Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

SO SÁNH NĂNG SUẤT và PHẨM CHẤT gạo của 15 GIỐNG DÒNG lúa THƠM vụ ĐÔNG XUÂN năm 2009 2010 tại xã HIỆP lợi, THỊ xã NGÃ bảy, TỈNH hậu GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 77 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG


Nguyễn Nhật Nam

SO SÁNH NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT GẠO CỦA
15 GIỐNG/DÒNG LÚA THƠM VỤ ĐÔNG-XUÂN
NĂM 2009-2010TẠI XÃ HIỆP LỢI, THỊ XÃ
NGÃ BẢY, TỈNH HẬU GIANG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC

CẦN THƠ - 2010



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
---//---

SO SÁNH NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT GẠO CỦA
15 GIỐNG/DÒNG LÚA THƠM VỤ ĐÔNG-XUÂN
NĂM 2009-2010TẠI XÃ HIỆP LỢI, THỊ XÃ
NGÃ BẢY, TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NÔNG HỌC

Cán bộ hướng dẫn:
TS. Phạm Văn Phượng



Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Nhật Nam 3077288
Lớp Nông học K33

CẦN THƠ - 2010


LỜI CẢM TẠ
Sau 4 năm ngồi trên ghế nhà trường, dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy cô
Trường Đại Học Cần Thơ, em đã tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích và đạt được
nhiều kinh nghiệm sống vô cùng quí báu. Đây sẽ là hành trang cùng em đi hết cuộc
đời. Em xin chân thành cảm tạ:
Kính dâng
Cha, mẹ suốt đời tần tảo sớm khuya vì tương lai của chúng con.

Thành kính ghi ơn
Ts. Phạm Văn Phượng đã truyền đạt kiến thức lẫn kinh nghiệm thực tiễn,
hướng dẫn tận tình và nhất là tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình
thực hiện và hoàn thành luận văn này.

Chân thành biết ơn
Thầy cố vấn học tập Nguyễn Phước Đằng, các quí thầy cô, các anh chị làm
việc ở Bộ Môn Di Truyền-Giống Nông Nghiệp , Nông Học khóa 33, đã nhiệt tình
giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài.

Thân gởi về
Các bạn: Hồ Thị Thuý Ngọc, Lê Thị Nhiên, Lê Truơng Anh Tuấn, Nguyễn Thị
Hồng Nhung, Nguyễn Thị Lam Viên, Nguyễn Trọng Hiếu, Trần Hán Uôi với lời
chúc mọi điều may mắn và nhất là luôn thành công trong công việc.



QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: NGUYỄN NHẬT NAM

Giới tính: Nam

Năm sinh: 1990

Dân tộc: Kinh

Nơi sinh: Huyện Long Phú, Tỉnh Sóc Trăng.
Địa chỉ liên lạc: Ấp Phụng Tường I, Xã Song Phụng, Huyện Long Phú, Tỉnh
Sóc Trăng.
Điện thoại: 0986134961.
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
2.1 Tiểu học
Thời gian đào tạo từ năm: 1995 đến 2000
Trường: Tiểu học Song Phụng B
2.2 Trung học cơ sở
Thời gian đào tạo từ năm: 2000 đến 2004
Trường: Trung học cơ sở Song Phụng
2.3 Trung học phổ thông
Thời gian đào tạo từ năm: 2004 đến 2007
Trường: Trung học phổ thông Đại Ngãi.
2.4 Đại học
Thời gian đào tạo từ năm: 2007 đến 2010
Trường: Đại học Cần Thơ.


Ngày …tháng….năm……
Người khai ký tên

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Nguyễn Nhật Nam

iv


Luận văn kèm theo đây, với tựa đề là “SO SÁNH NĂNG SUẤT VÀ PHẨM
CHẤT GẠO CỦA 15 GIỐNG/DÒNG LÚA THƠM VỤ ĐÔNG-XUÂN NĂM
2009-2010 TẠI XÃ HIỆP LỢI, THỊ XÃ NGÃ BÃY, TỈNH HẬU GIANG” do
NGUYỄN NHẬT NAM thực hiện và báo cáo, đã được Hội đồng chấm luận văn
thông qua.

Ủy viên

Ủy viên

Cần thơ, ngày …..tháng…..năm 2010


Chủ tịch Hội đồng

v


MỤC LỤC
Nội dung

Chương

1

Trang

Tóm lược

ix

Danh sách bảng

x

Danh sách hình

xii

Danh sách những từ viết tắc

xiii


MỞ ĐẦU

1

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2

1.1 Vai trò của giống cây trồng

2

1.2 Nguồn gốc và phân loại cây lúa

2

1.2.1 Nguồn gốc cây lúa

2

1.2.2 Phân loại cây lúa theo đặc tính thực vật học

3

1.3 Sinh học cây lúa

3

1.3.1 Đặc tính thực vật của cây lúa


3

1.3.2 Các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa

6

1.4 Một số đặc tính nông học ảnh hưởng đến năng suất

6

của cây lúa
1.4.1 Thời gian sinh trưởng

6

1.4.2 Chiều cao cây

7

1.4.3 Chiều dài bông

8

1.5 Các yếu tố cấu thành năng suất lúa

8

1.5.1 Số bông

8


1.5.2 Số hạt chắc/bông

9

1.5.3 Trọng lượng 1.000 hạt

9

1.6 Phẩm chất hạt gạo

10

1.6.1 Chiều dài và hình dạng hạt gạo

10

1.6.2 Độ trở hồ

11

1.6.3 Độ bền thể gel

11

vi


2


1.6.4 Độ bạc bụng

12

1.6.5 Tỷ lệ xay chà

12

1.6.6 Hàm lượng amylose

13

1.6.7 Hàm lượng protein

14

1.6.8 Tính thơm

15

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

17

2.1 Thời gian và địa điểm

17

2.2 Phương tiện


17

2.3 Phương pháp

19

2.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm

19

2.3.2 Phương pháp đánh giá chỉ tiêu nông học

20

2.3.3 Đánh giá chỉ tiêu năng suất và các thành phần năng

21

suất
2.3.4 Đánh giá khả năng phản ứng với một số sâu bệnh hại 22
chính

3

2.3.5 Đánh giá phẩm chất hạt gạo

24

2.3.6 Đánh giá tính thơm trên hạt gạo


30

2.4 Xử lý số liệu

31

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

32

3.1 Đặc tính nông học, thành phần năng suất, năng suất

32

và tình hình dịch hại của 15 giống/dòng lúa
3.1.1 Đặc tính nông học

32

3.1.2 Thành phần năng suất

35

3.1.3 Năng suất thực tế

38

3.1.4 Tình hình dịch hại trên ruộng lúa

40


3.2 Đánh giá phẩm chất gạo

42

3.2.1 Chiều dài và dạng hạt gạo

42

3.2.2 Nhiệt trở hồ và độ bền thể gel

44

3.2.3 Tỉ lệ xay chà

46

3.2.4 Độ bạc bụng

49

vii


3.2.5 Hàm lượng amylose và hàm lượng protein

51

3.2.6 Đánh giá mùi thơm


53

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

54

TÀI LIỆU THAM KHẢO

55

PHỤ LỤC 1

58

viii


NGUYỄN NHẬT NAM, 2010 “So sánh năng suất và phẩm chất của 15 giống/dòng
lúa thơm vụ Đông-Xuân năm 2009-2010 tại xã Hiệp Lợi, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu
Giang”, Luận văn Tốt nghiệp Đại học. Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng,
Trường Đại học Cần Thơ. 63 trang.
Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Văn Phượng
TÓM LƯỢC
Để mở rộng diện tích canh tác lúa thơm chất lượng cao phục vụ nhu cầu trong nước
và xuất khẩu, địa điểm được chọn để thực hiện mô hình là tỉnh Hậu Giang. Thí
nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lập lại, 15
nghiệm thức bao gồm 15 giống/dòng (MTL495, MTL513, MTL549, MTL645, TP1,
TP6, TP7, TP8, TP10, TP11, THL IR28 x TP5 (dòng 1), THL IR28 x TP5 (dòng 2),
THL IR64 x TP5 (dòng 1), THL IR64 x TP5 (dòng 2), Jasmine 85 ĐC). Kết quả thí
nghiệm cho thấy, trong 15 giống/dòng lúa được khảo sát thì có ba dòng (MTL495,

MTL513, MTL645) hội đủ các điều kiện: năng suất cao (> 6 tấn/ha), hàm lượng
amylose trung bình (< 25%), ít sâu bệnh và thích nghi với điều kiện canh tác tại xã
Hiệp Lợi, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang.

ix


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng

Trang

2.1

Bộ giống thí nghiệm (15 giống/dòng)

18

2.2

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

19

2.3

Thang điểm đánh giá khả năng phản ứng với sâu cuốn lá
(IRRI, 1988)


22

2.4

Thang điểm đánh giá bệnh Đạo ôn hại bông (IRRI, 1988)

23

2.5

Thang đánh giá khả năng phản ứng với Rầy nâu
(IRRI, 1988)

23

2.6

Tiêu chuẩn đánh giá phẩm chất hạt gạo (IRRI, 1986)

24

2.7

Bảng phân cấp độ độ trở hồ (IRRI, 1979)

25

2.8


Thang điểm đánh giá độ trở hồ (IRRI, 1979)

26

2.9

Thang phân cấp độ bền thể gel (IRRI, 1996)

27

2.10

Đánh giá phân cấp độ bạc bụng (FAO, 1990)

27

2.11

Hệ thống đánh giá chuẩn hàm lượng amylose của lúa
(IRRI, 1988)

29

3.1

Một số đặc tính nông học của 15 giống/dòng lúa thơm thí nghiệm 34
tại xã Hiệp Lợi, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang vụ Đông-Xuân
(2009-2010)

3.2


Thành phần năng suất của 15 giống/dòng lúa thơm thí nghiệm tại
xã Hiệp Lợi, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang vụ Đông-Xuân
(2009-2010)

3.3

Năng suất thực tế của 15 giống/dòng lúa thơm thí nghiệm tại xã 39
Hiệp Lợi, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang vụ Đông-Xuân (20092010)

x

37


3.4

Tình hình sâu bệnh hại xuất hiện trên 15 giống/dòng lúa thơm thí 45
nghiệm tại xã Hiệp Lợi, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang vụ ĐôngXuân (2009-2010)

3.5

Chiều dài và dạng hạt của 15 giống/dòng lúa thơm thí nghiệm tại 43
xã Hiệp Lợi, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang vụ Đông-Xuân
(2009-2010)

3.6

Độ bền thể gel và độ trở hồ của 15 giống/dòng lúa thơm thí 45
nghiệm tại xã Hiệp Lợi, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang vụ ĐôngXuân (2009-2010)


3.7

Tỉ lệ xay chà của 15 giống/dòng lúa thơm thí nghiệm tại xã Hiệp 48
Lợi, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang vụ Đông-Xuân (2009-2010)

3.8

Độ bạc bụng của 15 giống/dòng lúa thơm thí nghiệm tại xã Hiệp 50
Lợi, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang vụ Đông-Xuân (2009-2010)

3.9

Hàm lượng amylose và hàm lượng protein của 15 giống/dòng lúa 52
thơm tí nghiệm tại xã Hiệp Lợi, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang
vụ Đông-Xuân (2009-2010)

3.10

Mùi thơm của 15 giống/dòng lúa thơm tí nghiệm tại xã Hiệp Lợi, 53
thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang vụ Đông-Xuân (2009-2010)

xi


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tựa hình


Trang

1

Cấu tạo hạt lúa

5

2

Cách đo chiều dài hạt gạo

24

xii


DANH SÁCH NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

ĐBSCL:

Đồng Bằng Sông Cửu Long

ĐC:

Đối chứng

D/R:


Tỉ lệ dài trên rộng

FAO:

Food Agriculture Organization

IRRI:

International Rice Research Institute

MTL:

Miền Tây Lúa

NN&SHƯD

Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng

STT:

Số thứ tự

TGST:

Thời gian sinh trưởng

THL:

Tổ hợp lai


xiii


1

MỞ ĐẦU
Việt Nam là một nước có nền kinh tế nông nghiệp từ hàng ngàn năm nay.
Từ một nước thiếu lương thực trầm trọng trong những năm chiến tranh, nhưng hiện
nay nền nông nghiệp của nước ta đã phát triển vượt bậc không chỉ đáp ứng đủ nhu
cầu tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn trên thế giới,
đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới (4-5 triệu
tấn/năm). Cùng với sự phát triển của khoa học hiện đại thì tập tính ăn uống của
người Việt Nam cũng vì thế mà thay đổi, từ “ăn no mặc ấm” thì hiện tại người Việt
Nam lại chú trọng hơn về hình thức “ăn ngon, mặc đẹp”, vì thế mà nhu cầu gạo có
chất lượng cao cũng nhờ đó mà tăng cao. Vấn đề gạo xuất khẩu cũng đòi hỏi sản
phẩm đạt tiêu chuẩn cao về chất lượng và giá trị thương phẩm.
Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất lúa trọng điểm
của cả nước. Tuy nhiên năng suất bình quân còn thấp. Do nhiều nguyên nhân, một
trong những nguyên nhân là do dịch bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá đã ảnh hưởng rất
lớn đến sản lượng và chất lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Do đó, việc nghiên cứu
và chọn ra giống lúa có phẩm năng suất cao, chất lượng gạo tốt, ít sâu bệnh đang là
vấn đề cấp bách hiện nay.
Đề tài “So sánh năng suất phẩm chất gạo của 15 giống/dòng lúa thơm vụ
Đông-Xuân năm 2009-2010 tại xã Hiệp Lợi, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang” nhằm
mục tiêu chọn được các giống lúa chất lượng cao, năng suất cao (> 6 tấn/ha) ít sâu
bệnh và có khả năng phát triển trên diện rộng để xây dựng vùng nguyên liệu lúa an
toàn cho tỉnh Hậu Giang.


2


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 VAI TRÒ CỦA GIỐNG CÂY TRỒNG
Giống là thành quả của sự lao động miệt mài cùng với sự sáng tạo không
ngừng của con người và là một trong những tư liệu sản xuất đặc biệt không thể
thiếu trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Do đó, theo Trần Thượng Tuấn (1992),
thì giống giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Các nhà
khoa học ước tính rằng khoảng 30-50% mức tăng năng suất hạt của các cây lương
thực trên thế giới nhờ được đưa những giống tốt, mới vào hoạt động sản xuất.
Vì thế việc lựa chọn một giống cây trồng thích hợp để đưa vào sản xuất
là hết sức quan trọng và cần thiết, để có được điều này thì phải hiểu được đặc tính
của từng giống. Để từ đó, người ta quyết định áp dụng các quy trình trồng trọt thích
hợp. Mặt khác, việc hiểu được đặc tính giống còn giúp cải tiến giống để phù hợp
với từng nhu cầu sản xuất khác.
1.2 NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI CÂY LÚA
1.2.1 Nguồn gốc cây lúa
Về nguồn gốc cây lúa, có nhiều tác giả đưa ra nhiều ý kiến, nhưng ý kiến
này thường không liên quan đến nhau, và thậm chí còn mâu thuẫn. Vì thế cho đến
nay vẫn chưa có dữ liệu chắc chắn và thống nhất. Có tác giả cho rằng vùng Đông
Nam Á có khí hậu nóng ẩm thích hợp cho cây lúa mọc tự nhiên.
Theo Makkey E. (được trích dẫn bởi Nguyễn Ngọc Đệ, 2008) cho rằng:
vết tích cây lúa cổ xưa nhất ở vùng Penjab của Ấn Độ, có lẽ của các bộ lạc 2.000
năm trước; nhưng theo Chowdhury và Ghosh, những hạt thóc hóa thạch cổ nhất thế
giới được tìm thấy ở Hasthinapur-Ấn Độ với khoảng 2.500 năm tuổi. Một số nhà
nghiên cứu Việt Nam lại cho rằng: Miến Điện hay Đông Dương là nơi xuất xứ của
lúa trồng.


3


1.2.2 Phân loại cây lúa theo đặc tính thực vật học
Lúa thuộc họ hòa thảo (Gramineae), chi Oryza. Oryza có khoảng 20 loài,
trong đó chỉ có 2 loài lúa trồng là: Oryza sativa L. tiêu biểu ở châu Á có tổ tiên trực
tiếp là Oryza nivara, một loại lúa trồng khác là Oryza glaberrima Steud. tiêu biểu
được trồng ở Châu Phi (nhưng hiện nay được thay thế dần bởi loài Oryza sativa L.),
còn lại là lúa hoang hằng niên hoặc đa niên.
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), loài lúa trồng quan trọng nhất, thích
nghi rộng rãi nhất và chiếm đại bộ phận diện tích lúa thế giới là Oryza sativa L. loài
cây hằng niên có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Loài này có mặt ở khắp nơi, từ vùng
đầm lầy đến đồi núi, từ vùng xích đạo tới vùng ôn đới, từ vùng phù sa nước ngọt tới
vùng cát sỏi ven biển, nhiễm phèn mặn.
1.3 SINH HỌC CÂY LÚA
1.3.1 Đặc tính thực vật của cây lúa
* Rễ
Bao gồm hai loại rễ: rễ mầm và rễ phụ (rễ bất định). Rễ mầm mọc ra đầu
tiên khi hạt nảy mầm, còn rễ phụ thì mọc ra từ các đốt trên thân lúa.
Nhiệm vụ: rễ mầm có tác dụng hút nước cung cấp cho phôi hạt phát triễn
và sau một thời gian sẽ bị rễ phụ thay thế, còn rễ phụ sau khi thay thế rễ mầm sẽ có
tác dụng hút nước và muối khoáng.
Đặc biệt, cấu tạo rễ lúa có những ống thông khí ăn thông với thân và lá
nên giúp cây lúa sống được trong điều kiện ngập nước


4

* Thân
Gồm nhiều đốt và lóng, thân lóng rỗng và được ôm chặt bởi bẹ lá. Các
lóng bên dưới ngắn nên rất gần nhau, khoảng 5-6 lóng trên cùng vươn dài nhanh
chóng khi lúa có đòng. Tại mỗi đốt trên thân có một mầm chồi, khi cung cấp đầy đủ

các điều kiện cho sinh trưởng và phát triển các mầm chồi này sẽ phát triển thành
chồi hoàn thiện cấp 1 (chồi sơ cấp), nếu được chăm sóc tốt thì các chồi này sẽ mang
bông với rất nhiều hạt (chồi hữu hiệu).
* Lá
Hình dạng: hình thon dài.
Cách bố trí lá trên thân: các lá mọc đối diện nhau trên thân.
Cấu tạo: bao gồm phiên lá, bẹ lá và cổ lá
Nhiệm vụ: phiến lá có nhiệm vụ quang hợp; bẹ lá có nhiệm vụ giúp cây
đứng vững, ít bị đỗ ngã, nơi trung gian tích trữ, vận chuyển không khí và dinh
dưỡng cho các bộ phận khác của cây lúa; Cổ lá mang tai lá và thìa lá, hai bộ phận
này là đặc điểm để phân biệt giữa cây lúa và các cây cỏ cùng họ khác.
* Phát hoa và hoa lúa
Phát hoa (bông lúa) gồm có: Một trục chính, có nhiều đốt và mỗi đốt có
từ 7-10 gié cấp I. Trên gié cấp I có những gié cấp II, mỗi gié cấp II có từ 2-5 hoa.
Những giống thuộc loại hình bông to sẽ có số hoa trên bông từ 90-160; Hoa lúa là
hoa lưỡng tính tự thụ (hầu hết), cấu tạo gồm có đế hoa, 2 mày trấu, 2 vỏ trấu, 2 vảy
cá và 6 nhị đực. Mỗi nhị đực có tua nhị, 2 bao phấn chia thành 4 ngăn và chứa từ
1.000-2.000 hạt phấn. Nhụy cái có vòi nhụy phân đôi hình lông chim (Nguyễn Chí
Thức, 2009).


5

* Hạt
Theo Nguyễn Chí Thức (2009). Hạt lúa gồm 2 phần vỏ lúa và hạt gạo .
Vỏ lúa: Vỏ lúa gồm hai vỏ trấu ghép lại (trấu lớn và trấu nhỏ). Chiếm
khoảng 20% trọng lượng của hạt lúa.
Hạt gạo: Bên trong vỏ lúa là vỏ cám, phôi mầm và nội nhũ.

Hình 1 Cấu tạo hạt lúa



6

1.3.2 Các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) và Nguyễn Thành Hối (2010). Thời gian
sinh trưởng của lúa được chia ra 3 giai đoạn:
* Giai đoạn tăng trưởng
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2007), cho rằng giai đoạn tăng trưởng được tính
từ lúc nẩy mầm đến khi nẩy chồi tối đa, sự tăng dần chiều cao cây và sự ra lá đều
đặn. Giai đoạn chồi tối đa theo sau sự đâm chồi tích cực. Đây là giai đoạn số chồi
trên cây hoặc trên m2 tối đa trước hay sau khi tượng khối sơ khởi của bông.
Giai đoạn này dài hay ngắn tuỳ theo giống lúa, các giống cao sản ngắn
ngày (khoảng 100 ngày) có giai đoạn này từ 40-45 ngày, nhưng các giống lúa dài
ngày có khi giai đoạn này kéo dài 4-6 tháng (Nguyễn Thành Hối, 2010).
* Giai đoạn sinh sản
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), cho rằng giai đoạn này được tính từ lúc
làm đòng đến khi trổ hoa. Giai đoạn này kéo dài khoảng 35 ngày, giai đoạn sinh sản
biểu hiện ở sự dài ra của than tức tăng chiều cao của cây, giảm số chồi, xuất hiện lá
cờ , ngậm đòng, trổ gié và trổ bông. Giai đoạn này tuỳ theo giống lúa (kể cả lúa
mùa) và điều kiện canh tác (Nguyễn Thành Hối, 2010).
* Giai đoạn lúa chín (diễn biến 30 ngày)
Từ lúc trổ hoa đến khi gặt, giai đoạn này theo sau sự thụ tinh và có thể chia
làm các giai đoạn: chín sửa, chín sáp và chín hoàn toàn.
1.4 MỘT SỐ ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC ẢNH HƯỞNG
ĐẾN NĂNG SUẤT CỦA CÂY LÚA
1.4.1 Thời gian sinh trưởng
Theo Nguyễn Chí thức (2009) đã đề cập: Yoshida (1976) cho rằng đối với
các giống lúa có thời gian sinh trưởng quá ngắn thì cây lúa sẽ không đủ thời gian



7

tích lũy chất khô cho quá trình phát triển nên cây lúa không thể cho năng suất cao
được.
Võ Tòng Xuân (1979), cho rằng các giống lúa có thời gian sinh trưởng từ
110-135 ngày luôn luôn cho năng suất cao hơn các giống chín sớm hơn và các
giống muộn hơn ở phần lớn các điều kiện canh tác. Tuy nhiên, Yosida (1976) cho
rằng các giống lúa có thời gian sinh trưởng khoảng 90 ngày nếu cấy khoảng 100
ngày là thời gian ngắn nhất, hợp lý nhất để đạt năng suất cao.
Theo Nguyễn Thành Hối (2008), cho rằng thời gian sinh trưởng của cây
lúa cực ngắn ngày (< 90 ngày) thuộc nhóm A0, ngắn ngày (90-105 ngày) thuộc
nhóm A1, trung bình (106-120 ngày) thuộc nhóm A2 và dài ngày (> 120 ngày) thuộc
nhóm B.
Đối với các giống lúa ngắn ngày do có thời gian sinh trưởng ngắn, nó cần
sử dụng nhiều hơn về mặt dinh dưỡng, năng lượng ánh sáng mặt trời để tạo năng
suất nên phải chú ý tạo giống lúa thấp cây, lá đòng thẳng đứng (Bùi Chí Bửu,
1998).
1.4. 2 Chiều cao cây
Theo Nguyễn Chí Thức (2009) đã đề cập: Kailaimati và ctv. (1987), thì
chiều cao cây được kiểm soát bởi đa gen và chịu ảnh hưởng của hoạt động cộng
tính. Bên cạnh đó, có ít nhất năm nhóm gen điều khiển tính trạng chiều cao của cây
lúa (Bùi Chí Bửu và ctv., 1992).
Theo Yoshida (1976) cho rằng chiều cao cây là đặc điểm thực vật quan
trọng nhất liên quan đến sự đổ ngã. Jennings et al. (1979) cũng cho rằng thân rạ
thấp và cứng là hai yếu tố quyết định tính đổ ngã. Thân rạ cao, ốm yếu, dễ đổ ngã
sớm làm rối bộ lá, tăng hiện tượng rợp bóng, cản trở sự chuyển vị các dưỡng liệu và
các chất quang hợp làm cho hạt bị lép và giảm năng suất. Tuy nhiên, trong thực tế
sản xuất không phải tất cả cây lúa có thân rạ ngắn đều cứng rạ. Điều đó còn phụ
thuộc vào các đặc tính như đường kính thân, độ dầy thân rạ, mức độ bẹ lá ôm lấy

các lóng,.... (được trích dẫn bởi Trần Minh Thành, 1981).


8

Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), cây lúa có lóng ngắn thành lóng dày, bẹ
lá ôm sát lấy thân thì thân lúa sẽ cứng chắc khó đổ ngã và ngược lại.
Còn theo Clarkson và Hanson (1980) (được trích dẫn bởi Nguyễn Chí
Thức, 2009), thì thân cứng và dày có ý nghĩa quan trọng trong việc chống đổ ngã và
dẫn tới năng suất cao hơn là vì thân cây lúa dày hơn thì có nhiều bó mạch hơn, nó
sẽ cung cấp và tạo khả năng vận chuyển chất khô tích lũy tốt hơn. Cải thiện hình
dạng thấp cây nhằm tạo điều kiện cho chúng tiêu thụ một khối dinh dưỡng khá lớn
trong đất để đạt năng suất cao.
Theo Võ Tòng Xuân (1979), thì yêu cầu tốt nhất cho giống lúa năng suất
cao ở đồng ruộng Việt Nam thân lúa phải có chiều cao trung bình 80-110 cm. Còn
theo Akita (1989), thân lúa có chiều cao từ 90-100 cm được coi là lý tưởng về năng
suất.
1.4.3 Chiều dài bông
Cây lúa có chiều dài bông thay đổi tùy theo giống, vùng đất và kỹ thuật
canh tác. Chiều dài bông góp phần tăng năng suất. Theo Seeter et al. (1994) (được
trích dẫn bởi Nguyễn Chí Thức, 2009) qua kết quả phân tích mô hình INTERCOM
người ta dự báo rằng: quang hợp có thể gia tăng 25–40%, nếu độ cao của bông lúa
trong quần thể thấp hơn 40% chiều cao của tán lá. Năng suất có thể quyết định chủ
yếu bởi hai yếu tố là số hạt chắc trên bông và chiều dài bông.
1.5 CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG SUẤT LÚA
1.5.1 Số bông
Theo Nguyễn Đình Giao và ctv. (1997), thì số bông có tính chất quyết
định và sớm nhất đến năng suất lúa. Nó có thể đóng góp 74% năng suất, trong khi
số hạt và trọng lượng hạt đóng góp 26% năng suất còn lại. Nó mang đặc tính di
truyền định lượng và di truyền độc lập với nhiều đặc tính quan trọng khác.

Ngoài ra, số bông chịu ảnh hưởng bởi kỹ thuật canh tác và điều kiện
ngoại cảnh (chế độ phân bón, nước tưới, mật độ sạ hoặc cấy, nhiệt độ, ánh sáng,…).


9

Theo Vũ Văn Hiển (1999), đối với những giống lúa có khả năng đẻ nhánh
mạnh (trên 17-18 lá) những nhánh đẻ từ lá thứ 12 trở về trước có khả năng cho
bông, những nhánh đẻ từ lá thứ 14 trở về sau phần lớn là vô hiệu. Số bông có quan
hệ nghịch với số hạt trên bông và trọng lượng hạt. Nên khi tăng mật độ, số bông
trên một đơn vị diện tích sẽ tăng nhưng số hạt trên bông và trọng lượng hạt sẽ giảm.
Nếu mật độ quá dày, đầu tư phân bón sẽ cao nhưng dễ dẫn đến gia tăng sâu bệnh
trên ruộng lúa (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997).
1.5.2 Số hạt chắc/bông
Đặc tính số hạt trên bông chịu tác động rất lớn của điều kiện môi trường.
Số hạt trên bông nhiều hay ít tùy thuộc vào số gié hoa phân hóa và số gié hoa không
phân hóa.
Theo Nguyễn Thạch Cân (1997) và Lê Thị Dự (2000), hoạt động của gen
không cộng tính chiếm ưa thế trong sự điều khiển tính trạng số hạt chắc/bông.
Ngoài ra, tuỳ thuộc vào số hoa trên bông, đặc tính sinh lý của cây lúa và ảnh hưởng
của điều kiện ngoại cảnh mà tỉ lệ hạt chắc cao hay thấp. Số hoa trên bông quá nhiều
dễ dẫn đến tỉ lệ hạt chắc thấp (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Muốn năng suất cao, thì tỉ
lệ hạt chắc phải trên 80%.
Nguyễn Ngọc Đệ (2008), cho rằng lúa sạ có trung bình từ 80-100 hạt trên
bông và 100-120 hạt trên bông đối với lúa cấy là tốt trong điều kiện ở Đồng bằng
Sông Cửu Long. Trên cùng một cây lúa, những bông chính thường có nhiều hạt,
những bông phụ phát triển sau nên ít hạt hơn.
1.5.3 Trọng lượng 1.000 hạt
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) đã khẳng định trọng lượng hạt tuỳ thuộc
vào cỡ hạt và độ mẩy (no đầy) của hạt lúa. Theo Nguyễn Đình Giao và ctv (1997),

thì cho rằng đặc tính của khối lượng 1.000 hạt ít chịu tác động của điều kiện môi
trường, có hệ số di truyền cao và phụ thuộc hoàn toàn vào giống.
Khối lượng 1.000 hạt của một giống giữ ổn định không có nghĩa là từng
hạt có khối lượng như nhau, chúng thay đổi trong một giới hạn nhất định nhưng giá


10

trị trung bình thì luôn ổn định. Ở phần lớn các giống lúa, trọng lượng 1.000 hạt
thường biến thiên trong khoảng 20-30 g (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Từ những yếu tố cấu thành năng suất được nêu ở trên thì theo Nguyễn
Ngọc Đệ (2008) và Vũ Văn Hiển (1999), năng suất lúa được tính theo công thức:
Y = N x F x w x 10-5
Trong đó

Y: Năng suất (tấn/ha)
N: số hạt/m2
F: tỷ lệ hạt chắc
w: trọng lượng 1000 hạt (g)
1.6 PHẨM CHẤT HẠT GẠO

Theo He (1999) thì phẩm chất hạt gạo được đánh giá thông qua nhiều chỉ
tiêu như: Chiều dài và hình dạng hạt gạo, hàm lượng amylose, độ trở hồ, độ bền thể
gel, hàm lượng protein, mùi thơm. Phẩm chất hạt gạo là một trong những đặc tính
kinh tế quan trọng trong việc xuất và nhập khẩu của lúa, gạo (được trích dẫn bởi
Nguyễn Thị Đoan Trang, 2007).
1.6.1 Chiều dài và hình dạng hạt gạo
Theo tài liệu của Hứa Minh Sang (2007) đã đề cập: Chiều dài hạt gạo là
tính trạng ổn định nhất ít bị ảnh hưởng của môi trường được điều khiển bởi đơn gen
(Ramiah và ctv., 1931) hay đa gen (Bollich và ctv., 1974). Tuy nhiên theo Sormith

(1974), chiều dài hạt gạo do đa gen điều khiển.
Chiều dài, hình dáng, cũng như phẩm chất của hạt gạo phụ thuộc rất nhiều
vào thị hiếu của người tiêu dùng ở từng quốc gia như: thị trường Thái Lan thích gạo
hạt rất dài, loại hình Indica, hàm lượng amylose trung bình, cơm mềm nhưng không
dính. Thị trường gạo ở Châu Mỹ La Tinh thích gạo có vỏ lụa màu đỏ như Huyết
Rồng của Việt Nam. Thị trường gạo tại Nhật thích loại gạo nhóm Japonica, hạt tròn,
hàm lượng amylose thấp, cơm dẻo. Thị trường gạo tại các nước Trung Đông thích
gạo rất dài, có mùi thơm. Thị trường Châu Âu người tiêu thụ thích gạo dài, nhưng


×