Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

KHẢO sát sự SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT và PH ẩm CHẤT của BA GIỐNG dưa lê TRONG NHÀ lưới vụ ĐÔNG XUÂN 2008 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1019.47 KB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

LÂM NGỌC ANH

KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM
CHẤT CỦA BA GIỐNG DƯA LÊ TRONG NHÀ
LƯỚI VỤ ĐÔNG XUÂN 2008-2009

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC

Cần Thơ, 2010

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC

KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM
CHẤT CỦA BA GIỐNG DƯA LÊ TRONG NHÀ
LƯỚI VỤ ĐÔNG XUÂN 2008-2009

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Trần Thị Ba
Ths. Võ Thị Bích Thủy


Sinh viên thực hiện:
Lâm Ngọc Anh
MSSV: 3060969
Lớp: Nông Học K32

Cần Thơ, 2010

ii


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-oOo-

Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành nông học, với đề tài:

KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM
CHẤT CỦA BA GIỐNG DƯA LÊ TRONG NHÀ
LƯỚI VỤ ĐÔNG XUÂN 2008-2009

Sinh viên Lâm Ngọc Anh thực hiện

Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần thơ, ngày

tháng

năm 2010


Cán bộ hướng dẫn

Trần Thị Ba

iii


iv


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.

Cần thơ, ngày

tháng

Lâm Ngọc Anh

v

năm 2010


TIỂU SỬ CÁ NHÂN

Họ và tên: Lâm Ngọc Anh

Ngày, tháng, năm sinh: 02/02/1985
Nơi sinh: huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang
Con ông: Lâm Văn Vũ
Và bà: Lý Cẩm Hà
Chỗ ở hiện nay: 67/35, thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.
Quá trình học tập:
Năm 1993-1997: học tại trường Tiểu học Tân Phú Thạnh 1.
Năm 1998-2001: học tại trường Trung học phổ thông Tầm Vu 2.
Năm 2002-2004: học tại trường Trung học phổ thông Tầm Vu 2.
Năm 2006-2010: Sinh viên trường Đại Học Cần Thơ, ngành Nông Học, khóa
32, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng.

vi


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
----------------------------------------------------------------------------------------------

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn đính kèm với đề tài:

KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM
CHẤT CỦA BA GIỐNG DƯA LÊ TRONG NHÀ
LƯỚI VỤ ĐÔNG XUÂN 2008-2009

Do sinh viên Lâm Ngọc Anh thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng.
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức: ……………………………..

DUYỆT KHOA

Cần Thơ, ngày

Trưởng khoa Nông nghiệp

tháng

Chủ tịch Hội đồng

và Sinh học Ứng dụng

vii

năm 2010


LỜI CẢM TẠ

Kính dâng!
Cha mẹ đã hết lòng nuôi con khôn lớn nên người.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến!
-

TS. Trần Thị Ba, người đã tận tình hướng dẫn, gợi ý và cho những lời
khuyên hết sức bổ ích trong việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.


-

Ths. Võ Thị Bích Thủy đã đóng góp những ý kiến xác thực góp phần hoàn
chỉnh luận văn.

-

Cô chủ nhiệm Phan Thị Thanh Thủy đã quan tâm và dìu dắt em hoàn thành
tốt khóa học. Quý Thầy, Cô trường Đại Học Cần Thơ, Khoa Nông Nghiệp và
Sinh Học Ứng Dụng đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt khóa học.

Xin chân thành biết ơn!
Thầy Bùi Văn Tùng, Anh, Chị Bộ môn Khoa học cây trồng, Khoa Nông
Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng đã nhiệt tình hỗ trợ, cung cấp phương tiện, truyền
đạt kinh nghiệm quý báo trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Chân thành cảm ơn!
Chị Kiều, chị Khuyên, anh Chơn, anh Tú cùng các bạn Thể, Vinh, Thoảng,
Trinh, Tú, Quý, Ngoan, … đã cộng tác thí nghiệm trong nhà lưới.
Thân gửi về các bạn lớp Nông Học K32 lời chúc thành đạt trong tương lai.

LÂM NGỌC ANH

viii


LÂM NGỌC ANH. 2010 “Khảo sát sự sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của ba
giống dưa lê trong nhà lưới vụ Đông Xuân 2008-2009”. Luận văn Tốt nghiệp đại
học, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại Học Cần Thơ. Cán bộ
hướng dẫn: TS. Trần Thị Ba, Ths. Võ Thị Bích Thủy.


TÓM LƯỢC
Thí nghiệm “Khảo sát sự sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của ba giống dưa lê
trong nhà lưới vụ Đông Xuân 2008-2009” được thực hiện với mục đích tìm ra giống
có năng suất cao, phẩm chất tốt để khuyến cáo vào trong sản xuất. Thí nghiệm được
bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với bốn lần lập lại và ba nghiệm
thức. Các nghiệm thức là các giống dưa lê: (1) Thiên Hoa, (2) Seminis, (3) Kim Cô
Nương.
Kết quả thí nghiệm cho thấy hai giống Thiên Hoa và Kim Cô Nương có những ưu
điểm về sinh trưởng, năng suất và phẩm chất nhất. Thiên Hoa sinh trưởng mạnh
nhưng thời gian sinh trưởng tương đối dài (75 ngày sau khi trồng), trái hình oval,
năng suất thương phẩm khá cao (22,15 tấn/ha), độ Brix (9,2%), cuống trái dễ bị sứt
nên thích hợp để ăn tươi và chế biến. Kim Cô Nương tuy năng suất không cao
(12,52 tấn/ha) nhưng thời gian sinh trưởng ngắn (60-65 ngày sau khi trồng), thịt trái
cứng, cuống trái ít bị sứt nên vận chuyển đi xa dễ dàng, độ Brix khá cao (11,95%),
vỏ trái màu vàng rất đẹp dùng để chưng tết. Seminis tuy năng suất thương phẩm cao
(21,63 tấn/ha), nhưng độ Brix thấp, dễ sứt cuống khi chín, khó vận chuyển và bảo
quản, chỉ thích hợp làm sinh tố trái cây hoặc ăn tươi vì có mùi thơm dễ chịu.

ix


MỤC LỤC
Trang
Tiểu sử cá nhân ...........................................................................iii
Lời cảm tạ................................................................................... v
Tóm lược .................................................................................... vi
Danh sách bảng ...........................................................................ix
Danh sách hình ........................................................................... x
MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Khái quát về cây dưa lê......................................................................... 2
1.1.1 Nguồn gốc ........................................................................................ 2
1.1.2 Phân loại ........................................................................................... 2
1.1.3 Giá trị dinh dưỡng ............................................................................. 3
1.2 Đặc tính thực vật và yêu cầu ngoại cảnh cây dưa lê ................................... 3
1.2.1 Đặc tính thực vật ............................................................................... 3
1.2.2 Yêu cầu ngoại cảnh ........................................................................... 4
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, năng suất
và phẩm chất dưa lê .................................................................................. 5
1.3.1 Giống .............................................................................................. 5
1.3.2 Chăm sóc .......................................................................................... 5
1.4 Sâu bệnh hại chính ..................................................................................... 6
1.4.1 Bù lạch .............................................................................................. 6
1.4.2 Bệnh khảm ........................................................................................ 7
1.4.3 Bệnh than thư .................................................................................... 7
1.4.4 Bệnh bứu rễ ...................................................................................... 7
1.5 Một số kết quả nghiên cứu cây dưa lê ....................................................... 8
1.6 Trồng rau trong nhà lưới ............................................................................ 8
1.6.1 Ưu điểm của nhà lưới so với trồng ngoài đồng .................................. 8
1.6.2 Sự phát triển sản xuất rau trong nhà lưới ........................................... 9
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Phương tiện .............................................................................................. 10
2.1.1 Địa điểm và thời gian ....................................................................... 10
x


2.1.2 Khí hậu ............................................................................................ 10
2.1.3 Vật liệu ............................................................................................ 11
2.2 Phương pháp ............................................................................................. 12

2.2.1 Bố trí thí nghiệm ..............................................................................12
2.2.2 Kỹ thuật canh tác dưa lê ................................................................... 12
2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi ............................................................................... 14
2.2.4 Phân tích số liệu ............................................................................... 15
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Ghi nhận tổng quát ................................................................................... 16
3.2 Tình hình sinh trưởng ............................................................................... 17
3.2.1 Chiều dài thân chính ........................................................................ 17
3.2.2 Số lá trên thân chính ........................................................................ 18
3.2.3 Đường kính gốc than ........................................................................ 19
3.2.4 Kích thước trái ................................................................................. 20
3.2.5 Vị trí lá mang trái ............................................................................. 20
3.3 Thành phần năng suất và năng suất ........................................................... 21
3.3.1 Trọng lượng trái ............................................................................... 21
3.3.2 Năng suất ......................................................................................... 22
3.4 Một số chỉ tiêu về phẩm chất trái .............................................................. 23
3.4.1 Độ Brix ............................................................................................ 23
3.4.2 Độ dày vỏ, độ dày thịt trái và tỷ lệ dày vỏ/dày thịt trái ..................... 24
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1 Kết luận .................................................................................................... 26
4.2 Đề nghị ..................................................................................................... 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 27
PHỤ CHƯƠNG

xi


DANH SÁCH BẢNG
Bảng
2.1


Tựa bảng

Trang

Lịch bón phân và lượng phân bón cho ba giống dưa lê tại nhà lưới
trại Thực Nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT, Đông Xuân 2008-2009.

13

3.1 Trọng lượng trung bình trái, trọng lượng trung bình toàn cây và
tỷ lệ trọng lượng trái/trọng lượng toàn cây của ba giống dưa lê tại
nhà lưới Trại Thực nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT,
Đông Xuân 2008-2009.

21

3.2 Độ dày vỏ, độ dày thịt trái và tỷ lệ độ dày vỏ/dày thịt của ba giống
dưa lê trồng tại nhà lưới trạiThực nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT,
Đông Xuân 2008-2009.

24

xii


DANH SÁCH HÌNH

Hình


Tựa hình

Trang

2.1 Tình hình khí hậu thời tiết trong thời gian thực hiện thí nghiệm tháng
11/2008-1/2009 tại TP. Cần Thơ.

10

2.2 Giống dưa lê thí nghiệm (a) Thiên Hoa, (b) Seminis, (c) Kim Cô Nương
tại nhà lưới Trại Thực Nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT.
2.3

11

Sơ đồ bố trí thí nghiệm “Khảo sát sự sinh trưởng, năng suất và phẩm
chất của ba giống dưa lê trong nhà lưới vụ Đông Xuân” tại Trại Thực
Nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT.

3.1

12

Chiều dài thân của ba giống dưa lê trồng tại nhà lưới Trại Thực Nghiệm
Nông nghiệp, ĐHCT.

3.2

17


Số lá trên thân chính của ba giống dưa lê trồng tại nhà lưới Trại Thực
Nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT.

3.3

19

Đường kính gốc thân của ba giống dưa lê trồng tại nhà lưới Trại Thực
Nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT.

3.4

20

Kích thước trái của ba giống dưa lê trồng tại nhà lưới Trại Thực Nghiệm
Nông nghiệp, ĐHCT.

3.5

21

Vị trí lá mang trái của ba giống dưa lê trồng tại nhà lưới Trại
Thực nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT.

3.6

Năng suất tổng và năng suất thương phẩm của ba giống dưa lê trồng tại
nhà lưới Trại Thực Nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT.

3.7


22
23

Độ Brix của ba giống dưa lê tại nhà lưới Trại Thực Nghiệm Nông
nghiệp, ĐHCT.

25

xiii


MỞ ĐẦU
Trong tình hình sản xuất nông nghiệp nước ta hiện nay, rau quả đang ngày
càng chiếm một vị thế quan trọng. Để có thể cạnh tranh với nước ngoài sau khi gia
nhập WTO thì yêu cầu đặt ra là có loại rau quả nào đạt chất lượng tốt cả về hình
thức bên ngoài và hương vị bên trong. Dưa lê hiện nay là một trong các loại cây
trồng có đầy đủ các tiêu chí trên.
Dưa lê có tên khoa học là Cucumis melon L. thuộc họ bầu bí dưa
Cucubitaceae. Đây là một loại trái cây cao cấp đang từng bước thâm nhập vào thị
trường với những ưu điểm như thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao, có hình dáng và
màu sắc đẹp. Ngoài ra, có những giống dưa lê còn có thể tồn trữ vận chuyển trong
một thời gian dài so với các loại rau quả khác. Mặc dù trồng dưa lê mang lại hiệu
quả kinh tế rất cao, bình quân lời gấp hai lần dưa hấu và gấp bốn lần lúa, nhưng việc
canh tác dưa lê hiện nay còn gặp nhiều hạn chế, vì đây là một giống cây trồng tương
đối mới nên kỹ thuật canh tác dưa lê đang gặp rất nhiều khó khăn do dưa lê bị ảnh
hưởng nhiều bởi thời tiết và là đối tượng tấn công của các loại sâu bệnh nguy hiểm.
Trước thực trạng đó, việc canh tác dưa lê trong nhà lưới đang là một giải pháp khả
quan. Bên cạnh đó dưa lê được trồng phổ biến với chủng loại đa dạng và hầu hết là
giống lai F1 nên việc xác định sự sinh trưởng, năng suất, mùa vụ trồng là rất quan

trọng, chính vì vậy đề tài: “Khảo sát sự sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của 3
giống dưa lê trong nhà lưới vụ Đông Xuân” được tiến hành nhằm mục đích khảo sát
sự sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của 3 giống dưa lê trong nhà lưới vụ Đông
Xuân. Từ đó xác định giống dưa lê thích hợp trong vụ Đông Xuân, cho năng suất và
chất lượng ngon.

xiv


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 KHÁI QUÁT VỀ CÂY DƯA LÊ
1.1.1 Nguồn gốc
Dưa lê hay còn gọi là Muskmelon, Cantaloupe, hay Melon, tên khoa học là
Cucumis melo L, thuộc họ bầu bí dưa (Cucurbitacea). Dưa lê là loại rau thuộc nhóm
song tử diệp (2n = 24), cây thuộc dạng thân leo (NonNecke và ctv., 1989). Theo
Tindall (1983) thì dưa lê có nguồn gốc từ Châu Phi và được những người La Mã
đem tới Châu Âu để trồng đầu tiên. Dưa lê được đưa sang Châu Á tương đối trễ và
hiện nay đã hình thành nên những giống riêng biệt mà ta có thể bắt gặp ở các nước
Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, vùng Trung Đông. Ngày nay hầu như nó đã được
trồng rộng rãi ở khắp thế giới.
1.1.2 Phân loại
Do có nguồn gốc trãi dài trên thế giới nên dưa lê có nhiều sự khác biệt về
hình dạng cũng như đặc tính sinh lí của cây (Shinohara, 1984). Theo phân loại
George và ctv. (1991) đã phân dưa lê làm 7 loại: dưa lưới, dưa không mùi, dưa đỏ,
dưa quả dài, dưa conomon, dưa chito và dưa dudaim. Các giống phân biệt nhau chủ
yếu dựa vào kiểu trái.
- Dưa lưới (Reticulous): cỡ trái trung bình, vỏ có dạng mạng lưới bao xung
quanh, thịt trái có màu xanh hay hồng cam, khi chín có mùi thơm dễ chịu, dưa lưới
được trồng nhiều ở Bắc Mỹ.

- Dưa không mùi (Inodorus): trên bề mặt vỏ thường trơn láng hay có nếp
gấp, màu sắc vỏ trái màu vàng hay xanh nhạt, thịt trái có màu trắng hay xanh, mùi
thơm ít và thời gian bảo quản lâu hơn dưa đỏ, khi chín trái không mùi, thường hoa
đực và hoa lưỡng tính trên cùng một cây, giống này thường thấy ở Châu Âu.
- Dưa đỏ (Cantaloupe): cỡ trái trung bình, vỏ có nhiều mụn cơm hay có vẩy
thường có màu xanh lục, thịt trái có màu vàng cam nhưng đôi lúc có màu xanh,
xv


hương vị dễ chịu hay thơm mùi xạ hương, trái nứt khi chín và hột có vẩy, hoa đực
và hoa cái trên cùng một cây.
- Dưa quả dài có hình dáng rất mãnh khảnh cong như con rắn.
- Dưa conomon được tìm thấy ở phương Đông.
- Dưa chito thường có màu vàng chanh.
- Dưa dudaim có dạng quả lựu.
Trong bảy loài này chỉ có hai loài có ý nghĩa quan trọng trên thị trường đó là
dưa lưới và dưa không mùi, những loài còn lại không có giá trị kinh tế nhưng lại có
ý nghĩa trong công tác giống.
1.1.3 Gía trị dinh dưỡng
Dưa lê có giá trị dinh dưỡng khá với hàm lượng đường trong trái cao 1018%. Dưa lê chứa nhiều muối khoáng đặc biệt là nguồn cung cấp carotene, kali và
vitamin C rất tốt cho cơ thể. Khi phân tích 100 gam thịt quả có 89-94% là nước, 1
gam protein, 13 miligam ß-caroten, 68 miligam vitamin C và 494 miligam kali
(Iselin và ctv., 1974).
1.2 ĐẶC TÍNH THỰC VẬT VÀ YÊU CẦU
NGOẠI CẢNH CÂY DƯA LÊ
1.2.1 Đặc tính thực vật
Dưa lê thuộc cây hàng năm, có tua cuống dài, rễ phát triển sâu và rộng, thân
leo bò, có nhiều lông tơ nhỏ, lóng thân phát triển rất nhanh. Theo Tạ Thu Cúc
(2005) cho rằng thời kì cây có 1-2 lá đến 4-5 lá thật cây ở trạng thái đứng, đốt ngắn,
thân mảnh, yếu. Tuy nhiên, thời kì ra hoa thân phát triển mạnh nhất, tốc độ sinh

trưởng nhanh, lóng dài và đến cuối đời cây già thì đạt độ dài tối đa của mỗi loài. Lá
mọc cách, có dạng hình tròn hoặc hình trứng, lá chẻ thùy với 3-5 thùy, lá có răng
cưa, mặt dưới có lông. Hoa đực mọc thành cụm ở nách lá, hoa cái mọc đơn độc, hoa
có đường kính từ 1,2-3 cm, màu vàng đậm, cuống ngắn. Hoa cái ở vị trí lá thứ bảy
trở đi đễ đậu trái và cho trái tốt (Mai Thị Phương Anh, 1996). Trái đa dạng về kích
cỡ, hình dạng và dạng vỏ, trái có thể dạng hình cầu hoặc hình thuỗng, vỏ trơn và
xvi


nhẵn hoặc nhám (gồ ghề) và có dạng lưới, màu xanh xám đến vàng sẫm, vàng nâu
hoặc xanh; vàng tươi, hồng hoặc xanh, nhiều hột (Tindall, 1983).
1.2.2 Yêu cầu ngoại cảnh
 Nhi t đ
Theo Phạm Hồng Cúc (2001) nhiệt độ ảnh hưởng lên sự bốc thoát hơi nước,
sự hấp thu dung dịch đất, sự đồng hóa, hô hấp, tích lũy chất dự trữ và các tiến trình
sinh lý khác trong thực vật. Dưa lê là cây trồng nhiệt đới nên thích hợp nhiệt độ cao
(Henry và ctv., 2001). Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển là 25300C (Mai Thị Phương Anh, 1996). Nhiệt độ thích hợp để cây ra hoa tạo trái là 20220C vào buổi sáng và 25-270C vào buổi trưa. Tuy nhiên, nhiệt độ dưới 180C sẽ bất
lợi cho sự nở hoa, trên 350C quả dễ bị dị hình và phẩm chất kém (Nguyễn Văn
Thắng, 1999).
 Ánh sáng
Dưa lê là cây ưa sáng. Vì vậy cần nhiều ánh sáng từ khi xuất hiện lá mầm
đầu tiên cho đến khi kết thúc sinh trưởng. Cường độ ánh sáng đóng vai trò quan
trọng quyết định đến năng suất và chất lượng quả (Mai Thị Phương Anh, 1996).
Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999) cây dưa có yêu cầu ánh sáng ngày ngắn 8-12 giờ
chiếu sáng trong ngày. Cây không đủ ánh sáng hay do trồng với mật độ dầy, bi che
khuất sẽ sinh trưởng kém, ra hoa chậm, giảm tỷ lệ đậu trái, kích thước và khả năng
tích lũy đường trong quả kém, dễ bị sâu bệnh (Mai Thị Phương Anh, 1996).
 mđ
Vì có nguồn gốc ở vùng khô nóng nên dưa lê có khả năng chịu hạn nhưng
không chịu úng. Hệ rễ của chúng ăn sâu, phân nhánh mạnh nên hút nước mạnh, có

thân lá lớn nhưng mặt lá nhiều lông nên tiêu hao nước ít (Phạm Hồng Cúc, 2001).
Ẩm độ thích hợp cho sự phát triển của cây dưa lê là khoảng 75-80% (Mai Thị
Phương Anh, 1996).
 Đ t và ch t dinh d

ng

xvii


Dưa lê ưa đất thoát nước tốt, thích hợp nhất với đất thịt pha cát, đất thịt sẽ
cho năng suất cao, đối với đất cát cần kết hợp với chất hữu cơ (Dekker và ctv.,
1998). Độ pH thích hợp cho cây dưa lê phát triển là vào khoảng 6-6,8 (Tạ Thu Cúc,
2005; Shinohara, 1984 và Darbie và ctv., 1991), dưa lê không chịu được đất có tính
acid cao (Purseglove, 1986). Dưa lê yêu cầu dinh dưỡng cao hơn các cây cùng họ,
tuy nhiên quá nhiều phân hữu cơ thân lá sẽ phát triển mạnh, trong các nguyên tố vô
cơ, thứ tự vai trò cần cho cây là P, N, K (Mai Thị Phương Anh, 1996). Do bộ rễ dưa
phát triển với độ sâu 15-20 cm nên tuyến trùng phá hoại nghiêm trọng hơn các loại
dưa khác. Vì vậy nên chọn đất trồng không có tuyến trùng.
1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG,
NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT DƯA LÊ
1.3.1 Giống
Giống là yếu tố quan trọng giúp cây sinh trưởng, phát triển mạnh. Giống tốt
cho năng suất cao, phẩm chất ngon, hạn chế được một số sâu bệnh. Ngoài ra giống
tốt còn giúp người nông dân yên tâm sản xuất và cung cấp ra thị trường những sản
phẩm có chất lượng (Nguyễn Văn Bình, 2005). Ngày nay, dưa lê là một trong
những loại trái cây được sản xuất và tiêu dùng gia tăng nhờ vào việc phát triển
nghiên cứu hạt giống, vật chất và những phương pháp canh tác đi đôi với việc nâng
cao phương thức vận chuyển. Mục tiêu chính của hạt giống dưa lê là có hương thơm
tốt, vị ngọt và giữ phẩm chất tốt (Konoshi và ctv., 2004). Tuy nhiên, theo Nguyễn

Thị Nghiêm (1996) những yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng
suất của cây ngoài yếu tố giống. Hơn nữa, kỹ thuật canh tác cũng có ảnh hưởng đến
tăng trưởng của cây dưa lê (Sinohara, 1984).
1.3.2 Chăm sóc
 Phân bón
Dưa lê phản ứng nhanh với chất dinh dưỡng nhưng không chịu ở nồng độ
cao, vì thế trong lúc trồng nên bón thúc nhiều lần thay vì bón tập trung (Nguyễn
Mân, 1984 và Joylarkom và ctv., 1991). Đối với phân hữu cơ cây cần từ 25-40
tấn/ha và được cung cấp trong giai đoạn làm đất (Dekker và ctv., 1998). Theo Padda
xviii


(1968, được trích dẫn bởi Dekker), hàm lượng các nguyên tố NPK cần bón cho 1 ha
là 50-100 kg P, 50-75 kg K. Theo Mai Thị Phương Anh (1996), lượng phân bón cho
dưa lê tính trên 1 ha là 20-25 tấn phân chuồng, đạm urê 150 kg, supper lân 300 kg,
kalisunfat 200 kg, nếu đất chua và pH dưới 5,5 thì cần bón thêm 800-1350 kg/ha vôi
bột. Để tăng số lượng hoa cái cần cung cấp thêm qua lá các nguyên tố vi lượng như
Bo (4 mg/l), Ca (20 mg/l), Mo (3 mg/l) (Dekker và ctv., 1998).
 N

ct

i

Nước rất cần thiết đến sự phát triển của cây trồng. Dưa lê có bộ rễ ăn sâu
phát triển rất tốt trên đất ẩm ướt và thoát nước tốt nhưng nước mưa tự nhiên thì
không thích hợp cho sự phát triển của chúng. Dưa lê cần rất nhiều nước nhất là
trong giai đoạn tăng trưởng. Sau khi trái dưa đạt được kích thước tối đa, lượng nước
tưới nên giảm trong giai đoạn này để tăng hàm lượng đường trong trái, sự ẩm ướt
quá mức trong thời gian chín dẫn đến chất lượng quả kém (Henry, 2001)

 T a nhánh
Theo Shinohara (1984) và Công ty giống cây trồng, nên tỉa nhánh cho dưa lê
khi cây có từ 7-8 lá thật, dựng dàn và sửa dây leo lên giàn. Phương pháp tỉa dây là
chỉ để một thân chính, cắt bỏ tất cả các nhánh mọc từ dưới đốt thứ mười ngay giai
đoạn còn nhỏ nhất. Mục đích của việc tỉa nhánh: hạn chế cây vươn dài, tránh cho
cây rụng trái, giúp cây thông thoáng, đủ ánh sáng mặt trời tạo điều kiện cho cây đậu
trái, giảm bớt sâu bệnh phát sinh và công việc chăm sóc dễ dàng.
1.4 SÂU BỆNH HẠI CHÍNH
1.4.1 Bù lạch
Tên khoa học la Thrips palmi Karny, họ Thipidae, bộ Thysanoptera, chúng
có cơ thể rất nhỏ, khoảng 1mm, màu vàng hơi nâu, hai mắt đen, sống tập trung
trong đọt non, chúng chích hút nhựa cây làm cho đọt non bị xoăn lại biến dạng đi,
nông dân hay gọi đây là “đầu lân” (Lê Thị Sen, 2001). Biện pháp phòng trị, nên
trồng đồng loạt tránh gối vụ, phát hiện sớm và phun thuốc kịp thời, trong nhà lưới
có thể dùng các bẫy côn trùng để diệt nó, phun thuốc sinh học để tránh gây ô nhiễm

xix


và giữ rau sạch. Bù lạch có tính kháng thuốc cao nên thay đổi các loại thuốc luân
phiên (Lê Thị Sen, 2001; Nguyễn Văn Huỳnh và ctv., 2003 và Lewis và ctv., 2004).

1.4.2 Bệnh khảm
Bệnh do virus CMV (Cucumber Mosaic Virus), virus WMV (Watermelon
Mosaic Virus) gây nên, mầm bệnh có trên 200 loài kí chủ (Nguyễn Thị Nghiêm,
1998), triệu chứng là những đốm màu nâu sáng xuất hiện trên lá, bệnh tấn công làm
lá, hoa, quả, thân cây bị biến dạng, bệnh trên trái thường làm trái nhỏ, có màu xanh
đậm hay trái bị chay không phát triển được. Ngoài ra bệnh có thể lây lan qua các
dụng cụ nông nghiệp, do nấm, tuyến trùng và có khả năng lây lan qua hạt giống.
Biện pháp phòng trị, làm đất kỹ, nhổ bỏ tiêu hủy cây bệnh, hoặc phòng bằng thuốc.

1.4.3 B nh thán th
Theo Nguyễn Thị Nghiêm (1998) thán thư là bệnh chủ yếu trên dưa lê, nhất
là giống có màu lá lợt, lá mềm và có nhiều lông bị nhiễm bệnh. Bệnh bắt đầu từ lá,
trên lá xuất hiện những đốm màu nâu, có hình nhiều góc hoặc hình tròn, sau đó lan
ra toàn bộ mặt lá, chỗ bị bệnh héo khô dễ rách, trên thân dây xuất hiện dấu bệnh
hình bầu dục màu nâu, nơi trái bị bệnh có hình lõm vô màu nâu, sinh ra những hột
nhỏ màu đen, lúc ẩm thấp tiết ra chất dịch màu thịt. Biện pháp phòng trị, thực hiện
luân canh, hoặc phòng bằng thuốc .
1.4.2 Bệnh bướu rễ
Tuyến trùng sần rễ Meloidogyne spp. thuộc bộ Tylenchida, họ Heteroderidae.
Đây là tuyến trùng có phổ ký chủ rộng. triệu trứng đặc trưng của nó là tạo nên
những bướu rễ ở những bộ phận bên dưới mặt đất của cây, bệnh xuất hiện từ những
rễ nhỏ đến rễ lớn, đôi khi nó làm cho rễ chuyển sang màu nâu đến đen. Sự xâm
nhiễm của tuyến trùng thường mở đường cho nhiều nấm và vi khuẩn gây bệnh cây
trong đất làm cho cây bị bệnh trầm trọng hơn (Nguyễn Ngọc Châu, 2003). Cây vàng
úa, lùn, hoặc xoắn lá cũng là những dấu hiệu của Meloidogyne spp (Birdge and
Starr, 2007). Cây bị bệnh này năng suất có thể giảm 50% ở cà chua, dưa chuột, và
xx


lượng đường trong củ cải đường giảm 20% (Đường Hồng Dật, 1979). Biện pháp
phòng trị: nên xử lí đất kỹ, ghép gốc trước khi trồng hoặc sử dụng phân bón hữu cơ
sinh học sincosin ( Ngô Thị Xuyên và Nguyễn Đức Thuy, 2004).

1.5 MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÂY DƯA LÊ
Những khu vực sản xuất dưa lê đầu tiên ở Mỹ là các bang California,
Arizona, Texas (Henry và ctv., 2001). Năng suất dưa lê ở Đại Học Gegion Stade
(Mỹ) thí nghiệm đạt 16-27 tấn/ha và giống Honeydrew năng suất đạt từ 17,5-25
tấn/ha. Từ những kết quả trên cho thấy dưa lê cho năng suất và rất hấp dẫn trên thị
trường Mỹ.

Olympic Gold là một giống dưa lê chuẩn ở Trung Arizola với khả năng thích
ứng rộng rãi với thời tiết vùng thung lũng San Joaquin và Trung Mỹ. Đây là một
giống dưa lưới có hình thuôn dài thích hợp để ăn tươi vì có thịt quả chắc, giòn, và
độ Brix cao (12-13%).
Viper là giống dưa lưới lai đã cho sản lượng cao ở California và San Vally.
Đây là giống dưa lưới thưa hình cầu và hơi thuôn, thịt quả màu cam đậm. Thời gian
sinh trưởng khoảng 85 ngày. Có khả năng chịu đựng với bệnh phấn trắng.
MM-28 một giống dưa lê được lựa chọn bằng cách lai giữa MHC-II và Cinco
được ra đời vào năm 2003 ở Punjab, Ấn Độ. Giống này có sản lượng cao hơn 22,1;
15,65 và 33,81% so với các giống Punjab Sunehri, Punjab Rasila và Hara Madhu.
MM-28 có chiều dài thân trung bình, lá màu xanh đậm và có khía hình chữ V ở
đỉnh lá. Thời gian sinh trưởng của giống khoảng 70 ngày, độ Brix khoảng 11,2%
với hàm lượng Vitamin C cao (29,4 mg/100g). Giống này có khả năng tồn trữ tốt
khi vận chuyển xa.
1.6 TRỒNG RAU TRONG NHÀ LƯỚI
1.6.1 Ưu điểm của nhà lưới so với trồng ngoài đồng
Theo Trần Thị Ba và ctv. (2008) thì việc trồng rau trong nhà lưới có những
ưu điểm như:
xxi


- Thời gian thu hoạch sớm hơn 15-20 ngày.
- Năng suất tăng hơn 8-10%.
- Tỷ lệ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu 85-95%.
- Hạn chế 100% độ lưu tồn của thuốc trừ sâu bệnh và phân bón hóa học độc
hại.
- Có thể trồng được quanh năm.
1.6.2 Sự phát triển sản xuất rau trong nhà lưới
Hiện nay các nước có công nghệ sản xuất rau sạch hiện đại hàng đầu thế giới
như Israel, Úc, Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan… đã sản xuất rau sạch trong môi trường

sạch, kết hợp với cách ly trong nhà lưới cho phép giảm lượng nông dược và phân
hóa học đến mức thấp nhất và cho sản phẩm rau khá sạch.
Tại thành phố Hồ Chí minh diện tích gieo trồng rau an toàn đạt trên 500 ha
với sản lượng 12.000 tấn/năm. Thành phố đã xây dựng được 9 tổ sản xuất rau an
toàn, công nhận 6 vùng đủ điều kiện sản xuất.
Tiến sĩ Lê Thị Khánh (Trường Đại Học Nông Lâm Huế) đã thành công với
việc trồng rau sạch trên giá thể trong nhà lưới gồm 2 loại cây là dưa leo và cà chua
Cherry. Đây là mô hình trồng rau sạch trên giá thể đầu tiên tại Huế nói riêng và
miền Trung nói chung (Báo Nông nghiệp Việt Nam, 2006).
Theo Lamp và ctv. (2000) những thử nghiệm ở Florida đã đạt được thành
công về việc sản xuất dưa lê thủy canh với giá thể là đá và gỗ chứa trong nhựa tổng
hợp màu trắng trong nhà lưới.
Theo Thông Tấn Xã Việt Nam 14/12/2005, từ số liệu thống kê chưa đầy đủ,
tính đến thời điểm hiện nay, 13 tỉnh phố phía Nam có trồng rau trong nhà lưới đã
xây dựng 239.000 m2 . Trong đó nhiều nhất là Biên Hòa, thành phố Hồ Chí Minh,
Bà Rịa Vũng Tàu, Long An với năng suất tăng từ 15-20% so với trồng ngoài nhà
lưới.

xxii


xxiii


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 PHƯƠNG TIỆN
2.1.1 Địa điểm và thời gian
- Địa điểm: Trại Thực nghiệm Nông nghiệp và SHƯD, Đại Học Cần Thơ (ĐHCT).
- Thời gian: Vụ Đông Xuân 2008-2009.

2.1.2 Khí hậu
Hình 2.1 cho thấy tháng 11/2008 lượng mưa cao nhất (1417,6 mm/tháng),
thấp nhất là tháng 1/2009 (31,3 mm/tháng). Nhiệt độ và ẩm độ trung bình là 25,50C
và 82,7%.
100

1600
84

83

81

75

1200

50

800
26,5

25,6

24,3

25
61,3
11/2008


400

31,3

0
12/2008

Lượng mưa (mm)

Nhiệt độ (oC) và ẩm độ (%)

1417,6

0

1/2009

Thời gian thí nghiệm (tháng)
Nhiệt độ

Ẩm độ

Lượng mưa

Hình 2.1 Tình hình khí hậu thời tiết trong thời gian thực hiện thí nghiệm (tháng
11/2008-1/2009) tại TP. Cần Thơ (Đài khí tượng thủy văn TP. Cần Thơ).

xxiv



2.1.3 Vật liệu
- Giống: Ba giống dưa lê (Hình 2.2) có đặc điểm như sau
+ Thiên Hoa: Trái d ng hình oval, v trái màu xanh có l

i đ u, th t trái màu

cam nh t, th t ch c có kh năng v n chuy n cao, đ Brix t 10-12%, tr ng l
trái kho ng 1,5-2 kg/trái. Th i gian sinh tr

ng

ng 75 ngày (do công ty gi ng cây tr ng

Nông H u phân ph i).
+ Seminis: Gi ng nh p n i, ngu n g c t Peerru. Trái tròn cao, v có d ng
l
tr

i, khi chín có mùi th m, tr ng l

ng trái trung bình t 1-2 kg/trái. Th i gian sinh

ng 70-75 ngày (do công ty gi ng cây tr ng Nông H u phân ph i).
+ Kim Cô N

ng: Trái tròn cao, da màu vàng, thích h p cho b o qu n và v n

chuy n xa, ch c th t, tr ng l

ng trung bình t 0,8 -1,5 kg/trái. Th t trái màu tr ng


l t, dày, đ Brix t 11-13%. Th i gian sinh tr

ng 60-65 ngày, thích h p tr ng trên

nhi u lo i đ t (do công ty gi ng cây tr ng Nông H u phân ph i).

(c)

(b)

(a)

Hình 2.2 Giống dưa lê thí nghiệm (a) Thiên Hoa, (b) Seminis, (c) Kim Cô Nương
tại nhà lưới trại Thực Nghiệm khoa Nông nghiệp, ĐHCT.

- H th ng t

i nh gi t, nhà l

i di n tích 300 m2 .

- Thuốc trừ sâu: Basudin 10 H, Anvado 100 WP, Success 25 SC, Jiami 10 SL,
Actara 25 WG, Dầu khoáng DS 98.8 EC, Regent 800 WG… Thuốc trừ bệnh:
Copper B 75 WP, Copper Zine 85 WP, Antracol 70 WP, Tilt Supper 300 EC…

xxv



×