Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

KHẢO sát đặc TÍNH SINH học sự RA HOA và PHÁT TRIỂN TRÁI và ẢNH HƯỞNG của vị TRÍ TRÁI đến PHẨM CHẤT TRÁI QUÝT HỒNG (citrus recticulatablanco) tại HUYỆN LAI VUNG, TỈNH ĐỒNG THÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 71 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN HOÀNG THẠNH

KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH SINH HỌC SỰ RA HOA VÀ
PHÁT TRIỂN TRÁI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA VỊ TRÍ
TRÁI ĐẾN PHẨM CHẤT TRÁI QUÝT HỒNG
(Citrus recticulata Blanco) TẠI HUYỆN
LAI VUNG, TỈNH ĐỒNG THÁP

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC

Cần Thơ, 2010

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC

Tên đề tài:

KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH SINH HỌC SỰ RA HOA VÀ
PHÁT TRIỂN TRÁI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA VỊ TRÍ
TRÁI ĐẾN PHẨM CHẤT TRÁI QUÝT HỒNG
(Citrus recticulata Blanco) TẠI HUYỆN


LAI VUNG, TỈNH ĐỒNG THÁP

Giáo viên hướng dẫn:
PGS. TS. Trần Văn Hâu

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Hoàng Thạnh
MSSV: 3061020
Lớp: NH K32

Cần Thơ, 2010

2


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-oOoLuận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành nông học, với đề tài:

KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH SINH HỌC SỰ RA HOA VÀ
PHÁT TRIỂN TRÁI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA VỊ TRÍ
TRÁI ĐẾN PHẨM CHẤT TRÁI QUÝT HỒNG
(Citrus recticulata Blanco)TẠI HUYỆN
LAI VUNG, TỈNH ĐỒNG THÁP

Sinh viên Nguyễn Hoàng Thạnh thực hiện
Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần thơ, ngày tháng năm 2010
Cán bộ hướng dẫn

Trần Văn Hâu

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.
Cần thơ, ngày

tháng

năm 2010

Nguyễn Hoàng Thạnh

3


LƯỢC SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên: Nguyễn Hoàng Thạnh
Sinh ngày: 22 - 07 - 1988
Nơi sinh: thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ
Email:
Họ và tên cha: Nguyễn Văn Thọ
Họ và tên mẹ: Bùi Thị Bình
Quê quán: thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ
Quá trình học tập: năm 2005 - 2006 tốt nghiệp THPT trường THPT Phan Văn Trị
Năm 2006 - 2010 là sinh viên trường Đại Học Cần Thơ

4



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
---------------------------------------------------------------------------------------------Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn đính kèm với đề tài:

KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH SINH HỌC SỰ RA HOA VÀ
PHÁT TRIỂN TRÁI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA VỊ TRÍ
TRÁI ĐẾN PHẨM CHẤT TRÁI QUÝT HỒNG
(Citrus recticulata Blanco) TẠI HUYỆN
LAI VUNG, TỈNH ĐỒNG THÁP

Do sinh viên Nguyễn Hoàng Thạnh thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng.
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức: ……………………………..

DUYỆT KHOA

Cần Thơ, ngày

Trưởng khoa Nông Nghiệp
và Sinh Học Ứng Dụng

tháng

Chủ tịch Hội đồng


5

năm 2010


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng,
Cha, mẹ suốt đời tận tụy vì tương lai của con.
Thành kính ghi ơn,
PGS.Ts Trần Văn Hâu đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên em trong
suốt thời gian thực hiện và hoàn thành bài luận văn này.
Chân thành biết ơn,
Cô Phan Thị Thanh Thủy, cố vấn học tập đã quan tâm dìu dắt, chia sẽ buồn
vui, động viên và giúp đỡ em suốt khóa học.
Ks. Phan Xuân Hà đã nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá
trình thực hiện luận văn.
Các bạn trong lớp Nông học k32 đã giúp em hoàn thành luận văn này.
Chân thành cảm tạ,
Toàn thể quý thầy cô khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng Dụng và trường
Đại Học Cần Thơ đã dìu dắt và truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích cho em trong thời
gian học tại trường.
Thân ái gởi về,
Các bạn lớp Nông học k32 và ngành Nông học lời chúc sức khỏe, hạnh phúc
và thành đạt trong tương lai.

Nguyễn Hoàng Thạnh

6



MỤC LỤC
Trang
ii

LỜI CAM ĐOAN
LƯỢC SỬ CÁ NHÂN

iii

LỜI CẢM TẠ

v

MỤCLỤC

vi

DANH SÁCH HÌNH

ix

DANH SÁCH BẢNG

xi

TÓM LƯỢC

xii


MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2
1.1.1
Điều kiện tự nhiên và tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện
1.1.1
1.1.2
1.2
1.3
1.4
1.4.1
1.4.2
1.5
1.5.1
1.5.2
1.5.3
1.5.4
1.5.5
1.5.6
1.6
1.6.1
1.6.2
1.6.3
1.6.4
1.7
CHƯƠNG 2
2.1

2.1.1
2.1.2
2.1.3
2.1.4
2.2
2.2.1

Lai Vung
Điều kiện tự nhiên
Tình hình sản xuất nông nghiệp
Giá trị sử dụng của cây có múi
Nguồn gốc của cây có múi
Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây có múi
Tình hình sản xuất cây có múi
Tình hình tiêu thụ cây có múi
Đặc điểm thực vật
Rễ
Thân, cành

Hoa
Trái
Hột
Đặc tính sinh học về sự ra hoa và đậu trái
Sự phân hóa mầm hoa và sự kích thích ra hoa
Sự ra hoa và đậu trái
Sự rụng trái non
Sự phát triển trái
Hiện tượng rối loạn sinh lý trên cây có múi và biện pháp
khắc phục
PHƯƠNG TIỆN PHƯƠNG PHÁP

Phương tiện
Địa điểm
Thời gian
Tình hình khí tượng thuỷ văn tỉnh Đồng Tháp
Dụng cụ và vật liệu thí nghiệm
Phương pháp
Nội dung 1

7

2
2
2
3
3
4
4
4
4
5
5
6
6
7
7
7
7
8
9
10

12
12
12
12
12
13
13
13


2.2.2
2.2.3
CHƯƠNG 3
3.1.1
3.1.2
3.1.3
3.1.4
3.1.5
3.2
3.2.1
3.2.2
3.2.3
3.2.4
3.2.5
3.2.6
3.2.7
CHƯƠNG 4
4.1
4.2


Nội dung 2
Phương pháp phân tích số liệu
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
Đặc tính sinh học sự ra hoa
Sự đậu trái và rụng trái non
Sự phát triển trái
Phẩm chất trái
Hiện tượng khô đầu múi
Thí nghiệm: ảnh hưởng của vị trí trái đến phẩm chất trái
quýt Hồng
Điều kiện ánh sáng ở từng vị trí trái
Kích thước trái
Trọng lượng các thành phần của trái
Phẩm chất trái
Sự khác biệt màu sắc (E)
Độ cứng vỏ trái
Hiện tượng khô đầu múi
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
Đề nghị

TÀI LIỆU THAM KHẢO

16
17
19
19
20
21
26

27
29
29
29
32
34
38
39
40
43
43
44
45

8


DANH SÁCH HÌNH
TT

Tên Hình

2.1

Biểu đồ tình hình lượng mưa trung bình và nhiệt độ trung bình
tháng tại tỉnh Đồng Tháp từ tháng 1/2009 đến tháng 12/2009
(Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Đồng Tháp)
Tỉ lệ rụng trái qua từng giai đoạn trong quá trình phát triển trái
trên cây quýt Hồng tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, 2009
Sự phát triển chiều cao trái (a) và tốc độ tăng trưởng chiều cao trái

(b) từ đậu trái đến thu hoạch trên quýt Hồng tại huyện Lai Vung,
tỉnh Đồng Tháp, 2009
Sự phát triển đường kính trái (a) và tốc độ tăng trưởng đường kính
trái (b)từ đậu trái đến thu hoạch trên quýt Hồng tại huyện Lai
Vung, tỉnh Đồng Tháp, 2009
Sự phát triển trọng lượng trái từ đậu trái đến thu hoạch trên quýt
Hồng tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, 2009
Tốc độ tăng trưởng trọng lượng trái từ đậu trái đến thu hoạch trên
quýt Hồng tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, 2009
Hình dạng bên ngoài và phẩu diện cắt dọc các giai đoạn phát triển
trái từ khi đậu trái đến thu hoạch của trái quýt Hồng tại huyện Lai
Vung, tỉnh Đồng Tháp, 2009
Hàm lượng TA (%), Vitamin C (mg/100 g) (a) và hàm lượng
nước (%), độ Brix (%) (b) của trái quýt Hồng qua từng thời điểm
phân tích từ 90 - 270 ngày sau khi đậu trái tại huyện Lai Vung,
tỉnh Đồng Tháp, 2009
Tỉ lệ múi khô/trái, tỉ lệ chiều dài phần khô/múi của trái quýt Hồng
trong quá trình phát triển trái từ 195 - 270 ngày sau khi đậu trái tại
huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, 2009
Điều kiện ánh sáng ở từng vị trí trái trong quá trình phát triển của
trái quýt Hồng tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, 2009
Chiều cao (cm) trái quýt Hồng ở các vị trí để trái trong quá trình
phát triển trái từ 105 - 270 ngày sau khi đậu trái tại huyện Lai
Vung, tỉnh Đồng Tháp, 2009
Đường kính (cm) trái quýt Hồng ở các vị trí để trái trong quá trình
phát triển trái từ 105 - 270 ngày sau khi đậu trái tại huyện Lai
Vung, tỉnh Đồng Tháp, 2009
Dày vỏ (cm) trái quýt Hồng ở các vị trí để trái trong quá trình phát
triển trái từ 105 - 270 ngày sau khi đậu trái tại huyện Lai Vung,
tỉnh Đồng Tháp, 2009


3.1
3.2

3.3

3.4
3.5
3.6

3.7

3.8

3.9
3.10

3.11

3.12

9

Trang

12
21

22


22
24
24

25

27

28
29

30

31

32


3.13

3.14

3.15

3.16

3.17

3.18


3.19

Trọng lượng (g) trái quýt Hồng ở các vị trí để trái trong quá trình
phát triển trái từ 105 - 270 ngày sau khi đậu trái tại huyện Lai
Vung, tỉnh Đồng Tháp, 2009
Trọng lượng thịt trái (g) của trái quýt Hồng ở các vị trí để trái qua
từng thời điểm phân tích từ 105 - 270 ngày sau khi đậu trái tại
huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, 2009
Trọng lượng vỏ (g) của trái quýt Hồng ở các vị trí để trái qua từng
thời điểm phân tích từ 105 - 270 ngày sau khi đậu trái tại huyện
Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, 2009
Hàm lượng Vitamin C (mg/100 g) của trái quýt Hồng ở các vị trí
để trái qua từng thời điểm phân tích từ 105 - 270 ngày sau khi đậu
trái tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, 2009
Hàm lượng TA (g/L) của trái quýt Hồng ở các vị trí để trái qua
từng thời điểm phân tích từ 105 - 270 ngày sau khi đậu trái tại
huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, 2009
Độ Brix (%) của trái quýt Hồng ở các vị trí để trái qua từng thời
điểm phân tích từ 105 - 270 ngày sau khi đậu trái tại huyện Lai
Vung, tỉnh Đồng Tháp, 2009
Hàm lượng nước con tép (%) của trái quýt Hồng ở các vị trí để
trái trong quá trình phát triển trái từ 105 - 270 ngày sau khi đậu
trái tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, 2009

10

33

33


34

35

36

37

38


DANH SÁCH BẢNG
TT

Tên Bảng

1.1
3.1

Thành phần dinh dưỡng của cam, quýt, chanh, bưởi
Đặc tính ra hoa trên quýt Hồng hoa tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng
Tháp, 2009
Tỉ lệ cành ra hoa, ra đọt, hoa không có lá và hoa có lá trên quýt Hồng
tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, 2009
Đặc điểm trái quýt Hồng ở thời điểm thu hoạch tại huyện Lai Vung,
tỉnh Đồng Tháp, 2009
Trị số màu sắc (E) trong không gian màu (L, a, b) của vỏ trái quýt
Hồng ở các nghiệm thức qua các thời điểm phát triển trái từ 180 270 ngày sau khi đậu trái tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, 2009
Độ cứng của trái quýt Hồng ở các nghiệm thức qua các thời điểm
phát triển trái từ 210 - 270 ngày sau khi đậu trái tại huyện Lai Vung,

tỉnh Đồng Tháp, 2009
Tỉ lệ (%) múi khô/trái của trái quýt Hồng ở các nghiệm thức trong
quá trình phát triển trái từ 195 - 270 sau khi đậu trái tại huyện Lai
Vung, tỉnh Đồng Tháp, 2009
Tỉ lệ (%) chiều dài phần khô/múi của trái quýt Hồng ở các nghiệm
thức trong quá trình phát triển trái từ 195 - 270 sau khi đậu trái tại
huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, 2009

3.2
3.3
3.4

3.5

3.6

3.7

11

Trang
3
19
20

25

39

40


41

42


Nguyễn Hoàng Thạnh, 2010 “Khảo sát đặc tính sinh học sự ra hoa và phát
triển trái và ảnh hưởng của vị trí trái đến phẩm chất trái Quýt Hồng tại huyện Lai
Vung, tỉnh Đồng Tháp” Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông học trường Đại Học Cần
Thơ. Giáo viên hướng dẫn PGS.TS Trần Văn Hâu.

TÓM LƯỢC
Đề tài “Khảo sát đặc tính sinh học sự ra hoa và phát triển trái và ảnh hưởng
của vị trí trái đến phẩm chất trái quýt Hồng tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp”
được thực hiện nhằm mục tiêu để tìm hiểu về sự phát triển hoa và trái, để có biện
pháp tác động tốt nhất đến năng suất và phẩm chất trái. Thí nghiệm được thực hiện
tại vườn quýt Hồng của ông Nguyễn Thành Lâm tại ấp Long Khánh A, xã Long
Hậu, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Tiến hành khảo sát từ tháng 03/2009 đến
tháng 12/2009. Đề tài thực hiện gồm hai nội dung: Khảo sát đặc tính sinh học sự ra
hoa và sự phát triển của trái quýt Hồng, Ảnh hưởng của vị trí trái đến phẩm chất trái
quýt Hồng. Kết quả của đề tài như sau: Tỉ lệ ra hoa cao (90,5%), tỉ lệ đậu trái khá
cao (50%), sự rụng trái non xuất hiện trong vòng 30 ngày đầu sau khi đậu trái với tỉ
lệ rụng là (30,9%). Sự phát triển của trái quýt Hồng theo một đường cong đơn giản
gồm ba giai đoạn. Giai đoạn phân chia tế bào và hình thành cơ quan trong vòng 60
ngày đầu sau khi đậu trái.Giai đoạn tăng trưởng nhanh. Trong đó, chiều cao trái
tăng trưởng và đạt tốc độ tăng trưởng cực đại tại thời điểm 86 ngày sau khi đậu trái.
Đường kính trái đạt tốc độ tăng trưởng cực đại tại thời điểm 101 ngày sau khi đậu
trái. Tốc độ tăng trưởng trọng lượng trái đạt cực đại tại thời điểm 160 ngày sau khi
đậu trái. Giai đoạn trưởng thành và chín: Thời điểm 180 ngày sau khi đậu trái thì
trái bắt đầu ngã vàng (da lươn). Trái khoảng 273 ngày sau khi đậu và vỏ có màu

vàng cam đặc trưng thì có thể thu hoạch. Hiện tượng khô đầu múi có thể phân biệt
được vào giai đoạn 195 ngày sau khi đậu trái. Qua kết quả khảo sát ảnh hưởng vị trí
trái cho thấy, các chỉ tiêu như kích thước trái, trọng lượng trái, hàm lượngVitamin
C, hàm lượng TA không bị ảnh hưởng bởi vị trí của trái. Độ Brix và hàm lượng
nước trong con tép ở nghiệm thức trên tán cao hơn so với hai nghiệm thức còn lại.
Màu sắc của trái trên tán vàng và bóng hơn so với trái ở giữa và dưới tán. Trái ở
dưới tán vỏ bị sần sùi và cứng hơn so với trái ở trên tán. Tỉ lệ múi khô/trái và chiều
dài phần khô/múi cũng bị ảnh hưởng nhiều. Cần nghiên cứu chế độ dinh dưỡng và
nước trong giai đoạn trái phát triển nhanh, và kỹ thuật tỉa cành phù hợp để giúp cho
quýt Hồng đạt năng suất và chất lượng cao.

12


MỞ ĐẦU
Lai Vung là một huyện nằm ven bờ sông Hậu, tiếp giáp với Cần Thơ và Vĩnh
Long, một vùng đất phù sa màu mỡ. Nhờ có vị trí địa lý thuận lợi đó nên Lai Vung
rất phù hợp trồng nhiều loại cây ăn trái đặc biệt là loại cây có múi như quýt Hồng.
Hiện nay, huyện có 1.200 ha diện tích trồng quýt Hồng với sản lượng là 36.000 tấn
(Phòng Nông Nghiệp huyện Lai Vung, 2008). Quýt Hồng là một cây ăn trái có giá
trị kinh tế rất cao, là cây trồng chủ lực của của nông dân huyện Lai Vung, tỉnh Đồng
Tháp. Vì thế cây quýt Hồng được xem là lợi thế kinh tế của địa phương.
Trái quýt Hồng với màu vàng đậm, hầu như là loại trái cây có múi duy nhất
ở đồng bằng sông Cửu Long có màu sắc đẹp khi so sánh với các lọai trái cây có múi
ở vùng Á Nhiệt đới. Do có màu sắc tươi đẹp nên quýt Hồng rất được ưa chuộng
trong dịp tết Nguyên Đán để thờ cúng. Ngoài màu sắc tươi đẹp bên ngoài thì phẩm
chất bên trong cũng là yếu tố rất được quan tâm, vì theo quan niệm Á Đông vào
những ngày đầu năm tất cả đều phải trọn vẹn, tốt đẹp. Hơn nữa, trái quýt Hồng với
vị ngọt, chua nhẹ, hậu không đắng như quýt xiêm, rất thích hợp trong các bửa tiệc
mừng xuân.

Song, việc trồng quýt Hồng từ trước tới nay mang tính chất tự phát, chủ yếu
cho tiêu dùng nội địa. Mặt khác, đối tượng này vẫn chưa được đầu tư nghiên cứu
đúng mức so với tầm quan trọng của nó, cho tới nay tài liệu khoa học ở nước ta về
loài cây này còn rất hạn chế. Kỹ thuật của bà con nông dân chưa được chú ý, chỉ sản
xuất theo hướng tự phát vì thế chất lượng sản phẩm đôi khi không phù hợp với thị
hiếu của người tiêu dùng.
Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài: “Khảo sát đặc tính sinh học sự ra
hoa và phát triển trái và ảnh hưởng của vị trí trái đến phẩm chất trái Quýt
Hồng tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp” được thực hiện để tìm hiểu về sự
phát triển hoa và trái, để có biện pháp tác động tốt nhất đến năng suất và phẩm chất
trái giúp bà con nông dân đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

13


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
CỦA HUYỆN LAI VUNG
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Lai Vung nằm ở phía Nam của tỉnh Đồng Tháp, trong vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam của Tỉnh (vùng Sa Đéc).
Diện tích tự nhiên: 238 km2.
Dân số năm 2007: 165.000 người.
Đơn vị hành chính: 11 xã và thị trấn Lai Vung.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 2006 - 2008 là 16,80%/năm.
Huyện Lai Vung có vị trí hết sức quan trọng, nằm giữa sông Tiền và sông
Hậu; nằm kề với khu công nghiệp Sa Đéc, ngang khu công nghiệp Trà Nóc (Cần
Thơ) và tiếp giáp với các trung tâm đô thị lớn của vùng như thành phố Cần Thơ,
thành phố Long Xuyên (An Giang) rất thuận lợi cho việc thu hút đầu tư phát triển.

Mạng lưới giao thông thuỷ bộ rất thuận lơi, huyện có các tuyến huyện lộ trên 100
km đường nhựa phủ khắp liên thông với Tỉnh lộ 851, 852, 853 nối liền với Quốc lộ
54 và 80; cách cảng Sa Đéc và cảng Cần Thơ chỉ 20 km đi từ khu công nghiệp sông
Hậu.
1.1.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp
Theo báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tháng 02 năm 2009 của Ủy ban nhân
dân huyện Lai Vung thì diện tích cây lúa là 14.050 ha chiếm 77,46%, diện tích cây
màu 167 ha chiếm 0,92%. Diện tích cây ăn trái là 3.921,32 ha chiếm 21,62%, trong
đó diện tích cây quýt Hồng là 1.418,8 ha chiếm 36,18% so với diện tích trồng cây
ăn trái. Qua đó cho thấy cây quýt Hồng có vị trí rất quan trọng trong nền nông
nghiệp cũng như giá trị kinh tế đối với huyện Lai Vung (www.dongthap.gov.vn).
1.2 GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA CÂY CÓ MÚI
Theo Trần Thượng Tuấn và ctv. (1994) trái cam quýt được sử dụng rộng rãi
vì có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nhất là vitamin C. Vỏ trái
giàu pectin được sử dụng làm xu xoa, mứt, kẹo, thuốc nam hay trích lấy tinh dầu.
Trái được chế biến thành nhiều loại sản phẩm như nước giải khát, xi-rô, mứt, rượu
bổ…

14


Bảng 1.1 Thành phần dinh dưỡng của cam, quýt, chanh, bưởi.

Loại
trái

Nước

Tro


Protein

(%)

(%)

(%)

Carbohydrat


(%)

(%)

Năng
lượng

Muối khoáng
(mg/100 g)

(%)
Ca

P

Fe

Cam


87,5

0,5

0,5

8,4

1,4

43

34

23

0,4

Chanh

87,5

0,5

0,3

3,6

1,3


18

40

22

0,6

Quýt

88,5

0,6

0,3

8,6

0,8

43

35

17

0,4

Bưởi


83,4

0,4

0,5

15,3

0,7

59

30

19

0,7

Trần Thượng Tuấn và ctv. (1994)

1.3 NGUỒN GỐC CỦA CÂY CÓ MÚI
Khó xác định nguồn gốc của cây có múi vì có rất nhiều chủng loại và đó là
những cây trồng lâu năm có diện phân bố rộng (Vũ Công Hậu, 2000). Cam quýt nói
riêng, cây có múi nói chung là những loài trái cây phân bố rất rộng, gần như có mặt
ở hầu hết các lục địa và ở mỗi vùng tùy theo điều kiện tự nhiên mà có những giống
thích hợp, những đặc tính riêng (Nguyễn Hữu Đống, 2003). Cam quýt có sự phân
bố rộng là do khả năng dễ thích nghi với nhiều môi trường sống khác nhau; do khả
năng dễ lai tạo giữa các chủng mới có khả năng thích nghi cao hơn.
Theo nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy cây có múi có nguồn gốc ở Đông
Nam Á, bao gồm phía Đông Arabia đến Philippines và từ Nam Hymalayas đến

Indonesia hoặc Ustralia, trong đó cái nôi của cây có múi là từ Đông Nam Ấn Độ
đếm phía Bắc Burma (Nguyễn Hữu Đống, 2003). Còn Tanaka (1979 trích dẫn bởi
Nguyễn Hữu Đống, 2003) cho rằng phần lớn nguồn gốc cây có múi ở vùng giáp
ranh giới Ấn Độ và Trung Quốc. Vũ Công Hậu (2000) cho rằng sự thuần hóa các
cây có múi dại đã bắt đầu từ vài thế kỷ trước công nguyên và rất khó xác định
nguồn gốc của cây có múi vì có rất nhiều chủng loại. Đó là những loại cây trồng lâu
năm và có diện tích phân bố rộng từ xích đạo lên tới vĩ tuyến 430 từ mặt biển lên tới
độ cao 2500 m. Các loài, thậm chí các chi lai hữu tính một cách dễ dàng, luôn sản
sinh ra các loài mới và có những loài người ta không xác định được loài bố mẹ.
Ở Việt Nam cam quýt được trồng khắp các tỉnh từ Bắc chí Nam. Các vùng
cam quýt nổi tiếng thường là vùng đất phù sa cũ, cao, đất tương đối nhẹ ven sông.
Có nơi dân còn vực đất phù sa lên đắp các chân ruộng để trồng cam quýt. Miền Bắc
Việt Nam có vùng trồng cam nổi tiếng ven sông Thương, sông Sỏi, sông Hồng,
sông Lô, sông Ngàn Phố, sông Châu Giang, sông Thái Bình. Vùng ĐBSCL, đất

15


rộng người thưa có nhiều vườn cam lớn đến hai ba nghìn hecta như Tiền Giang,
Cần thơ, Vĩnh Long… (Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, 1999).
1.4 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÂY CÓ MÚI
1.4.1 Thế giới
Trong những năm ở nửa sau của thế kỷ XX, sản xuất cam quýt trên thế giới
tăng nhanh. Nhu cầu đối với các loại cây có múi đang tăng và ngày càng có nhu cầu
lớn hơn. Theo tài liệu của tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên hiệp quốc
(FAO, 1997 trích dẫn bởi Đường Hồng Dật, 2000) trong vòng 20 năm (từ 1975 đến
1995) sản lượng cam quýt trên thế giới tăng từ 22 triệu lên đến 48 triệu tấn. Tổng
sản lượng cam quýt trên thế giới trong những thập niên 90 của thế kỷ XX bình quân
hàng năm là 60 - 70 triệu tấn với tổng diện tích là 6,5 triệu hecta, tập trung ở các
nước có khí hậu á nhiệt đới và một phần ở các vĩ độ cao hơn 20 - 220 Bắc và Nam

bán cầu. Giới hạn phân bố của cam quýt lên đến 350 Bắc và Nam, có khi lên đến 400
(Đường Hồng Dật, 2000).
Sản lượng cam quýt được sản xuất nhiều ở vùng Bắc bán cầu (42,3 triệu tấn)
hơn là Nam bán cầu (18,4 triệu tấn). Về mặt tiêu thụ, 2/3 sản lượng cam quýt được
tiêu thụ tươi, còn lại 1/3 sử dụng trong chế biến, đặc biệt là dưới dạng nước giải
khát. Các nước sản xuất nhiều cam là Mỹ, Braxin, Tây Ban Nha, Ý, Mêhicô, Ấn
Độ, Ai Cập, Israel, Trung Quốc, Achentina, Nam Phi, Maroc, Hy Lạp và Thổ Nhĩ
Kỳ. Các nước sản xuất nhiều quýt là Nhật, Tây Ban Nha, Hoa Kỳ, Ý, Braxin, Trung
Quốc và Achentina. Các nước trồng nhiều chanh gồm có Mỹ, Ý, Mehico, Ấn Độ,
Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ. Về bưởi, các nước trồng nhiều là Mỹ, Israel,
Achentina và Trung Quốc (Trần Thượng Tuấn và ctv., 1994).
1.4.2 Trong nước
Diện tích cây ăn quả ở ĐBSCL ước tính khoảng 234.363 ha và miền Đông
Nam Bộ 100.000 ha (Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, 2000). Ở Nam Bộ
diện tích cây có múi đứng hàng thứ hai (39.440 ha) sau cây nhãn (48.656 ha) với
sản lượng cao nhất là 552.160 tấn. Với gần 40.000 ha cây có múi, ĐBSCL chiếm
gần 37.000 ha, Đông Nam Bộ chỉ khoảng 3.000 ha đã cho thấy sự quan trọng của
cây có múi.
Thị trường tiêu thụ trong nước là một thị trường rất quan trọng, thường thì
thị trường phía Bắc là nơi thiêu thụ sản phẩm cây ăn trái của miền Nam và ngược
lại. Do bệnh vàng lá gân xanh từ năm 1994 đến năm 1998 đã làm giảm 30% đến
40% diện tích cây có múi vùng ĐBSCL, dẫn đến sản lượng giảm liên tục làm cho
giá thị trường của cây có múi không ngừng tăng cao: từ 15.000 đồng đến 20.000
đồng/kg bưởi năm roi. Giá bình quân vào chính vụ khoảng 5.000 đến 7.000

16


đồng/kg. Trong khi các loại trái cây khác giảm từ 20% đến 30% như: chôm chôm,
sapo…(Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, 2000).

1.5 ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
1.5.1 Rễ
Phần lớn rễ cam quýt phân bố ở tầng đất sâu 10 - 30 cm. Rễ hút tập trung ở
tầng sâu 10 - 25 cm. Rễ hoạt động mạnh ở thời kỳ 1 - 8 năm tuổi sau khi trồng. Sự
phân bố tầng rễ của cây ăn quả có múi tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Trước hết là tùy
thuộc vào loại đất: độ dày tầng đất mặt, thành phần hóa học của đất, mực nước
ngầm. Việc phân bố của rễ con tùy thuộc vào các biện pháp và kỹ thuật canh tác. Rễ
quýt rất sợ đất chặt, bí và không phát triển được ở những nơi có mực nước ngầm
cao. Các cây cam quýt nhân giống bằng hạt có bộ rễ ăn sâu nhưng phân bố hẹp và ít
rễ hút. Cây chiết và cây giâm cành có bộ rễ ăn nông nhưng nhiều rễ hút phân bố
nông và tự điều tiết được tầng sâu phân bố theo những thay đổi của điều kiện bên
ngoài nhất là mực nước ngầm (Đường Hồng Dật, 2003).
1.5.2 Thân, cành
Cam quýt ít có thân chính nếu để cây phát triển tự do, vì vậy cần tạo hình
ngay khi cây bắt đầu phát triển để dễ dàng chăm sóc. Các cành chính thường mọc ra
ở các vị trí trong khoảng 1 m cách mặt đất. Cành có thể có gai, nhất là khi trồng
bằng hột. Tuy nhiên sau giai đoạn ra hoa trái, các gai thường ít phát triển. Ở một vài
loài, gai chỉ mọc ra từ những cành sinh trưởng mạnh (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh
Phong, 2004). Cây cam quýt thuộc dạng thân gỗ, loại hình bán bụi. Cây trưởng
thành có thế có 4 - 6 cành chính. Tùy theo tuổi cây và điều kiện sống, phương pháp
nhân giống cây có thể có chiều cao và hình thái khác nhau (Trần Thế Tục và ctv.,
1998).
Theo Trần Thượng Tuấn và ctv. (1994) thì trong một năm cây có thể cho 3 4 đợt cành. Tùy theo chức năng của cành trên cây, chúng có thể gọi như sau:
 Cành cho trái: Là những cành mang trái, thường ra trong mùa xuân. Cành
ngắn nhỏ, mau tròn mình, dài trung bình 3 - 9 cm, trên cành có lá hoặc vết lá. Cành
cho trái mọc từ những cành lớn hơn gọi là cành mẹ. Những cành mọc ở ngọn hay
gần ngọn cành mẹ là những cành đậu trái tốt so với các cành mọc bên trong. Vì phải
tập trung chất dinh dưỡng để nuôi trái nên thường cành cho trái không tiếp tục cho
ra những cành mới, sau khi thu hoạch thường héo khô đi.
 Cành mẹ: Là cành tạo ra cành cho trái, thường phát triển mạnh trong mùa

hè và mùa thu. Cành to khỏe, lâu tròn mình. Cần nắm vững thời vụ ra cành mẹ để
có biện pháp bồi dưỡng tích cực giúp cây tạo được nhiều cành cho trái hơn trong
mùa xuân.

17


 Cành dinh dưỡng: Chỉ chung tất cả các loại cành trong giai đoạn chưa ra
hoa trái, thường mọc ra ở các mùa trong năm.
 Cành vượt: Là loại cành mọc thẳng lên trong tán cây từ những cành chính
hay thân. Cành mọc ra trong mùa hè, phát triển mạnh, dẹp, màu xanh, lá to bóng
láng, đôi khi có gai dài. Loại cành này phát triển thường sử dụng nhiều chất dinh
dưỡng của cây mà không ích lợi nhiều, chúng lại là nơi sâu bệnh thích tấn công. Do
đó, khi cây còn tơ có thể giữ lại cành vượt để tạo khung tán, nhưng khi cây trưởng
thành thì nên cắt bỏ.
Nhìn chung, sự phát triển của cành tùy thuộc vào số trái trong năm. Trong
điều kiện tự nhiên, nếu trong năm cây sai trái thì năm sau số trái ít đi vì số lượng
cành mọc ra không nhiều. Do đó, cần chú ý tới bồi dưỡng cho cây sau thu hoạch để
giúp cây có đủ dinh dưỡng tạo nhiều cành mới.
1.5.3 Lá
Lá cam quýt thuộc loại lá đơn gồm có cuống lá, cánh lá và phiến lá. Phần
cánh lá có kích thước thay đổi tùy giống. Trên cùng một loài thì kích thước chánh lá
cũng thay đổi theo mùa. Một cây cam quýt khỏe mạnh có thể có 150.000 - 200.000
lá với tổng diện tích lá khoảng 200 m2. Trên lá khí khổng tập trung nhiều nhất ở mặt
lưng, số lượng thay đổi tùy giống, trung bình có 400 - 500 khí khổng/mm2. Lá có
chứa túi tinh dầu, hiện diện ở lớp mô giậu (Trần Thượng Tuấn và ctv., 1994).
1.5.4 Hoa
Hoa cam quýt thuộc dạng hoa đơn hay hoa chùm, mọc từ nách lá. Hoa
thường mọc trong mùa xuân, nhưng nếu gặp hạn kéo dài và sau đó có mưa hay tưới
nước thì cây cũng ra hoa rộ (như trong kỹ thuật xiết nước để kích thích ra hoa). Ở

ĐBSCL, hoa cam quýt mọc ở cành phát triển vào đầu và cuối mùa mưa nên cho
nhiều vụ trái trong năm (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2004).
Hoa cam quýt có hình thuôn tròn, đường kính 2,5 - 4 cm, thơm và thường là
hoa lưỡng tính. Hoa có 4 - 8 cánh (thường là 5), màu trắng. Hoa có 20 - 40 nhị đực
hợp thành từng nhóm, dính liền nhau ở đáy. Đầu nướm nhụy cái to, bầu noãn có từ
8 - 15 ngăn (tạo thành các múi) dính liền nhau tại một trục giữa cái, mỗi ngăn 0 - 6
tiểu noãn (tạo thành hột). Mầm hoa thường bắt đầu thành lập từ sau khi thu hoạch
trái đến trước khi mọc cành mùa xuân, nhưng cũng thay đổi tùy điều kiện khí hậu.
Thông thường, cây phân hóa từ tháng 11 dương lịch đến đầu tháng 2 dl năm sau
(Trần Thượng Tuấn và ctv.,1994).
Hầu hết các loài cam quýt đều tự thụ. Thường thì nhị đực và nhị cái chín cùng
một lúc và nướm có thể nhận được phấn trong thời gian kéo dài 6 - 8 ngày. Côn
trùng (ong, bướm) cũng góp phần quan trọng trong việc thụ phấn. Theo Nguyễn

18


Hữu Đống (2003) hoa thường ra đồng thời với cành non, trên một cây có thể tới 60
nghìn hoa và chỉ cần 1% hoa đậu là mỗi cây có thể thu được 100 kg quả. Thời gian
từ khi ra hoa đến khi hoa tàn thay đổi tùy giống và điều kiện khí hậu, trung bình là
một tháng.
1.5.5 Trái
Trái có hình cầu dẹp ở hai đầu, đỉnh và đáy trái lõm, có từ 6 - 10 múi, mỗi
múi có từ 0 - 4 hạt, vỏ có quả màu hồng đặc trưng rất đẹp và không có lớp vỏ trắng
xốp. Mặt ngoài vỏ có lớp sừng chứa nhiều túi tinh dầu. Theo Trần Thượng Tuấn và
ctv. (1994) trái cam quýt gồm có 3 phần: ngoại, trung và nội quả bì.
Ngoại quả bì: Là phần vỏ ngoài của trái, gồm biểu bì với lớp cutin dày, lớp
nhu mô, các túi tinh dầu và các khí khổng. Vỏ trái màu xanh và có khả năng quang
hợp khi trái còn xanh. Khi chín, vỏ trái đổi sang màu vàng hay cam. Màu sắc trái
khi chín ở vùng khí hậu mát (á nhiệt đới) thường đẹp, tươi hơn vùng nhiệt đới (khi

chín trái vẫn còn xanh nhạt).
Trung quả bì: Là phần vỏ trong, nằm kế ngoại bì. Đây là các lớp tế bào có
màu trắng, đôi khi màu vàng hay hồng nhạt (bưởi), dày mỏng tùy loài. Vỏ trong
chứa nhiều đường bột, vitamin C và pectin. Khi trái còn non, hàm lượng pectin cao
(20%) giúp trái hút nước dễ dàng.
Nội quả bì: Là các múi trái bao quanh bởi vách mỏng. Trong múi có nhiều
“con tép” chiếm đầy múi, chỉ chừa ít khoảng trống cho hột. Tép múi chứa đầy dịch
trái gồm đường và acid (chủ yếu là acid citric). Khi trái chín, lượng acid giảm dần,
lượng đường và chất thơm tăng lên. Tỷ lệ đường và acid thay đổi tùy loài trồng và
điều kiện canh tác. Ở các loại cam quýt, thời gian chín của trái thay đổi từ 7 - 14
tháng kể từ khi thụ phấn. Thông thường cây có thể cho nhiều hoa, nhưng chịu một
tỷ lệ nhỏ trái phát triển được. Hoa và trái non có thể bị rụng (thời kỳ này có thể kéo
dài 10 - 12 tuần sau khi hoa nở).
1.5.6 Hột
Hình dạng, kích thước, trọng lượng, số lượng hột trong trái và mỗi múi thay
đổi tùy giống (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2004). Ngoại trừ bưởi có hột
đơn phôi, hầu hết các loài cam quýt đều có hột đa phôi (cho nhiều cây con mọc từ
mỗi hột). Các phôi hữu tính hình thành do thụ tinh. Khoảng 6 phôi vô tính phát triển
từ tế bào sinh dưỡng của phôi tâm và vì vậy cây con rất giống mẹ. Cây mọc ra từ
phôi hữu tính thường yếu ớt, dễ chết. Tuy nhiên, sự thụ phấn cũng cần thiết phát
triển phôi vô tính (Lê Thanh Phong và ctv., 1999).

19


1.6 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SỰ RA HOA VÀ ĐẬU TRÁI
1.6.1 Sự phân hóa mầm hoa và sự kích thích ra hoa
Sự hình thành hoa là dấu hiệu cây chuyển từ giai đoạn sinh trưởng phát triển
dinh dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng phát triển sinh sản: chuyển hướng từ hình
thành mầm lá sang hình thành mầm hoa. Nó biểu hiện về phản ứng di truyền và

trạng thái sinh lý nhất định khi gặp điều kiện ngoại cảnh thích hợp. Sau khi cảm ứng
được mầm hoa thì hoa được hình thành và phân hóa (Phạm Văn Côn, 2003).
Quá trình ra hoa có thể chia làm các bước sau: sự hình thành mô nguyên thủy
mầm hoa, sự phân hóa các bộ phận của hoa, sự thành thục các bộ phận hoa, sự trổ
hoa. Trong đó thời kỳ điểm sinh trưởng phân hóa thành mô nguyên thủy mầm hoa
là thời kỳ quan trọng nhất, đây là bước chuyển dịch từ sinh trưởng dinh dưỡng sang
sinh trưởng sinh thực (Vũ Văn Vụ và ctv., 2005). Thời kỳ ra hoa phụ thuộc vào
chủng loại thực vật và đặc tính di truyền. Sự ra hoa và đậu trái cũng khác nhau giữa
các chủng loại cây trồng. Có loại ra hoa nhiều và đậu trái với tỉ lệ cao, có loại ra hoa
song hầu như rất ít đậu trái (Hoàng Đức Phương, 2000).
Mầm hoa được kích thích trong điều kiện khô hạn nhưng chỉ phát triển khi
nhiệt độ ấm lên hoặc ẩm độ đất tăng (không còn “xiết nước”). Thường cây sẽ ra hoa
sau khi tưới nước 3 - 4 tuần. Thời gian từ khi cảm ứng ra hoa đến khi hoa nở thay
đổi từng năm. Áp dụng GA3 trong giai đoạn kích thích ra hoa sẽ ngăn cản sự kích
thích và sự ra hoa tiếp theo (Davenport, 1990 trích dẫn bởi Trần Văn Hâu, 2008).
1.6.2 Sự ra hoa và đậu trái
Mối quan hệ giữa sinh trưởng thân cành và ra hoa kết quả hết sức mật thiết.
Trong chu kỳ sinh trưởng của cây ăn trái thì sự hình thành, sinh trưởng của lộc cành
mới với việc phân hóa mầm hoa, sự phát triển của trái có mối quan hệ mật thiết với
nhau. Nếu cành lá sinh trưởng quá yếu, khả năng đồng hóa sẽ kém dẫn đến việc
phân hóa mầm hoa, sự phát triển của trái sẽ không thuận lợi. Ngược lại cành lá sinh
trưởng quá mạnh, thời gian sinh trưởng kéo dài, tiêu hao nhiều dinh dưỡng cho các
phần non trên cành, cho nên tuy lá có nhiều, sản phẩm đồng hóa tích lũy được ít, do
đó việc phân hóa mầm hoa, sự phát triển của trái cũng gặp khó khăn. Bởi vậy những
cành lá mới chỉ để phát triến với mật độ vừa phải là tốt nhất (Phạm Văn Côn, 2003).
Theo Trần Văn Hâu (2008) thì cây có múi có nhiều đợt sinh trưởng trong
năm tùy theo giống. Chồi mới thường xuất phát từ mầm ngủ của chồi bên. Chồi mới
có thể ra lá, hoa hoặc vừa ra lá vừa ra hoa. Mầm hoa không có thể nhận thấy trong
giai đoạn mầm ngủ. Dấu hiệu sớm nhất của hoa được nhìn thấy khi mầm phát triển
thành chồi.


20


Ở vùng á nhiệt đới cây cam thường có ba đợt sinh trưởng chính trong năm:
 Đợt đâm chồi vào cuối mùa Đông hay đầu mùa Xuân.
 Đợt đâm chồi vào mùa Hè, sau khi dứt đợt rụng trái non.
 Đợt cành mùa Thu
Sự đậu trái bị ảnh hưởng rất mạnh bởi nhiệt độ và sự khô hạn. Thời tiết lý
tưởng cho cây thụ phấn là: nắng, nhiệt độ vừa phải, không có gió lớn, điều kiện để
bao phấn dễ nảy nở, nẩy mầm thuận lợi, côn trùng môi giới hoạt động tốt, số lượng
hạt phấn mang đến đầu nhụy nhiều (Phạm Văn Côn, 2003). Thông thường phát hoa
có lá đậu trái cao hơn so với phát hoa không có lá; chồi có tỉ lệ lá/hoa cao sẽ có tỉ lệ
giữ trái đến khi thu hoạch cao. Nhiệt độ cao (>35oC) và sự khô hạn dễ gây ra sự
rụng trái non. Nhiều tác giả cho rằng sự rụng sinh lý khi trái có kích thước từ 0,5 2,0 cm có liên quan đến chất điều hòa sinh trưởng, nước và các chất carbohydrate
(Trần Văn Hâu, 2008).
1.6.3 Sự rụng trái non
Sự rụng là sự phân tách một phần của cây như: hoa, lá, trái, cành khỏi cơ thể
mẹ. Sự rụng quả cũng là một quá trình thích ứng của cây khi thiếu chất dinh dưỡng,
nước và hoocmon cho sự sinh trưởng của chúng, buộc chúng phải rụng đi một số
lượng nhất định các quả non, để tập trung chất dinh dưỡng và hoocmon cho những
quả khác. Sự rụng của trái thường mạnh mẽ vào lúc phôi sinh trưởng nhanh và lúc
phình to của trái. Về mặt giải phẫu sự rụng trái là do sự hình thành tầng rời ở gốc
của cuống trái. Tầng rời là một vài lớp tế bào mô mềm (nhu mô) đặc biệt có đặc
trưng giải phẫu là: tế bào bé hơn, tròn, chất nguyên sinh đặc hơn, gian bào bé,
không hóa suberin và linhin. Ngoài ra yếu tố mạch dẫn thường ngắn và ở các vùng
này thường thiếu yếu tố sợi trong hệ thống dẫn…. Tất cả các cấu trúc đó làm cho
vùng tế bào này yếu hơn các vùng khác. Khi có những yếu tố cảm ứng sự rụng thì
tầng rời xuất hiện nhanh chóng. Trong lớp tế bào này xảy ra những biến đổi mạnh
mẽ. Biến đổi trao đổi chất theo hướng phân giải các hợp chất pectin gắn các tế bào

với nhau nhờ các enzim pectinaza. Kết quả là các tế bào rời rạc, không còn dính
nhau và trái chỉ còn được giữ lại bằng bó mạch mỏng manh. Dưới tác dụng của khối
lượng trái và các tác động cơ học như gió thì trái có thể bị rụng dễ dàng (Vũ Văn
Vụ và ctv., 2005).
Cam quýt có hiện tượng rụng quả sinh lý, thường một năm có hai đợt rụng.
- Đợt rụng quả sinh lý lần thứ nhất, thường xuất hiện vào thời kỳ quả còn
nhỏ (khoảng từ tháng 3, tháng 4). Đặc trưng của đợt rụng quả này là quả mang theo
cả cuống.

21


- Đợt rụng quả sinh lý lần tứ hai: quả rụng khi có đường kính quả bằng 3 4cm, đặc trưng của nó là quả rụng không cuống (xuất hiện cuối tháng 5). Người ta
đã theo dõi trên các giống cam chanh và thấy rằng: hiện tượng rụng quả sinh lý gần
như là tất yếu. Trước khi quả rụng tốc độ lớn của quả rất chậm, sau mỗi đợt rụng
quả tốc độ lớn của quả tăng lên rất nhanh (www.skhcn.vinhlong.gov.vn).
Sự rụng trái non bắt đầu sau khi ra hoa cho đến 3 - 4 tuần sau khi hoa nở. Sự
rụng trái non xảy ra nghiêm trọng khi nhiệt độ trên bề mặt lá từ 35 - 40oC hoặc khi
cây bị khô hạn. Nhiệt độ cao và sự khô hạn nghiêm trọng làm cho khí khẩu bị đóng
dẫn đến giảm sự đồng hóa khí CO2 và sự rụng trái non gây ra bởi sự mất cân bằng
của carbon (Trần Văn Hâu, 2008).
1.6.4 Sự phát triển trái
Sự phát triển trái của cây có múi theo đường cong đơn giản, gồm ba giai
đọan như các loại trái cây khác:
(1) Giai đoạn phân chia tế bào: 4 - 6 tuần sau khi ra hoa
(2) Sự phát triển kích thước trái:
 Chanh: 2 - 3 tháng
 Cam: hơn 6 tháng
(3) Giai đoạn trưởng thành: ngắn hơn 2 tháng
Một số đặc tính của trái (như kích thước, hình dạng trái, cấu trúc và bề dày

của con tép) được xác định trong 2 tháng đầu sau khi ra hoa. Cây mang nhiều trái
ảnh hưởng rất lớn đến tỉ lệ phát triển trái (Trần Văn Hâu, 2008).
1.7 HIỆN TƯỢNG RỐI LOẠN SINH LÝ TRÊN CÂY CÓ MÚI VÀ BIỆN
PHÁP KHẮC PHỤC
Hiện tượng rối loạn sinh lý là sự rối loạn các chức năng của tế bào, đây là sự kết
hợp của các điều kiện bất lợi về môi trường như nhiệt độ, ẩm độ, dinh dưởng, bệnh,
côn trùng… Hầu hết các hiện tượng rối loạn sinh lý thì không thể chữa được, ngăn
ngừa là biện pháp giải quyết tốt nhất (Ladaniya, 2008)
Hiện tượng rối loạn sinh lý trên trái cây có múi được ghi nhận ở nhiều nước trên
thế giới. Hiện tượng rối sinh lý được mô tả bao gồm hiện tượng nứt trái (splitting
hay cracking), con tép kết tinh (granulation), khô múi (dry juice sac) và nhăn vỏ
(creasing). Hiện tượng con tép kết tinh thường xảy ra nhiều ở các cây còn tơ, con
tép trở nên cứng và bị nhạt màu, hàm lượng đường và acid bị giảm (Xingjie, 1990).
Theo Singh và Singh (1980) thì hiện tượng con tép kết tinh có liên quan đến dinh
dưởng, trong cây có một lượng lớn Ca và Mg nhưng bị thiếu hụt về P và Bo.

22


Hiện tượng khô múi (dry juice sac) được cho là bị ảnh hưởng bởi tuổi cây, kích
thước trái, năng suất của cây, thời gian thu hoạch và phân bón (Burns và ctv., 1998,
trích dẫn bởi Boonyakiat và Yantarasri, 2001). Hiện tượng này xuất hiện trên cam,
quýt, quýt lai. Trái bị khô có những khoang rỗng chứa dịch bị đặc quánh lại. Trọng
lượng trái, phần trăm của thịt quả, phần trăm của dịch quả và hàm lượng TSS đều
giảm và phần trăm vỏ quả thì cao hơn so với trái bình thường. Trong trường hợp trái
bị khô trầm trọng thì đường và acid sẽ giảm đi rất nhiều, trái quýt sẽ trở nên nhạt
nhẽo. Trái bị khô có khuynh hướng phát triển khi trái chín, khi thu hoạch trễ hay
cây còn tơ (Ladaniya, 2008). Theo Singh và Singh (1980) thì khả năng phát triển
của bệnh này có thể được hạn chế bằng cách cân bằng dinh dưỡng. Tuy nhiên, việc
đó cần có nhiều nghiên cứu và nhiều thời gian để ứng dụng. Nó giống như việc cân

bằng dinh dưỡng và liên kết các mô với nhau trong con tép có tác dụng nhiều tháng
trước khi hiện tượng này xuất hiện. Với việc tập trung và kết hợp các yếu tố dinh
dưỡng khác nhau là lối đi để chúng ta khắc phục hiện tượng này.
Hiện tượng nứt trái (creasing) cây ăn quả có múi đặc biệt là chanh và quýt có
hiện tượng nứt vỏ trái và làm trái mất giá trị thương phẩm. Ở Ấn Độ trong các tháng
5 – 7 khi lượng acid trong cam và chanh tăng dần khi khí hậu và độ ẩm trong đất bắt
đầu thay đổi đột ngột, và mùa mưa bắt đầu. Mưa lớn cung cấp thật nhiều nước cho
cây và mưa đột ngột giảm, làm cho trái phát triển quá mứt dẫn đến nứt trái. Sự rối
loạn sinh lý làm vỏ quả căng ra và sau đó nứt (Ladaniya, 2008).
Con tép kết tinh (granulation) sự kết tinh được phát hiện đầu tiên bởi
Bartholomew và ctv. (1935) trên cam Valencia. Trong sự kết tinh của cam, quýt,
quýt lai dịch trái được trích ly giảm theo chiều hướng xấu bởi vì dịch quả có những
khoảng đặc quánh lại. Trọng lượng quả, tỉ lệ thịt trái, tỉ lệ dịch trích ly và hàm
lượng TSS đều giảm. Phần vỏ bao múi của trái có hiện tượng kết tinh sẽ nặng hơn
trái bình thường. Sự kết tinh có khuynh hướng phát triển khi trái bắt đầu chín, thu
hoạch trễ hay cây còn tơ (Ladaniya, 2008).
Hiện tượng phồng vỏ (puffing) khi trái bị phồng vỏ quả trở nên dày, đậm và to,
thịt quả cũng khác hơn, tạo ra một lổ hổng không khí giữa vỏ trái và múi. Cam quýt
được bảo quản lâu thì hiện tượng này xuất hiện càng nhiều bởi vì sự tích lủy của độ
ẩm cao (Ladaniya, 2008).

23


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 PHƯƠNG TIỆN
2.1.1

Địa Điểm


- Thí nghiệm được thực hiện tại vườn quýt Hồng của ông Nguyễn Thành Lâm tại
ấp Long Khánh A, xã Long Hậu, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.
- Phòng thí nghiệm Bộ môn Khoa Học Cây Trồng, Khoa Nông Nghiệp & Sinh
Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ.
2.1.2 Thời Gian

- Tiến hành khảo sát từ tháng 03/2009 đến tháng 12/2009.
2.1.3 Tình hình khí tượng thủy văn tỉnh Đồng Tháp

Số liệu khí tượng được thu thập tại trung tâm dự báo khí tượng thủy văn
Đồng Tháp bao gồm nhiệt độ trung bình và lượng mưa trung bình từ tháng 01/2009
đến tháng 12/2009 được trình bày trong Hình 2.1
Thời gian khảo sát bắt đầu vào tháng 3, đây là giai đoạn đã có mưa với lượng
mưa trung bình là 37,7 mm.

30

150
28
100
26

50
0

C)

Nhiệt độ


Lượng m ưa

Nhiệt độ trung bình tháng (Độ

32

200

(mm)

Lượng mưa trung bình tháng

250

24
1

2

3

4

5

6
7
Tháng

8


9

10 11 12

Hình 2.1: Biểu đồ tình hình lượng mưa trung bình và nhiệt độ trung bình tháng tại tỉnh Đồng
Tháp từ tháng 1/2009 đến tháng 12/2009 (Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy
văn Đồng Tháp)

24


2.1.4 Dụng cụ và vật liệu thí nghiệm

- Bảng đánh dấu trên cây.
- Thước kẹp, cân điện tử STATORIUS.
- Khúc xạ kế - Atago của Nhật (đo độ Brix).
- Hóa chất: NaOH 0,1N (Trung Quốc)
HCl đậm đặc 36 - 38% (Trung Quốc)
Oxalic acid độ tinh khiết 99% dạng bột (Trung Quốc)
2,6-diclorophenol indophenol 99% (Trung Quốc)
- Cây quýt Hồng: Những cây quýt Hồng được chọn làm vật liệu thí nghiệm có
cùng độ tuổi (8 năm tuổi), có độ đồng đều cao về sinh trưởng, không có biểu hiện
bất thường hay sâu bệnh và được chăm sóc trong cùng điều kiện. Cây quýt Hồng
trồng bằng nhánh chiết, trồng theo kiểu hình vuông, khoảng cách trồng 3 x 3 m và
trồng trên đất phù sa ven sông.
2.2 PHƯƠNG PHÁP
2.2.1 Nội dung1: Khảo sát đặc tính sinh học sự ra hoa và sự phát triển của trái

quýt Hồng.

+ Mục tiêu: Tìm hiểu sự phát triển hoa, thời gian nở hoa, thời gian đậu trái, sự
phát triển của trái quýt Hồng để xác định những trở ngại và định hướng nghiên cứu,
có biện pháp tác động tốt nhất đến năng suất và phẩm chất trái trong quá trình chăm
sóc.
+ Khảo sát sự phát triển của hoa: Chọn ngẫu nhiên 10 cây trong vườn tương
đối đồng đều về sinh trưởng để khảo sát sự phát triển hoa và tỉ lệ đậu trái.
Chỉ tiêu theo dõi:


Ghi nhận thời gian ra hoa trong năm.



Tỉ lệ ra hoa: làm khung hình vuông 50 x 50 cm đặt năm vị trí quanh tán cây
và cố định các vị trí đã đặt khung, sau đó đếm tổng cành ra hoa, số đọt (cành
sinh trưởng), tổng số hoa trong khung, hoa có và không có lá.



Sự phát triển của hoa: Ghi nhận ngày nhú mầm, ngày hoa nở rộ, ngày hoa
rụng cánh, ngày đậu trái và ngày thu hoạch.



Tỉ lệ đậu trái và rụng trái non: Khi đậu trái, đếm số trái con lại trong mỗi
khung và ghi nhận tỉ lệ đậu trái, ghi nhận số trái còn lại 15 ngày/lần cho đến
khi thu hoạch. Ghi nhận giai đoạn trái rụng và số trái rụng.

25



×