Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

HIỆU QUẢ bổ SUNG TRO rơm lên SINH TRƯỞNG NĂNG SUẤT và CHẤT LƯỢNG RAU cần nước (oenanthe stolotifera DC )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (912.37 KB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG



LÊ THỊ BÉ SÁO

HIỆU QUẢ BỔ SUNG TRO RƠM LÊN SINH TRƯỞNG
NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG RAU CẦN NƯỚC
(Oenanthe stolotifera DC.)

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC

Cần Thơ, 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC

HIỆU QUẢ BỔ SUNG TRO RƠM LÊN SINH TRƯỞNG
NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG RAU CẦN NƯỚC
(Oenanthe stolotifera DC.)

Giáo viên hướng dẫn:
PGS. TS. Trần Thị Ba
Ths. Võ Thị Bích Thủy


Sinh viên thực hiện:
Lê Thị Bé Sáo
MSSV: 3077324
Lớp: Nông học - K33

Cần Thơ, 2010
i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC VÀ CÂY TRỒNG
-o0o-

Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Nông học với đề tài:

HIỆU QUẢ CỦA BỔ SUNG TRO RƠM LÊN SINH TRƯỞNG NĂNG SUẤT
VÀ CHẤT LƯỢNG RAU CẦN NƯỚC (Oenanthe stolotifera DC.)

Sinh viên LÊ THỊ BÉ SÁO thực hiện.

Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày…. tháng…. năm 2010
Cán bộ hướng dẫn

PGS. TS. Trần Thị Ba
ii



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu và
kết quả trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây.

Tác giả luận văn

Lê Thị Bé Sáo

iii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC VÀ CÂY TRỒNG
-o0o-

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư
ngành Nông học với đề tài:

HIỆU QUẢ CỦA BỔ SUNG TRO RƠM LÊN SINH TRƯỞNG NĂNG SUẤT
VÀ CHẤT LƯỢNG RAU CẦN NƯỚC (Oenanthe stolotifera DC.)
Do sinh viên Lê Thị Bé Sáo thực hiện và bảo vệ trước hội đồng
Ý kiến hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp ...................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Luận văn được hội đồng đánh giá ở mức ......................................................................
.......................................................................................................................................


DUYỆT KHOA

Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2010

Trưởng Khoa Nông nghiệp

Chủ tịch hội đồng

và Sinh học Ứng dụng

iv


TIỂU SỬ CÁ NHÂN

Họ và tên: Lê Thị Bé Sáo
Ngày, tháng, năm sinh: 00-00-1988
Nơi sinh: Hồng Ngự – Đồng Tháp
Họ tên cha: Lê Văn Quyễn

Năm sinh: 1950

Họ tên mẹ: Nguyễn Thị Cẩm

Năm sinh: 1955

Chỗ ở: ấp II, xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp
Quá trình học tập:
1992-1996: Trường Tiểu Học Thường Phước 1
1996-1994: Trường Trung Học Cơ Sở Thường Phước 1

2004-2007: Trường Trung Học Phổ Thông Hồng Ngự 3
2007-2011: Trường Đại học Cần Thơ, ngành Nông Học, khóa 33,
Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng.
Ngày … tháng … năm 2010
Người khai

Lê Thị Bé Sáo

v


LỜI CẢM TẠ
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
- PGS. TS. Trần Thị Ba, người đã tận tình hướng dẫn, gợi ý và cho những lời
khuyên hết sức bổ ích trong việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
- ThS. Võ Thị Bích Thủy, Chị Trang, Chị Kiều đã có những đóng góp những
ý kiến xác thực góp phần hoàn chỉnh luận văn.
Xin chân thành cảm ơn
- Các bạn sinh viên Vân, Tính, Vẽ, Tâm, Nhí, Hiền, Tân, Thanh, Anh, Trang,
Tứ Lanh, các em Lộc, Hạc, Vương,… đã giúp thực hiện cộng tác thí nghiệm.
- Kỹ sư Bùi Văn Tùng đã cộng tác phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm.
- Xin chân trọng ghi nhớ những chân tình, sự giúp đỡ của bè bạn, cô chú đã
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực nghiệm thí nghiệm trong nhà lưới mà tôi không
thể liệt kê trong trang cảm tạ này.
Thân gửi về
- Các bạn lớp Nông Học khóa 33 và các bạn khoa Nông nghiệp và Sinh học
Ứng dụng lời chúc thành công.
Kính dâng
Cha, mẹ đã tận tụy hết lòng nuôi con khôn lớn nên người.


vi


Lê Thị Bé Sáo, 2010 “Hiệu quả bổ sung tro rơm lên sinh trưởng năng suất và chất
lượng rau cần nước (Oenanthe stolotifera DC.)”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông
học, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ. Cán Bộ
hướng dẫn: PGS. TS. Trần Thị Ba và và Th.S Võ Thị Bích Thủy
TÓM LƯỢC
Đề tài “Hiệu quả bổ sung tro rơm lên sinh trưởng năng suất và chất lượng rau
cần nước (Oenanthe stolotifera DC.)” được thực hiện tại nhà lưới khoa Nông
nghiệp, Đại học Cần Thơ (tháng 4-5/2010) nhằm mục tiêu xác định loại và liều
lượng tro Rơm bón thích hợp, cho sinh trưởng, năng suất tốt và phẩm chất cao. Thí
nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức là 4
liều lượng phân bón khác nhau: (1) Đối chứng: không sử dụng tro rơm, (2) Tro rơm
1: bón 503 kg/ha, (3) Tro rơm 2: với liều lượng bón là 1007 kg/ha, (4) Tro rơm 3:
liều lượng bón là 1510 kg/ha, được chia làm hai lần bón sau khi cấy 19 và 23 ngày
lần 1 bón 1/3, lần 2 bón 2/3 tổng lượng tro rơm.
Kết quả thí nghiệm trên rau cần nước cho thấy nghiệm thức không sử dụng
tro rơm 3 cho chất lượng cao nhất độ cứng của rau cần là (178,9 g) và chất lượng
thấp nhất là nghiệm thức hoàn toàn không sử dụng tro rơm (127,3 g cát/cây). Về
đường kinh gốc thân của rau cần nước thì cũng là nghiệm thức xử dụng tro rơm 3
đường kính to nhất cùng với không xử dụng tro rơm là (0,58-0,59 cm) ngoài ra khi
xử dụng tro rơm thì hàm lượng nitrate trong rau không vượt quá 300 mg/kg, đạt ở
ngưỡng cho phép của tổ chức Y tế thế giới.
.

vii


MỤC LỤC

Chương

Nội dung

Trang

Tóm lược

vii

Mục lục

viii

Danh sách hình

xii

Danh sách bảng

x

MỞ ĐẦU

1

1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Nguồn gốc phân bố giá trị và đặc điểm thực vật
1.1.1 Nguồn gốc sự phân bố và giá trị thực vật của rau cần
1.1.2 Giá trị dinh dưỡng sử dụng và y học

1.1.3 Đặc tính thực vật rau cần nước
1.1.4 Yêu cầu ngoại cảnh
1.2 Kỹ thuật canh tác
1.2.1 Nhân giống

2
2
2
3
4
5
5

1.2.2 Thời vụ trồng và chuẩn bị ruộng
1.2.3 Cách cấy và quản lý nước
1.2.4 Bón phân
1.2.5 Sâu bệnh hại và cách phòng trị
1.2.6 Thu hoạch
1.3 Tác dụng vai trò của tro rơm
1.3.1 Thành phần chủ yếu của tro rơm
1.3.2 Tro thảo mộc
1.3.3 Tro bếp
1.4 Một số nghiên cứu về dinh dưỡng rau cần
2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Phương tiện
2.1.1 Thời gian và địa điểm
2.1.2 Khí hậu
2.1.3 Vật liệu thí nhiệm
2.2 Phương pháp
2.2.1 Bố trí thí nghiệm

viii

6
6
7
7
8
8
8
8
8
8
12
12
12
13
13
13


2.2.2 Kỹ thuật canh tác

14

2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi
2.2.4 Phân tích số liệu

17
20


3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1 Ghi nhận tổng quan

21

3.2 Nhiệt độ và ẩm độ trong và ngoài nhà lưới
3.3 Tình hình sinh trưởng
3.3.1 Chiều cao cây
3.3.2 Kích thước lá

21
22
22
23

3.3.3 Số lá trên cây
3.3.4 Đường kính gốc thân lúc thu hoạch
3.3.5 Độ cứng
3.3.6 Diện tích lá và vitamin C
3.4 Thành phần năng suất và năng suất
3.4.1 Trọng lượng trung bình cây
3.4.2 Hàm lượng chất khô
3.4.3 Năng suất tổng và tỷ lệ năng suất thương phẩm
3.5 Một số chỉ tiêu về phẩm chất
3.5.1 Độ brix thân lá thương phẩm và độ khác màu thân và lá

24
25
26
27

27
27
28
28
29
29

3.5.2 Độ lưu tồn nitrate trong thân lá

29

3.5.3 Thời gian tồn trữ lạnh

30

4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1 Kết luận
4.2 Đề nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ CHƯƠNG

32
32

ix


DANH SÁCH BẢNG
Bảng


Trang

1.3

Thành phần hóa học thức ăn Việt Nam, 1972 (Nguyễn
Văn Thắng và Trần Khắc Thi, 1999)
Các thành phần trong lúa mì, rơm, trấu (Barišić, V. and E.
C. ZABETTA, 2008).
Thành phần của Rơm và Trấu (George và chose, 1999)

10

1.4

Thành phần của tro ngũ cốc và tro phân chuồng

11

1.1
1.2

2.1
2.2

2.3
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5


3.6

3.7

3.8

3.9

Lịch bón phân cho từng nghiệm thức thực hiện trong 1 vụ
(g/2 m2)
Lịch bón phân cho rau cần nước thí nghiệm tại nhà lưới
khoa Nông nghiệp & SHƯD, Đại học Cần Thơ (g/0.1305
m2)
Thang điểm đánh giá cảm quan về độ ngon rau cần nước
Chiều cao cây qua các ngày sau khi cấy tại Nhà Lưới Rau
Khoa Nông nghiệp, ĐHCT (tháng 4-5/2010)
Chiều dài lá qua các ngày sau khi cấy tại Nhà Lưới Rau
Khoa Nông nghiệp, ĐHCT (tháng 4-5/2010)
Chiều dài phiến lá qua các ngày sau khi cấy tại nhà lưới
Khoa Nông nghiệp, ĐHCT (tháng 4-5/2010)
Chiều rộng phiến lá qua các ngày sau khi cấy tại nhà lưới
Khoa Nông nghiệp, ĐHCT (tháng 4-5/2010)
Số lá trên cây (lá/cây) qua các ngày sau khi cấy tại nhà
lưới khoa Nông nghiệp, ĐHCT (tháng 4-5/2010)
Độ cứng, trọng lượng khô, vitamin C, Đường kính thân
rau cần nước lúc thu hoạch tại Nhà Lưới Nông nghiệp,
ĐHCT (tháng 4-5/2010)
Năng suất tổng, tỷ lệ năng suất thương phẩm, số chồi gia
tăng, trọng lượng 1 cây của rau cần nước lúc thu hoạch tại

Nhà Lưới Nông nghiệp, ĐHCT (tháng 4-5/2010)
Độ lưu tồn Nitrate trong thân lá, độ Brix (%), màu sắc
thân (mm), màu sắc lá (mm) của rau cần nước lúc thu
hoạch tại Nhà Lưới Nông nghiệp, ĐHCT (tháng 45/2010)
Đánh giá về số lá thiệt hại của 4 nghiệm thức tại khoa
x

3
8

15
16

19
22
23
23
24
25

27

28

29

31


Nông nghiệp, ĐHCT (tháng 4-5/2010).


xi


MỞ ĐẦU
Rau cần vị ngọt, hơi cay, thanh nhiệt, lương huyết, lợi tiểu, giảm đau, cầm
máu, có thể chế biến nhiều món ăn với nhiều nguyên liệu khác nhau, làm hài
lòng cả những người “khó ăn” nhất. Rau cần nước có hàm lượng vitamin tự
nhiên cao, có công dụng làm mát gan, hạ cholesterol máu, thúc đẩy quá trình bài
tiết các chất phế thải trong cơ thể. Rau cần nước (Oenanthe stolotifera DC.)
thuộc họ hoa tán (Apiaceae), tên tiếng Anh là water parsley, là một trong những
loại rau ăn phổ biến hiện nay ở Việt Nam, xuất hiện rất nhiều trong những bữa ăn
hằng ngày của người việt cũng như của nhiều nước trên thế giới, mang đến
nguồn dinh dưỡng dồi dào vì chứa nhiều vitamin và khoáng chất…và cũng là bài
thuốc quí của dân gian.
Hiện nay, trên các đồng ruộng sau một vụ lúa người dân thường đốt rơm
rạ để diệt mầm bệnh, loại bỏ những phần dư thừa nhanh để tiếp một vụ mùa mới
nhưng thường làm ô nhiễm môi trường và bỏ phí do đó đây là nguồn phân bón
dồi dào cần tận dụng bón cho cây là rất cần thiết, mà có sẳn, giá thành không cao
và tro rơm là phân bón hữu cơ không làm ảnh hưỡng đến sức khỏe người tiêu
dùng. Mặt khác đời sống của người dân ngày càng cao, dẫn đến yêu cầu sử dụng
sản phẩm tươi mà an toàn càng nhiều trong ăn uống đòi hỏi phải chất lượng.
Người sản xuất muốn thu được lợi nhuận cao thì cần có phẩm chất ngon, thời
gian bảo quản lâu, rau sạch bệnh, giống rau cần nước chất lượng tốt, năng suất
cao, và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Vì vậy đề tài: “hiệu quả bổ sung tro
rơm lên sinh trưởng, năng suất và chất lượng rau cần nước” được thực hiện nhằm
mục đích xác định liều lượng tro rơm bổ sung thích hợp nhất cho sinh trưởng,
năng suất và phẩm chất rau cần nước.

1



CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 NGUỒN GỐC PHÂN BỐ GÍA TRỊ VÀ ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
1.1.1 Nguồn gốc sự phân bố và giá trị sử dụng
• Nguồn gốc và phân bố
Theo Đỗ Tất Lợi, (2003) rau cần nước hay còn gọi là rau cần, rau cần ta
hay cần ống, cần cơm, có tên khoa học là Oenanthe javanica (Blume) D.C., tên
đồng nghĩa là Onanthe stolonifera (Roxb.) Wall, thuộc họ Hoa tán Apiaceae.
Theo Stephens (1994) Water dropwort (Anh), Ciguéphellandre (Pháp) hay
Cenanthe de Java, seri - Japanese, Chinese gọi là sui-kun, Laotian gọi là phak sa,
Malay gọi là shelum, trong y học gọi là Thủy Cần…. Rau cần nước có nguồn gốc
từ vùng nhiệt đới Châu Á, đã được trồng từ lâu ở các nước Mianma, Nhật Bản,
Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Indonesia,
Australia, …(Võ Văn Chi, 2005).
Trần Văn Lâm (2006), rau cần được trồng rất nhiều ở các tỉnh như Hà
Nam, Hà Tây, Nam Định…, ở Việt Nam rau cần nước cũng là loại rau quen
thuộc, được trồng từ lâu đời ở các tỉnh Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ…Trong
thiên nhiên cây mọc hoang dại ở nơi ẩm ước và thường được trồng để làm rau ăn
(Võ Văn Thi và Trần Hợp, 1999).
1.1.2 Gía trị dinh dưỡng sử dụng và y học
• Giá trị dinh dưỡng
Thành phần rau cần nước có tinh dầu, Caroten và nhiều chất dinh dưỡng
(Đỗ Tất Lợi, 2003). Rau cần nước chứa khoảng 0,066% tinh dầu, ngoài ra trong
rau cần có chất β-pinen, glucosid, và chất mycren có tác dụng chữa được một số
bệnh ( Đỗ Huy Bích và ctv., 2004). Theo Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc Thi
(1999) thành phần dinh dưỡng trong 100 g rau cần ăn được có hàm lượng dinh
dưỡng, vitamin và khoáng chất (Bảng 1.1).


2


Bảng 1.1 Thành phần hóa học thức ăn Việt Nam, 1972 (Nguyễn Văn Thắng và
Trần Khắc Thi, 1999)
Thành phần các chất dinh dưỡng có trong 100g rau cần nước
Thành phần hóa học
Calo (J)
Nước (%)
Protit (g)
Gluxit (g)
Xenlulo (g)

10
95,3
1,0
1,5
1,5

Chất khoáng
(mg)
Ca
310,0
P
64,0
Fe
-

Vitamin
(mg)

Caroten
Vitamin B1
Vitamin B2
Vitamin PP
Vitamin C

0,40
0,04
0,03
0,30
6,0

• Giá trị sử dụng và giá trị y học
Theo Võ Văn Chi (2005), thức ăn chế biến từ rau cần để ngon nên chọn
rau non, lá xanh nhạt, đốt dài, không quá xốp nhưng có thân mập, quanh đốt
không có rễ hoặc có ít rễ trắng. Theo Võ Văn Thi và Trần Hợp (1999) rau cần
nước rất quen thuộc với nhân dân ta. Rau được thu hái quanh năm, lấy cây non
rửa sạch, luộc, xào, nấu canh, có thể ăn sống hoặc chế biến thành những món ăn
như xào với các loại cá, thịt (thịt bò) kết hợp với các loại rau gia vị khác. Ngoài
ra còn là vị thuốc chữa bệnh như táo bón, chống viêm, năng lượng thấp, giàu xơ,
xúc tiến nhu động đường ruột, tăng nhanh bài tiết, là sản phẩm giảm béo tốt nhất,
thường xuyên ăn rau cần có thể kích hoạt các chức năng của gan, xúc tiến máu
huyết tuần hoàn, đạt công hiệu tạo máu, lọc máu, cân bằng huyết áp…
1.1.3 Đặc tính thực vật
• Rễ và lá
Theo Mai Thị Phương Anh (1996), rễ của rau cần nước cũng giống như
cải xoong, rễ chùm, có khả năng ra rễ ở đốt lớn. Nguyễn Văn Thắng và Trần
Khắc Thi (1999) rau cần nước thuộc dạng sợi, mọc ở đốt. Theo Võ Văn Chi
(2005), rễ còn non có màu trắng, khi già rễ chuyển sang màu sậm hơn.
Theo Trần Văn Lâm (2006), cần nước có lá xẻ nhiều thùy. Ở mỗi nách lá

có thể đẻ một nhánh để hình thành cây mới. Theo Lê Quang Long và ctv., (2005),
rau cần nước có lá mọc so le, chia thùy hình lông chim, 1-2 lần. Cuốn lá dài 3-8
cm, những lá gần ngọn không có cuống. Phiến lá hình trái xoan, hình thoi hoặc

3


hình mác, góc tròn, đầu nhọn, mép khía răng không đều. Bẹ lá to, rộng, ôm sát
vào thân.
• Thân và chồi
Theo Nguyễn Văn Luật và ctv., (2004) cần là loại cây thảo, sống dai mọc
mằm hay mọc nổi rồi vươn đứng lên, mọc hoang nơi ẩm mát. (Trần Hợp và ctv.,
1999), rau cần nước là cây thân rỗng, có đốt và có khía dọc dài từ 30-100 cm, cao
từ 0,3-1 m. Rau cần nước có thân xốp, chia thành nhiều đốt, mỗi đốt có một lá,
có bẹ ôm thân (Trần Văn Lâm, 2006). Thường thì chỉ có những mắc già ở gốc
mới nhảy chồi. Rau cần có khả năng đẻ nhánh khỏe từ chồi gốc (Lê Quang Long
và ctv., 2005).
• Hoa và quả
Theo Nguyễn Thị Ngọc Ẩn (2006), rau cần nước có cụm hoa mọc đối diện
với lá thành tán kép, từ 5-15 tán đơn, mỗi tán đơn mang 10-20 hoa màu trắng.
Cụm hoa mọc đối diện với lá thành tán kép, gồm 5-15 tán đơn, mỗi tán đơn mang
10- 20 hoa màu trắng, tổng bao gồm vài lá bắc hình dải hoặc không có, tiểu bao
có lá bắc hình sợi dài có răng khá dài tràng có cánh gập xuống và bốn cạnh lồi.
Quả hình trụ-thuôn, gồm 4 cạnh. Mùa hoa quả vào thường vào khoảng tháng 4-6.
Vì vậy những ruộng rau cần nếu không được thu hoạch (để làm giống) thì có thể
ra hoa vào cuối mùa hè hoặc đầu mùa mưa (Đỗ Huy Bích và ctv., 2004).
1.1.4 Yêu cầu ngoại cảnh
• Nhiệt độ và ẩm độ
Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng là 15-20 0C. Trên 20 0C hoặc dưới 5-6
0


C rau cần sinh trưởng chậm lại, lá chuyển màu huyết dụ. Nhiệt độ thấp thích hợp

cho cây phát triển nên đến đầu mùa hè cây sinh trưởng chậm lại, có hiện tượng
bán tàn lụi, nhưng toàn bộ phần gốc và nhánh con vẫn sống. Có thể chừa làm
giống cho vụ sau (Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc Thi, 1999). Rau cần là loại
thực vật ưa khí hậu ẩm mát, thường được trồng khi trời bắt đầu se lạnh (cuối
tháng 10) và thường người ta chỉ trồng và thu hoạch trong vụ Đông-Xuân (Đỗ
Huy Bích và ctv., 2004).
4


• Ánh sáng
Ánh sáng là yếu tố giữ vai trò rất quan trọng giúp cho cây quang hợp tốt,
khi thiếu ánh sáng sẽ làm giảm sự quang hợp, giảm năng suất và chất lượng sản
phẩm cây trồng (UNESCO, 2005). Theo Trần Hợp và ctv., (1999), cây ưa mát,
thường được trồng vào mùa đông do có ngày ngắn và cường độ ánh sáng thấp
hơn các mùa khác trong năm. Theo Vũ Thanh Hải (2008), trồng vào vụ thu đông,
điều kiện che 25% cường độ ánh sáng làm chiều cao cây lớn hơn so với trồng
trong điều kiện bình thường và năng suất đạt được 16,5 tấn/ha, tăng năng suất rau
cần nước lên 25,7%.
• Đất và nước
Theo Nguyễn Thị Minh Phương (2008), trước khi trồng rau nên làm đất
tơi xốp, phơi ải để tiêu diệt hoặc làm giảm sự gây hại của sâu bệnh, cần xử lý đất
(bằng vôi bột) trước trồng để hạn chế sâu bệnh còn lưu lại trong đất. Theo Trung
tâm dữ liệu thực vật Việt Nam (2007), rau cần sống trong nước, nên cần đất bùn
hẩu, nhiều mùn, pH khoảng 6-7. Cần nước là loài rau sống trên đất bùn, nhiều
mùn, đất thịt luôn được giữ nước, ưa ẩm mát và cần có nước nên được trồng ở
đất lầy, ruộng nước (Võ Văn Chi, 2005).
• Dinh dưỡng

Theo Nguyễn Văn Luật và Trần Minh Thu (2004) rau cần rất dễ trồng, có
thể bón tro bếp để giữ ấm và tăng khoáng cho cây. Đỗ Huy Bích và ctv. (2004),
trồng vào ao bùn, chỉ cần sục bùn, gạt phẳng, không cần bón phân, khi cây hồi
xanh, dùng nước phân tưới thúc cho rau, có thể thúc 2-3 lần, mỗi lần cách nhau
10 ngày. Theo Huỳnh Hồng Hải (2010), bón hợp lý 15 tấn hữu cơ + 60-60-20 kg
NPK/ha cho năng suất 17,63 tấn/ha, cao tương đương 15 tấn hữu cơ + 120-12040, hàm lượng nitrate đạt tiêu chuẩn cho phép của tổ chức Y tế thế giới.
Nguyễn Liên Quốc (2010), bón đơn thuần phân vô cơ 120-120-40 kg
NPK/ha cho năng suất thấp nhất, chỉ bằng 61% so với bón kết hợp phân hữu cơ +
vô cơ và hàm lượng Nitrate tương đối cao. Bón đơn thuần phân hữu cơ 30 tấn/ha
năng suất chỉ bằng 75% và hàm lượng Nitrate thấp nhất.

5


1.2 KỸ THUẬT CANH TÁC
1.2.1 Nhân giống
Theo Võ Văn Chi (2005), nhân giống rau cần ta thường bằng phương
pháp nhân giống vô tính. Đến tháng 4 hàng năm, khi thu hoạch lần cuối lấy gốc
cần giâm vào ruộng, cây mọc lại, cao khoảng 20 cm thì rút nước chỉ để đủ ẩm.
Theo Unesco (2005) phần đất giâm rau cần nước là bùn nhuyễn, bón lót phân
chuồng ủ mục, trãi đều thân cây cần già lên bề mặt bùn, ấn gốc cho ngập vào
bùn, ngập các mắt đốt để mầm cây nảy mạnh và mập...Từ mắc của thân, sẽ mọc
lên các cây con.
Theo Đường Hồng Dật (2003), mầm cần đâm lên không cần phải chăm
sóc và để cho cỏ mọc che nóng cho rau cần. Sang tháng 8-9 bắt đầu làm cỏ, tưới
nước phân và tát nước cho đất ẩm, cây đẻ nhánh nhiều cần nhổ tỉa cây ra ruộng
giữ nước xăm xắp. Khi nhánh cao đến 10 cm thì nhổ đem trồng.
1.2.2 Thời vụ trồng và chuẩn bị ruộng
Rau cần trồng rất phổ biến trong vụ Đông-Xuân, là loại ưa nhiệt độ thấp,
chỉ phát triển vào mùa đông (cuối thu, đầu xuân), vì vậy thời vụ trồng bắt đầu khi

trời se lạnh (tháng 10). Ở nhiều nơi cây rau cần được trồng vào ao sau khi thu
hoạch cá ở đầu mùa đông (tháng 11) để tận dụng đất trong thời gian cho ao nghỉ
(Đỗ Huy Bích và ctv. 2004).
Theo Unesco (2005), ruộng trũng có bờ bao cao 50-60 cm, diện tích ruộng
khoảng 300-400 m2 để dễ quản lý. Cống cấp và thoát nước đối diện với nhau để
nước được lưu thông khắp ruộng. Phơi ruộng từ 5-7 ngày, cày bừa đất cho
nhuyễn, san phẳng ruộng, bón khoảng 1 tấn vôi/ha để khử chua, sau 1-2 ngày cho
nước vào tháo rửa ruộng. Theo Nguyễn Văn Hoan (1999), nếu trồng vào ao sau
khi thu hoạch cá thì chỉ cần sục bùn, gạt phẳng, không cần bón thêm phân gì
khác. Theo Mai Thị Phương Anh (1996), nếu trồng trên ruộng thì cần bón lót 2030 tấn phân chuồng đã ủ cho 1 ha, trộn đều phân vào bùn và đem rau giống cấy.

6


1.2.3 Cách cấy và quản lý nước
Theo Nguyễn Thị Hường (2004) nên trồng với mật độ 5x5 cm (đất xấu),
7x7 cm (đất tốt) thành luống rộng 1,4m. Cấy xong đến lúc cây bén rễ thì rắc tro
bếp, phủ kín mặt ruộng, vừa chống rét, vừa để tăng lượng kali và phân vi lượng
cho cây (Đường Hồng Dật, 2003). Theo Unesco (2005), ruộng tiến hành cày bừa
đất thật nhuyễn và chia thành nhiều luống, khoảng cách giữa các luống từ 25-30
cm. Rau cần nên được cấy dày vừa phải để có nhiều thân, có độ lớn vừa phải
được ưa thích.
Theo Nguyễn Văn Luật và Trần Minh Thu (2004), khi cây cao 15-20 cm
cho nước sâu vào ngập sâu 5-7 cm. Khi cây cao 30-35 cm đưa nước vào sâu 1520 cm, khi cây cao 50-65 cm, đưa nước vào sâu đến 15-20 cm. Theo Trần Văn
Lâm (2006), nên duy trì mực nước trong ruộng 3-5 cm, không nên để nước trong
ruộng quá nhiều sẽ làm hạn chế sự sinh trưởng của rau mới cấy vì lúc này rau
còn thưa, thân còn yếu, rễ chưa phát triển.
1.2.4 Bón phân
Đường Hồng Dật (2003), rau cần có yêu cầu chăm bón rất “khiêm tốn” chỉ
cần bón tro. Theo Võ Văn Chi (2004), khi cây cao 15-20 cm bón thúc phân với

lượng phân nước 5-7 tấn + 100 kg đạm + 100 kg kali cho 1 ha. Khi cây cao 30-35
cm bón thúc lần thứ hai. Khi cây cao 50-65 cm bón thúc lần 3, lượng phân bón
cũng như các lần trước. Theo Nguyễn Văn Hoan (1999), khoảng 7-10 ngày phun
một lần các loại phân bón qua lá như: Bio-ted (602-603), Atonic, Orgamin để
tăng năng suất.
1.2.5 Sâu, bệnh hại và cách phòng trị
* Sâu, bệnh hại
Theo Trần Thanh Tùng (2009), điều tra và khảo sát của sâu hại chính trên
ruộng rau cần là sâu ăn tạp (Spodoptera litura) và sâu xanh da láng (Spodoptera
exigua). Theo Trần Văn Thuận (2009), giai đoạn 20 ngày sau khi cấy rau bắt đầu
rậm rạp và thời điểm này cũng là lúc rau rất non hai loại sâu này bắt đầu xuất

7


hiện. Ngoài sâu, bệnh gây hại cũng rất nghiệm trọng, trên rau cần thường có bệnh
đốm lá do nấm Cercospora sp. gây ra.
* Cách phòng trị
Các loại thuốc bảo vệ thực vật được nông dân sử dụng để phòng trừ, bệnh
chủ yếu là Antracol 70WP + Ridomil 68WP và Dibonin 5 WP, còn đối với thuốc
trừ sâu thì sử dụng các loại thuốc gốc cúc, có độc thấp, Decis 2,5 EC, MapPermethrin 10 EC… (Trần Thanh Tùng, 2009)
1.2.6 Thu hoạch
Rau trồng nên thu hoạch đúng lứa để có rau non, mềm, phẩm chất ngon và
bổ dưỡng… (Trần Thị Ba, 2010). Theo Đường Hồng Dật (2003), rau trồng được
1,5-2 tháng thì cho thu hoạch. Năng suất có thể đạt 25-30 tấn/ha. Theo Unesco
(2005), trước 7 ngày khi thu hoạch, không cho nước vào ruộng để chống rau ngã,
rau cắt bằng dao sắc, cắt rau cách gốc 2-3 cm. Theo Trần Khắc Thi và Trần Ngọc
Hùng (2005), rau nên thu hoạch đúng lúc, loại bỏ lá già, héo, bị sâu bệnh, dị
dạng.
1.3 VAI TRÒ TÁC DỤNG CỦA TRO RƠM

1.3.1 Thành phần chủ yếu của tro rơm
Theo Barišić and Zabetta (2008) và Mohamed and El-Samni (2006), trong
thành phần rơm rạ có 4,65% tro rơm (ash%) và có 82,0% silica. Thành phần hóa
học của tro rơm cũng tương tự như của nhiều sợi hữu cơ, có chứa: Cellulose, một
polymer của glucose, lignin, polymer của phenol, hemi cellulose... SiO2 thành
phần chủ yếu của tro (Bảng 1.2). Theo Epstein và Bloom (2003), Raven (2003)
silic có vai trò rất quan trọng đối với cây trồng, silic còn là nguyên tố thiết yếu
lên sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa, sự hấp thu silic làm tăng bề dày của
vách tế bào giúp cây lúa cứng cáp, lớp cutin-silic dày làm tăng độ cứng của tế
bào, bảo vệ cây chống lại sự nhiễm nấm và sự tấn công của côn trùng do độ cứng
cơ học của nó quyết định (Epstein, 1999; Ma, 2003). Silic là một trong những
nguyên tố trung lượng có trong tro rơm giúp cây chống đỗ, ngã, chống chịu được

8


hạn hán, với mặn, kháng bệnh, tăng hiệu suất quang hợp, tăng hiệu quả sử dụng
phân bón....(www.cuctrongtrot.gov.vn).
Bảng 1.2 Các thành phần trong rơm, lúa mì và trấu (Barišić, V. and E. C.
ZABETTA, 2008) (dịch từ www.google.com.vn)
Thành phần
SiO2
Al2O3
Fe2O3
CaO
MgO
K2 O
Na2O
P2O5
Khác


Rơm
(%)
69,9
0,3
0,2
3,4
1,6
15,3
0,4
1,5
7,4

Lúa mì
(%)
59,9
0,8
0,5
7,3
1,8
16,9
0,4
2,3
10,1

Trấu
(%)
95,4
0,1
0,1

0,4
0,3
1,8
0,0
0,5
1,4

Theo Dobermann và Fairhurst (2000), cho rằng rơm rạ là nguồn cung cấp
vi lượng cho cây trồng, đốt rơm rạ thì trong đó giảm 25%N, 25%P, 20%K và từ
5-60% S, và rơm rạ có khoảng 0,5% N, 0,07-0,12% P, 1,2-1,7% K, 0,05% Si.
Nguyễn Sĩ Siêm và ctv., (2000) cho biết rằng rơm rạ chứa khoảng 0,6% N, 0,1%
P, 1,5% K, 5% Si, 0,1% S và 40% C. Theo các phân tích của Hsieh S. C và Hsieh
(1990) cho thấy ngoài những nguyên tố dinh dưỡng đa lượng (0,66% N, 0,07 P,
0,93 K) thì trong rơm cũng là nguồn cung cấp vi lượng cho cây trồng trong thành
phần rơm rạ có chứa các nguyên tố trung và vi lượng (0,29% Ca, 4,9% SiO2,
0,64% Mg, 427 ppm Fe, 365 ppm Mn, 67 ppm Zn, 9 ppm Cu, 18 ppm Ni, 8 ppm
Cr) các chất dinh dưỡng này có thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng.
Rơm rạ được cấu tạo bởi 33% cellulose, 26% hemicellulose và 18% lignin
(Agbogbo, 2005).
Theo George và Chose (1999), thành phần Cellulose của Rơm và trấu
được xem là tiềm năng sẵn có cho sự đường hóa hay nguồn cung cấp thức ăn cho
sinh khối vi sinh vật và hàm lượng lignin trong rơm ít hơn trong trấu (Bảng 1.3).

9


Bảng 1.3 Thành phần của rơm và trấu (George và Chose, 1999)
Thành phần
Cellulose
Hemicellulose

Lignin
Crude protein (N x 6,25)
Ash

Hàm lượng trong rơm
(%)
43
25
12
3-4
16-17 (Silica 83%)

Hàm lượng trong trấu
(%)
35
25
20
3
17 (Silica 94%)

1.3.2 Tro thảo mộc:
Tro thảo mộc là loại phân bón chứa rất nhiều loại dinh dưỡng khoáng,
trong đó chủ yếu là cacbonat kali và nhiều dạng kali khác. Ngoài ra, còn có nhiều
vôi, lân và một ít các nguyên tố Fe, Mg, S, B, Zn, Mo, Mn…vì vậy, tác dụng của
tro không chỉ chủ yếu nhờ có kali mà còn do các nguyên tố này. Tro có tính
kiềm, có thể khử chua: một tấn tro có khả năng khử chua tương đương 280-300
kg vôi bột. Hàm lượng K2O trong tro là 5,9-12,4%, P2O5 là 3,10-3,40%, CaO là
22,1-25,2%. Hàm lượng thay đổi lớn tùy vào nguyên liệu đốt, bộ phận của cây,
độ non, già và nơi trồng nguyên liệu. Thường cây thân mộc hàm lượng dinh
dưỡng cao hơn cây thân thảo. Tỷ lệ K2O trong tro rơm rạ là 0,6-1,5%, trấu 0,7%,

còn tỷ lệ P2O5 trong rơm rạ là 0,57-1,23%, trấu 0,65%. Các chất dễ tan trong
nước của tro thì kali (90%) là nhiều nhất: chủ yếu là dạng cacbonat, kế đến là
suynphat, lân trong tro cũng thuộc loại dễ tan (Hoàng Đức Phương, 2000).
Tro các loại được sử dụng làm phân bón rất có hiệu quả ở những loại đất
thiếu kali hoặc trong trường hợp bón quá nhiều phân đạm. Trong tro có 1-30 %
K2O và 0,6-19 % P2O5. Tro có thể dùng bón trực tiếp cho cây hoặc dùng làm chất
độn, chất trộn với phân chuồng, nước tiểu... Tro có tính kiềm nên phát huy tát
dụng tốt trên các loại đất chua (trích: Cao Nguyễn Phương Khanh, 2009). Theo
Hà Thị Thanh Bình (2002), tro rơm rạ cây ngũ cốc giàu kali; tro các loại thân gỗ
ít kali hơn nhưng giàu CaO. Tro có thể bón cho tất cả các loại cây cũng như các
loại đất, có thể dùng bón lót hoặc bón thúc. Theo Nguyễn Thành Hối (2008), đốt
rơm rạ là giải pháp dễ thực hiện và còn có tác dụng diệt trừ các mầm bệnh có thể
gây hại, tro rơm có tác dụng tốt cho cây trồng 0 N, 75% P, 79% K và một ít lưu
huỳnh.

10


1.3.3 Tro bếp:
Theo Hoàng Đức Phương (2000) Tro bếp phù hợp với tất cả các loại cây
trồng: cây rau, hoa, cây ăn quả, cây công nghiệp có thể dùng bón lót hoặc bón
thúc và bón vãi lên lá. Tro làm cứng cây, không bị đổ ngã và tăng sức chống chịu
sâu bệnh để thu được 15-19 kg tro rơm thì cần phải đốt một tạ tấn nguyên liệu.
Vũ Hữu Yêm và ctv., (2001) tro không những có khá nhiều kali (tro cây
ngũ cốc chứa 16-35% K2O, tro cây than gỗ chứa 10% K2O) còn chứa hầu hết các
nguyên tố khoáng trong cây (P, Ca, Mg, các nguyên tố vi lượng). Nông dân Việt
Nam trước đây chỉ dùng tro bếp nuôi bèo hoa dâu phát triển rất tốt. Kali trong tro
lại tồn tại dưới dạng K2CO3, rất dễ tan trong nước, tro bếp thích hợp nhiều loại
cây nhất là trên đất chua. Tro bếp đáng được xem là loại phân kali quý cần được
khai thác nhất là đối với nước ta, một nước không có quặng kali.

Tro bếp là nguồn phân kali quan trọng có thể được tận dụng ở nông thôn.
Bón tro bếp ngoài việc cung cấp kali còn cung cấp lân và canxi, trong tro bếp
kali tồn tại dưới dạng K2CO3 là dạng kali thích hợp với tất cả loại cây trồng. Kali
trong tro bếp rất dễ bị mất đi nếu bảo quản trong điều kiện ẩm ướt.
Nông nghiệp Việt Nam đã có thói quen sử dụng tro bếp làm bếp làm phân
bón từ bao đời nay vì tro bếp là nguồn phân kali có P, Ca và nguyên tố vi lượng
thành phần hóa học và phẩm chất các loại tro khác nhau. Tùy nguyên liệu đem
đốt mà tro có tỷ lệ các nguyên tố dinh dưỡng khác nhau. Hàm lượng K2O (%)
của tro bếp thông thường (rơm rạ) là 16-35%. Tro các loại cây vừng, sắn, bông,
bã mía có hàm lượng K cao. Tro lá tre, lá mía nghèo K (3-8%). Dạng kali có
trong tro bếp là dạng K2CO3 rất dễ tan trong nước, thích hợp cho tất cả các loại
cây.
Bảng 1.4 Thành phần của tro ngũ cốc và tro phân chuồng
Loại tro
Tro ngũ cốc
Tro phân chuồng

K2O (%)

P2O5(%)

CaO (%)

16,2-35,3

2,5-4,7%

15

11


5

9

Khi sử dụng tro bếp cần chú ý: tro phải để khô ráo, nếu bị ướt, nước sẽ làm mất
hết kali, chất lượng tro gỗ (ít Si) có thể trộn tro với phân bắc, nước giải để bón
11


cho cây vì trong đó có nhiều SiO2 có khả năng giữ N lại và nhanh chóng khử mùi
(Nguyễn Như Hà, 2006).
1.4 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ DINH DƯỠNG RAU CẦN
Nguyễn Văn Tươi (2010), rau cần nước được che sáng vào lúc 10 và 20
ngày sau khi cấy có chiều cao cây, kích thước lá lớn hơn so với không che sáng.
Năng suất tổng của rau cần nước ở các thời điểm che sáng không có sự khác biệt
qua phân tích thống kê (dao động từ 10,95-13,96 tấn/ha). Năng suất thương phẩm
có sự khác biệt qua phân tích thống kê che sáng 10N 11,79 tấn/ha, che sáng 20N
10,08 tấn/ha và không che sáng 8,64 tấn/ha. Rau cần nước trồng có che sáng lúc
10 NSKC tăng lợi nhuận 6.275.000 đồng/ha so với trồng rau cần nước không che
sáng.
Nguyễn Văn Nhí (2010), trồng rau cần nước trong nhà lưới tại thành phố
cần thơ vụ Đông Xuân trên nền phân bón 60N + 60P205 + 20K2O và 15 tấn hữu
cơ hoai mục có thể bổ sung thêm GA3 với 3 lần phun là 13, 20, 27 ngày sau khi
trồng với liều lượng 5, 10, 15 g/ha.

12


CHƯƠNG 2

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 PHƯƠNG TIỆN
2.1.1 Địa điểm và thời gian
- Địa điểm thí nghiệm: Tại nhà lưới, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng
dụng, trường Đại học Cần Thơ.
- Thời gian: Từ tháng 04-05/2010
2.1.2 Khí hậu
Thí nghiệm đươc thực hiện trong thời gian có khí hậu tương đối ổn định ở

120

120

96

96

72

72

48

48

24

24

0


0
Tháng 3

Tháng 4

Lượng mưa (mm) và số giờ nắng

Nhiệt độ (0C) và độ ẩm (%)

Cần Thơ (Hình 2.1).

Tháng 5

Thời gian
Nhiệt độ
Lượng mưa

Ẩm độ
Thời gian nắng

Hình 2.1 Tình hình khí hậu trong thời gian thực hiện thí nghiệm (tháng 35/2010), nguồn: Trung tâm Khí tượng Thủy văn TP. Cần Thơ.

13


×