Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

KHẢO sát sự SINH TRƯỞNG và PHÁT TRIỂN của dưa lê KIM cô NƯƠNG GHÉP TRỒNG TRONG CHẬU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.85 MB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

LÊ THỊ THÚY KIỀU

KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA DƯA LÊ KIM CÔ NƯƠNG GHÉP
TRỒNG TRONG CHẬU

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC

Cần Thơ, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC

KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA DƯA LÊ KIM CÔ NƯƠNG GHÉP
TRỒNG TRONG CHẬU

Cán bộ hướng dẫn:
PGS.TS. TRẦN THỊ BA
ThS. VÕ THỊ BÍCH THỦY

Sinh viên thực hiện:
LÊ THỊ THÚY KIỀU


MSSV: 3083646
LỚP: NÔNG HỌC-K34

Cần Thơ, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Nông học, với ñề tài:

KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA DƯA LÊ KIM CÔ NƯƠNG GHÉP
TRỒNG TRONG CHẬU

Do sinh viên Lê Thị Thúy Kiều thực hiện.
Kính trình Hội ñồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày…. tháng…. năm 2012
Cán bộ hướng dẫn

PGS.TS. Trần Thị Ba

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết

quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa ñược công bố trong bất kỳ luận
văn nào trước ñây.

Tác giả luận văn

Lê Thị Thúy Kiều

iii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

Hội ñồng chấm luận văn tốt nghiệp ñã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành
Nông học với ñề tài:

KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA DƯA LÊ KIM CÔ NƯƠNG GHÉP
TRỒNG TRONG CHẬU

Do sinh viên Lê Thị Thúy Kiều thực hiện và bảo vệ trước Hội ñồng.
Ý kiến của Hội ñồng chấm luận văn tốt nghiệp:.....................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp ñược Hội ñồng ñánh giá ở mức:.............................................

DUYỆT KHOA


Cần Thơ, ngày….. tháng….. năm 2012

Trưởng Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

Chủ tịch Hội ñồng

iv


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
I. Lý lịch sơ lược
Họ và tên: Lê Thị Thúy Kiều

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 10/06/1990

Dân tộc: Kinh

Nơi sinh: Xã Hậu Mỹ Bắc A, Huyện Cái Bè, Tỉnh Tiền Giang.
Con ông: Lê Văn Thi
Và Bà: Nguyễn Thị Nhắn
Chỗ ở hiện nay: Ấp Hậu Phú 1, Xã Hậu Mỹ Bắc A, Huyện Cái Bè,
Tỉnh Tiền Giang.
II. Quá trình học tập
Năm 1996-2001: cấp 1 trường Tiểu học Phan Lương Trực, Xã Hậu Mỹ Bắc
A, Huyện Cái Bè, Tỉnh Tiền Giang.
Năm 2001-2008: cấp 2, 3 trường THPT Thiên Hộ Dương, Xã Hậu Mỹ Bắc
A, Huyện Cái Bè, Tỉnh Tiền Giang.
Năm 2008-2012: sinh viên ngành Nông học khoá 34, Khoa Nông nghiệp và

Sinh học Ứng dụng trường Đại học Cần Thơ.
Ngày….tháng….năm 2012

Lê Thị Thúy Kiều

v


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng!
Cha mẹ ñã tận tuỵ nuôi nấng và dạy dỗ con khôn lớn nên người, mang lại
cho con niềm tin và nghị lực ñể vượt qua tất cả mọi khó khăn trong cuộc sống.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến,
Cô Trần Thị Ba ñã tận tình hướng dẫn, truyền ñạt kinh nghiệm, góp ý và cho
những lời khuyên bổ ích trong việc nghiên cứu và hoàn thành tốt luận văn.
Cô Võ Thị Bích Thủy ñã ñóng góp những ý kiến xác thực góp phần hoàn
chỉnh luận văn.
Cố vấn học tập Thầy Phạm Ngọc Du ñã quan tâm và dìu dắt lớp tôi hoàn
thành tốt khóa học.
Quý Thầy, Cô trường Đại học Cần Thơ, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng
dụng ñã tận tình truyền ñạt kiến thức trong suốt khóa học.
Xin chân thành cảm ơn!
Chị Trần Thị Hồng Thơi lớp Cao học Trồng trọt khóa 17 ñã giúp tôi hoàn
thành số liệu và chỉnh sửa luận văn.
Các bạn Hạc, Duy, Hoàng, Vương, Lộc, Thành, Thân, Nghi lớp Trồng trọt
K34 và Quyên, Linh, Như, Trang, Đằng, Phương, Mến lớp Nông học K34 ñã hết
lòng giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện ñề tài.
Thân gửi về,
Các bạn lớp Nông học khóa 34 lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành ñạt
trong tương lai.


Lê Thị Thúy Kiều

vi


LÊ THỊ THÚY KIỀU. 2012. “Khảo sát sự sinh trưởng và phát triển của dưa lê
Kim Cô Nương ghép trồng trong chậu”. Luận văn tốt nghiệp Đại học ngành
Nông học, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ.
Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Trần Thị Ba và ThS. Võ Thị Bích Thủy.

TÓM LƯỢC
Đề tài “Khảo sát sự sinh trưởng và phát triển của dưa lê Kim Cô Nương ghép
trồng trong chậu” ñược thực hiện nhằm tìm ra gốc ghép thích hợp cho ngọn dưa lê
Kim Cô Nương có khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh trên 2 loại gốc là bầu
ñịa phương và bình bát dây (bằng cách ghép thẳng và ghép xéo).
Thí nghiệm ñược bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm
thức với 8 lần lặp lại (mỗi lặp lại là một cây/chậu). Bốn nghiệm thức là: (1) Dưa lê
không ghép (Đối chứng), (2) Dưa lê ghép xéo trên bầu ñịa phương, (3) Dưa lê ghép
thẳng trên bình bát dây, (4) Dưa lê ghép xéo trên bình bát dây.
Kết quả thí nghiệm cho thấy các nghiệm thức vào thời ñiểm 10 ngày sau khi
ghép có tỷ lệ sống cao > 70%. Cây ghép sau khi trồng có sự tương thích giữa gốc và
gọn ghép tương ñối tốt (tỷ số tiếp hợp lớn hơn và xa 1). Giai ñoạn 30 ngày sau khi
ghép, nghiệm thức bầu ñịa phương có hiện tượng “nứt gốc” và nứt gốc toàn bộ
trong giai ñoạn 60 ngày. Ở nghiệm thức ghép gốc bình bát dây cây sinh trưởng kém
hơn so với ñối chứng về chiều dài thân, số lá dẫn tới trọng lượng trái thấp hơn.
Trọng lượng trung bình trái trên cây: ñối chứng là 145,14 (g/trái), ghép bầu ñịa
phương (179,12 g/trái), bình bát dây ghép thẳng (83,25 g/trái), bình bát dây ghép
xéo (128,88 g/trái).


vii


MỤC LỤC
Nội Dung

Chương

Trang

Tóm lược

vii

Mục lục

viii

Danh sách bảng

x

Danh sách hình

xi

Danh sách chữ viết tắt

xii


MỞ ĐẦU

1

1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 KHÁI QUÁT VỀ CÂY DƯA LÊ

2

1.1.1 Nguồn gốc và phân bố

2

1.1.2 Phân loại

2

1.1.3 Công dụng và giá trị dinh dưỡng

3

1.1.4 Tình hình sản xuất

4

1.1.5 Đặc ñiểm thực vât

5

1.2 KHÁI QUÁT VỀ GỐC GHÉP


6

1.2.1 Gốc bầu

6

1.2.2 Gốc bình bát dây

7

1.3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN RAU GHÉP NGỌN

8

1.3.1 Lịch sử quá trình nghiên cứu và ứng dụng ghép ngọn trên rau

8

1.3.2 Cơ sở khoa học của ghép cây

9

1.3.3 Mối quan hệ giữa gốc ghép và ngọn ghép

9

1.3.4 Ưu ñiểm và nhược ñiểm của phương pháp ghép

9


1.4 SẢN XUẤT RAU TRONG NHÀ LƯỚI

11

2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 PHƯƠNG TIỆN

13

2.1.1 Địa ñiểm và thời gian

13

2.1.2 Tình hình khí tượng thủy văn

13

2.1.3 Vật liệu thí nghiệm

14

2.2 PHƯƠNG PHÁP

16

2.2.1 Bố trí thí nghiệm

16


viii


2.2.2 Kỹ thuật canh tác

18

2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi

21

2.2.4 Phân tích số liệu

22

3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 GHI NHẬN TỔNG QUÁT

23

3.2 TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG

24

3.2.1 Tỷ lệ sống sau ghép

24

3.2.2 Chiều dài thân chính và tốc ñộ tăng trưởng


25

3.2.3 Số lá trên thân chính và tốc ñộ tăng trưởng

27

3.2.4 Đường kính gốc ghép

28

3.2.5 Đường kính ngọn

30

3.2.6 Tỷ lệ ñường kính gốc ghép/ngọn ghép

31

3.3 THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT

33

3.3.1 Kích thướt trái

33

3.3.2 Trọng lượng trái trên cây

33


3.3.3 Sinh khối

34

4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1 Kết luận

36

4.2 Đề nghị

36

TÀI LIỆU THAM KHẢO

37

PHỤ CHƯƠNG

ix


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng

Trang

1.1


Thành phần dinh dưỡng của dưa lê thuộc nhóm Inodorus và
Cantaloup

3

1.2

Diện tích (hecta) và sản lượng (triệu tấn) dưa lê trên thế giới từ
năm 2008-2010

4

2.1

Loại, liều lượng, thời kỳ bón phân cho dưa lê trong thời gian thí
nghiệm, tại nhà lưới, ĐHCT từ tháng 5-8/2011

21

3.1

Nhiệt ñộ và ẩm ñộ không khí trong phòng phục hồi sau ghép

24

3.2

Tỷ lệ sống (%) của dưa lê sau ghép, tại nhà lưới, ĐHCT từ tháng
5-8/2011


25

3.3

Tỉ lệ ñường kính gốc ghép/ngọn ghép của dưa lê ghép trên gốc
bầu và gốc bình bát dây qua các NSKT, tại nhà lưới, ĐHCT từ
tháng 5-8/2011

32

x


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tựa hình

Trang

2.1

Tình hình thời tiết trong thời gian thí nghiệm từ tháng 5-8/2011,
tại TP.Cần Thơ (Đài khí tượng Thủy văn TP.Cần Thơ)

13

2.2


Vật liệu thí nghiệm, tại nhà lưới, ĐHCT từ tháng 5-8/2011

15

2.3

Bốn nghiệm thức, tại nhà lưới, ĐHCT từ tháng 5-8/2011

17

2.4

Các bước thực hiện trong kỹ thuật ghép xéo trên gốc bình bát
dây, tại nhà lưới, ĐHCT từ tháng 5-8/2011

20

3.1

Chiều dài thân chính (cm) của dưa lê ghép trên gốc bầu và gốc
bình bát dây qua các ngày sau khi trồng, tại nhà lưới, ĐHCT từ
tháng 5-8/2011

26

Số lá trên thân chính của dưa lê ghép trên gốc bầu và gốc bình
bát dây qua các ngày sau khi trồng, tại nhà lưới, ĐHCT từ tháng
5-8/2011

27


3.3

Đường kính gốc (cm) bầu và bình bát dây qua các ngày sau khi
trồng, tại nhà lưới, ĐHCT từ tháng 5-8/2011

29

3.4

Gốc bầu bị nứt trong giai ñoạn 45 ngày sau khi trồng, tại nhà
lưới, ĐHCT từ tháng 5-8/2011

30

3.5

Sự tương thích giữa gốc ghép và ngọn ghép ở giai ñoạn 45 ngày
sau khi trồng, tại nhà lưới, ĐHCT từ tháng 5-8/2011

31

3.6

Đường kính ngọn (cm) của dưa lê ghép trên gốc bầu và gốc bình
bát dây qua các ngày sau khi trồng, tại nhà lưới, ĐHCT từ tháng
5-8/2011

32


3.7

Đường kính trái (cm) của dưa ghép lê trên gốc bầu và gốc bình
bát dây, tại nhà lưới, ĐHCT từ tháng 5-8/2011

33

3.8

Trọng lượng trái (g/trái) của dưa lê ghép gốc bầu và gốc bình bát
dây, tại nhà lưới, ĐHCT từ tháng 5-8/2011

34

3.9

Sinh khối (kg/cây) của dưa lê ghép gốc bầu và gốc bình bát dây,
tại nhà lưới, ĐHCT từ tháng 5-8/2011

35

3.2

xi


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
ĐHCT: Đại học Cần Thơ
TP: Thành phố
NSKG: Ngày sau khi gieo

NSKGh: Ngày sau khi ghép
NSKT: Ngày sau khi trồng
BBD: Bình bát dây

xii


MỞ ĐẦU
Với xu thế ña dạng hóa sản phẩm trái cây có chất lượng nên dưa lê ñã và ñang
từng bước khẳng ñịnh vị trí trên thị trường trong nước với những ưu ñiểm vượt trội
hơn so với các loại khác như mùi vị thơm ngon, hàm lượng dinh dưỡng cao lại
mang nhiều hình dáng và màu sắc ñẹp, hơn nữa có thể bảo quản ñược lâu. Vì vậy,
dưa lê mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân và có xu hướng tiến ra thị trường
trái cây nước ngoài.
Bên cạnh ñó, việc canh tác dưa lê còn nhiều bất cập về các ñối tượng sâu bệnh,
năng suất và chất lượng chưa cao nên không ñáp ứng ñược nhu cầu tiêu thụ của
người tiêu dùng. Vậy làm sao ñể khắc phục những hạn chế trên? Một câu hỏi ñược
ñặt ra và ñể trả lời cho câu hỏi ñó ñã tìm ra quy trình mới – quy trình ghép trên cây
rau và hiện nay ghép là một biện pháp kĩ thuật phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.
Cây ghép có khả năng kháng các mầm bệnh từ ñất, sinh trưởng và phát triển mạnh
góp phần nâng cao sản lượng và phẩm chất trái. Để tìm ra một gốc ghép có ñộ
tương thích tốt với ngọn còn là một vấn ñề mới, chính vì vậy ñề tài: “Khảo sát sự
sinh trưởng và phát triển của dưa lê Kim Cô Nương ghép trồng trong chậu”
ñược thực hiện nhằm tìm ra gốc ghép thích hợp cho ngọn dưa lê Kim Cô Nương có
khả năng sinh trưởng và phát triển trên 2 loại gốc: bầu ñịa phương và bình bát dây
(bằng cách ghép thẳng và ghép xéo). Qua ñó, thử nghiệm cây dưa lê ghép trồng
trong chậu.


CHƯƠNG 1

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 KHÁI QUÁT VỀ CÂY DƯA LÊ
1.1.1 Nguồn gốc và phân bố
Dưa lê có tên khoa học là Cucumis melon L. thuộc họ bầu bí dưa
(Cucurbitaceae) (Tindall, 1983; Lewis và ctv., 1999), là một trong những cây trồng
sớm nhất và ñã tồn tại hàng nghìn năm, hầu hết các loại dưa lê có khả năng thích
nghi với ñiều kiện khí hậu khô ấm (Mai Thị Phương Anh và ctv., 1996). Theo Joy
(1991) và Kerje and Grum (2000), dưa lê có nguồn gốc ở Châu Phi, Châu Mỹ, Châu
Á và có những giống dưa lê riêng biệt ở các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản và
vùng Trung Đông. Năm 1960, các chuyên viên Đài Loan du nhập các giống dưa
Hoàng Kim vào Đồng bằng sông Cửu Long (Tôn Thất Trình, 1998). Hiện nay, dưa
lê ñược trồng trên khắp thế giới với nhiều giống và dạng trái (IPGRI, 2003).
1.1.2 Phân loại
Dưa lê có sự ña dạng về hình dạng, kích thước, màu sắc, mùi vị và chất
lượng thịt quả cũng như các ñặc tính sinh lý nên có nhiều cách phân loại khác nhau.
Theo Tôn Thất Trình (1998), dưa lê có thể kể ra những nhóm giống như nhóm
giống vỏ rỗ (dưa lưới) màu rơm rạ có tên là Cantaloup; nhóm giống tròn, vỏ láng
gọi là Muskmelon (hay Honeydew), ruột thường có màu xanh hay màu trắng; nhóm
giống Crenshaw có vỏ vàng hay vàng nâu, vàng thau, trái hình tim và to. Còn theo
Lewis và ctv. (1999) thì dưa lê ñược chia làm 7 loại:
- Dưa lưới (Reticulatus): trái trung bình, vỏ dạng lưới bao quanh. Thịt trái
màu xanh hay hồng cam. Trái khi chín có mùi thơm dễ chịu và dễ bị sứt cuống,
ñược trồng rộng rãi ở Bắc Mỹ.
- Dưa không mùi (Inodorus): vỏ trơn láng hay có nếp gấp thường có màu
vàng hay xanh nhạt. Thịt trái màu trắng hay xanh, mùi thơm nhẹ, thời gian bảo quản
lâu. Trái chín không bị nứt và sứt cuống, giống này thường trồng ở Châu Âu.

2



- Dưa ñỏ (Cantaloupe): trái trung bình, vỏ trái có nhiều mụn cơm, có vảy
hay màu xanh lục. Thịt trái có màu vàng cam hay xanh. Trái khi chín có mùi xạ
hương và không bị sứt cuống, giống này ñược trồng rộng rãi ở Châu Âu.
- Dưa quả dài: dạng thon dài, không mùi.
- Dưa Conomon: không mùi, thịt trái giòn và có màu trắng.
- Dưa Chito: có màu vàng chanh, không mùi.
- Dưa Dudaim: dạng quả lựu, có mùi thơm.
Trong 7 loại này, chỉ có 2 loại có ý nghĩa quan trọng trên thị trường ñó là
dưa lưới và dưa không mùi. Những loại còn lại không có giá trị kinh tế nhưng lại có
ý nghĩa trong công tác chọn giống.
1.1.3 Công dụng và giá trị dinh dưỡng
Dưa lê là loại trái cây bổ dưỡng có chứa nhiều dưỡng chất như beta-carotene,
vitamin A, vitamin C và các chất khoáng thiết yếu cần thiết cho cơ thể (Weihong,
1998; Home Vegetable Gardening, 2006) (Bảng 1.1). Hơn nữa, thịt trái có vị ngọt,
tính mát có tác dụng giải khát, ñiều hòa các phản ứng trong cơ thể,… (Đường Hồng
Dật, 2000). Vì vậy, trái non ñược sử dụng như một loại rau trộn (salad,…) ở các
nước Châu Âu, trái chín dùng ñể ăn tươi, làm nước ép và ñược xem như là món
tráng miệng trong các bữa tiệc. Ngoài ra, trái còn sấy khô, nghiền thành bột có thể
sử dụng như là một loại ngũ cốc ñể làm thành bánh mì, bánh quy (Tindall, 1983).
Bảng 1.1 Thành phần dinh dưỡng của dưa lê thuộc nhóm Inodorus và Cantaloup
Thành phần dinh dưỡng
Năng lượng (Kcal)
Chất béo (g)
Protein (g)
Carbohydrate (g)
Vitamin C (mg)
Kali (mg)
Vitamin A (mg)
Đường (g)


Cantaloup
57
0,4
1,4
13,4
68
494
516
5

3

Inodorus
60
0,2
0,8
15,6
42
461
7


1.1.4 Tình hình sản xuất
Trên thế giới
Nhìn chung, diện tích trồng dưa lê trên thế giới có xu hướng giảm dần qua
các năm, năm 2008 là 1,253 triệu hecta ñến năm 2010 giảm còn 1,075 triệu hecta
(Bảng 1.2). Châu Á là nơi có diện tích trồng nhiều nhất chiếm hơn 60% diện tích
thế giới, kế ñến là Châu Mỹ và Châu Âu và thấp nhất là Châu Úc. Trung Quốc là
quốc gia có diện tích trồng dưa lê ñầu khu vực, chiếm hơn 50% và trên thế giới
chiếm khoảng 35%.

Bảng 1.2 Diện tích (hecta) và sản lượng (triệu tấn) dưa lê trên thế giới từ năm
2008-2010 (FAOSTAT, 2011)
Năm
2008
Diện
tích
Thế giới
Châu Á

2009
Sản
lượng

Diện
tích

2010
Sản
lượng

Diện
tích

Sản
lượng

1,253,76
882,014

29,916

22,082

1,097,76
741,195

25,998
18,190

1,075,82
709,708

25,014
17,337

Châu Mỹ

167,648

3,447

155,303

3,368

164,026

3,382

Châu Âu


116,012

2,415

11,703

2,330

113,191

2,338

Châu Phi
Châu Úc
+ Trung Quốc

85,137
2,925
529,174

1,899
0,715
16,068

85,640
3,945
396,340

2,028
0,806

12,224

84,812
4,155
365,400

1,874
0,813
11,333

+ Turkey
+ Iran

105,000
73,086

1,749
1,332

91,195
76,844

1,679
1,278

95,000
74,900

1,611
1,317


39,458
9,210

0,822
0,208

40,069
8,870

0,830
0,199

41,800
8,400

0,894
0,188

+ Ấn Độ
+ Nhật Bản

Sự thay ñổi về diện tích trồng dưa lê trên thế giới dẫn ñến sự biến ñộng sản
lượng (Bảng 1.2). Năm 2008, sản lương dưa lê trên thế giới ñạt 29,916 triệu tấn,
giảm còn 25,014 triệu tấn trong năm 2010. Khu vục Châu Âu, Bắc, trung tâm Châu
Mỹ và Châu Phi là những trung tâm sản xuất dưa lê hàng ñầu thế giới. Riêng Châu
Á là nơi có sản lượng chiếm hơn một nửa trên toàn thế giới. Cùng ñứng ñầu về diện
tích, sản lượng dưa lê của Trung Quốc chiếm nhiều nhất trong khu vực Châu Á

4



(>60%) và trên thế giới (>40%). Hàng năm quốc gia này cung cấp trên 10 triệu tấn
dưa lê. (FAOSTAT, 2011).
Trong nước
Dưa lê du nhập vào nước ta trong thập niên 60 và ñược người dân trồng
nhiều trên các chân ñất bãi ven sông trên khắp cả nước (Đường Hồng Dật, 2000).
Cây dưa lê trở thành cây trồng chính của nhiều vùng, thích nghi với ñiều kiện khí
hậu nước ta cho năng suất cao, phẩm chất ngon và nông dân có thể tự ñể giống lại
(Trung tâm khuyến nông tỉnh Hải Dương, 2009).
Khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ ñã trồng thành công dưa lê.
Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như Long An, Tiền Giang, TP.Cần Thơ, Sóc
Trăng,…dưa lê ñược trồng luân canh trên nền ñất lúa, năng suất ñạt từ 2-3,5
tấn/1000 m2 ñem lại thu nhập cao cho nông dân và làm thay ñổi bộ mặt kinh tế hộ
gia ñình (Nguyễn Thanh Bình, 2010).
Ngoài các giống thuần truyền thống ñược trồng từ lâu ñời như dưa lê trắng
Hà Nội, dưa lê mật Bắc Ninh, dưa lê vàng Hải Dương,...cho quả nhỏ, thơm, vị ngọt.
Hiện nay, nhiều công ty giống cây trồng (Nông Hữu, Trang Nông, Thần Nông,…)
ñã ñưa vào sản xuất một số giống dưa lê lai F1 nhập nội như: 1349, 235, Thu Mật
(246), Thiên Hương (221), Thu Hoa (1217), Kim Cô Nương (1382), Nữ Thần
(1054), Kim Cúc, Ngọc Thanh Thanh v.v.... cho năng suất cao, quả to, ña dạng về
màu sắc và dạng trái.
1.1.5 Đặc tính thực vật
Rễ: dưa lê thuộc cây ngắn ngày có bộ rễ phát triển sâu và rộng, khả năng hút
nước rất mạnh. Chiều dài rễ chính 60-100 cm, rễ phụ 2-3 m. Do ñó, dưa lê có khả
năng chịu hạn kém hơn dưa hấu nhưng lại chịu ñược ñộ ẩm ñất khá cao (Mai Thị
Phương Anh và ctv., 1996).
Thân: rỗng dạng bò, có nhiều lông tơ nhỏ và tua cuống, lóng thân phát triển
rất nhanh (Trần Thị Ba và ctv., 1999). Khả năng phân cành lớn, số lượng cành các
cấp tới 22-28 cành/cây trong ñiều kiện thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển mạnh


5


(Mai Thị Phương Anh và ctv., 1996). Tuy nhiên, thời kì ra hoa thân phát triển mạnh
nhất, tốc ñộ sinh trưởng nhanh, lóng dài và ñến cuối ñời cây già thì ñạt ñộ dài tối ña
của mỗi loài (Tạ Thu Cúc, 2005).
Lá: mọc cách, hình tròn hoặc hình thận với 3-7 thùy nông, hai mặt phiến lá
ñều có lông ngắn mềm (Đường Hồng Dật, 2000). Theo Tạ Thu Cúc (2005), dưa lê
có tổng số lá trên thân chính khoảng 45,8 lá và tuổi thọ lá mầm là 20 ngày, lá thật là
26 ngày.
Hoa: có màu vàng ñậm, cuống ngắn. Hoa ñực, hoa cái và hoa lưỡng tính trên
cùng một cây. Số lượng hoa cái ít hơn hoa ñực 15-20 lần (Nguyễn Văn Thắng,
1999). Hoa ñực mọc thành cụm ở nách lá. Hoa cái mọc ñơn lẻ, thời gian hoa nở từ
5-9 giờ sáng và có hướng lên (Trần Thị Ba và ctv., 1999).
Trái: phát triển nhanh sau khi hoa cái ñược thụ phấn và hướng xuống. Trái
ña dạng về dạng vỏ, kích thước và màu sắc; có dạng hình cầu, hình thuỗng và dạng
lưới; vỏ trơn, nhẵn hoặc nhám (gồ ghề),... Theo Võ Văn Chi (2005), thịt quả dưa lê
có chất bột mịn, bở mềm, vị ngọt mát, có mùi thơm, ruột quả có chứa dịch màu
vàng.
Hạt: dạng dẹp và bằng phẳng, có màu nâu ñen, ñỏ nâu, trắng hoặc màu kem,
dài 5-15 mm, nảy mầm thượng ñịa. Trong hạt có chứa 46% dầu và 36% protein
(Tindall, 1983). Trọng lượng 1000 hạt là 35-40 g (Mai Thị Phương Anh và ctv.,
1996).
1.2 KHÁI QUÁT VỀ GỐC GHÉP
1.2.1 Gốc bầu
Bầu ñịa phương hay bầu sao (Bottle gourd) có tên khoa học Lagernaria
siceraria (Molina Standl), thuộc họ bầu bí Cucurbitaceae. Nguồn gốc từ Châu Phi
và Ấn Độ, ngày nay trên thế giới ñược trồng rộng rãi ở vùng nhiệt ñới và Á nhiệt
ñới (Trần Thị Ba và ctv., 1999). Bầu thích nghi với nhiệt ñộ cao từ 20-300C, cường

ñộ ánh sáng mạnh và thích nghi với ñiều kiện ñất rộng rãi nên ñược trồng phổ biến
(Tạ Thu Cúc, 2005).

6


Thân: cây bầu thuộc cây hằng niên. Thân dạng leo và quấn, có nhiều tua
cuống, phân nhánh và có khả năng tái sinh nhánh lớn, khi canh tác cần phải bấm
ngọn, làm giàn. Bộ rễ phát triển mạnh, lan rộng và có khả năng ra rễ bất ñịnh ở ñốt
Lá: to, có phiến tròn, gân lá dài và có hình chân vịt
Hoa: hoa ñơn tính cùng cây, 5 cánh có màu trắng. Hoa cái có bầu noãn hạ rất
phát triển, hoa ñực có cuống dài. Trên họ bầu bí dưa hoa cái nở vào buổi sáng từ 59 giờ riêng cây bầu hoa cái nở vào chiều mát lúc 5-6 giờ. Hoa ñược thụ phấn nhờ
gió và côn trùng.
Trái: có hình và kích thước rất thay ñổi thường là hình trụ, dài 40-60 cm, vỏ
màu xanh ñậm ñiểm những ñốm trắng, khi già vỏ trái hóa gỗ.
Hạt: nhiều và to, khi già có màu nâu sậm với nhiều lông tơ ngắn. Hạt khô
chứa 45% chất dầu. Trọng lượng 100 hột là 15,14 g.
1.2.2 Gốc bình bát dây
Bình bát dây (BBD), Mảnh bát hay Hoa bát (Coccinia grandis L.) Voigt =
Coccinia cordifolia L. Cogn, tên tiếng Anh là Ivy gourd thuộc họ bầu bí dưa
(Cucurbitaceae). Được biết từ châu Phi ñến châu Á bao gồm Ấn Độ, Philippines,
Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, phía Đông Papua, New
Guinea và vùng lãnh thổ phía Bắc (Úc). BBD ñược ghi nhận ñầu tiên tại quần ñảo
Thái Bình Dương ở Fiji vào năm 1940 (Whistler, 1994). BBD mọc hoang ở vùng
núi, trên nương rẫy, bờ suối và là loại cỏ dại ñộc hại tại Hawai (Võ Văn Chi, 1991;
Pier and Plants, 2011). Chúng có khả năng cạnh tranh ánh sáng và dinh dưỡng rất
mạnh, hình thành những mãng dầy ñặc bao phủ các cây, bụi nhỏ và có thể giết chết
thảm thực vật bên dưới (NMC Crees, 2011). Csurhes và Edwards (1998), khái quát
BBD như sau:
Thân: có dạng dây leo ña niên, tua cuống ñơn, chiều dài thân chính có thể

lên ñến vài mét ñôi khi dài hơn 5 m, tăng trưởng nhanh ( khoảng 4 cm mỗi ngày).
Rễ và thân mọng nước giúp cây chống chịu ñược hạn kéo dài.

7


Lá: dài và rộng, có dạng hình tim hay bác giác và mọc ñối xứng dọc theo
thân. Lá có từ 3-8 gân lá chính gần cuống, gân lá ñơn giản, có 5 cạnh hình răng cưa
chia làm 5 thuỳ hình tam giác. Mặt trên của lá không có lông, nhưng mặt dưới ñược
bao phủ bởi những lông nhỏ li ti.
Hoa: là cây ñơn tính nên hoa ñực và hoa cái không nằm trên cùng một cây.
Hoa ñực và hoa cái giống nhau, mọc ñơn ñộc hay xếp lại ở nách lá, cuống dài 2cm
và có hình ngôi sao màu trắng. Cánh hoa gấp thành dạng cái chuông, dài 3-5cm và
có 5 lá ñài. Mỗi hoa có 3 nhị ñực (hiện diện như là nhị ñực bất dục trên hoa cái),
bầu nhụy ở bên dưới. Hoa vào tháng 8-9 hàng năm và ñược thụ phấn nhờ côn trùng.
Trái: dạng hình trụ cụt ñến elip, dài từ 25-60 mm, ñường kính từ 15-35 mm,
cuống dài từ 10-40 mm. Trái chín màu ñỏ có chứa nhiều hạt.
Hạt: màu vàng nâu kích thước 6-7 mm, hạt không có miên trạng và thường
nảy mầm trong vòng 2-4 tuần ở 200C. BBD ra hoa, trái quanh năm (Võ Văn Chi,
1991).
1.3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN RAU GHÉP NGỌN
1.3.1 Lịch sử quá trình nghiên cứu và ứng dụng ghép ngọn trên rau
Theo Lê Thị Thủy (2000), ghép là một kỹ thuật có từ lâu ñối với cây ăn trái.
Khi ñó, cây con giữ ñược các ñặc tính di truyền của cây mẹ, giống tốt, sớm cho trái
và năng suất cao,… Năm 1927, công nghệ ghép cây rau ñược bắt ñầu ở Nhật Bản
nhằm hạn chế bệnh héo rũ do Fusarium gây hại trên dưa hấu (Cary và Frank, 2006;
trích dẫn bởi Nguyễn Khánh Lâm, 2008). Việc sử dụng gốc ghép kháng bệnh trên
cây rau ñã dược áp dụng phổ biến ở nhiều nước như Nhật Bản, Tây Bang Nha, Ý,
Đài Loan,… (Trần Thị Ba, 2010). Ngày nay, phương pháp ghép ñã phổ biến và
ñược ứng dụng rộng rãi trên các loại rau, hoa, cây cảnh ñể nâng cao sản lượng, giữ

ñược phẩm chất và có khả năng kháng lại ñiều kiện bất lợi của môi trường (Hoàng
Kiến Nam, 2003). Theo phương pháp này, có thể ghép cây cùng giống hoặc cùng
họ với nhau (Việt Chương và Nguyễn Việt Thái, 2010).

8


1.3.2 Cơ sở khoa học của ghép cây
Phạm Văn Côn (2007) cho rằng ghép tức là áp sát phần tượng tầng của gốc
ghép và ngọn ghép (cành ghép hay phiến mầm ghép) với nhau. Trong quá trình
ghép, gốc và ngọn ghép tiếp xúc với nhau nhờ sự hoạt ñộng và tái sinh của tượng
tầng ñã ñược gắn liền (Trần Thế Tục, 2000). Sau khi gắn liền, các mô mềm chỗ tiếp
xúc giữa gốc và ngọn ghép sẽ phân hóa thành các hệ thống mạch dẫn. Từ ñó, nhựa
nguyên và nhựa luyện giữa gốc ghép và ngọn ghép lưu thông với nhau.
1.3.3 Mối quan hệ giữa gốc ghép và ngọn ghép
Mối quan hệ giữa gốc và ngọn ghép ñược thể hiện ở khả năng tiếp hợp
(Phạm Văn Côn, 2007). Thông thường, khả năng tiếp hợp giữa gốc và ngọn ghép
ñược ñánh giá bằng tỷ số tiếp hợp:
Đường kính gốc ghép
T=
Đường kính ngọn ghép
T = 1: cây ghép sinh trưởng phát triển bình thường là do thế sinh trưởng của
ngọn ghép tương ñương thế sinh trưởng của gốc ghép, vị trí ghép cân ñối.
T>1: cây ghép có hiện tượng chân voi (gốc lớn hơn thân), cây ghép vẫn sinh
trưởng bình thường. Tuy nhiên, T càng gần 1 thì càng tốt hơn là T càng xa 1. T càng
xa 1, thế sinh trưởng của ngọn ghép yếu hơn gốc ghép, biểu hiện cây ghép hơi cằn
cổi, chậm lớn, lá hơi vàng, phần gốc ghép vỏ nứt nhiều.
T<1: cây ghép có hiện tượng chân hương (gốc nhỏ hơn thân). Thế sinh
trưởng của ngọn mạnh hơn gốc. Phần ngọn bị nứt vỏ nhiều hơn phần gốc, cây ghép
sinh trưởng kém dần, tuổi thọ ngắn (Trần Thế Tục, 1998).

1.3.4 Ưu ñiểm và nhược ñiểm của phương pháp ghép
Ưu ñiểm:
Áp dụng công nghệ tiên tiến ñể ghép cây trong sản xuất rau trở nên phổ biến
trên toàn thế giới (Trần Thị Ba, 2010). Ghép một chồi ngọn vào một gốc kháng
bệnh sẽ tạo ra một cây trồng kháng lại các yếu tố bất lợi của môi trường và kiểm

9


soát ñược mầm bệnh từ ñất nhanh hơn so với cây không ghép, ñồng thời còn cải
thiện chất lượng sản phẩm (Lê Trường Sinh, 2006).
Hơn nữa, cây ghép có khả năng chịu úng, chịu hạn và chịu phèn tốt do bộ rễ
của cây làm gốc ghép ñược tuyển chọn từ cây hoang dại có khả năng sinh trưởng rất
khỏe. Ngoài ra, ghép có thể tăng cường khả năng chịu stress phi sinh học, tăng năng
suất, hút nước và sử dụng chất dinh dưỡng nhiều hơn, kéo dài thời gian thu hoạch,
cải thiện năng suất và chất lượng (Oda, 2002; Trionfetti-Nisini và ctv., 2002; Lee
and Oda, 2003; Rivero và ctv., 2003, Hang và ctv, 2005).
Sự kết hợp giữa gốc-ngọn ghép ñã ảnh hưởng ñến pH, hương vị, ñường, màu
sắc, carotenoid và kết cấu của trái. Một số kết hợp gốc-ngọn ghép ñã làm tăng thịt
săn chắc, cùng với lượng ñường và lycopene trong dưa hấu (Davis và PerkinsVeazie, 2005). Nghiên cứu này chứng minh rằng những ñặc ñiểm chất lượng có thể
ñược cải thiện bằng cách lựa chọn gốc-ngọn ghép kết hợp ñể bổ sung cho nhau.
Ngoài ra, các nghiên cứu ñã chỉ ra rằng RNA, protein, và các phân tử nhỏ, một số
truyền tín hiệu gây ra, có thể di chuyển từ gốc ghép ñến ngọn ghép, trực tiếp ảnh
hưởng ñến sinh lý ngọn (Davis và ctv., 2008).
Theo Trần Văn Lài và ctv. (2000), phần gốc ghép và chồi ghép ñều có khả
năng sinh tồn khác nhau, bổ sung hỗ trợ lẫn nhau tạo thành một tổ hợp cộng sinh
hữu cơ và dựa vào nhau ñể tồn tại tạo thành một thể thống nhất. Bộ rễ của cây làm
gốc hút nước và chất khoáng, ñồng thời tạo ra các acid hữu cơ, acid amin cung cấp
cho thân, cành, lá của phần ghép phía trên. Ngược lại, những vật chất ñược ñồng
hóa từ phần phía trên ngọn ghép qua hoạt ñộng quang tổng hợp cung cấp trở lại cho

bộ rễ. Ngoài ra tỉ lệ ra hoa, ñậu trái, sức kháng lại sâu bệnh,…. của cả tổ hợp ghép
còn chịu ảnh hưởng của phần chồi và gốc ghép (Lê Chí Hùng, 2005).
Nhược ñiểm:
Khuyết ñiểm chủ yếu của cây ghép là giá thành cao hơn so với cây không
ghép, thời gian sinh trưởng chậm hơn. Công việc ghép cây tốn nhiều thời gian, công

10


lao ñộng và khó áp dụng rộng rãi (Trần Thị Ba và ctv., 1999). Khi ra ngoài ñồng,
cần phỉa chú ý ñến chồi của gốc ghép và ñiều kiện canh tác,… (Lê Thị Thủy, 2000).
Mặt khác, chọn gốc ghép không phù hợp có thể làm giảm năng suất hoặc
chất lượng trái của ngọn ghép. Gốc và ngọn ghép có ảnh hưởng với nhau theo nhiều
yếu tố. Nếu như rễ của gốc ghép khả năng hấp thu, dự trữ và sử dụng dinh dưỡng
thấp dẫn ñến sự phát triển kém ñồng thời làm giảm kích thước và trọng lượng trái
của ngọn ghép (Nguyễn Quốc Thái, 2004).
1.4 SẢN XUẤT RAU TRONG NHÀ LƯỚI
Rau ñược sản xuất trong ñiều kiện bảo vệ sẽ bảo ñảm tính ổn ñịnh ñồng thời
cung cấp sản phẩm có chất lượng cho người tiêu dùng và giảm thiểu tối thiểu việc
sử dụng hóa chất nông nghiệp. Kỹ thuật này giúp cây vượt qua các trở ngại của khí
hậu, sự thiếu hụt nước và ñất.
Ngày nay, nhà lưới là một giải pháp kỹ thuật cao và ñã có từ lâu ñời trong
lĩnh vực trồng trọt nhằm mục ñích ñạt chất lượng sạch, cung cấp sản phẩm quanh
năm cho thị trường rau lớn ở thành phố (ngay cả trong mùa hè, mưa bão), ñược áp
dụng rộng rãi trên toàn thế giới (Đài Loan, Thái Lan, Philippines, Hàn Quốc,
Úc,…). Nước ta, nhà kính và nhà lưới tiên tiến chỉ ñược sử dụng với diện tích nhỏ ở
các Viện, Trường, Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp nhằm ñể phục vụ nghiên cứu
do chi phí ñầu tư cao ñồng thời ñòi hỏi người quản lý phải có trình ñộ chuyên môn
cao. Tuy nhiên, ở nhiều ñịa phương nông dân ñang sử dụng các dạng nhà lưới tự
tạo, ñơn giản với chi phí thấp nhưng ñạt hiệu quả khá cao. Theo Trần Thị Ba

(2010), công nghệ sản xuất rau trong nhà lưới ñược phổ biến từ nhiều năm qua tại
Đà Lạt. Ở miền Nam, số nhà lưới tại huyện Hốc Môn từ 2.000-5.000 m2, tại Biên
Hòa ñạt 20.000 m2. Riêng Đồng bằng sông Cửu Long gồm các tỉnh Long An, Tiền
Giang, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng cũng ñạt khoảng 20.000 m2.
Cây trồng trong nhà lưới có những ưu ñiểm hơn so với ngoài ñồng như: chủ
ñộng trong sản xuất góp phần tăng năng suất từ 20-30% (Trần Thị Ba, 2010). Cây
có thể trồng trên ñất khó canh tác, ñiều kiện khí hậu bất lợi, loại trừ ñộc chất từ ñất,

11


sâu, bệnh, có thể tổ chức sản xuất trái vụ và quanh năm theo kế hoạch và nhu cầu
của thị trường,… Đặc biệt, khống chế và kiểm soát ñược không gian ñể thực hiện
các biện pháp canh tác khác nhau giúp cho rau quả có màu sắc tươi, sạch và an
toàn. Bên cạnh ñó, việc xây dựng nhà lưới ñòi hỏi chi phí ñầu tư ban ñầu rất lớn
phải ñược trang bị ñầy ñủ các phương tiện như hệ thống tưới nước, kiểm soát và
ñiều chỉnh ñược nhiệt ñộ, ẩm ñộ sử dụng rất trong thời gian dài. Theo Lê Thị Thúy
Kiều (2010), cho rằng chi phí ñầu tư xây dựng nhà lưới kiên cố ở nước ta khoảng 1
tỷ ñồng/ha và thời gian sử dụng khá lâu khoảng 25 năm ñối với khung sắt và 3 năm
ñối với nilon dùng làm nốc.

12


×