Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

TUYỂN CHỌN hóa CHẤT có KHẢ NĂNG KÍCH KHÁNG đối với BỆNH CHÁY bìa lá (xanthomonas oryzae pv oryzae) TRÊN GIỐNG JASMINE 85

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (784.54 KB, 92 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
---------*****---------

TRƯƠNG HỒNG HẠNH

TUYỂN CHỌN HÓA CHẤT CÓ KHẢ NĂNG KÍCH
KHÁNG ĐỐI VỚI BỆNH CHÁY BÌA LÁ
(Xanthomonas oryzae pv.oryzae) TRÊN
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
GIỐNG JASMINE 85

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NƠNG HỌC
KHĨA 30 (2004-2008)


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
---------*****---------

TRƯƠNG HỒNG HẠNH

TUYỂN CHỌN HÓA CHẤT CÓ KHẢ NĂNG KÍCH

Trung tâm Học liệu
ĐH Cần
Tài liệu
học BÌA
tập và


KHÁNG
ĐỐIThơ
VỚI@BỆNH
CHÁY
LÁnghiên cứu
(Xanthomonas oryzae pv.oryzae) TRÊN
GIỐNG JASMINE 85

Cán bộ hướng dẫn:
PGs.Ts. PHẠM VĂN KIM
Ths. NGƠ THÀNH TRÍ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NƠNG HỌC
KHĨA 30 (2004-2008)


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài:
“Tuyển chọn chất kích kháng có khả năng chống lại bệnh cháy bìa lá
(Xanthomonas oryzae pv. Oryzae) trên giống Jasmine 85”
Do sinh viên: Trương Hồng Hạnh thực hiện và đề nạp.
Kính trình Hội Đồng chấm luận văn tốt nghiệp cứu xét.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Cần thơ, ngày 22 tháng 05năm 2008
Cán bộ hướng dẫn


PGs. Ts Phạm Văn Kim

Ths.Ngơ Thành Trí

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn đính kèm đề tài:
“Tuyển chọn chất kích kháng có khả năng chống lại bệnh cháy bìa lá
(Xanthomonas oryzae pv. oryzae) trên giống Jasmine 85”
Do sinh viên: Trương Hồng Hạnh
Thực hiện và bảo vệ trước hội đồng ngày: 4 tháng 06 năm 2008
Luận văn đã được Hội Đồng đánh giá ở mức:……………………………

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG:..………………………………………………
………………………………………………………………………………….……
……………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày 4 tháng 06 năm 2008
Duyệt khoa Nông Nghiệp

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

CHỦ NHIỆM KHOA

ii



TIỂU SỬ CÁ NHÂN
TRƯƠNG HỒNG HẠNH con ông TRƯƠNG VĂN THÀNH
và bà LÊ THỊ ĐIỆP
Sinh ngày 07 tháng 3 năm 1987, tại Mang Thít – Vĩnh Long.
Cư ngụ tại Chánh Hội - Mang Thít – Vĩnh Long.
Năm 2004 tốt nghiệp phổ thông trung học.
Năm 2004 - 2008 học ở trường Đại Học Cần Thơ.
Năm 2008 tốt nghiệp kỹ sư Nông Học.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

iii


LỜI CẢM ƠN
Kính dâng đến Ba, Mẹ người khơng quản bao khó nhọc, vất vả để ni dưỡng con
nên người và đã tạo mọi điều kiện cho con được ăn học như ngày nay. Gửi
đến hai em yêu mến đã cổ vũ động viên chị rất nhiều trong những lúc khó
khăn.
Chân thành cảm tạ và nhớ ơn: thầy PHẠM VĂN KIM và thầy NGƠ THÀNH TRÍ
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em
hồn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình.
Chân thành cảm ơn:
Q thầy cơ Trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình dạy dỗ cho em cả kiến thức lẫn
kinh nghiệm sống trong suốt thời gian em theo học tại trường.
Q thầy cơ: TRẦN VŨ PHẾN, thầy PHẠM HỒNG OANH, LÊ VĂN VÀNG,
các chị: THU NGA, NGỌC THÚY, NGUYỄN QUYÊN, MAI THẢO, ANH


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
NHI, và anh THANH PHONG, đã tận tình chỉ dẫn giúp đỡ truyền đạt thêm
kiến thức trong suốt thời gian em làm thí nghiệm.
Chân thành biết ơn các cô thủ thư của thư viện khoa Nông Nghiệp cũng như của
trung tâm học liệu đã giúp đỡ rất nhiều cho em trong quá trình tìm tài liệu.
Cảm ơn các bạn: TRỌNG KHOA, PHƯỚC HƯNG, CHÍ HÀO, THU HỒNG, TRI
HẬU, NGỌC KHIÊM, CƠNG THÁI, MINH KIM, NGỌC ANH, THÀNH
TÍN, ANH HUY, THỊ HUỆ…. em NGỌC TRINH, CƠNG THƯỚC, cùng
tập thể lớp Nơng Học K30 đã giúp đỡ động viên em trong suốt quá trình học
tập và làm luận văn.
Thân ái gửi về q thầy cơ cùng các bạn sinh viên khoa Nông Nghiệp lời chúc sức
khỏe và đạt nhiều thành công trong cuộc sống.

TRƯƠNG HỒNG HẠNH

iv


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN

iv

MỤC LỤC

v

DANH SÁCH BẢNG


ix

TÓM LƯỢC

x

MỞ ĐẦU

1

Chương 1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

3

1.1 Bệnh cháy bìa lá lúa

3

1.1.1 Sự xuất hiện và phân bố của bệnh

3

1.1.2 Tác nhân gây bệnh

4

1.1.3 Triệu chứng bệnh

5


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.1.4 Tình hình và mức độ thiệt hại của bệnh cháy bìa lá

6

1.1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến bệnh cháy bìa lá

6

1.1.6 Tính lưu tồn của vi khuẩn

7

1.1.7 Biện pháp quản lý và các phòng trừ

7

1.2 Sự kháng bệnh của cây trồng

8

1.2.1 Khái niệm về sự kháng bệnh của cây trồng

8

1.2.2 Các hình thức kháng bệnh

8

1.2.2.1 Tính kháng bệnh thụ động


8

1.2.2.2 Tính kháng bệnh chủ động

9

1.3 Sự kích thích tính kháng bệnh đối với cây trồng

11

1.3.1 Khái niệm kích thích tính kháng bệnh

11

1.3.2 Cơ chế của sự kháng bệnh

11

v


1.3.3 Các cơ chế biểu hiện liên quan đến kích kháng bệnh

12

1.3.3.1 Các cơ chế kích kháng trên khía cạnh mơ học

12


1.3.3.2 Các cơ chế kích kháng trên khía cạnh sinh hóa

14

1.3.3.3 Các tín hiệu tìm thấy trong kích kháng lưu dẫn

15

1.3.4 Các tác nhân kích kháng

15

1.3.4.1 Tác nhân kích kháng là vi sinh vật

15

1.3.4.2 Tác nhân kích kháng là chất hóa học

16

1.4 Một số các thành tựu về nghiên cứu chất kích kháng trên cây lúa
trongvà ngồi nước

19

1.4.1 Thành tựu về kích kháng trên cây lúa trong nước

19

1.4.2 Thành tựu về kích kháng trên cây lúa trên thế giới


21

1.5 Đặc tính các hóa chất sử dụng trong thí nghiệm

21

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.5.1 Clorua đồng

21

1.5.2 Dipotassium hydrogen phosphate

22

1.5.3 Oxalic acid

22

1.5.4 Bion (acibenzolar-S-methyl)

22

1.5.5 Oxolinic acid

23

1.5.6 Aspirin


23

1.5.7 DL-2-Aminobutyric acid

24

1.5.8 Vitamin B1

24

1.5.9 Chito oligosaccharide

24

1.5.10 Chitosonium salycilate

25

1.5.11 Chitosan 3

25

1.5.12 Amino acd 15 SL

26

vi


Chương 2: PHƯƠNG TIỆN & PHƯƠNG PHÁP


27

2.1 Phương tiện

27

2.1.1 Địa điểm và thời gian thực hiện thí nghiệm

27

2.1.2 Giống lúa và nguồn vi khuẩn dùng làm thí nghiệm

27

2.1.3 Các hóa chất dùng làm thí nghiệm

27

2.1.4 Trang thiết bị khác dùng trong thí nghiệm

28

2.2 Phương pháp

28

2.2.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của các hóa chất lên sự nảy mầm của
hạt giống.


28

2.2.2 Thí nghiệm 2: Tuyển chọn sơ khởi một số hóa chất có khả năng
kích thích cây lúa chống lại bệnh cháy bìa lá

29

2.2.3 Thí nghiệm 3: Xác định lại hiệu quả của các loại hóa chất

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
đã được tuyển chọn

32

2.3 Xử lý số liệu

33

Chương 3: KẾT QUẢ & THẢO LUẬN

34

3.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của các hóa chất lên sự nảy mầm của
hạt giống.

34

3.2 Thí nghiệm 2: Tuyển chọn sơ khởi một số hóa chất có khả năn
kích thích cây lúa chống lại bệnh cháy bìa lá


34

3.3 Thí nghiệm 3: Xác định lại hiệu quả của các loại hóa chất đã được
tuyển chọn

39

3.3.1 Kết quả 5 NSKLB (10 ngày sau khi kích kháng lần 1
hay vào 45 NSKG

39

3.3.2 Kết quả 10 NSKLB (5 ngày sau khi kích kháng lần 2

vii


hay vào 50 NSKG)

40

3.3.3 Kết quả 15 NSKLB (10 ngày sau khi kích kháng lần 2
hay vào 55 NSKG)

42

3.3.4 Kết quả 20 NSKLB (5 ngày sau khi kích kháng lần 3
hay vào 60 NSKG)

42


3.3.5 Hiệu quả giảm bệnh ở: 10 NSKLB, 15 NSKLB và 20 NSKLB

45

3.3.6 Khảo sát ảnh hưởng của các chất dựa trên cấp bệnh trung bình

47

Chương 4: KẾT LUẬN & ĐỀ NGHỊ

52

4.1 Kết luận

52

4.2 Đề nghị

53

TÀI LIỆU THAM KHẢO

54

PHỤ CHƯƠNG

64

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


viii


DANH SÁCH BẢNG

Trang

Bảng

Bảng 1. Ảnh hưởng của các loại hoá chất lên sự nẩy mầm của hạt giống

35

Bảng 2. Ảnh hưởng của các hóa chất thử nghiệm lên chiều dài vết bệnh
cháy bìa lá lúa (X. oryzae pv. oryzae) trong thí nghiệm sơ khởi

36

Bảng 3. Ảnh hưởng của các hóa chất lên chiều dài vết bệnh ở 5 NSKLB
trong thí nghiệm 2.

40

Bảng 4. Ảnh hưởng của các hóa chất lên chiều dài vết bệnh ở 10 NSKLB
trong thí nghiệm 2.

41

Bảng 5. Ảnh hưởng của các hóa chất lên chiều dài vết bệnh ở 15 NSKLB

trong thí nghiệm 2

43

TrungBảng
tâm6.Học
liệu ĐH
Cần
@chiều
Tài dài
liệuvếthọc
nghiên cứu
Ảnh hưởng
của các
hóaThơ
chất lên
bệnhtập
ở 20và
NSKLB
trong thí nghiệm 2.

44

Bảng 7. Hiệu quả giảm bệnh so với đối chứng ở ba lần ghi nhận kết quả

46

Bảng 8: Ảnh hưởng của các hóa chất thử nghiệm lên bệnh cháy bìa lá
được đánh giá theo cấp bệnh (1) ở thời điểm (5 NSKLB)


48

Bảng 9: Ảnh hưởng của các hóa chất thử nghiệm lên bệnh cháy bìa lá
được đánh giá theo cấp bệnh (1) ở thời điểm (10 NSKLB)

49

Bảng 10: Ảnh hưởng của các hóa chất thử nghiệm lên bệnh cháy bìa lá
được đánh giá theo cấp bệnh (1) ở thời điểm (15 NSKLB)

50

Bảng 11: Ảnh hưởng của các hóa chất thử nghiệm lên bệnh cháy bìa lá
được đánh giá theo cấp bệnh (1) ở thời điểm (20 NSKLB)

ix

51


Trương Hồng Hạnh, 2008. Tuyển chọn hóa chất có khả năng kích kháng đối với
bệnh cháy bìa lá (Xanthomonas oryzae pv. oryzae) trên giống lúa
Jasmine 85. Luận văn tốt nghiệp đại học. Trường Đại Học Cần Thơ.

TĨM LƯỢC
Cơng trình nhằm mục đích tìm ra một số hóa chất có khả năng kích kháng
cây lúa chống lại bệnh cháy bìa lá trên giống lúa Jasmine 85 được thực hiện tại nhà
lưới của bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng,
Trường Đại Học Cần Thơ, từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2008. Thí nghiệm bao gồm
ba thí nghiệm nhỏ.

Thí nghiệm 1, tìm hiểu ảnh hưởng của 13 hóa chất lên sự nẩy mầm của hạt
lúa giống khi được xử lý theo phương pháp ngâm hạt trong 24 giờ trước khi ủ. Kết
quả cho thấy có ba hóa chất có lợi cho sự nẩy mầm của hạt, gia tăng chiều dài diệp
tiêu và chiều dài rễ của hạt là CuCl2 0.05 mM, K2HPO4 20 mM và Chitooligosaccharide 100 ppm. Riêng Oxalic acid 1 mM giúp gia tăng chiều dài rễ và
không ảnh hưởng lên chiều dài diệp tiêu của hạt giống. Các hóa chất cịn lại có ảnh
hưởng khơng tốt lên sự nẩy mầm của hạt giống, hoặc ức chế tỉ lệ nẩy mầm hoặc ức
chế chiều dài rễ hoặc chiều dài diệp tiêu.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Thí nghiệm 2, tuyển chọn bước đầu các hóa chất có khả năng kích kháng đối
với bệnh cháy bìa lá lúa. Trong 13 hóa chất thử nghiệm, đã chọn ra được bốn hóa
chất, CuCl2 0,05 mM, Oxalic acid 1 mM, Oxolinic acid 0,25 mM và Chitooligosaccharide 100 ppm, là các chất có khả năng kích thích cây lúa kháng lại bệnh
cháy bìa lá thơng qua giúp giảm chiều dài vết bệnh cũng như giảm cấp bệnh.

Thí nghiệm 3, xác định hiệu quả kích kháng của bốn hóa chất đã được sơ
tuyển. Thí nghiệm được thực hiện kích kháng khi cây lúa được 35 NSKG (ngày sau
khi gieo) và kích kháng liên tục ba lần cách nhau 10 ngày. Lây bệnh nhân tạo cho lá
lúa vào 40 NSKG. Kết quả cho thấy cả bốn hóa chất, CuCl2 0.05 mM, Oxalic acid 1
mM, Oxolinic acid 0,25 mM và Chito-oligosaccharide 100 ppm, đều có hiệu quả
kích kháng thể hiện ở giúp cây lúa giảm chiều dài vết bệnh và giảm trị số cấp bệnh
trung bình so với đối chứng. CuCl2 0,05 mM có hiệu quả kém hơn ba chất kia,
Oxalic acid 1 mM có hiệu quả sớm, trong khi Chito-oligosaccharide 100 ppm tuy
phát huy hiệu quả muộn hơn nhưng càng về sau hiệu quả càng cao hơn. Hiệu quả
giảm bệnh của bốn hóa chất trên lần lượt là 57,45 %, 61,66 %, 65,37 % và 70,11 %.
Riêng thuốc Starner với hoạt chất chính là oxolinic acid khi sử dụng với
hình thức phịng bệnh (kích kháng) có hiệu quả cao hơn so với khi sử dụng muộn
sau khi cây lúa bị nhiễm bệnh rồi.

x



MỞ ĐẦU
Bệnh cháy bìa lá lúa (bạc lá lúa) do vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae
(Xoo) gây ra, là một bệnh gây hại nghiêm trọng trên lúa ở các nước thuộc vùng nhiệt
đới. Bệnh gây hại và làm giảm sản lượng lúa khoảng 20 - 30%, thậm chí có khi lên đến
50% (Mew, 1992). Bệnh gây hại đặc biệt nghiêm trọng ở khu vực Châu Á, nhất là khi
mưa nhiều, có lúc thiệt hại do bệnh gây ra lên đến 74-81,3% tổng sản lượng, tuy nhiên
mức độ thiệt hại này còn phụ thuộc lớn vào giống lúa và mùa vụ (Ahmed and Singh,
1975; Singh và ctv., 1977).
Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), qua việc sử dụng các giống lúa cao sản
có năng suất và chất lượng cao, nơng dân dần sử dụng các giống khơng có gien kháng
với bệnh cháy bìa lá nên càng ngày bệnh cháy bìa lá càng bộc phát nặng, nhất là trong
vụ lúa hè thu và vụ lúa thu đông. Bệnh do vi khuẩn gây ra nên việc sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật trị bệnh nầy cịn gặp khó khăn như: có ít chủng loại thuốc trị được bệnh

Trungnày,
tâm
liệu
Thơ
@ cao.
Tài Bên
liệucạnh
họcđó,tập
nghiên
cứu
và Học
hiệu quả
trị ĐH
bệnh Cần

nầy cũng
khơng
các và
giống
lúa kháng
với
bệnh cháy bìa lá trước kia, như IR 50404, nay cũng bắt đầu bị nhiễm bệnh dần. Điều
này cho thấy vi khuẩn gây bệnh cháy bìa lá tại ĐBSCL đã dần tấn công được gien
kháng của các giống lúa này.
Việc nghiên cứu ứng dụng nguyên lý kích thích tính kháng bệnh lưu dẫn (kích
kháng) vào quản lý bệnh cháy lá lúa hay cịn gọi là đạo ơn lá lúa (Pyricularia grisea)
đã thành công (Phạm Văn Kim và ctv., 2005) và đã tạo ra sản phẩm Biosar-3 ĐHCT.
Kết quả nầy cho thấy có thể tiếp tục nghiên cứu ứng dụng nguyên lý kích kháng vào
quản lý bệnh cháy bìa lá lúa, để tạo thêm cơng cụ đối phó với các dịch hại trên ruộng
lúa. Đây là giải pháp thân thiện với môi trường giúp giảm thiểu việc sử dụng các hóa
chất độc hại trên ruộng lúa.
Trong bước đầu nghiên cứu kích kháng là phải tuyển chọn các tác nhân kích
kháng từ các nguồn sinh học và phi sinh học.

1


Mục tiêu của thí nghiệm nầy là bước đầu tuyển chọn các hóa chất (phi sinh học)
có khả năng kích thích tính kháng bệnh của cây lúa để quản lý bệnh cháy bìa lá. Các
hóa chất đưa vào thí nghiệm là những hóa chất được nhiều tác giả nghiên cứu và cho
biết có khả năng kích kháng đối với các bệnh do vi khuẩn gây ra trên các loại cây trồng
(Alstrom (1991), Ahn và ctv. (2005), Mohan Babu và ctv. (2003), Mucharromah and
Kuc (1991), Ryals và ctv. (1996)).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


2


CHƯƠNG I
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 BỆNH CHÁY BÌA LÁ LÚA
1.1.1 Sự xuất hiện và phân bố của bệnh
Bệnh cháy bìa lá được phát hiện đầu tiên ở Fukuoku Nhật Bản năm 1884 (OU,
1972). Bệnh có khả năng lan rộng hầu hết ở các vùng trồng lúa, thường xuyên xuất
hiện ở khu vực phía Nam của Ấn Độ và những vùng ven biển như: Pubja, Haryana
(Veena và ctv, 2000), xuất hiện ở phía Đơng và Nam của Nga (Koroleva và ctv., 1985),
một số khu vực của Châu Phi như: Mali, Niger, Senegal, Togo, Burkina Faso,
Cameroon, Gabon (John và ctv., 1984), Madagascar (Buddenhagen, 1985).
Ở châu Á, bệnh cháy bìa lá đã được phát hiện ở Philippin, Indonesia (Reitsma
and Schuse, 1950); Ấn Độ (Sreenivasan và ctv., 1959; Bhap-kar và ctv., 1960;
1969;
Srivastava
và Rao,
Srivastava,
1967);tập
Trung
Triềucứu
Tiên,
TrungMizukami,
tâm Học
liệu
ĐH Cần
Thơ1969;

@ Tài
liệu học
vàQuốc,
nghiên
Đài Loan, Thái Lan, Malaixia, Myanmar, Nepal, Pakistan, Philippin, SriLanka; Việt
Nam (John và ctv., 1984).
Ở Việt Nam, bệnh cháy bìa lá xuất hiện và gây thiệt hại đáng kể ở nước ta từ
năm 1965-1966. Năm 1970, vụ lúa mùa ở Miền Bắc đã có trên 1837 ha bị nhiễm bệnh
cháy bìa lá nặng. Ở khu vực Đồng bằng Sơng Cửu Long, bệnh cháy bìa lá xuất hiện rất
nặng vào năm 1978 (Bùi Quang Phước, 1980). Đến năm 1979, bệnh này đã xuất hiện
và gây hại từ trung bình đến cao chiếm khoảng 90% diện tích lúa vụ hè thu tại các
huyện Châu Thành, Ơ Mơn, Thốt Nốt (tỉnh Cần Thơ); Kế Sách, Thạnh Trị (tỉnh Sóc
Trăng) (Lê Thị Thủy, 1980).

3


1.1.2 Tác nhân gây bệnh
Bệnh cháy bìa lá lúa hay bệnh bạc lá lúa do vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv.
oryzae gây ra (Alstrom, 1991; Kloepper, 1993; Reimers và ctv,1991; Swings và ctv.,
1990).
Vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae còn được định danh là Xanthomonas
oryzae (Uyeda and Ishiyama). Ngồi ra cịn có những tên gọi khác như: Bacillus
oryzae (Hori & Bokura); Pseudomonas oryzae (Uyeda and Ishiyama); Bacterium
oryzae (Uyeda and Ishiyama); Xanthomonas campestris pv. oryzae (Ishiyama) (Ou,
1972); và Xanthomonas oryzae pv. oryzae (Lê Lương Tề, 1999).
Theo Ou, 1972 thì vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae có những đặc điểm
hình thái và sinh lý như sau:
Vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae có hình dạng hình que, hai đầu trịn,
có kích thước 1 - 2 x 0.8 - 1µ, có chiên mao dài 6 - 8 µ. Vi khuẩn Xanthomonas oryzae

pv. oryzae thuộc loại vi khuẩn gram âm, có capsul và khơng hình thành bào tử. Trên

Trungmơi
tâm
Học
liệu
Thơlạc@
Tài
liệu
tập và
nghiên
cứu
trường
ni
cấy ĐH
nhân Cần
tạo, khuẩn
trịn,
viền
điều,học
lồi, bóng,
có màu
vàng nhạt
khi mới phát triển và có màu vàng sậm khi ở giai đoạn già, sắc tố màu vàng khơng hịa
tan trong nước.
Quan sát dưới kính hiển vi quang học đã xác định kích thước thật của tế bào vi
khuẩn như sau: trên mơi trường ni cấy tế bào vi khuẩn có kích thuớc 0.55 - 0.75 x
1.35 - 2.17µ; trên mơ cây bị bệnh vi khuẩn có kích thước 0.45-0.60 x 0.65-1.40 µ. Có
chiên mao 8.75µ - 30 µ.
Vi khuẩn phát triển trong điều kiện pH 4-8.8, pH tối hảo cho vi khuẩn phát triển

là 6 - 6.5 (Ou, 1972). Vi khuẩn có phát triển trong điền kiện nhiệt độ thấp 5 - 10oC, và
chịu đựng được với nhiệt độ cao 40oC, nhiệt độ thích hợp nhất cho sự sinh trưởng của
vi khuẩn trong khoảng 26 - 30oC. Và dung dịch vi khuẩn có mật số lỗng bắt đầu sinh
trưởng với nhiệt độ thích hợp nhất là ở 20oC.

4


Vi khuẩn có thể xâm nhập và gây bệnh qua các lỗ thủy khổng, qua vết thương
hay vết nứt sinh trưởng, con đường xâm nhập dễ dàng nhất là qua các vết thương trên
lá (Ou, 1972).
Vi khuẩn có thể gây hại ở bất kỳ giai đoạn phát triển của cây lúa. Tuy nhiên, ở
Nhật, vi khuẩn thường xuất hiện vào giai đoạn cây lúa đẻ nhánh rộ hoặc cuối giai đoạn
mạ (OU, 1972), hoặc cây lúa dễ bị bệnh vào lúc giai đoạn lúa làm địng đến chín sữa
(Lê Lương Tề, 1999).
Vi khuẩn khi xâm nhập vào cây sẽ nhân mật số lên và lan ra trong mạch mộc
của cây làm cho cây bị bệnh (Hammerschmidt, 1984; Milose and Slusarenko, 1996).
Ở Nhật, bằng phương pháp lây bệnh nhân tạo thì Goto và ctv. (1953) đã tìm ra
được ký chủ của vi khuẩn là loài cỏ Leersia sayanuka ohwi. Ngoài ra thì Tagami &
Mizukami (1962) cũng cho biết các lồi L. oryzoides (L)., L. japonica và Zizaniz
latifolia cũng là ký chủ quan trọng của vi khuẩn (Ou, 1972).
Theo IRRI (1967) ở Philippin ký chủ của Xanthomonas oryzae pv. oryzae ghi

Trungnhận
tâmở ba
Học
Cần Thơ
@ (L.)
Tài Ness;
liệu L.

học
tập và
nghiên
loàiliệu
cỏ làĐH
Leptochloa
chinensis
filiformis
và L.
Panaceacứu
(Ou,
1972). Ở Việt Nam, ký chủ của vi khuẩn ngồi cây lúa cịn ghi nhận trên các lồi cỏ
như: cỏ mơi, cỏ lồng vực, cỏ gừng bò v.v.. (Lê Lương Tề, 1999).
1.1.3 Triệu chứng bệnh
Bệnh cháy bìa lá có những triệu chứng ban đầu trên phiến lá với những đường
kẻ dài không đều, hoặc thường ở chóp lá tạo thành một sọc dài nhủng nước, hay ở bên
hai bìa lá, khi đẫm nước vết bệnh sẽ lan dài ra và những vệt có màu vàng và phát triển
dần ra tạo thành màu vàng xám hoặc xám khơ chạy theo hai bìa lá (Agrios, 2005).
Theo Ou (1972) ở vùng nhiệt đới, bệnh có hai triệu chứng điển hình đó là:
Kresek hay héo lụi của lá và toàn bộ cây con; và một hiện tượng khác nữa là vàng nhợt
của lá trong giai đoạn sinh trưởng muộn (IRRI, 1964; Goto, 1964).
Triệu chứng Kresek tìm thấy ở Indonesia như sau: Khi cây lúa bị nhiễm bệnh,
các lá bệnh có màu xanh, xám nhạt và bắt đầu cuộn gập lại dọc gân chín của lá. Khi
tồn bộ lá bị cuộn lại và héo, bệnh sẽ lan dần ở phần bẹ lá, gốc lá. Vi khuẩn sẽ theo
5


mạch mộc đến điểm sinh trưởng của cây non và truyền bệnh cho gốc lá của các lá khác
khiến cho cây non bị chết toàn bộ. Ở Java của Indonesia, khi bệnh mới biểu hiện cho
thấy ở một vài lá già sẽ bị héo cho nên gọi là bệnh “Kresek”, cịn khi cây chết tồn bộ

thì gọi là “ hama lodoh”, về sau để đơn giản thì người ta gọi chung triệu chứng cả hai
giai đoạn là “Kresek” (Ou, 1972). Ngoài ra, bệnh biểu hiện một triệu chứng khác nữa
là lá vàng nhạt (ở giai đoạn chín). Lúc này trên cây lúa bệnh lá già vẫn còn xanh,
nhưng các lá non hơn sẽ bị vàng nhợt không đồng đều, trên các lá vàng này phát hiện
có các sọc rộng màu vàng hoặc vàng xám nhạt
1.1.4 Tình hình và mức độ thiệt hại của bệnh cháy bìa lá:
Bệnh cháy bìa lá thường gây ra thiệt hại khoảng 50% sản lượng (Mew, 1992),
Bệnh cũng gây thiệt hại rất nghiêm trọng tại Ấn Độ, vào thời điểm lúc trời có mưa
bệnh gây ra thiệt hại khoảng 74 - 81.3%. Tuy nhiên, mức độ thiệt hại còn tuỳ thuộc vào
mùa vụ và giống cây trồng (Ahmed và Singh, 1975; Singh và ctv., 1977).
Ở Việt Nam, bệnh cháy bìa lá lúa được ghi nhận ở Nam Hà vào năm 1970 và
gâyHọc
ra 18%
diệnĐH
tíchCần
lúa mùa
NN8@
bị nhiễm
bệnhhọc
cháy tập
bìa lá,và
làmnghiên
giảm năng
suất
Trungbệnh
tâm
liệu
Thơ
Tài liệu
cứu

từ 30 - 60% (Lê Lương Tề, 1999). Theo Viện bảo vệ thực vật (1970) cho biết trên
giống lúa mùa IR8, khi cây lúa nhiễm bệnh với mức độ là 20 - 40% thì tỷ lệ hạt lép là
15%, trọng lượng 1000 hạt là 29.3 g và năng suất đạt được là 5.62 tấn/ha. Trong khi
đó, nếu mức độ bệnh của cây lúa là 100% thì tỷ lệ hạt lép là 65.3%, trọng lượng 1000
hạt là 21g và năng suất đạt được chỉ ở mức 1.35 tấn/ha. Do đó, mức độ mức độ thiệt
hại tùy thuộc vào mức độ bệnh.
1.1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến bệnh cháy bìa lá
Bệnh cháy bìa lá có thể xuất hiện quanh năm, nhưng đáng chú ý nhất vẫn là
trong vụ mùa, cây lúa dễ bị bệnh nhất là lúc làm đòng đến chín sữa (Lê Lương Tề,
1999). Theo OU (1972) cho rằng, ở Nhật bệnh thường xuất hiện vào giai đoạn cây lúa
đẻ nhánh rộ hoặc cuối giai đoạn mạ.
Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của bệnh là 25 - 30o C và sẽ phát triển bệnh
tốt hơn ở nhiệt độ 21oC. Ở nhiệt độ 17oC thì hầu như bệnh không phát triển OU (1972).
6


Thời gian biểu hiện triệu chứng cũng phụ thuộc vào nhiệt độ, ở điều kiện nhiệt độ trên
31oC, triệu chứng Kresek sẽ biểu hiện dưới 20 ngày. Trong khi đó, ở điều kiện nhiệt độ
210C, triệu chứng bệnh Kresek sẽ biểu hiện ở 40 ngày sau khi lây bệnh hoặc hơn 40
ngày (Ou, 1972). Ngoài ra, điều kiện đất đai cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của
bệnh cháy bìa lá. Ở vùng đất chua, ngập úng hoặc mực nước sâu, đất nhiều mùn, hoặc
thường có bóng râm bệnh sẽ phát triển mạnh hơn (Lê Lương Tề, 1999). Phân bón cũng
ảnh hưởng quan trọng đối bệnh này. Bón nhiều đạm hữu cơ; bón thúc muộn; thiếu lân
và kali hoặc thừa silicat và magiê đều làm tăng tỷ lệ, mức độ bệnh OU (1972).
Kỹ thuật canh tác như xén bớt lá mạ khi cấy, hoặc điều chỉnh mực nước ở từng
giai đoạn khơng phù hợp cũng góp phần tạo điều kiện cho sự xâm nhiễm của vi khuẩn
(Lê Lương Tề, 1999).
1.1.6 Tính lưu tồn của vi khuẩn
Vi khuẩn có khả năng sống trong đất từ 1 - 3 tháng tuỳ theo ẩm độ và tính axít
của đất. Trong hạt, vi khuẩn có khả năng lưu tồn trong vỏ trấu và phơi nhũ đến 3 tháng.

được
hơngliệu
khơ,ĐH
vi khuẩn
q liệu
40 ngày.
ra, nghiên
vi khuẩn có
khả
TrungHạt
tâm
Học
Cầnsống
Thơkhơng
@ Tài
họcsNgoài
tập và
cứu
năng lưu tồn trên gốc rạ, lúa chét (Võ Thanh Hoàng và Nguyễn Thị Nghiêm, 1993).
1.1.7 Biện pháp quản lý bệnh và cách phòng trừ
Lê Lương Tề (1998) cho rằng nên sử dụng giống đã qua tuyển chọn và có khả
kháng bệnh cao, hạt giống nên được xử lý trước khi gieo sạ và chỉ nên gieo sạ khi
ruộng đã dọn sạch tàn dư rơm rạ. Chăm sóc phù hợp tránh làm tổn thương lúa và phải
bón phân cân đối, là cách quản lý bệnh tốt nhất.
Veena and Shetty (2000) cho rằng mầm bệnh có thể bắt nguồn từ cỏ dại, cây
mọc tự nhiên, từ tàn dư rơm rạ hoặc hạt giống, vì vậy cần quản lý bệnh chính từ các
nguồn có thể dẫn đến bệnh.
Khi ruộng nhiễm bệnh nặng có thể dùng thuốc hố học (Võ Thanh Hồng và
Nguyễn Thị Nghiêm).


7


1.2 SỰ KHÁNG BỆNH CỦA CÂY TRỒNG
1.2.1 Khái niệm về sự kháng bệnh của cây trồng
Khi bị mầm bệnh tấn cơng, cây trồng ln ln có khuynh hướng chống lại đối
với mầm bệnh. Nếu cây không đủ sức chống chọi đối với mầm bệnh, thì giống cây ấy
bị mầm bệnh gây hại, nên được gọi là giống bị nhiễm bệnh. Trong khi đó, giống khác
của cùng lồi cây ấy chống chọi lại được với bệnh, cây không bị hại hoặc thiệt hại
không đáng kể, được gọi là giống kháng bệnh (Phạm Văn Kim, 2000).
1.2.2 Các hình thức kháng bệnh
Xét về cách kháng bệnh của cây trồng, có hai hình thức kháng bệnh của cây bao
gồm: kháng bệnh thụ động và kháng bệnh chủ động.
1.2.2.1 Tính kháng bệnh thụ động
Theo Phạm Văn Kim (2000), tính kháng bệnh thụ động là do cấu tạo cơ thể cây
có các đặc tính làm cho mầm bệnh không tấn công được hoặc không gây hại được cho
ấy. Học
Cấu tạo
nàyĐH
do bẫm
sinh
đã có,
có hoặc
có sựvà
hiện
diện củacứu
mầm
Trungcâytâm
liệu
Cần

Thơ
@dùTài
liệu khơng
học tập
nghiên
bệnh.
Cơ nguyên của kháng bệnh thụ động gồm ba nhóm:
* Kháng bệnh do cấu tạo cơ thể của cây
Do bẫm sinh, cơ thể của ký chủ có đặc tính làm ngăn cản được sự xâm nhiễm
của một số ký sinh gây bệnh. Các đặc tính này gồm có:
Độ dày của lớp cutin, của lớp sáp bao che bên ngoài biểu bì lá.
Đặc điểm của lớp lơng trên mặt ngồi của lá.
Đặc điểm của lớp silicon ở biểu bì của lá lúa.
Cấu tạo của lớp mơ bần.
Số lượng, kích thước và hình dạng của khí khổng.
Kích thước của mạch nhựa.
Ngoại hình của cây.
8


Phương pháp nở hoa.
*Kháng bệnh do chức năng sinh lý của cây
Chức năng sinh lý của cây có ý nghĩa rất lớn trong sự kháng bệnh của cây trồng,
các hoạt động sinh lý của cây nếu ăn khớp với hoạt động gây bệnh của ký sinh, thì cây
sẽ trở thành cây dễ nhiễm bệnh. Ngược lại, nếu các hoạt động này khơng phù hợp, lại
có thể là các trở ngại lớn làm cho ký sinh không phát triển và gây bệnh được thì khi
cây ấy sẽ khơng bị nhiễm bệnh hoặc nhiễm với mức độ không đáng kể.
*Kháng bệnh do chất hóa học chứa sẵn trong cây
Độ chua trong dịch tế bào ảnh hưởng một phần đến sự phát triển của ký sinh khi
đã xâm nhập vào bên trong cây. Từ đó tác động lên tính kháng hoặc nhiễm bệnh của

chính giống cây ấy.
1.2.2.2 Tính kháng bệnh chủ động
Một số giống cây có khả năng kháng lại mầm bệnh khi đã bị tấn cơng, trong
này,
sự tấn
cơng
của Thơ
mầm bệnh
đượcliệu
xem như
một kích
thích để cây
huy
Trungtrường
tâmhợp
Học
liệu
ĐH
Cần
@ Tài
họclàtập
và nghiên
cứu
động các phản ứng nhằm đối phó mầm bệnh, cách kháng bệnh nầy được xem là kháng
bệnh chủ động. Sự kích thích để tạo ra tính kháng bệnh ở cây được gọi tắt là kích
kháng (induced resistance).
Theo Phạm Văn Kim (2000), cơ nguyên kháng bệnh chủ động bao gồm: cây tự
tạo ra các cấu trúc đặc biệt ngăn cản mầm bệnh không cho mầm bệnh tiếp tục tấn công
các bộ phận chưa bị xâm nhiễm; cây tiết ra các chất để chống lại với mầm bệnh; và
phản ứng tự chết của mô cây để chống lại mầm bệnh. Các cơ nguyên kháng bệnh chủ

động được hiểu như sau:
* Cây tạo ra các cấu trúc để chống lại sự xâm nhiễm tiếp theo
- Sự hình thành tầng mơ rổng: để đối phó với sự xâm nhiễm của nấm, vi khuẩn
và ngay cả với vi rút, một số giống kháng bệnh có khả năng hình thành ngay bên
cạnh mơ đã bị nhiễm bệnh nhiều lớp tế bào rỗng (cork cell) bao quanh mô bệnh, làm
cho mầm bệnh không thể tiến xa hơn nữa.

9


- Sự hình thành tầng rụng: một số lồi cây ở vùng ơn đới, khi lá bị nhiễm bệnh
thì tế bào lá ngay phía trên nơi nhiễm bệnh hình thành một tầng rụng, gây nên sự rụng
phiến lá bên dưới tầng rụng, và như vậy sẽ loại được mầm bệnh ra khỏi cây.
- Sự hình thành các bướu tyloz trong mạch nhựa: một số giống cây thì khi bị
các mầm bệnh mà chun tấn cơng trong mạch nhựa thì mạch mộc của cây tự hình
thành các bướu từ vách trong của mạch (do tế bào chất rịn ra, rồi phình to dần), sẽ đóng
kín mạch nhựa làm ngăn cản mầm bệnh tiến tới.
- Sự hình thành chất keo (gum) bao quanh vết bệnh ở thân cây: một số cây
khi mầm bệnh xâm nhập vào thân cây thì cây có khả năng tiết ra nhiều loại keo đóng ở
các tế bào lân cận nơi bị nhiễm bệnh, bao quanh vết bệnh, làm mầm bệnh không thể lan
qua được vùng chất keo, mầm bệnh bị cơ lập, đói dần cho đến chết.
* Cây tiết ra các chất kháng sinh thực vật để chống lại với mầm bệnh
Đối với các giống kháng bệnh, cây có khả năng tích tụ các hóa chất cần thiết để
chống lại với mầm bệnh. Các hóa chất này ở dạng các hợp chất của phenol, các

Trungpolyphenol,
tâm Họccácliệu
ĐHhoặc
Cần
liệu

tập
và mầm
nghiên
bệnh,cứu
ngoài
enzym
các Thơ
chất có@
tínhTài
trung
hịa học
các độc
tố của
ra cịn có các chất được gọi là kháng sinh thực vật (phytoalexine) có thể tiêu diệt mầm
bệnh.
Suzuki (1963) đã chứng minh được sự tích tụ của chất acid chlơrơgênic ở các
giống lúa có khả năng kháng với bệnh cháy lá lúa Pyricularia oryzae, từ đó cho rằng
acid chlơrơgênic có tác dụng trung hịa độc tố pyricularin do nấm này tiết ra.
Năm 1958, Uehara cũng đã chứng minh ở bẹ lá lúa của những giống kháng bệnh
cháy lá đã tiết ra các chất làm ức chế sự nảy mầm của bào tử nấm P. oryzae.
Ngoài ra thì cũng đã có nhiều kết quả nghiên cứu về sự tiết chất kháng sinh thực
vật (phytoalexine) và có nhiều chất kháng sinh đã được biết đến như: Đậu cô - hoe
(Phaseolus vulgaris) tiết chất phaseolin kháng bệnh thán thư và tiết ra chất kievitone
chống lại nấm Rhizoctonia solani. Đậu nành tàu tiết ra pisatin chống lại nấm Monilia
fructifera. Đậu Vicia faba tiết ra Wyerone chống lại nấm Botrytis spp.

10


* Phản ứng tự chết (phản ứng siêu nhạy cảm) của mô cây kháng bệnh: Đối

với một số giống kháng bệnh có phản ứng đặc biệt của cây. Khi bị mầm bệnh tấn công,
các tế bào nơi bị xâm nhiễm sẽ tự chết, làm cho mầm bệnh bị cô lập và chết. Theo
Phạm Văn Kim (2000) thì nghiên cứu của Takahashi (1957), Ohata và ctv. (1963), trên
giống lúa Reishiko- kháng với bệnh cháy lá lúa (P. oryzae) đã chứng minh tính kháng
bệnh của giống lúa này do phản ứng tự chết của mơ cây tạo ra.
1.3 SỰ KÍCH THÍCH TÍNH KHÁNG BỆNH ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG
1.3.1 Khái niệm kích thích tính kháng bệnh
Kích thích tính kháng thường được gọi tắt là “kích kháng”, là sự kích thích để
tạo ra tính kháng bệnh của thực vật. Hiện tượng này giúp cho giống cây trồng bị nhiễm
bệnh trở nên có khả năng kháng được bệnh ở mức độ nào đó sau khi được xử lý chất
kích kháng. Phương pháp kích kháng khơng có tác dụng loại trừ trực tiếp mầm bệnh
như những thuốc trừ dịch hại thông thường mà dựa trên sự kích thích của những cơ chế
tự nhiên của cây trồng. Chất kích kháng có thể là một lồi vi sinh vật khơng gây bệnh,
độcĐH
đối Cần
với câyThơ
trồng@
hoặc
có thể
một loại
nào đó cứu
khơng
Trungkhơng
tâmmang
Họctính
liệu
Tài
liệulà học
tậphố
vàchất

nghiên
độc và khơng có tác động trực tiếp diệt mầm bệnh như những hố chất được dùng
trong nơng dược (Phạm Văn Kim, 2002).
Kích kháng (induced resistance) là phản ứng của cây trồng tiết ra hóa chất nhằm
chống lại sự tấn cơng của mầm bệnh.
Theo Phạm Văn Kim (2000) thì dựa vào khả năng phản ứng của cây mà hiện
tượng kích kháng được chia làm hai loại: kích kháng tại chỗ và kích kháng lưu dẫn.
*Kích kháng tại chỗ: (Local acquired resistance-LAR hay local induced
resistance): là hiện tượng mà khi mầm bệnh xâm nhiễm vào cây ở vị trí nào thì cây sẽ
kích thích sản sinh ra các hóa chất để kháng lại mầm bệnh ở chính vị trí ấy.
* Kích kháng lưu dẫn: (systemic acquired resistance) gọi tắt là SAR, đó được
xem là một hiện tượng mà khi được kích thích từ một số lá trên cây, thì các tín hiệu
kích thích đó được lưu dẫn đi khắp cây, sản sinh ra hóa chất để kháng lại với mầm
bệnh.
11


1.3.2 Cơ chế của sự kích kháng bệnh
Theo Phạm Văn Kim (2002), cơ chế của sự kháng bệnh được giải thích như sau:
khi ta xử lý kích kháng cho cây thì các tác nhân này sẽ kích thích các thụ thể trên cây,
tạo ra tín hiệu và các tín hiệu này được chuyển vào trong nhân của tế bào, sau đó sẽ tác
động vào gien điều tiết làm cho gien điều tiết trở nên bất hoạt, mất đi khả năng ức chế
đối với gien kháng bệnh ẩn, lúc này gien kháng bệnh ẩn sẽ trở nên hoạt động, tiết chất
tiết giúp cây có thể kháng lại với mầm bệnh.
Cơ chế kích kháng trong SAR sẽ biểu hiện các đặc trưng thông qua sự thay đổi
vách tế bào (Hammerschmidt, 1999), hoạt hóa chương trình tự chết gọi là phản ứng
siêu nhạy cảm: hypersensitive reaction (HR) (Lamb và Dixon, 1997), sản xuất ra
phytoalexin (Hammerschmidt, 1999), thay đổi hoạt tính các enzyme và tích tụ các
pathogenesis-related protein (Van Loon và Van Strien, 1999).
13.3 Các cơ chế biểu hiện liên quan đến kich kháng bệnh

1.3.3.1 Các cơ chế kích kháng trên khía cạnh mơ học

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

* Phản ứng siêu nhạy cảm: phản ứng siêu nhạy cảm (Hypersensitive Response)

được xem như là phản ứng tự vệ của cây trồng để chống lại sự xâm nhiễm của mầm
bệnh. Phản ứng siêu nhạy cảm xảy ra thì có liên quan đến các phản ứng oxy hóa khử,
tạo ra những chất trung gian ROI (Reactive oxygen intermediates) sau khi cây đã nhận
biết sự xâm nhiễm của mầm bệnh, các chất được sinh ra trong phản ứng oxy hoá khử
bao gồm O2-, OH- và H2O2 xảy ra rất sớm sau khi có sự xâm nhiêm của mầm bệnh,
nhằm thúc đẩy các chương trình tự chết mơ của tế bào, giúp ngăn chặng sự xâm nhiễm
của mầm bệnh vào trong mô cây tại vị xâm nhiễm và các tế bào chung quanh từ đó
sinh ra phản ứng siêu nhạy cảm. Các chất sinh ra trong phản ứng oxy hố khử, trong đó
O2- sẽ nhanh chóng kết hợp với H+ khi có sự hiện diện của SOD (Superoxide
dismutase) để tạo ra H2O2 và O2. H2O2 là chất tương đối bền và giữ vai trò quan trọng
trong cây ở giai đoạn đầu khi cây bị nấm hoặc vi khuẩn tấn công (Trần Thị Thu Thủy,
2002).

12


* Sự ligin hóa và những rào cản về mặt cấu trúc khác:
Talarczyk và Hennig (2001) cho rằng, sự kích kháng chống lại sự xâm nhiễm
của mầm bệnh nhờ vào sự thay đổi đặc tính vật lý của một vài cấu tạo thành tế bào. Sự
tích tụ callose và lignin thì thường được hình thành ở dưới vị trí xâm nhiễm, cứng chắc
như một hàng rào vật lý để cô lập sự xâm nhiễm của nấm vào trong tế bào cây. Sự ligin
hóa là một cơ chế quan trọng trong tính kháng bệnh của cây trồng. Và đã được quan sát
thấy ở nhiều loại cây trồng khi có sự xâm nhiễm bởi nấm, vi khuẩn, vi rút và tuyến
trùng (Mauch-Mani, 1996; Thieron và ctv., 1995). Vách tế bào được lignin hóa có tác

dụng ngăn cản sự xâm nhiễm đĩa áp của mầm bệnh, ngăn cản dưỡng chất tự do đi vào,
do đó làm cho mầm bệnh chết (Sticher và ctv., 1997). Sự ligin hóa được quan sát thấy
ở những tương tác không tương hợp trong hệ thống gen đối gen (Alois, 1981).
Theo Trần Thị Thu Thủy (2002), trong điều kiện có sự hiện diện của peroxidase
và có tác động của phenylalanine ammonia- lyase (PAL), H2O2 sẽ được phân giải thành
nước và tạo ra ligin, superin và phytoalexin. Và qua kính hiển vi quang học ta có thể
biết được những tế bào nơi có sự xâm nhiễm của mầm bệnh vì các hợp chất được
Trungnhận
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
tạo ra ở tế bào hoặc vách tế bào làm cho vùng này trở nên khác thường và sẽ phát sáng.

Sự phát sáng này dù là đơn tế bào hoặc đa tế bào (Fluorescent epidermal cell = FEC)
hay sự phát sáng vách tế bào (fluorescent cell wall = FCW) đi chăng nửa thì đều có tác
dụng là ngăn cản được sự phát triển của mầm bệnh, bởi vì sự phát sáng này có được là
do các hợp chất như: lignin, callose…và các phản ứng này làm ngăn cản việc lấy dinh
dưỡng của mầm bệnh do đó mà nó có tác dụng tiêu diệt mầm bệnh.
*Sự tổng hợp Callose: Callose (β-1,3 glucan) hình thành trong quá trình phát
triển và khi cây bị stress cơ học. Callose được hình thành như hàng rào chống lại sự
xâm nhiễm và phát triển của tác nhân gây bệnh trong mô ký chủ. Callose được tìm thấy
trong papilla, bên dưới các đĩa áp, là thành phần của vách tế bào kéo dài ra và có liên
quan đến cơ chế tự vệ. Theo Agiros (1997), papilla do callose lắng tụ ở mặt trong của
vách tế bào để phản ứng lại với sự xâm nhập của nấm.

13


×