Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

ẢNH HƯỞNG của BA và NAA lên sự NHÂN CHỒI và tạo rễ IN VITRO cây BẰNG LĂNG NHIỀU HOA (lagerstroemia floribunda jack)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (674.07 KB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

TRẦN THỊ VÂN ANH

ẢNH HƯỞNG CỦA BA VÀ NAA LÊN SỰ NHÂN
CHỒI VÀ TẠO RỄ IN VITRO CÂY BẰNG LĂNG
NHIỀU HOA (Lagerstroemia floribunda Jack)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Hoa viên và Cây cảnh

Cần Thơ, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Hoa viên và Cây cảnh

ẢNH HƯỞNG CỦA BA VÀ NAA LÊN SỰ NHÂN
CHỒI VÀ TẠO RỄ IN VITRO CÂY BẰNG LĂNG
NHIỀU HOA (Lagerstroemia floribunda Jack)

Cán bộ hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

ThS. Nguyễn Văn Ây


Trần Thị Vân Anh
MSSV: 3083695
Lớp: Hoa viên và Cây cảnh K34

Cần Thơ, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG


Luận văn tốt nghiệp Đại học ngành Hoa viên & Cây cảnh với đề tài: “ẢNH HƯỞNG
CỦA BA VÀ NAA LÊN SỰ NHÂN CHỒI VÀ TẠO RỄ IN VITRO CÂY BẰNG
LĂNG NHIỀU HOA (Lagerstroemia floribunda Jack)” do sinh viên TRẦN THỊ VÂN
ANH thực hiện, kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2012.
Cán bộ hướng dẫn

Ths. Nguyễn Văn Ây

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG


Hội đồng chấm luận văn đã chấp thuận Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Hoa viên &
Cây cảnh với đề tài: “ẢNH HƯỞNG CỦA BA VÀ NAA LÊN SỰ NHÂN CHỒI VÀ

TẠO RỄ IN VITRO CÂY BẰNG LĂNG NHIỀU HOA (Lagerstroemia floribunda
Jack)”, do sinh viên TRẦN THỊ VÂN ANH thực hiện và bảo vệ trước hội đồng chấm
luận văn tốt nghiệp ngày….tháng….năm 2012.

Ý kiến hội đồng: .........................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Luận văn đã được hội đồng đánh giá ở mức: ......................................
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2012.
Chữ kí của thành viên hội đồng
Thành viên 1

Thành viên 2

...................................

....................................

Thành viên 3

.........................................

Duyệt của Khoa
Trưởng khoa Nông nghiệp & SHƯD

ii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân và thầy hướng dẫn. Các
số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Trần Thị Vân Anh

iii


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng
Cha mẹ suốt đời tận tụy vì tương lai của con.

Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Thầy Nguyễn Văn Ây đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề
tài luận văn tốt nghiệp.
Thầy Phạm Phước Nhẫn và cô Lê Minh Lý, cố vấn học tập, đã tận tâm dìu dắt, rèn luyện tôi
suốt những năm học tại trường Đại Học Cần Thơ.
Cô Phan Thị Hồng Nhung, cô Lê Hồng Giang đã nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Quý Thầy Cô và các anh chị, các bạn sinh viên trong phòng thí nghiệm nuôi cấy mô, Bộ
Môn Sinh Lý-Sinh Hóa, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần
Thơ đã hết lòng giúp đỡ.
Các bạn sinh viên lớp Hoa viên & Cây cảnh - Khóa 34 đã giúp đỡ động viên tôi trong những
năm tháng trên giảng đường Đại Học.

Trần Thị Vân Anh


iv


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên: TRẦN THỊ VÂN ANH
Ngày sinh: 23/10/1987
Nơi sinh: Cần Thơ
Họ và tên cha: TRẦN VĂN Á

Nghề nghiệp: Bác sĩ

Họ và tên mẹ: HÀ THỊ MỸ DUNG

Nghề nghiệp: Nội trợ

Chỗ ở hiện nay: 10 Ngô Hữu Hạnh, phường An Hội, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Quá trình học tập:
1993 – 1998: Học sinh Trường Tiểu học Tân An – quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
1998 – 2002: Học sinh Trường Trung học cơ sở Đoàn Thị Điểm – quận Ninh Kiều, TP.
Cần Thơ
2002 – 2005: Học sinh Trường Trung học phổ thông Châu Văn Liêm - quận Ninh Kiều,
TP. Cần Thơ
2005 - 2007: Học sinh Trường Trung Học Y Tế - quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
2008 – 2012: Sinh viên Ngành Hoa viên & Cây cảnh - Khóa 34, Khoa Nông nghiệp và
Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.

Trần Thị Vân Anh

v



MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ....................................................................................................................iii
Tiểu sử cá nhân ................................................................................................................. iv
Lời cảm tạ .......................................................................................................................... v
Mục lục ............................................................................................................................. vi
Danh sách chữ viết tắt ....................................................................................................viii
Danh sách bảng ................................................................................................................. ix
Danh sách hình .................................................................................................................. x
Tóm lược........................................................................................................................... xi
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1
Chương 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................................ 2
1.1 Phân loại các loài Bằng Lăng ....................................................................................... 2

1.1.1 Bằng lăng nhiều hoa (Lagerstroemia floribunda Jack) ............................................ 2
1.1.2 Bằng lăng hoa đỏ (Lagerstroemia balansae Koechne) ............................................ 3
1.1.3 Bằng lăng ổi (Lagerstroemia calyculata Kurz. hay
Lagerstroemia angustifolia Pierre Ex Lann.) .................................................................... 3
1.1.4 Bằng lăng còi (Lagerstroemia lecomtei Cagnep.) .................................................... 4
1.1.5 Bằng lăng xoan (Lagerstroemia ovalifolia Teijm. Et Binn.) ................................... 4
1.1.6 Bằng lăng nước (Lagerstroemia speciosa (L.) Pers.)............................................... 5
2.1.7 Bằng lăng lông (Lagerstroemia tomentosa Presl) .................................................... 6
1.2 Nuôi cấy mô và phương pháp nhân giống ............................................................... 6
1.2.1 Mục đích, ý nghĩa ..................................................................................................... 6
1.2.2 Môi trường nuôi cấy ................................................................................................. 7
1.2.3 Các giai đoạn vi nhân giống ................................................................................... 12
1.2.4 Các kết quả nghiên cứu đã được công bố ............................................................... 13
Chương 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ..................................................... 15

2.1 Phương tiện .............................................................................................................. 15
2.1.1 Vật liệu thực vật ..................................................................................................... 15
2.1.2 Thiết bị và hóa chất ................................................................................................ 15

vi


2.1.3 Điều kiện thí nghiệm .............................................................................................. 15
2.1.4 Địa điểm và thời gian thí nghiệm ........................................................................... 15
2.2 Phương pháp thí nghiệm ......................................................................................... 15
2.2.1 Chuẩn bị môi trường nuôi cấy ................................................................................ 15
2.2.2 Bố trí thí nghiệm ..................................................................................................... 16
2.2.3 Xử lý số liệu ........................................................................................................... 17
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................................... 18
3.1 Ảnh hưởng của BA lên sự nhân chồi từ cụm chồi Bằng lăng
nhiều hoa in vitro............................................................................................................ 18
3.1.1 Số chồi lớn .............................................................................................................. 18
3.1.2 Số chồi nhỏ ............................................................................................................. 19
3.1.3 Chiều cao cụm chồi ................................................................................................ 23
3.2 Ảnh hưởng của NAA và than hoạt tính lên sự tạo rễ của cây
Bằng lăng nhiều hoa in vitro ......................................................................................... 24
3.2.1 Tỷ lệ (%) số chồi tạo rễ .......................................................................................... 24
3.2.2 Số rễ và chiều dài rễ ............................................................................................... 25
3.2.3 Chiều cao chồi ........................................................................................................ 27
3.2.4 Số lá ........................................................................................................................ 29
Chương 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................... 31
4.1 Kết luận .................................................................................................................... 31
4.2 Đề nghị ...................................................................................................................... 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 32
PHỤ CHƯƠNG


vii


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
HgCl2: Thủy ngân clorua
MS: Murashige và Skoog (1962)
EDTA: Ethylene diamine tetraacetic acid
BA: Benzyl adenine
NAA: 1-Naphthalene acetic acid
AgNO3: Bạc nitrate
ctv.: Cộng tác viên

viii


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tựa bảng

Trang

3.1

Ảnh hưởng của BA lên sự phát sinh chồi hữu hiệu của cụm chồi Bằng
lăng nhiều hoa in vitro theo thời gian (ngày sau khi cấy)

18


3.2

Ảnh hưởng của BA lên sự tạo chồi vô hiệu của cụm chồi Bằng lăng
nhiều hoa in vitro theo thời gian (ngày sau khi cấy)

20

3.3

Ảnh hưởng của BA lên chiều cao gia tăng của cụm chồi Bằng lăng
nhiều hoa in vitro theo thời gian (ngày sau khi cấy)

23

3.4

Ảnh hưởng của NAA và than hoạt tính đến tỷ lệ (%) số chồi tạo rễ của
cây Bằng lăng nhiều hoa in vitro vào thời điểm 40 ngày sau khi cấy

24

3.5

Ảnh hưởng của NAA và than hoạt tính đến số rễ và chiều dài rễ của
cây Bằng lăng nhiều hoa in vitro vào thời điểm 40 ngày sau khi cấy

25

3.6


Ảnh hưởng của NAA và than hoạt tính đến chiều cao gia tăng của chồi
cây Bằng lăng nhiều hoa in vitro theo thời gian (ngày sau khi cấy)

27

3.7

Ảnh hưởng của NAA và than hoạt tính đến số lá của chồi cây Bằng
lăng nhiều hoa in vitro theo thời gian (ngày sau khi cấy)

29

ix


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tựa hình

Trang

1.1

Cây Bằng lăng nhiều hoa

2


3.1

Sự sinh trưởng của cụm chồi cây Bằng lăng nhiều hoa vào thời
điểm 40 ngày nuôi cấy in vitro trong môi trường bổ sung BA có
nồng độ khác nhau

22

3.2

Rễ của chồi Bằng lăng nhiều hoa sau 40 ngày nuôi cấy in vitro
trong môi trường có bổ sung than hoạt tính 2 g/l và NAA với các
nồng độ khác nhau

26

3.3

Sự sinh trưởng của chồi Bằng lăng nhiều hoa vào thời điểm 40
ngày nuôi cấy in vitro trong môi trường có bổ sung than hoạt tính
2 g/l và NAA với các nồng độ khác nhau

28

x


TRẦN THỊ VÂN ANH. 2012. “Ảnh hưởng của BA và NAA lên sự nhân chồi và tạo
rễ in vitro cây Bằng lăng nhiều hoa (Lagerstroemia floribunda Jack)”. Luận văn tốt
nghiệp Đại học ngành Hoa viên & Cây cảnh, khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng,

trường Đại học Cần Thơ. 33 trang. Cán bộ hướng dẫn: Ths. Nguyễn Văn Ây.

TÓM LƯỢC
Bằng lăng nhiều hoa là loài cây có giá trị kinh tế, được sử dụng rộng rãi trong xây dựng,
đồ gia dụng và trị một số bệnh. Bên cạnh đó, với sự phát triển của xã hội ngày nay, nhu
cầu về giá trị tinh thần cũng được nâng cao nên cây Bằng lăng nhiều hoa cũng được sử
dụng để tạo mảng xanh cho không gian sống. Đây là một loài cây đang được nhiều người
ưa chuộng do có nhiều hoa và hoa đẹp nhưng trên thị trường nguồn cây giống không đủ
để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Phương pháp vi nhân giống in vitro là phương
pháp đã được áp dụng nhân giống thành công cho một số cây thân gỗ và mang lại hiệu
quả cao. Vì vậy, đề tài “Ảnh hưởng của BA và NAA lên sự nhân chồi và tạo rễ in vitro
cây Bằng lăng nhiều hoa (Lagerstroemia floribunda Jack)” được thực hiện nhằm tìm ra
môi trường nhân giống in vitro thích hợp cho cây Bằng lăng nhiều hoa. Đề tài gồm 2 thí
nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên 1 nhân tố, 7 lần lặp lại, mỗi lần
lặp lại là 1 keo, mỗi keo cấy 3 mẫu. Kết quả thí nghiệm cho thấy: (i) Môi trường MS bổ
sung BA ở nồng độ 0,5 mg/l mang lại hiệu cao cho sự nhân chồi của cây Bằng lăng nhiều
hoa in vitro. Sau 40 ngày nuôi cấy, nghiệm thức BA 0,5 mg/l có đạt được số chồi vô hiệu
và hữu hiệu tương ứng là 2,43 chồi và 0,57 chồi; chiều cao gia tăng của cụm chồi là 1,29
cm; (ii) Để tạo cây hoàn chỉnh phục vụ cho giai đoạn thuần dưỡng thì môi trường MS bổ
sung NAA 4 mg/l kết hợp với than hoạt tính 2 g/l là thích nhất cho việc tạo rễ với tỷ lệ
tạo rễ cao (100%), số rễ và chiều dài rễ sau 40 ngày nuôi cấy tương ứng là 7,43 rễ và 5,62
cm, các chồi nuôi cấy in vitro đều sinh trưởng và phát triển tốt. (iii) Về mặt lý thuyết, từ
một cụm 3 chồi in vitro ban đầu, nếu sử dụng môi trường MS + BA 0,5 mg/l để nhân
chồi thì trong một năm, số chồi in vitro đạt được là trên 1500 chồi cây Bằng lăng nhiều
hoa.

Từ khóa: Cây Bằng lăng nhiều hoa, BA, NAA, nhân chồi, tạo rễ.

xi



MỞ ĐẦU
Bằng lăng là một loài cây từ lâu đã là hình ảnh quen thuộc trong đời sống của người
dân Việt Nam. Bằng lăng thường được trồng để lấy gỗ sử dụng trong xây dựng, làm đồ
gỗ nội ngoại thất, đồ mỹ nghệ... Ngoài ra, vỏ thân, lá và hoa còn được sử dụng để trị
một số bệnh như bệnh tiểu đường, đau bao tử và một số bệnh ngoài da. Ngày nay, đời
sống vật chất người dân được nâng cao, nhu cầu thưởng thức hoa cảnh để thỏa mãn
đời sống tinh thần cũng tăng cao. Vì thế, Bằng lăng còn được lựa chọn để mang lại
mảng xanh cho môi trường sống của người dân do chúng dễ thích nghi với các điều
kiện của môi trường.
Bằng lăng có nhiều loài nhưng hiện nay được ưa chuộng hơn cả là loài Bằng lăng
nhiều hoa (Lagerstroemia floribunda Jack) do chúng có màu hoa đặc biệt gồm những
hoa trắng, tím nhạt xen lẫn nhau và cho rất nhiều hoa vào mùa hè. Cây Bằng lăng
nhiều hoa có đặc tính là rễ cọc ăn sâu không làm ảnh hưởng mặt đường và có chiều
cao trung bình nên rất thích hợp trồng để tạo bóng mát, tạo vẻ mỹ quan cho đường phố
và trang trí trong sân vườn. Hiện nay, Bằng lăng nhiều hoa có hai cách để nhân giống
là gieo hạt và chiết cành. Tuy nhiên, việc nhân giống bằng cách gieo hạt thì tỉ lệ nảy
mầm không cao còn việc chiết cành thì không đủ số lượng cây để cung cấp cho nhu
cầu thị trường. Vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra phương pháp nhân nhanh với số
lượng lớn cây Bằng lăng nhiều hoa là cần thiết.
Nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô đã được ứng dụng rộng rãi và mang lại
hiệu quả cao. Một số cây thân gỗ đã được nhân giống thành công bằng phương pháp
này như cây Lồng Mức Nhuộm Wrightia tinctoria (Purohit & ctv., 2006), cây Gao
Rừng Banbax ceiba L. (Chand và ctv., 1999), Anh Đào Đôi Prunus cerasus
(Ozzamabak và ctv., 1997). Trong các phương pháp nuôi cấy mô thì phương pháp
nhân giống bằng chồi bên là phương pháp được áp dụng rộng rãi đối với các loài thực
vật và có tiềm năng phát triển mạnh nhất khi áp dụng với các loài thân gỗ. Vì những lý
do trên, đề tài “Ảnh hưởng của BA và NAA lên sự nhân chồi và tạo rễ in vitro cây
Bằng lăng nhiều hoa (Lagerstroemia floribunda Jack)” được thực hiện nhằm tìm ra
môi trường bổ sung BA và NAA thích hợp cho sự nhân chồi và tạo rễ in vitro cây

Bằng lăng nhiều hoa, góp phần hoàn chỉnh quy trình nhân giống cây này, đáp ứng nhu
cầu về cây con giống cho nhu cầu thị trường hiện nay.

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Phân loại các loài Bằng lăng
Theo Trần Hợp (2002) thì Bằng lăng là chi thuộc họ Tử vi (Lythraceae) và gồm nhiều
loài:
1.1.1 Bằng lăng nhiều hoa (Lagerstroemia floribunda Jack)
Cây gỗ lớn, cao 10 - 15 m, thân mập xốp, màu xám nâu, gần nhẵn, phân cành lớn, cao,
tán rộng, dày.
Lá đơn mọc đối hay gần đối dạng bầu dục thuôn đều, đầu lá tù hẹp có mũi nhọn. Gốc
tù rộng, màu xanh bóng dày, dai, nhẵn, cứng, dài 15 - 20 cm. Gân bên 12 - 14 đôi,
mảnh, nối lại với nhau ở mép lá. Cuống lá dài 1 cm.
Cụm hoa chùy lớn mọc ở đầu cành. Hoa lớn màu trắng và tím nhạt xen lẫn nhau.
Cuống chung có lông mịn màu vàng nhạt. Nụ hoa thuôn hẹp ở gốc, rộng ở đỉnh. Đài
hợp ở gốc hình chén, có 12 gờ dọc, thấp, mảnh. Cánh hoa 4 - 5 cao 1,5 cm, nhăn nheo,
có cuống đính trên ống dài. Nhị đực nhiều, hơi lộ ra ngoài hoa. (Hình 1.1)

Hình 1.1: Cây Bằng lăng nhiều hoa
Quả nang thuôn hình tròn, dài 1,2 - 1,6 cm, mở làm 5 cánh. Hạt nhiều, dài 1,1 cm, có
cánh.
Ở Việt Nam cây mọc rộng rãi ở các tỉnh Nam bộ: Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng
Tàu (Côn Đảo) trong rừng khô, thưa, nửa rụng lá vùng đồi núi cao trung bình.

2



Hoa tháng 5 - 7. Quả tháng 11 - 12. Cây cho quả tốt, dùng trong xây dựng, đóng đồ
đạc trong gia đình, làm ván, làm đồ mỹ nghệ. Cây có hoa đẹp, làm cây bóng mát, cây
trang trí.
1.1.2 Bằng lăng hoa đỏ (Lagerstroemia balansae Koechne)
Cây thân gỗ, cao 20 - 30 m, đường kính 30 - 50 cm. Vỏ ngoài mỏng, thịt vỏ màu vàng
sẫm. Cành non màu nâu sẫm.
Lá đơn mọc đối hoặc gần mọc đối, hình mác hay hình trứng thuôn, dài 6 - 15 cm, rộng
3 - 6 cm, đỉnh có mũi nhọn, gốc hình nêm rộng hoặc gần hình tròn, lúc non 2 mặt có
lông màu vàng, sau nhẵn, 6 - 10 đôi gân bên. Cuống lá dài 4 - 5 mm, có lông màu xám
nâu, nách lá mang chồi nhỏ phủ lông.
Cụm hoa hình chùy, mọc ở đầu cành. Hoa khá lớn. Cánh đài hợp hình chuông, 5 - 6
răng, cánh tràng 6 màu đỏ nhạt, hình tròn, có cuống dài. Nhị đực 60 - 70. Bầu 3 - 6 ô,
không cuống, phần dưới có phủ lông dày.
Quả nang hình trứng, cao 1,2 - 1,5 m, màu đen, nứt thành 6 mảnh.
Cây phân bố ở Việt Nam, Trung Quốc.
Ở Việt Nam cây mọc ở Hà Tây, Hòa Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Gia Lai, Kon
Tum…trong rừng nửa rụng lá.
Cây ưa sáng. Tái sinh tốt ở nơi có tàn che thưa.
Hoa tháng 8 - 10. Quả tháng 11 đến tháng 1 năm sau.
Gỗ cứng, nặng, mịn và có vân thẳng, đẹp. Có thể làm đồ dùng trong nhà, đóng hòm
hoặc gỗ xây dựng. Cây có dáng và hoa đẹp có thể trồng làm cây bóng mát và làm cảnh
trong công viên.
1.1.3 Bằng lăng ổi (Lagerstroemia calyculata Kurz. hay Lagerstroemia angustifolia
Pierre Ex Lann.)
Cây gỗ rụng lá, cao 30 - 35 m, đường kính 40 - 80 cm. Vỏ màu vàng nhạt, xen những
mảnh màu nâu lục rất nhẵn, thịt màu vàng nhạt, nhiều xơ. Cành mảnh, có lông màu
vàng.
Lá hình mác thuôn, gốc tù, hơi lệch, đỉnh kéo dài thành mũi, dài 7 - 14 cm, rộng 2 - 5
cm. Gân bên 10 - 13 đôi, có lông. Cuống lá dài 3 - 5 mm, có lông.

Cụm hoa hình chùy, có nhiều lông vàng, dài 12 - 20 cm. Cánh dài hình chuông nhiều
lông hình sao. Trên mang 6 thùy hình tam giác. Cánh tràng 6, hình tròn hay hình tim
ngược, rộng 2 - 5 mm. Nhị đực nhiều, gần bằng nhau. Bầu 5 - 6 ô, có lông ở đỉnh, vòi
nhụy dài.
Quả nang hình trứng, dài 12 mm, ẩn 1/3 trong đài, nứt thành 6 mảnh. Hạt dài 8 mm.
3


Cây phân bố ở Việt Nam, Lào, Cambodia…
Ở Việt Nam, cây mọc ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kon Tum,
Đắc Lắc, Lâm Đồng và nhiều tỉnh ở Nam bộ. Cây ưa loại đất sâu hay có độ ẩm trung
bình. Tái sinh bằng hạt và chồi đều tốt. Tốc độ sinh trưởng hơi chậm.
Hoa tháng 6 - 7. Quả tháng 3 - 4 năm sau. Gỗ có dác màu trắng, lõi màu vàng xám hay
màu nâu, cứng và nặng. Tỷ trọng 0,71 - 0,90, vòng năm khó thấy, tia rất nhỏ, mật độ
rất cao. Gỗ kém bền nếu để ra ngoài trời, dễ cưa xẻ nhưng khó gia công, dùng trong
xây dựng, đóng đồ đạc.
1.1.4 Bằng lăng còi (Lagerstroemia lecomtei Cagnep.)
Cây gỗ nhỏ, cao 4 - 6 m, thân nhẵn, bong vỏ mỏng màu xám vàng, phân cách thấp,
dài, mảnh, nhẵn. Lá đơn mọc đối, nhỏ, dạng trái xoan tròn, đầu thuôn nhọn, gốc tròn
hay tù rộng, dài khoảng 6 cm, rộng 3 cm, màu xanh lục bóng. Gân bên 6 - 7 đôi.
Cuống lá dài 0,3 - 0,5 cm, nhẵn.
Cụm hoa chùy lớn ở đầu cành, dài 5 cm. Hoa có nụ tròn, đường kính 1,2 - 1,4 cm. Lá
đài hợp ở gốc dạng chén có 6 gờ dọc nổi, trên chia thùy dạng tam giác nhọn, có lông
nhung màu vàng. Cánh hoa 5 - 6 lớn, gần tròn, cao 1,2 - 1,4 cm, nhăn nheo, màu hồng
hay tím, gốc có cuống dài 0,4 cm đính trên ống đài. Nhị đực nhiều.
Quả nang dạng trái xoan, cao 2 cm. Gốc có đài còn, thùy bẻ cong xuống. Quả nứt 4 6 mảnh. Hạt dẹt có cánh.
Loài đặc hữu của Trung bộ Việt Nam, mọc ỏ vùng khô hạn các tỉnh miền Trung:
Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận trên các khu đồi đá tảng, cát, khô nóng, chịu
được hoàn cảnh sống khắc nghiệt.
Hoa tháng 5 - 7. Quả tháng 8 - 10.

Cây cho gỗ nhỏ, dùng làm nông cụ, gỗ cứng chắc, nặng. Cây có dáng đẹp có thể làm
cây cảnh, bonsai, dễ cắt tỉa uốn. Gốc cây xù xì đẹp.
1.1.5 Bằng lăng xoan (Lagerstroemia ovalifolia Teijm. et Binn.)
Cây gỗ rụng lá mùa khô: cao 12 - 18 m, đường kính 18 - 45 cm; tán rậm, màu xanh lục
đậm. Thân không thẳng, có nhiều u mấu. Vỏ thân màu xám trắng, lớp ngoài xốp, lớp
giữa màu trắng vàng, lớp trong cùng nhẵn mịn. Cành non màu xanh lục vuông cạnh.
Lá đơn nguyên, mọc đối, hình trứng rộng, dài 4 - 15 cm, rộng 3,5 - 9 cm, phiến lá dày
cứng mặt trên màu xanh lục thẫm, mặt dưới hơi nhạt hơn; khi khô lá có màu đỏ. Đầu
lá nhọn, gốc lá hình nêm, có 7 - 11 đôi gân bên. Cuống lá dài 3 - 5 cm, có cánh rất nhỏ
men dọc cuống lá.
Cụm hoa hình chùy, ít hoa, dài 12 - 35 cm, rộng 7 - 15 cm. Hoa to màu tím hồng. Cánh
đài 6, hợp thành hình chuông, có 6 gờ cánh dọc, hơi lượn sóng hình tam giác có phần
4


phụ, phía ngoài có lông mịn, phía trong nhẵn. Cánh tràng 6 - 7, lượn sóng gốc thót hẹp
lại. Nhị đực nhiều. Bầu nhẵn thót lại ở 2 đầu, 5 - 6 ô.
Quả nang hình trứng, non màu xanh lục nhẵn; dài 2,2 - 2,5 cm, rộng 1,3 - 1,4 cm; có
ống đài tồn tại.
Cây phân bố ở Việt Nam, Malaysia, Indonesia…
Ở Việt Nam, cây mọc ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kon Tum,
Đồng Nai… trong rừng trung gian giữa rừng khộp và rừng xanh, trên đất bazan vàng
đỏ có tầng mùn dày.
Hoa tháng 5 - 6, quả tháng 8 - 10 hằng năm.
Gỗ nhỡ, không thẳng, dùng làm cột nhà, đóng đồ đạc thường.
1.1.6 Bằng lăng nước (Lagerstroemia speciosa (L.) Pers.)
Cây rụng lá, cao 15 - 25 m, đường kính 30 - 50 cm. Vỏ màu xám, nứt dọc. Tán dày.
Cành con hình trụ, nhẵn hay phơi phủ lông nhung.
Lá đơn, mọc đối hay gần đối, hình bầu dục, đầu có mũi nhọn, khi khô màu đỏ hung
nhạt ở mặt dưới, dài 10 - 20 cm, rộng 5 - 9 cm. Gân bên 12 - 17 đôi. Cuống lá dài 8 10 mm, khỏe, nhẵn.

Cụm hoa đầu cành hình chop, dài 15 - 20 cm. Cánh đài hình ống với 6 dải lồi nổi lên,
tận cùng bằng một vảy, và 6 răng hơi sâu, tận cùng bằng một mũi ngắn. Cánh tràng 6,
không lượn sóng hay ít, thót dần thành một móng rộng và ngắn. Nhị nhiều, đính
khoảng giữa của ống đài. Bầu nhẵn, 6 ô.
Quả nang, hình trứng, cao 2 cm, đường kính 18 mm.
Cây phân bố ở Việt Nam, Lào, Cambodia, Thái Lan, Ấn Độ, Srilanca, Philippines,
Australia…
Ở Việt Nam cây mọc trong rừng thưa rụng lá hay nửa rụng lá nhiệt đới và trong rừng
thường xanh hay mưa mùa nhiệt đới, địa hình đồi, các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắc
Lắc, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh.
Cây ưa nắng, ưa ẩm, thường mọc ven sông lớn, ven suối khe, ven đầm lầy hay các
vùng trũng thấp bị ngập nước định kỳ trên đất phù sa, xung tích hay dốc tụ có tầng
dày, màu mở, rất ẩm. Tái sinh bằng hạt tương đối mạnh.
Hoa tháng 5 - 6. Quả tháng 2 - 3 năm sau.
Gỗ màu đỏ nhạt, thớ thẳng, kết cấu mịn, tương đối nhẹ. Tỷ trọng 0,712, lực kéo ngay
thớ 28 kg/cm2, lực nén dọc thớ 454 kg/cm2, oằn 1.219 kg/cm2, hệ số co rút 0,30 - 0,57,
dễ gia công, khô ít nẻ, sắc gỗ tươi đẹp dùng xây dựng nhà cửa thích hợp.

5


1.1.7 Bằng lăng lông (Lagerstroemia tomentosa Presl)
Cây gỗ rụng lá, cao tới 30 m, thân có bạnh to và cao. Vỏ mỏng, nhẵn màu xanh hồng.
Cành con thuờng vuông 4 cạnh, phủ dày lông hình sao, màu nâu vàng.
Lá đơn nguyên, mọc đối; hình trứng dài, dài 8 - 14 cm, rộng 4 - 6 cm. Gân bên 9 - 11
đôi. Cuống lá ngắn.
Cụm hoa hình chóp, mọc ở đầu cành. Hoa màu trắng. Cánh tràng hình trứng, đuôi hình
tim, có móng.
Quả nang hình trái xoan, cánh đài tồn tại, nứt 5 - 6 mảnh. Hạt có cánh dài 2 - 3 mm.
Cây ưa sáng, sinh trưởng chậm, mọc rải rác ở Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh

Hóa…
Cây sinh trưởng tốt trên loại đất xung tích và các vùng đất bằng phẳng, sâu dày. Tái
sinh hạt tốt trong các loại hình rừng đã bị chặt phá kiệt. Tái sinh chồi mạnh.
Hoa tháng 6. Quả tháng 4 năm sau.
Gỗ có lõi màu nâu vàng, dác màu xám xanh vòng năm khó nhận thấy, Gỗ muộn có
màu, thưa mạch, tia rất nhỏ, mật độ cao. Nhu mô quanh tủy gián đoạn. Gỗ rắn, nặng,
tỷ trọng 0,8. Lực kéo ngang thớ 28 kg/cm2. Nén dọc thớ 454 kg/cm2, oằn 1,290
kg/cm2.
Gỗ dùng để đóng tàu, thuyền, toa xe và trong xây dựng.
1.2 Nuôi cấy mô và phương pháp nhân giống
1.2.1 Mục đích, ý nghĩa
Nuôi cấy mô, tế bào thực vật là phạm trù khái niệm chung cho tất cả các loại nuôi cấy
nguyên liệu thực vật hoàn toàn sạch các vi sinh vật, trên môi trường dinh dưỡng nhân
tạo, trong điều kiện vô trùng (Nguyễn Quang Thạch và ctv., 2005).
Vi nhân giống là việc nhân đúng kiểu cây (true-to-type) của một kiểu gen được tuyển
chọn bằng cách sử dụng kỹ thuật in vitro.
Theo Nguyễn Văn Uyển (1993) thì khả năng ứng dụng nuôi cấy mô thực vật dễ thấy
nhất là trong lĩnh vực nhân giống và phục tráng giống cây trồng.
Những ưu điểm của nhân giống in vitro:
- Tạo cây sạch bệnh, hệ số nhân giống cao và thời gian sản xuất được rút ngắn (Dương
Công Kiên, 2007);
- Vi nhân giống thông thường là phương pháp nhân nhanh và giảm giá thành (Nguyễn
Bảo Toàn, 2010);

6


- Tạo số lượng cây con lớn và đồng đều đáp ứng nhu cầu thị trường (Dương Công
Kiên, 2007);
- Có thể duy trì các kiểu gene quí hiếm làm vật liệu cho công tác lai tạo giống (Nguyễn

Xuân Linh, 1998);
- Bằng phương pháp nuôi cấy mô người ta có thể nhân giống rất nhiều loại cây từ các
vùng khí hậu khác nhau trên thế giới mà nhân giống vô tính in vivo không thể thực
hiện được (Nguyễn Đức Lượng và Lê Thị Thủy Tiên, 2002);
- Làm hạ giá thành vận chuyển, bảo quản cây giống cũng thuận tiện (Nguyễn Đức
Thành, 2000);
- Tạo ra các cây con đồng nhất và giống như cây mẹ. So với kiểu nhân giống vô tính
thông thường (chiết cành, hom), nhân giống bằng nuôi cấy mô có ưu điểm là có thể
nhân một số lượng cây con lớn từ một cá thể ban đầu trong thời gian ngắn. Có thể tạo
ra các cây con sạch bệnh nhờ có thể áp dụng việc chọn lọc vật liệu ban đầu một cách
chặt chẽ hoặc làm cho vật liệu ban đầu trở nên sạch bệnh. Không chiếm nhiều diện
tích, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, điều kiện ngoại cảnh. Một giống cây quý có thể
được nhân ra nhanh chóng để đưa vào sản xuất. Việc trao đổi giống được dễ dàng.
Nhìn chung, nhân giống vô tính in vitro được ứng dụng thành công và dễ dàng trên các
cây hai lá mầm hơn các cây 1 lá mầm cũng như các cây thân thảo dễ hơn các cây thân
gỗ (Nguyễn Đức Lượng và Lê Thị Thủy Tiên, 2002).
1.2.2 Môi trường nuôi cấy
Theo Nguyễn Đức Lượng và Lê Thị Thủy Tiên (2002), một trong những yếu tố quan
trọng nhất trong sự tăng trưởng và phát sinh hình thái của tế bào và mô thực vật trong
nuôi cấy là thành phần môi trường nuôi cấy. Thành phần môi trường nuôi cấy mô tế
bào thay đổi tuỳ theo loài thực vật, loại tế bào, mô và cơ quan được nuôi cấy (Vũ Văn
Vụ và ctv., 2006), tuỳ theo mục đích thí nghiệm mà mô cấy được duy trì ở trạng thái
mô sẹo, tạo rễ tạo mầm hay muốn tái sinh thành cây hoàn chỉnh. Tuy vậy, tất cả các
môi trường nuôi cấy đều bao gồm các thành phần cơ bản sau: nước, các nguyên tố
khoáng đa lượng, các nguyên tố khoáng vi lượng, nguồn carbohydrate, vitamin, các
chất điều hoà sinh trưởng.
Ngoài ra, người ta còn bổ sung một số chất hữu cơ có thành phần xác định (amino
acid, EDTA, …) và một số chất có thành phần không xác định như nước dừa, dịch
trích nấm men… (Nguyễn Đức Lượng và Lê Thị Thủy Tiên, 2002).
1.2.2.1 Nước

Theo Bùi Bá Bổng (1995) thì nước chiếm 95% môi trường nuôi cấy vì vậy để bảo đảm
chất lượng nước, nên dùng nước cất. Phẩm chất nước là điều kiện quan trọng trong
nuôi cấy. Nước sử dụng trong cấy mô thường là nước cất một lần. Trong một số
7


trường hợp, người ta cũng sử dụng nước cất hai lần hoặc nước khử khoáng (Nguyễn
Bảo Toàn, 2010).
1.2.2.2 Các nguyên tố khoáng đa lượng, vi lượng
Theo Lê Văn Hoà và ctv. (1999) khoáng đa lượng rất cần cho cây, có ảnh hưởng rất tốt
cho sự hấp thu của mô cấy và chúng không gây độc. Các nguyên tố khoáng đa lượng
gồm các nguyên tố được sử dụng ở nồng độ trên 30 mg/l. Những nguyên tố đó là N, S,
P, K, Mg và Ca. Riêng Na và Cl cũng được sử dụng nhưng chưa rõ vai trò của chúng
(Lê Trần Bình và ctv., 1997).
Các nguyên tố khoáng vi lượng là các nguyên tố được sử dụng với nồng độ thấp hơn
30 mg/l. Đó là các nguyên tố: Fe, Bo, Mn, I, Mo, Zn, Cu, Ni, Co. Các nguyên tố này
đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các enzyme (Nguyễn Xuân Linh, 1998).
1.2.2.3 Nguồn carbohydrate
Trong nuôi cấy mô, nguồn carbon giúp mô, tế bào thực vật tổng hợp nên các chất hữu
cơ giúp mô và tế bào phân chia, tăng sinh khối không phải là do quá trình quang hợp
cung cấp mà chính là nguồn carbon bổ sung vào môi trường nuôi cấy dưới dạng
đường. Hai dạng đường thường gặp nhất là sucrose và glucose, nhưng hiện nay
sucrose được sử dụng phổ biến hơn và nồng độ sucrose biến đổi từ 1- 8% (Nguyễn
Đức Lượng và Lê Thị Thủy Tiên, 2002).
Đường sucrose vừa là nguồn carbon cung cấp cho mẫu cấy, đồng thời còn tham gia
vào điều chỉnh khả năng thẩm thấu của môi trường. Hàm lượng đường cao mô nuôi
cấy khó hút được nước. Hàm lượng đường quá thấp là một trong những nguyên nhân
gây hiện tượng mọng nước ở mẫu cấy (Vũ Văn Vụ và ctv., 2006). Đường còn có vai
trò quan trọng trong sự tạo rễ bất định (Nguyễn Đức Lượng và Lê Thị Thủy Tiên,
2002).

Đường có vai trò quan trọng trong sự tạo rễ bất định vì sự hình thành rễ xảy ra trong
tối hiệu quả hơn là ở ngoài sáng. Theo Cheng và Voqui (1977) thì sự ra rễ bất định đòi
hỏi nồng độ đường cao, đặc biệt là những cây thân gỗ ngoại trừ chỉ có một trường hợp
là Pseudotsuga menziessi là đòi hỏi nồng độ đường thấp (trích dẫn bởi Nguyễn Đức
Lượng và Lê Thị Thủy Tiên, 2002).
1.2.2.4 Vitamin
Thực vật cần vitamin để xúc tác các quá trình biến dưỡng khác nhau. Khi tế bào và mô
được nuôi cấy thì một vài vitamin trở thành yếu tố giới hạn của chúng (Nguyễn Đức
Lượng và Lê Thị Thủy Tiên, 2002).
Theo Lê Văn Hòa và ctv. (1999), trong môi trường nuôi cấy, đa số tế bào thực vật
chưa tự tổng hợp đủ lượng vitamin cần thiết cho cơ thể nên phải bổ sung vitamin từ

8


môi trường nuôi cấy. Vitamin đóng vai trò là chất xúc tác trong hệ thống enzyme và
chỉ yêu cầu với lượng nhỏ.
Các vitamin thường được sử dụng nhiều nhất trong nuôi cấy mô là: thiamin (B1),
nicotinic acid (B3), pyridoxine (B6) và myo-inositol. Trong đó, thiamin là một vitamin
căn bản cần thiết cho sự tăng trưởng của tất cả các tế bào (Nguyễn Đức Lượng và Lê
Thị Thủy Tiên, 2002). Nồng độ thường dùng từ 0,1 - 10 mg/l (Nguyễn Đức Thành,
2000).
Nicotinic acid (vitamin B3) tham gia vào thành phần các enzyme oxy hóa khử
dehydrogenase xúc tác việc tách hydro ra khỏi các acid hữu cơ. Nồng độ thường dùng
từ 0,5 - 1 mg/l (Nguyễn Đức Thành, 2000).
Pyridoxine (vitamin B6) tham gia vào thành phần các enzyme khử carbon và thay đổi
vị trí nhóm amin trong các acid amin. Nồng độ thường dùng từ 0,1 - 1 mg/l (Nguyễn
Đức Thành, 2000).
Myo-Inositol có vai trò trong sự sinh tổng hợp thành tế bào và thường được dùng với
hàm lượng lớn từ 50 - 100 mg/l (Nguyễn Xuân Linh, 1998).

1.2.2.5 Agar
Agar được trích từ tảo và được dùng để chuẩn bị môi trường đặc hay môi trường bán
lỏng để nuôi cấy mô thực vật. Agar tan ở 100oC và đông đặc ở 45oC (Nguyễn Đức
Thành, 2000). Độ cứng của agar quyết định bởi nồng độ agar sử dụng và do pH của
môi trường nuôi cấy (Nguyễn Đức Lượng và Lê Thị Thủy Tiên, 2002). Nồng độ agar
thường sử dụng trong môi trường nuối cấy mô thực vật là 0,5 - 10%. Theo Nguyễn
Bảo Toàn (2010), nồng độ agar được sử dụng sẽ ảnh hưởng đến: thế năng nước trong
môi trường nuôi cấy, độ cứng của môi trường, sự sinh trưởng của mẫu cấy, các vấn đề
sinh lý của mẫu cấy như sự thừa nước, sự hoạt động của cytokinin trong môi trường có
agar. Nồng độ agar thường sử dụng trong môi trường nuôi cấy mô thực vật là 6 - 8 g
(Nguyễn Xuân Linh, 1998).
1.2.2.6 Nước dừa
Nước dừa được bổ sung vào môi trường nhằm tăng sự sinh trưởng và phát triển mô.
Trong nước dừa có chứa các loại khoáng, acid amin, myo-inosytol, đường, chất béo và
chất điều hòa sinh trưởng như cytokinin có lợi cho sự tạo phôi, tạo mô sẹo và tái sinh
cây. Đối với nhiều loại mẫu nuôi cấy, lượng nước dừa phù hợp nhất là 15 - 20% theo
thể tích (Vũ Văn Vụ, 1999).
1.2.2.7 pH
pH của môi trường nuôi cấy mô có thể từ 5,0 - 6,5 và thường được điều chỉnh để đạt
khoảng 6,0. Môi trường có pH thấp (thấp hơn 4,5) hoặc cao (cao hơn 7,0) ức chế sự
phát triển của mô. Môi trường trước và sau khi hấp vô trùng có pH thay đổi một ít (Bùi
9


Bá Bổng, 1995). Thường thì pH được điều chỉnh trước khi thanh trùng, nhiệt độ cao sẽ
làm tăng tính acid của môi trường.
1.2.2.8 Than hoạt tính
Than hoạt tính nói chung có ảnh hưởng trên 3 mặt: hút các hợp chất cảm, hút các chất
điều hoà sinh trưởng thực vật trong môi trường nuôi cấy hoặc làm đen môi trường. Nó
có thể hấp thụ các chất màu, các hợp chất phenol… trong trường hợp những chất đó

gây ức chế sinh trưởng của mẫu nghiên cứu. Than hoạt tính làm thay đổi môi trường
ánh sáng, do môi trường trở nên sẫm khi có nó vì thế có thể kích thích sự hình thành
và sinh trưởng của rễ. Than hoạt tính còn là một trong những chất chống oxy hóa tốt
(Vũ Văn Vụ và ctv., 2006). Than hoạt tính có khả năng hấp thu nhóm chất cytokinin
dư thừa trong môi trường nuôi cấy, đồng thời làm cho môi trường có màu tối, tạo điều
kiện thuận lợi cho sự phát sinh rễ, tạo cây hoàn chỉnh (Nguyễn Thị Kim Thanh, 2003).
Than hoạt tính thường được bổ sung vào môi trường nuôi cấy với nồng độ 0,5 - 3%
(Nguyễn Đức Lượng và Lê Thị Thuỷ Tiên, 2002).
1.2.2.9 Chất điều hòa sinh trưởng
Chất điều hoà sinh trưởng thực vật là những chất có hoạt tính sinh học rất lớn, được
tạo ra một lượng rất nhỏ để điều hoà các quá trình sinh trưởng và phát triển của các
thưc vật các chất điều hòa sinh trưởng đóng vai trò quyết định đối với sự phát sinh
hình thái, phân chia và phân cắt tế bào, hình thành mô và cơ quan như phát chồi và tạo
rễ. Trong môi trường cấy mô, chất điều hòa sinh trưởng có vai trò quyết định trong hầu
hết các trường hợp nuôi cấy in vitro (Lê Văn Hoà và ctv., 1999).
Trong môi trường cấy mô, chất điều hoà sinh trưởng có vai trò quyết định kết quả thí
nghiệm. Đây là chất có hoạt tính sinh học rất cao nên với một hàm lượng rất nhỏ (10-9)
có thể kích thích, ức chế hoặc bổ sung bất kỳ một quá trình sinh lý nào trong thực vật.
Hiện nay có hai nhóm chất điều hoà sinh trưởng thực vật được sử dụng phổ biến là
auxin và cytokinin. Tùy theo giống, loài thực vật mà nhu cầu về dạng và nồng độ của
hai nhóm chất này khác nhau trong sự phát sinh hình thái. Hiệu quả tác động của nó
phụ thuộc vào: nồng độ sử dụng, mẫu nuôi cấy và hoạt tính vốn có của nó (Vũ Văn Vụ
và ctv., 2006).
* Auxin
Auxin có vai trò kích thích sự tăng trưởng và kéo dài tế bào. Trong muôi cấy mô tế
bào thực vật auxin được dung cho sự phân chia tế bào, phân hoá rễ và ức chế sự thành
lập chồi bên (Bùi Bá Bổng, 1999).
Auxin có tác dụng kích thích quá trình tổng hợp và trao đổi chất, tham gia điều chỉnh
sự phân hoá của rễ, chồi… (Vũ Văn Vụ, 1999).


10


Auxin có vai trò thúc đẩy sự sinh trưởng của tế bào, cụ thể là nới lỏng vách tế bào
thông qua sự hoạt hoá các enzyme tổng hợp vách và làm giãn nở tế bào (Đặng Phương
Trâm, 1997).
Theo Nguyễn Đức Lượng và Lê Thị Thuỷ Tiên (2002), việc bổ sung auxin vào môi
trường nuôi cấy là rất cần thiết vì chúng rất cần cho phân chia tế bào và quá trình phân
biệt hoá tế bào.
Auxin được chia thành hai loại: auxin tự nhiên và auxin tổng hợp. Auxin tự nhiên
được tìm thấy ở thực vật là indole-3-acetic acid (IAA) và auxin tổng hợp là indole-3butyric acid (IBA), 2,4-dichloro phenoxy acetic acid (2,4-D), 1-naphthalene acetic acid
(NAA) (Nguyễn Bảo Toàn, 2010).
Nồng độ auxin thường được sử dụng trong môi trường nuôi cấy là 0,1 - 2,0 mg/l vì
chúng có hiệu quả ở nồng độ thấp (Vũ Văn Vụ và ctv., 2006).
Theo Lê Võ Thùy Ngân (2011) cho rằng ít có loài thực vật nào có thể ra rễ ngay trong
môi trường nhân giống. Nguyên nhân là do cytokinin hiện diện trong môi trường nuôi
cấy đã ức chế sự hình thành rễ vì vậy cần có một môi trường chuyên biệt để cảm ứng
sự tạo rễ. Do đó cần phải có auxin để cảm ứng tạo rễ và nhu cầu này sẽ giảm sau khi rễ
được khởi tạo. Các loài cây thân gỗ cần auxin ở nồng độ cao hơn cây thân thảo để ra
rễ. Một trong các loại auxin có hiệu quả cao nhất trong sự kích thích tạo rễ là NAA.
Nếu sử dụng loại auxin mạnh như NAA với nồng độ cao thì có thể có sự tạo mô sẹo từ
mẫu cấy. Ngoài ra còn có các yếu tố ảnh hưởng đến sự tạo rễ là chất điều hòa sinh
trưởng thực vật, khoáng đa vi lượng, các hợp chất hữu cơ, cơ chất (chất làm đặc môi
trường), ánh sáng, nhiệt độ, điều kiện môi trường nuôi cấy cũng có thể ảnh hưởng đến
sự ra rễ của chồi (Nguyễn Đức Lượng và Lê Thị Thủy Tiên, 2002).
* Cytokinin
Cytokinin là những hợp chất adenine được thay thế, nó kích thích sự phân chia tế bào
và những chức năng điều hòa sinh trưởng khác giống như kinetin (Nguyễn Minh
Chơn, 2010).
Kinetin và Benzyl adenine được tổng hợp đầu tiên nhưng gần đây người ta chứng

minh là tạo ra tự nhiên ở một vài loại cây. Cytokinin đóng vai trò chính trong sự thành
lập chồi và cơ quan trong nuôi cấy mô (Nguyễn Bảo Toàn, 2010).
Ở nồng độ cao, cytokinin có tác dụng kích thích rõ rệt đến sự hình thành chồi bất định,
đồng thời ức chế sự tạo rễ của chồi nuôi cấy (Vũ Văn Vụ và ctv., 2006).
BA và kinetin là hai loại được sử dụng rộng rãi hơn cả. Nồng độ sử dụng 0,1 - 2 mg/l.
Tuy nhiên trong trường hợp không bổ sung cytokinin thì sau 10 - 12 ngày cũng cho ra
chồi nhưng tỷ lệ rất thấp (Dương Công Kiên, 2007).

11


1.2.3 Các giai đoạn vi nhân giống
Theo Nguyễn Đức Lượng và Lê Thị Thủy Tiên (2002) quá trình nhân giống in vitro
được chia thành các giai đoạn sau:
+ Giai đoạn 1: chuẩn bị cây mẹ. Cây mẹ cần phải sạch bệnh và đang ở trong giai đoạn
tăng trưởng mạnhnhất thì khi nhân giống sẽ đạt hiệu quả cao.
+ Giai đoạn 2: khử trùng mẫu cấy. Một phần thích hợp của thực vật được khử trùng
và chuyển vào môi trường nuôi cấy trong điều kiện vô trùng. Những mẫu cấy còn sống
sau khi khử trùng sẽ được chuyển sang giai đoạn 3.
+ Giai đoạn 3: tăng sinh. Mục tiêu của giai đoạn này là tăng nhanh số lượng cá thể
bằng sự sinh phôi soma, tăng số lượng chồi bên, tạo chồi bất định. Các chồi tăng
trưởng mạnh, đạt chiều cao thích hợp sẽ được chuyển sang giai đoạn ra rễ in vitro.
+ Giai đoạn 4: ra rễ in vitro. Những chồi đạt chiều cao thích hợp sẽ được chuyển sang
môi trường kích thích ra rễ. Trong môi trường này cần phải bổ sung auxin để cảm ứng
rễ và nồng độ khoáng thường giảm so với môi trường tăng sinh.
+ Giai đoạn 5: giai đoạn ra rễ in vivo. Với những cây không ra rễ in vitro thì sẽ được
chuyển ra vườn ươm để ra rễ và phát triển thành cây hoàn chỉnh.
1.2.3.1 Giai đoạn nhân chồi
Nhân chồi là giai đoạn quan trọng quyết định đến số lượng cây của quá trình nuôi cấy
in vitro. Số lượng chồi (hệ số nhân chồi) càng nhiều thì khả năng nhân giống càng lớn

và ngược lại. Nguyễn Xuân Linh (1998) cho rằng toàn bộ quá trình nhân giống in vitro
nhằm mục đích tạo ra hệ số nhân chồi cao nhất. Vì vậy giai đoạn này được coi là giai
đoạn then chốt của quá trình. Để nâng cao hiệu quả nhân chồi cần kết hợp tốt các yếu
tố như môi trường, cách cắt tạo mẫu, điều kiện nuôi dưỡng (ánh sáng, nhiệt độ,…).
Trong đó, việc bổ sung các chất điều hoà sinh trưởng thực vật như auxin, cytokinin,
gibberellin,… và các chất bổ sung khác như nước dừa, dịch trích nấm men,... là yếu tố
quan trọng. Tuỳ thuộc vào đối tượng nuôi cấy, người ta có thể nhân nhanh số lượng
chồi bằng cách kích thích sự hình thành cụm chồi, kích thích sự phát triển của các chồi
nách (vi giâm cành) hay qua việc tạo cây từ phôi vô tính. Nhiều nghiên cứu đã cho
thấy Benzyl adenine (BA), Thiadizuron (TDZ) và Naphthalene acetic acid (NAA) có
tác dụng kích thích sự hình thành chồi và thích hợp với nhiều loại cây.
Có 3 phương pháp nhân chồi là phát sinh chồi bất định từ mô sẹo nhận được từ mô
sinh vật nuôi cấy, phát sinh chồi bất định trực tiếp từ mô sinh vật không thông qua mô
sẹo và phương pháp nhân chồi bên (Nguyễn Đức Lượng và Lê Thị Thủy Tiên, 2002).
Trong đó phương pháp khá đơn giản để nhân nhanh số chồi là phương pháp nhân chồi
bên. Một mẫu cấy có mang một chồi đơn sẽ phát triển thành một chồi hay thành một
cụm chồi tùy thuộc vào loài thực vật và môi trường nuôi cấy (Nguyễn Đức Lượng và
12


×