Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Tăng cường quản lý nguồn kinh phí hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo tỉnh Lai Châu (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––

BÙI ĐĂNG NGHĨA

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGUỒN KINH PHÍ HỖ TRỢ
GIẢM NGHÈO NHANH VÀ BỀN VỮNG ĐỐI VỚI
CÁC HUYỆN NGHÈO TỈNH LAI CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––

BÙI ĐĂNG NGHĨA

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGUỒN KINH PHÍ HỖ TRỢ
GIẢM NGHÈO NHANH VÀ BỀN VỮNG ĐỐI VỚI
CÁC HUYỆN NGHÈO TỈNH LAI CHÂU
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Quang Huy



THÁI NGUYÊN - 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa
công bố tại bất kỳ nơi nào, mọi số liệu sử dụng trong luận văn này là những thông
tin xác thực.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Thái Nguyên, tháng 1 năm 2018
Tác giả luận văn

Bùi Đăng Nghĩa


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Quang Huy, người đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo khoa Kinh tế, khoa
Sau Đại học - Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên Đại học Thái Nguyên đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp đỡ tôi trong quá
trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban lãnh đạo, các bạn bè đồng nghiệp,
đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Do bản thân còn nhiều hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những
thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo

và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 1 năm 2018
Tác giả luận văn

Bùi Đăng Nghĩa


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ............................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................3
5. Bố cục của đề tài .....................................................................................................4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGUỒN
KINH PHÍ HỖ TRỢ GIẢM NGHÈO NHANH VÀ BỀN VỮNG THEO
NQ 30A .......................................................................................................................5
1.1. Một số lý luận chung về đói nghèo, giảm nghèo nhanh và bền vững..................5
1.1.1. Một số vấn đề chung về đói nghèo ...................................................................5
1.1.2. Một số vấn đề về giảm nghèo nhanh và bền vững và vai trò của nó đối
với chính trị, kinh tế, xã hội đất nước .........................................................................9
1.1.3. Tiêu chí đánh giá nghèo hiện tại Việt Nam ....................................................11

1.1.4. Xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững .........................................................13
1.1.5. Nghị quyết 30a của Chính phủ về giảm nghèo nhanh và bền vững................14
1.2. Quản lý nguồn kinh phí hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bên vững ........................16
1.2.1. Quy mô nguồn kinh phí hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững.....................16
1.2.2. Nội dung công tác quản lý nguồn kinh phí hỗ trợ giảm nghèo nhanh và
bền vững ....................................................................................................................16
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nguồn kinh phí xóa đói giảm
nghèo nhanh và bền vững..........................................................................................18
1.3. Cơ sở thực tiễn về công tác quản lý nguồn kinh phí giảm nghèo bền vững ......20


iv
1.3.1. Kinh nghiệm về công tác quản lý nguồn kinh phí giảm nghèo bền
vữngcủa một số địa phương ......................................................................................20
1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Lai Châu ....................................................25
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ........................................29
2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................29
2.2. Cách tiếp cận nghiên cứu ...................................................................................29
2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................29
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................29
2.3.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu ..............................................................32
2.3.3. Phương pháp phân tích thông tin ....................................................................33
2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................................34
Chương 3: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO NHANH VÀ BỀN VỮNG Ở TỈNH LAI
CHÂU TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2015 ..............................................................36
3.1. Giới thiệu chung về điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Lai Châu........................36
3.2. Thực trạng xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững của tỉnh Lai Châu trong
giam đoạn 2011-2015 ................................................................................................38
3.2.1. Thực trạng nghèo trên địa bàn ........................................................................38

3.2.2. Công tác giảm nghèo giai đoạn 2011-2015 ....................................................39
3.3. Thực trạng quản lý nguồn ngân sách xóa đói giảm nghèo nhanh và bền
vững của tỉnh Lai Châu .............................................................................................43
3.3.1. Công tác chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện Chương trình .....................43
3.3.2. Công tác phân bổ nguồn lực để triển khai thực hiện chương trình .................44
3.3.3. Công tác triển khai và kết quả thực hiện .........................................................45
3.3.4. Thực hiện các chính sách giảm nghèo chung .................................................49
3.4. Đánh giá về công tác quản lý ngân sách xóa đói giảm nghèo nhanh và bền
vững trên địa bàn tỉnh Lai Châu ................................................................................50
3.4.1. Công tác chỉ đạo điều hành .............................................................................52
3.4.2. Công tác phân bổ ngân sách ............................................................................58
3.4.3. Công tác triển khai thực hiện ..........................................................................60


v
3.4.4. Công tác ban hành các chính sách giảm nghèo ...............................................63
3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nguồn ngân sách giảm nghèo nhanh và
bền vững của tỉnh Lai Châu ......................................................................................65
3.5.1. Yếu tố tổ chức .................................................................................................65
3.5.2. Yếu tố về trình độ nhận thức và chuyên môn nghiệp vụ ................................66
3.5.3. Yếu tố về phương tiện và đối tượng quản lý...................................................68
3.5.4. Yếu tố vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ............................................................69
3.6. Đánh giá chung ..................................................................................................72
Chương 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGUỒN KIH PHÍ
XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO NHANH VÀ BỀN VỮNG ........................................73
4.1. Quan điểm, phương hướng quản lý nguồn ngân sách cho XĐGN tại tỉnh
Lai Châu ....................................................................................................................73
4.1.1. Quan điểm quản lý nguồn ngân sách cho XĐGNBV tại tỉnh Lai Châu .........73
4.1.2. Mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững cho tỉnh giai đoạn sắp tới .............73
4.1.3. Phương hướng quản lý nguồn ngân sách XĐGN tại tỉnh Lai Châu ...............74

4.1.4. Cơ hội và thách thức với giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các địa
phương miền núi .......................................................................................................76
4.2. Giải pháp nhăm tăng cường quản lý nguồn ngân sách xóa đói giảm nghèo
của tỉnh Lai Châu ......................................................................................................77
4.2.1. Các giải pháp chung ........................................................................................77
4.2.2. Các giải pháp cụ thể ........................................................................................79
KẾT LUẬN ..............................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................86
PHỤ LỤC .................................................................................................................88


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
BCHTW:

Ban chấp hành Trung ương

BHXH:

Bảo hiểm xã hội

CNH:

Công nghiệp hoá

CNXH:

Chủ nghĩa xã hội


ĐBKK:

Đặc biệt khó khăn

ĐCĐC:

Định canh định cư

ĐCS:

Đảng Cộng sản

DNNN:

Doanh nghiệp Nhà nước

GDP:

Tổng sản phẩm quốc nội

HĐH:

Hiện đại hoá

HĐND, UBND:

Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân

HTX:


Hợp tác xã

LĐ, TB và XH:

Lao động, Thương binh và xã hội

MTQG:

Mục tiêu quốc gia

NN và PTNT:

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NQ:

Nghị quyết

QĐ:

Quyết định

TLHTKH:

Tỉ lệ hoàn thành kế hoạch

TNBQ:

Thu nhập bình quân


WTO:

Tổ chức thương mại thế giới

XĐGNBV:

Xoá đói giảm nghèo bền vững

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Kết quả công tác giảm nghèo trong giai đoạn 2012-2015 tại Lai Châu ..... 40
Bảng 3.2: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch giải ngân của các hoạt động XĐGNBV .......... 47
Bảng 3.3: Kết quả hỗ trợ XĐGNBV đối với các hộ dân ở Lai Châu ......................... 48
Bảng 3.4: Chính sách pháp luật liên quan đến chương trình XĐGNBV .................... 52
Bảng 3.5: Công tác chỉ đạo điều hành cụ thể .............................................................. 55
Bảng 3.6: Công tác kiểm tra giám sát ......................................................................... 57
Bảng 3.7: Công tác phân bổ ngân sách ....................................................................... 59
Bảng 3.8: Công tác triển khai thực hiện ...................................................................... 61
Bảng 3.9: Công tác nghiệm thu bàn giao, quyết toán ................................................. 63
Bảng 3.10: Công tác ban hành các chính sách giảm nghèo ........................................ 64
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của yếu tố tổ chức .................................................................. 65
Bảng 3.12: Ảnh hường của yếu tố về trình độ nhận thức và chuyên môn nghiệp vụ ........ 67
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của yếu tố về phương tiện và đối tượng quản lý ................... 69
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của yếu tố vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ............................. 71



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác phát triển kinh tế - xã hội,
xóa đói, giảm nghèo. Nghị quyết số 30a/2008/NQ - CP của Chính phủ (Chương
trình 30a) là một chùm chính sách nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng. Với mục
tiêu hỗ trợ để thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo đến
năm 2020 giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức ngang bằng mức trung bình của khu vực.
Nhìn chung mục tiêu của Nghị quyết rất toàn diện; giúp cho đời sống của nhân dân
của các huyện nghèo không những giảm nghèo nhanh mà còn phải bền vững. Sau
gần 10 năm thực hiện, chương trình đã phát huy hiệu quả, tạo điều kiện cho sự phát
triển kinh tế, xã hội của địa phương, góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Tuy
nhiên, việc quản lý nguồn kinh phí hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững còn nhiều
bất cập làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện Nghị Quyết qua báo cáo kết quả kiểm
toán tại các tỉnh Tây Bắc giai đoạn 2012-2015 cho thấy:
Một là: Công tác lập kế hoạch vốn từ cơ sở lên còn nhiều hạn chế, mang tính
hình thức, không phù hợp với thực tế: Qua kiểm tra thực tế cho thấy việc lập kế
hoạch vốn hàng năm để làm căn cứ cấp phát phân bổ vốn còn mang nặng tính hình
thức chủ yếu chạy theo đồng tiền chứ không chạy theo nhu cầu, tư tưởng xin được
càng nhiều vốn càng tốt mà không nghĩ đến hiệu quả. Đa số các tỉnh xây dựng nhu
cầu vốn không đúng trình tự từ dưới lên mà các tỉnh tự “bốc thuốc” để xin kinh phí
sau đó tự cân đối nguồn vốn để phân bổ do vậy nguồn vốn được phân bổ không phù
hợp với thực tế sử dụng vốn.
Hai là: Việc phân bổ nguồn kinh phí từ trên xuống còn nhiều bất cập: nhiều
nơi mang tính cào bằng, có lĩnh vực cần vốn thì không được đầu tư, có lĩnh vực
được đầu tư nhưng không sử dụng hết dẫn đến thất thoát, lãng phí nguồn kinh phí.
Việc phân bổ nguồn kinh phí không kịp thời cũng ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực
hiện Nghị quyết như phân bổ vốn vào cuối năm, phân bổ vốn không kịp thời vụ…

Ba là: Nhận thức của người dân còn hạn chế; nhận thức của một bộ phận
không nhỏ cán bộ trực tiếp hướng dẫn việc thực hiện chính sách cũng còn hạn chế.
Đa số những hộ nghèo, người nghèo có trình độ dân trí thấp, nhận thức còn hạn chế
do vậy việc nắm bắt từng chính sách của Nghị quyết là hết sức khó khăn, Nghị


2
quyết 30a lại là một chùm chính sách có tới trên 20 chính sách thành phần do đó để
người dân hiểu được các chính sách thành phần và nhận thức được mình được
hưởng những loại chính sách nào là cả một vấn đề, đòi hỏi người cán bộ trực tiếp
hướng dẫn việc thực hiện chính sách phải có trình độ chuyên môn sâu và có khá
năng tuyên truyền tốt thì người dân mới nắm bắt được. Tuy nhiên đội ngũ cán bộ
này lại chắp vá, không được đào tạo chuyên sâu, chủ yếu là làm kiêm nhiệm,
thường xuyên thay đổi vị trí nên việc nắm bắt Nghị quyết cũng còn hạn chế. Do đó
ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn kinh phí không đúng nội dung, mục đích của
chương trình
Bốn là: Điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý hết sức khó khăn cũng làm ảnh
hưởng đến quá trình thực hiện chính sách: Lai Châu là một tỉnh miền núi vùng biên
giới phía Tây Bắc của tổ quốc có vị trí địa lý hết sức phức tạp, tiếp giáp với nhiều
nước, địa hình hiểm trở, giao thông đi lại hết sức khó khăn mùa mưa thì hay lũ quét,
sạt lở gây ách tắc giao thông, mùa khô thì hạn hán, cháy rừng. Do vậy ảnh hưởng
lớn đến việc thực hiện chính sách.
Từ những khó khăn hạn chế nêu trên, xuất phát từ nhận thức của bản thân,
trong quá trình nghiên cứu làm việc và học tập tại các tỉnh vùng Tây Bắc nói chung
và tỉnh Lai Châu nói riêng, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Tăng cường quản lý
nguồn kinh phí hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo
tỉnh Lai Châu” Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé về trí tuệ và sức lực
của mình trong quá trình thực hiện Nghị quyết 30a, nhằm quản lý tốt hơn và sử
dụng có hiệu quả nguồn kinh phí thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững
ở vùng Tây Bắc nói chung và tỉnh Lai Châu nói riêng trong giai đoạn tới.

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Tăng cường quản lý nguồn kinh phí hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững
đối với các huyện nghèo tỉnh Lai Châu nhằm tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời
sống vật chất, tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các huyện
nghèo của tỉnh Lai Châu.


3
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các vấn đề về nghèo và giảm nghèo bền vững, các chính sách
hỗ trợ kinh phí giảm nghèo bền vững
- Đánh giá thực trạng quản lý nguồn kinh phí hỗ trợ giảm nghèo nhanh và
bền vững đối với các huyện nghèo tỉnh Lai Châu trong giai đoạn 2011-2015.
- Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý nguồn kinh phí hỗ trợ giảm nghèo
nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo tỉnh Lai Châu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan công tác quản lý
nguồn kinh phí hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững cho các huyện nghèo thuộc
địa bàn tỉnh Lai Châu theo Nghị quyết 30a của Chính Phủ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Công tác quản lý nguồn kinh phí hỗ trợ giảm nghèo
nhanh và bền vững cho các huyện nghèo thuộc địa bàn tỉnh Lai Châu theo Nghị
quyết 30a của Chính Phủ, bao gồm:
+ Nguồn kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ
+ Nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương
+ Nguồn kinh phí hỗ trợ từ các tổ chức cá nhân và các tổ chức hợp pháp khác.
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu trong thời gian từ 2012 đến 2015
- Phạm vi về không gian: nghiên cứu tại tỉnh Lai Châu

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận văn này bổ sung nội dung lý thuyết khoa học liên quan đến quản lý
nguồn ngân sách đối đối với công tác xóa đói làm giảm nghèo nhanh và bền vững
đồng thời Luận văn cũng đánh giá những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của các tồn
tại, hạn chế về nội dung liên quan. Trên cơ sở đó đề ra những phương hướng, giải
pháp khắc phục nhằm quản lý tốt hơn, hiệu quả hơn các chương trình đầu tư công
cho xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện. Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu
tham khảo cho các nhà quản lý, đặc biệt là các công chức lãnh đạo thuộc ngành Tài
chính, Kho bạc, Kế hoạch đầu tư, Ban quản lý dự án và các cấp lãnh đạo cấp địa


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full














×