Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

CẢI tạo và THIẾT kế CẢNH QUAN hội TRƯỜNG lớn – vườn KIỂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.8 MB, 106 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

PHẠM HỒNG NGỌC

CẢI TẠO VÀ THIẾT KẾ CẢNH QUAN HỘI
TRƯỜNG LỚN – VƯỜN KIỂNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH HOA VIÊN – CÂY CẢNH

Cần Thơ, 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành: HOA VIÊN - CÂY CẢNH

CẢI TẠO VÀ THIẾT KẾ CẢNH QUAN HỘI
TRƯỜNG LỚN – VƯỜN KIỂNG

Giảng viên hướng dẫn:
TS. Lê Văn Bé

Sinh viên thực hiện:
Phạm Hồng Ngọc
MSSV: 3077404
Lớp: Hoa Viên – Cây Cảnh K33


Cần Thơ, 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA

Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài “CẢI TẠO VÀ THIẾT KẾ CẢNH
QUAN HỘI TRƯỜNG LỚN – VƯỜN KIỂNG”. Do sinh viên PHẠM HỒNG NGỌC
thực hiện và đề nạp.
Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2011.

TS. Lê Văn Bé


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA

Luận văn tốt nghiệp kèm theo với đề tài: “CẢI TẠO VÀ THIẾT KẾ
CẢNH QUAN HỘI TRƯỜNG LỚN – VƯỜN KIỂNG”, do sinh viên PHẠM
HỒNG NGỌC thực hiện và bảo vệ trước Hội Đồng chấm luận văn tốt nghiệp và đã
được thông qua.
Luận văn tốt nghiệp được Hội Đồng đánh giá ở mức: ………………………..
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp: ……………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………...

Duyệt Khoa
Trưởng khoa Nông Nghiệp & SHƯD

Cần Thơ, ngày…..tháng năm 2011.
Chủ tịch Hội đồng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, các số liệu, các
kết quả trình bày trong luận văn này là hoàn toàn trung thực.

Tác giả luận văn

PHẠM HỒNG NGỌC


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Họ tên: Phạm Hồng Ngọc.
Ngày sinh: 22/12/1989.
Nơi sinh: Long Xuyên – An Giang.
Họ tên cha: Phạm Văn Hồng.
Họ tên mẹ: Huỳnh Thị Thu Hương.
Địa chỉ liên lạc: 138/27 Trần Hưng Đạo, Phường Mỹ Bình, TP. Long Xuyên, Tỉnh
An Giang.
Quá trình học tập:
-1995-2000: Trường tiểu học Nguyễn Du, TP. Long Xuyên, An Giang.
-2000-2004: Trường trung học cơ sở Nguyễn Trãi, TP. Long Xuyên, An
Giang.

-2004-2007: Trường trung học phổ thông Chuyên Thoại Ngọc Hầu, TP.
Long Xuyên, An Giang.
-2007-2010: Trường Đại học Cần Thơ, ngành Hoa Viên Cây Cảnh, khóa 33,
Khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng dụng.

Cần Thơ, ngày…tháng… năm 2011

Phạm Hồng Ngọc


LỜI CẢM TẠ

Lời nói đầu tiên, xin cho con được tỏ lòng hiếu kính, sự biết ơn công lao sinh
thành và dưỡng dục của cha mẹ đã cho con có được những thành quả như ngày hôm
nay.
Xin tỏ lòng tri ân sâu sắc đến thầy Lê Văn Bé đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin cám ơn qúy thầy cô trường Đại học Cần Thơ, Khoa Nông Nghiệp và
Sinh học Ứng dụng đã hết lòng giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu trong
4 năm học tập tại giảng đường Đại học.
Tập thể lớp Hoa Viên Cây Cảnh K33, những người bạn đã đồng hành cùng
tôi vượt qua những khó khăn, trở ngại trong quá trình học tập cũng như những vui
buồn trong cuộc sống.
Sau cùng, xin gửi đến mọi người lời chúc sức khỏe và thành công.
Thân ái.
PHẠM HỒNG NGỌC


PHẠM HỒNG NGỌC. 2011. “CẢI TẠO VÀ THIẾT KẾ CẢNH QUAN HỘI
TRƯỜNG LỚN – VƯỜN KIỂNG”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Hoa Viên

Cây Cảnh. Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng - Đại học Cần Thơ. 79 trang.
Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ VĂN BÉ.

TÓM LƯỢC
Khu Hội Trường lớn và Vườn Kiểng có diện tích khoảng 2ha. Cảnh quan tại
đây chiếm một diện tích tương đối lớn, hiện diện nhiều loài thực vật khác nhau chủ
yếu là các cây cổ thụ (Sanh, Si, Đa…), cây thân gỗ (Sao, Dầu, Phượng, Tùng…),
cây bụi nhỏ và nền cỏ. Với chủng loại thực vật đa dạng nhưng chưa có một quy
hoạch rõ ràng và thiếu công tác cắt tỉa, chăm sóc nên các cây phát triển tự do, làm
xáo trộn và mất mỹ quan khu vực. Dựa vào bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/500 của khu 2
Đại học Cần Thơ, các công tác khảo sát, đo đếm hiện trạng đã được thực hiện. Kết
hợp với mục tiêu đặt ra là cần tạo được không gian xanh không chỉ đẹp, cải thiện
được điều kiện vi khí hậu mà còn là một khu sưu tập các loài cây cảnh tạo nên sự đa
dạng thực vật hỗ trợ việc học tập, nghiên cứu tại chỗ cho các ngành Sinh Học, Hoa
Viên Cây Cảnh và Lâm Sinh Đồng Bằng. Từ đó, đã đề xuất nên 2 mô hình ý tưởng.
Mô hình 1: Để thuận tiện cho việc thiết kế, khu vực nghiên cứu được phân
làm 5 tiểu khu: A (phía tây Hội Trường), B (phía trước hội trường), C (phía đông
hội trường), D (phía sau Hội trường), E (vườn Kiểng). Cảnh quan được bố trí có 2
mảng gồm khu vườn bao quanh Hội trường chủ yếu là cải tạo hiện trạng thực vật có
sẵn nhằm tôn tạo nên vẻ đẹp vốn có của nó. Và khu rừng được mô phỏng theo núi
đồi tự nhiên có sự giật cấp địa hình tương đối lớn, bố trí các cây trải dài từ vùng cao
đến các cây ngập mặn đại diện cho ĐBSCL. Thiết kế mang lại hình ảnh khu rừng
thu nhỏ với hệ thực vật đa dạng và phong phú, tuy nhiên cần chú ý cắt tỉa thường
xuyên vì các cây được bố trí phần lớn có nguồn gốc hoang dại. Chi phí đầu tư cao.
Mô hình 2: Cũng gồm 5 tiểu khu thiết kế như trên và được giữ lại một phần ý
tưởng tại khu vực Hội Trường. Khu vườn Kiểng được thiết kế theo mô hình công
viên mang dáng vẻ hiện đại, chủng loại và số lượng cây được chọn lọc ít hơn mô
hình 1 và bố trí đơn giản tạo nên không gian khoáng đãng thích hợp cho việc sinh
hoạt tập thể. Bên cạnh đó, chi phí thực hiện cũng ít tốn kém hơn phương án 1.



MỤC LỤC

TÓM LƯỢC
MỤC LỤC
DANH SÁCH BẢNG............................................................................................i
DANH SÁCH HÌNH............................................................................................ii
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
CHƯƠNG1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU...............................................................2
1.1 KHÁI NIỆM THIẾT KẾ CẢNH QUAN .........................................................2
1.2 LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN...2
1.3 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT VƯỜN – CÔNG VIÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM ...........................................................................................................3
1.3.1 Nghệ thuật vườn – công viên Ai Cập ............................................................3
1.3.2 Nghệ thuật vườn – công viên Lưỡng Hà .......................................................4
1.3.3 Nghệ thuật vườn – công viên Ấn Độ.............................................................4
1.3.4 Nghệ thuật vườn – công viên Trung Quốc ....................................................5
1.3.5 Nghệ thuật vườn – công viên Nhật Bản.........................................................5
1.3.6 Nghệ thuật vườn – công viên Hy Lạp............................................................7
1.3.7 Nghệ thuật vườn – công viên Ý ....................................................................8
1.3.8 Nghệ thuật vườn – công viên Pháp ...............................................................8
1.3.9 Nghệ thuật vườn – công viên Việt Nam ........................................................9
1.4 CÁC VẤN ĐỀ CÂY XANH .........................................................................11
1.4.1 Khái niệm về cây xanh................................................................................11
1.4.2 Vai trò cây xanh đô thị................................................................................11
1.4.3 Tiêu chuẩn chọn các loài cây xanh trồng trong đô thị..................................12


1.4.3.1 Sự thích nghi............................................................................................12
1.4.3.2 Dáng vẻ mỹ quan .....................................................................................12

1.4.3.3 Mức độ an toàn ........................................................................................13
1.4.3.4 Kích thước trưởng thành của loài cây.......................................................13
1.4.3.5 Giá trị sử dụng gỗ ....................................................................................14
1.5 CÁC QUY LUẬT BỐ CỤC CẢNH QUAN ..................................................14
1.5.1 Bố cục đối xứng..........................................................................................14
1.5.2 Bố cục tự do ...............................................................................................14
1.5.3 Bố cục kết hợp đối xứng và tự do ...............................................................14
1.5.4 Trục và trung tâm trục bố cục chính phụ .....................................................14
1.6 ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU KHU VỰC THIẾT KẾ.............................................15
1.6.1 Khí hậu.......................................................................................................15
1.6.2 Thủy văn.....................................................................................................15
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP ..........................................16
2.1 PHƯƠNG TIỆN ............................................................................................16
2.1.1 Thời gian ....................................................................................................16
2.1.2 Địa điểm .....................................................................................................16
2.1.3 Phương tiện ................................................................................................16
2.2 PHƯƠNG PHÁP ...........................................................................................16
2.2.1 Phạm vi _ đối tượng thiết kế .......................................................................16
2.2.2 Khảo sát hiện trạng .....................................................................................16
2.2.3. Thiết kế......................................................................................................16
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ - THẢO LUẬN ..........................................................18
3.1 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG KHU VỰC THIẾT KẾ ....................................18
3.1.1 Vị trí và giới hạn.........................................................................................18


3.1.2 Hiện trạng cây xanh ....................................................................................19
3.1.3 Phân tích hướng gió và hướng nắng ảnh hưởng đến khu vực thiết kế..........28
3.1.3.1 Hướng gió................................................................................................28
3.1.3.2 Hướng nắng .............................................................................................28
3.2 THIẾT KẾ.....................................................................................................28

3.2.1 Phương án 1................................................................................................28
3.2.1.1 Khu A......................................................................................................30
3.2.1.1.1 Khu A1 .................................................................................................30
3.2.1.1.2 Khu A2 .................................................................................................31
3.2.1.1.3 Khu A3 .................................................................................................31
3.2.1.2 Khu B ......................................................................................................32
3.2.1.3 Khu C ......................................................................................................33
3.2.1.3.1 Khu C1 .................................................................................................33
3.2.1.3.2 Khu C2 .................................................................................................35
3.2.1.3.3 Khu C3 .................................................................................................36
3.2.1.4 Khu D......................................................................................................36
3.2.1.5 Khu E ......................................................................................................37
3.2.1.5.1 Khu E1..................................................................................................37
3.2.1.5.2 Khu E2..................................................................................................39
3.2.1.5.3 Khu E3..................................................................................................40
3.2.1.6 Danh mục các loài thực vật bố trí theo phương án 1.................................41
3.2.1.7 Dự toán kinh phí phương án 1..................................................................51
3.2.1.8 Ưu khuyết điểm phương án 1...................................................................51
3.2.1.8.1 Ưu điểm................................................................................................51
3.2.1.8.2 Khuyết điểm .........................................................................................51


3.2.2 Phương án 2................................................................................................54
3.2.2.1 Khu A......................................................................................................56
3.2.2.1.1 Khu A1 và A2.......................................................................................56
3.2.2.1.2 Khu A3 .................................................................................................56
3.2.2.2 Khu B ......................................................................................................57
3.2.2.3 Khu C .....................................................................................................57
3.2.2.3.1 Khu C1 .................................................................................................57
3.2.2.3.2 Khu C2 .................................................................................................58

3.2.2.3.3 Khu C3 .................................................................................................59
3.2.2.4 Khu D......................................................................................................60
3.2.2.5 Khu E ......................................................................................................61
3.2.2.5.1 Khu E1..................................................................................................61
3.2.2.5.2 Khu E2..................................................................................................63
3.2.2.5.3 Khu E3..................................................................................................65
3.2.2.6 Danh mục thực vật bố trí ở phương án 2 ..................................................65
3.2.2.7 Dự toán kinh phí phương án 2..................................................................75
3.2.2.7 Ưu khuyết điểm phương án 2...................................................................75
3.2.2.7.1 Ưu điểm................................................................................................75
3.2.2.7.2 Khuyết điểm .........................................................................................75
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ..............................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

3.1

Tên Bảng
Bảng cân bằng hiện trạng đất đai khu vực của Hội Trường và
Vườn Kiểng

Trang

18

3.2


Hiện trạng cây xanh tại khu vực thiết kế

20

3.3

Thực vật bố trí ở phương án 1

41

3.4

Dự toán kinh phí khái quát phương án 1

50

3.5

Thực vật được bố trí ở phương án 2

65

3.6

Dự toán kinh phí khái quát phương án 2

74

i



DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên Hình

Trang

3.1

Bản vẽ hiện trạng cây xanh khu Hội trường lớn và vườn Kiểng.

27

3.2

Phân khu thiết kế (phương án 1)

29

3.3

Phối cảnh khu A1 (phương án 1)

30

3.4

Phối cảnh khu A3 (phương án 1)


32

3.5

Phối cảnh khu B (phương án 1)

33

3.6

Phối cảnh khu C1 (phương án 1)

34

3.7

Mặt cắt đồi cỏ khu C1 (phương án 1)

34

3.8

Phối cảnh khu C2 (phương án 1)

35

3.9

Phối cảnh khu C3 (phương án 1)


36

3.10

Phối cảnh khu E1 (phương án 1)

37

3.11

Một góc phối cảnh nhìn từ khu E1

38

3.12

Mặt cắt đồi cỏ khu E1 (phương án 1)

38

3.13

Phối cảnh khu E2 (phương án 1)

39

3.14

Phối cảnh khu E3 (phương án 1)


40

3.15

Bảng vẽ mặt bằng thiết kế (phương án 1)

51

3.16

Phối cảnh thiết kế tổng thể (phương án 1)

52

3.17

Phân khu thiết kế (phương án 2)

54

3.18

Phối cảnh khu A1 và A2 (phương án 2)

55

ii



3.19

Phối cảnh khu C1 (phương án 2)

57

3.20

Phối cảnh khu C2 (phương án 2)

58

3.21

Phối cảnh khu C3 (phương án 2)

59

3.22

Phối cảnh khu D (phương án 2)

60

3.23

Phối cảnh khu E1 (phương án 2)

61


3.24

Mặt cắt bồn hoa khu E1 (phương án 2)

61

3.25

Phối cảnh khu E2 (phương án 2)

62

3.26

Phối cảnh góc đồi tiểu cảnh khu E2

63

3.27

Mặt cắt đồi tiểu cảnh E2 (phương án 2)

63

3.28

Phối cảnh khu E3 (phương án 2)

64


3.29

Mặt bằng thiết kế tổng thể phương án 2

75

3.20

Phối cảnh tổng thể phương án 2

76

iii


MỞ ĐẦU
Bất cứ ai đến trường Đại học Cần Thơ đều đặc biệt có ấn tượng sâu sắc đến
một địa điểm được hiểu như là biểu tượng cho hình ảnh của trường. Nằm tại vị trí
trung tâm, Hội trường lớn là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng, cùng các hoạt
động vui chơi, giải trí để thư giãn, giải tỏa căng thẳng sau một ngày học tập và làm
việc mệt mỏi. Nắm bắt và hiểu rõ nhu cầu tinh thần của cán bộ, sinh viên, cũng như
tầm quan trọng của mảng xanh trong đời sống đô thị hiện nay, nhà trường đã tổ hợp
khu Hội trường lớn và vườn Kiểng bao quanh Hội trường thành một cảnh quan
thống nhất để mở rộng không gian phục vụ cho các hoạt động trao đổi, giải trí của
mọi người. Không chỉ thế tổ hợp khu vực này còn là lá phổi nhằm cải thiện điều
kiện vi khí hậu, là bộ sưu tập sống động về sự đa dạng thực vật đưa chúng ta gần
gũi với thiên nhiên.
Vì vậy, đề tài “CẢI TẠO VÀ THIẾT KẾ CẢNH QUAN HỘI TRƯỜNG
LỚN – VƯỜN KIỂNG” được thực hiện không chỉ đáp ứng được nhu cầu tinh
thần, vui chơi, giải trí, học tập nghiên cứu mà còn tạo được bộ mặt cảnh quan đẹp

cho trường Đại học Cần Thơ.

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 KHÁI NIỆM THIẾT KẾ CẢNH QUAN
Vật thể bao quanh con người rất phong phú về ý nghĩa, chức năng, thẩm
mỹ,… liên quan đến các ngành chuyên môn sâu khác nhau (như kiến trúc, thực vật,
điêu khắc,…) song để kết dính các vật thể ấy với nhau trong một tổng thể có ngữ
nghĩa, hữu ích và hài hòa phải có chuyên môn thiết kế cảnh quan.
Thiết kế cảnh quan là một hoạt động sáng tạo môi trường vật chất – không
gian bao quanh con người.
Đối tượng của thiết kế cảnh quan là tạo địa hình với bậc thang, tường chắn
đất, bề mặt trang trí từ vật liệu xây dựng, cây xanh, các tác phẩm điêu khắc, hình
thức kiến trúc công trình nước,… nghĩa là các thành phần của môi trường vật chất –
không gian.
Thiết kế cảnh quan là thiết kế không gian bên ngoài: không gian được hình
thành do quan hệ của ngoại vật và con người nhận thức ra nó bằng các giác quan
(chủ yếu là thị giác). Đó là không gian được giới hạn bởi nền và tường (không gian
kiến trúc không mái). Trong quan niệm của cảnh quan, không gian này không chỉ
hàm chứa mối quan hệ mà còn tương quan của nó với khối xây dựng bao quanh,
cũng như các thành phần khác của thiên nhiên và nhân tạo (Lê Đàm Ngọc Tú,
2006).
1.2 LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KIẾN TRÚC CẢNH
QUAN
Sự hình thành và phát triển quy hoạch kiến trúc cảnh quan tùy thuộc vào
hoàn cảnh lịch sử xã hội, ban đầu là tự phát về sau là hệ quả của quy hoạch không
gian.

Theo sự phát triển của xã hội có thể chia kiến trúc cảnh quan làm 4 thời kỳ:
-Thời kỳ cổ đại (Thiên niên kỷ IV TCN – Thế kỷ VI SCN)
-Thời kỳ trung đại (Thế kỷ V – thế kỷ XVII)
-Thời kỳ cận đại (Thế kỷ XVIII – thế kỷ XIX)
-Thời kỳ hiện đại

2


Năm 1948, xuất hiện tổ chức đầu tiên về kiến trúc cảnh quan – Liên đoàn
kiến trúc sư cảnh quan quốc tế (International federation of landscape architects). Lý
do thành lập là cần có một tổ chức chung để tìm, trao đổi cách giải quyết những khó
khăn và phức tạp về mặt môi trường và giá trị thẩm mỹ trong việc quy hoạch đô thị.
Trước đó, hệ thống cảnh quan chỉ được xem như nghệ thuật vườn và hệ
thống cây xanh. Các vườn – công viên chủ yếu bó hẹp trong các tường rào của các
khu cung điện, dinh thự và nhà ở quý tộc, nho sĩ chỉ với mục đích tô điểm nơi ở và
nghỉ nơi giải trí cho một số ít người. Hệ thống cây xanh lúc này có hình thức điểm.
Thời kỳ tiền sử, chưa có dấu hiệu của nghệ thuật cây xanh, con người chủ
yếu chỉ sống trong các hang động, nhà chòi trên cọc, nhà liều (Lê Đàm Ngọc Tú,
2006).
Sang thế kỷ XIX, dưới sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp và đô thị hóa,
sự lao động nặng nhọc và đơn điệu trong các nhà máy, xí nghiệp nảy sinh nhu cầu
sinh hoạt công cộng tăng cao, nhu cầu vui chơi, giải trí nhằm hồi phục sức khỏe và
dinh dưỡng tinh thần. Nghệ thuật vườn – công viên được xem là lá phổi của điểm
dân cư, trở thành một bộ phận hữu cơ với cấu trúc điểm dân cư. Lúc này, kiến trúc
cảnh quan có ba chức năng chính: nghỉ ngơi, giải trí, truyền đạt giá trị thẩm mỹ,
hình thành và cải tạo môi sinh.
Giai đoạn hậu công nghiệp, kiến trúc cảnh quan không còn là một bộ phận
của quy hoạch mà là thành phần quyết định đến cấu trúc điểm dân cư, góp phần
quan trọng đến việc tạo lập môi trường thẩm mỹ điểm dân cư, đưa yếu tố cảnh quan

thành một bộ phận hữu cơ của cảnh quan nhân tạo (Hàn Tất Ngạn, 1999).
1.3 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT VƯỜN – CÔNG VIÊN THẾ
GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.3.1 Nghệ thuật vườn – công viên Ai Cập
Vườn cổ Ai Cập xuất phát từ việc trang trí xung quanh các dinh thự vua chúa
hay các khu vực đền thờ. Vườn có dạng hình học đối xưng quanh nhân trung tâm là
một hồ lớn hình chữ nhật (60x120m). Bố cục vườn chặt chẽ: công trình chủ yếu
(đền thờ hay dinh thự) nằm trên trục chính; đường dạo thẳng hàng. Cây trồng là các
loại cây có chiều cao tăng dần từ trong ra ngoài – cây bóng mát ở rìa quanh khu
vườn, cây hoa cây trang trí quanh nhân trung tâm (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 1995).

3


1.3.2 Nghệ thuật vườn – công viên Lưỡng Hà
Vườn cổ Lưỡng Hà được hình thành dựa trên cơ sở kiến trúc Zigurat (kiến
trúc kim tự tháp nhiều cấp). Bố cục vườn chia làm nhiều tầng trên sân cao, kiểu
vườn tầng bậc này còn gọi là vườn treo. Vườn có dạng hình học nhưng bố cục
vườn lại bố trí theo kiểu tự nhiên với nhiều cây to, bóng mát. Vườn Lưỡng Hà đã
chú ý cải tạo địa hình (đắp đồi nhân tạo); mặt nước ở dạng thác hay suối (Nguyễn
Thị Thanh Thủy, 1995).
Nổi tiếng là vườn treo Babilon. Vườn có 4 tầng cao chênh nhau 5m, mỗi tầng
có chiều rộng 3,5m. Chiều dài nhất của vườn là 12m. Bố cục các tầng vườn theo xu
hướng tự do, các tầng được nối với nhau bởi những bậc đá hoa trắng và hồng thật
lộng lẫy và đồ sộ. Hệ thống thực vật đa dạng, được sưu tầm tìm kiếm từ khắp mọi
nơi, rất nhiều giống cây hoa quý tạo cảnh đẹp và cho bóng mát. Cây được trồng tự
do theo điều kiện sinh thái tự nhiên. Cây vùng núi cao được trồng trên sân trên, cây
miền hạ du trồng ở sân dưới. Bố cục mặt nước trong vườn được tổ chức ở dạng vòi
phun, thác hay suối để trang trí và tưới tiêu (Lê Đàm Ngọc Tú, 2006).
1.3.3 Nghệ thuật vườn – công viên Ấn Độ

Vườn có bố cục chặt chẽ theo dạng hình học. Ở Ấn Độ, tôn giáo có ảnh
hưởng sâu sắc đến nghệ thuật vườn. Vườn Ấn Độ có hai yếu tố nổi bật là mặt nước
rộng và cây xanh phong phú (do thiên nhiên đất nước này vô cùng đa dạng, vùng có
ngọn núi cao nhất thế giới, đồng cỏ mênh mông, có nơi mưa nhiều, có sa mạc khô
nóng,…)
Vườn nổi tiếng Ấn Độ là vườn lăng Tamahan. Với kích thước 320 m × 300
m, không gian vườn có những đường đi đắp cao chia mỗi phần của nó thành 16 bồn
hoa hay luống hoa thấp. Một bể nước bằng đá marble cao ở trung tâm vườn, khoảng
giữa mộ và cổng chính, và một bể phản chiếu gióng theo trục bắc nam phản chiếu
hình ảnh Taj Mahal. Mọi nơi trong vườn đều được bố trí những đường đi với các
hàng cây và vòi phun nước. Toàn bộ khu vườn phía trước sân có bố cục cân xứng
đều đặn qua kênh nước, làm cho Lăng thêm trang nghiêm. Toàn bộ vườn Lăng
khoảng 17 ha gồm ba khu: cổng, vườn và Lăng mộ (Hàn Tất Ngạn, 2000).

4


1.3.4 Nghệ thuật vườn – công viên Trung Quốc
Nghệ thuật vườn cảnh Trung Quốc bắt nguồn từ hội họa phong cảnh và được
xem là “bức tranh phong cảnh ba chiều”. Vườn cảnh Trung Quốc không phải là một
sự bắt chước thiên nhiên, mà là sản phẩm của trí tưởng tượng, tái tạo một thiên
nhiên điển hình, lý tưởng và chắt lọc tinh túy hơn thiên nhiên thật. Tính đồ sộ, mênh
mông của vườn – công viên Trung Quốc thì không đâu sánh nổi. Trung Quốc là quê
hương của nghệ thuật vườn mô phỏng tự nhiên.
Nguyên lý bố cục của vườn Trung Quốc là lấy thiên nhiên đa dạng của đất
nước làm cơ sở sáng tạo. Việc tạo cảnh vườn luôn thay đổi rất thích hợp cho người
vừa đi dạo vừa ngắm. Lối đi dạo thường có mái che (trường lang) để sử dụng được
cả bốn mùa. Nghệ thuật tạo cảnh dùng thủ pháp gây sự thay đổi trong cảm giác: đồi
vực xen lẫn thung lũng, đồng cỏ; dòng nước chảy mạnh xen lẫn mặt nước phẳng
lặng; cánh rừng thông xanh thẫm xen lẫn rừng lá màu sáng tràn ánh nắng. Thủ pháp

còn dùng hiệu quả của âm thanh: tiếng gió, tiếng vọng, tiếng chim hót, tiếng suối
róc rách, âm thanh thác đổ,… Đặc biệt còn có thủ pháp mở rộng không gian: dùng
cận cảnh để tạo phối cảnh sâu, dùng mặt nước phản chiếu, dùng tấm lát đường từ
thô tới mịn, màu sắc từ nóng đến lạnh, vòi phun nước cao ở ngoài thấp dần vào
trong,… Tất cả các thủ pháp trên đã gây được ảo giác hư hư thực thực, như xa như
gần (Nguyễn Thị Thanh Thủy,1989).
1.3.5 Nghệ thuật vườn – công viên Nhật Bản
Người Nhật đã chịu ảnh hưởng xu hướng nghệ thuật vườn Trung Quốc
nhưng để phù hợp với thiên nhiên đất nước mình họ đã tạo nên kiểu nghệ thuật
phong cảnh đặc sắc với những nguyên lý riêng: phong cảnh vườn cổ Nhật không
phải để đi vào ngắm mà chỉ để ngồi thưởng thức. Vì vậy không gian vườn chan hòa
với không gian bên trong nhà. Vườn được xem như một phần của nhà. Nghệ thuật
vườn Nhật độc đáo nhất là tạo cảnh khô. Người Nhật đã dùng thủ pháp tượng trưng
cao: đá được sắp xếp cẩn thận tượng trưng cho những hòn đảo trong sông “khô”
bằng sỏi hay cát, hay tượng trưng cho núi trên nền là rêu (Nguyễn Thị Thanh Thủy,
1989).
Do đất đai ít nên qui mô vườn Nhật thường nhỏ. Để có được một hình ảnh
thực của thiên nhiên đất nước, người Nhật còn dùng thủ pháp hãm cảnh: hãm cây bé

5


lại có dáng đại thụ, có thể dùng trang trí trong nhà, hay rêu phủ vách đá, phủ lên cây
để gây cảm giác về bề dày thời gian của cây (Hàn Tất Ngạn, 2000).
Trong mỹ thuật, xuất hiện ba nguyên tắc nghệ thuật mới: “shin”, “gyo”, “so”
được sử dụng trong hội họa; Ikebana (tiếng Nhật có nghĩa là “sự giữ gìn hoa cho
cuộc sống thứ hai”) và nghệ thuật vườn – công viên.
Trong nghệ thuật vườn – công viên, có 3 nguyên tắc:
- “shin” phản ánh sự chân thực và chính xác việc thể hiện cảnh.
- “gyo” thể hiện cảnh bán tượng trưng.

- “so” là sự tượng trưng thuần túy, cô đọng cực độ nhưng hình thức hết sức
truyền cảm.
Về mặt lý luận, nước Nhật có nhiều bộ sưu tập phong phú. Các tác phẩm lý
thuyết vườn của Y-ốt-sít-ju-cê Gô-ci-ca dựa vào luật tương phản về chủ động và thụ
động phải đi sâu vào cuộc sống hàng ngày. Hòn đá cao là chủ động, hòn đá nằm là
thụ động.
Sau này, Xoa-mi (1459-1525) đã cụ thể hơn nữa thuyết tương phản. Ông đưa
ra 12 kiểu vườn phong cảnh làm cơ sở cho việc xây dựng 2 kiểu vườn chủ yếu của
Nhật Bản là vườn phẳng và vườn đồi.
Vườn phẳng có bố cục là địa hình tương đối bằng phẳng. Ngược lại, vườn
đồi được bố cục chủ yếu bằng việc tạo địa hình phức tạp, chia cắt không gian một
cách mạnh mẽ, phong cảnh thực: chiếc cầu nho nhỏ với dòng suối uốn lượn quanh
co…
Thời kỳ văn hóa Edo, nghệ thuật vườn trà phát triển thêm một bước nữa với
sự xuất hiện của hình thức phân chia vườn uống trà thành nội viên và ngoại viên với
các vật: bồn nước rửa, đèn đá, đường đá lót. Lúc này, Nhật Bản có sự giao lưu văn
hóa với phương Tây nên bắt đầu xuất hiện kiểu vườn cây cắt xén. Tuy nhiên, cây
được cắt theo các mảng tròn tự do mọc lên trên nền sỏi, rêu tượng trưng cho các hòn
đảo hoặc các con thuyền chứ không mang hình khối hình học như vườn phương
Tây.
Ngày nay, vườn Nhật có nhiều sự biến đổi trong phong cách và hình thức
cũng phong phú hơn. Tuy nhiên, vẫn giữ được các tính chất ước lệ cũng như nguyên

6


tắc cô đọng và tính biểu tượng trong vườn Nhật, vì thế “cái hồn” trong vườn vẫn
được giữ nguyên.
1.3.6 Nghệ thuật vườn – công viên Hy Lạp
Đối với người Hy Lạp, việc rèn luyện thân thể có ý nghĩa to lớn trong đời

sống xã hội, trong công tác giáo dục con người phát triển toàn mỹ. Nhiều cuộc thi
thể thao toàn quốc được thực hiện. Các cuộc biễu diễn trên sân khấu, thi hát trong
các buổi lễ hay rước Thần cũng là kho tàng vô tận cho nghệ thuật phát triển. Tính
chất xã hội và các hoạt động của con người là tiền đề nảy sinh vườn mang ý nghĩa
công cộng. Vườn công cộng kết hợp với Thánh đường đầu tiên xuất hiện ở cổ Hy
Lạp. Bố cục vườn bao gồm nơi tổ chức các cuộc thi đấu thể thao, vui chơi – giải trí
và nơi thờ cúng. Vườn cổ Hy Lạp sử dụng nhiều loại hoa quý (cẩm chướng, cúc
vàng, hồng…).
Thời cổ điển, vườn công cộng không tổ hợp với chức năng thờ cúng nữa,
chức năng chính là nơi chơi thể thao nên mạng lưới đường thẳng tắp nhưng phong
phú về hình thức nghệ thuật của các công trình thể thao, bể bơi, tượng đài, vòi phun.
Công trình xây dựng xen kẽ với cánh rừng nhiều loài cỏ cây làm phong cảnh vườn
thêm sinh động.
Đặc trưng là thánh đường Nim-pha với bố cục tự do gây ấn tượng huyền bí
với trung tâm vườn là hồ nước dạng tự nhiên nằm giữa những cây trăn màu đen
sẫm, nước từ vách đá cheo leo ẩn hiện trong sương khói bàn thờ đổ xuống trung
tâm.
Thể loại vườn cây xanh Pompeii xuất hiện vào thời Hy Lạp hóa ở Alexandry.
Vườn – cây xanh chiếm ¼ công viên. Vườn có đồi nhân tạo, có những con đường
uốn quanh xoắn ốc dẫn lên đỉnh đồi.
Nghệ thuật vườn cổ Hy Lạp đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều quốc gia
phương Tây. Người La Mã đã áp dụng kiểu vườn (trong sân có cột trang trí chung
quanh và bên trong sân bày những chậu nhỏ hoặc bể phun nước) để làm vườn trang
trí cho khu vực trước công trình công cộng (Lê Đàm Ngọc Tú, 2006).
1.3.7 Nghệ thuật vườn – công viên Ý
Theo Lê Đàm Ngọc Tú, 2006. Vườn Ý mang tính nghệ thuật phản ánh hiện
thực, đề cao vai trò con người trong ý đồ và thủ pháp bố cục vườn. Con người phải

7



có vị trí khống chế trong thiên nhiên. Các vườn biệt thự mang yếu tố kinh tế bị đẩy
lùi hoặc không còn nữa. Kiến trúc biệt thự trở nên quan trọng khi được liên hoàn
với các tầng bậc sân và cầu thang làm trung tâm vườn.
Sử dụng mặt nước với nhiều hình dạng phong phú, địa hình dốc được sử
dụng triệt để, nhiều cao độ khác nhau để tạo thác.
Vườn thường trải rộng về phía trước và lấy biệt thự làm trục bố cục chính,
các yếu tố hình khối đăng đối qua trục bố cục này.
Trước nhà thường là các parterre (dạng bồn có hoa và cây bụi thấp được cắt
xén dạng hình học, hoa văn phức tạp) với các hàng cột bao quanh, là những yếu tố
hình khối chính trên sân trước. Dạng bồn hoa hình học (hình vuông hoặc hình thoi)
được lặp đi lặp lại trong bố cục vườn với nhiều loài cây hoa có mùa hoa nở khác
nhau.
Cây bóng mát thường được cắt xén tạo khối hình học, cây bụi được cắt xén
theo hình phức tạp.
Trên cơ sở bố cục không gian mở, Raphaen (1483-1520) phát triển thành
nguyên tắc bố cục theo dãy và dùng tường cây xanh cắt xén để phân chia không
gian.
Vườn biệt thự Lante ở ngoại ô Rome có dạng hình học cân xứng đều đặn,
nằm trên sườn đồi thoai thoải, lối đi được dẫn từ parterre chan hòa ánh nắng đến
bóng mát ở vườn trên và xa hơn là cánh rừng. Vườn – công viên có chức năng biểu
diễn và vui chơi giải trí như nhà hát ngoài trời, thác nước lớn, vườn kín. Sử dụng bố
cục cây theo dãy và dùng tường cây cắt xén để phân chia không gian vườn.
1.3.8 Nghệ thuật vườn – công viên Pháp
Theo Lê Đàm Ngọc Tú, 2006, vườn – công viên Pháp mang những đặc điểm
đặc sắc.
Sự đăng đối trong bố cục và việc sự dụng các yếu tố hình khối tạo không
gian chủ yếu trên nền tương đối phẳng.
Vườn được tạo trên các sân chênh cốt (terrasse) như vườn Ý nhưng thấp, các
sân nối liền nhau tạo các “bậc lớn”.


8


Mặt nước là nhân tố nhấn trục bố cục của vườn tùy thuộc vào tính chất và
chức năng của mỗi khu vực mà mặt nước có thể tĩnh hoặc động. Mặt nước tĩnh
thường nằm phía trước lâu đài nhằm soi bóng và in hình lâu đài.
Cuốn “Lý thuyết làm vườn” của J.Dezalier d’Argenville có đề cập:
Cơ sở của bố cục cảnh quan công viên là sự tổ hợp chặt chẽ giữa cảnh quan
do con người tạo ra với cảnh quan thiên nhiên, có thể phá vỡ tính đối xứng, phải
hướng vào thiên nhiên, loại bỏ các yếu tố hình khối không bình thường, không xây
dựng vườn cây rậm rạp, ảm đạm và tránh sự quá ưa thích không gian trống.
Trước mặt ngôi nhà phải có khoảng 2-4 hàng cây xanh, chiếm vị trí trung
tâm của sân trước nhà là các parterre có hoa văn phức tạp.
Không gian vườn bị chia cắt mạnh mẽ bằng cây xanh, tạo nên nhiều không
gian kín nhỏ, gọi là bosquet.
1.3.9 Nghệ thuật vườn – công viên Việt Nam.
Vườn cảnh của Việt Nam chịu ảnh hưởng của vườn cảnh Á Đông, có nhiều
nét tương tự vườn cảnh Trung Quốc và Nhật Bản, thường gồm 3 thành phần: mặt
nước, cây xanh và đá núi nhỏ (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 1980).
Vườn cảnh Việt Nam không nổi tiếng như vườn Nhật, vườn Trung Hoa do
không có những nét đặc trưng rõ ràng và khuôn mẫu cụ thể cũng như độ phổ biến
rộng rãi ra ngoài khu vực. Các vườn cảnh ở Việt Nam, nhất là những khu vườn lớn,
cổ thường mang những nét tương đồng với vườn Trung Hoa như hòn non bộ, thủy
đình, các lầu hóng gió, ngắm trăng, các hồ nước được trồng viền liễu rủ... (Nguyễn
Thị Thanh Thủy, 1980).
Vườn Việt Nam thường là sự thể hiện lại nét tự nhiên của thiên nhiên mộc
mạc, ở Việt Nam vườn cảnh thường được Việt hóa để tạo nên nét riêng và phù hợp
với điều kiện thời tiết, đất đai và văn hóa, lịch sử... Từ đó khiến vườn Việt Nam có
những đặc điểm riêng; ví dụ ở vườn Việt Nam, những yếu tố như nét dân dã và mộc

mạc và bản sắc dân tộc luôn được đề cao, coi trọng. Đó là những nét rất gần gũi với
cuộc sống thường nhật ở thôn quê Việt Nam như: cây đa bến nước, cây khế bờ ao,
lũy tre, hàng rào chè tàu hay dâm bụt, cây cau vương vít bụi trầu, giếng khơi, lu
nước với chiếc gáo dừa được tra chiếc cán tre xinh xắn... Đặc biệt, trong vườn cảnh
Việt Nam ở mỗi miền lại thường có những ngôi nhà mang đậm nét đặc trưng như:

9


nhà ba gian, hai chái ở những vườn cảnh ở Bắc bộ; nhà rường trong những nhà
vườn Huế; hoặc được làm đẹp bằng những kiểu nhà sàn của dân tộc thiểu số vùng
cao. Ở Nam bộ trong vườn thường có thêm những cây cầu khỉ bằng tre vắt vẻo qua
các mương nước như thách thức du khách đến chơi vườn...(www.vi.wikipedia.org)
Ngày nay, cùng với sự giao lưu kinh tế và văn hóa với quốc tế ngày càng
phát triển nên nghệ thuật cảnh quan của ta đang tồn tại nhiều hình thức biểu hiện
khác nhau.
Xu hướng vườn cây cắt xén hình học.
Chịu ảnh hưởng của nghệ thuật cắt xén cây (Topiary) của phương Tây,
nhưng người Việt khi áp dụng đã phát triển thêm loại hình cắt uốn cây theo các hình
con vật (rồng, chim, hươu,…) và hiện nay vẫn còn được áp dụng nhiều trong các
công viên công cộng, các mặt trước trụ sở với hình thức cây thể hiện chữ (Lê Đàm
Ngọc Tú, 2006).
Xu hướng cảnh quan đồng quê.
Đây là một trào lưu nổi hiện nay, đặc biệt là trong các khu resort, các khu du
lịch sinh thái, các quán ăn cũng như nhà ở trong đô thị. Những khu đất được quy
hoạch với mạng đường tự do với những mảng cỏ rộng trên đó bố trí các tiểu cảnh
mang các chủ đề về miền quê Việt Nam như bụi tre, cau, chuối, lu đất, thuyền hoa,
xe thồ, mộ hoa, guồng quay nước Tây Nguyên… Thật sự, đây là một phát triển tích
cực trong nghệ thuật cảnh quan theo tinh thần Việt trên cơ sở “công viên phong
cảnh đồng quê” thế kỷ XVIII (Lê Đàm Ngọc Tú, 2006).

Xu hướng cảnh quan kết hợp kỹ thuật.
Là hình thức các chậu cây được xếp trên các khung sườn sắt hình chữa nhật,
kim tự tháp, hình cầu,… Đây là hình thức thường được áp dụng để trang trí đường
phố trong các ngày lễ hội, một số trục đường, trục chính đón tiếp của khu du lịch
hay vườn hoa trung tâm khu ở, đô thị,… mà cần thiết phô trương sự hào nhoáng bên
ngoài hoặc phục vụ cho nhu cầu trưng bày ngắn hạn (Lê Đàm Ngọc Tú, 2006).

10


×