Hải Vân đến Cà Mau, từ Bến Tre đến Kiên
Giang. Trong phạm vi một tỉnh những huyện trồng 2 -3 vụ lúa liên tiếp trong năm
thường bị bệnh nặng hơn so với huyện chỉ trồng một vụ lúa. Nơi có một vụ lúa

7



nhưng tiếp giáp với những địa bàn trồng 2 - 3 vụ lúa cũng gây ra bệnh (Hà Minh
Trung, 1985).
Bệnh lùn xoắn lá đã gây nên những đợt dịch bệnh quan trọng gây thiệt hại
nghiêm trọng vào năm 1992 tại Cần Thơ và vụ Đông Xuân năm 1999 - 2000 tại các
tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu (Phạm Văn Kim,
2002).
Từ năm 1999 - 2001, bệnh lùn xoắn lá bùn phát trở lại ở đồng bằng sông Cửu
Long cùng với sự bộc phát của rầy nâu (Phạm Văn Lầm, 2006).
1.2.2 Tác nhân gây bệnh
Bệnh lùn xoắn lá do vi rút rice ragged stunt virus: RRSV gây ra thông qua rầy
nâu là môi giới lan truyền bệnh từ cây lúa bệnh qua cây lúa khoẻ (Hà Minh Trung,
1985).
Rầy nâu không thể truyền bệnh qua trứng, vết thương và cũng không lan
truyền từ đất, nước và không khí (Hà Minh Trung, 1985; Nguyễn Thơ, 2007).

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.2.3. Đặc tính vi rút bệnh lùn xoắn lá
Vi rút hại lúa là một trong những bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng, với những
trận dịch bệnh có tính hủy diệt trên diện tích rộng lớn với nghề trồng lúa ở nước ta
và nhiều nước trên thế giới. Bệnh vi rút được phát hiện đầu tiên ở Nhật Bản vào
năm 1882 (Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân, 1999).
Hầu hết các loài cây trồng ở nước ta đều bị bệnh vi rút nhưng bệnh nặng nhất do
vi rút gây ra thường xuất hiện ở các cây: cà chua, khoai tây, thuốc lá, hồ tiêu, cam,
quýt, đu đủ, lúa, cây bông vải (Nguyễn Thơ, 2007).
Fukushi và ctv., (1960) được trích dẫn bởi Hà Minh Trung, (1985), đã nghiên
cứu về bệnh vi rút lúa lùn bằng kính hiển vi điện tử đã giúp cho các nhà khoa học
một phương pháp hiện đại về chuẩn đoán nhanh và chính xác các bệnh vi rút hại
lúa. Cho đến nay người ta đã biết chắc chắn khoảng 20 bệnh vi rút hại lúa.

8



Trong các loại bệnh do vi rút gây ra trên lúa, bệnh lùn xoắn lá là một bệnh do
siêu vi khuẩn được khám phá gần đây, bệnh này có thể làm giảm năng suất trầm
trọng trên những giống lúa mẫn cảm đối với siêu vi khuẩn này và môi giới truyền
bệnh là rầy nâu (Tống Hữu Thuẩn, 1993).
Vi rút lùn xoắn lá là nhóm vi rút hại lúa oryzavirus thuộc họ Reoviridae. Vi rút
này rất nhỏ có đường kính khoảng 50 nm, cấu tạo gồm có 10 sợi ARN và 5 loại
prôtêin chuyên biệt (Hibino, 1996). Theo Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân (1999), vi
rút có dạng hình đối xứng kiểu khối cầu, đường kính trung bình khoảng 50 -65 nm.
Giữa lõi chứa axít nucleic, bao quanh lõi là lớp vỏ prôtêin (Hà Minh Trung, 1985).
Ghi nhận của Võ Thanh Hoàng (1998), vi rút có thể có hình cầu hay khối đa diện,
đường kính 50 -70 nm, vi rút có thể bền vững ở 40C trong vòng 7 ngày, bền ở pH =
6 – 9. Ở 600C vi rút sẻ bị bất hoạt.
1.2.4. Triệu Chứng
Đặc điểm điển hình của cây bị bệnh là lùn, lá bị xoắn, sinh trưởng chậm và khó

Trungtrổtâm
Học
Cần
Thơ
Tài(Trần
liệuThị
học
và1980;
nghiên
bông,
các Liệu
lá lúa ĐH
vẫn giữ

được
màu@
xanh
Thutập
Thủy,
Phạmcứu
Văn
Kim, 2006).
Khi cây bị nhiễm vi rút lùn xoắn lá, cây sẽ bị lùn, lá bị rách có cạnh, hoặc xoắn
nhiều vòng ở chóp lá, gân lá bị xưng, có những u bướu nằm phía dưới dọc theo
phiến lá. Các u bướu này sinh sản và gian tăng kích thước ở những mô libe (Hibino,
1996).
Mặt lá bị nhăn nhúm, gân phiến lá và phía trên bẹ lá bị sưng từng đoạn ngắn (Hà
Xuân Sâm, 1979).
Biểu hiện các vết u, bướu dọc các gân ở gần cuống lá, bụi lúa đâm chồi từ các
đốt thân bên trên mặt đất (Phạm Văn Kim, 2006).
Hình dạng của bụi lúa bị bệnh có vẻ thô cứng hơn so với bụi lúa khoẻ, cây lúa
bệnh có thể đẻ nhánh ít hoặc nhiều hơn so với lúa khoẻ, bệnh ít ảnh hưởng đến sức
đẻ nhánh của cây lúa (Hà Minh Trung, 1985).

9


Bụi lúa bị bệnh nặng có thể có chiều cao bằng 1/4 bụi lúa khoẻ (Hà Xuân Sâm,
1979).
Bụi lúa lùn nhưng mức độ lùn tùy thuộc vào thời gian cây lúa bị nhiễm bệnh
(Phạm Văn Kim, 2006).
Lúa có thể bị bệnh lùn xoắn lá vào các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa. Tuy
nhiên, cây bị bệnh sớm thì biểu hiện triệu chứng bệnh càng nghiêm trọng (Hà Xuân
Sâm, 1979; Hà Minh Trung, 1985). Nếu lúa bị nhiễm bệnh sớm trong tháng đầu sau

khi sạ thì bụi lúa sẽ lùn và thất thu năng suất hoàn toàn (Lê Thi Sen, 1999).
Cây lúa bị bệnh lùn xoắn lá có thể tồn tại trên ruộng lúa lâu hơn so với cây lúa
khoẻ và không bị chết lụi sớm trước khi thu hoạch (Hà Xuân Sâm, 1979; Phạm Văn
Kim, 2006).
1.2.5. Khả năng lan truyền bệnh
Bệnh vi rút lùn xoắn lá là do rầy nâu mang mầm bệnh vi rút gây ra, khả năng lây
bệnh cao nhất của rầy nâu là ở tuổi 4 - 5 (Hà Minh Trung, 1985). Theo Ngô Vĩnh

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Viễn (2006), rầy nâu non và rầy nâu trưởng thành đều có khả năng truyền bênh.

Khả năng truyền bệnh không giảm đi qua các lần lột xát của rầy nâu (Võ Thanh
Hoàng, 1998; Ngô Vĩnh Viễn, 2006). Thời gian truyền bệnh vi rút bởi rầy nâu mang
mầm bệnh lên cây lúa khỏe từ 5 phút đến 5 ngày đều có thể gây ra bệnh lùn xoắn lá
cho cây lúa. Thời gian ủ bệnh vi rút trong cây lúa trung bình từ 14 - 16 ngày (Hà
Minh Trung, 1985).
Theo Phạm Văn Kim (2006), rầy nâu cần 8 giờ để lấy vi rút lùn xoắn lá từ cây
lúa bệnh, thời gian ủ vi rút lùn xoắn lá trong cơ thể rầy nâu là 9 ngày. Sau thời gian
ủ vi rút, rầy nâu chỉ cần chích hút 1 giờ là đã lây được bệnh lùn xoắn lá cho cây lúa.
Thời gian biểu hiện bệnh trung bình từ 8 - 10 ngày sau khi cho nhiễm bệnh ở
cây lúa 10 ngày tuổi (Ngô Vĩnh Viễn, 2006). Theo Hibino (1996), khi cây lúa bị
nhiễm vi rút lùn xoắn lá ở giai đoạn mạ sẽ biểu hiện triệu chứng bệnh lùn xoắn lá
sau 2 tuần.

10


×