Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

KHẢO sát đặc TÍNH SINH học sự RA HOA và sự PHÁT TRIỂN TRÁI HAI GIỐNG bòn BON TA và bòn BON THÁI tại QUẬN cái RĂNG THÀNH PHỐ cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Lê Thị Thảo

KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH SINH HỌC SỰ RA HOA VÀ
SỰ PHÁT TRIỂN TRÁI HAI GIỐNG BÒN BON TA
VÀ BÒN BON THÁI (Lansium domesticum) TẠI
QUẬN CÁI RĂNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH NÔNG HỌC

Cần Thơ - 2009


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH SINH HỌC SỰ RA HOA VÀ
SỰ PHÁT TRIỂN TRÁI HAI GIỐNG BÒN BON TA
VÀ BÒN BON THÁI (Lansium domesticum) TẠI
QUẬN CÁI RĂNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Cán bộ hướng dẫn
Ts. TRẦN VĂN HÂU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH NÔNG HỌC

Cần Thơ - 2009

2




BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------

Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Nông học với đề tài:

KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH SINH HỌC SỰ RA HOA VÀ
SỰ PHÁT TRIỂN TRÁI HAI GIỐNG BÒN BON TA
VÀ BÒN BON THÁI (Lansium domesticum) TẠI
QUẬN CÁI RĂNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Do sinh viên Lê Thị Thảo thực hiện

Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày .......tháng ........năm 2009
Cán bộ hướng dẫn

TS. TRẦN VĂN HÂU

iii


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư

ngành Nông học với đề tài:

KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH SINH HỌC SỰ RA HOA VÀ
SỰ PHÁT TRIỂN TRÁI HAI GIỐNG BÒN BON TA
VÀ BÒN BON THÁI (Lansium domesticum) TẠI
QUẬN CÁI RĂNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Do sinh viên Lê Thị Thảo thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt
nghiệp...........................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...............

Luận văn tốt nghiệp được hội đồng đánh giá ở
mức:……………………………………….

DUYỆT KHOA

Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2009
Chủ tịch Hội Đồng

Trưởng khoa NN & SHƯD

iv


LƯỢC SỬ CÁ NHÂN


Họ và tên

:

Lê Thị Thảo

Ngày sinh

:

1986

Nơi sinh

:

Ấp Cứ Mạnh, Xã Xuân Hòa, Huyện Kế Sách, Tỉnh Sóc
Trăng.

Họ và tên cha

:

Lê Văn Hôn

Họ và tên mẹ

:

Nguyễn Thị Ngôn


Quê quán

:

Ấp Cứ Mạnh, Xã Xuân Hòa, Huyện Kế Sách, Tỉnh Sóc
Trăng.

Quá trình học tập

:

Từ 1993-1998 :

Học sinh trường tiểu học Xuân Hòa, xã Xuân Hòa, huyện
Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.

Từ 1998-2002 :

Học sinh trường trung học cơ sở Xuân Hòa, xã Xuân
Hòa, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.

Từ 2002-2005 :

Học sinh trường trung học phổ thông An Lạc Thôn, xã
An Lạc Thôn, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.

Từ 2005-2009 :

Sinh viên trường Đại Học Cần Thơ, học chuyên ngành

Nông học, khóa 31, khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng
dụng.

v


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng
Cha mẹ suốt đời tận tụy vì sự nghiệp và tương lai của các con.
Thành kính ghi ơn
Ts.Trần Văn Hâu đã tận tụy hướng dẫn và giúp đỡ con trong suốt thời gian thực
hiện và hoàn thành luận văn này.
Thầy cố vấn học tập, quí thầy cô khoa Nông nghiêp & SHƯD – Trường Đại
Học Cần Thơ đã truyền đạt kinh nghiệm và kiến thức bổ ích cho em.
Chân thành biết ơn
Gia đình ông Huỳnh Kim Vinh, quận cái Răng – Thành phố Cần Thơ, đã tạo
điều kiện cho tôi hoàn thành thí nghiệm này.
Chân thành cảm ơn
Các Thầy Cô và Anh Chị Bộ môn Khoa học Cây Trồng, đặc biệt là bạn Võ
Hoàng Kha, bạn Nguyễn Thị Phúc Nguyên, bạn Nguyễn Thị Huyền Trang, các bạn lớp
Nông học khóa 31 đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Thân gởi về
Các bạn lớp Nông học khóa 31 lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công
trong tương lai.

Trân Trọng
Lê Thị Thảo

vi



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Lê Thị Thảo

vii


MỤC LỤC
Chương
Danh sách bảng

Nội dung

Trang
x

Danh sách hình

xi

Tóm lược
xii
MỞ ĐẦU
1

CHƯƠNG 1

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2

1.1

Nguồn gốc, phân bố và tình hình sản xuất bòn bon

1.1.1

Trên thế giới

2
2
1.1.2

Trong nước
3

1.2

Đặc tính thực vật của một số loài bòn bon

1.2.1

Thân, lá

1.2.2


Hoa

3
3
4

1.2.3

Quả

1.2.4

Vỏ quả

1.2.5

Giá trị dinh dưỡng của bòn bon

1.3

Đặc tính sinh học

1.4

Nhu cầu sinh thái

1.4.1

Nhiệt độ, ẩm độ


1.4.2

Vũ lượng và nước

1.4.3

Đất đai

1.5

Sâu bệnh gây hại bòn bon

4
4
5
6

CHƯƠNG 2
2.1

6
6
6
7

PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP

7
8


Phương tiện

viii


2.1.1

Thời gian, địa điểm

8

2.1.2

Giống bòn bon

8

2.1.3

Hóa chất và vật tư nông nghiệp

8

2.1.4

Dụng cụ và vật liệu thí nghiệm

8

2.1.5


Tình hình khí tượng thủy văn Thành phố Cần Thơ

9

2.2

Phương pháp

9

2.2.1

Quy trình chăm sóc

10

2.2.2

Phương pháp khảo sát và chỉ tiêu theo dõi

10

2.2.3

Phương pháp xử lí số liệu

10

CHƯƠNG 3

3.1
3.2

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Ghi nhận tổng quát

13
15

Đặc tính sinh học sự ra hoa

15

3.2.1

Sự phát triển của phát hoa

15

3.2.2

Đặc điểm hình thái hoa

15

3.2.3

Quá trình nở hoa


17

3.3

Sự đậu trái và phát triển trái

18

3.3.1

Sự đậu trái và rụng trái non

21

3.3.2

Sự phát triển trái

21

3.3.3

Tóm tắt quá trình từ ra hoa đến thu hoạch trái

3.4

Phẩm chất trái

30


CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1

Kết luận

4.1.1

Bòn bon Ta

22

31
32
32

4.1.2

Bòn bon Thái

4.2

Đề nghị

32

ix


TÀI LIỆU THAM KHẢO


32
32
33

x


DANH SÁCH BẢNG
Bảng
1.1

Tựa bảng
Diện tích và sản lượng bòn bon ở một số nước Đông Nam Á

Trang
3

1.2

Thành phần dinh dưỡng trong 100 g phần ăn được

5

3.1

Đặc điểm trái bòn bon ở thời điểm thu hoạch

27

3.2


Đặc tính ra hoa trên cây bòn bon Ta tại quận Cái Răng, Cần Thơ,

30

2008
Đặc tính ra hoa trên cây bòn bon Thái tại quận Cái Răng, Cần Thơ,
2008
3.3

30
Một số đặc tính phẩm chất trái của bòn bon Ta và bòn bon Thái tại
quận Cái Răng, Cần Thơ, 2008
31

3.4

xi


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tựa hình

Trang

2.1

Biểu đồ tình hình lượng mưa trung bình và nhiệt độ trung bình

tháng tại Cần Thơ từ tháng 1/2008 đến tháng 12/2008 (Nguồn:
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Thành phố Cần Thơ)

9

3.1

Sự phát triển chiều dài phát hoa bòn bon Ta (a) và tốc độ tăng
trưởng chiều dài phát hoa bòn bon Ta (b) tại quận Cái Răng, Cần
Thơ, 2008

16

Sự phát triển chiều dài phát hoa bòn bon Thái (a) và tốc độ tăng
trưởng chiều dài phát hoa bòn bon Thái (b) tại quận cái Răng, Cần
Thơ, 2008
3.2

3.3

3.4

Đặc điểm hình thái hoa bòn bon: cánh hoa (a); vòng tròn chỉ nhị
(b); bao phấn (c); nướm (d)
Các giai đoạn nở hoa trên bòn bon Ta. Ngày 0, ngày hoa nở (a,
hoa hé nở lúc 2:55 sáng; b, hoa lộ nướm lúc 6:48 sáng; c, hoa lộ
nướm và bao phấn lúc 10:35 trưa; d, nướm đưa dài ra lúc 10:06
tối); ngày -1, trước khi hoa nở 1 ngày; ngày -2, trước khi hoa nở 2
ngày)
Hoa bòn bòn Ta còn lại nướm và đài hoa lúc 5 giờ sáng ngày +2


16

17

18

Quá trình nở hoa bòn bon Ta (a) và hoa bòn bon Thái (b) tại quận
Cái Răng, Cần Thơ, 2008
Đặc điểm nở hoa của phát hoa bòn bon Thái
Tốc độ nở của hoa bòn bon Ta (a) và bòn bon Thái (b) tại quận Cái
Răng, Cần Thơ, 2008
3.5

Tốc độ rụng trái trên phát hoa bòn bon Ta (a) và bòn bon Thái (b)
tại quận Cái Răng, Cần Thơ, 2008

19

3.6

Sự phát triển kích thước trái từ khi đậu trái đến thu hoạch của bòn
bon Ta (a) và bòn bon Thái (b) tại quận Cái Răng, thành phố Cần
Thơ, 2008

19

3.7

Sự phát triển trọng lượng trái từ đậu trái đến thu hoạch của bòn

bon Ta (a) và bòn bon Thái (b) tại quận Cái Răng, thành phố Cần
Thơ, 2008

20

3.8

3.9

Tốc độ tăng trưởng trọng lượng trái bòn bon Ta (a) và bòn bon
Thái (b) tại quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ, 2008 theo phương

xii

21

22


trình f ‘(t) =

dx
= kx (a-x) của Robertson (1920)
dt

3.10

23
Các giai đoạn phát triển trái bòn bon Ta (a) và bòn bon Thái (b) từ
đậu trái đến khi thu hoạch tại quận Cái Răng, Cần Thơ, 2008


3.11

Sự phát triển kích thước trái từ khi đậu trái đến thu hoạch của bòn
bon Ta (a) và bòn bon Thái (b) tại quận Cái Răng, thành phố Cần
Thơ, 2008

25

Phẩu diện cắt ngang các giai đoạn phát triển trái bòn bon Ta từ khi
đậu trái đến khi thu hoạch tại quận Cái Răng, Cần Thơ, 2008
3.12

Phẩu diện cắt dọc các giai đoạn phát triển trái bòn bon Ta (a) và
bòn bon Thái (b) từ khi đậu trái đến khi thu hoạch tại quận Cái
Răng, Cần Thơ, 2008

26

3.13

28

3.14

29

3.15

29


Lê Thị Thảo. 2009. Khảo sát đặc tính sinh học sự ra hoa và sự phát triển trái hai giống
bòn bon Ta và bòn bon Thái (Lansium domesticum) tại Quận Cái Răng, Thành phố
Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Nông học trường Đại học Cần Thơ. Giáo
viên hướng dẫn Ts. Trần Văn Hâu.

TÓM LƯỢC
Nhằm tìm hiểu đặc tính sinh học sự ra hoa của cây bòn bon làm cơ sở cho việc
điều khiển quá trình ra hoa tập trung, làm tăng tỷ lệ ra hoa, đậu trái. Nắm được giai

xiii


đoạn nào rụng trái non nhiều nhất để có kỹ thuật thích hợp làm hạn chế hiện tượng này
góp phần làm tăng năng suất bòn bon, đề tài được tiến hành tại quận cái Răng- Thành
phố Cần Thơ từ 12/2007 đến 10/2008. Phát hoa bòn bon Ta có chiều dài 15,5 ± 0,7
cm, hoa nở ở giai đoạn 28,5 ± 0,8 ngày và kéo dài trong 8,3 ± 0,3 ngày. Tỉ lệ đậu trái
khá cao (94,5%), sự rụng trái non xuất hiện ở giai đoạn 7-14 ngày sau khi đậu trái với
tỉ lệ 13,6% và 42 ngày sau khi đậu trái (19,1%). Trọng lượng trái tăng nhanh ở giai
đoạn 60-75 ngày sau khi đậu trái do có sự tăng trưởng của trọng lượng thịt, tốc độ tăng
trưởng đạt cực đại ở ngày 71,0 sau khi đậu trái. Trọng lượng trái khi thu hoạch 10,01
g, độ Brix 12,43 (%), vitamin C 1,70 mg/100g, tỉ lệ ăn được 69,8%. Trái từ khi nhú
mầm đến 138 ± 0,7 ngày là có thể thu hoạch. Phát hoa bòn bon Thái có chiều dài 14,3
± 0,7 cm đạt kích thước tối đa trong 28,0 ± 0,5 ngày, thời gian phát hoa nở kéo dài
trong 8,3 ± 0,4 ngày. Tỉ lệ đậu trái (88,0%), sự rụng trái non xuất hiện ở giai đoạn 7-14
ngày sau khi đậu trái với tỉ lệ 28,9% và 42 ngày sau khi đậu trái (48,2%). Trọng lượng
trái tăng nhanh ở giai đoạn 60-75 ngày sau khi đậu trái do có sự tăng trưởng của trọng
lượng thịt, tốc độ tăng trưởng đạt cực đại ở ngày 78,5 sau khi đậu trái. Trọng lượng
trái khi thu hoạch 16,331 g, độ Brix 15,80 (%), vitamin C 0,88 mg/100g, tỉ lệ ăn được
65,8%. Trái từ khi nhú mầm đến 147 ± 0,6 ngày là có thể thu hoạch.


xiv


MỞ ĐẦU
Bòn bon (Lansium domesticum) là loại trái cây ngon, có hương vị, hình dạng,
màu sắc rất đặc biệt nên rất được ưa chuộng ở nhiều nước như Philippines,
Malaysia, Thái Lan… với các tên gọi như Langsat, Lanzone. Ở Việt Nam bòn bon
còn có tên gọi là Lòn bon, Nam Trân, Trung Quân, bòn bon Ta, bòn bon Thái.
Trồng bòn bon có hiệu quả kinh tế cho nên trong những năm vừa qua nhiều huyện ở
tỉnh Quảng Nam và một số tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long đã đưa bòn bon về
trồng và đã đạt kết quả tốt (Đường Hồng Dật, 2000). Thời gian gần đây, tại huyện
Châu Thành A (Hậu Giang), quận Cái Răng – thành phố Cần Thơ đã xuất hiện mô
hình trồng bòn bon xen canh vào vườn cây bước đầu mang lại hiệu quả.
Mặc dù chỉ là cây ăn trái thứ yếu nhưng bòn bon cũng góp phần vào việc ổn
định kinh tế gia đình. Tuy nhiên cho đến thời điểm này chưa có nhiều tài liệu và
công trình nghiên cứu khoa học về loài cây này, kinh nghiệm canh tác trong nông
dân còn nhiều hạn chế nhất là kỹ thuật điều khiển sự ra hoa, chăm sóc cây trong giai
đoạn ra hoa đậu trái. Vì vậy trong quá trình canh tác đa số nông hộ đều gặp tình
trạng phát hoa bị miên trạng rồi chết, tình trạng rụng trái non và trái bị nứt nhiều
trong quá trình phát triển, tình trạng ra trái không đều hàng năm, dễ mất mùa làm
ảnh hưởng lớn đến năng suất và thu nhập của người trồng bòn bon.
Do đó đề tài “Khảo sát đặc tính sinh học sự ra hoa và sự phát triển trái hai

giống bòn bon Ta và bòn bon Thái (Lansium domesticum) tại Quận Cái Răng,
Thành phố Cần Thơ” nhằm tìm hiểu đặc tính sinh học sự ra hoa của cây bòn bon
làm cơ sở cho việc điều khiển quá trình ra hoa tập trung, làm tăng tỷ lệ ra hoa, đậu
trái. Nắm được giai đoạn nào rụng trái non nhiều nhất để có kỹ thuật thích hợp làm
hạn chế hiện tượng này góp phần làm tăng năng suất bòn bon.


-1-


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Nguồn gốc, phân bố và tình hình sản xuất bòn bon
1.1.1 Trên thế giới
Bòn bon thuộc họ xoan, danh pháp khoa học Lansium domesticum là cây của
vùng nhiệt đới ẩm, hiện chỉ trồng ở các nước Đông Nam Á (William, 1980). Theo
Nakasone và Paull (1998) có ít nhất 2 loài Lansium domesticum Jack với các tên gọi
Langsat (Malaysia, Thái Lan), Longkong, dạng trung bình (Thái Lan), và Duku
(Malaysia, Thái Lan), Lansones (Philippines) và một loài tương tự như Dukulangsat ở Malaysia.
Theo Morton (1987) cả hai loài Langsat được trồng ở miền tây Malaysia,
vùng Archipelago và trên đảo Luzon của Philippines - nơi có nhiều trái cây và cây
trồng để tái sinh rừng ở vùng đồi núi. Langsat cũng được trồng ở miền nam Thái
Lan và Việt Nam, phát triển tốt ở Nilgiris và ở những vùng ẩm miền nam Ấn Độ. Ở
Hawai, Langsat có từ trước năm 1930 và thường chậm phát triển. Thỉnh thoảng trên
các đảo ở Thái Bình Dương cũng tìm thấy loại cây này. Ở Nam Mỹ cây trồng này ít
được biết đến ngoại trừ vùng Surinam.
Theo Songklanakarin (2006) Lansium domesticum được trồng ít nhất 4 loài
và có tên khác nhau: Langsat, Duku, Duku-langsat và Dokong có nguồn gốc từ
Malaysia và trồng nhiều ở Đông Nam Á: Malaysia, Thái Lan và Philippines. Theo
(Vũ Công Hậu, 2000) chi Lansium gồm 7-10 loài phân bố ở các nước Ấn Độ,
Malaysia, Philippines, Đông Dương. Cũng có nhiều mâu thuẫn về tên các loài
(Yaacob và Bamroongrugsa, 1992).
Theo Đường Hồng Dật (2000) bòn bon là một loài cây ăn quả đặc sản của
vùng Đông Nam Á. Mỗi nước có đến hàng chục nghìn hécta để sử dụng trong nước
và xuất khẩu. Tuy chưa trồng thành những vùng tập trung lớn nhưng diện tích - sản
lượng cũng đáng kể ở một số nước vùng Đông Nam Á (Vũ Công Hậu, 2000)


-2-


Bảng 1.1 Diện tích và sản lượng bòn bon ở một số nước Đông Nam Á
Nước
Thái Lan (1987)

Diện tích (ha)
24.800

Sản lượng (tấn)
91.000

Indonesia (1986)

12.153

75.688

Philippines (1987)

10.530

26.724

Malaysia (1988)

4.430

-


1.1.2 Trong nước
Theo Đường Hồng Dật (2000) ở nước ta, tại huyện Giằng, tỉnh Quảng Nam,
dọc đường quốc lộ 14 cây bòn bon mọc thành rừng, có diện tích khoàng 150 hécta.
Trồng bòn bon có hiệu quả kinh tế cho nên trong những năm vừa qua nhiều huyện ở
tỉnh Quảng Nam và một số tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long đã đưa bòn bon về
trồng và đã đạt kết quả tốt. Theo Vũ Công Hậu (2000) bòn bon chỉ trồng trong các
vườn gia đình, không có vườn trồng tập trung. Ở miền Bắc không có bòn bon, ít
nhất từ Quảng Trị trở ra. Do sản lượng ít do đó quả bòn bon chỉ ăn tươi trong nước,
hầu như không chế biến và xuất khẩu. Theo Nguyễn Văn Huỳnh (2002) bòn bon
được trồng nhiều ở tỉnh Bến Tre, xen canh với sầu riêng, cam quýt và đang phát
triển mô hình xen canh với vườn dừa.

1.2 Đặc tính thực vật của một số loài bòn bon
1.2.1 Thân, lá
Theo Morton (1987) thân cây thẳng đứng, nhánh mảnh và trải rộng, cao
10,5-15 m, vỏ cây xù xì, màu nâu đỏ hoặc nâu vàng. Lá hình lông chim, dài 22,5-50
cm có 5-7 lá chét mọc xen, hình thoi, nhọn ở hai đầu. Lá non dài 7-20 cm, dai,
mảnh, màu nâu sậm, mặt trên bóng, mặt dưới nhám và gân lá nhô lên ở giữa.
Cây bòn bon khá cao khoảng 15-20 m, lá kép lông chim (Vũ Công Hậu,
2000). Tán rộng 6-8 m. Thân mọc thẳng, chu vi thân 0,6-0,8 m. Độ cao phân cành
1,5-2 m, số cành cấp I khoảng 12-15 cành, góc phân cành là 60-800. Gỗ chắc, cứng
cáp, cành rất dẻo (Đường Hồng Dật, 2000).

-3-


1.2.2 Hoa
Theo Vũ Công Hậu (2000) thì hoa bòn bon mọc thành chùm (inflorescence)
hay dây (raceme) trên các cành lớn hoặc thân cây. Phấn thoái hóa không thụ được

cho nhụy nên hạt là hạt vô giao (apomitic) sinh ra cây con có đặc trưng giống hệt
cây mẹ. Hoa nhỏ, có 5 lá đài (William, 1980), 5 cánh hoa tách rất dễ dàng, với các
nhị hoa hợp lại thành ống tròn trĩnh với 10 bao phấn (Nakasone và Paull, 1998).
Hoa màu trắng hoặc vàng nhạt, hoa lưỡng tính (Morton, 1987). Theo Nakasone và
Paull (1998) thì hoa bòn bon mọc ra lúc đầu đứng thẳng sau đó treo lũng lẵng, dài
10 -30 cm.

1.2.3 Quả
Theo Nakasone và Paull (1998) quả Langsat hình oval hoặc hơi tròn, đường
kính từ 30-60 mm, còn Duku quả tròn hơn đường kính từ 40-50 mm. Mỗi chùm
Longkong có 15-25 quả, gần như không có hạt. Duku có 4-12 quả/chùm. Mùi vị
quả Langsat thay đổi từ ngọt đến chua. Cả hai loại đều có 5 múi, Langsat có 1-5 hạt,
Duku có 1-2 hạt. Hạt màu xanh được bao phủ bởi một lớp vỏ màu trắng, dai. Lúc
trái chín lượng đường tăng lên 6 lần (Paull, 1987)
Ở Việt Nam bòn bon trông bề ngoài gần giống như quả dâu da đất, ở cả 2
loại quả phần ăn được đều là áo hạt mọng nước nhưng bòn bon hạt màu lạt hơi xanh
còn hạt dâu da màu sẫm hơi đỏ. Chất lượng khác nhau nhưng bòn bon được đánh
giá cao hơn, ngoài vị ngọt, dôn dốt chua còn có mùi thơm (Vũ Công Hậu, 2000)
Theo Đường Hồng Dật (2000) Cây kết quả hình tròn, quả mọc thành chùm
15-18 quả. Quả nhỏ hình cầu hay hình ô van, cuống quả ngắn, quả non có vỏ màu
xanh khi chín vỏ quả chuyển sang màu vàng ngà. Quả có kích thước cao 2,5-2,8 cm
lớn nhất đến 4 cm, đường kính quả 2,4-2,7 cm lớn nhất là 3,8 cm. Khối lượng quả
trung bình là 12-15 g, thịt quả màu trắng trông như cùi quả nhãn, trong quả có 4-5
múi ăn được mỗi múi đều có hạt nhưng thường chỉ có 1-2 hạt. (Phạm Văn Biên và

csv, 2004) múi (cơm) có màu trắng đục trong mọng nước, có khi gần như trong
suốt. Vị bòn bon hơi chua, khi chín thì ngọt hơn. Hột bòn bon rất đắng, khó tách
khỏi cơm nên người ăn có khi nuốt luôn cả múi.

1.2.4 Vỏ quả

Theo Vũ Công Hậu (2000) Langsat là loại bòn bon có vỏ mỏng, bóc ra
thường chảy mủ, kể cả khi đã chín. Duku vỏ cũng có màu vàng nhưng lẫn với màu

-4-


xanh lục tối vỏ dày hơn, ít mủ hơn, chất lượng tốt hơn. Duku-langsat có lẽ là loại lai
hình thù bề ngoài giống Langsat nhưng vị ngọt, thơm. Vỏ quả bòn bon mỏng và
mềm có lớp lông nhung mịn khi bốc ra thì chảy mủ dính kể cả khi quả đã chín
(Đường Hồng Dật, 2000).
Theo Nakasone và Paull, (1998) quả Longkong vỏ giòn và có kích thước gần
bằng Langsat. Vỏ quả Langsat mỏng, có chứa chất nhựa (sáp) màu trắng. Vỏ quả
Duku dày hơn khoảng 6 mm và không có mủ. Vỏ quả Longkong dày hơn Langsat
và ít sáp hơn.

1.2.5 Giá trị dinh dưỡng của bòn bon
Theo Songklanakarin (2006) quả chứa nhiều các chất dinh dưỡng, bao gồm
cả protein và Carbonhydrates và kết hợp với một ít chất béo tỷ lệ cao vitamin và
khoáng chất (Sabah, 2004). Hơn nữa, vỏ quả và hạt giống có sử dụng nhiều trong
truyền thống thuốc (Verheij và Coronel, 1992).
Theo Morton (1987) thì trong 100 gram phần ăn được chứa: 86,5 g nước, 0,8
g protein, 9,5 g carbohyrate và nhiều thành phần dưỡng chất khác

Bảng 1.2 Thành phần dinh dưỡng có trong 100 g phần ăn được
Giá trị dinh dưỡng trong

STT

Chất


1

Chất xơ (g)

2,3

2

Calcium (mg)

20,0

3

Phosphorus (mg)

30,0

4

Vitamin A (I.U)

13,0

5

Thiamin (mcg)

89,0


6

Riboflavin (mcg)

124,0

7

Arcorbic Acid (mg)

1,0

8

Phytin (mg trọng lượng 1,1

100 g thịt quả

khô)
(Nguồn: Morton, 1987)

-5-


1.3 Đặc tính sinh học
Theo Songklanakarin (2006) bòn bon trồng từ hạt bắt đầu sinh sản vào 7-8
năm sau khi được trồng trong điều kiện thuận lợi, còn cây ghép sẽ sinh sản sau 5-6
năm. Quả được hình thành sau 4 tháng sẽ chín. Morton (1987) ở Malaysia bòn bon
ra trái 2 lần/ năm, lần 1: tháng 6-7, lần 2: tháng 12-1 hoặc kéo dài đến tháng 2. Ở
Ấn Độ trái chín từ tháng 4-9 nhưng ở Philippines mùa thu hoạch ngắn hơn và quả

được bán ở chợ không quá một tháng. Theo Vũ Công Hậu (2000) thì bòn bon có
cây phát dục chậm trồng từ hạt 10-15 năm mới ra hoa, bòn bon thường chín vào
mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10. Đường Hồng Dật (2000) bòn bon trồng chủ yếu
bằng cách gieo hạt. Nếu gieo trên đất tốt thì 6 năm sau cây cho quả. Ở đất xấu cây
cho quả sau 7-8 năm, bòn bon chín vào tháng 8-9.

1.4 Nhu cầu sinh thái
1.4.1 Nhiệt độ, ẩm độ
Theo Morton, (1987) loài Langsat là loài ưa nóng. Cây cần có khí hậu ẩm và
không thể sống ở mùa khô kéo dài. Tuy nhiên cây cũng cần thời tiết khô trong một
thời gian ngắn (3-4) tuần để cảm ứng ra hoa (Songklanakarin, 2006).
Theo Vũ Công Hậu (2000) bòn bon là cây của rừng nhiệt đới, không chịu
lạnh. Vùng trồng bòn bon phải có nhiệt độ trung bình năm 270C và chênh lệch ít
giữa các tháng, giống như điều kiện ở Nam bộ. Miền bắc có nhiệt độ trung bình
năm 170C vì vậy quá lạnh không thích hợp trồng bòn bon. Nhiệt độ 25-350C là điều
kiện tốt nhất cho cây (Songklanakarin, 2006). Loại cây này không thích hợp ánh
sáng chói chang, ưa mát mẻ có bóng râm và ít gió nhất là khi ra hoa kết quả. Bóng
mát mang lại lợi ích đặc biệt trong những năm đầu (Phạm Văn Biên và csv, 2004)

1.4.2 Vũ lượng và nước
Theo Songklanakarin (2006) lượng mưa hàng năm từ 2.000-3.000 mm. Vũ
Công Hậu (2000) lượng mưa tháng phải trên 100 mm. Tuy nhiên, do đã được thuần
hóa ở các vùng khác nhau nên nhu cầu sinh thái của bòn bon không quá chặt chẽ
như măng cụt, chịu được một mùa khô không quá khắc nghiệt, và cũng chịu được
khí hậu mưa nhiều, miễn là không bị ngập úng.

-6-


1.4.3 Đất đai

Theo Vũ Công Hậu (2000) bòn bon không yêu cầu cao lắm về đất, có thể
trồng được trên nhiều loại đất, miễn là đất phải thoát nước tốt, có mực nước ngầm
không quá gần mặt đất, tốt nhất là trồng trên đất sử dụng nhiều mùn và tầng đất dày.
Theo Songklanakarin (20060) Langsat thích hợp trồng ở đất có tầng đất dày,
phì nhiêu, đất thịt thoát nước tốt, thịt pha cát hoặc đất từ hơi chua đến trung tính và
giàu hữu cơ. Nói chung cây Langsat không sinh trưởng tốt trên đất nặng có thành
phần cơ giới nặng, khô hạn và nức nẻ. Cây không thích nghi với đất kiềm, thậm chí
cây không thể sống trong vài ngày thiếu nước.

1.5 Sâu bệnh gây hại bòn bon
Theo Nguyễn Văn Huỳnh (2002) các loài sâu thường thấy trên bòn bon:
- Sâu đục vỏ cây: sâu đục vào ăn lớp mô sống nằm ở dưới lớp vỏ cứng bên
ngoài của các cành lớn hay thân cây, làm cho cây khó ra hoa vì hoa bòn bon mọc
thẳng từ trên cây hay cành lớn. Sâu thường bắt đầu tấn công khi cây đến tuổi cho
trái, có lớp vỏ dày bên ngoài thân đủ che chở cho chúng sống bên dưới. Nếu không
có biện pháp phòng trị thì cây không ra trái. Biện pháp phòng trị duy nhất là dùng
dao lột bỏ phần vỏ nào bị tấn công rồi phun thuốc trừ sâu thuộc nhóm gốc Cúc tổng
hợp (Pyretroids)
- Rệp sáp giả còn gọi là rầy bông: (Pseudococcidae, Homoptera). Đây là loài
đa kí chủ chúng thường đeo bám một chổ trên cuống của chùm trái để chích hút làm
cho trái chậm lớn, rụng trái non, hay trái lớn bị sượng. Ngoài ra phân của chúng còn
quyến rủ kiến đến ăn và đồng thời đến bảo vệ chúng không bị tấn công bởi các loài
thiên địch như bọ rùa, ong kí sinh… .Khó trị vì lớp sáp không thấm nước bao bọc
bên ngoài. Phải pha thêm chất dính hay xà bông (có người dùng nước rửa chén) để
giọt nước phun bám được lớp sáp mới có tác dụng. Nông dân thường dùng
supracide.
Một số bệnh không phổ biến lắm trên bòn bon hiện nay: bệnh đén trái do
thán thư, hoặc vàng lá, khô cành chưa đến mức trầm trọng lắm.

-7-



CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP
2.1 Phương tiện
2.1.1 Thời gian, địa điểm
- Thí nghiệm được thực hiện tại vườn bòn bon của ông Huỳnh Kim Vinh
(Năm Vinh), phường Ba Láng, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
- Phòng thí nghiệm bộ môn khoa học cây trồng – Đại học Cần Thơ.
- Thời gian được thực hiện từ tháng 12/2007 đến tháng 10/2008.

2.1.2 Giống bòn bon
Những cây bòn bon được chọn làm vật liệu thí nghiệm có cùng độ tuổi, bòn
bon Ta là 32 năm tuổi, bòn bon Thái là 12 năm tuổi, có độ đồng đều cao về sinh
trưởng và được chăm sóc trong cùng điều kiện. Bòn bon Ta trồng bằng hột trên liếp
đôi, bòn bon Thái được nhân giống bằng phương pháp ghép với gốc ghép là bòn
bon Ta, trồng trên liếp đôi. Các cây bòn bon Ta được trồng xen theo kiểu hình chữ
nhật với các cây ca cao với khoảng cách cây và hàng là 7 m x 5 m, các cây bòn bon
Thái được trồng xen theo kiểu hình vuông với các cây sầu riêng với khoảng cách
cây và hàng là 5 m x 5 m. Bòn bon được trồng trên đất phù sa, chiều rộng mặt liếp
trung bình là 6 m, chiều dài là 60 m, chiều rộng trung bình mỗi mương là 3,2 m.

2.1.3 Hóa chất và vật tư nông nghiệp
+ Paclobutrazol 15% dạng thương phẩm của công ty dịch vụ kỹ thuật nông
nghiệp Đồng Tháp.
+ Thiourea (Dola 02X) của công ty dịch vụ kỹ thuật Đồng Tháp.
+ Thuốc kích thích sinh trưởng Dekamon 22.43 L của công ty H.A.I.
+ NaOH (0,01 N), HCl 1%, Phenolthalein, 2,6 – diclorophenol indophenol
(0,001 N).


-8-


2.1.4 Dụng cụ và vật liệu thí nghiệm
- Bảng đánh dấu trên cây
- Thước dài để đo chiều dài phát hoa
- Thước kẹp để đo kích thước trái và bông
- Cân điện tử (hiệu STATORIUS)
- Kính lúp điện tử.
- Khúc xạ kế- Atago của Nhật (đo độ Brix)

2.1.5 Tình hình khí tượng thủy văn Thành phố Cần Thơ
Số liệu khí tượng được thu thập tại trung tâm dự báo khí tượng thủy văn
Thành phố Cần Thơ bao gồm nhiệt độ trung bình và lượng mưa trung bình từ
1/2008 đến 12/2008 được trình bày trong Hình 2.1
Thời gian khảo sát bắt đầu vào tháng 4, đây là tháng đã bắt đầu có mưa với
lượng mưa trung bình là 128,4 mm so với tháng 3 không mưa. Tháng 4 là tháng ra
hoa tự nhiên của bòn bon vào đầu mùa mưa sau một thời gian khô hạn.
Nhiệt độ

320

29

240

28

160


27

80

26

0

25
1

2

3

4

5

6

7

8

9

Nhiệt độ trung bình tháng
(Độ C)


Lượng mưa trung bình
tháng (mm)

Lượng mưa

10 11 12

Tháng

Hình 2.1 Biểu đồ tình hình lượng mưa trung bình và nhiệt độ trung bình tháng tại
Cần Thơ từ tháng 1/2008 đến tháng 12/2008 (Nguồn: Trung tâm dự báo
khí tượng thủy văn Thành phố Cần Thơ)

-9-


2.2 Phương pháp
2.2.1 Quy trình chăm sóc
- Sau khi thu hoạch tiến hành cắt tỉa cành để loại bỏ cành vượt, cành bị sâu
bệnh, cành bị che khuất trong tán cây nhằm tạo cho tán cây thông thoáng, hạn chế
sâu bệnh và kích thích cây ra chồi mới tập trung.
- Tiến hành phun MKP (0-52-34) ở nồng độ 0,5% (40 g/8 lít nước) để cho lá
già đi, kích thích ra đọt non.
- Khi mầm vừa nhú nếu gặp điều kiện không thuận lợi (mưa nhiều hoặc gặp
hạn) thì phun thêm Thiourea nồng độ 1.000 ppm (8 g/8 lít nước) để giúp mầm hoa
phát triển, sau khi phát triển thì tiến hành tưới nước trở lại.
- Phun Dekamon (8 mL/8 lít nước) để kích thích sự tăng trưởng của phát hoa
nếu gặp thời tiết không thuận lợi.
- Khi trái được khoảng 30 ngày sau khi đậu trái tiến hành bón 100 g/cây phân
NPK 20-20-15 giúp cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây để nuôi trái.

- Khi trái từ màu vàng chuyển sang màu vàng hơi trắng là có thể thu hoạch.

2.2.2 Phương pháp khảo sát và chỉ tiêu theo dõi
Đề tài được thực hiện trên năm cây bòn bon Ta và năm cây bòn bon Thái. Sự
phát triển của phát hoa được khảo sát bằng cách đánh dấu 10 phát hoa trên mỗi cây.
Bắt đầu chọn khi vừa nhú mầm (khoảng 1 mm). Dùng thước đo chiều dài phát hoa 4
ngày/lần cho đến khi hoa nở. Ghi nhận ngày hoa nhú mầm, ngày hoa bắt đầu nở,
ngày hoa nở rộ, ngày đậu trái và thu hoạch.
- Khảo sát đặc điểm nở hoa: chọn 30 phát hoa trên bòn bon Ta và 30 phát
hoa trên bòn bon Thái, theo dõi số hoa nở (ngày/lần tính từ khi hoa bắt đầu nở) cho
đến khi hoa nở hết phát hoa. Phương pháp dùng viết để đánh dấu phân biệt và đếm
tiếp vào ngày hôm sau. Đếm số hoa trên phát hoa.

- 10 -


- Theo dõi giờ hoa nở, tiến hành chọn 30 hoa đồng cở trên 5 cây bòn bon Ta,
và 30 hoa đồng cở trên 5 cây bòn bon Thái theo dõi thời gian cánh hoa hé nở, thời
gian cánh hoa nở.
- Khảo sát hình thái hoa:
Chọn 30 hoa bòn bon Ta và 30 hoa bòn bon Thái để khảo sát dưới kính lúp
phóng đại 30X. Đếm số cánh hoa, bầu noãn, số nướm, số chỉ nhị, số bao phấn, ghi
nhận màu sắc cánh hoa, kích thước cánh hoa (dài, rộng), kích thước bầu noãn (dài,
rộng).
- Khảo sát sự phát triển của trái:
Chọn 5 cây bòn bon Ta và 5 cây bòn bon Thái có sự đậu trái cùng lúc, quan
sát thời gian phát triển của trái và 15 ngày sau khi đậu trái thu 10 trái. Ghi nhận
trọng lượng trái, trọng lượng vỏ, trọng lượng thịt trái, trọng lượng hột, kích thước
trái (dài, rộng, dày vỏ), số múi trong trái ở các thời điểm thu trái và cứ 15 ngày thu
mẫu cân đo một lần cho đến khi thu hoạch.

- Khảo sát tỉ lệ đậu trái và rụng trái non:
Chọn 30 phát hoa trên 5 cây bòn bon Ta và 30 phát hoa trên 5 cây bòn bon
Thái. 7 ngày sau khi đậu trái ghi nhận tỉ lệ đậu trái, ghi nhận số trái còn lại 7
ngày/lần cho đến khi thu hoạch. Ghi nhận giai đoạn trái rụng, số trái rụng.
- Phân tích phẩm chất trái bòn bon khi thu hoạch: vitamin C, 0Brix, độ acid
chuẩn được (TA).
+ Định lượng vitamin C trong thịt trái
Hàm lượng vitamin C trong thịt trái được định lượng theo phương pháp của
Murin (1900), phương pháp được tóm lược như sau:
Cân khoảng 5 g mẫu cho vào cối sứ cùng với 20 mL HCl 1%, tiến hành
nghiền nát mẫu, sau đó lên thể tích 100 mL với acid oxalic 1%, lắc kỹ và để yên
trong 10 phút. Kế đó lọc và lấy 10 mL dịch lọc đem chuẩn độ với dung dịch 2,6
dichlophenol indopenol 0,001N cho đến khi thấy xuất hiện màu phớt hồng bền

- 11 -


×