Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

KHẢO sát sự đáp ỨNG của TH ÀNH TRÙNG SÙNG KHOAI LANG ( cylas formicarius FABRICIUS) đối với PHEROMONE GIỚI TÍNH TỔNG hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (744.51 KB, 47 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

KHẢO SÁT SỰ ĐÁP ỨNG CỦA TH ÀNH TRÙNG
SÙNG KHOAI LANG (Cylas formicarius
FABRICIUS) ĐỐI VỚI PHEROMONE
GIỚI TÍNH TỔNG HỢP

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC

Cần Thơ, 2009


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC

KHẢO SÁT SỰ ĐÁP ỨNG CỦA TH ÀNH TRÙNG
SÙNG KHOAI LANG (Cylas formicarius
FABRICIUS) ĐỐI VỚI PHEROMONE
GIỚI TÍNH TỔNG HỢP

Giáo viên hướng dẫn:
Ts. Lê Văn Vàng
Ks. Châu Nguyễn Quốc Khánh


Cần Thơ, 2009

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Huyền Trang
MSSV: 3052711
Lớp: NÔNG H ỌC K31


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN TH Ơ
KHOA NÔNG NGHI ỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Chứng nhận đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp đính k èm với đề tài:
“KHẢO SÁT SỰ ĐÁP ỨNG CỦA TH ÀNH TRÙNG SÙNG KHOAI LANG
(Cylas formicarius FABRICIUS) ĐỐI VỚI PHEROMONE
GIỚI TÍNH TỔNG HỢP ”

Do sinh viên NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG thực hiện và đề nạp.
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày…… tháng……năm 2009
Cán bộ hướng dẫn

Ts. Lê Văn Vàng


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN TH Ơ
KHOA NÔNG NGHI ỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT


Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đ ã chấp nhận luận văn đính kèm với đề tài:
“KHẢO SÁT SỰ ĐÁP ỨNG CỦA TH ÀNH TRÙNG SÙNG KHOAI LANG
(Cylas formicarius FABRICIUS) ĐỐI VỚI PHEROMONE
GIỚI TÍNH TỔNG HỢP”

Do sinh viên NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG thực hiện và bảo vệ trước hội
đồng ngày…......tháng……năm 2009.

Luận văn đã được hội đồng đánh giá ở mức …………
Ý kiến hội đồng:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

Cần Thơ, ngày…… tháng……năm 2009.
DUYỆT KHOA
CHỦ NHIỆM KHOA NN & SH ƯD

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công tr ình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp này là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn


Nguy ễn Thị Huyền Trang


LƯỢC SỬ CÁ NHÂN
------- o O o ------

Họ tên sinh viên: NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG
Sinh ngày 15 tháng 08 năm 1987 t ại xã Tân Phước, huyện Lai Vung, tỉnh
Đồng Tháp.
Con ông NGUYỄN VĂN ĐÔNG và bà LÊ THỊ DIỆN.
Đã tốt nghiệp phổ thông trung học năm 2005, tại Tr ường THPT Lai Vung I,
huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp .
Đã vào Trường Đại Học Cần Thơ năm 2005 thuộc Khoa Nông Nghiệp và Sinh
Học Ứng Dụng, ngành Nông Học, khóa 31 (2005-2009).
Tốt nghiệp kỹ sư Nông Nghiệp chuyên ngành Nông Học năm 2009.


LỜI CẢM TẠ

Thành kính dâng lên!
Cha, Mẹ lòng biết ơn chân thành và thiêng liêng nh ất. Con luôn ghi nhớ công
ơn cha mẹ đã sinh thành, dưỡng dục và đã tận tụy nuôi dạy con n ên người, sự hy
sinh cao cả đó chính là động lực giúp con vượt qua tất cả những khó khăn v à được
như ngày hôm nay.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Ts. Lê Văn Vàng, ngư ời đã tận tình hướng dẫn, gợi ý và cho những lời
khuyên hết sức bổ ích cho việc nghi ên cứu và hoàn thành luận văn này.
Chân thành cảm tạ thầy cố vấn học tập Phạm Ho àng Oanh và Võ Công
Thành, cùng toàn thể quý thầy cô Khoa Nông Nghiệp v à Sinh Học Ứng Dụng vì

những kiến thức mà quý thầy cô đã truyền dạy cho em trong suốt thời gian học tập
tại trường. Đây sẽ là hành trang vững chắc giúp em bước vào đời.
Xin chân thành cảm ơn
Ks. Châu Nguyễn Quốc Khánh đã nhiệt tình chỉ dẫn và dìu dắt tôi vượt qua
những khó khăn trong suốt quá tr ình thực hiện luận văn, em Đặng Ho àn Tuấn lớp
Bảo Vệ Thực Vật K32 đã cộng tác thực hiện thí nghiệm ngoài đồng, các bạn sinh
viên lớp Nông Học K31 đã hết lòng giúp đỡ và động viên tôi vượt qua khó khăn.
Xin trân trọng ghi nhớ tất cả những chân t ình, sự giúp đỡ của các anh, em, b è
bạn, của những nông dân đ ã tạo điều kiện cho tôi thực hi ện những thí nghiệm ngo ài
đồng mà tôi không thể liệt kê ra hết trong trang cảm tạ này.

Nguyễn Thị Huyền Trang


MỤC LỤC
Trang
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ................................ ................................ ................ ix
DANH SÁCH BẢNG................................ ................................ ..............................x
DANH SÁCH HÌNH ................................ ................................ ............................. xi
TÓM LƯỢC................................ ................................ ................................ ..........xii
MỞ ĐẦU ................................ ................................ ................................ ................1
CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................ ................................ ..2
I. SÙNG KHOAI LANG ................................ ................................ ......................... 2
1. Phân loại................................ ................................ ................................ ..............2
2. Phân bố................................ ................................ ................................ ................2
3. Ký chủ................................ ................................ ................................ .................2
4. Một số đặc điểm hình thái và sinh học của sùng khoai lang (Cylas formicarius)..2
4.1. Trứng ................................ ................................ ................................ ............... 2
4.2. Ấu trùng ................................ ................................ ................................ ........... 2
4.3. Nhộng................................ ................................ ................................ ............... 3

4.4. Thành trùng ................................ ................................ ................................ ......3
5. Tập quán sinh sống................................ ................................ .............................. 4
6. Triệu chứng và cách gây hại ................................ ................................ ................ 4
7. Cách phòng trị ................................ ................................ ................................ .....5
II. PHEROMONE GIỚI TÍNH (sex pheromone) ................................ ..................... 6
1. Đặc tính của các hợp chất pheromone ................................ ................................ ..6
1.1. Đặc tính vật lý ................................ ................................ ................................ ..6
1.2. Đặc tính hóa học ................................ ................................ ............................... 6
2. Tình hình nghiên cứu pheromone giới tính của Cylas formicarius Fabricius........7
CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP................................ ............8
I. PHƯƠNG TIỆN................................ ................................ ................................ ..8
1. Hóa chất ................................ ................................ ................................ ..............8
2. Vật liệu thí nghiệm ................................ ................................ .............................. 8


3. Nguồn sùng khoai lang ................................ ................................ ........................ 9
4. Mồi pheromone ................................ ................................ ................................ ...9
II. PHƯƠNG PHÁP ................................ ................................ ................................ 9
1. Trong phòng thí nghiệm ................................ ................................ ......................9
1.1. Khảo sát khả năng gây chết của các loại d ung dịch khác nhau đối với th ành
trùng sùng khoai lang (C. formicarius) ................................ ................................ ....9
1.2. Khảo sát thời gian thành trùng sùng khoai lang ti ếp xúc với mồi pheromone sau
khi bị hấp dẫn. ................................ ................................ ................................ ...... 10
1.3. Khảo sát khả năng sinh sản của th ành trùng đực sùng khoai lang đã qua tiếp xúc
và chưa tiếp xúc với mồi pheromone giới tính tổng hợp ................................ ........11
1.4. Khảo sát sự đáp ứng của s ùng khoai lang đối với mồi pheromone giới tính tổng
hợp trong phòng thí nghiệm................................. ................................ ................. 12
2. Thí nghiệm ngoài đồng ................................ ................................ ..................... 13
`2.1. Khảo sát ảnh hưởng của kiểu bẫy lên khả năng hấp dẫn của pheromone giới
tính đối với sùng khoai lang (C. formicarius). ................................ ...................... 13

2.2. Khảo sát hiệu quả hấp dẫn của các kiểu mồi khác nhau đối với s ùng khoai lang
(C. formicarius)................................. ................................ ................................ ... 14
2.3. Xử lý số liệu ................................ ................................ ................................ .. 14
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ -THẢO LUẬN................................ .............................. 15
I. KẾT QUẢ ................................ ................................ ................................ ......... 15
1.1. Trong phòng thí nghiệm ................................ ................................ ................ 15
1.1.1. Khả năng gây chết của một số loại dung dịch đối với thành trùng sùng khoai
lang (C. formicarius). ................................ ................................ ........................... 15
1.1.2. Khảo sát thời gian thành trùng sùng khoai lang ti ếp xúc với mồi pheromone
sau khi bị hấp dẫn................................. ................................ ................................ 16
1.1.3. Khảo sát khả năng sinh sản của thành trùng đực sùng khoai lang đã qua tiếp
xúc và chưa tiếp xúc với mồi pheromone giới tính tổng hợp ................................. 16
1.1.4. Khảo sát sự đáp ứng của s ùng khoai lang đối với mồi pheromone giới tính
tổng hợp trong phòng thí nghiệm................................ ................................ .......... 17
1.2. Thí nghiệm ngoài đồng ................................ ................................ .................. 18
1.2.1. Khảo sát hiệu quả hấp dẫn của các kiểu mồi khác nhau đối với s ùng khoai
lang (C. formicarius) ................................ ................................ ............................ 18


1.2.2. Khảo sát ảnh hưởng của kiểu bẫy lên khả năng hấp dẫn của pheromone giới
tính đối với sùng khoai lang (C. formicarius) ................................ ....................... 18
2. THẢO LUẬN................................ ................................ ................................ ... 19
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN- ĐỀ NGHỊ ................................ ................................ .. 21
1. KẾT LUẬN ................................ ................................ ................................ ...... 21
2. ĐỀ NGHỊ ................................ ................................ ................................ ......... 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................ ................................ .................... 22


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT


GAP: Good Agricultural Practices
SHƯD: Sinh Học Ứng Dụng
NT: Nghiệm thức
TTSKL: Thành trùng sùng khoai lang
TB: Trung bình
PE: Polyethylene
IPM: Intergated Pest Management


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tựa bảng

Trang

1

Các loại dung dịch bố trí trong thí nghiệm nhằm ti êu diệt
thành trùng sùng khoai lang ( C. formicarius) sau khi vào
bẫy

10

2

Các nghiệm thức được bố trí trong thí nghiệm khảo sát khả
năng sinh sản của thành trùng đực sùng khoai lang


11

3

Các nghiệm thức bố trí trong thí nghiệm khảo sát ả nh hưởng
của kiểu mồi lên khả năng hấp dẫn của pheromone giới tính

13

4

Các nghiệm thức bố trí trong thí nghiệm khảo sát ả nh hưởng
của kiểu bẫy lên khả năng hấp dẫn của pheromone giới tính

14

5

Tỷ lệ (%) thành trùng sùng khoai lang b ị chết trong các
dung dịch thử nghiệm

15

6

Tỷ lệ (%) thành trùng sùng khoai lang (TTSKL) còn ở lại
sau khi tiếp xúc mồi pheromone giới tính (0,3 mg Z3-12:E2)

16


7

Ảnh hưởng của sự tiếp xúc với mồi pheromone giới tính l ên
khả năng sinh sản của thành trùng sùng khoai lang đ ực

17

8

Trung bình thành trùng đực sùng khoai lang (C.
formicarius) bị hấp dẫn bởi mồi pheromone giới tính tổng
hợp và thành trùng cái

17

9

Khả năng hấp dẫn của mồi pheromone giới tính tổng hợp so
với thành trùng cái và củ khoai lang tại huyện Long Mỹ,
tỉnh Hậu Giang. Thí nghiệm được tiến hành từ 12/03/2009
đến 12/04/2009

18

10

Khả năng bắt giữ thành trùng sùng khoai lang ( C.
formicarius) của kiểu bẫy dính và bẫy nước tại huyện Bình
Tân, tỉnh Vĩnh Long. Thí nghiệm được tiến hành từ ngày
11/08/2008 đến 07/09/2008


19


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tựa hình

Trang

1

Ấu trùng sùng khoai lang (Cylas formicarius) đục trong củ khoai

3

2

Nhộng của sùng khoai lang (Cylas formicarius)

3

3

Thành trùng sùng khoai lang ( Cylas formicarius)

3


4

Triệu chứng gây hại trên củ khoai do (Cylas formicarius) gây ra

5

5

Bẫy dính và mồi pheromone

8

6

Bẫy chai nước suối và mồi pheromone

8

7

Hộp đựng khoai nhiễm sùng được thu về từ ngoài đồng

9

8

Đĩa Petri chứa mồi pheromone v à thành trùng đực

11


9

Hệ thống đường hầm thông gió

12


Nguyễn Thị Huyền Trang, 2009. Khảo sát sự đáp ứng của th ành trùng sùng
khoai lang (Cylas formicarius Fabricius) đối với pheromone giới tính tổng hợp.
Luận văn tốt nghiệp Đại học, ng ành Nông Học, Khoa Nông Nghiệp v à Sinh Học
Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ.

TÓM LƯỢC

Đề tài “Khảo sát sự đáp ứng của th ành trùng sùng khoai lang (Cylas
formicarius Fabricius) đối với pheromone giới tính tổng hợp” được thực hiện từ
tháng 08 năm 2008 đến tháng 04 năm 2009 đã đạt được những kết quả như sau:
* Trong phòng thí nghiệm
Thí nghiệm được thực hiện tại phòng thí nghiệm Phòng trừ Sinh Học, Bộ
môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại
Học Cần Thơ từ tháng 11 năm 2008 đến tháng 03 năm 2009
- Xác định được dung dịch nước xà phòng cho hiệu quả tiêu diệt sùng khoai
lang tốt nhất so với dung dịch n ước muối, thuốc trừ sâu và nước bình thường.
- Mồi pheromone giới tính tổng hợp, Z3-dodecenyl-E2-butenoate ở nồng độ
0,3 mg/tuýp cho hiệu quả hấp dẫn cao hơn thành trùng cái sùng khoai lang nhưng
không làm giảm khả năng sinh sản của th ành trùng đực sùng khoai lang (C.
formicarius).
* Thí nghiệm ngoài đồng
Thí nghiệm được thực hiện tại tỉnh Hậu Giang và Vĩnh Long từ tháng 08
năm 2008 đến tháng 04 năm 2009

- Bẫy nước và bẫy dính cho hiệu quả tiêu diệt sùng như nhau, tuy nhiên so v ề
hiệu quả kinh tế thì bẫy nước cho hiệu quả cao hơn.
- Khẳng định lại một lần nữa mồi p heromone giới tính tổng hợp, Z3dodecenyl-E2-butenoate ở nồng độ 0,3 mg/tuýp cho hiệu quả hấp dẫn cao hơn
thành trùng cái sùng khoai lang ( Cylas formicarius) trong phòng thí nghiệm và
ngoài đồng.


MỞ ĐẦU
Đồng bằng sông Cửu Long l à vựa lúa lớn nhất của cả nước, nhưng việc độc
canh cây lúa đã dẫn đến sự thoái hóa về lý tính, hóa tính v à độ phì của đất. Vì vậy,
trong xu hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng và đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp
hiện nay thì cây rau màu đang được chú ý quan tâm. Đặc biệt, những năm gần đây
cây khoai lang đã hấp dẫn nhiều nông dân v ì cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với
trồng lúa và một số loại cây màu khác. Bên cạnh đó nhờ vào giá trị dinh dưỡng cao
mà các sản phẩm của khoai lang là mặt hàng xuất khẩu trong thời gian qua v à đã
mang lại nhiều ngoại tệ cho đất n ước. Diện tích trồng khoai lang chung của cả nước
là 254,3 nghìn ha và năng suất trung bình 63,4 tạ/ha, đồng bằng sông Cửu Long là
13 nghìn ha (Tổng cục thống kê, 2002). Đặc biệt, diện tích trồng khoai lang ở huyện
Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long trong năm 2008 là 4 nghìn ha (www.tuoitre.com.vn, số
21/08/2008). Việc thâm canh kéo theo mức độ đầu t ư ngày càng cao, góp ph ần tạo
điều kiện phát sinh nhiều lo ài dịch hại đặc biệt là sâu hại mà trong đó quan trọng và
đáng kể là sùng khoai lang (hay còn gọi là bọ hà) (Cylas formicarius Fabricius). Sản
lượng khoai có thể giảm từ 50 -100% do sùng gây ra (Hà Quang Hùng, 2005). Do
tập tính của sùng là loài sâu hại dưới đất nên chỉ có thể sử dụng thuốc hóa học dạng
hạt để tiêu diệt, điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái. Để canh
tác khoai lang đạt các tiêu chuẩn GAP (Good Agricultural Practices) thì vấn đề dư
lượng của thuốc bảo vệ thực vật trong đất, trong n ước và sức khỏe của người trực
tiếp canh tác là rất quan trọng. Vì vậy, việc nghiên cứu và ứng dụng pheromone giới
tính trong phòng trị sùng khoai lang là một trong những phương pháp mới nhằm
hạn chế và thay thế được thuốc hóa học.

Pheromone giới tính của côn trùng hoạt động như những hóa chất sinh học
với tính chọn lọc cao và ở nồng độ rất thấp nên không gây ảnh hưởng đến môi
trường sinh thái. Do đó, pheromone giới tính được xem là một công cụ hữu hiệu của
chiến lược quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) ( Cardé & Minks, 1995; Wakamura,
1992). Pheromone giới tính của sùng khoai lang được xác định chỉ gồm một th ành
phần duy nhất là (Z)-3-dodecenyl-(E)-2-butenoate (Heath và ctv., 1986) và đã được
áp dụng thành công để quản lý sùng khoai lang ở các nước như Đài Loan, Nhật
Bản, Đông Phi và Ấn Độ.
Đề tài “Khảo sát sự đáp ứng của thành trùng sùng khoai lang (Cylas
formicarius Fabricius) đối với pheromone giới tính tổng hợp ” được thực hiện
nhằm tìm hiểu cơ chế đáp ứng và khảo sát ảnh hưởng của pheromone giới tính tổng
hợp đến sức sinh sản của sùng khoai lang, từ đó đưa ra biện pháp áp dụng hiệu quả.


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

I. SÙNG KHOAI LANG
1. Phân loại
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2004) thì sùng khoai lang có tên
khoa học là Cylas formicarius Fabricius thuộc họ Vòi voi (Curculionidae), bộ Cánh
cứng (Coleoptera).
2. Phân bố
Theo Nguyễn Đức Khiêm (2006) sùng khoai lang (C. formicarius) là loài
phân bố rộng, đã được phát hiện tại châu Á, châu Đại D ương và một số vùng Caribê
(châu Mỹ). Ngoài ra, ở châu Phi còn có 2 loài sùng gây hại quan trọng nữa là Cylas
puncticollis và Cylas brunneus.
Tại Việt Nam sùng khoai lang, chỉ có 1 loài là Cylas formicarius Fabricius
xuất hiện và gây hại ở tất cả các vùng trồng khoai lang trong cả n ước, chúng thường
xuyên gây hại nặng ở những vùng khô hạn như các tỉnh trung du miền núi phía Bắc,

Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ (Hà Quang Hùng, 2005).
3. Ký chủ
Ngoài khoai lang, loài sâu nà y còn phá hại trên một số loại cây trồng và cây
thuộc họ Bìm bìm (Nguyễn Đức Khiêm, 2006), cỏ Ipomoea spp. (Mai Thạch
Hoành, 2001).
4. Một số đặc điểm hình thái và sinh học của sùng khoai lang (Cylas
formicarius)
4.1. Trứng
Theo Nguyễn Đức Khiêm (2006) trứng có hình bầu dục, dài khoảng 0,65
mm. Lúc mới đẻ, trứng có màu trắng sữa, trước lúc nở trứng có màu vàng. Trên bề
mặt có nhiều chấm lõm nhỏ.
4.2. Ấu trùng
Ấu trùng hình ống dài, 2 đầu thon nhỏ, đầu nâu, thân trắng, không chân;
bụng chia đốt rất rõ ràng, chiều dài cơ thể khoảng 5-8,5 mm, ấu trùng có 5 tuổi, phát
triển từ 15-25 ngày (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004), nếu sống trong thân
có thể kéo dài từ 37-50 ngày (Nguyễn Đức Khiêm, 2006).


Hình 1. Ấu trùng sùng khoai lang (Cylas formicarius) đục trong củ khoai.

4.3. Nhộng

Hình 2. Nhộng của sùng khoai lang (Cylas formicarius).

Nhộng trần, dài 4,7-5,8 mm, cơ thể có màu trắng sữa. Vòi cúi gập về phía
mặt bụng. Ở mút bụng có một đôi gai lồi, h ơi cong. Thời gian phát dục của nhộng
trung bình từ 7-17 ngày (Nguyễn Đức Khiêm, 2006).
4.4. Thành trùng

Hình 3. Thành trùng sùng khoai lang (Cylas formicarius).



Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2004) thành trùng dài từ 5-8 mm,
mình thon, chân dài, trông gi ống như kiến. Đầu đen, miệng dài, mắt kép hình bán
cầu hơi lồi ra hai bên đầu. Râu đầu 10 đốt. Ngực, đốt cuối râu v à mắt màu đỏ. Bụng
và cánh màu xanh đen bóng. Đ ốt cuối râu đầu thành trùng đực hình ống dài, trong
khi của thành trùng cái thì có hình trứng. Ngực trước có chiều dài gấp đôi chiều
rộng. Đốt đùi nở to. Thành trùng cái sống khoảng 100 ngày và đẻ khoảng 200 trứng.
5. Tập quán sinh sống
Thời gian các giai đoạn phát triển của sùng khoai lang ở điều kiện nhiệt độ
25 C và 30 oC là 46 và 31 ngày. Nhộng hóa trưởng thành rải rác trong ngày. Lúc
mới vũ hóa cơ thể có màu trắng sữa và rất mềm yếu, chúng nằm y ên trong đường
đục. Sau 3-5 ngày cơ thể cứng dần và có màu sắc đặc trưng, lúc này sùng khoai lang
chui ra ngoài để hoạt động. Khả năng hoạt động của sùng khoai lang có liên quan
chặt chẽ với tình hình khí hậu thời tiết. Nếu nhiệt độ thấp khoảng 10 -15oC, sùng
khoai lang vẫn nằm yên trong đường đục. Ở nhiệt độ cao (khoảng tr ên dưới 30oC),
sùng khoai lang hoạt động mạnh nhất. Những ng ày mưa sùng khoai lang thường
ngừng hoạt động. Khi thời tiết nóng nực có thể bay một qu ãng ngắn. Sùng khoai
lang di chuyển chủ yếu bằng hình thức bò, nhiệt độ càng cao sùng khoai lang bò
càng nhanh và mạnh. Ban đêm sùng khoai lang có xu tính yếu đối với ánh sáng, ban
ngày lẫn trốn các tia nắng trực xạ. Loài này cũng có phản ứng giả chết nh ư nhiều
loài cánh cứng khác (Nguyễn Đức Khi êm, 2006).
o

Sùng khoai lang sau khi vũ hóa được 6-8 ngày bước vào thời kỳ giao phối và
sau đó 2-3 ngày mới đẻ trứng. Sùng khoai lang đẻ trứng trên củ, một ít có thể đẻ
vào đoạn thân sát gốc. Sùng khoai lang dùng miệng đục một lỗ nhỏ trên mặt củ rồi
đẻ trứng vào đấy, thông thường mỗi lỗ chỉ đẻ 1 trứng. Sau đó dùng nước bọt lấp lỗ
trứng lại (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004). Ấu trùng lớn lên đục thẳng vào
bên trong củ tạo thành những đường hầm ngoằn ngoèo. Đường hầm càng lúc càng

lớn dần theo sự phát triển của ấu tr ùng và chứa đầy phân màu nâu đậm. Trong 1 củ
khoai có nhiều ấu trùng cùng chung sống và các ấu trùng này không di chuyển sang
củ khoai khác trong suốt các giai đoạn phát triển . Nhộng được hình thành ngay bên
trong đường đục của củ (Nguyễn Văn Huỳnh v à Lê Thị Sen, 2004).
6. Triệu chứng và cách gây hại
Theo Nguyễn Đức Khiêm (2006) ấu trùng và thành trùng đều gây hại, song
chủ yếu là ấu trùng. Thành trùng thường ở mặt dưới lá, ăn biểu bì thân và lá, bề mặt
củ tạo nên lỗ thủng hình tròn nhỏ. Ấu trùng đục phá trong dây và củ không những
cản trở sự phình to của củ, ảnh hưởng đến sản lượng, mà nguy hại hơn là chất bài
tiết trong đường đục, tạo điều kiện cho một loại nấ m gây bệnh thối đen, thịt củ
khoai bị thối và khô.


Để phản ứng lại sự gây hại, củ sinh ra chất terpenes có mùi khó chịu làm cho
củ không ăn được dù mức terpenes thấp và mức độ hư hỏng vật chất thấp (Mai
Thạch Hoành, 2001). Ấu trùng sùng khoai lang vừa nở ra đục ngay vào phần thịt củ
để phá hại. Đường đục của sùng trong củ ngoằn ngoèo, không theo hướng nhất
định, sùng đục ăn đến đâu bài tiết phân đến đấy. Nếu sống trong thân khoai đ ường
đục của sâu thường hướng về phía gốc. Những thân khoai bị nhiều ấu trùng đục phá
thường nổi hằn trên bề mặt vỏ. Trong một củ khoai có vài ấu trùng, có lúc lên đến
170 con (Nguyễn Đức Khiêm, 2006). Sau khi thu hoạch, ấu trùng vẫn tiếp tục tấn
công khoai tồn trữ do nở từ trứng đã có sẵn trong củ khoai hoặc đôi khi do th ành
trùng tấn công trong kho. Ngo ài ra, việc sử dụng các hom khoai trồng tr ên các
ruộng bị sùng hại vụ trước cũng là nơi có thể lây lan sang vụ sau (Nguyễn Văn
Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004). Trong các bộ phận của cây chúng đẻ trứng tr ên củ,
thân chính, thân già, nhưng không đ ẻ trứng trên ngọn non (Nguyễn Văn Đĩnh v à
ctv., 1995 trích Nguyễn Đức Khiêm, 2006).
Theo Nguyễn Đức Khiêm (2006) kết quả nghiên cứu ở nước ta và một số
nước Đông Nam Á cho thấy tình hình phát sinh phát tri ển của loài sâu hại này có
quan hệ chặt chẽ với điều kiện khí hậu thời tiết, đất đai v à chế độ canh tác. Kết quả

theo dõi cho thấy thời tiết khô và nóng là điều kiện thích hợp cho lo ài sâu này phát
sinh, phát triển mạnh. Ở miền Bắc, so với khoai m ùa, khoai chiêm làm củ vào thời
kỳ nhiệt độ cao (mùa hè) nên bị sùng khoai lang phá hại nặng hơn. Sùng khoai lang
là loại sâu hại dưới đất, vì vậy điều kiện khô hạn rất thuận lợi cho sự phát triển của
chúng. Khô hạn còn làm đất nứt nẻ, con trưởng thành dễ dàng tìm đến các củ khoai
để đẻ trứng. Chính do hiện t ượng này nên các ruộng khoai trồng ở chân đất cát pha
hoặc thịt nhẹ, có bón phân hữu c ơ, được chăm sóc giữ ẩm tốt ít bị sùng khoai lang
phá hại so với chân đất thịt nặng, ngh èo mùn.

Hình 4. Triệu chứng gây hại trên củ khoai do Cylas formicarius gây ra.

7. Phòng trị
Ở những vùng trồng khoai lang cần tiêu diệt ký chủ phụ của sùng khoai lang,
các cây dại họ Bìm bìm.


Những ruộng khoai bị sùng khoai lang phá hại, khi thu hoạch cần thu nhặt
triệt để các tàn dư trên ruộng bằng cách đào hố lấp sâu 20-30 cm.
Nhúng hom giống trong dung dịch thuốc trừ sâu khoảng 30 phút sẽ giết trứng
và nhộng sống bên trong thân (Trebon 0, 1%).
II. PHEROMONE GIỚI TÍNH
Pheromone giới tính (sex pheromone) l à hóa chất tín hiệu được tiết ra ngoài
môi trường để hấp dẫn sự bắt cặp của những cá thể khác giới trong c ùng một loài.
Có thể do thành trùng đực hay cái tiết ra, thông thường là do thành trùng cái (Lê
Văn Vàng, 2006).
Do hoạt động như những hóa chất sinh học với tính chọn lọc cao và ở nồng
độ rất thấp, pheromone giới tính không gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
Bên cạnh việc làm đối tượng nghiên cứu cho các lĩnh vực như hoá học hữu cơ, hóa
chất sinh thái học và côn trùng học ứng dụng (Ando và ctv., 2004).
Đây là nhóm pheromone đư ợc nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi nhất trong

IPM và pheromone giới tính còn là một sự thay thế hiệu quả cho nông dược trong
công tác quản lý sâu hại (Gibb và ctv., 2005).
Pheromone giới tính thường gặp ở những loài côn trùng thuộc Bộ:
Coleoptera, Lepidoptera và Diptera (Ando và ctv., 2004).
1. Đặc tính của pheromone
1.1. Đặc tính vật lý
Là một chất lỏng, dễ bay hơi trong điều kiện tự nhiên, tốc độ bay hơi và
khuếch tán phụ thuộc vào tốc độ của gió, sự vận động của d òng khí hay dòng nước,
nhiệt độ và ẩm độ. Trong môi trường tự nhiên, pheromone chỉ tồn tại ở một giới hạn
nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ càng cao, tốc độ khuếch tán và phân hủy của
pheromone càng nhanh.
Pheromone giới tính có khả năng khuếch tán xa h ơn cả (tối đa hơn 2 km) và
pheromone đánh dấu đường đi có độ khuếch tán kém h ơn cả. Các pheromone tập
hợp, pheromone giới tính có thời g ian lưu trữ trong không khí lâu h ơn nhiều lần so
với pheromone báo động hay pheromone xua đuổi (B ùi Công Hiển, 2002).
1.2. Đặc tính hóa học
Hầu hết các pheromone được nghiên cứu cho thấy chúng là các alcol, este,
hoặc ete..., một số khác là các alkaloid và dẫn xuất của alkaloid. Chúng có khả năng
hòa tan trong một số dung môi hữu cơ như n-hexan, methyl, ethanol, petrol,
chloroform, benzene, ether - êtylic (C 2H5-O-C2H5)….


Cấu hình và vị trí của nối đôi (double bond) giữ vai trò cực kỳ quan trọng
trong hoạt tính sinh học của pheromone. Phần lớn các phân tử pheromone chứa li ên
kết nối đôi riêng lẻ mà vị trí và cấu trúc không gian có thể l à cis hoặc trans của
chúng sẽ là yếu tố quyết định sự thể hiện hoạt tính sinh học của chúng (Đ ào Văn
Hoằng, 2005).
2. Tình hình nghiên cứu pheromone giới tính của Cylas formicarius Fabricius
Theo Heath và ctv. (1986) thì pheromone giới tính của sùng khoai lang (Cylas
formicarius) được xác định chỉ gồm một thành phần duy nhất là (Z)-3-dodecenyl

(E)-2-butenoate. Việc sử dụng pheromone giới tính trong quản lý sùng gây hại trên
cánh đồng đã được nghiên cứu (Heath và ctv.,1991; Jansson và ctv.,1991). Theo
Hwang Jenn-Sheng (2000) với số lượng 4 bẫy/0,1 ha giúp giảm thiệt hại do sùng
khoai lang gây ra từ 57-65%. Ở Đông Phi bẫy pheromone giúp phát hiện sự hiện
diện của Cylas formicarius (Parker và ctv.,1992). Biện pháp sử dụng bẫy tập hợp
bằng mồi pheromone giới tính tổng hợp đã dập tắt được C. formicarius ở Đài Loan
(Hwang & Hung, 1991), ở Ấn Độ (Pillai và ctv.,1993), Nhật Bản (Yasuda, 1995) và
Trung tâm khoai tây quốc tế (CIP) cũng có một số ch ương trình hợp tác quốc tế
trong việc khảo sát tiềm lực của pheromone giới tính tổng hợp của sùng khoai lang.
Sử dụng pheromone giới tính trong việc quấy rối sự bắt cặp của C. formicarius cũng
đã được báo cáo (Manson & Jan sson, 1991). Ngoài ra, theo Masashi Kakizaki
(2007) thì pheromone giới tính của sùng khoai lang cũng là (Z)-3-dodecenyl (E)-2butenoate và với mật độ 4-25 bẫy/ha ở xung cánh đồng giúp giảm đáng kể mật độ
sùng đực ở Nhật Bản và Ấn Độ. Bên cạnh đó, theo Heath (1992) đã tiến hành thử
nghiệm trên cánh đồng ở Okinava (Nhật Bản), một tuýp cao su với 1 mg pheromone
tổng hợp cho thời gian thu hút h ơn 1 tháng. Kết quả nghiên cứu của Hwang JennSheng (2000) cho rằng 1 mg pheromone tổng hợp nhồi trong 1 ống nhựa PE nhỏ
cho hiệu quả hơn 2 tháng.


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
I. PHƯƠNG TIỆN
1. Hóa chất
- Pheomone giới tính tổng hợp [(Z)-3-Dodecenyl-(E)-2-Butenoate ( Z312:E2)] được cung cấp từ phòng thí nghiệm Phòng trừ Sinh Học, Bộ môn Bảo Vệ
Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp và SHƯD, Trường Đại Học Cần Thơ.
- Xà phòng, muối (NaCl),….
- Thuốc trừ sâu có tác động tiếp xúc Anitox 50SC (Acephate).
2. Vật liệu
- Bẫy nước (chai nước suối 1,5 lít).
- Hộp nhựa (25  25  8cm), hộp nhựa (dung tích 500 ml), lọ thuỷ tinh thể
tích 8 ml có nắp đậy.

- Máy chụp ảnh, bông gòn, kéo, đĩa petri…
- Bẫy dính (Takeda Chemical Ind., Ltd., Osaka, Japan) .

Mái che
Tấm dính

5

Nước xà
Mồi pheromone phòng

Hình 5, 6. Bẫy dính với mồi pheromone (5) và bẫy nước với mồi pheomone (6).

Mồi

Cửa

6


3. Nguồn sùng khoai lang
Củ khoai khoai lang bị nhiễm sùng được thu thập trên các ruộng đã thu hoạch
ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long, chuyển về phòng thí nghiệm Phòng trừ Sinh
Học, Bộ môn Bảo Vệ Thực Vậ t, Khoa Nông Nghiệp và SHƯD, Trường Đại Học
Cần Thơ. Trong phòng thí nghiệm, mẫu thu thập được nuôi trong các hộp nhựa (25
 25  8cm) có nắp đậy bằng vải mùng ở điều kiện nhiệt độ và ánh sáng phòng
(Hình 7). Ngay sau khi vũ hóa thành trùng đực, cái được tách riêng và nuôi trong lọ
thuỷ tinh thể tích 8 ml có chứa mẫu khoai lang không bị sùng làm thức ăn và bông
gòn thấm nước để giữ ẩm.


Hình 7. Hộp đựng khoai nhiễm sùng được thu về từ ngoài đồng.

4. Mồi pheromone
Pheromone giới tính tổng hợp [(Z)-3-Dodecenyl-(E)-2-Butenoate)] được pha
loãng trong n-hexane tinh khiết ở hàm lượng 100 mg/ml. Tiếp theo dùng micro
syringe (dung tích 25 μl) rút 3 μl hỗn hợp dung dịch trên bơm vào tuýp cao su,
tương ứng với 0,3 mg pheromone/tuýp. Sau khi bay hơi hết dung môi, tuýp cao su,
không thêm vào bất kỳ chất ổn định hay chất chống oxy hoá n ào, được gói lại bằng
giấy nhôm, dán nhãn và trữ trong điều kiện lạnh (0 0C) cho đến khi sử dụng làm thí
nghiệm.
II. PHƯƠNG PHÁP

1. Trong phòng thí nghiệm
1.1. Khảo sát khả năng gây chết của các loại dung dịch khác nhau đối với th ành
trùng sùng khoai lang (C. formicarius)
- Mục tiêu: tìm ra loại dung dịch để dùng làm bẫy nước cho hiệu quả tiêu
diệt thành trùng sùng khoai lang cao.
- Thí nghiệm được bố trí theo thể thức ho àn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm
thức và 3 lần lặp lại. Mỗi lần lặp lại của một nghiệm thức t ương ứng với một hộp


nhựa đựng các loại dung dịch khác nhau và 20 thành trùng sùng khoai lang (Bảng
1).
Bảng 1. Các loại dung dịch bố trí trong thí nghiệm nhằm tiêu diệt thành trùng sùng khoai
lang (C. formicarius) sau khi vào bẫy.

Nghiệm thức

Thành phần


A-1

Nước xà phòng (300 ml nước + 5 g xà phòng)

A-2

Nước muối (300 ml nước + 15 g muối)

A-3

Bông gòn tẩm 1 ml thuốc sâu Anitox 50SC (Acephate)

A-4

Nước bình thường (300 ml nước)

- Cách tiến hành: cho vào hộp nhựa (dung tích 500 ml) 300 ml n ước, sau đó
lần lượt cho xà phòng và muối ăn (đối với nghiệm thức A -1 và A-2) vào rồi khuấy
đều cho tan muối và xà phòng. Đối với nghiệm thức A-3 dùng ống bơm rút và bơm
1 ml thuốc trừ sâu Anitox 50SC vào miếng bông gòn, sau đó đặt miếng bông gòn
vào trong hộp. Tiếp theo cho cùng lúc 20 thành trùng sùng khoai lang vào trong
hộp.
- Chỉ tiêu ghi nhận: số lượng thành trùng chết ở các thời điểm 10 phút, 20
phút, 30 phút và 60 phút sau khi thả.
1.2. Khảo sát thời gian thành trùng sùng khoai lang ti ếp xúc với mồi pheromone
sau khi bị hấp dẫn
- Mục tiêu: nhằm xác định được khoảng thời gian từ khi thành trùng đực tiếp
xúc với mồi pheromone giới tính cho đến khi chúng bỏ đi để khuyến cáo cách áp
dụng pheromone hiệu quả.
- Đặt một mồi pheromone (0,3 mg) v ào trong đĩa Petri, sau đó thả 20 thành

trùng sùng khoai lang đực vào. Đếm số thành trùng sùng khoai lang đ ực còn ở lại
trong phạm vi bán kính 1 m tính từ mồi p heromone ở các thời điểm 0 giờ, 0,5 giờ, 1
giờ, 2 giờ, 6 giờ, 8 giờ và 24 giờ sau khi thả.


Hình 8 Đĩa Petri chứa mồi pheromone v à thành trùng đực.

- Thí nghiệm được lặp lại 3 lần, tương ứng với 60 thành trùng sùng khoai
lang đực được sử dụng.
1.3. Khảo sát khả năng sinh sản của thành trùng đực sùng khoai lang đã qua tiếp
xúc và chưa tiếp xúc với mồi pheromone giới tính tổng hợp
- Mục tiêu: khảo sát sự ảnh hưởng của pheromone đến sức sinh sản của s ùng
khoai lang nhằm đưa ra đánh giá sơ khởi cho việc quản lí hiệu quả hơn bằng bẫy
pheromone giới tính tổng hợp đối với lo ài côn trùng gây hại này.
- Thí nghiệm được bố trí theo thể thức ho àn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm
thức và 15 lần lặp lại. Mỗi lần lặp lại của một nghiệm thức t ương ứng với một cặp
(1 con đực và 1 con cái) sùng khoai lang . Trong đó hộp chỉ có khoai lang được sử
dụng làm nghiệm thức đối chứng (Bảng 2).
Bảng 2. Các nghiệm thức được bố trí trong thí nghiệm khảo sát khả năng sinh sản của th ành
trùng đực sùng khoai lang.

Nghiệm thức

Thành phần

B-1

1 củ khoai + 1 cặp (con đực đã qua tiếp xúc với pheromone)

B-2


1 củ khoai + 1 cặp (con đực chưa tiếp xúc với pheromone)

B-3

Đối chứng (1 củ khoai, không thả sùng)

- Cách tiến hành: củ khoai lang được mua trực tiếp từ ruộng khoai lang ở
huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Sau khi rửa sạch , củ khoai được chẻ đôi và đánh
giá bằng mắt thường để chọn những củ không có dấu hiệu bị s ùng xâm nhiễm. Sau
khi cho các củ khoai được chọn và một miếng bông gòn thấm nước để tạo độ ẩm
vào trong các hộp nhựa (dung tích 500 ml; 1 củ/hộp), một cặp sùng khoai lang (1
con đực và 1 con cái) được cho thêm vào trong mỗi hộp. Đối với nghiệm thứ B-1,
thành trùng đực được cho tiếp xúc với mồi pheromone giới tính trong đĩa petri trong


×