Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

ĐIỀU TRA và NGHIÊN cứu VIỆC ỨNG DỤNG PHONG THỦY TRONG THIẾT kế sân vườn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 78 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN MAI PHƯƠNG

ĐIỀU TRA VÀ NGHIÊN CỨU VIỆC ỨNG DỤNG
PHONG THỦY TRONG THIẾT KẾ SÂN VƯỜN

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: HOA VIÊN CÂY CẢNH

Cần Thơ, 2009


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: HOA VIÊN CÂY CẢNH

Tên đề tài:

ĐIỀU TRA VÀ NGHIÊN CỨU VIỆC ỨNG DỤNG
PHONG THỦY TRONG THIẾT KẾ SÂN VƯỜN

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Võ Quang Minh

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Mai Phương
MSSV : 3053369


Lớp : HVCC K31

Cần Thơ, 2009


Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Hoa viên và cây cảnh với đề tài:

ĐIỀU TRA VÀ NGHIÊN CỨU VIỆC ỨNG DỤNG
PHONG THỦY TRONG THIẾT KẾ SÂN VƯỜN

Do sinh viên Nguyễn Mai Phương thực hiện
Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày tháng

năm 2009

Cán bộ hướng dẫn

TS. Võ Quang Minh

iii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành
Hoa viên và cây cảnh với đề tài:


ĐIỀU TRA VÀ NGHIÊN CỨU VIỆC ỨNG DỤNG
PHONG THỦY TRONG THIẾT KẾ SÂN VƯỜN

Do sinh viên Nguyễn Mai Phương thực hiện và bảo vệ trước hội đồng.
Luận văn đã được hội đồng đánh giá:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

Cần Thơ, ngày tháng

năm 2009

Chủ tịch hội đồng

DUYỆT KHOA
Trưởng khoa Nông nghiệp & SHƯD

iv


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Nguyễn Mai Phương


v


CẢM TẠ
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.Võ Quang Minh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ
tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành biết ơn TS. Lâm Ngọc Phương đã dìu dắt tôi trong suốt quá trình
học tập tại trường.
Chân thành biết ơn các thầy cô trong khoa Nông nghiệp và SHƯD, trong bộ môn
Sinh lý_sinh hóa đã tận tình dạy bảo.
Cám ơn tất cả các bạn trong tập thể lớp Hoa viên và cây cảnh K31 đã luôn bên tôi
động viên, giúp đỡ trong suốt 4 năm học.
Kính dâng cha mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng và tạo điều kiện cho con học tập đến
ngày hôm nay.

vi


QUÁ TRÌNH HỌC TẬP

1. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Nguyễn Mai Phương

Giới tính : Nữ

Ngày, tháng năm sinh: 24 / 09 / 1987
Nơi sinh: Cần Thơ
Địa chỉ liên lạc: C5C đường 30/4 _ phường Xuân Khánh _ quận Ninh Kiều _
thành phố Cần Thơ.


2. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Từ năm 1993-1998 học tại Trường tiểu học Lê Quí Đôn_ quận Ninh Kiều _
thành phố Cần Thơ
Từ năm 1998-2002 học tại Trường trung học cơ sở Đoàn Thị Điểm_ quận Ninh
Kiều _ thành phố Cần Thơ
Từ năm 2002-2005 học tại Trường trung học phổ thông Châu Văn Liêm_ quận
Ninh Kiều _ thành phố Cần Thơ
Từ năm 2005-2009 học tại Trường Đại học Cần Thơ_ quận Ninh Kiều _ thành
phố Cần Thơ

vii


Mục lục

Trang
Trang phụ bìa........................................................................................................ ii
Trang chấp nhận luận văn ..................................................................................... iii
Lời cam đoan .............................................................. ......................................... v
Cảm tạ .................................................................................................................. vi
Quá trình học tập .................................................................................................. vii
Mục lục................................................................................................ ................viii
Danh sách hình........................................................................................................xii
Danh sách bảng........................................................................................................xiv
Danh sách chữ viết tắt..............................................................................................xv
Tóm lược ............................................................................................................. xvi
MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU................................................................... 3
1.1 Khái quát về phong thủy ................................................................................... 3

1.1.1 Định nghĩa phong thủy................................................................................... 3
1.1.2 Nguồn gốc thuật phong thủy .......................................................................... 4
1.1.3 Một số trường phái phong thủy ...................................................................... 4
1.2 Những kiến thức cơ bản về phong thủy............................................................. 5
1.2.1 Ngũ hành ....................................................................................................... 5
1.2.1.1 Hành Thổ .................................................................................................... 6
1.2.1.2 Hành Kim ................................................................................................... 7
1.2.1.3 Hành Thủy .................................................................................................. 8
1.2.1.4 Hành Mộc ................................................................................................... 8
1.2.1.5 Hành Hỏa.................................................................................................... 9
1.2.2 Bát quái........................................................................................................ 10
1.2.3 Bốn phương vị chính trên la bàn .................................................................. 11
1.2.4 Hướng và tọa................................................................................................ 12

viii


1.2.5 Điểm lập cực................................................................................................ 12
1.2.6 La kinh......................................................................................................... 12
1.2.6.1 Cấu tạo...................................................................................................... 12
1.2.6.2 Cách sử dụng la kinh................................................................................. 13
1.2.6.3 Ý nghĩa các tầng la kinh ............................................................................ 13
1.3 Phong thủy trong thiết kế sân vườn ................................................................. 14
1.3.1 Định nghĩa sân vườn .................................................................................... 14
1.3.2 Sơ đồ 8 cung bát quái áp dụng cho sân vườn................................................ 14
1.3.2.1 Cung quí nhân ........................................................................................... 15
1.3.2.2 Cung tài lộc............................................................................................... 15
1.3.2.3 Cung kiến thức.......................................................................................... 16
1.3.2.4 Cung hôn nhân .......................................................................................... 16
1.3.2.5 Cung danh vọng ........................................................................................ 17

1.3.2.6 Cung nghề nghiệp ..................................................................................... 17
1.3.2.7 Cung gia đạo ............................................................................................. 18
1.3.2.8 Cung tử tức ............................................................................................... 18
1.3.3 Mệnh quái và trạch quái............................................................................... 19
1.3.3.1 Mệnh quái ................................................................................................. 19
1.3.3.2 Trạch quái ................................................................................................. 21
1.3.3.3 Mệnh quái và trạch quái tương phối .......................................................... 21
1.4 Cơ sở đánh giá phong thủy của một khu vườn................................................. 22
1.4.1 Dựa vào hướng khu vườn............................................................................. 22
1.4.2 Dựa vào mệnh quái và trạch quái ................................................................. 22
1.4.3 Dựa vào sơ đồ 8 cung bát quái ..................................................................... 22
1.5 Những điều cấm kỵ trong phong thủy ngoại thất............................................. 23
1.5.1 Cây cối......................................................................................................... 23
1.5.2 Lối đi ........................................................................................................... 24
1.5.3 Nước............................................................................................................ 25
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP............................................ 26
2.1 Phương tiện..................................................................................................... 26

ix


21.1 Địa điểm nghiên cứu ..................................................................................... 26
2.1.2 Thời gian thực hiện ...................................................................................... 26
2.1.3 Phương tiện nghiên cứu................................................................................ 26
2.2 Phương pháp ................................................................................................... 26
2.2.1 Cách thu thập số liệu .................................................................................... 26
2.2.2 Các vấn đề cần phân tích.............................................................................. 26
2.2.3 Phương pháp phân tích................................................................................. 27
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ_THẢO LUẬN ............................................................... 29
3.1 Tổng quát tình hình thiết kế sân vườn ở các địa điểm khảo sát........................ 29

3.2 Kết quả khảo sát.............................................................................................. 30
3.2.1 Thống kê theo diện tích sân vườn _Trường hợp mệnh quái hợp với trạch quái
_ so sánh thu nhập và vị trí cung tài lộc................................................................. 30
3.2.2 Thống kê theo diện tích sân vườn _Trường hợp mệnh quái không hợp với
trạch quái_ so sánh thu nhập và vị trí cung tài lộc ................................................. 31
3.2.3 Thống kê theo diện tích sân vườn _Trường hợp mệnh quái hợp với trạch quái_
so sánh trình độ văn hóa và vị trí cung kiến thức................................................... 32
3.2.4 Thống kê theo diện tích sân vườn _Trường hợp mệnh quái không hợp với
trạch quái_ so sánh trình độ văn hóa và vị trí cung kiến thức ................................ 33
3.2.5 Thống kê theo diện tích sân vườn _Trường hợp mệnh quái hợp với trạch quái_
so sánh tình hình sức khỏe và vị trí cung gia đạo .................................................. 34
3.2.6 Thống kê theo diện tích sân vườn _Trường hợp mệnh quái không hợp với
trạch quái_ so sánh tình hình sức khỏe và vị trí cung gia đạo ................................ 35
3.2.7 Thống kê theo hướng sân vườn_ Trường hợp mệnh quái hợp với trạch quái_
So sánh thu nhập và vị trí cung tài lộc................................................................... 37
3.2.8 Thống kê theo hướng sân vườn_ Trường hợp mệnh quái không hợp với trạch
quái_ So sánh thu nhập và vị trí cung tài lộc ......................................................... 38
3.2.9 Thống kê theo hướng sân vườn_ Trường hợp mệnh quái hợp với trạch quái_
So sánh trình độ văn hóa và vị trí cung kiến thức
3.2.10 Thống kê theo hướng sân vườn_ Trường hợp mệnh quái không hợp với trạch
quái_ So sánh trình độ văn hóa và vị trí cung kiến thức......................................... 39
3.2.11 Thống kê theo hướng sân vườn_ Trường hợp mệnh quái hợp với trạch quái_
So sánh tình hình sức khỏe và vị trí cung gia đạo.................................................. 40
3.2.12 Thống kê theo hướng sân vườn_ Trường hợp mệnh quái không hợp với trạch
quái_ So sánh tình hình sức khỏe và vị trí cung gia đạo ........................................ 41
3.2.13 Phân tích tương quan giữa các yếu tố ......................................................... 44

x



3.2.13.1 Phân tích tương quan giữa các yếu tố (tổng hợp 60 hộ gia đình).............. 44
3.2.13.2 Phân tích tương quan giữa các yếu tố thuộc nhóm sân vườn có
diện tích dưới 100m2 .......................................................................................... 44
3.2.13.3 Phân tích tương quan giữa các yếu tố thuộc nhóm sân vườn có
diện tích từ 100m2- 200m 2 ................................................................................... 45
3.2.13.4 Phân tích tương quan giữa các yếu tố thuộc nhóm sân vườn có
diện tích trên 200m 2 .......................................................................................... 45
3.3 Thống kê ý kiến người dân về việc ứng dụng phong thủy
trong thiết kế sân vườn.......................................................................................... 45
3.4 Đề xuất mô hình thiết kế sân vườn theo phong thủy
phù hợp với từng mệnh quái ................................................................................. 46
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN & ĐỀ NGHỊ................................................................. 52
4.1 Kết luận………………………………………………………………………...52
4.2 Đề nghị…………………………………………………………………………52
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

xi


Danh sách hình

Hình

Tựa hình

Trang

1.1


Chu kỳ tương sinh và tương khắc của ngũ hành

6

1.2

Đèn đá

6

1.3

Tiểu cảnh kết hợp chậu sành và tượng

7

1.4

Bàn ghế bằng kim loại

7

1.5

Hồ nước

8

1.6


Tiểu cảnh thuộc hành Mộc

9

1.7

Đèn trang trí trong sân

9

1.8

Bát quái đồ

10

1.9

Mô hình cảnh quan lý tưởng

11

1.10

La kinh

13

1.11


Tám cung bát quái ứng với các lĩnh vực đời sống

14

1.12

Mô hình bát quái cho sân vườn

23

1.13

Cây xương rồng

24

1.14

Lối đi uốn lượn tự nhiên

24

1.15

Tiểu cảnh có nước trong sân

25

2.1


Sơ đồ các bước thực hiện

27

3.1

Biểu đồ so sánh thu nhập và vị trí cung tài lộc trong trường hợp mệnh
quái hợp với trạch quái _thống kê theo diện tích sân vườn
Biểu đồ so sánh thu nhập và vị trí cung tài lộc trong trường hợp mệnh
quái không hợp với trạch quái _thống kê theo diện tích sân vườn
Biểu đồ so sánh trình độ văn hóa và vị trí cung kiến thức trong trường
hợp mệnh quái hợp với trạch quái_thống kê theo diện tích sân vườn
Biểu đồ so sánh trình độ văn hóa và vị trí cung kiến thức trong trường
hợp mệnh quái không hợp với trạch quái_thống kê theo diện tích sân
vườn
Biểu đồ so sánh tình hình sức khỏe và vị trí cung gia đạo trong trường
hợp mệnh quái hợp với trạch quái_thống kê theo diện tích sân vườn
Biểu đồ so sánh tình hình sức khỏe và vị trí cung gia đạo trong trường
hợp mệnh quái không hợp với trạch quái_thống kê theo diện tích sân
vườn

30

3.2
3.3
3.4

3.5
3.6


xii

31
32
33

34
35


37

4.1

Biểu đồ so sánh thu nhập và vị trí cung tài lộc trong trường hợp mệnh
quái hợp với trạch quái_thống kê theo hướng sân vườn
Biểu đồ so sánh thu nhập và vị trí cung tài lộc trong trường hợp mệnh
quái không hợp với trạch quái_thống kê theo hướng sân vườn
Biểu đồ so sánh trình độ văn hóa và vị trí cung kiến thức trong trường
hợp mệnh quái hợp với trạch quái_thống kê theo hướng sân vườn
Biểu đồ so sánh trình độ văn hóa và vị trí cung kiến thức trong trường
hợp mệnh quái không hợp với trạch quái_thống kê theo hướng sân vườn
Biểu đồ so sánh tình hình sức khỏe và vị trí cung gia đạo trong trường
hợp mệnh quái hợp với trạch quái _thống kê theo hướng sân vườn
Biểu đồ so sánh tình hình sức khỏe và vị trí cung gia đạo trong trường
hợp mệnh quái không hợp với trạch quái _thống kê theo hướng sân
vườn
Thác nước

4.2


Hồ bơi

49

4.3

Tiểu cảnh non bộ

49

4.4

Tượng trong sân

49

4.5

Chậu gốm

50

4.6

Chậu sành

50

4.7


Phong linh kim loại

50

4.8

Phong linh thủy tinh

50

4.9

Quả cầu thủy tinh

51

4.10

Quả cầu pha lê

51

4.11

Đèn treo tường

51

4.12


Đèn dọc theo lối đi

51

3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12

xiii

38
39
40
41
42

49


Danh sách bảng

Bảng

Tựa bảng

Trang


1.1

Bảng tra mệnh quái chủ nhà

19

1.2

Bảng tra nhóm quẻ

21

3.1

Phân tích tương quan giữa các yếu tố (tổng hợp 60 hộ gia đình)

44

3.2

Phân tích tương quan giữa các yếu tố thuộc nhóm sân vườn có 44
diện tích dưới 100m2

3.3

Phân tích tương quan giữa các yếu tố thuộc nhóm sân vườn từ 45
100m2 -200m2

3.4


Bảng đề xuất mô hình thiết kế sân vườn theo phong thủy phù 48
hợp với từng mệnh quái

xiv


Danh sách từ viết tắt

B

Hướng Bắc



Cao đẳng

Đ

Hướng Đông

ĐB

Hướng Đông Bắc

ĐH

Đại học

ĐN


Hướng Đông Nam

N

Hướng Nam

T

Hướng Tây

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học cơ sở

TB

Hướng Tây Bắc

TN

Hướng Tây Nam

xv



NGUYỄN MAI PHƯƠNG, 2009 “Điều tra và nghiên cứu việc ứng dụng phong
thủy trong thiết kế sân vườn”. Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Nông Nghiệp và
Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ. 53 trang.
Người hướng dẫn khoa học: TS. Võ Quang Minh

Tóm lược
Đề tài “ Điều tra và nghiên cứu việc ứng dụng phong thủy trong thiết kế sân
vườn” được thực hiện tại thành phố Cần Thơ từ ngày 01/12/2008 đến ngày
30/04/2009 thông qua khảo sát thực tế để tìm ra điểm chung giữa lý thuyết và thực
tiễn từ đó có hướng áp dụng phong thủy trong thiết kế sân vườn tốt hơn, đạt hiệu
quả cao hơn.
Dựa trên kết quả khảo sát 60 hộ gia đình gồm 3 nhóm (sân vườn có diện tích dưới
100m2 , từ 100m2 - 200m2, trên 200m2) ta nhận thấy phong thủy thật sự có tác động
tốt đến công việc, thu nhập của chủ nhà. Khi cung tài lộc có thiết kế hợp phong thủy
thì chủ nhà có thu nhập cao hơn so với khi cung tài lộc không hợp phong thủy. Diện
tích sân vườn ảnh hưởng đến tình hình sức khỏe, trong khi trình độ học vấn không
chịu ảnh hưởng của các yếu tố phong thủy. Thông qua thống kê nhóm hộ gia đình
theo hướng vườn cũng cho thấy một số lý thuyết phong thủy hoàn toàn có cơ sở và
cho hiệu quả khi ứng dụng thực tế. Cụ thể là chủ nhà ở hướng Nam và Đông Nam
có thu nhập cao hơn những hướng khác, vì đây là hướng tốt nhất theo phong thủy.
Từ những kết quả khảo sát, đưa ra bảng mô hình thiết kế sân vườn theo phong thủy
phù hợp với từng mệnh quái của chủ nhà.

xvi


MỞ ĐẦU
Trong một vài năm gần đây, người ta có xu hướng ứng dụng phong thủy
trong thiết kế và xây dựng công trình. Khái niệm "phong thủy" không chỉ xuất hiện
trong các kiến trúc phương Đông, cái nôi của thuyết phong thủy, mà đã bắt đầu trở

thành một thứ không thể thiếu trong các ngôi nhà ở phương Tây. Những người
phương Tây tin rằng việc ứng dụng phong thủy hợp lý sẽ giúp họ điều hòa môi
trường sống, cải thiện sức khỏe và giúp công việc trở nên thuận lợi hơn. Các kiến
thức trong phong thủy chủ yếu mang đến cho chúng ta cơ hội được sống khỏe
mạnh, hạnh phúc và sung túc vì ý nghĩa căn bản của phong thủy là giữ gìn và duy
trì một cuộc sống hài hòa với môi trường xung quanh ta. Trải qua bao biến động của
thời gian, phong thủy vẫn còn nguyên là một truyền thuyết và có thể được áp dụng
trong mọi nền văn hóa và tồn tại song hành với mọi tín ngưỡng của dân gian (Gill
Hale, 2006).
Ngày nay phong thủy thường được ứng dụng trong các công trình kiến trúc
và nội thất, song cảnh quan bên ngoài mới là rường cột của phong thủy. Khí muốn
vào nhà sẽ không đến được cửa ra vào và cửa sổ nếu không đi qua vườn (Lương
Quỳnh Mai và Lý Thanh Trúc, 2005). Cho nên sân vườn là nơi thích hợp nhất và
quan trọng nhất để ứng dụng phong thủy.
Qua nhiều thế kỷ, vườn là một không gian để suy ngẫm và thư giãn. Sau
những giờ làm việc căng thẳng, vườn là một không gian cần thiết hơn lúc nào hết.
Một không gian thoải mái, trong lành và tĩnh lặng bao quanh nhà hoặc một chậu
kiểng xanh mướt khẽ đong đưa trên ban công có thể mang lại một nơi trú ẩn tốt cho
tâm hồn. Bằng cách khai thông nhà và bố trí khoảnh vườn theo thuật phong thủy,
chúng ta có thể có được sự hài hòa, yên bình và thành công trong cuộc sống (Rebert
Dixon, 2007).
Có rất nhiều ý kiến khác nhau về việc ứng dụng phong thủy. Một số ý kiến
cho rằng phong thủy là sự mê tín, chưa có cơ sở khoa học rõ ràng, phần lớn chỉ dựa
vào cảm tính của nhà phong thủy. Mặt khác, trên thị trường hiện nay có rất nhiều
loại sách viết về phong thủy nói chung hay sách viết riêng về phong thủy trong một
lĩnh vực nào đó như phong thủy văn phòng, phong thủy sân vườn…..không chỉ
được xuất bản trong nước mà còn được xuất bản ở ngoài nước. Điều đó chứng tỏ
phong thủy đã được công nhận như một lĩnh vực khoa học và được nhiều người ứng
dụng. Triết lý phong thủy thường được đón nhận bởi những ai nhận ra rằng khung
cảnh sống xung quanh tác động đến họ và thấy rằng cần phải làm điều gì đó để cải

thiện cuộc sống của họ. Đây là một suy nghĩ tích cực nhưng việc áp dụng đúng
thuật phong thủy vào thực tế đời sống đòi hỏi người thực hiện phải có kỹ năng và

1


để thích hợp với hoàn cảnh của một địa điểm thì các nguyên lý của nó không thể
vận dụng một cách qua loa, đại khái (Gill Hale, 2006).
Việc nghiên cứu phong thủy hy vọng giúp lý giải những quan hệ cũng như
vận dụng phong thủy vào cuộc sống. Do đó, đề tài “Điều tra và nghiên cứu việc
ứng dụng phong thủy trong thiết kế sân vườn” được thực hiện.

2


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 KHÁI QUÁT VỀ PHONG THỦY
1.1.1 Định nghĩa phong thủy
Theo Gill Hale (2006), phong thủy là bộ môn khoa học về môi trường sống.
Phong thủy nguyên là những lời diễn dịch của người Trung Quốc xưa về thế giới tự
nhiên với mục đích giúp họ xây dựng nên một hệ thống canh tác hiệu quả. Về mặt
thực hành, phong thủy cho chúng ta các lời khuyên về cách kiến tạo một môi trường
sống thoải mái và tích cực.
Theo Robert Dixon (2007), phong thủy là một phương pháp bố trí sinh lực
vô hình có lợi cho sức khỏe, sinh lực này người Trung Quốc gọi là khí. Việc vận
dụng năng lượng khí này nhằm tạo ra một môi trường hài hòa chung quanh ta. Các
thầy phong thủy cho rằng một khi năng lượng này có thể luân chuyển êm đềm
quanh vườn và nhà, nó sẽ tẩy sạch mọi lo toan vướng mắc trong cuộc sống.
Theo (2009), phong thủy là học thuyết chuyên

nghiên cứu sự ảnh hưởng của hướng gió, hướng khí, mạch nước đến đời sống hoạ
phúc của con người. Phong thủy không phải là yếu tố đơn lẻ mà là tổng hợp hàng
loạt yếu tố về địa hình địa thế xung quanh nhà ở, thôn xóm, thành phố hoặc mồ mả,
hướng gió, dòng nước cùng tọa hướng, hình dạng, bố cục mặt bằng không gian xây
dựng. Phong thủy liên quan đến cát hung, họa phúc, thọ yểu, sự cùng thông của
nhân sự. Cát ắt là phong thủy hợp, hung ắt là phong thủy không hợp. Giống như
mọi ngành khoa học kỹ thuật cổ truyền khác ở Á Đông, thuật phong thủy cũng dựa
vào dịch lý, thuyết âm dương, ngũ hành.
Mỗi tác giả đều có các định nghĩa khác nhau nhưng nhìn chung đều là sự sắp
đặt, bố trí mọi vật để có được môi trường sống hài hòa, nhà cửa thông thoáng giúp
cho sức khỏe tốt hơn, công việc thuận lợi hơn. Suy cho cùng, phong thủy thật ra chỉ
là khoa học kiến trúc cộng với khoa học môi trường ở dạng thực nghiệm (Hồ Tiến
Huân, 2005).
1.1.2 Nguồn gốc thuật phong thủy
Theo (2009), thuật phong thủy hình thành rất
sớm, có thể nói gần như cùng với sự ra đời của loài người. Ngay từ thời thượng cổ
con người đã chú ý đến ảnh hưởng của hoàn cảnh tự nhiên đối với nơi cư trú của
loài người, nên đã tiến hành lựa chọn một cách có chủ đích. Nguyên sơ của phong

3


thủy là những kinh nghiệm về sinh hoạt như khoét đá, đào hang, làm nhà... Từ cuộc
sống thực tế, phải chống chọi với thú dữ, chống lại cả sự tấn công của đồng loại,
phải chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, con người đã biết chọn những
vị trí cư trú có núi non che chở bao bọc, lại gần sông ngòi, nguồn nước.
Từ thời thượng cổ, con người sống theo lối du canh, du cư, trải qua một quá
trình tiến hóa đến định canh, định cư và mới bắt đầu chú ý đến nơi ăn ở sao cho
thích hợp, chọn địa điểm cư trú làm sao cho tiện lợi rồi tiến tới kiến tạo phòng ốc để
ở cho thật an lành, thoải mái, giàu có...

Những kinh nghiệm về cư trú được tích lũy từ đời này qua đời khác đã hình
thành nên phong thủy học.
Thuật phong thủy trải qua lịch sử phát triển của các triều đại Trung Quốc, từ
thời nhà Chu, thời Tiền Tần, thời Lưỡng Hán, Thời kỳ Ngụy Tấn Nam Bắc triều.
Đời nào cũng có những học giả kế tục và phát triển thuật phong thủy.
Ngày nay dù ở Phương Tây hay ở Phương Đông khi xây dựng nhà ở đều
phải chọn những vị trí hợp với môi trường địa lý xung quanh địa bàn, dù theo một
lối kiến trúc nào thì cũng phải căn cứ vào địa thế xung quanh để tạo dựng một kiến
trúc đẹp về thẩm mỹ, lợi về sinh hoạt. Phong thủy dù còn vẻ huyền bí nhưng rất
thực tế và gần gũi với đời sống con người.
1.1.3 Một số trường phái phong thủy
Mỗi tác giả đi theo một trường phái phong thủy khác nhau, nhưng theo Gill Hale
(2006) nhìn chung có 3 trường phái phong thủy phổ biến.
Trường phái Hình Thể
Trường phái này chủ yếu dựa vào địa thế, hình dạng của núi, sông..
Người xưa chủ yếu sống dựa vào sự tinh anh và hiểu biết về điều kiện tự nhiên
nơi họ ở. Thời ấy nhu cầu bản thân không nhiều, chỉ là những gì cơ bản: ăn và ở.
Nhờ quan sát họ biết hướng nào gió thường thổi đến và sẽ dựng nhà ở thế đất được
che chắn. Họ cần nước để trồng trọt và vận chuyển vụ thu hoạch nên sông ngòi rất
quan trọng, và dòng chảy của các con sông cùng việc định hướng các bờ bãi sẽ
quyết định loại hoa màu trồng trọt. Chi phái hình thể này được gọi là trường phái
Hình Thể hay trường phái Địa Hình và là phương pháp tiếp cận cổ xưa nhất.
Trường phái La Bàn
Trường phái này ứng dụng phong thủy dựa theo hướng trên la bàn.
Thời Trung Quốc cổ đại, các thầy địa lý nghiên cứu địa hình và luồng nước trong
khi các nhà thiên văn lập sơ đồ bầu trời. Những người hiểu được sức mạnh của
thông tin mà họ đang nắm giữ thường ghi lại sở học của mình lên một dụng cụ gọi
4



là la bàn hoặc địa bàn. Trên la bàn không chỉ minh họa phương hướng mà còn xem
xét cả năng lượng của mỗi phương vị căn cứ trên địa hình hoặc thiên thể tìm thấy ở
hướng ấy. Việc diễn giải những năng lượng này sẽ cho biết đó có phải là nơi thích
hợp cho con người hay không.
Phong thủy dựa trên Kinh Dịch, một triết thư diễn dịch các nguồn năng
lượng trong vũ trụ. Sáu mươi bốn hình trong Kinh Dịch minh họa chu kỳ của tự
nhiên trong năm tạo nên vòng ngoài của la bàn. Là công trình chung của các học giả
uyên bác trong nhiều thế kỷ, Kinh Dịch cung cấp cho chúng ta một phương tiện để
liên kết dòng chảy năng lượng tự nhiên của vũ trụ. Yếu tố thời gian được bao hàm
trong nó cho phép các cá nhân thực hiện liên kết này theo nhiều cách khác nhau vào
những thời điểm khác nhau trong cuộc đời họ.
Trường phái Trực Giác
Trường phái này chủ yếu dựa vào trực giác, cảm nhận của người xem phong
thủy. Các bản văn cổ thường minh họa đầy đủ mọi hình dáng núi non và luồng nước
và đặt cho chúng những cái tên mang tính ẩn dụ, thể hiện cách suy nghĩ đặc trưng
của người Trung Quốc xưa. Ví dụ như “Hổ phục” (cọp đang rình mồi) gợi ý về một
thế đất xấu, là nơi mà những người cư trú ở đây sẽ không bao giờ cảm thấy an bình.
Trong khi đó, “Long nhi vọng mẫu” (rồng con ngắm nhìn mẹ) lại cho thấy đây là
một môi trường sống yên vui hơn nhiều.
Trong Thủy Long Kinh, người xưa trình bày chi tiết hơn về những thế đất tốt
nhất để dựng nhà, mô tả phương vị dòng chảy trong các nhánh sông, với những tên
gọi biểu thị loại môi trường sinh sống. Khả năng cảm nhận của người đang sống và
làm việc tại thế đất ấy trở nên nhạy bén và kiến thức của họ về thế giới tự nhiên đã
ban tặng cho họ bản năng tìm ta những vùng thích hợp để trồng trọt.
1.2 NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PHONG THỦY
1.2.1 Ngũ hành
Theo thuyết vạn vật liên kết thì ngũ hành gồm 5 yếu tố: Thổ, Kim, Mộc,
Hỏa, Thủy. Ngũ hành được cho là tương tác lẫn nhau theo hai cách, tương sinh hoặc
tương khắc.
Ở chu kì sinh, Thổ sinh Kim, Kim chứa Thủy, Thủy bổ trợ Mộc, Mộc sinh

Hỏa và Hỏa sinh Thổ. Ở chu kì khắc, Thổ triệt Thủy, Thủy diệt Hỏa, Hỏa nung
chảy Kim, Kim cắt đứt Mộc và Mộc làm suy yếu Thổ (Hình 1.1).
Mỗi hành đều có màu sắc đặc trưng, vật dụng mang đặc tính riêng của hành
đó. Khi thiết kế sân vườn cũng cần chú ý đến sự hài hòa giữa các hành, tránh bố trí
những hành xung khắc ở cận nhau sẽ tạo nên cảm giác bối rối và sự kém phát triển.
5


Một khu vườn gồm đủ những hình thức tiêu biểu cho 5 yếu tố này và được
bố trí cân đối với nhau sẽ tạo ra một nguồn năng lượng hữu ích cho môi trường và
cho cuộc sống của bạn (Robert Dixon, 2007).

Hình 1.1 Chu kì tương sinh và tương khắc của ngũ hành
(http:// www.wikipedia.com, 2009)

1.2.1.1 Hành Thổ
Hành Thổ tương ứng với năng lượng giữa mùa hạ theo lịch Trung Quốc. Đây
là thời điểm khí âm và khí dương cân bằng. Màu vàng, cam , nâu, hình vuông hay
các vật bằng đất sét, sành sứ tượng trưng cho hành Thổ. Hành Thổ tương ứng với
hướng Tây Nam – Tây Bắc (Robert Dixon, 2007).
Trong vườn, các vật thể tượng trưng cho hành Thổ gồm hòn non bộ, các bình
sành lớn, các bức tường bằng gạch hoặc đá và những tấm đá bằng đất sét nung được
dùng để lát lối đi.

Hình 1.2 Đèn đá

6


Hình 1.3 Tiểu cảnh kết hợp chậu sành và tượng


1.2.1.2 Hành Kim
Hành Kim tương ứng với năng lượng của mùa thu theo lịch Trung Quốc.
Đây là thời điểm khí âm bắt đầu thống trị. Hành này tương ứng với hướng Tây.
Màu trắng, xám bạc, hình tròn, vật dụng kim loại tượng trưng cho hành này Robert
Dixon, 2007).
Các vật thể trong vườn tương ứng với Kim gồm những vật bằng kim loại như
là bàn ghế, các bình chứa lớn, các cấu trúc dạng vòm, đồng hồ, các trụ và các khung
giàn và mái tôn.

Hình 1.4 Bàn ghế bằng kim loại

7


1.2.1.3 Hành Thủy
Hành Thủy tương ứng với năng lượng mùa đông theo lịch Trung Quốc, đây
là thời điểm khí âm mạnh nhất. Hành Thủy tương ứng với hướng Bắc. Màu xanh
dương và đen, sông suối ao hồ, đài phun nước, gương soi, kính, các đường uốn
khúc tượng trưng cho hành Thủy (Robert Dixon, 2007).
Các vật trong vườn tương ứng với năng lượng của hành này gồm các nét đặc
trưng có nước như hồ cá, bể bơi, thác nước.

Hình 1.5 Hồ nước

1.2.1.4 Hành Mộc
Hành Mộc tương ứng với năng lượng mùa xuân, đây là thời điểm khí dương
thống trị. Hành này tương ứng với hướng Đông trên la bàn. Màu xanh lục, các loại
thực vật, đồ đạc bằng gỗ tượng trưng cho hành này (Robert Dixon, 2007).
Các vật trong vườn đại diện cho hành Mộc gồm các loại cây xanh, đồ đạc

bằng gỗ, hàng rào, khung cửa và lan can bằng gỗ.

8


Hình 1.6 Tiểu cảnh thuộc hành Mộc

1.2.1.5 Hành Hỏa
Hành Hỏa tương ứng với mùa hạ, đây là thời điểm các khí dương tăng cao.
Hành này tương ứng hướng Nam của la bàn. Màu đỏ, hình tam giác, các loại đèn
tượng trưng cho hành Hỏa (Robert Dixon, 2007).
Các vật trong vườn tượng trưng cho hành Hỏa gồm các giàn leo có đầu nhọn,
các loại hoa màu đỏ, đèn trang trí.

Hình 1.7 Đèn trang trí trong sân

9


×