Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH tác NÔNG NGHIỆP tại PHƯỜNG LONG HƯNG,QUẬN ô môn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 77 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

PHAN THẾ MINH

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC NÔNG NGHIỆP
TẠI PHƯỜNG LONG HƯNG, QUẬN Ô MÔN

Luận văn tốt nghiệp kỹ sư

Ngành Nông Học

Cần Thơ, 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp kỹ sư

Ngành Nông Học

Tên đề tài:

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC NÔNG NGHIỆP
TẠI PHƯỜNG LONG HƯNG, QUẬN Ô MÔN

Giáo viên hướng dẫn
PGS. TS. Nguyễn Bảo Vệ

Sinh viên thực hiện:


Phan Thế Minh
MSSV: 3073169
Lớp: NÔNG HỌC K33

Cần Thơ, 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Nông Học với đề tài:
ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC NÔNG NGHIỆP
TẠI PHƯỜNG LONG HƯNG, QUẬN Ô MÔN

Do sinh viên Phan Thế Minh thực hiện, kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt
nghiệp.

Cần Thơ, ngày………tháng………năm 2010
Cán bộ hướng dẫn

PGS. TS. Nguyễn Bảo Vệ

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG


Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông
Học với đề tài:
ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC NÔNG NGHIỆP
TẠI PHƯỜNG LONG HƯNG, QUẬN Ô MÔN
Do sinh viên Phan Thế Minh thực hiện và bảo vệ trước hội đồng
Luận văn tốt nghiệp được hội đồng đánh giá ở mức: .................................................
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày……tháng…….năm 2010
Thành viên Hội đồng
Thành viên 1

Thành viên 2

Thành viên 3

............................

...............................

.........................

DUYỆT KHOA
Trưởng Khoa NN & SHƯD

iii



LỜI CẢM TẠ

Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến,
PGS. TS. Nguyễn Bảo Vệ, Ths. Trần Thị Bích Vân đã tận tình hướng dẫn và giúp
đỡ em trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Thầy cố vấn học tập, quí thầy, cô, các anh chị ở khoa Nông nghiệp & Sinh học
ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ.
Xin chân thành cảm ơn,
Anh Võ Thanh Nhã phòng kinh tế quận Ô Môn, các chú, các anh ở phường Long
Hưng đã giúp đỡ em hoàn thành cuộc điều tra.
Kính dâng,
Cha, mẹ đã hết lòng nuôi dưỡng và dạy bảo con nên người.
Thân gửi về,
Các bạn lớp Nông Học khóa 33 lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt trong
tương lai.

Tác giả luận văn

v


LƯỢC SỬ CÁ NHÂN

LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và Tên: Phan Thế Minh

Giới tính: Nam

Năm sinh: 1987


Dân tộc: Kinh

Họ và tên cha: Phan Văn Thuận
Họ và tên mẹ: Chiêm Việt Thủy
Quê quán: Huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ

QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1993 – 1996 học sinh trường tiểu học Định Môn 1
1996 – 1998 học sinh trường tiểu học Thị trấn Thới lai 1
1998 – 2005 học sinh trường trung học phổ thông Thới Lai
2007 – 2010 sinh viên trường Đại học Cần Thơ, chuyên ngành Nông Học
khóa 33, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng.

vi


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công
trình luận văn nào trước đây.

Cần Thơ, ngày ………tháng ………năm 2010
Tác giả luận văn

Phan Thế Minh

vii



MỤC LỤC
DANH SÁCH HÌNH .........................................................................................viii
DANH SÁCH BẢNG..........................................................................................ix
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮC.............................................................................xi
TÓM LƯỢC.......................................................................................................xii
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1

Chương 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI..........................................2
1.1.1 Đặc điểm tự nhiên.......................................................................................2
1.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội............................................................................4
1.1.2.1 Đặc điểm kinh tế........................................................................................4
1.1.2.2 Đặc điểm xã hội.........................................................................................7
1.2 KỸ THUẬT CANH TÁC MỘT SỐ LOẠI CÂY TRỒNG CHÍNH ..................7
1.2.1 Kỹ thuật canh tác lúa ..................................................................................7
1.2.1.1 Nhiệt độ .....................................................................................................7
1.2.1.2 Nước..........................................................................................................8
1.2.1.3 Phân bón ...................................................................................................8
1.2.1.4 Sâu bệnh ..................................................................................................11
1.2.1.5 Thu hoạch................................................................................................11
1.2.2 Kỹ thuật canh tác mè ................................................................................11
1.2.2.1 Mùa vụ trồng ...........................................................................................11
1.2.2.2 Chuẩn bị đất ...........................................................................................12
1.2.2.3 Gieo hạt...................................................................................................12
1.2.2.4 Tưới nước ................................................................................................13
1.2.2.5 Phân bón .................................................................................................13
1.2.2.7 Thu hoạch................................................................................................14
1.2.2.6 Sâu, bệnh hại ...........................................................................................14
1.3 LỢI ÍCH CỦA VIỆC LUÂN CANH LÚA VỚI CÂY TRỒNG CẠN ...........14


Chương 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 ĐỊA ĐIỂM VÀ SỐ MẪU ĐIỀU TRA ...........................................................16
2.2 PHƯƠNG PHÁP ...........................................................................................16
viii


2.2.1 Nội dung điều tra ........................................................................................16
2.2.2 Phương pháp điều tra ..................................................................................16
2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu...........................................................................15

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 PHÂN BỐ MẪU ĐIỀU TRA ........................................................................19
3.2 ĐẶC ĐIỂM CHUNG NÔNG HỘ..................................................................19
3.2.1 Nguồn lực đất đai .......................................................................................18
3.2.2 Nguồn lực lao động và kinh nghiệm sản xuất..............................................20
3.2.3 Nhà ở, phương tiện sản xuất .......................................................................22
3.3 SỬ DỤNG ĐẤT VÀ THU NHẬP .................................................................24
3.3.1 Phân bố đất đai ...........................................................................................24
3.3.2 Hệ thống sản xuất .......................................................................................25
3.3.2.1 Cơ cấu mùa vụ .........................................................................................25
3.3.2.2 Cây hằng năm ..........................................................................................25
3.3.2.3 Cây lâu năm.............................................................................................35
3.3.2.4 Chăn nuôi ................................................................................................36
3.3.2.5 Thủy sản ..................................................................................................37
3.4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ TRÊN 1 HA ĐẤT CANH TÁC............37
3.4.1 Tổng thu .....................................................................................................37
3.4.2 Tổng chi .....................................................................................................37
3.4.3 So sánh hiệu quả kinh tế .............................................................................38
3.5 CÁC TRỞ NGẠI VÀ ĐỀ XUẤT ..................................................................39

3.5.1 Sản xuất lúa ................................................................................................39
3.5.2 Sản xuất màu ..............................................................................................39
3.5.3 Cây ăn trái ..................................................................................................39
3.5.4 Chăn nuôi ...................................................................................................40
3.5.5 Các đề xuất để phát triển sản xuất...............................................................40

Chương 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1 KẾT LUẬN ...................................................................................................41
4.2 ĐỀ NGHỊ ......................................................................................................41

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................42
ix


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tên hình

Trang

Hình 1

Bản đồ hành chính quận Ô Môn

Hình 3.1

Phân bố mẫu điều tra trên địa bàn phường Long Hưng


19

Hình 3.2

Cơ cấu nhà ở tại phường Long Hưng

23

Hình 3.3

Phân bố đất đai trên phường Long Hưng

24

Hình 3.4

Lịch thời vụ của các nông hộ ở phường Long Hưng

25

Hình 3.5

Tỉ lệ số hộ sử dụng lượng giống sạ vụ Xuân Hè 2010 tại
27

phường Long Hưng
Hình 3.6

3


Liều lượng phân đạm, lân, kali theo khuyến cáo và lượng
nông dân sử dụng vụ Xuân Hè năm 2010 tại phường Long
Hưng

Hinh 3.7

28

Tỉ lệ nông hộ sử dụng thuốc diệt cỏ sofit tại phường Long
32

Hưng
Hình 3.8

Liều lượng đạm, lân, kali theo khuyến cáo và lượng nông
dân sử dụng cho canh tác mè vụ Xuân Hè 2010 tại
phường Long Hưng

35

x


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tên bảng

Bảng 1.1


Cơ cấu sử dụng đất đai phường Thới Long cũ (năm 2008)

Bảng 1.2

Giá trị sản xuất nông nghiệp quận Ô Môn từ năm 2005
đến năm 2008

Bảng 1.3

Trang
4

5

Giá trị sản xuất thủy sản quận Ô Môn từ năm 2005 đến
năm 2008

6

Bảng 1.4

Tình hình sản xuất lúa ở phường Long Hưng năm 2008

6

Bảng 3.1

Phân bố số hộ điều tra theo nguồn lực đất đai ở phường
Long Hưng, quận Ô Môn


Bảng 3.2

20

Phân bố số hộ điều tra theo độ tuổi ở phường Long Hưng,
quận Ô Môn

Bảng 3.3

21

Phân bố số hộ điều tra theo kinh nghiệm sản xuất nông
nghiệp ở phường Long Hưng, quận Ô Môn

21

Bảng 3.4

Trình độ văn hóa chủ hộ tại phường Long Hưng

22

Bảng 3.5

Các loại phương tiện của nông hộ tại phường Long Hưng

23

Bảng 3.6


Tỉ lệ số hộ có sử dụng phân bón TE cho lúa tại phường
29

Long Hưng
Bảng 3.7

Phân bố số hộ điều tra theo mức độ sử dụng phân đạm vụ
Xuân Hè năm 2010 ở phường Long Hưng

Bảng 3.8

29

Phân bố số hộ điều tra theo mức độ sử dụng phân lân vụ
Xuân Hè năm 2010 ở phường Long Hưng

xi

30


Bảng 3.9

Phân bố số hộ điều tra theo mức độ sử dụng phân kali vụ
Xuân Hè năm 2010 ở phường Long Hưng

Bảng 3.10

31


Phân bố số hộ điều tra theo năng suất lúa vụ Xuân Hè
năm 2010 ở phường Long Hưng

33

Bảng 3.11

Kết cấu vườn cây ăn trái các hộ phường Long Hưng

36

Bảng 3.12

So sánh hiệu quả mô hình canh tác lúa và mè vụ Xuân Hè

39

xii


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮC
BCR

(Benefit Cost Ratio) hiệu quả sử dụng đồng vốn.

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long.


GR

(Gross Return) tổng thu.

IPM

(Integrated Pest Management) quản lý dịch hại tổng hợp

NSKG

Ngày sau khi gieo.

NSKS

Ngày sau khi sạ.

RAVC

(Return Abore Variable Cost) lợi nhuận thuần.

ROI

(Return On Investment factors) lợi nhuận/nhân tố đầu tư

TVC

(Total Variable Cost) tổng chi

xiii



Phan Thế Minh. 2010. “Điều tra hiện trạng canh tác nông nghiệp tại phường Long
Hưng, quận Ô Môn” luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông Học. Khoa Nông nghiệp và
Sinh học ứng dụng. Trường Đại học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn
Bảo Vệ. 44 trang.

TÓM LƯỢC
Đề tài: “Điều tra hiện trạng canh tác nông nghiệp tại phường Long Hưng, quận Ô
Môn” được thực hiện nhằm mục tiêu tìm hiểu hiện trạng canh tác, những thuận lợi
và khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của phường, so sánh hiệu quả kinh tế giữa
mô hình 3 lúa với mô hình luân canh lúa với cây trồng cạn. Từ đó, đưa ra mô hình
sản xuất hiệu quả nhất cho vùng. Với 37 phiếu điều tra được phân bổ vào 3 khu vực
trong vùng, kết quả phân tích số liệu cho thấy diện tích đất trung bình của mỗi nông
hộ là: 1,15 ha, số hộ có diện tích từ 0,5 – 1 ha chiếm giá trị lớn nhất. Tuổi bình quân
của chủ hộ là 48 tuổi, nhưng có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp là 23 năm, chủ
hộ có trình độ cấp 2 chiếm nhiều nhất (43,24%). Đa số nông hộ đều có phương tiện
phục vụ cho sản xuất và đi lại. Nông hộ sử dụng đất cho trồng cây hằng năm chiếm
diện tích rất lớn (79%), chỉ có 12% diện tích là trồng cây ăn trái, còn lại là vườn tạp
và đất ở. Trên địa bàn vùng có hai mô hình sản xuất là lúa 3 vụ chiếm 66,23% diện
tích trồng cây hằng năm, còn lại là mô hình 2 lúa – 1 màu, cây màu được trồng là
cây mè và được trồng vào vụ Xuân Hè. Cơ cấu mùa vụ thì vụ Đông Xuân thường
bắt đầu vào nửa đầu tháng 11 và thu hoạch từ đầu đến nửa tháng 2. Vụ Xuân Hè
thường bắt đầu vào cuối tháng 2 và thu hoạch vào cuối tháng 5. Vụ Hè Thu thường
bắt đầu vào giữa và cuối tháng 5 thu hoạch vào tháng 8 đầu tháng 9. Hiệu quả kinh
tế từ mô hình trồng mè vào vụ Xuân Hè cao hơn hẳn mô hình trồng lúa, các chỉ số
lợi nhuận/vật tư, lợi nhuận/vốn và lợi nhuận/lao động của mô hình trồng mè đều cao
hơn mô hình trồng lúa, Hiệu quả sử dụng đồng vốn của mô hình canh tác lúa chỉ đạt
0,38, hiệu quả sử dụng đồng vốn của mô hình canh tác mè đạt đến 1,39. Các trở
ngại chính về sản xuất trong vùng là tiêu thu lúa rất khó khăn (giá lúa rất thấp 3.200
đồng/kg), trở ngại thứ hai là giá vật tư nông nghiệp còn cao và không ổn định, khó

khăn trong việc xử lý ra hoa cây ăn trái vào mùa nghịch và tình trạng dịch bệnh heo
tai xanh, cúm gia cầm lây lan gây khó khăn cho những hộ chăn nuôi.
xiv


MỞ ĐẦU
Bên cạnh việc khai thác nhanh các điều kiện tự nhiên, đã đưa nhiều loại hóa chất
độc hại vào đồng ruộng, làm ảnh hưởng không tốt đến hệ sinh thái gây bất lợi cho
phát triển sản xuất và ảnh hưởng lớn đến môi trường sống của con người và động
vật. Cùng với việc nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào canh tác vấn đề đa
canh hóa cơ cấu cây trồng hiện nay đang là vấn đề cấp thiết. Sự thay đổi và phát
triển cơ cấu cây trồng ở những địa phương của Đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) đã gắn liền với sự xây dựng, phát triển các kênh thủy lợi và sự thay đổi
điều kiện kinh tế - xã hội. Việc nghiên cứu, lựa chọn những hệ thống canh tác nông
nghiệp thích hợp nhằm mục đích khai thác có hiệu quả nhất các điều kiện sinh thái
tự nhiên và cải thiện môi trường sống cho con người được các địa phương rất quan
tâm. Phường Long Hưng, quận Ô Môn có điều kiện đất đai phì nhiêu, khí hậu, thời
tiết thuận lợi, có nguồn nước ngọt dồi dào,… những nguồn tài nguyên phong phú
trên cho phép phường xây dựng một nền nông nghiệp toàn diện và bền vững.
Nông nghiệp của phường luôn giữ vị trí dẫn đầu trong cơ cấu của các ngành kinh tế,
tốc độ gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp luôn ổn định, đặc biệt đáng chú ý sản
xuất lúa có bước phát triển mạnh về năng suất và sản lượng, nông thôn đã có nhiều
bước đổi mới, mức sống của nông dân được nâng cao. Bên cạnh đó, việc thâm canh
tăng năng suất lúa đã ảnh hưởng không tốt đến môi trường. Việc luân canh hay xen
canh lúa với cây trồng cạn có nhiều dấu hiệu khả quan cho sản xuất nông nghiệp
bền vững. Tuy vậy, những điều tích cực mà việc luân canh hay xen canh đem lại
cho môi trường và đời sống con người trên địa bàn phường chưa được xem xét đánh
giá đúng mức. Do đó, đề tài “Điều tra hiện trạng canh tác nông nghiệp tại phường
Long Hưng - quận Ô Môn” được thực hiện nhằm:
-


Tìm hiểu hiện trạng canh tác nông nghiệp của nông dân trong vùng.

-

Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của vùng.


Chương 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.4 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
1.4.1 Đặc điểm tự nhiên
Phường Long Hưng nằm hướng Tây Bắc của quận Ô Môn, là một phường mới
được tách ra vào tháng 11 năm 2007 từ phường Thới Long cũ, với diện tích tự nhiên
1.713,91 ha và 14.029 nhân khẩu.
Địa giới hành chính:
-

Đông giáp phường Thới Long, phường Thới Hòa và phường Thới An.

-

Tây giáp huyện Thốt Nốt và huyện Cờ Đỏ.

-

Nam giáp phường Thới Hòa và huyện Cờ Đỏ.

-


Bắc giáp phường Thới Long và huyện Thốt Nốt.
(www.chinhphu.vn).

Cũng như các địa phương khác của ĐBSCL, quận Ô Môn chịu ảnh hưởng của chế
độ khí hậu nhiệt đới gió mùa tính cận xích đạo và thể hiện rõ ảnh hưởng của hệ
thống hoàng lưu Tây Nam từ Ấn Độ Dương thổi vào. Với hai mùa trong năm (mùa
mưa và mùa nắng) mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 lượng mưa tập trung
đến khoảng 90%. Trong đó, lượng mưa tập trung nhiều nhất là vào tháng 9 và tháng
10 với lượng mưa trung bình 280 mm/tháng và lượng mưa trung bình hằng năm trên
toàn quận từ 1.509 đến 1.911 mm, nhưng đang có xu hướng giảm dần. Nhiệt độ
trung bình trong năm là 26,8 – 27,1oC, trong đó nhiệt độ cao nhất vào tháng 4,
nhưng cũng không vượt quá 37oC và nhiệt độ thấp nhất trong năm là tháng 12,
nhưng cũng không thấp hơn 18oC. Tổng số giờ nắng 2.210 – 2.410 giờ/năm. Độ ẩm
tương đối trung bình trong năm 83 – 86% và cũng không có sự chênh lệch lớn giữa
các tháng trong năm, dao động trong khoảng 76 – 89% (Niên giám thống kê quận Ô
Môn, 2009).

2


Hình 1. Bản đồ hành chính quận Ô Môn

Sông Hậu là nguồn cung cấp nước mặt cho phường thông qua hệ thống nhánh rẽ
của các sông Ô Môn, sông Thốt Nốt,…Do sông Hậu là nguồn cung cấp nước nên
phường Long Hưng chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều, với biên độ triều khá
lớn từ 104 – 172 cm và diễn ra 2 lần/ngày nên rất thuận tiện cho việc tưới, tiêu và
có nước ngọt sử dụng quanh năm. Hằng năm vào tháng 9 đến tháng 11 là mùa nước
lũ do nước từ thượng nguồn sông Mê Kông đổ về và những tháng nầy có lượng
mưa nhiều nhất trong năm nên toàn phường Long Hưng chịu ngập nước với độ sâu
ngập từ 30 – 60 cm.

Theo số liệu thống kê của phòng thống kê quận Ô Môn, năm 2008 diện tích đất tự
nhiên của phường Thới Long cũ (bao gồm phường Thới Long và Long Hưng hiện
tại) là 3.644,5 ha trong đó đất sản xuất nông nghiệp 2.917,7 ha, chiếm 80,1%, đất
nuôi trồng thủy sản 46,9 ha chiếm 1,3%, đất chuyên dùng và đất ở xấp xỉ bằng nhau
(176,5 ha và 176,8 ha) chiếm 4,9%, và các loại đất khác có diện tích 324,5 ha chiếm
3


8,9% (Bảng1.1). Đất sản xuất nông nghiệp được chia thành 2 loại đất trồng lúa (đất
trồng cây hàng năm) và đất trồng cây lâu năm, trong đó đất trồng lúa có diện tích là
2.063,2 ha, chiếm 70,7% và đất trồng cây lâu năm có diện tích là 854,5 ha, chiếm
29,3%.
Bảng 1.1 Cơ cấu sử dụng đất đai phường Thới Long cũ (năm 2008)
Niên giám thống kê quận Ô Môn, 2009
Đơn vị tính: hecta

Đất

Diện tích

Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên

3.644,5

100,0

Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp


2917,7

80,1

Đất nuôi thủy sản

46,9

1,3

Đất chuyên dùng

178,6

4,9

Đất ở

176,8

4,9

Các loại đất khác

324,5

8,9

1.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.1.2.1 Đặc điểm kinh tế

Năm 2008, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp toàn quận Ô Môn đạt 575.109 triệu
đồng, tăng 1,51% so với năm 2007, nhưng so với giá cố định năm 1994 thì giá trị
sản xuất nông nghiệp của toàn quận năm 2008 đạt 239.899 triệu đồng chỉ tương
đương với các năm trước (năm 2005 là 240.364 triệu đồng). Nguyên nhân sản xuất
nông nghiệp có giá trị tăng gấp rưỡi không phải do sản lượng tăng mà do trong thời
kỳ này có sự biến động về giá cả lớn, tỉ lệ lạm phát cao. (Niên giám thống kê quận
Ô Môn, 2009)
Theo niên giám thống kê quận Ô Môn (2009), trồng trọt trên địa bàn quận chiếm
84,62% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Trong ngành trồng trọt thì cây lương thực
chiếm vai trò lớn nhất đến 140.254 triệu đồng, chiếm 58,46%, giá trị sản xuất cây
trồng, cây ăn trái với 38.355 triệu đồng, chiếm 15,99%, kế đến là các loại cây thực

4


phẩm, cây công nghiệp, các phụ phẩm trồng trọt, cây chất bột có củ chiếm các giá
trị còn lại (Bảng 1.2).
Bảng 1.2 Giá trị sản xuất nông nghiệp quận Ô Môn từ năm 2005 đến năm 2008 (Niên
giám thống kê quận Ô Môn, 2009)
Đơn vị tính: triệu đồng

Mục

2005

2006

2007

2008


Tổng số

240.364

234.762

235.616

239.899

Trồng trọt

202.352

194.931

200.179

202.986

Cây lương thực

140.122

132.609

136.396

140.254


Cây lúa

139.579

132.141

135.126

139.072

543

468

1.270

1.182

52

84

145

148

16.290

15.178


16.432

13.765

Cây công nghiệp

9.605

8.142

10.078

9.253

Cây công nghiệp hằng năm

7.919

7.001

8.878

8.034

Cây công nghiệp lâu năm

1.621

1.077


1.135

1.166

65

65

65

53

31.398

33.704

34.786

38.355

4.885

5.214

2.342

1.211

Chăn nuôi


24.059

26.301

22.360

23.757

Gia súc

14.396

16.614

14.819

13.077

Gia cầm

3.628

3.049

3.348

4.431

806


634

112

92

5.175

5.941

3.971

6.015

54

63

110

142

13.953

13.530

13.077

13.156


Cây lương thực khác
Cây chất bột có củ
Cây thực phẩm

Cây công nghiệp hằng năm khác
Cây ăn quả
Phụ phẩm trồng trọt

Chăn nuôi khác
S/p không qua giết thịt
Sản phẩm phụ chăn nuôi
Dịch vụ nông nghiệp

Giá trị sản xuất thủy sản của toàn quận Ô Môn năm 2008 là 427.616 triệu đồng,
tăng 1,45% so với năm 2007 và nếu tính theo giá cố định năm 1994 thì giá trị sản
xuất thủy sản năm 2008 đạt 238.233 triệu đồng cao hơn rất nhiều so với năm 2005
chỉ đạt 89.470 triệu đồng, năm 2006 là 115.631 triệu đồng, năm 2007 là 176.944
5


triệu đồng, sản lượng thủy sản tăng rất nhiều trong những năm gần đây. Trong năm
2008, giá trị của nuôi trồng thủy sản là 407.284 triệu đồng (chiếm 95,25%) và nuôi
cá là 406.670 triệu đồng (chiếm 95,1%) giá trị toàn ngành thủy sản (Bảng 1.3).
Bảng 1.3 Giá trị sản xuất thủy sản quận Ô Môn từ năm 2005 đến năm 2008 (Niên
giám thống kê quận Ô Môn, 2009)
Đơn vị tính: triệu đồng

Mục


2005

2006

2007

Tổng ngành thủy sản

115.380

170.876

294.332

427.616

Tổng nuôi trồng thủy sản

101.238

156.108

276.758

407.284

101.088

155.933


276.095

406.670

150

175

363

298

-

-

300

316

Đánh bắt

7.610

8.023

8.188

8.432


Dịch vụ thủy sản

6.532

6.745

9.386

11.900

Nuôi cá
Nuôi tôm
Nuôi thủy sản khác

2008

Trong các giá trị sản xuất nông nghiệp của phường Long Hưng thì cây lúa chiếm
giá trị lớn nhất với tổng sản lượng cả năm 17.601 tấn trên tổng diện tích gieo sạ
3.527 ha, năng suất bình quân là 4,99 tấn/ha. Trong đó diện tích gieo trồng lúa
Đông Xuân là cao nhất 1.227 ha, với sản lượng 8.372 tấn, chiếm 47,31% sản lượng
lúa cả năm. Sản lượng thấp nhất là vụ Hè Thu chỉ đạt 4.308 tấn và năng suất bình
quân là 3,75 tấn/ha (Bảng1.4).
Bảng 1.4 Tình hình sản xuất lúa ở phường Long Hưng năm 2008 (Niên giám thống kê
quận Ô Môn, 2009)

Mục

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)


Năng suất (tấn/ha)

Cả năm

3.527

17.601

4,99

Đông Xuân

1.227

8.327

6,79

Xuân Hè

1.152

4.996

4.31

Hè Thu

1.148


4.308

3,75

6


1.1.2.2 Đặc điểm xã hội
Long Hưng là một phường tương đối nhỏ hơn so với các phường khác của quận Ô
Môn nên phường được chia làm 7 khu vực. Theo số liệu thống kê năm 2009, toàn
phường có dân số là 13.518 người, (nam 6.759 người, chiếm 50%), mật độ dân số
795 người/km2. Nếu so với các phương khác trong quận thì mật độ ở Long Hưng
thấp hơn nhiều, mật độ dân số trung bình của toàn quận là 1.026 người/km2.
Phường Long Hưng có tỷ lệ gia tăng dân số tương đương với tỷ lệ gia tăng dân số
của toàn quận là 1,01%/năm.
Lao động trong độ tuổi là 8.502 người chiếm 66,71% so với tổng số dân của
phường. Trong đó, lao động nam là 4.192 chiếm 49,3% số người trong độ tuổi lao
động.
1.2 KỸ THUẬT CANH TÁC MỘT SỐ LOẠI CÂY TRỒNG CHÍNH
1.2.1 Kỹ thuật canh tác lúa
1.2.1.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố có tác dụng quyết định đến quá trình sinh trưởng của cây lúa, tùy
từng giai đoạn phát triển mà nhiệt độ có ảnh hưởng khác nhau, phạm vi thích ứng
của cây lúa đối với nhiệt độ thấp, tối hảo, cũng như nhiệt độ tối cao cũng khác nhau
(Đinh Thế Lộc, 2006).
Theo Đinh Thế Lộc (2006) nhiệt độ cao ảnh hưởng đến quá trình nảy mầm của hạt,
gây bất dục và tỉ lệ lép cao. Giai đoạn trổ là giai đoạn mẫn cảm nhất đối với nhiệt
độ cao, trong thời gian nở hoa, nhiệt độ cao gây thiệt hại rất lớn về năng suất. Trong
điều kiện nhiệt độ cao thì thời gian cho quá trình sinh trưởng và sinh sản bị rút

ngắn. Tuy nhiên, mức độ thay đổi thời gian tăng trưởng khác nhau và tùy thuộc vào
thời tiết, khí hậu và đặc điểm của giống (Trương Đích, 2000).
Nhiệt độ thấp làm hạt lúa nảy mầm kém, kéo dài thời gian nảy mầm, thậm chí làm
hạt không nảy mầm được. Khi lúa trổ nhiệt độ thấp làm lúa trổ chậm và trổ không
hoàn toàn, tỉ lệ lép cao. Nhiệt độ thấp còn làm cho quá trình đẻ nhánh bị kéo dài và

7


rễ chậm phát triển cây hút dinh dưỡng kém (Đinh Thế Lộc, 2006). Theo Yoshida
(1981) lúa nhạy cảm với nhiệt độ thấp vào các giai đoạn từ 14 – 7 ngày trước trổ,
giai đoạn thứ hai là lúc lúa trổ và nở hoa.
1.2.1.2 Nước
Theo Ngô Văn Phiếu (1998) sau khi sạ lúa 3 – 5 ngày nên cho nước vào ruộng từ từ
và giữ nước 5 – 10 ngày để hạn chế cỏ dại. Sau khi sạ 3 – 4 ngày nên cho nước vào
ruộng theo chiều cao cây lúa, không để mặt ruộng bị khô và giữ cố định 5 – 10 cm
đến khoảng 10 ngày trước khi thu hoạch thì rút nước cho khô mặt ruộng (Nguyễn
Ngọc Đệ, 2008).
1.2.1.3 Phân bón
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) ở ĐBSCL có thể sử dụng phân bón vụ Đông Xuân là
100 kg N – 40 kg P2O5 – 30 kg K2O, vụ Hè Thu 80 kg N – 40 kg P2O5 – 30 kg K2O.
Lúa sạ ướt có thể bón lót trước sạ toàn bộ phân lân, ½ lượng kali và các lần bón tiếp
theo là:
 Bón thúc lần 1: 7 – 10 ngày sau khi sạ (NSKS) bón 1/5 lượng N
 Bón thúc lần 2: 20 – 25 NSKS bón 2/5 lượng N
 Bón nuôi đòng: bón 1/5 lượng N và 1/2 lượng K2O
 Bón nuôi hạt: khi trổ đều với 1/5 lượng N
Theo Ngô Văn Phiếu (1998) mỗi ha lúa bón từ 70 – 90 kg N, 40 – 50 kg P2O5, 20 –
30 kg K2O, và tập trung bón vào 3 thời kỳ. Ở ĐBSCL các loại phân thường sử dụng
là Urea với 46% đạm, DAP với 18% N và 46% P2O5, Kali với 60% K2O. Vì vậy, có

thể bón lượng phân/ha vào các thời kỳ:
 Bón lót: trước sạ với 50 kg DAP
 Bón thúc lần 1: 8 – 10 NSKS với 50 kg Urea
 Bón thúc lần 2: 20 – 25 NSKS với 50 kg Urea, 50 kg DAP
 Bón nuôi đòng: 40 – 50 NSKS (lúc đòng dài 1,5 – 2cm) với 50 kg Urea, 50
kg KCl.
8


Dưỡng chất đạm (N)
Đạm là nguyên tố quan trọng nhất đối với cây lúa, là chất tạo hình cây lúa, là thành
phần chủ yếu của protein và chất diệp lục làm cho lá xanh tốt, gia tăng chiều cao
cây, số chồi và kích thước lá thân. Đạm có tác dụng mạnh trong thời gian đầu sinh
trưởng của cây lúa, làm tăng nhanh hệ số diện tích lá, tăng nhanh số nhánh đẻ. Lúa
hấp thu đạm chủ yếu ở dạng NH4+ (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Yoshida (1981), đạm
là nguyên tố quan trọng nhất đối với cây lúa, nếu như không bón đạm thì trong
ruộng lúa sẽ thiếu đạm.
Theo Cassman et al (1995) năng suất lúa đạt được từ độ phì tự nhiên của N trong
đất, thì không thể thay thế bằng cách bón N thông qua các loại phân bón. De Datta
(1981), trong đất ngập nước, cây lúa hấp thu đạm từ: phân bón, sự cố định do tảo, vi
khuẩn dị dưỡng và sự khoáng hóa chất hữu cơ, xác bã thực vật ngập nước. Sự hấp
thu đạm từ đất chiếm đến 50 – 80% tổng lượng đạm cây hấp thu thông qua sự
khoáng hóa chất hữu cơ trong đất. Dưỡng chất N cung cấp cho lúa ở mức thấp trên
đất phèn trung bình, nghèo dinh dưỡng và cao ở đất phù sa được bồi (Broadbent và
Reyes, 1971).
Cây lúa hút đạm nhiều nhất vào hai thời kì: Thời kì đẻ nhánh và thời kì làm đòng.
Cây lúa hút đạm nhiều nhất ở thời kì nào cũng đồng thời hút lân và kali nhiều nhất
ở thời kì đó (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997). Cây lúa trong giai đoạn đẻ nhánh
hàm lượng đạm trong thân, lá luôn cao sau đó giảm dần. Điều này cho thấy cần tập
trung bón đạm trong thời kỳ. Tuy nhiên, cây lúa hấp thu đạm mạnh nhất là từ đẻ rộ

đến làm đòng (chiếm 34,68%) tổng lượng đạm cây hút (Đinh Thế Lộc, 2006).
Dưỡng chất lân (P2O5)
Lân có vai trò quan trọng đối với cây trồng sau chất đạm không có chất nào ảnh
hưởng đến sự sinh trưởng của cây bằng chất lân. Lân là chất sinh năng lượng, là
thành phần của ATP, NADP. Chất lân có tính giải độc cho cây cần thiết cho hầu hết
các quá trình sinh lí, sinh hóa xảy ra trong cây (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Lân có thể
đạt tới 0,42% trong hạt, trong rơm rạ từ 0,04 – 0,18% (Yoshida, 1981). Theo

9


Fujiwara trích bởi Nguyễn Đình Giao và ctv. (1997) lân có tác dụng phân chia tế
bào tạo thành chất béo, protein. Lân còn thúc đẩy việc ra hoa, hình thành quả và
quyết định phẩm chất hạt giống. Lân hạn chế tác hại của việc bón thừa đạm.
Khi cây lúa được bón lân thì có khả năng hút thêm đạm. Do đó, khi bón lân kết hợp
với đạm thì có tác dụng xúc tiến sự phát triển của bộ rễ và tăng sự đẻ nhánh, cũng
như làm cho lúa trổ bông sớm, giảm lép, chín tập trung, tăng phẩm chất hạt
(Nguyễn Xuân Trường và ctv., 2000).
 Dưỡng chất kali (K2O)
Sau đạm và lân, kali là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng thứ ba đối với cây trồng.
Kali là nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu đối với cây trồng, kali tồn tại trong cây dạng
ion K+. Kali giúp cho quá trình vận chuyển và tổng hợp các chất trong cây, duy trì
sức trương của tế bào, giúp cây cứng cáp, tăng khả năng chống sâu bệnh, chống đỗ
ngã, chịu hạn và lạnh khỏe hơn, tăng số hạt chắc trên bông và làm hạt no đầy hơn.
Kali tập trung chủ yếu trong rơm rạ chỉ khoảng 6-20% ở trên bông (Nguyễn Ngọc
Đệ, 2008). Theo Nguyễn Xuân Trường và ctv. (2000) thì kali tham gia vào quá trình
tổng hợp protein, quá trình hình thành đường, tinh bột, cenlulose. Kali giúp cho quá
trình quang hợp tốt hơn đặc biệt là trong điều kiện thiếu ánh sáng, nhiệt độ thấp,
thời tiết âm u. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy kali khác với đạm và lân nó không
nằm trong thành phần hoặc liên kết với các thành phần chất hữu cơ trong thực vật

(Black, 1968; Henry và Boyd, 2002). Thống nhất với ý kiến trên Vũ Hữu Yêm
(1995), xác định rằng trong cây một phần nhỏ K+ tạo phức không ổn định với chất
keo của tế bào và phần lớn tồn tại dạng ion trong dịch bào. Tỉ lệ này khoảng 80%
(Nguyễn Chí Thuộc, 1974).
Trong giai đoạn đẻ nhánh kali cân đối với đạm sẽ giúp làm tăng số gié trên bông từ
đó tăng số hạt trên bông. Để đạt được năng suất cao trong giai đoạn đẻ nhánh hàm
lượng kali trong lá phải cao hơn đạm. Cây lúa hút kali mạnh nhất từ cuối giai đoạn
đẻ nhánh tới tượng đòng, cây lúa hút liên tục cho đến giai đoạn chín. Kali cần thiết
cho bộ rễ phát triển mạnh, năng suất cao, hạt lép ít, và trọng lượng 1000 hạt cao
(Nguyễn Xuân Trường và ctv., 2000).
10


1.2.1.4 Sâu bệnh
Cần phải thăm ruộng thường xuyên để phát hiện kịp thời và phòng trị đúng lúc. Áp
dụng IPM ( Integrated Pest Management) đồng thời chú ý đến một số đối tượng gây
hại chủ yếu: rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu đục thân, bệnh đạo ôn, đốm vằn,…(Nguyễn
Ngọc Đệ, 2008). Theo Mai Văn Quyền (2007) cho rằng chương trình IPM có 3
phương pháp: phương pháp canh tác (giống, cày bừa, bón phân), phương pháp sinh
học (lợi dụng thiên địch, dùng chế phẩm sinh học), phương pháp hóa học (các loại
thuốc lưu dẫn và tiếp xúc).
1.2.1.5 Thu hoạch
Thời điểm thu hoạch thích hợp là lúc lúa chín khoảng 80% số hạt/bông của đại đa
số các bụi lúa. Thu hoạch sớm hơn hạt lúa còn xanh nhiều sự tích lũy dinh dưỡng
vào hạt chưa đủ, trọng lượng hạt sẽ giảm làm giảm chất lượng gạo. Ngược lại, nếu
thu hoạch quá trễ một số giống lúa ít miên trạng có thể nảy mầm trên bông, rạ yếu
dễ bị ngã sập, hạt rơi rớt nhiều lần làm giảm năng suất và phẩm chất hạt, ngoài ra
còn làm tăng tỉ lệ gạo gãy khi xay xát (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
1.2.2 Kỹ thuật canh tác mè
1.2.2.1 Mùa vụ trồng

Theo Phạm Văn Thiều (2003) nguyên tắc chung khi gieo hạt mè là nhiệt độ phải ấm
từ 25 – 27oC, nhiệt độ dưới 21oC thì mè không thể mọc và phát triển được ngay cả
những giống có nguồn gốc ôn đới. Nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm, sinh trưởng
các bô phận dinh dưỡng và cho sự hình thành hoa khoảng 25 - 27oC. Còn nhiệt độ
cho sự nở hoa, phát triển quả yêu cầu 28 – 32oC. Nhiệt độ xuống dưới 18oC đã gây
nguy hại cho sự phát triển của cây. Nhiệt độ cao trên 40oC vào thời kỳ ra hoa sẽ cản
trở sự thụ phấn, thụ tinh, tăng tỉ lệ hoa rụng (Đoàn Thị Thanh Nhàn,1996). Khi thu
hoạch cần có điều kiện khí hậu khô vì nếu gặp phải mưa to, gió lớn sẽ giảm cả năng
suất và chất lượng (Phạm Văn Thiều, 2003).

11


×