Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

HIỆU QUẢ của các LOẠI GIÁ THỂ lên sự SINH TRƯỞNG và PHÁT TRIỂN của cúc ĐỒNG TIỀN (gerbera jamesonii) TRÊN hệ THỐNG THỦY CANH HOÀN lưu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 59 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN THỊ DIỆU HIỀN

HIỆU QUẢ CỦA CÁC LOẠI GIÁ THỂ LÊN SỰ SINH
TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÚC ĐỒNG TIỀN
(Gerbera jamesonii) TRÊN HỆ THỐNG
THỦY CANH HOÀN LƯU

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: HOA VIÊN VÀ CÂY CẢNH

Cần Thơ, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: HOA VIÊN VÀ CÂY CẢNH

Tên đề tài:
HIỆU QUẢ CỦA CÁC LOẠI GIÁ THỂ LÊN SỰ SINH
TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÚC ĐỒNG TIỀN
(Gerbera jamesonii) TRÊN HỆ THỐNG
THỦY CANH HOÀN LƯU

Sinh viên thực hiện:

Giáo viên hướng dẫn:


PGS.TS. Nguyễn Bảo Toàn

Nguyễn Thị Diệu Hiền
MSSV: 3083718
Lớp: HVCC K34

Cần Thơ, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÍ- SINH HÓA

Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Hoa viên và Cây cảnh với đề tài:

HIỆU QUẢ CỦA CÁC LOẠI GIÁ THỂ LÊN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT
TRIỂN CỦA CÚC ĐỒNG TIỀN (Gerbera jamesonii) TRÊN HỆ THỐNG
THỦY CANH HOÀN LƯU

Do sinh viên Nguyễn Thị Diệu Hiền thực hiện
Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét

Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2012
Cán bộ hướng dẫn

PGS.TS Nguyễn Bảo Toàn

i



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÍ- SINH HÓA

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành
Hoa viên và Cây cảnh với đề tài:

HIỆU QUẢ CỦA CÁC LOẠI GIÁ THỂ LÊN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT
TRIỂN CỦA CÚC ĐỒNG TIỀN (Gerbera jamesonii) TRÊN HỆ THỐNG
THỦY CANH HOÀN LƯU

Do sinh viên Nguyễn Thị Diệu Hiền thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp: .......................................................
……………………………………………………………………………………….
Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức:...............................................

DUYỆT KHOA

Cần Thơ, ngày…..tháng….năm 2012
Chủ tịch hội đồng

Trưởng khoa Nông Nghiệp và SHƯD

ii


LỜI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu , kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kì luận văn
nào trước đây.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Diệu Hiền

iii


TIỂU SỬ CÁ NHÂN

Họ và tên:

Nguyễn Thị Diệu Hiền

Giới tính: Nữ

Ngày sinh:

16/10/1990

Dân tộc: Kinh

Nơi sinh:

Quận Ô Môn, Tp Cần Thơ

Họ và tên cha: Nguyễn Văn Sách

Sinh năm 1962

Họ và tên mẹ: Nguyễn Thị Phụng


Sinh năm 1958

Quê quán: Thới Long, quận Ô Môn, Tp Cần Thơ
Quá trình học tập:
1996-2000: Trường Tiểu học Thới Hưng 1
2000-2005: Trường Trung học cơ sở Trần Ngọc Hoằng
2005-2008: Trường Trung học phổ thông Trần Ngọc Hoằng
2008-2012: Trường Đại học Cần Thơ, ngành Hoa viên và Cây cảnh, khóa 34,
Kkoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng

Ngày….tháng….năm 2012
Người khai ký tên

Nguyễn Thị Diệu Hiền

iv


LỜI CẢM TẠ

Trong suốt 4 năm học tại trường Đại Học Cần Thơ, em đã rất vinh dự nhận
được sự quan tâm, giúp đỡ, dạy bảo tận tình của quý thầy cô ở trường để hôm
nay em hoàn thành luận văn này. Không có lời nào hơn em xin được:
Thành kính ghi nhớ công ơn thầy Nguyễn Bảo Toàn đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ, tạo điều kiện tốt cho em trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn
chỉnh bài luận văn này.
Cảm ơn thầy Phạm Phước Nhẫn và cô Lê Minh Lí, cố vấn học tập đã quan
tâm, dìu dắt và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập.
Cảm ơn tất cả quý thầy cô, anh chị Bộ môn Sinh lí-Sinh hóa, khoa Nông

nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy,
rèn luyện cho em trong suốt khóa học. Những điều thầy cô đã dạy sẽ là hành
trang cho em trong con đường sự nghiệp tương lai sắp tới.
Con cũng kính dâng lời cảm tạ sâu sắc đến cha mẹ đã suốt đời tận tụy, hy
sinh vì tương lai của các con.
Thân gởi về các bạn Hoa viên và Cây cảnh K34 cảm ơn các bạn đã giúp đỡ
và động viên tôi trong suốt thời gian học tập và làm luận văn.
Chân thành và kính gởi đến cha mẹ, quý thầy cô và các bạn lời chúc sức
khỏe, hạnh phúc và mọi điều tốt đẹp nhất.
Chân thành cảm ơn!

Nguyễn Thị Diệu Hiền

v


Nguyễn Thị Diệu Hiền, 2012. “Hiệu quả của các loại giá thể lên sự sinh trưởng và
phát triển của cúc đồng tiền (Gerbera jamesonii) trên hệ thống thủy canh hoàn lưu”.
Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Hoa viên và Cây cảnh, Khoa Nông nghiệp và
Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn PGS.TS Nguyễn
Bảo Toàn.

TÓM LƯỢC
Đề tài: “Hiệu quả của các loại giá thể lên sự sinh trưởng và phát triển của cúc đồng
tiền (Gerbera jamesonii) trên hệ thống thủy canh hoàn lưu” được thực hiện tại Trại
Nghiên cứu và Thực nghiệm Nông nghiệp, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng
dụng, Trường Đại học Cần Thơ từ tháng 12/2011 đến tháng 4/2012 nhằm mục tiêu:
Xác định loại giá thể thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cúc đồng tiền
trong hệ thống thủy canh hoàn lưu. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn
ngẫu nhiên một nhân tố, 12 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại 1 cây gồm 3 nghiệm thức ( 3

loại giá thể) 1/ Giá thể mụn dừa, 2/ Giá thể trấu + mụn dừa, 3/ Giá thể chỉ xơ dừa +
mụn dừa. Kết quả cho thấy pH tăng do cây hấp thu dinh dưỡng dưới dạng anion, EC
giảm so với EC ban đầu của dung dịch dinh dưỡng (1.6 dS/m) cho thấy cây hấp thu
nhiều dinh dưỡng, hoặc do một số khoáng đã bị kết tủa, lắng tụ xuống đáy ống nhựa
và thùng nhựa PVC. Ở giai đoạn 45 ngày cây có triệu chứng thiếu sắt (27.8 mg/l),
nhưng sau khi tăng nồng độ sắt lên gấp đôi (55.6 mg/l) thì triệu chứng thiếu sắt
không còn nữa. Số lá, chiều cao cây, chiều dài phiến lá, chiều ngang phiến lá, chiều
cao cuống hoa và đường kính hoa ở nghiệm thức trấu + mụn dừa đều khác biệt có ý
nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại. Trong 3 loại giá thể ngiên cứu thì giá
thể trấu + mụn dừa tỷ lệ 1:1 có hiệu quả cao cho sự sinh trưởng và phát triển của
cúc đồng tiền thủy canh trong hệ thống hoàn lưu.

vi


MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

DANH SÁCH BẢNG

x

DANH SÁCH HÌNH

xi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


xii

MỔ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2

1.1 NGUỒN GỐC VÀ YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CỦA CÚC ĐỒNG

2

TIỀN
1.1.1 Nguồn gốc

2

1.1.2 Yêu cầu ngoại cảnh

2

1.1.2.1 Nhiệt độ

2

1.1.2.2 Ẩm độ

3


1.1.2.3 Đất

3

1.1.2.4 Ánh sáng

3

1.1.2.5 Nhu cầu về dinh dưỡng

3

1.2 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI

4

1.2.1 Thân, lá

4

1.2.2 Rễ

4

1.2.3 Hoa

5

1.3 THỦY CANH


5

1.3.1 Định nghĩa thủy canh

5

1.3.2 Sơ lược lịch sử phát triển thủy canh

5

1.3.3 Yêu cầu cơ bản của thủy canh

6

1.3.4 Ưu điểm và hạn chế của thủy canh

7

1.3.4.1 Ưu diểm

7

1.3.4.2 Hạn chế

7

1.3.5 Các vật liệu dùng trong kỹ thuật thủy canh
1.3.5.1 Dung dịch dinh dưỡng


8
8

vii


1.3.5.2 Giá thể

10

1.3.6 Các yêu cầu quản lý của thủy canh

10

1.3.7 Phương pháp thủy canh hoàn lưu

11

1.3.8 Ứng dụng kỹ thuật thủy canh trong canh tác hoa kiểng

11

1.4 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ DINH DƯỠNG VÀ GIÁ THỂ

12

TRÊN CÚC ĐỒNG TIỀN
1.4.1 Dinh dưỡng

13


1.4.2 Giá thể

13

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

14

2.1 PHƯƠNG TIỆN

14

2.1.1 Địa điểm và thời gian

14

2.1.2 Phương tiện thí nghiệm

14

2.2 MÔ TẢ THÍ NGHIỆM

15

2.3 XỬ LÝ SỐ LIỆU

18

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


19

3.1 GHI NHẬN TỔNG QUÁT

19

3.2 pH VÀ EC

20

3.3 HIỆU QUẢ CỦA CÁC LOẠI GIÁ THỂ LÊN SỰ SINH

21

TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÚC ĐỒNG TIỀN (Gerbera
jamesonii) TRÊN HỆ THỐNG THỦY CANH HOÀN LƯU
3.3.1 Số lá

21

3.3.2 Chiều cao cây

22

3.3.3 Chiều dài phiến lá

24

3.3.4 Chiều ngang phiến lá


26

3.3.5 Số chồi

28

3.3.6 Thời gian xuất hiện nụ 50% và hoa nở 50%

28

3.3.7 Số hoa, chiều dài cuống hoa và đường kính hoa

29

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

32

4.1 Kết luận

32

viii


4.2 Đề nghị

32


TÀI LIỆU THAM KHẢO

33

ix


DANH SÁCH BẢNG

BẢNG
1.1

NỘI DUNG
Thành phần dinh dưỡng ở các giai đoạn của cúc đồng

TRANG
4

tiền
1.2

Thành phần chất khoáng trong môi trường dinh dưỡng

8

Hoagland
2.1

Thành phần chất khoáng trong môi trường dinh dưỡng


15

2.2

Thành phần khoáng (ppm) của môi trường dinh dưỡng

15

3.1

Bổ sung sắt cho cúc đồng tiền thủy canh ở thời điểm

19

trước và sau 45 ngày
3.2

Chỉ số pH, EC của dung dịch dinh dưỡng theo thời gian.

21

3.3

Số lá cúc đồng tiền thủy canh ở các loại giá thể khác

22

nhau theo thời gian.
3.4


Chiều cao (cm) cúc đồng tiền thủy canh ở các loại giá

23

thể khác nhau theo thời gian.
3.5

Chiều dài phiến lá (cm) cúc đồng tiền thủy canh ở các

25

loại giá thể khác nhau theo thời gian.
3.6

Chiều ngang phiến lá (cm) cúc đồng tiền thủy canh ở các

27

loại giá thể khác nhau theo thời gian.
3.7

Số chồi (chồi/cây) cúc đồng tiền thủy canh ở các loại giá

28

thể khác nhau theo thời gian.
3.8

Thời gian (ngày) xuất hiện 50% nụ và 50% hoa nở ở


29

các loại giá thể khác nhau thủy canh theo thời gian.
3.9

Số hoa (hoa/cây), chiều dài cuống hoa (cm) và đường
kính hoa (cm) cúc đồng tiền (Gerbera jamesonii) thủy
canh ở các loại giá thể khác nhau theo thời gian.

x

30


DANH SÁCH HÌNH

HÌNH

NỘI DUNG

TRANG

1.1

Biểu đồ cho thấy sự hiện diện của các nguyên tố khoáng ở

9

các pH khác nhau
2.1


Hình 2.1 Cúc đồng tiền trồng trong chậu nhựa có lỗ đã có

16

sẵn giá thể: (a) trấu + mụn dừa, (b) mụn dừa, (c) chỉ xơ
dừa + mụn dừa
2.2

Hình 2.2 Cúc đồng tiền thủy canh trên các ống nhựa PVC

17

được bố trí theo mặt phẳng đã có sẵn dinh dưỡng.
3.1

Triệu chứng thiếu sắt của cây cúc đồng tiền ở các loại giá

19

thể khác nhau thủy canh ở thời điểm 45 ngày: (a) lá non bị
vàng, (b) lá non chuyển sang bị cháy.
3.2

Cúc đồng tiền mất triệu chứng thiếu sắt sau khi tăng hàm

20

lượng sắt lên gấp đôi (55,6 mg/l) ở giai đoạn 60 ngày.
3.3


Chiều cao cúc đồng tiền (Gerbera jamesonii) ở các loại

24

giá thể: (a) Trấu + mụn dừa, (b) Mụn dừa, (c) Chỉ xơ dừa
+ mụn dừa, thủy canh ở thời điểm 60 ngày.
3.4

Chiều dài phiến lá cúc đồng tiền (Gerbera jamesonii) ở

26

các loại giá thể: (a) Trấu + mụn dừa, (b) Mụn dừa, (c) Chỉ
xơ dừa + mụn dừa, thủy canh ở thời điểm 75 ngày
3.5

Chiều ngang phiến lá cúc đồng tiền (Gerbera jamesonii) ở

27

các loại giá thể: (a) Trấu + mụn dừa, (b) Mụn dừa, (c) Chỉ
xơ dừa + mụn dừa, thủy canh ở thời điểm 75 ngày.
3.6

Đường kính hoa cúc đồng tiền (Gerbera jamesonii) ở các
loại giá thể: (a) Trấu + mụn dừa, (b) Mụn dừa, (c) Chỉ xơ
dừa + mụn dừa, thủy canh ở thời điểm 120 ngày.

xi


30


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DFT:

Kỹ thuật dòng chảy sâu ( Deep flow technique )

ĐHCT:

Đại học Cần Thơ

XD:

Xơ dừa

NT1:

Nghiệm thức 1

NT2:

Nghiệm thức 2

NT3:

Nghiệm thức 3


EC:

Độ dẫn điện

MT

Môi trường

xii


MỞ ĐẦU
Hoa đồng tiền hay cúc đồng tiền là một loài hoa đẹp, màu sắc phong phú đỏ, cam,
vàng, trắng,…Hoa có độ bền lâu, ra hoa quanh năm nên thích hợp làm hoa trang trí
và cắt cành. Đây là một trong 10 loài hoa tiêu thụ mạnh trên thế giới, được nhiều
người ưa chuộng (Choudhary & Provad, 2002). Ngày nay nhu cầu đô thị hóa ngày
càng diễn ra mạnh mẽ, cuộc sống con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu
thư giản với không gian xanh là nhu cầu thiết yếu. Việc trồng cúc đồng tiền trong
đất để tạo mảng xanh mang lại nhiều khả quan. Tuy nhiên ở các khu nhà cao tầng
việc sử dụng đất để trồng cây thì gặp nhiều trở ngại. Trước hết đất rất khó tìm, kế
đến đất sẽ làm bẩn nhà và hàng năm phải thay đất việc chăm sóc cũng tốn nhiều
thời gian. Vì vậy một phương pháp trồng cây được quan tâm trong xu thế hiện nay
là phương pháp thủy canh. Thủy canh không cần đất nhưng cần giá thể giúp cây
đứng vững.
Do đặc điểm của cúc đồng tiền là cây thân thảo, không chịu được úng nhưng đồng
thời có sinh khối lớn, bộ lá to, tiêu hao nước nhiều, do vậy khả năng chịu hạn kém,
cho nên việc tìm ra loại giá thể thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cúc
đồng tiền vừa tạo ẩm độ cao vừa làm cho rễ thông thoáng không gây úng, góp phần
làm cho cúc đồng tiền phát triển tốt đây là vấn đề đáng được quan tâm. Phương
pháp thủy canh không cần sử dụng đất nên rất thích hợp cho các khu nhà trong đô

thị hay những gia đình không có đất canh tác nhưng yêu thích và muốn có một
khoảng không gian xanh cho gia đình.
Giá thể thủy canh hoàn lưu thường không sử dụng nhiều. Có nhiều loại phế phẩm
nông nghiệp có thể sử dụng làm giá thể thủy canh như xơ dừa (XD), mụn dừa, vỏ
trấu…Việc nghiên cứu giá thể nào thích hợp cho thủy canh cúc đồng tiền thì cần
thiết. Vì vậy, đề tài “Hiệu quả của các loại giá thể lên sự sinh trưởng và phát triển
của cúc đồng tiền (Gerbera jamesonii) trên hệ thống thủy canh hoàn lưu” được thực
hiện với mục tiêu:
- Xác định loại giá thể thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cúc đồng tiền.

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 NGUỒN GỐC VÀ YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CỦA CÚC ĐỒNG TIỀN
1.1.1 Nguồn gốc
Hoa đồng tiền hay cúc đồng tiền, tên khoa học là Gerbera jamesonii có nguồn gốc ở
miền Đông Nam Phi, do Robert Jameson phát hiện năm 1697. Cây mọc ở những nơi
râm mát, ở độ cao so với mặt biển từ 1.100-1.700 m ở vĩ độ 260o Nam. Cúc đồng
tiền được du nhập vào Anh vào thế kỷ XIX. Ở Anh, Irwin Lynch là người đầu tiên
tiến hành lai tạo giữa các giống đồng tiền với nhau. Sau đó, Pháp và Hà Lan cũng
tiến hành nghiên cứu và trở thành trung tâm lai tạo giống hoa đồng tiền lớn của thế
giới (Đặng Văn Đông & Đinh Thế Lộc, 2003). Theo Rahman (2010), cúc đồng tiền
được phân loại như sau:
Giới: Plantae

Bộ: Asteraceae

Ngành: Magnoliophyta


Phân họ: Mutisioideae

Lớp: Magnoliopsida (lớp 2 lá mầm) Chi: Gerbera
Chi đồng tiền Gerbera có khoảng 40 loài. Các giống trồng hiện nay là con lai giữa
G. viridifilia Schult Bip và G. jamesonii với các giống lai tự nhiên ở Nam Phi. Miêu
tả khoa học đầu tiên về chi Gerbera đã được Hooker thực hiện trong tạp chí thực vật
Curtis năm 1889, ông đã miêu tả về Gerbera jamesonii, một loài được biết dưới tên
gọi cúc Transvaal hay cúc Barberton ở Nam Phi.
1.1.2 Yêu cầu ngoại cảnh
1.1.2.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự sinh trưởng, phát triển
của cúc đồng tiền. Đa số các giống cúc đồng tiền ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ thích
hợp từ 18-250C (Thiên Kim, 2009), nhiệt độ lý tưởng vào ban đêm là 15-16 0C. Tuy
nhiên, một số giống thích hợp với nhiệt độ cao hơn từ 30-340C. Nhiệt độ ban đêm
thấp hơn 10-120C hay nhiệt độ ban ngày lớn hơn 350C sẽ gây ra một số biểu hiện

2


trên cây như: cây kém phát triển, cuống ngắn, màu sắc hoa thay đổi,…Tùy vào từng
giai đoạn sinh trưởng mà cây đòi hỏi nhiệt độ khác nhau (Preesman, 2005).
1.1.2.2 Ẩm độ
Theo Đặng Văn Đông & Nguyễn Xuân Linh (2000), cúc đồng tiền có sinh khối lớn
nên cần nhiều nước để sinh trưởng. Đất trồng phải luôn được giữ ẩm nhưng không
để úng nước. Ẩm độ đất từ 60-70%, ẩm độ không khí 55-65% là điều kiện thích hợp
cho sự sinh trưởng và phát triển của cúc đồng tiền (Đào Thanh Vân & Đặng Thị Tố
Nga, 2007). Trong thời kỳ hoa nở nên giữ đất trong trạng thái ẩm (Thiên Kim,
2009). Khi tưới nước, bón phân tránh để nước đọng lại trên lá và hoa làm cho hoa
mau thối rữa. Lá cúc đồng tiền phải hoàn toàn khô trước khi trời tối. Tình trạng ẩm

độ thấp kéo dài sẽ làm cho hoa ngắn nằm ẩn trong tán lá (Kessler, 1999).
1.1.2.3 Đất
Đất trồng cúc đồng tiền thích hợp nhất nên chọn đất cát, hay thịt pha cát có tính acid
nhẹ (pH từ 5,5-5,8), EC từ 1,2-1,5 dS/m. Đất màu mỡ, chứa nhiều mùn, thoát nước
tốt (Linwick, 2007; Đặng Văn Đông & Đinh Thế Lộc, 2003).
1.1.2.4 Ánh sáng
Theo Tjia & Black (2003), cúc đồng tiền là loại cây sống dưới ánh sáng toàn phần,
nhưng cây cũng phát triển mạnh khi che sáng 30-50%. Mức độ ánh sáng tốt nhất từ
42.000-65.000 lux. Cây được trồng trong điều kiện ánh sáng thích hợp sẽ sinh
trưởng mạnh, cho nhiều hoa và màu sắc đẹp hơn. Ngược lại, cây nhận được quá
nhiều ánh sáng thân lá sẽ vàng và cuống hoa ngắn nằm khuất bên dưới tán lá
(Kessler, 1999).
1.1.2.5 Nhu cầu về dinh dưỡng
Dinh dưỡng có ý nghĩa quyết định sự sinh trưởng, phát triển của cúc đồng tiền.
Trong khi các loại vô cơ như đạm lân, kali, canxi thúc đẩy nhanh sự sinh trưởng của
cây thì các loại hữu cơ có xu hướng cải tạo cấu trúc đất. Ngoài ra, phân hữu cơ còn
cung cấp thêm các loại đa lượng và vi lượng làm cây sinh trưởng tốt, cho hoa bền
và đẹp hơn (Đặng Văn Đông & Đinh Thế Lộc, 2003). Các phân tích trên cây sẽ cho

3


biết tỉ lệ các chất trong cây (Bảng 1.1), căn cứ đó có thể cung cấp lượng dinh dưỡng
phù hợp cho cây.
Bảng 1.1: Thành phần dinh dưỡng ở các giai đoạn của cúc đồng tiền
Nhóm

Đa lượng
(%)


Vi lương
(ppm)

Khoáng chất

Cây non

Đẻ nhánh

Ra hoa

N

2,5

2,7

3

P

0,5

0,5

0,5

K

3,2


3,2

3,8

Ca

0,5

0,5

1,3

Mg

0,2

0,4

0,6

Fe

62

62

132

Mn


17

30

82

Cu

2

2

4

Zn

19

19

24

B

19

19

24


Nguồn: Đặng Văn Đông & Đinh Thế Lộc (2003)

1.2 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI
Cây hoa cúc đồng tiền thuộc loại thân thảo học Cúc
1.2.1 Thân, lá
Thân ngầm, không phân cành chỉ đẻ nhánh, lá và hoa phát triển từ thân, lá mọc
chếch so với mặt đất một góc 15-45 độ, hình dáng lá thay đổi theo sinh trưởng của
cây (từ hình trứng thuôn đến thuôn dài); lá dài 15-25cm, rộng 5-8cm, có hình lông
chim, xẻ thuỳ nông hoặc sâu (tuỳ thuộc vào từng loại giống), mặt lưng lá có lớp
lông nhung.
1.2.2 Rễ
Thuộc dạng rễ chùm, hình ống, phát triển khoẻ, ăn ngang và nổi một phần trên mặt
đất, vươn dài tương ứng với diện tích lá tỏa ra

4


1.2.3 Hoa
Hoa là dạng hoa tự đơn hình đầu và bông hoa được tạo bởi hai loại cánh hoa hình
lưỡi và hình ống. Cánh hình lưỡi lớn hơn, xếp thành một vòng hoặc vài vòng phía
ngoài; cánh hình ống nhỏ hơn, do sự thay đổi hình thái và màu sắc nên được gọi là
mắt hoa hoặc tâm hoa. Trong quá trình hoa nở, cánh hoa hình lưỡi nở trước, cánh
hoa hình ống nở sau theo thứ tự từ ngoài vào trong theo từng vòng một.
().

1.3 THỦY CANH
1.3.1 Định nghĩa thủy canh
Thủy canh (hydroponic culture) hay canh tác cây trồng không cần đất (soilless
culture) là một công nghệ trồng cây trong dung dịch dinh dưỡng được cung cấp đầy

đủ những nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng của cây ở mức độ tối
hảo. Thủy canh đầu tiên là cây được trồng trong dung dịch dinh dưỡng. Nhưng sau
này người ta thấy cần thêm các giá thể trơ như sỏi, than bùn, mùn cưa, chỉ xơ
dừa,…cũng cải thiện cách trồng này rất nhiều. Các chất trơ này có tác dụng hỗ trợ
về mặt cơ học cho hệ thống rễ cây trồng (Nguyễn Bảo Toàn, 2010).
1.3.2 Sơ lược lịch sử phát triển thủy canh
Thủy canh (hydroponic, soiless culture) là kỹ thuật canh tác cây trồng trong dung
dịch dinh dưỡng (nước chứa các khoáng cần thiết cho cây trồng) có hoặc không có
giá thể nâng đỡ bộ rễ. Các dinh dưỡng được cung cấp tối hảo cho cây trồng. Các giá
thể thường dùng trong thủy canh là cát, đá, sỏi, than bùn, xơ dừa, mùn cưa, sợi tự
nhiên hay tổng hợp (Dickson, 2004; Quinn, 2004).
Trong lịch sử, loài người đã biết trồng cây bằng kỹ thuật thủy canh từ rất sớm.
Vườn treo Babylon, vườn nổi Azectecs (Mêxicô) là những điển hình đầu tiên của
trồng cây trong dung dịch. Thủy canh được sử dụng đầu tiên cho mục đích thí
nghiệm, để nghiên cứu hiệu quả của các loại dinh dưỡng dùng cho cây trồng.

5


Năm 1937, thuật ngữ “Hydroponic” được sử dụng lần đầu tiên bởi William
Frederick Gericke (trường đại học California), nghĩa là trồng cây trong dung dịch
dinh dưỡng. Năm 1938, hai nhà dinh dưỡng cây trồng là Dennis R. Hoagland và
Daniel I. Arnon đã viết bản tin về phương pháp trồng thủy canh và sau đó phát triển
nhiều công thức cho dung dịch dinh dưỡng khoáng. Năm 1950, các mô tả hệ thống
về các dung dịch dinh dưỡng được hai ông trình bày một cách hệ thống (Sonneveld
& Voogt, 2009).
Năm 1860, Julius lập được công thức pha chế dinh dưỡng trong nước giúp cây hấp
thụ dễ dàng, đây được xem là nguồn gốc của kỹ thuật trồng trong dung dịch dinh
dưỡng. Trong thời gian này, hai nhà khoa học người Đức là Sachs (1860) và Knop
(1861) cũng đề xuất trồng cây trong dung dịch nước có chứa chất khoáng mà cây

cần.
Ở Việt Nam, Lê Đình Lương phối hợp với tổ chức Nghiên cứu và Triển khai Hồng
Kông đã tiến hành nghiên cứu toàn diện các khía cạnh Khoa học Xã hội cho việc
chuyển giao công nghệ và phát triển thủy canh năm 1993. Năm1999, I Mai và
Midmore (Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển rau Châu Á) đã chuyển giao kỹ thuật
trồng thủy canh cho nước ta (Võ Thị Bạch Mai, 2003).
1.3.3 Yêu cầu cơ bản của thủy canh
Đất tự nhiên duy trì chế độ nhiệt độ và độ thoáng khí thích hợp cho sự sinh trưởng
của rễ. Khi đất trở nên nghèo, sự sinh trưởng cây trồng và năng suất suy giảm do độ
thoáng khí và nhiệt độ không thích hợp. Cây trồng không thể phát triển tốt khi điều
kiện thoát nước kém. Vì vậy trong tự nhiên, đất tự điều chỉnh để cung cấp những
điều kiện thích hợp cho sự sinh trưởng của cây trồng. Các điều kiện như thế đó
được gọi là hoạt động đệm của đất. Trong môi trường tự nhiên, sự duy trì độ acid
hoặc kiềm (pH) và độ dẫn điện (EC) trong phạm vi thích hợp cho hệ thống rễ của
cây trồng được đất tự điều chỉnh gọi là hoạt động đệm để giúp cây sinh trưởng bình
thường. Vì vậy trong hệ thống thủy canh, yêu cầu này phải được duy trì một cách
nhân tạo.

6


Dung dịch dinh dưỡng sử dụng phải chứa tất cả những nguyên tố vi lượng và đa
lượng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Hoạt động đệm của dung dịch dinh dưỡng phải nằm trong phạm vi thích hợp để hệ
thống rễ cây hay giá thể không bị ảnh hưởng đến.
Nhiệt độ và độ thoáng khí của giá thể hay dung dịch dinh dưỡng phải thích hợp cho
hệ thống rễ cây trồng (Nguyễn Bảo Toàn, 2010).
1.3.4 Ưu điểm và hạn chế của thủy canh
Kỹ thuật thủy canh tuy không phải là phương pháp hoàn hảo nhưng các thuận lợi
mà thủy canh mang lại về lao động, môi trường, sử dụng nước, năng suất và quản lý

bệnh và côn trùng nhiều hơn so với bất lợi (Quinn, 2004). Theo Võ Thị Bạch Mai
(2003), Crearser (2006) và Trần Thị Ba et al. (2008), kỹ thuật thủy canh có các ưu
điểm và hạn chế sau:
1.3.4.1 Ưu diểm
- Sản xuất được rau sạch ở những nơi thiếu đất canh tác hoặc đất nhiễm độc, nhiễm
mặn cũng như tại gia đình.
- Tiết kiệm công lao động.
- Kiểm soát được môi trường canh tác nên ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
- Năng suất cao, có thể trồng trái vụ và nhiều vụ trong năm.
1.3.4.2 Hạn chế
- Nguồn nước pha dung dịch dinh dưỡng phải sạch, thỏa mãn các yêu cầu về độ
phèn, độ mặn.
- Mầm bệnh sẽ lan nhanh trong hệ thống khi xuất hiện.
- Đầu tư ban đầu lớn, giá thành cao và yêu cầu phải có kỹ thuật.

7


1.3.5 Các vật liệu dùng trong kỹ thuật thủy canh
1.3.5.1 Dung dịch dinh dưỡng
Dung dịch dinh dưỡng là yếu tố quan trọng bậc nhất quyết định sự thành công hay
thất bại của hệ thống thủy canh (Trần Thị Ba et al., 2008). Trong thủy canh, các
chất cung cấp cho cây phải ở dạng hòa tan trong môi trường nước và không tương
tác với nhau tạo ra các chất tủa hạn chế khả năng hấp thụ của cây. Thành phần chất
khoáng trong môi trường dinh dưỡng Hoagland (Bảng 1.2). Công thức phối chế các
chất thích hợp sẽ góp phần quan trọng quyết định sự thành công của kỹ thuật thủy
canh (Võ Thị Bạch Mai, 2003)
Bảng 1.2: Thành phần chất khoáng trong môi trường dinh dưỡng Hoagland
Nhóm


Đa lượng

Vi lượng

MT Hoagland (1972)

Hoá chất

g/1000lít

KNO3

606,6

NH4H2PO4

230,16

Ca(NO3)2

656,44

MgSO4

120,24

H3BO3

1,55


MnSO4

0,30

ZnSO4.7H2O

0,72

CuSO4

0,08

H2MoO4

0,08

KCl

3,73

Sắt EDTA

30,00

Nguồn: Hoagland (1972) trích trong Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn (2001).

Quản lý dinh dưỡng: cây trồng có thể hấp thu tốt các dưỡng chất cần thiết khi được
cung cấp một công thức dinh dưỡng thích hợp, tuy nhiên việc quản lý dinh dưỡng
không tốt có thể gây tổn hại cho cây trồng. Hai chỉ tiêu quan trọng trong việc quản
lý dung dịch dinh dưỡng là độ pH và chỉ số EC.


8


- pH: là giá trị quan trọng quyết định khả năng hút dinh dưỡng của cây trồng. Theo
Boyhan et al. (2000) và Taiz & Zeiger (2002), pH dung dịch nằm trong khoảng acid
nhẹ 5,5-6,5 sẽ thích hợp cho các loại cây, ở mức pH này sẽ đảm bảo lượng dinh
dưỡng sẵn có cao nhất cho cây trồng. pH của dinh dưỡng càng gần mức tối hảo
càng tốt (Nguyễn Bảo Toàn, 2010), khi pH dung dịch tăng cao hơn cần phải hiệu
chỉnh bằng cách thêm acid nitric hay acid phosphoric.

Hình 1.1: Biểu đồ cho thấy sự hiện diện của các nguyên tố khoáng ở các pH
khác nhau
Nguồn: /H_text.htm
(ngày truy cập 22/03/2012)

9


- Độ dẫn điện (EC): là giá trị cho biết nồng độ muối tổng trong dung dịch hay hàm
lượng dinh dưỡng sẵn có trong vùng rễ (Nemali & lersel, 2004). Theo Nguyễn Bảo
Toàn (2010), EC lý tưởng cho thủy canh là 1,5-2,5 dS/m. EC thích hợp cho cúc
đồng tiền trong khoảng 1,2-1,5 dS/m (Kessler, 1999). EC lớn hơn 2,5 dS/m gây ra
vấn đề về độ mặn của dinh dưỡng, ngược lại EC nhỏ hơn 1,5 dS/m sẽ xảy ra tình
trạng thiếu dinh dưỡng. Tuy nhiên, chỉ số EC thấp giúp cây hấp thu khoáng chất
nhanh hơn hấp thu nước và ngược lại (Trần Ngọc Liên, 2008)
1.3.5.2 Giá thể
Các giá thể dùng trong thủy canh dùng để hỗ trợ vật lý cho cây, nâng đỡ bộ rễ để
cây có thể đứng vững (Roberto, 2003). Các giá thể này thường ở trạng thái trơ gồm
rockwool, cát, sỏi, đá,…Ở Việt Nam, các phụ phẩm trong nông nghiệp được tận

dụng để làm giá thể trong thủy canh, hai loại giá thể thường được sử dụng là trấu và
XD.
1.3.6 Các yêu cầu quản lý của thủy canh
- Duy trì độ pH 5,8-6,5 và EC 1,5-2,5 dS/m đây là những khoảng giá trị thích hợp
cho cây. Nếu pH, EC ngoài khoảng giá trị này sẽ làm giảm tính tiếp xúc và khả
năng hấp thu dinh dưỡng của cây, đồng thời làm tổn thương rễ cây.
- Quan sát những dấu hiệu về sự mất cân bằng dinh dưỡng trong cây và điều chỉnh
dung dịch dinh dưỡng sao cho phù hợp.
- Duy trì nồng độ dung dịch dinh dưỡng phù hợp. Khi nồng độ tăng thì cường độ hô
hấp cũng tăng do nhu cầu oxy tăng, đồng thời oxy hòa tan giảm. Yêu cầu này khắc
khe hơn trong nhà kính, nhà lưới, nơi mà nhiệt độ được giới hạn và kiểm soát.
- Đảm bảo luôn luôn có nhiều oxy hòa tan trong dung dịch dinh dưỡng đáp ứng nhu
cầu rễ cây hấp thụ. Sự thiếu hụt oxy sẽ làm giảm hấp thu dinh dưỡng, giảm năng
suất, cũng là nguyên nhân dẫn tới thối rễ.
- Đảm bảo đầy đủ ánh sáng cho hệ thống thủy canh.
- Sử dụng hạt giống và cây con sạch bệnh.

10


- Kiểm tra giá thể và khử trùng vật liệu trồng.
- Đảm bảo nguồn nước cung cấp luôn sạch.
(Nguyễn Bảo Toàn, 2010)
1.3.7 Phương pháp thủy canh hoàn lưu
Dung dịch dinh dưỡng được bơm từ thùng chứa qua hệ thống có rễ cây và được thu
hồi lại, tái chế và sử dụng trở lại.
* Kỹ thuật dòng chảy sâu (Deep flow technique = DFT)
Kỹ thuật DFT được làm bằng cách cho dung dịch dinh dưỡng có độ sâu 2-3 cm
chảy xuyên qua các ống PVC có đường kính 10 cm và các chậu lưới làm bằng nhựa
được gắn cố định bên trên. Những chậu lưới chứa vật liệu trồng và đáy chạm vào

dung dịch dinh dưỡng trong ống. Những ống PVC có thể được xếp trên một mặt
phẳng hay theo hình zig zag tùy thuộc vào kiểu cây trồng. Hệ thống zig zag tận
dụng không gian một cách có hiệu quả nhưng chỉ thích hợp cho cây trồng cạn. Hệ
thống mặt phẳng đơn độc thích hợp cho cả cây cao và cây thấp. Cây trồng được
thiết lập trong những chậu lưới nhựa được gắn chặt vào những cái lỗ được làm từ
những ống dẫn PVC. Mụn dừa hay tro trấu hay hỗn hợp của 2 vật liệu đó có thể sử
dụng làm vật liệu trồng và để lấp đầy những chậu lưới. Những ly nhựa uống nước
có thể sử dụng thay vì những chậu lưới. Khi dung dịch hoàn lưu được rơi vào trong
thùng chứa dung dịch gốc thì lúc đó sẽ tạo nhiều oxy cho dung dịch dinh dưỡng.
Những ống nhựa PVC phải có một độ dốc để dung dịch dinh dưỡng chảy xuống dễ
dàng. Các ống nhựa PVC nên được sơn trắng để giảm bớt sự nóng lên của dung
dịch dinh dưỡng. Hệ thống này có thể được thiết lập trong không gian thông thoáng
hay trong nhà lưới (Nguyễn Bảo Toàn, 2010).
1.3.8 Ứng dụng kỹ thuật thủy canh trong canh tác hoa kiểng
Kỹ thuật thủy canh thường được ứng dụng nhiều trong việc trồng các cây kiểng lá.
Các chậu cảnh thủy canh được bày bán nhiều trên thị trường, các cây trồng bằng
phương pháp này giảm đến 80% công chăm sóc theo phương pháp thông thường
nên những người bận rộn cũng có thể trồng được. Người trồng không chỉ thưởng

11


×