Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH tác mía và THỬ HIỆU lực của CHẾ PHẨM nấm XANH ma ĐHCT TRÊN rầy đầu VÀNG, eoeurysa flavocapitata muir, hại mía tại HUYỆN cù LAO DUNG, TỈNH sóc TRĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.27 MB, 84 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

HÀ CÔNG THƯỜNG

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC MÍA VÀ THỬ
HIỆU LỰC CỦA CHẾ PHẨM NẤM XANH Ma-ĐHCT
(Metarhizium anisopliae Sorokin) TRÊN RẦY ĐẦU
VÀNG, Eoeurysa flavocapitata Muir (Homoptera:
Delphacidae), HẠI MÍA TẠI HUYỆN
CÙ LAO DUNG, TỈNH SÓC TRĂNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: TRỒNG TRỌT

Cần Thơ, 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: TRỒNG TRỌT

Tên đề tài:

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC MÍA VÀ THỬ
HIỆU LỰC CỦA CHẾ PHẨM NẤM XANH Ma-ĐHCT
(Metarhizium anisopliae Sorokin) TRÊN RẦY ĐẦU
VÀNG, Eoeurysa flavocapitata Muir (Homoptera:
Delphacidae), HẠI MÍA TẠI HUYỆN


CÙ LAO DUNG, TỈNH SÓC TRĂNG

Giáo viên hướng dẫn:
PGs.Ts. Trần Văn Hai
Ks. Trịnh Thị Xuân

Sinh viên thực hiện:
Hà Công Thường
MSSV: 3073106
Lớp: Trồng Trọt K33

Cần Thơ, 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP

BỘ MÔN

VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

BẢO VỆ THỰC VẬT

Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Trồng Trọt với đề tài:

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC MÍA VÀ THỬ HIỆU LỰC
CỦA CHẾ PHẨM NẤM XANH Ma-ĐHCT (Metarhizium anisopliae
Sorokin) TRÊN RẦY ĐẦU VÀNG, Eoeurysa flavocapitata Muir
(Homoptera: Delphacidae), HẠI MÍA TẠI HUYỆN

CÙ LAO DUNG, TỈNH SÓC TRĂNG
Sinh viên thực hiện: Hà Công Thường
Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày… tháng…năm 2011
Cán bộ hướng dẫn

PGs. Ts. Trần Văn Hai

Ks. Trịnh Thị Xuân

i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP

BỘ MÔN

VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

BẢO VỆ THỰC VẬT

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Trồng
Trọt với đề tài:

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC MÍA VÀ THỬ HIỆU LỰC
CỦA CHẾ PHẨM NẤM XANH Ma-ĐHCT (Metarhizium anisopliae
Sorokin) TRÊN RẦY ĐẦU VÀNG, Eoeurysa flavocapitata Muir

(Homoptera: Delphacidae), HẠI MÍA TẠI HUYỆN
CÙ LAO DUNG, TỈNH SÓC TRĂNG
Do sinh viên Hà Công Thường thực hiện. Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt
nghiệp: ...................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Đề tài tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức:.........................................

Cần Thơ, ngày … tháng… năm 2011
DUYỆT KHOA

Cán bộ hướng dẫn

CHỦ NHIỆM KHOA NN & SHƯD

Phản biện 1

ii

Phản biện 2


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn


Hà Công Thường

iii


TIỂU SỬ CÁ NHÂN

Họ tên sinh viên: Hà Công Thường

Giới tính: Nam

Sinh ngày: 06/01/1989

Dân tộc: Kinh

Nơi sinh: Trường Khánh – Long Phú – Sóc Trăng
Con ông: Hà Công Thạch và bà: Hứa Lan Vân
Nguyên quán: xã Trường Khánh, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng.
Địa chỉ liên lạc: số nhà 053, tổ 2, ấp Trường An, xã Trường Khánh, huyện
Long Phú, tỉnh Sóc Trăng.
Email:
Tóm tắt quá trình học tập:
Từ năm 1995 – 2000: học sinh trường Tiểu học Trường Khánh, địa
chỉ: ấp Trường An, xã Trường Khánh, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng.
Từ năm 2000 – 2004: học sinh trường THCS Trường Khánh, địa chỉ:
xã Trường Khánh, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng.
Từ năm 2004 – 2007: học sinh trường THPT chuyên Nguyễn Thị
Minh Khai, địa chỉ: Thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
Từ năm 2007 – 2011: sinh viên ngành Trồng Trọt khóa 33, Khoa
Nông nghiệp và SHƯD, Trường Đại học Cần Thơ. Tốt nghiệp Kỹ sư Trồng Trọt

năm 2011.

Cần Thơ, ngày tháng năm 2011
Tác giả luận văn

Hà Công Thường
iv


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng
Cha, Mẹ lòng biết ơn chân thành và thiêng liêng nhất. Con luôn ghi nhớ công
ơn cha mẹ đã sinh thành, dưỡng dục và đã tận tụy nuôi dạy con nên người, sự hy
sinh cao cả đó chính là động lực giúp con vượt qua tất cả những khó khăn.
Tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
PGs.Ts. Trần Văn Hai và Ks. Trịnh Thị Xuân đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo,
truyền đạt nhiều kinh nghiệm quý báu giúp em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.
Chân thành cảm ơn
Thầy cố vấn học tập: Trần Văn Hâu cùng toàn thể thầy cô khoa Nông Nghiệp
và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức và
tâm huyết vô cùng quý báu cho em trong suốt thời gian em học tại trường. Đặc biệt
là quý thầy cô thuộc bộ môn Bảo Vệ Thực Vật đã tận tình chỉ bảo và tạo điều kiện
thuận lợi cho em hoàn thành luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn đến chị Huyền Trân (học viên cao học BVTV K15), anh
Chí Long (BVTV K32), bạn Hữu Khương, Thu Nhị, Phan Thuận (BVTV K33),
Hán Uôi (Nông học K33), Dương Linh (Trồng trọt K33) và cô Nguyễn Thị Diệu
Hương cùng các anh chị, các bạn, các em phòng thí nghiệm NEDO đã giúp đỡ và
động viên khi tôi thực hiện luận văn này.
Thân gởi đến
Tập thể lớp Trồng Trọt K33 lời chúc tốt đẹp nhất.


v


Hà Công Thường, 2011. “Điều tra hiện trang canh tác mía và thử hiệu của chế
phẩm nấm xanh Ma-ĐHCT (Metarhizium anisopliae Sorokin) trên rầy đầu
vàng, Eoeurysa flavocapitata Muir (Homoptera: Delphacidae), hại mía tại
huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng”. Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Trồng Trọt,
Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại học Cần Thơ.

TÓM LƯỢC
Đề tài được thực hiện từ tháng 8/2010 đến 02/2011 ở huyện Cù Lao Dung,
tỉnh Sóc Trăng, nhằm khảo sát hiện trạng, tập quán canh tác mía, tình hình sâu bệnh
hại mía và sự hiểu biết của nông dân về thuốc trừ sâu sinh học đối với sâu hại trên
mía. Đồng thời, đánh giá hiệu lực theo liều lượng của chế phẩm nấm Ma-ĐHCT
(Metarhizium anisopliae) trên rầy đầu vàng ở điều kiện ngoài đồng để xác định liều
lượng nấm Ma-ĐHCT thích hợp trong phòng trừ rầy đầu vàng hại mía. Từ đó,
có thể làm cơ sở để ứng dụng rộng rãi vào thực tế đồng ruộng để phòng trừ rầy đầu
vàng theo hướng an toàn, bền vững và hạn chế việc sử dụng nhiều thuốc hóa học
trong công tác bảo vệ thực vật.
Kết quả đạt được như sau:
Điều tra hiện trạng canh tác mía tại huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng
Về kỹ thuật canh tác: diện tích canh tác mỗi nông hộ từ 0,6 – 2,0 ha, chiếm
đa số (58%) và năng suất trung bình đạt 118 tấn/ha, trong đó, số nông hộ có năng
suất đạt từ 111 – 140 tấn/ha, chiếm tỉ lệ cao nhất (44%). Ở đây, chủ yếu trồng các
giống mía ROC 22, QĐ 11 và TQ 86.368, đa số trồng vào khoảng tháng 1 – 4
(dương lịch) chiếm tỉ lệ 76% và phần lớn nông dân sử dụng hom ngọn (76%), trồng
với khoảng cách hàng cách hàng 1,0 – 1,2 m (98%). Nông hộ không xử lý đất chiếm
48% và bón phân không cân đối, bón nhiều phân đạm và không quan tâm bón phân
kali cho cây mía.

Tình hình sâu bệnh: các loài sâu hại chính trên mía chủ yếu là sâu đục thân
(88%) và rầy đầu vàng (76%). Giai đoạn xuất hiện chủ yếu là 1 – 3 tháng sau khi
trồng (66%). Còn về bệnh hại thì thường gặp nhất là bệnh thối ngọn (34%), bệnh

vi


thối đỏ (32%) và bệnh rượu (30%). Bệnh gây hại tất cả các giai đoạn, giai đoạn mía
3 tháng sau khi trồng là lúc bệnh bắt đầu xuất hiện nhiều nhất (34%). Đa số, nông
hộ chưa am hiểu về thuốc trừ sâu sinh học (58%) và chưa áp dụng rộng rãi.
Thử hiệu lực theo liều lượng của chế phẩm nấm xanh Ma-ĐHCT trên
rầy đầu vàng tại ấp An Lạc, xã An Thạnh Tây, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc
Trăng
Sau 15 ngày xử lý, các nghiệm thức phun nấm Ma-ĐHCT đều có khả năng
gây chết ấu trùng và thành trùng rầy đầu vàng. Trong đó, các nghiệm thức phun
nấm với liều lượng từ 2,5 kg/ha đến 3,5 kg/ha đều cho hiệu quả diệt rầy đầu vàng
tương đương nhau qua phân tích thống kê với độ hữu hiệu khoảng 50% và tỉ lệ mọc
nấm trở lại trên 70%.

vii


DANH MỤC VIẾT TẮT
BVTV: Bảo vệ thực vật.
ĐHCT: Đại học Cần Thơ.
ĐHH: Độ hữu hiệu.
Ma – ĐHCT: Chế phẩm Metarhizium anisopliae – Đại học Cần Thơ.
M. anisopliae: Metarhizium anisopliae.
NN: Nông nghiệp.
NSKP: Ngày sau khi phun.

NSKT: Ngày sau khi trồng.
PTN: Phòng thí nghiệm.
RĐV: Rầy đầu vàng.
RH: ẩm độ.
SHƯD: Sinh học ứng dụng.
T: nhiệt độ.
TSKT: Tháng sau khi trồng.

viii


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... iii
TIỂU SỬ CÁ NHÂN.............................................................................................. iv
LỜI CẢM TẠ.......................................................................................................... v
TÓM LƯỢC........................................................................................................... vi
DANH MỤC VIẾT TẮT...................................................................................... viii
MỤC LỤC ............................................................................................................. ix
DANH SÁCH BẢNG........................................................................................... xiii
DANH SÁCH HÌNH ............................................................................................ xiv
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1 ............................................................................................................ 3
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU........................................................................................ 3
1.1 Cây mía........................................................................................................ 3
1.1.1 Nguồn gốc .............................................................................................. 3
1.1.2 Một số đặc tính thực vật.......................................................................... 3

1.1.2.1
Rễ mía .................................................................................. 3
1.1.2.2
Thân mía............................................................................... 3
1.1.2.3
Lóng .................................................................................... 4
1.1.2.4
Lá mía................................................................................... 4
1.1.3 Yêu cầu điều kiện sinh thái..................................................................... 4
1.1.4 Yêu cầu chất dinh dưỡng ........................................................................ 5
1.1.5 Kỹ thuật canh tác .................................................................................... 6
1.1.5.1
1.1.5.2
1.1.5.3
1.1.5.4
1.1.5.5
1.1.5.6
1.1.5.7

Giống mía ............................................................................. 6
Mùa vụ.................................................................................. 6
Sửa soạn đất.......................................................................... 7
Chuẩn bị hom giống.............................................................. 7
Khoảng cách và mật độ trồng................................................ 7
Cách trồng mía...................................................................... 8
Tưới nước ............................................................................ 8

1.1.5.8
1.1.5.9
1.1..10


Trồng dặm, tỉa mầm .............................................................. 8
Bón phân .............................................................................. 8
Đánh lá ................................................................................. 9

ix


1.1.5.11

Làm cỏ.................................................................................. 9

1.1.5.12
Vun gốc .............................................................................. 10
1.1.5.13
Thu hoạch ........................................................................... 10
1.1.6 Các loài sâu hại chính trên mía ............................................................. 10
1.1.6.1
Sâu đục thân hại mía ........................................................... 11
1.1.6.2
Rệp sáp ............................................................................... 11
1.1.6.3
Bọ hung hại mía.................................................................. 11
1.1.6.4
Rệp bông trắng hại mía ....................................................... 12
1.1.6.5
Bọ trĩ................................................................................... 12
1.1.6.6
Rầy đầu vàng ...................................................................... 12
1.1.7 Bệnh hại trên mía.................................................................................. 16

1.1.7.1
Bệnh than............................................................................ 16
1.1.7.2
Bệnh thối đỏ........................................................................ 16
1.1.7.3
Bệnh cháy lá ....................................................................... 16
1.1.7.4
Bệnh xoắn cổ lá .................................................................. 17
1.1.7.5
Bệnh chảy nhựa .................................................................. 17
1.1.7.6
Bệnh đâm chồi .................................................................... 17
1.1.7.7
Bệnh khảm.......................................................................... 17
1.1.7.8.
Bệnh rượu ........................................................................... 17
1.2 Đặc tính của nấm xanh Metarhizium anisopliae và thuốc hóa học được sử
dụng trong thí nghiệm ........................................................................................... 18
1.2.1 Nấm xanh Metarhizium anisopliae .................................................... 18
1.2.1.1
Nguồn gốc, phân loại và phân bố ........................................ 18
1.2.1.2
Một số đặc điểm hình thái ................................................... 18
1.2.1.3
Đặc điểm sinh lý - sinh hóa................................................ 19
1.2.1.4
Khả năng sinh độc tố diệt côn trùng .................................... 20
1.2.1.5
Cơ chế tác động của nấm xanh Metarhizium anisopliae lên
côn trùng ............................................................................................................... 20

1.2.1.6
Những thành tựu và ứng dụng............................................. 21
1.2.2 Thuốc sinh học Nazomi 5WDG ............................................................ 22
CHƯƠNG 2 .......................................................................................................... 23
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ................................................................. 23
2.1 Điều tra hiện trạng canh tác mía tại huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng ... 23
2.1.1 Phương tiện .......................................................................................... 23
2.1.2 Phương pháp......................................................................................... 23

x


2.2 Thử hiệu lực của chế phâm nấm xanh Ma-ĐHCT trên rầy đầu vàng ở điều
kiện ngoài đồng ..................................................................................................... 23
2.2.1 Phương tiện .......................................................................................... 24
2.2.2 Phương pháp......................................................................................... 24
CHƯƠNG 3 .......................................................................................................... 27
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................................... 27
3.1 Điều tra hiện trạng canh tác mía tại huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng.......... 27
3.1.1 Tuổi và trình độ học vấn ....................................................................... 27
3.1.2 Diện tích và năng suất........................................................................... 27
3.1.3 Giống và nguồn gốc giống.................................................................... 29
3.1.4 Kỹ thuật canh tác .................................................................................. 30
3.1.4.1
Thời gian xuống giống ........................................................ 30
3.1.4.2
Sửa soạn đất........................................................................ 30
3.1.4.3
Hom giống, khoảng cách trồng và cách đặt hom ................. 31
3.1.4.4

Trồng dặm .......................................................................... 33
3.1.4.5
Bón phân............................................................................. 33
3.1.4.6
Vun gốc ............................................................................. 37
3.1.6.7
Làm cỏ ............................................................................... 37
3.1.4.8
Tưới nước ........................................................................... 38
3.1.4.9
Đánh lá ............................................................................... 38
3.1.5 Tình hình sâu bệnh gây hại trên mía ..................................................... 39
3.1.5.1
Sâu hại quan trọng và giai đoạn xuất hiện của chúng........... 39
3.1.5.2
Bệnh hại quan trọng và giai đoạn xuất hiện của chúng ........ 41
3.1.5.3
Ước tính thiệt hại (%) trên năng suất do sâu bệnh gây ra..... 42
3.1.6 Hiểu biết của nông dân về thuốc trừ sâu sinh học ................................ 42
3.2 Thử hiệu lực của chế phẩm nấm xanh Ma-ĐHCT trên rầy đầu vàng tại ấp An
Lạc, xã An Thạnh Tây, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng..................................44
3.2.1 Ghi nhận tổng quát .............................................................................. 44
3.2.2 Hiệu lực diệt ấu trùng rầy đầu vàng của chế phẩm nấm Ma-ĐHCT ở điều
kiện ngoài đồng ..................................................................................................... 44
3.2.3 Hiệu lực diệt thành trùng rầy đầu vàng của chế phẩm nấm Ma-ĐHCT ở
điều kiện ngoài đồng ............................................................................................. 46
3.2.4 Năng suất.............................................................................................. 49
CHƯƠNG 4 ..................................................................................................... 51
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................... 51


xi


4.1 Kết luận ........................................................................................................... 51
4.2 Đề nghị............................................................................................................ 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 53
PHỤ CHƯƠNG

xii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng

3.1

Tỷ lệ (%) tuổi và trình độ học vấn của nông hộ trồng mía tại

Trang

địa bàn điều tra thuộc huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng,
2010.
3.2

27

Tỉ lệ (%) thời gian xuống giống của các nông hộ tại địa bàn
điều tra thuộc huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng, 2010.


3.3

30

Lượng phân nguyên chất được nông hộ sử dụng bón cho mía
tại địa bàn điều tra thuộc huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc
34

Trăng, 2010.
3.4

Tỉ lệ (%) năng suất bị thiệt hại do sâu bệnh gây ra cho ruộng
mía tại địa bàn điều tra thuộc huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc
Trăng, 2010

3.5

42

Độ hữu hiệu của chế phẩm nấm Ma-ĐHCT trên ấu trùng
RĐV trong điều kiện ngoài đồng, tháng 09/2010

3.6

Độ hữu hiệu của chế phẩm nấm Ma-ĐHCT trên thành trùng
RĐV trong điều kiện ngoài đồng, tháng 09/2010

3.7


46

Tỉ lệ (%) RĐV có mọc nấm trở lại trên các nghiệm thức trong
điều kiện PTN, Bộ môn BVTV, tháng 09/2010

3.8

45

48

Năng suất lý thuyết và năng suất thực tế của mía thí nghiệm
tại ấp An Lạc, xã An Thạnh Tây, huyện Cù Lao Dung, tỉnh
Sóc Trăng, niên vụ 2010 – 2011

xiii

49


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tựa hình

3.1

Tỉ lệ (%) nông hộ có diện tích canh tác mía tại địa bàn điều tra
thuộc huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng, 2010.


3.2

3.6

3.7

3.8

3.9

29

Tỉ lệ (%) các phương thức xử lý đất được nông hộ áp dụng tại
địa bàn điều tra thuộc huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng, 2010

30

Tỉ lệ (%) các nông hộ đào rãnh trồng mía tại địa bàn điều tra
thuộc huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng, 2010.

31

Tỉ lệ (%) hom giống được nông hộ trồng tại địa bàn điều tra
thuộc huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng, 2010.

31

Tỉ lệ (%) khoảng cách trồng mía của các nông hộ tại địa bàn điều
tra thuộc huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng, 2010.


32

Tỉ lệ (%) cách đạt hom giống của các nông hộ tại địa bàn điều tra
thuộc huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng, 2010

3.10

29

Nguồn gốc của các giống mía đang canh tác tại địa bàn điều tra
thuộc huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng, 2010.

3.5

28

Tỉ lệ (%) các giống mía đang được trồng tại địa bàn điều tra
thuộc huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng, 2010.

3.4

28

Tỉ lệ (%) năng suất mía của vụ trước tại địa bàn điều tra thuộc
huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng, 2010.

3.3

Trang


32

Tỉ lệ (%) các loại phân bón được nông hộ sử dụng để bón lót cho
mía tại địa bàn điều tra thuộc huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc
Trăng, 2010.

3.11

33

Tỉ lệ (%) các loại phân bón được nông hộ sử dụng để bón thúc
cho mía tại địa bàn điều tra thuộc huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc
Trăng, 2010.

34

xiv


3.12

3.13

3.14

3.15

3.16


3.17

3.18

3.19

3.20

3.21

3.22

3.23

Tỉ lệ (%) nông hộ bón phân đạm cho mía với liều lượng khác
nhau tại địa bàn điều tra thuộc huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc
Trăng, 2010.

35

Tỉ lệ (%) nông hộ bón phân lân cho mía với liều lượng khác
nhau tại địa bàn điều tra thuộc huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc
Trăng, 2010.

36

Tỉ lệ (%) nông hộ bón phân kali cho mía với liều lượng khác
nhau tại địa bàn điều tra thuộc huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc
Trăng, 2010.


37

Tỉ lệ (%) về thời gian làm cỏ của nông hộ trồng mía tại địa bàn
điều tra thuộc huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng, 2010.

37

Tỉ lệ (%) các phương pháp tưới nước cho mía được nông dân áp
dụng tại địa bàn điều tra thuộc huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc
Trăng, 2010.

38

Tỉ lệ (%) số lần đánh lá được nông hộ áp dụng tại địa bàn điều
tra thuộc huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng, 2010.

39

Tỉ lệ (%) các loài sâu hại quan trọng trên ruộng mía tại địa bàn
điều tra thuộc huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng, 2010.

39

Tỉ lệ (%) sâu hại xuất hiện theo từng giai đoạn trên ruộng mía tại
địa bàn điều tra thuộc huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng,
2010.

40

Tỉ lệ (%) nông hộ với số lần xử lý thuốc khác nhau tại địa bàn

điều tra thuộc huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng, 2010

40

Tỉ lệ (%) các loại bệnh hại xuất hiện trên ruộng mía tại địa bàn
điều tra thuộc huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng, 2010.

41

Tỉ lệ (%) bệnh hại xuất hiện theo từng giai đoạn trên ruộng mía
tại địa bàn điều tra thuộc huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng,
2010.

41

Tỉ lệ (%) các nông hộ có hiểu biết về thuốc trừ sâu sinh học tại
địa bàn điều tra thuộc huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng,
42

2010.

xv


3.24

Tỉ lệ (%) nông hộ biết về thuốc trừ sâu sinh học qua các nguồn
thông tin tại địa bàn điều tra thuộc huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc
43


Trăng, 2010.

xvi


MỞ ĐẦU
Mía là cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao và là nguồn nguyên
liệu quan trọng trong ngành công nghiệp đường của Việt Nam cũng như của Thế
giới. Trong tương lai, mía còn là nguyên liệu quý của ngành năng lượng, ngành giấy
và sợi nhân tạo,… Cây mía ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân (Trần Văn Sỏi, 2001).
Ở nước ta, các vùng trồng mía nhiều nhất trong cả nước là Đồng bằng Sông
Cửu Long, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Đồng bằng
Sông Cửu Long hiện nay với tổng diện tích trồng mía khoảng 60.300 ha, trong đó
Trà Vinh có khoảng 5.800 ha, Cần Thơ và Hậu Giang có 13.000 ha và Sóc Trăng là
tỉnh có truyền thống trồng mía lâu đời, với tổng diện tích canh tác 12.900 ha. Đặc
biệt, cây mía được trồng nhiều nhất ở huyện Cù Lao Dung với 7.500 ha, đây được
xem là những vùng mía trọng điểm của miền Tây (Niên giám thống kê, 2009).
Tuy nhiên, cây mía thường bị nhiều loại côn trùng tấn công làm ảnh hưởng
đến năng suất và chất lượng đường của mía như: rệp bông trắng, sâu đục thân, bọ
hung đen, rệp sáp, mối,… và đặc biệt gần đây nhất là rầy đầu vàng, đây là một loài
côn trùng mới gây hại trên mía. Rầy đầu vàng (Eoeurysa flavocapitata Muir) còn
được gọi là rầy đen, cũng thấy xuất hiện trên mía ở các nước lân cận như Thái Lan,
Trung Quốc, Đài Loan,…. Đây là đối tượng gây hại mạnh, chúng chích hút nhựa lá
mía tạo những chấm màu vàng, có chất dịch nhầy trong suốt làm mía không phát
triển được và chết dần ở mía dưới 3 tháng tuổi, đồng thời làm giảm năng suất và
chất lượng ở mía trên 7 tháng tuổi (Nguyễn Thanh Minh, 2006).
Để đối phó với các loại côn trùng này và đặc biệt là rầy đầu vàng, nông dân
chủ yếu sử dụng thuốc trừ sâu hóa học với mức độ và liều lượng ngày càng cao
phun xịt trực tiếp lên cây mía. Điều này không những làm gia tăng chi phí sản xuất

mà còn ảnh hưởng tới nhiều loài thiên địch trên ruộng mía, môi trường sinh thái
cũng như sức khỏe người phun thuốc. Mặt khác, dưới áp lực chọn lọc mạnh của
thuốc trừ sâu đã gây ra sự bộc phát tính kháng thuốc của các loại dịch hại (Trần Văn
Hai, 2005). Vì vậy, việc ứng dụng chế phẩm nấm Ma-ĐHCT trên rầy đầu vàng hại

1


mía để phòng trừ theo hướng đấu tranh sinh học là cần thiết, nhằm hạn chế tối đa
mức độ thiệt hại do rầy đầu vàng trên mía gây ra, đảm bảo an toàn sức khoẻ cho
người sản xuất và người tiêu dùng. Chính vì vậy, đề tài: “Điều tra hiện trang canh
tác mía và thử hiệu lực của chế phẩm nấm xanh Ma-ĐHCT (Metarhizium
anisopliae Sorokin) trên rầy đầu vàng, Eoeurysa flavocapitata Muir
(Homoptera: Delphacidae), hại mía tại huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng”
được thực hiện nhằm mục tiêu:
- Khảo sát hiện trạng, tập quán canh tác mía, tình hình sâu bệnh hại mía và
hiểu biết của nông dân về thuốc trừ sâu sinh học đối với sâu hại trên mía tại huyện
Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng.
- Đánh giá hiệu lực theo liều lượng của chế phẩm nấm Ma-ĐHCT trên rầy
đầu vàng ở điều kiện ngoài đồng tại huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng.
Từ đó, có thể làm cơ sở để ứng dụng rộng rãi vào thực tế đồng ruộng để
phòng trừ rầy đầu vàng theo hướng an toàn, bền vững và hạn chế việc sử dụng
nhiều thuốc hóa học trong công tác bảo vệ thực vật.

2


Chương 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 CÂY MÍA

1.1.1 Nguồn gốc
Cây mía có tên khoa học là Saccharum spp., thuộc ngành có hạt
Spermatophyta, lớp đơn tử diệp Monocotyledneae, họ hòa bản Graminaea, giống
Saccharum, loài Oficinarum, Sinense, Barberi,...
Đến nay người ta điều công nhận mía có nguồn gốc ở các đảo phía nam Thái
Bình Dương (Trần Thị Kim Ba và ctv.,2008)
1.1.2 Một số đặc tính thực vật
1.1.2.1 Rễ
Theo Trần Thị Kim Ba và ctv. (2008) thì mía thuộc loại rễ chùm, mọc từ các
điểm trên đai rễ của hom hoặc ở chân mầm nơi tiếp giáp giữa mầm và hạt. Mía
trồng bằng hom khi mọc mầm có hai loại rễ: rễ hom và rễ chồi.
Rễ hom: nhỏ, mọc thành chùm, nhiều xơ, sẽ nuôi chồi từ 4 - 6 tuần. Rễ hom
có thể sống lâu hay chết đi sau khi rễ chồi mọc một thời gian, thường khoảng ba
tháng sau khi trồng, rễ chồi đảm nhận việc hấp thu dinh dưỡng.
Rễ chồi: xuất phát từ các vòng rễ đầu tiên của chồi, lúc cây có ba, bốn lá thật.
Rễ chồi to, trắng, có thể phát sinh ra các rễ hút nước và chất dinh dưỡng.
1.1.2.2 Thân
Theo Lê Song Dự và Nguyễn Thị Quý Mùi (1997), thân mía làm nhiệm vụ
mang lá, vận chuyển nước và thức ăn từ rễ tới lá. Thân là đối tượng thu hoạch và
nơi dự trữ đường.
Thân mía gồm nhiều đốt và lóng hợp thành, cao trung bình 2 - 3 m, một số
giống có thể cao 4 - 5 m. Khi thu hoạch cây mía có từ 20 - 30 lóng, chiều dài mỗi
lóng từ 10 - 20cm. Đốt bao gồm vòng sinh trưởng, vòng rễ, nốt rễ, sẹo lá và mầm.
Thân mía có vỏ màu xanh, vàng, đỏ sẫm, đỏ tím, đỏ nến,… Đây cũng là đặc
điểm để phân biệt giống (Trần Thị Kim Ba và ctv., 2008).

3


1.1.2.3 Lóng

Theo Trần Văn Sỏi (2001) thì lóng là bộ phận nằm giữa hai đốt, thường có
độ dài trung bình khoảng 10 - 18 cm. Lóng cùng với đốt là những đơn vị cơ bản cấu
thành thân mía. Tuỳ theo các giống khác nhau mà các lóng cũng có hình dáng màu
sắc, to nhỏ, dài ngắn khác nhau.
1.1.2.4 Lá
Lá mía mọc thành 2 hàng so le, đối nhau hoặc theo đường vòng trên thân mía
tùy giống, mỗi đốt có một lá. Lá mía dính vào thân ở phía dưới đai rễ, khi lá rụng
tạo thành sẹo lá hay vết lá. Lá mía có hai bộ phận chính: phiến lá và bẹ lá. Bẹ lá ôm
chặt vào thân cây. Chỗ tiếp giáp giữa bẹ lá và phiến lá thường gọi là cổ lá, ở đó có
đai dày, lưỡi lá và tai lá (Trần Văn Sỏi, 2001).
Ngoài ra, cây mía còn có các bộ phận khác như: hoa mía, hạt mía…
1.1.3 Yêu cầu điều kiện sinh thái
Theo Bùi Hiếu và Lê Thị Nguyên (2004) thì mía là cây nhiệt đới ưa nhiệt độ
cao, ánh sáng đầy đủ, mưa nhiều. Trong những điều kiện khí hậu thích hợp, về
phương diện tổng sinh khối tạo ra cũng như sản phẩm cuối cùng, mía là cây trồng
có hiệu quả nhất.
- Nhiệt độ: Theo Trần Thị Kim Ba và ctv. (2008) thì nhiệt độ bình quân
thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây mía là 25 - 350C. Nhiệt độ cao quá
hoặc thấp quá ảnh hưởng đến sinh trưởng bình thường và giảm tốc độ quang hợp.
Thời kỳ đầu, từ khi đặt hom đến mọc mầm thành cây con, nhiệt độ thích hợp
từ 25 - 340C. Thời kỳ đẻ nhánh (cây có 6 - 9 lá), nhiệt độ thích hợp 20 - 30 0C. Ở
thời kỳ mía làm lóng vươn cao, yêu cầu nhiệt độ cao hơn để tăng cường quang hợp,
tốt nhất là 28 - 350C. Thời kỳ chín nhiệt độ tối thích là 18 - 220C.
- Nước: Cây mía là loài cây cần nhiều nước nhưng chịu úng kém. Mía trồng
cần lượng mưa từ 1500 - 2000 mm/năm và phân bố hợp lý trong năm: mùa khô
lượng mưa cần khoảng 30%, mùa mưa cần khoảng 70% tổng lượng mưa. Ẩm độ tối
ưu khoảng 65 – 80% cho thời kỳ sinh trưởng và 50 – 65% ở thời kỳ mía chín (Trần
Thị Kim Ba và ctv., 2008).
4



- Đất đai: Theo Trần Thị Kim Ba và ctv. (2008) thì đất thích hợp để trồng
mía là đất phù sa các loại, đất có nguồn gốc núi lửa. Thành phần đất từ cát pha đến
cát thịt, sét, có kết cấu tơi xốp, thoát nước nhưng có khả năng giữ nước tốt. Tầng
dày đất lớn hơn 70cm, mực nước ngầm sâu hơn 1,8m và độ pH thích hợp 6 - 8.
- Ánh sáng: Mía thuộc nhóm cây C4 là cây ưa ánh sáng, số giờ nắng tối ưu
cho mía sinh trưởng là 2000 giờ, thích hợp nhất là 1500 - 2000 giờ và tối thiểu cũng
phải đạt 1200 giờ/năm. Ánh sáng đầy đủ giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, năng
suất, chất lượng cao. Thiếu ánh sáng cây quang hợp thấp khả, năng tích lũy đường
giảm mạnh (Trần Thị Kim Ba và ctv., 2008).
1.1.4 Yêu cầu chất dinh dưỡng
Theo Trần Văn Sỏi (2001) mía là cây cao sản, mỗi hecta một năm có thể cho
từ 150 - 200 tấn năng suất sinh khối. Vì vậy nhu cầu dinh dưỡng của cây mía rất
lớn. Ngoài các chất đa lượng NPK, cây mía rất cần canxi (Ca) và các chất vi lượng
khác.
Theo Trần Thị Kim Ba và ctv. (2008) thì trung bình khi đạt 100 tấn/ha, cây
mía đã lấy đi khoảng 120kg N, 70kg P2O5, 200kg K2O. Theo Viện PK quốc tế với
năng suất 224 tấn/ha cây mía đã hút 403 P2O5, 683 K2O, 112 Mg, 96 S (kg/ha).
Theo Đường Hồng Dật (2002) thì mía có nhu cầu rất cao về Kali và có nhu
cầu N khá cao. Phân hữu cơ có hiệu quả rất cao đối với cây mía.
Đạm (N): là chất tham gia vào thành phần các chất protein, acid
amin,…trong cây, đặc biệt ở các bộ phận non, bộ phận phát triển và lá. Thiếu đạm
lá mía thay đổi màu sắc và kích cỡ: lá nhỏ ngắn lại, màu lá chuyển từ xanh nhạt đến
xanh vàng, chuyển dần sang màu tím đỏ và héo khô, năng suất giảm rõ rệt.
Lân (P): là dinh dưỡng cần thiết trong cả quá trình sinh trưởng phát triển của
cây. Thiếu lân lá già có màu xanh bạc, lá non lại có màu xanh thẫm, đồng thời sẽ
ảnh hưởng đến khả năng ra rễ và phát triển của mầm mía.
Kali (K): là nguyên tố có yêu cầu cao nhất trong các khoáng đa lượng. Kali
tham gia vào các quá trình sinh hóa, trao đổi chất. Kali có vai trò quan trọng trong


5


quá trình tổng hợp tạo ra đường. Đủ kali, cây mía cứng cáp, không đổ ngã, ít sâu
bệnh, chín sớm và tăng tỉ lệ đường (Trần Thị Kim Ba và ctv., 2008).
Canxi (Ca): tham gia cấu tạo thân, nhất là màng tế bào. Canxi có quan hệ đến
sự hình thành các mô sinh trưởng và sự hoạt động của bộ lá (Trần Văn Sỏi, 2001).
Các chất vi lượng bao gồm các nguyên tố như magiê (Mg), sắt (Fe), mangan
(Mn), kẽm (Zn), đồng (Cu)… tuy cần ở số lượng ít nhưng rất quan trọng đối với
quá trình sinh trưởng và phát triển cũng như chất lượng của cây mía.
Thiếu đạm và kali năng suất mía giảm tương ứng là 35%. Thiếu lân năng
suất giảm 21%, thiếu canxi giảm 13%, thiếu magiê giảm 14%. Bón đầy đủ và cân
đối các chất dinh dưỡng cho mía mới đảm bảo có năng suất cao (Đường Hồng Dật,
2002).
1.1.5 Kỹ thuật canh tác
1.1.5.1 Giống mía
Theo Chu Thị Thơm và ctv. (2005) thì giống mía giữ vai trò rất quan trọng
trong ngành trồng mía, là biện pháp hàng đầu trong kỹ thuật thâm canh tăng năng
suất và phẩm chất mía. Theo Phan Gia Tân (1983) thì một giống mía tốt là giống có
các tiêu chuẩn chung là năng suất cao, tốc độ sinh trưởng nhanh, tỉ lệ đường cao,
chống chịu sâu bệnh, thích hợp điều kiện sinh thái và đất đai của từng vùng, để gốc
tốt, không hoặc ít ra hoa.
Một số giống đã được trồng phổ biến ở Việt Nam hiện nay như: Comus,
F 156, MY – 5514, ROC 16, VĐ 86-368, VN 84.4137, QĐ 17, K 84.200, VN
85.1859, ROC 22,… (Trần Thị Kim Ba và ctv., 2008).
1.1.5.2 Mùa vụ
Do quá trình sinh truởng của cây mía từ 10 - 14 tháng, nên trồng mía còn tùy
vào khí hậu của mỗi địa phương. Theo Trần Thị Kim Ba và ctv. (2008) thời vụ
trồng mía chịu ảnh hưởng của khí hậu. Để đảm bảo năng suất cao, nguyên tắc thời
vụ là làm thế nào cho thời kỳ lóng dài gặp lúc mưa nhiều, nhiệt độ cao. Thời kỳ

chín thì mưa ít hay không mưa, nhiệt độ thấp.

6


Vùng Tây Nam Bộ: Chủ yếu trồng vào đầu mùa mưa (khoảng tháng 4 - 6),
thu hoạch sau 10 - 12 tháng (Đoàn Thị Thanh Nhàn và ctv., 1996).
1.1.5.3 Sửa soạn đất
Làm đất trồng mía có 2 bước: cày bừa và làm rãnh trồng. Yêu cầu kỹ thuật
làm đất phải cày sâu, bừa kỹ, tơi xốp, giữ ẩm tốt, sạch cỏ, bằng phẳng (Đoàn Thị
Thanh Nhàn và ctv., 1996).
Theo Trần Thị Kim Ba và ctv. (2008) thì ở những vùng chuyên canh, mía
trồng trên liếp cao để tránh ngập trong mùa mưa, mặt liếp không rộng quá 8m, giữa
các liếp có mương giữ nước tưới trong mùa khô và để ngăn việc bốc phèn. Đào rãnh
trồng rộng khoảng 20 - 30cm, sâu 15 - 20cm.
1.1.5.4 Chuẩn bị hom giống
Theo Trần Thị Kim Ba và ctv. (2008) thì hom giống ảnh hưởng đến năng
suất mía. Mía trồng từ những hom tốt thì nảy mầm mau, đâm chồi nhiều, năng suất
cao.
Theo Đoàn Thị Thanh Nhàn và ctv. (1996) thì chất lượng hom giống ảnh
hưởng trực tiếp đến tỉ lệ nảy mầm, mật độ cây và năng suất. Phải làm ruộng giống
riêng sử dụng toàn bộ cây giống khi mía đạt 7 - 8 tháng tuổi. Đảm bảo chất lượng
giống cao và độ đồng đều của hom giống cũng như độ thuần, kiểm tra được sâu
bệnh, hệ số nhân giống lớn.
1.1.5.5 Khoảng cách và mật độ trồng
Khoảng cách trồng thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố như giống mía, điều
kiện khí hậu, đất đai và tập quán canh tác. Các giống mía có thể trồng hàng cách
hàng từ 0,6 - 1,2m. Ở Đồng bằng Sông Cửu Long có thể trồng khoảng cách hàng từ
0,8 - 1m đối với vùng lúa - mía, mía 1 vụ hoặc 1 - 1,2m cho vùng mía chuyên canh
(Trần Thị Kim Ba và ctv., 2008).

Theo Đoàn Thị Thanh Nhàn và ctv. (1996) thì lượng hom giống trồng cho 1
hecta biến động từ 15.000 - 60.000 hom. Lượng hom trồng hợp lý là
25.000 - 35.000 hom/hecta.

7


×