Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

NGHIÊN cứu ẢNH HƯỞNG của GIỐNG đến sự TĂNG TRƯỞNG của HEO CON từ sơ SINH đến CAI sữa NUÔI tại CHĂN NUÔI THỰC NGHIỆM hòa AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 51 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LÊ VĂN TÀI

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG ĐẾN SỰ
TĂNG TRƯỞNG CỦA HEO CON TỪ SƠ SINH ĐẾN
CAI SỮA NUÔI TẠI CHĂN NUÔI THỰC
NGHIỆM HÒA AN

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CÔNG NGHỆ GIỐNG VẬT NUÔI

Cần Thơ, 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CÔNG NGHỆ GIỐNG VẬT NUÔI

Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG ĐẾN SỰ
TĂNG TRƯỞNG CỦA HEO CON TỪ SƠ SINH ĐẾN
CAI SỮA NUÔI TẠI CHĂN NUÔI THỰC
NGHIỆM HÒA AN

Giáo viên hướng dẫn
TS. Phạm Ngọc Du



Sinh viên thực hiện:
Lê Văn Tài
MSSV: 3082757
LỚP: CN08Z2A1

Cần Thơ, 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LÊ VĂN TÀI

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CÔNG NGHỆ GIỐNG VẬT NUÔI

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG ĐẾN SỰ
TĂNG TRƯỞNG CỦA HEO CON TỪ SƠ SINH ĐẾN
CAI SỮA NUÔI TẠI CHĂN NUÔI THỰC
NGHIỆM HÒA AN

Cần Thơ, ngày…. tháng…. năm 2011
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Cần Thơ, ngày…. tháng…. năm 2011
DUYỆT BỘ MÔN

TS. Phạm Ngọc Du


Cần Thơ, ngày…. tháng…. năm 2011
DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào trước đây.
Tác giả luận văn

Lê Văn Tài

i


LỜI CẢM TẠ
Trong suốt thời gian học tập tại trường Đại Học Cần Thơ, tôi xin chân thành biết
ơn:
Cha mẹ và gia đình đã tạo điều kiện và luôn động viên và cung cấp kinh phí cho tôi
trong suốt quá trình học tập.
Cô Nguyễn Thị Kim Khang cố vấn học tập và thầy Phạm Ngọc Du đã tận tình
hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức kinh nghiệm để tôi hoàn thành luận văn
tốt nghiệp.
Quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ nói chung, quý thầy cô trong bộ môn Công
Nghệ Giống Vật Nuôi và bộ môn Chăn Nuôi và Thú Y nói riêng đã truyền đạt
những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập.
Thầy Đỗ Võ Anh Khoa và tập thể cán bộ trại chăn nuôi thực nghiệm Hòa An đã tạo
điều kiên tốt nhất trong quá trình tôi thực hiện và hoàn thành luận văn.
Cám ơn những kết quả nghiên cứu của những tác giả mà tôi đã kham khảo để giúp
tôi rất nhiều trong việc hoàn thành luận văn.


ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... ..i
LỜI CẢM TẠ.......................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................. iii
TÓM LƯỢC............................................................................................................ v
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ......................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. vii
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ..............................................................................1
CHƯƠNG II. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ..............................................................2
2.1 Đặc điểm của một số giống heo......................................................................2
2.1.1 Heo Yorkshire (Y) ......................................................................................2
2.1.2 Heo Landrace (L)........................................................................................2
2.1.3 Giống heo Duroc.........................................................................................3
2.1.4 Heo lai Yorkshire x Landrace (YL) .............................................................4
2.2 Đặc điểm sinh lí heo nái.................................................................................4
2.2.1 Tuổi động dục đầu tiên và tuổi đẻ lứa đầu ...................................................4
2.2.2 Chu kỳ động dục heo nái.............................................................................4
2.2.3 Sản lượng sữa của heo nái...........................................................................4
2.3 Đặc điểm sinh học heo con.............................................................................5
2.3.1 Đặc điểm sinh trưởng của heo con...............................................................5
2.3.2 Sinh lý tiêu hóa của heo con........................................................................5
2.3.2.1 Sự tiêu hoá ở miệng..................................................................................5
2.3.2.2 Sự tiêu hoá ở dạ dày .................................................................................6
2.3.2.3 Sự tiêu hoá ở ruột .....................................................................................6

2.3.3 Sự phát triển của hệ vi sinh vật đường ruột..................................................7
2.3.4 Khả năng điều hòa thân nhiệt của heo con...................................................7
2.3.5 Đặc điểm miễn dịch của heo con .................................................................8
2.3.6 Bệnh lý tiêu chảy của heo con .....................................................................8
2.3.7 Một số nguyên nhân dẫn đến hao hụt heo con .............................................9
CHƯƠNG III. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM..................10
3.1 Phương tiện thí nghiệm ................................................................................10
3.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm ..............................................................10
3.1.2 Đối tượng thí nghiệm ................................................................................10
3.1.3 Chuồng trại thí nghiệm..............................................................................11
3.1.4 Dụng cụ thí nghiệm...................................................................................13
3.1.5 Nước uống trong thí nghiệm......................................................................13
3.1.6 Thức ăn dùng trong thí nghiệm..................................................................13
3.2 Phương pháp thí nghiệm ..............................................................................15
3.2.1 Phương pháp tiến hành..............................................................................15
3.2.2 Xử lý số liệu..............................................................................................15
3.3 Các chỉ tiêu theo dõi.....................................................................................15
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ THẢO LUẬN ..............................................................16
4.1 Ảnh hưởng của giống heo trên số con sơ sinh và cai sữa ..............................16

iii


4.2 Ảnh hưởng của giống trên sự gia tăng khối lượng của heo con.....................17
4.3 Sự tăng trọng của heo con qua các tuần tuổi.................................................18
4.4 Ảnh hưởng của giống trên tiêu tốn thức ăn của heo con ...............................19
4.5 Ảnh hưởng của giống heo trên hệ số chuyển hóa thức ăn của heo con..........21
4.6 Độ đồng đều của heo con qua các tuần tuổi..................................................22
4.7 Tỉ lệ tiêu chảy và tỉ lệ chết của heo con........................................................23
4.8 Ảnh hưởng của đôi vú heo mẹ trên sự gia tăng khối lượng heo con..............24

4.9 Ảnh hưởng của đôi vú heo mẹ trên sự tăng trọng của heo con......................26
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................27
5.1 Kết luận .................................................................................................27
5.1 Đề nghị ..................................................................................................27
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...............................................................30

iv


TÓM LƯỢC
Đề tài " Nghiên cứu ảnh hưởng của giống đến sự tăng trưởng của heo con từ sơ
sinh đến cai sữa nuôi tại trại chăn nuôi thực nghiệm Hòa An " được tiến hành trên
14 heo nái đẻ (trong đó có 4 nái giống L, 5 nái giống Y, 4 nái giống YL) và 144 heo
con của các giống nái trên nuôi từ sơ sinh đến khi cai sữa.
Kết quả thí nghiệm đạt được như sau:
Số con sơ sinh và cai sữa ở các giống heo L, Y và YL khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (P > 0,05). Số con sơ sinh của giống heo L và YL là 10,50 con, thấp nhất
là giống Y 10,40 con.
Khối lượng heo ở các tuần sơ sinh, 1T, 2T, 3T và cai sữa khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (P > 0,05). Giống heo L có khối lượng ở những tuần đầu thấp hơn
so với giống heo Y và YL nhưng ở tuần sau khối lượng lại cao hơn, cao nhất là ở
cai sữa giống L 7,62 kg/con, YL 7,17 kg/con và thấp nhất là giống Y 6,83 kg/con.
Tăng trọng bình quân của các giống heo khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P >
0,05). Giai đoạn từ SS-CS giống heo L tăng trọng là cao nhất 218,20 g/ngày/con,
giống YL là 196,82 g/ngày/con và thấp nhất là giống Y 190,70 g/ngày/con.
Tiêu tốn thức ăn của giống heo L, Y và YL khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P
>0,05). Tiêu tốn thức ăn giai đoạn 1T-CS cao nhất là giống heo L 37,20
g/ngày/con, giống Y là 33,95 g/ngày/con và thấp nhất là giống YL 33,90
g/ngày/con.
Hệ số chuyển hóa thức ăn của giống heo L, Y và YL qua các giai đoạn 1-2T, 2-3T,

3T-CS, 1T-CS khác biệt không có ý nghĩa thống (P > 0,05). Ở giai đoạn 1T-CS hệ
số chuyển hóa thức ăn của giống Y là cao nhất 0,18 g/ngày/con, giống YL 017
g/ngày/con và thấp nhất là giống L 0,16 g/ngày/con.
Độ đồng đều của heo qua các tuần của các giống heo L, Y và YL khác biệt không
có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
Tỉ lệ tiêu chảy và tỉ lệ chết của các giống heo L, Y và YL khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (P > 0,05). Tỉ lệ tiêu chảy của giống Y là cao nhất 2,75%, giống YL
2,75% và thấp nhất là giống L 2,48% ở và tỉ lệ chết cao nhất là giống YL 23,91%,
giống Y 19,23%, thấp nhất là giống L 10,87%.
Đôi vú heo mẹ trên sự gia tăng khối lượng và tăng trọng của heo con: kết quả cho
thấy các đôi vú phần ngực mà heo con bú có khối lượng cao hơn so với đôi vú phần
bụng, khối lượng giảm dần từ đôi 1 đến đôi 7. Ngoại trừ ở giai đoạn sơ sinh không
có ý nghĩa thống kê (P > 0,05), còn ở các giai đoạn khác thì có ý nghĩa thống kê (P
> 0,05), đôi 1 có khối lượng là cao nhất 8,44 kg/con, thấp nhất là đôi 7 4,36 kg/con.
Tăng trọng thì cũng tương tự, các đôi vú phần ngực tăng trọng cao hơn đôi vú phần
bụng và giảm dần từ đôi 1 đến đôi 7, tăng trọng ở các giai đoạn đều có ý nghĩa
thống kê (P > 0,05), ở giai đoạn SS-CS đôi 1 tăng trọng là cao nhất 241,21
g/ngày/con, thấp nhất là đôi 7 107,14 g/ngày/con.

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng sữa đầu .......................................................... 5
Bảng 2.2: Nhiệt độ chuồng nuôi úm heo con ........................................................ 7
Bảng 3.1: Quy trình tiêm phòng heo con của trại ................................................ 13
Bảng 3.2: Thành phần dưỡng chất của thức ăn nái nuôi con và heo con ................ 14
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của giống heo trên số con sơ sinh và cai sữa ...................... 16
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của giống heo trên sự gia tăng khối lượng của heo con ....... 17
Bảng 4.3: Sự tăng trọng của heo con qua các tuần tuổi................................... 18

Bảng 4.4: Tiêu tốn thức ăn của heo con.......................................................... 19
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của giống trên hệ số chuyển hóa
thức ăn của heo con....................................................................................... 21
Bảng 4.6: Độ đồng điều của heo con qua các tuần tuổi ........................................ 22
Bảng 4.7: Tỉ lệ tiêu chảy và tỉ lệ chết của heo con .............................................. 23
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của đôi vú heo mẹ trên sự gia tăng
khối lượng của heo con .................................................................................... 24
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của đôi vú heo mẹ trên sự tăng trọng của heo con ............... 26

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Ảnh hưởng của giống heo trên số con sơ sinh và cai sữa................... 16
Biểu đồ 4.2: Ảnh hưởng của giống heo trên sự gia tăng khối lượng của heo con .... 17
Biểu đồ 4.3: Sự tăng trọng của heo L, Y và YL qua các tuần tuổi......................... 19
Biểu đồ 4.4: Tiêu tốn thức ăn của heo L, Y và YL qua các tuần tuổi..................... 20
Biểu đồ 4.5: Ảnh hưởng của giống trên hệ số chuyển hóa thức ăn của heo con ...... 21
Biểu đồ 4.6: Độ đồng đều của giống heo qua các tuần tuổi .................................. 23
Biểu đồ 4.8: Ảnh hưởng của đôi vú heo mẹ trên sự tăng khối lượng của heo con ... 25
Biểu đồ 4.9: Ảnh hưởng của đôi vú heo mẹ trên sự tăng trọng của heo con ........... 27

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Heo Yorkshire .................................................................................... 2
Hình 2.2: Heo Landrace ..................................................................................... 3
Hình 2.3: Heo Duroc ......................................................................................... 3
Hình 3.1: Tổng quát trại heo ............................................................................. 10
Hình 3.2: Sơ đồ trại ......................................................................................... 12
Hình 3.3: Lồng nái đẻ ...................................................................................... 12
Hình 3.4: Thức ăn 9054 và 9024 ....................................................................... 14

vi



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CS: Cai sữa
HSCH TA: Hệ số chuyển hóa thức ăn
L: Giống heo Landrace
NXB: Nhà xuất bản
SS: Sơ sinh
T: Tuần
TT: Tăng trọng
TT TA: Tiêu tốn thức ăn
Y: Giống heo Yorkshire
YL: Giống heo Yorkshire x Landrace

vii


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi là ngành kinh tế rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng
trong chăn nuôi là giải pháp chủ yếu để duy trì và nâng cao giá trị sản xuất nông
nghiệp. Trong đó, đặc biệt là ngành chăn nuôi heo đóng vai trò rất quan trọng và
chiếm ưu thế. Nhưng để nâng cao hơn nữa vị thế của mình cần phát triển theo quy
mô công nghiệp, trang trại và nhu cầu cấp thiết hiện nay là phải tăng số lượng đàn
heo để đáp ứng nhu cầu trong nước. Hiện nay chính sánh của nhà nước phát triển
chăn nuôi đến năm 2020 của Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn năm 2008
đã khuyến khích các tổ chức và cá nhân phát triển chăn nuôi.
Do đó chăn nuôi heo ngày càng phát triển và việc đòi hỏi phải có nhu cầu giống tốt
để đẩy mạnh và nâng cao năng xuất chăn nuôi. Và để heo có thể phát triển tốt, ít bị
bệnh thì việc quan tâm đến sự phát triển của heo con từ sơ sinh đến khi cai sữa là rất
cần thiết.

Xuất phát từ vấn đề thực tiễn trên chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh
hưởng của giống đến sự tăng trưởng của heo con từ sơ sinh đến cai sữa nuôi tại
trại chăn nuôi thực nghiệm Hòa An”.
Mục tiêu đề tài:
Nghiên cứu ảnh hưởng của giống heo trên số con sơ sinh, cai sữa, khối lượng, tăng
trọng, tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn của heo con.
Đánh giá độ đồng đều, tỉ lệ tiêu chảy và tỉ lệ chết của heo con.
Nghiên cứu ảnh hưởng của đôi vú heo mẹ trên sự gia tăng khối lượng và sự tăng
trọng của heo con.

1


CHƯƠNG II
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ GIỐNG HEO
2.1.1 Heo Yorkshire (Y)
Giống heo này được tạo tại miền Nam nước Anh từ năm 1900, là giống kiêm dụng
hướng nạc – mỡ. Ngày nay heo Yorkshire trở thành giống heo quốc tế, bởi vì sự
hiện diện của chúng khắp nơi trên thế giới. Heo Yorkshire có 3 loại hình: Đại bạch
(tầm vóc lớn), Trung bạch (tầm vóc vừa) và cỡ nhỏ.
Ở miền Nam, phần lớn heo được nhập nội thuộc hai loại Đại Bạch và Trung bạch.
Heo Đại Bạch có tầm vóc lớn, heo có màu lông trắng, thân mình dài nhưng không
nặng nề, dáng đi khỏe và linh hoạt, sắc lông trắng có ánh vàng, đầu to, trán rộng,
mõm khá rộng và quớt lên, mắt lanh lơi, tai to đứng và có hình tam giác, hơi ngã về
trước, vành tai có nhiều lông mịn và dài, lưng thẳng và rộng, bụng gọn, ngực rộng
và sâu, đùi to và dài, bốn chân cao và khỏe (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân,
2000).

Nuôi con khéo, đẻ sai: 10 - 12 con/lứa. Trọng lượng sơ sinh: 1,2 - 1,3 kg/con. Chất

lượng thịt tốt: nạc nhiều hơn mỡ. Tỉ lệ nạc/thịt xẻ: 54%. Heo tăng trọng tốt: đạt 100
kg thể trọng lúc 7 - 8 tháng tuổi. Chịu đựng kham khổ, khả năng chống chịu stress
cao (Lê Thị Mến, 2010).

Hình 2.1: Heo Yorkshire

2.1.2 Heo Landrace (L)
Heo Landrace còn được gọi là heo Landrace Đan Mạch, heo Danois. Heo có nguồn
gốc tại Đan Mạch, một nước ở Bắc Âu. Giống heo này được nuôi phổ biến ở khắp
nơi trên thế giới và được xem như giống heo hướng nạc.
Đặc điểm giống là: giống heo có sắc lông trắng (có thể có vài đốm lông đen hiện
diện), dài đòn, mông nở ngực hẹp, mõm dài, tai to cụp về phía trước, mình lép, bốn
chân hơi yếu, đẻ sai con, nuôi con giỏi, tính chịu đựng kém trong điều kiện nóng
nên dễ mất sữa, ít sữa và kém ăn, nhạy cảm với yếu tố stress. Nếu chọn nái
2


Landrace không kỹ thì nhà chăn nuôi sẽ gặp phải những con nái yếu chân, đau chân
khi sinh đẻ (Trần Ngọc Phương và Lê Quang Minh, 2002).
Heo đẻ sai (10 - 12 con/lứa), tốt sữa (5 - 7 kg sữa/ngày), trọng lượng sơ sinh (1,3 1,4 kg/con). Heo tăng trọng nhanh: đạt 100 kg lúc 5 - 6 tháng tuổi. Nhiều nạc: tỉ lệ
nạc/thịt xẻ 57% (Lê Thị Mến, 2010).

Hình 2.2: Heo Landrace
2.1.3 Giống heo Duroc
Heo có nguồn gốc từ Mỹ, hình thành từ dòng heo Duroc của New York và dòng heo
đỏ Jersey. Heo Duroc cũng có máu của heo Tamworth. Đây là giống heo hướng nạc
và phẩm chất thịt heo tốt và ngon (thịt có vân mỡ, đàn hồi, màu sắc đỏ, không rỉ
dịch). Heo có lông màu hung đỏ hoặc nâu sẫm. Bốn chân và mõn có màu đen. Đầu
to, tai to ngắn và xụ từ nữa vành phía trước. Đòn dài, lưng heo vồng. Vai nở, đùi
mông to. Chân cao, chắc và khỏe (Lê Thị Mến, 2010).

Heo nái đẻ: 7 – 9 con/lứa. Heo nái thường đẻ khó và ít sữa. Heo thịt tăng trưởng tốt:
heo đạt 100 kg lúc 5 – 6 tháng tuổi. Heo chịu đựng được điều kiện chăn nuôi chưa
tốt. Năng xuất thịt cao. Tỉ lệ nạc/thịt xẻ: 58%. Phẩm chất thịt ngon (Lê Thị Mến,
2010).

Hình 2.3: Heo Duroc

3


2.1.4 Heo lai Yorkshire x Landrace (YL)
Con lai có lông màu trắng, tròn mình, lưng thẳng, bụng thon, mông xuôi, chân và
đầu thanh, con lai nuôi thịt lớn nhanh 6 – 7 tháng tuổi đạt khoảng 100 kg, tiêu tốn
thức ăn cho 1 kg tăng trọng là 3,8 – 4,2 kg, tỉ lệ nạc 52% - 57% (Phạm Hữu Doanh
etal, 2001).

Heo lai Yorkshire x Landrace hoặc Landrace x Yorkshire thường được dùng làm
nái nền vì sinh sản tốt, đẻ sai, nuôi con khéo (Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng,
2002).
2.2 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ HEO NÁI
2.2.1 Tuổi động dục đầu tiên và tuổi đẻ lứa đầu
Tuổi động dục đầu tiên của heo nái khác nhau ở các giống. Heo giống nội tuổi động
dục lần đầu là sớm hơn các giống ngoại, giống lai. Heo cái nội động dục lúc 4 – 5
tháng tuổi, có khối lượng cơ thể 20 – 25 kg. Nái lai lúc 6 tháng tuổi, có khối lượng
cơ thể 50 – 55 kg. Nái ngoại có tuổi động dục lần đầu 6 – 7 tháng tuổi, có khối
lượng cơ thể 65 – 70 kg (Lê Hồng Mận, 2006).
Không nên phối giống cho heo ở thời kỳ này vì cơ thể phát triển chưa đầy đủ, trứng
chưa chính một cách hoàn chỉnh, cần bỏ qua 1 – 2 chu kì động dục rồi mới cho phối
giống (Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ, 2004).
Tỉ lệ thụ thai có liên quan đến lần phối đầu hay tổng số lần phối giống. Tỉ lệ thụ thai

của lần phối đầu tiên ở heo hậu bị và nái có thể chấp nhận được là 70%. Tỉ lệ thụ
thai đánh giá khả năng phối giống được thụ thai ở heo trong một năm (Trần Văn
Phùng, 2005).
2.2.2 Chu kỳ động dục heo nái
Theo Lê Thị Mến (2010), chu kỳ động dục của heo nái (thời gian giữa 2 kỳ động
dục liên tiếp): 19 – 22 ngày, trung bình 21 ngày.
Thời gian động dục: 3 – 4 hoặc 5 – 6 ngày.
Heo có chữa trung bình 114 ngày.
2.2.3 Sản lượng sữa của heo nái
Sản lượng sữa của heo nái tăng dần từ lứa 1 đến lứa 4, sau đó giảm dần. Sản lượng
sữa phụ thuộc vào các yếu tố như di truyền, giống, khả năng tiếp nhận thức ăn, tuổi,
nhiệt độ môi trường…
Lượng sữa ở các vú ngực heo mẹ nhiều hơn ở các vú sau. Cho heo con được bú sữa
đầu để có kháng thể chống bệnh tật sau khi sinh do heo mẹ truyền qua. Sữa đầu của
heo mẹ có thành phần hóa học cao nhất ở ngày đầu mới đẻ, sau đó giảm mạnh ở
ngày thứ 6.

4


Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng sữa đầu
Ngày tuổi Vật chất Mỡ (%)
heo con

Protein (%)

khô (%)
Cazeno-

Albumin-


gen

globumin

Lactose

Khoáng

(%)

(%)

1

24,58

5,4

2,68

2,4

3,31

1,2

2

22,0


5,0

3,65

3,14

3,37

0,93

3

14,0

4,1

2,22

3,02

3,37

0,82

4

12,76

3,4


2,88

1,08

4,46

0,85

5

13,02

4,6

2,47

0.97

3,88

0,81

6

12,06

3,4

2,94


0,75

3,97

0,8

(Lê Minh Hoàng, 2002)

Trong 3 tuần tuổi đầu heo con bú sữa mẹ là chính, sau đó bắt đầu biết ăn tốt nếu tập
cho ăn sớm dần từ 7 ngày tuổi. Thành phần dinh dưỡng của sữa mẹ bao gồm nước
81,6%, lipit 6,17%, đường Lactose 5,42%, khoáng tổng số 0,92% (Lê Minh Hoàng,
2002).
2.3 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC HEO CON
2.3.1 Đặc điểm sinh trưởng của heo con
Heo con sinh trưởng và phát triển nhanh, khối lượng heo sơ sinh càng nặng thì tốc
độ tăng trưởng của nó càng nhanh (Trần Cừ, 1972).
Heo con 7 ngày tuổi khối lượng tăng gấp 2 lần sơ sinh. Heo con 21 ngày tuổi khối
lượng tăng gấp 4 lần sơ sinh (Lê Thị Mến, 2010).
Heo con lớn nhanh trong 3 tuần tuổi đầu, sau đó giảm do lượng sữa của mẹ bắt đầu
giảm và hàm lượng hemoglobin trong máu của heo con giảm. Đây là giai đoạn
khủng hoảng của heo con kéo dài 2 tuần, khi được tập ăn sớm cho heo con bù vào
lượng sữa heo mẹ giảm sẽ hạn chế sự khủng hoảng này (Lê Hồng Mận, 2006).
2.3.2 Sinh lý tiêu hóa của heo con
Theo Lê Thị Mến (2010) do hệ thống enzyme chưa phát triển đầy đủ nên heo con
chỉ có thể hấp thu glucose và tiêu hóa được lactose ngay sau khi sinh ra. Sau 2 tuần
heo con mới tiêu hóa được saccharose và sau 3 tuần mới tiêu hóa được tinh bột.
Heo con đang bú tiết dịch vị tiêu hóa ban ngày 31%, ban đêm 69% vì vào đêm yên tĩnh
heo bú nhiều.


2.3.2.1 Sự tiêu hoá ở miệng
Ở heo mới sinh, những ngày đầu hoạt tính amylase của nước bọt cao. Tách mẹ sớm,
hoạt tính amylase nước bọt cao nhất ở ngày thứ 14, còn heo con do mẹ nuôi phải

5


đến ngày thứ 21. Nước bọt ở tuyến mang tai chứa 0,6 – 2,6 % vật chất khô. Tùy
lượng thức ăn, lượng tiết khác nhau, thức ăn có phản ứng axít yếu và khô thì nước
bọt tiết ra mạnh, thức ăn lỏng thì giảm hoặc ngừng tiết dịch. Lượng nước bọt thay
đổi tùy theo số lần cho ăn, chất lượng thức ăn (Trần Cừ, 1972).
Ở miệng hầu như không hấp thu dưỡng chất vì thức ăn ở lại đây không lâu, chỉ có
khả năng hấp thu đường glucose, nhưng lượng này là không đáng kể nên có thể coi
như không hấp thu. Ở heo con thức ăn chủ yếu là sữa và tiêu hóa diễn ra lớn nhất ở
dạ dày và ruột, vì vậy vai trò quan trọng của nước bọt ở giai đoạn nầy ít quan trọng
(Trần Cừ, 1972).
2.3.2.2 Sự tiêu hoá ở dạ dày
Thức ăn vào dạ dày ảnh hưởng bởi tác động cơ học và hóa học. Tác động cơ học là
do cơ trơn vách dạ dày co bóp nhào trộn thức ăn, đẩy thức ăn vào ruột. Tác động
hóa học là do tác động của dịch vị ở tuyến dạ dày tiết ra để tiêu hóa thức ăn.
Theo Trương Lăng (2007) cho rằng heo con mới đẻ, dạ dày chỉ nặng 4 – 5g chứa
được từ 5 – 40g sữa. Khi đạt 10 ngày tuổi, dung tích dạ dày tăng gấp 3 lần so với sơ
sinh. Đến 20 ngày tuổi đạt 2 lít, sau đó tăng chậm. Đến trưởng thành dung tích dạ
dày đạt 3,5 – 4 lít, dịch vị tiết ra tương ứng với sự phát triển của dung tích dạ dày.
Heo con đến 2 tuần tuổi trong dạ dày vẫn chưa có acid chlohydric (HCN) tự do cho
nên chưa có tính kháng khuẩn bảo vệ đường tiêu hóa hay bị bệnh đường ruột nhất là
bệnh phân trắng heo con. Đến 25 ngày tuổi bắt đầu có HCl, 40 ngày tuổi có tính
kháng khuẩn trong dạ dày heo con. Tháng tuổi đầu dạ dày heo con chưa phân giải
được protein thực vật, đến 21 ngày sau khi đẻ sữa heo mẹ bắt đầu giảm mà heo con
ngày càng lớn nên phải tập ăn sớm cho heo con. Lưu ý heo con tiêu hóa đường rất

kém còn có thể gây tổn thương đường ruột khi cho heo con uống nước đường (Lê
Hồng Mận, 2006).
2.3.2.3 Sự tiêu hoá ở ruột
Heo sơ sinh có dung tích ruột non khoảng 100 ml, 20 ngày tuổi tăng 7 lần, tháng thứ
3 đạt 6 lít, 12 tháng đạt 20 lít. Ruột già của heo sơ sinh có dung tích 40 – 50 ml, 20
ngày là 100 ml, tháng thứ 3 khoảng 2,1 lít, tháng thứ 4 là 7 lít, tháng thứ 7 là 11 –
12 lít. Heo tiêu hoá ở ruột nhờ tuyến tụy, enzyme trypsine trong dịch tụy thủy phân
protein thành axit amin. Độ kiềm của dịch tụy tăng theo tuổi và cường độ tiết ra
(Trần Thị Dân, 2006).
Hoạt tính enzyme amylase đạt 1000 - 8000 đơn vị và giảm theo tuổi. Các enzyme
tiêu hoá trong dịch ruột heo con gồm: amino peptidase, dipeptidase, lipase và
amylase. Trong một ngày đêm, heo con một tháng tuổi tiết dịch từ 1,2–1,7 lít, 3–5
tháng có từ 6 – 9 lít dịch. Lượng dịch tiêu hóa phụ thuộc vào tuổi và tính chất khẩu
phần thức ăn. Heo con một tháng rưỡi đến 2 tháng tuổi, lượng dịch ngày đêm tăng
đáng kể nếu tăng thức ăn thô xanh vào khẩu phần (Trần Thị Dân, 2006).

6


2.3.3 Sự phát triển của hệ vi sinh vật đường ruột
Ở heo con mới sinh hệ vi sinh vật đường ruột chưa phát triển, chưa đủ số lượng, vi
khuẩn có lợi chưa đủ khả năng kháng lại vi khuẩn gây bệnh nên rất dễ bị nhiễm
bệnh nhất là các bệnh đường tiêu hóa. Trong quá trình phát triển bình thường ở
đường ruột của gia súc có nhiều loại vi khuẩn nhất là vi khuẩn sinh axít lactic, vi
khuẩn bifidium và một số cầu khuẩn đường ruột đối kháng mạnh với vi khuẩn phó
thương hàn, với proteus vulgaris và các vi khuẩn sinh thối rữa.
Cơ chế đối kháng này là nhờ hoạt tính của axít lactic đã có tác dụng ngăn chặn sự
hoạt động của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh và gây thối rữa. Vi khuẩn lactic có ngay
từ ngày đầu con vật mới sinh ra, chúng phát triển và tăng dần số lượng đến mức có
thể khống chế sự phát triển của vi khuẩn E. Coli (Đào Trọng Đạt etal, 1996).

2.3.4 Khả năng điều hòa thân nhiệt của heo con
Hệ thần kinh điều tiết nhiệt của heo con dưới 3 tuần tuổi chưa phát triển hoàn chỉnh
nên thân nhiệt chưa ổn định, chưa cân bằng sinh nhiệt và thải nhiệt. Heo con mới
sinh lớp mỡ dưới da chưa phát triển và glycongen trong cơ thể còn thấp, da mỏng,
lông thưa nên chống lạnh kém.
Heo con mới sinh giữ được thân nhiệt chủ yếu nhờ nước trong cơ thể có tỷ lệ cao
đến 81 – 82% và hệ tuần hoàn hoạt động rất mạnh. Nhưng chỉ 30 giây sau khi được
sinh ra thì lượng nước giảm 1,5 – 2% kèm theo thân nhiệt giảm 5 – 100C và chỉ còn
4 - 5 hem/g/100ml máu. Ở heo con phần thân có nhiệt độ cao hơn phần tai và phần
chân. Nhiệt độ phần thân thì cao nhất ở bụng, vì thế khi cảm lạnh thì nhiệt ở bụng
mất nhiều nhất (Lê Hồng Mận, 2006).
Nuôi heo con trong chuồng có nhiệt độ thấp và ẩm độ cao thì thân nhiệt heo con hạ
rất nhanh, mức độ hạ tùy thuộc vào ngày tuổi của heo. Ngày tuổi của heo con càng
nhỏ thì mức hạ nhiệt càng nhiều. Sau 3 tuần tuổi cơ năng điều tiết thân nhiệt của
heo con mới tương đối hoàn chỉnh và ổn định hơn ở mức 39 - 39,50C.
Bảng 2.2: Nhiệt độ chuồng nuôi úm heo con
Ngày tuổi
Nhiệt độ ( 0C )
1
2
3
4
5
6
7
8 đến cai sữa

35
34
33

31 – 32
30 – 31
28 - 29
26 – 27
23 – 25

(Lê Hồng Mận, 2006)

7


Sưởi ấm cho heo con bằng bóng đèn hồng ngoại là tốt nhất, có thể sưởi ấm bằng
loại bóng đèn sáng 100W hoặc bếp sưởi có lưới che chắn không cho heo con áp sát
bếp (Lê Hồng Mận, 2006).
2.3.5 Đặc điểm miễn dịch của heo con
Heo con mới sinh hầu như chưa có kháng thể. Sau khi bú sữa đầu lượng kháng thể
trong cơ thể heo con tăng rất nhanh nhờ có kháng thể trong sữa đầu. Do vậy, khả
năng miễn dịch của heo con hoàn toàn thụ động, phụ thuộc lượng kháng thể trong
sữa đầu (Lê Hồng Mận, 2006).
Hàm lượng protein trong sữa heo những ngày đầu mới đẻ là 12 – 16%, trong đó y –
globulin tạo sức đề kháng cho heo con trong 3 tuần tuổi đầu, sau đó cơ thể heo con
có khả năng tổng hợp y – globulin. Phần tử y – globulin thấm qua thành ruột heo
con rất tốt trong 24 giờ đầu sau khi đẻ nhờ vào kháng men antitrypsin của sữa đầu
làm mất hoạt lực của men trypsin tuyến tụy và nhờ khoảng cách rộng giữa các tế
bào vách ruột heo con. Sữa đầu còn có MgSO4 có tác dụng tẩy nhẹ sẽ tẩy cặn phân
có trong đường tiêu hóa của heo con trước khi đẻ. Sữa đầu còn cung cấp năng lượng
cho heo con mới sinh cao hơn sữa thường 20% (Lê Hồng Mận, 2006).
Quá trình hấp thu kháng thể của heo con tốt nhất vào 5 – 6 giờ đầu sau khi đẻ vì
nồng độ kháng thể của sữa đầu cao nhất vào 4 giờ sau khi đẻ, đến 6 – 8 giờ giảm đi
còn 50%, đến 12 giờ còn 30% và sang ngày thứ 2 còn rất thấp 10% so với lúc cao

nhất. Heo con hấp thu các phần tử kháng thể trong sữa đầu vào máu dạng nguyên
qua thành ruột cho đến 48 giờ thì không hấp thu được dạng này nữa đó là hiện
tượng “ Đóng cửa ruột ” để tránh các mầm bệnh có thể thâm nhiễm vào (Lê Hồng
Mận, 2006).
2.3.6 Bệnh lý tiêu chảy của heo con
Tất cả bệnh tiêu chảy ở heo con có liên quan đến việc tăng số lượng của những chất
ảnh hưởng đến áp lực thẩm thấu ở lòng ruột. Khi ấy nước di chuyển từ gian bào vào
dịch chất trong lòng ruột.
Cơ chế của tiêu chảy
Thú non ăn quá nhiều sữa hoặc chất thay thế sữa, khi ấy tiêu chảy do hấp thu kém.
Giảm diện tích hấp thu ở ruột non, tình trạng này hay gặp trong bệnh tiêu chảy do
thay đổi tính thẩm thấu, khi ấy tiêu hóa và hấp thu điều kém.
Tiêu chảy sẽ nhiều khi áp lực thẩm thấu trong ruột tăng lên do phân tiết ion theo cơ
chế tích cực. Tình trạng này được gọi là tiêu chảy do phân tiết nhiều.
Tăng tính thấm của đường ruột cũng có thể gây tiêu chảy (Trần Thị Dân, 2004).
Hậu quả sinh lý của tiêu chảy
Mất dịch ngoại bào: ảnh hưởng rõ rệt nhất là mất dịch ngoại bào (dịch nằm giữa các
tế bào, nước của máu). Mất 15% dịch ngoại bào làm xuất hiện triệu chứng lâm sang
như giảm huyết áp, tim đập nhanh thú tím tái và mất 30% sẽ gây chết. Cung cấp
dịch là biện pháp ưu tiên trong trị liệu bệnh tiêu chảy.
8


Thay đổi nồng độ ion trong máu: toan huyết (giảm pH máu) trầm trọng do bởi nhiều
nguyên nhân nhưng chủ yếu do mất HCO3 - qua phân. pH trong tế bào biến động
song song với pH huyết tương. H+ di chuyển vào tế bào làm cho K+ hoặc Na+ đi ra
hoặc Cl - đi vào để cân bằng ion. Tác động ý nghĩa nhất là tăng kali huyết. Khi hàm
lượng kali trong máu tăng thì nhịp tim giảm. Tỷ số giữa K+ ngoại bào và K+ nội bào
thay đổi sẽ làm giảm hiệu thế nghỉ của màng tế bào, do đó hoạt động của cơ tim rối
loạn và thú có thể chết (Trần Thị Dân, 2004).

Thay đổi chất biến dưỡng: giảm glucose huyết thường xảy ra trong tiêu chảy cấp
tính trầm trọng vì thú biến ăn, giảm hấp thu dưỡng chất, ức chế tân tạo đường và
tăng thủy phân glycogen. Khi ấy, thân nhiệt hạ thấp vì không đủ glucose trong việc
tạo năng lượng ở các cơ quan, thú dễ bị nhiễm trùng. Những hậu quả trên cho thấy
cần chữa trị tiêu chảy kịp thời và hợp lý dựa trên diễn biến sinh lý của cơ thể (Trần
Thị Dân, 2004).
2.3.7 Một số nguyên nhân dẫn đến hao hụt heo con
Bị mẹ đè (do nái lứa so còn khờ, cái mập và chậm chạp. Bị đói (sau khi lọt lòng mẹ
không được cho bú sớm, nái thiếu vú, thiếu sữa, heo con yếu lại bú vú lép). Bị lạnh
(sau khi sinh ra gặp nhiệt độ chuồng thấp hơn nhiệt độ trong bụng mẹ lại không
được úm tốt). Thiếu máu (từ sơ sinh đến 3 tuần tuổi) sữa mẹ không cung cấp đủ sắt
cho heo con (Lê Thị Mến, 2010).
Tiêu chảy: nái mới sinh có nhiều sữa, heo con bú quá nhiều, vi khuẩn, thức ăn kém
chất lượng và chăm sóc kém (Lê Thị Mến, 2010).

9


CHƯƠNG III
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM
3.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 7 năm 2011 đến tháng 10 năm 2011
Thí nghiệm được tiến hành tại trại chăn nuôi thực nghiệm Hòa An, ấp Hòa Đức, xã
Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
Trại Thuộc Bộ môn Chăn Nuôi, khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng Trường
Đại Học Cần Thơ.

Hình 3.1: Tổng quát trại heo
3.1.2 Đối tượng thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành trên 14 heo nái đẻ (trong đó có 4 nái giống Landrace, 5
nái giống Yorkshire, 4 nái giống YL) và 144 heo con của các nái trên nuôi từ sơ
sinh đến khi cai sữa. Heo được chăm sóc và nuôi dưỡng theo quy trình chăm sóc và
nuôi dưỡng của trại.
Đối với nái: khi nặn bầu vú thấy sữa non bắn thành tia và ra nước ối ở âm hộ thì
chuẩn bị đỡ đẻ cho nái.
Trường hợp nái đẻ khó: nái có biểu hiện rặn mạnh nhiều lần mà thai vẫn không ra
thì ta cần can thiệp. Người can thiệp phải cắt sạch móng tay, rửa tay sạch sẽ, bôi
vaselin rồi đưa tay từ từ vào âm hộ của heo, nên đưa theo nhịp rặn của nái để lần
tìm heo con, chỉnh sửa rồi kéo ra.
Sau khi nái đẻ xong cần kiểm tra nhau để tránh trường hợp sót nhau, sau đó vệ sinh
phần âm hộ thật sạch sẽ.
Nái đẻ xong rất mệt nên cho nái ăn thức ăn dễ tiêu, qua ngày thứ hai cho nái ăn thức
ăn với lượng tăng dần. Nái nuôi con cho ăn khoảng 4 kg thức ăn/ngày.

10


Heo con sau khi sinh ra được móc và lau sạch nhớt trong mũi miệng, tập cho heo
con bú ngay để heo con bú được sữa đầu, bấm tai, bấm răng và cắt đuôi.
3.1.3 Chuồng trại thí nghiệm
3.1.3.1 Điều kiện tự nhiên của trại thực nghiệm Hòa An
Vị trí địa lý
Trại nằm trong trung tâm nghiên cứu đa dạng sinh học Hòa An.
Khí hậu
Trại chăn nuôi thực nghiệm mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới của vùng Đồng Bằng
Sông Cửu Long chia ra hai mùa rõ rệt:
Mùa nắng: từ tháng 11 đến tháng 4 mùa này khí hậu khô nóng.
Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 10 mùa này mưa nhiều.
Nhiệt độ và ẩm độ môi trường nuôi như sau (Huỳnh Quốc Tín, 2010).

Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình: 27,30C
Nhiệt độ cao nhất: 310C (lúc 11 giờ)
Nhiệt độ thấp nhất: 250C (lúc 3 giờ)
Ẩm độ:
Ẩm độ trung bình: 82,3%
Ẩm độ cao nhất: 98% (lúc 3 giờ)
Ẩm độ thấp nhất: 54% (lúc 11 giờ)
Đất đai:
Đất đai của trại thuộc loại đất phèn. Toàn trại được xây dựng trên đất ruộng bơm
cát.
Diện tích của toàn trại khoảng 7 ha bao gồm chuồng trại, hệ thống xử lý nước thải,
đất trồng cây, trồng cỏ, ao hồ, mương, đường đi, văn phòng và nhà kho.
Nhìn chung điều kiện tự nhiên ở đây thích hợp để phát triển chăn nuôi, hệ thống
giao thông vận tải thuận lợi cho việc vận chuyển thức ăn, con giống và các vật tư
khác.
3.1.3.2 Chuồng trại
Trại chăn nuôi thực nghiệm Hòa An được xây dựng với quy mô công nghiệp theo
hướng chăn nuôi khép kín từ heo nái đến sản phẩm cuối cùng là heo thịt xuất
chuồng. Mỗi loại heo được nuôi ở mỗi dãy chuồng riêng biệt có thiết kế phù hợp
với đặc điểm sinh lý, sinh trưởng, sinh sản và phát triển của heo nhằm phát huy tối
đa khả năng sản xuất của con giống, thuận lợi cho quản lý chăn sóc, nuôi dưỡng và
mang lại lợi nhuận cao.

11


Hình 3.2: Sơ đồ trại
Trại xây dựng với 4 dãy chuồng nuôi các loại heo khác nhau.
Dãy A: được xây 2 dãy với lối đi ở giữa dùng để thu gom phân, hai lối đi hai bên

dùng để cho heo ăn. Hai bên có cửa sổ được lấp kiếng. Cuối dãy có hệ thống quạt
hút, hai bên đầu dãy có lấp hệ thống làm mát bằng đệm thấm nước.
Dãy B: được thiết kế để nuôi heo nái nuôi con và nái khô với 3 dãy chuồng, phía
đầu dãy bố trí các lồng đẻ. Hai bên có cửa sổ được che kín bằng bạt. Cuối dãy có hệ
thống quạt hút.
Lồng nái đẻ: dạng lồng ép, lồng chuồng làm bằng sắt, sàn ở giữa lót 2 tấm đan (45 x
80 cm/1 tấm) còn hai bên lót những miếng nhựa mũ (30 x 40 cm/ tấm), 1 bên lót 8
miếng, 1 bên lót 4 miếng. Phía trước lồng có máng ăn và vòi nước uống tự động.
Lồng nái mang thai: dạng lồng ép cố định, sàn tráng xi măng. Ở trước có máng ăn
và vòi nước uống tự động.

Hình 3.3: Lồng nái đẻ
12


Dãy C: được thiết kế để nuôi heo cai sữa, trên lồng có lối đi ở giữa dùng để cho ăn.
Hai bên có cửa sổ được che bạt, ban ngày bạt được kéo lên để thông thoáng khí do
hệ thống quạt hút chưa hoạt động.
Dãy D: trong dãy có 12 ô chuồng, mỗi ô đều có bể tắm, dùng để nuôi heo thịt. Nay
không còn được sử dụng. Cuối dãy có hệ thống quạt hút chỉ hoạt động vào ban đêm.
Ban ngày, bạt che ở hai bên được kéo lên để thông thoáng khí.
3.1.3.3 Công tác thú y
* Vaccine tiêm phòng heo nái: Mycoplasma, PRRS, dịch tả. Heo mẹ được tiêm
cùng thời điểm với heo con, tiêm trước khi đẻ và sau khi phối trước 2 tuần (Trại
chăn nuôi thực nghiệm Hòa An).
Thuốc trị bệnh cho heo nái và heo con: các loại thuốc thú y trại thường xuyên sử
dụng như Bio - E.coli stop, Oxytetracyclin, Nova Enrocin 10%, Baytril, Catosal,
AD3E, Bio- Quinococ, Oxytoxin, Lactizym, Tyloco, Carbomango, Vime C,
Hemofer + B12, Iodine…
* Chăm sóc heo nái sau khi sinh: heo nái sau khi sinh được tiêm 4ml (40UI)

Oxytoxin, ngừa hội chứng MMA (viêm vú, viêm tử cung, mất sữa) bằng 5ml
Oxytetracylin + 6ml Dexamethasol và thụt rửa tử cung nhiều lần bằng dung dịch
NaCl 9‰.
* Chăm sóc heo con: heo con sau khi sinh được tiêm phòng theo quy trình như được
mô tả trong bảng 3.1.
Bảng 3.1: Qui trình tiêm phòng heo con của trại
Ngày tuổi

Vaccine

Thuốc
Tiêm sắt: Hermofer B12

2 -3
7

Mycoplasma: Respisure

18 – 20

PRRS: BSL – PS (100)

28 - 30

Dịch tả: Pest - Vac

(Trại chăn nuôi thực nghiệm hòa An)

3.1.4 Dụng cụ thí nghiệm
Cân đồng hồ 30 kg độ chính xác 100g để cân heo con, sổ ghi chép, lồng cân heo

con, kìm bấm răng, kéo, kìm cắt đuôi heo, xô đựng thức ăn…
3.1.5 Nước uống trong thí nghiệm
Nước cho heo uống được bơm từ hệ thống mạch nước ngầm được xử lí và sau đó
đưa lên dụng cụ chứa nước và đưa đến núm uống tự động ở mỗi ô chuồng.
3.1.6 Thức ăn dùng trong thí nghiệm
Thức ăn hỗn hợp GreenFeed cho heo nái nuôi con và heo con theo mẹ ở trạng thái
cho ăn (dạng viên).

13


Bảng 3.2: Thành phần dưỡng chất của thức ăn nái nuôi con và heo con.
Loại thức ăn
9054
9024
Năng lượng trao đổi tối 3100
thiểu ( kcal/kg)

3200

Đạm tối thiểu (%)

16

20

Ca trong khoảng (%)
P tối thiểu (%)
Xơ tối đa (%)
Muối trong khoảng (%)

Ẩm độ tối đa (%)

0,8 – 1,2
0,6
6
0,3 – 1,0
14

0,7 – 1,2
0,5
5
0,2 – 0,5
14

Loại thức ăn 9054 còn bổ xung thêm: CTC tối đa: 50 mg/kg và ENRAMYCIN tối
đa: 10 mg/kg. Loại thức ăn 9024 còn bổ xung thêm: COLISTIN tối đa: 120 mg/kg
và FLOFENICOL tối đa: 100 mg/kg.
Công ty cổ phần GreenFeed Việt Nam.

Hình 3.4: Thức ăn 9054 và 9024
3.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.2.1 Phương pháp tiến hành
Thí nghiệm được tiến hành bằng cách theo dõi ngẫu nhiên tất cả các bầy heo được
sinh ra từ tháng 7/2011 đến tháng 10/2011 để đánh giá ảnh hưởng của giống heo L,
Y và YL.

14


Quan sát và ghi nhận số con sơ sinh, số con cai sữa, số con tiêu chảy, số con chết.

Quan sát các đôi vú heo mẹ và ghi nhận khối lượng của heo con qua các tuần.
Cân và ghi nhận khối lượng, lượng thức ăn của heo con qua các tuần.
3.2.2 Xử lý số liệu
Số liệu được thu thập qua thời gian thí nghiệm được xử lý trên phần mềm Excel và
phân tích phương sai một nhân tố của chương trình Minitab Vession 13.0 (2000) so
sánh trung bình các nghiệm thức bằng phép thử Tukey. Ngoài ra phép thử khi bình
phương của chương trình Minitab 13.0 (2000) cũng được sử dụng đối với các số
liệu về tỉ lệ tiêu chảy và tỉ lệ chết.
3.3 CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI
Số heo con sơ sinh
Số heo sơ sinh là số heo con còn sống đến 24 giờ trong cùng một bầy
Số heo con cai sữa
Số heo con cai sữa là số heo con còn sống đến khi cai sữa trong cùng một bầy
Khối lượng của heo con qua các tuần tuổi
Chỉ tiêu này được xác định bằng cách cân heo con vào các thời điểm sơ sinh, 1 tuần,
2 tuần, 3 tuần, cai sữa. Heo con được cân từng con theo từng bầy để ghi nhận khối
lượng.
Tăng trọng tuyệt đối của heo con qua các tuần
Tăng trọng tuyệt đối hàng ngày (g/ngày/con) = (Khối lượng cuối kì – Khối lượng
đầu kì)/số ngày khảo sát
(Nguyễn Thiện et al, 2004)
Tiêu tốn thức ăn của heo con
Tiêu tốn thức ăn (g/ngày/con) = Lượng thức ăn cho ăn – Lượng thức ăn thừa
Hệ số chuyển hóa thức ăn của heo con
Hệ số chuyển hóa thức ăn (g/ngày/con) = Lượng thức ăn tiêu tốn/tuần
Tăng trọng bình quân/tuần
Tỉ lệ đồng đều
Tỉ lệ đồng đều (%) = Khối lượng con thấp nhất
x 100
Khối lượng con cao nhất

(Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007)
Tỉ lệ chết của heo con qua các tuần
Tỉ lệ chết (%) = (Số con chết / Tổng số heo con) x 100
Tỉ lệ tiêu chảy của heo con qua các tuần
Tỉ lệ tiêu chảy (%) =

Số lượt tiêu chảy
Tổng số heo con x Số ngày thí nghiệm

x 100

Ảnh hưởng của đôi vú heo mẹ trên sự gia tăng khối lượng của heo con
Ảnh hưởng của đôi vú heo mẹ trên tăng trọng của heo con
15


×