Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 89 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VÕ XUÂN CƯỜNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN
QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VÕ XUÂN CƯỜNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN
QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN
Ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60.85.01.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đàm Xuân Vận

THÁI NGUYÊN - 2017



i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện nghiên cứu đã được cám ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày ....... tháng ........ năm 201....
Tác giả

Võ Xuân Cường


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự
quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, ban chủ nhiệm Khoa quản lý tài nguyên, các thầy giáo, cô giáo trong
khoa quản lý tài nguyên và bạn bè.
Trước tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS
Đàm Xuân Vận, Người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá
trình hoàn thành luận văn này.
Đồng thời tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể ban chủ nhiệm Khoa
quản lý tài nguyên, các thầy giáo, cô giáo trong khoa quản lý tài nguyên Trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ hoàn thiện bản luận văn này.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới tất cả bạn
bè, đồng nghiệp, cơ quan, gia đình và người thân đã quan tâm động viên tôi
trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn


Võ Xuân Cường


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu đề tài ............................................................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 3
1.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm cơ bản .................................................................................... 3
1.1.2. Yêu cầu chung khi lựa chọn hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
kinh tế sử dụng đất ............................................................................................ 6
1.1.3. Công thức tổng quát về hiệu quả kinh tế ................................................ 6
1.1.4. Bản chất của hiệu quả kinh tế ................................................................. 7
1.2. Căn cứ pháp lý............................................................................................ 7
1.2.1. Luật đất đai 2013 ..................................................................................... 7
1.2.2. Một số các văn bản pháp quy liên quan .................................................. 9
1.3. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 9
1.3.1. Tình hình sử dụng đất trên thế giới và một số nước trên thế giới........... 9
1.3.2. Tình hình sử dụng đất ở Việt Nam........................................................ 13
1.4. Những nghiên cứu liên quan đến nâng cao hiệu quả sử dụng đất và

sử dụng đất bền vững ...................................................................................... 17
1.4.1. Nghiên cứu trên thế giới........................................................................ 17
1.4.2. Nghiên cứu trong nước.......................................................................... 19


iv
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 22
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 22
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 22
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 22
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22
2.2.1. Nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Quỳnh
Lưu ảnh hưởng đến sử dụng đất nông nghiệp ................................................. 22
2.2.2. Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp và các loại hình sử
dụng đất nông nghiệp ...................................................................................... 22
2.2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội của các loại hình
sử dụng đất ...................................................................................................... 23
2.2.4. Lựa chọn và đề xuất các loại hình sử dụng đất nông nghiệp thích
nghi với điều kiện đất đai trên địa bàn huyện ................................................. 23
2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 23
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 23
2.3.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ................... 25
2.3.3. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu ..................................................... 26
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................... 27
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Quỳnh Lưu ............................. 27
3.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ....................................... 27
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 31
3.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng .................................................... 32
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện
Quỳnh Lưu ...................................................................................................... 32

3.1.4. Hiện Trạng Sử Dụng Đất Của Huyện Quỳnh Lưu ............................... 33


v
3.2. Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Quỳnh Lưu ...... 36
3.2.1. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện .................. 36
3.2.2. Mô tả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An năm 2015 ............................................................. 39
3.2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn
toàn huyện ....................................................................................................... 43
3.3. Lựa chọn và định hướng sử dụng đất nông nghiệp cho huyện
Quỳnh Lưu ...................................................................................................... 56
3.3.1. Tiêu chuẩn lựa chọn loại hình sử dụng đất bền vững ........................... 56
3.3.2. Quan điểm khai thác sử dụng đất .......................................................... 57
3.3.3. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất ...................................................... 57
3.3.4. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao ......................... 58
3.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cho
huyện Quỳnh Lưu............................................................................................ 59
3.4.1. Giải pháp chung .................................................................................... 59
3.4.2. Các giải pháp cụ thể .............................................................................. 61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 65
PHỤ LỤC


vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BVTV


: Bảo vệ thực vật

CPTG

: Chi phí trung gian

CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
FAO

: Tổ chức lương nông của Liên hợp quốc
(Food and Agriculture Organization)

GTNC

: Giá trị ngày công

GTSX

: Giá trị sản xuất

HQĐV

: Hiệu quả đồng vốn

LUT

: Loại hình sử dụng đất

MTĐH


: Mục tiêu Đại hội

NLTS

: Nông lâm thủy sản

Nxb

: Nhà xuất bản

TNHH

: Thương nghiệp hữu hạn

UBND

: Ủy ban nhân dân


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Các tiểu vùng của huyện Quỳnh Lưu theo độ dốc và diện tích ........ 29
Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Quỳnh Lưu năm 2015 ................. 34
Bảng 3.3. Biến động diện tích đất nông nghiệp của huyện Quỳnh Lưu
qua các năm (2010-2015) ............................................................ 36
Bảng 3.4. Các LUT chính trên đất sản xuất nông nghiệp của huyện
Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An năm 2015 .......................................... 37
Bảng 3.5. Các kiểu sử dụng đất chính của huyện Quỳnh Lưu, tỉnh
Nghệ An năm 2015 ...................................................................... 38
Bảng 3.6.


Một số đặc điểm của các LUT trồng cây hàng năm ................... 39

Bảng 3.7. Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng chính ............................. 44
Bảng 3.7. Hiệu quả kinh tế của các LUT hàng năm tính trên 1ha ............... 45
Bảng 3.9. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất .................................. 46
Bảng 3.10. Phân cấp hiệu quả kinh tế các LUT sản xuất nông nghiệp .......... 47
Bảng 3.11. Hiệu quả kinh tế của LUT cây cao su .......................................... 50
Bảng 3.12. Hiệu quả kinh tế của LUT cây ăn quả ......................................... 51
Bảng 3.13. Hiệu quả xã hội của các LUT ...................................................... 53
Bảng 3.14. So sánh giữa mức phân bón của nông hộ với quy trình kỹ thuật ..... 55
Bảng 3.15. Lượng thuốc BVTV so với khuyến cáo trên cây trồng ............... 56

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Bản đồ địa giới hành chính huyện Quỳnh Lưu ............................... 28


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho
con người. Mỗi quốc gia khác nhau có quỹ đất khác nhau và quỹ đất đó có giới
hạn, do vậy đất đai trở thành một tài sản quý của mỗi quốc gia. Cùng với vai trò
đó đất đai còn là môi trường sống của con người và động thực vật; là không gian
sống, nơi phân bố dân cư và các hoạt động kinh tế xã hội khác của con người.
Đối với sản xuất nông nghiệp, đất đai không chỉ là đối tượng lao động
mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Việc sử dụng đất sản
xuất nông nghiệp không chỉ đơn thuần là ngành kinh tế sinh học, tạo ra
lương thực, thực phẩm mà còn được coi là nền kinh tế sinh thái, gắn liền

phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường.
Trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đất đai phải chịu áp lực
từ nhiều phía như: sự phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa; sự bùng nổ dân số và xu hướng đô thị hóa; cộng thêm việc khai thác và
sử dụng đất không hiệu quả để đáp ứng nhu cầu lương thực, sinh hoạt cho con
người, bên cạnh đó còn sự yếu kém về quản lý đất đai của các cơ quan ban
ngành... Hậu quả từ những áp lực đó là: hàng triệu ha đất bị sa mạc và hoang
mạc hóa, đất đai bị thoái hóa mất khả năng canh tác, ảnh hưởng đến đời sống
của con người và làm mất cân bằng sinh thái.
Từ đó chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của giá trị sử dụng đất và
cần phải có những hướng giải quyết để nhằm sử dụng đất hợp lý, hiệu quả và
bền vững.
Việc nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất đã được nhiều tổ chức, các
nhà khoa học trên thế giới đề cập trong nhiều hội thảo. Vấn đề này hiện nay
được rất nhiều quốc gia quan tâm và coi là một trong những vấn đề cần thiết
khi nghiên cứu về tình hình sử dụng đất đai của các địa phương.
Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển và là nước nằm
trong tình trạng “đất chật, người đông”, hiện nay ngành nông nghiệp của nước ta


2

vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế và đất đai tại các khu vực nông thôn
ngày càng trở nên quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.Việc sử dụng, khai thác có hiệu quả các loại quỹ đất hiện
có là việc làm hết sức có ý nghĩa, bởi Việt Nam đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội
từ một nước nông nghiệp, lạc hậu nghèo nàn, xuất phát điểm của nền kinh tế
thấp,tiềm năng chính của Việt Nam chủ yếu dựa vào lao động và đất đai.
Huyện Quỳnh Lưu có đường ranh giới với các huyện thị là 122 km,
trong đó đường ranh giới đất liền 88 km và 34 km đường bờ biển.

Huyện Quỳnh Lưu bao gồm 32 xã và 1 thị trấn với diện tích đất tự
nhiên là 44069.02ha. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp là 19223.26 ha,
chiếm 43.26 % diện tích đất tự nhiên. Do vậy, để phát triển nền kinh tế huyện
Quỳnh Lưu, phải đẩy mạnh phát triển nông nghiệp.
Chính vì vậy cần tìm ra những hạn chế trong sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp hiện nay ở Quỳnh Lưu để có những giải pháp sử dụng đất có hiệu quả
kinh tế cao là yêu cầu cấp thiết của thực tế sản xuất.
Xuất phát từ thực tế trên tôi tiến hành nghiên cứu thực hiện đề tài:
“Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An”.
2. Mục tiêu đề tài
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Quỳnh Lưu
- Lựa chọn, dịnh hướng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa
bàn huyện theo hướng phát triển bền vững.
- Đề xuất giải pháp sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp
3. Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học: Giúp học viên vận dụng
được kiến thức đã học vào thực tế
* Ý nghĩa trong thực tiễn: Việc học tập và nghiên cứu đề tài gióp phần
đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất đất nông nghiệp trên
địa bàn huyện.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Khái niệm cơ bản

a) Đất đai
- Theo Luật Đất đai 2013 của Việt Nam quy định Đất đai là tài nguyên
quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan
trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây
dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng.[13]
b) Sử dụng đất
Sử dụng đất là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người
và đất trong tổ hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường.
Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất:
Việc sử dụng đất được xây dựng trên cơ sở một hệ thống các yếu tố tự
nhiên và kinh tế - xã hội.
* Về yếu tố tự nhiên:
- Điều kiện khí hậu: Đất được hình thành và phát triển trong từng điều
kiện khí hậu cụ thể, do đó sử dụng đất theo vùng, theo mùa.
- Điều kiện địa hình: Đất cũng được hình thành và phát triển trong điều
kiện địa hình cụ thể, theo độ cao, do đó sử dụng đất cũng theo điều kiện địa hình,
theo độ cao.
- Điều kiện thổ nhưỡng: Đất có những tính chất hoá học, lý học, sinh
học nhất định, đối tượng sử dụng đất có những nhu cầu sử dụng đất riêng biệt,
do đó sử dụng đất dựa theo kết quả đánh giá, phân hạng đất thích hợp.
- Điều kiện thủy văn: Mỗi vùng đều có hệ thống và chế độ thuỷ văn, thuỷ
địa chất cụ thể, quyết định nguồn nước cung cấp cho các yêu cầu sử dụng đất, do
đó sử dụng đất theo các đặc điểm của nguồn nước và chịu sự chuyển đổi của
nguồn nước.


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full















×