Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

GIÁM ĐỊNH BỆNH hại TRÊN cây sứ THÁI tại THỊ xã SA đéc – ĐỒNG THÁP và THỬ NGHIỆM HIỆU QUẢ của VI KHUẨN đối KHÁNG và THUỐC hóa học đối với BỆNH THỐI NHŨN TRONG điều KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 49 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

HUỲNH TUẤN VŨ

GIÁM ĐỊNH BỆNH HẠI TRÊN CÂY SỨ THÁI (Adenium obesum Balt)
TẠI THỊ XÃ SA ĐÉC – ĐỒNG THÁP VÀ THỬ NGHIỆM HIỆU
QUẢ CỦA VI KHUẨN ĐỐI KHÁNG VÀ THUỐC HÓA HỌC
ĐỐI VỚI BỆNH THỐI NHŨN (ERWINIA SP.)
TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: HOA VIÊN CÂY CẢNH

CẦN THƠ, 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: HOA VIÊN CÂY CẢNH

GIÁM ĐỊNH BỆNH HẠI TRÊN CÂY SỨ THÁI (Adenium obesum Balt)
TẠI THỊ XÃ SA ĐÉC – ĐỒNG THÁP VÀ THỬ NGHIỆM HIỆU
QUẢ CỦA VI KHUẨN ĐỐI KHÁNG VÀ THUỐC HÓA HỌC
ĐỐI VỚI BỆNH THỐI NHŨN (ERWINIA SP.)
TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM

Cán bộ hướng dẫn khoa học:
PGS. TS.Trần Thị Thu Thuỷ



Sinh viên thực hiện:
Huỳnh Tuấn Vũ
MSSV: 3073256
Lớp: HVCC K33

CẦN THƠ, 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài:

GIÁM ĐỊNH BỆNH HẠI TRÊN CÂY SỨ THÁI (Adenium obesum Balt)
TẠI THỊ XÃ SA ĐÉC – ĐỒNG THÁP VÀ THỬ NGHIỆM HIỆU QUẢ
CỦA VI KHUẨN ĐỐI KHÁNG VÀ THUỐC HÓA HỌC
ĐỐI VỚI BỆNH THỐI NHŨN (ERWINIA SP.)
TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM

Do sinh viên Huỳnh Tuấn Vũ thực hiện và đề nạp.
Kính trình hội đồng chấm luận văn xem xét.

Cần Thơ, ngày …… tháng …… năm 2011
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ



KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Hội đồng chấm luận văn đã chấp thuận luận văn đính kèm đề tài:

GIÁM ĐỊNH BỆNH HẠI TRÊN CÂY SỨ THÁI (Adenium obesum Balt)
TẠI THỊ XÃ SA ĐÉC – ĐỒNG THÁP VÀ THỬ NGHIỆM HIỆU QUẢ
CỦA VI KHUẨN ĐỐI KHÁNG VÀ THUỐC HÓA HỌC
ĐỐI VỚI BỆNH THỐI NHŨN (ERWINIA SP.)
TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM

Do sinh viên Huỳnh Tuấn Vũ thực hiện và bảo vệ trước hội đồng ngày …. tháng…..
năm 2011
Luận văn đã được hội đồng đánh giá ở mức ….….. ……………..điểm.
Ý kiến hội đồng
……………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
Cần Thơ, ngày …… tháng …… năm 2010
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
DUYỆT KHOA
TRƯỞNG KHOA NÔNG NGHIỆP
VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận
văn nào trước đây.


Tác giả luận văn
(ký tên)

Huỳnh Tuấn Vũ


TIỂU SỬ CÁ NHÂN

Họ và tên: Huỳnh Tuấn Vũ
Ngày sinh: 06/10/1989
Giới tính: Nam
Dân tộc: Kinh
Nơi sinh: Cần Thơ-Hậu Giang
Quá trình học tập:
1995 – 1999: Trường Tiểu Học Tân An
1999 – 2004: Trường Trung Học Cơ Sở Tân An
2004 – 2007: Trường Trung Học Phổ Thông Lý Tự Trọng
2007 – 2011: Trường Đại Học Cần Thơ, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng,
Ngành Hoa Viên & Cây Cảnh, khóa 33.


LỜI CẢM TẠ

Chân thành cảm ơn!
Cô Trần Thị Thu Thuỷ đã tận tình hướng dẫn, quan tâm và giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Thầy Lê Văn Bé – cố vấn học tập lớp Hoa viên & Cây cảnh khóa 33. Thầy luôn quan
tâm, dạy bảo trong suốt 4 năm học.
Anh Lê Thanh Toàn, chị Trần Thị Thanh Vân và các anh chị trong bộ môn Bảo Vệ
Thực Vật, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ đã giúp

đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Kính dâng!
Cha mẹ đã sinh ra và nuôi dạy, suốt đời tận tụy vì con.
Thân gửi về!
Toàn thể các bạn lớp Hoa Viên & Cây Cảnh khóa 33 với lời chúc tốt đẹp nhất.

Huỳnh Tuấn Vũ


MỤC LỤC
Trang

DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................... iii
DANH SÁCH HÌNH..................................................................................................iv
TÓM LƯỢC ...............................................................................................................v
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 ................................................................................................................2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU............................................................................................2
1.1 ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CỦA CÂY SỨ THÁI....................................................2
1.1.1 Đặc điểm thực vật ..................................................................................................... 2
1.1.2 Yêu cầu ngoại cảnh................................................................................................... 2
1.1.2.1 Nhiệt độ ............................................................................................................. 2
1.1.2.2 Độ ẩm ................................................................................................................ 3
1.1.2.3 Ánh sáng (nắng)................................................................................................. 3
1.1.2.4 Đất trồng............................................................................................................ 3
1.1.2.5 Nước tưới........................................................................................................... 3

1. 2 MỘT SỐ BỆNH HẠI ĐƯỢC GHI NHẬN ...........................................................3
1.2.1 Bệnh đốm vàng ..................................................................................................... 3
1.2.2 Bệnh thối nhũn...................................................................................................... 3

1.2.3 Thán thư ............................................................................................................... 4

1.3 ĐẶC ĐIỂM CỦA VI KHUẨN ERWINIA SP. ......................................................4
1.3.3 Vi khuẩn đối kháng dùng trong thí nghiệm................................................................ 4
1.3.3.1 Vai trò tác động của vi khuẩn đối kháng............................................................. 4
1.3.3.2 Vai trò của vi khuẩn đối kháng trong phòng trị bệnh cây trồng ........................... 5
1.3.3.3 Đặc điểm vi khuẩn dùng trong thí nghiệm .......................................................... 5

1.4 ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC LOẠI THUỐC HOÁ HỌC DÙNG TRONG THÍ
NGHIỆM ....................................................................................................................7
1.4.1 Starner 20 WP........................................................................................................... 7
1.4.2 Physan 20L.............................................................................................................. 7
1.4.3 Coc 85WP ................................................................................................................ 8
1.4.4 Nước vôi trong.......................................................................................................... 8

CHƯƠNG 2 ................................................................................................................9
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP .......................................................................9
2.1 PHƯƠNG TIỆN....................................................................................................9
2.2 PHƯƠNG PHÁP.................................................................................................10
2.2.1 Thời gian và địa điểm điều tra................................................................................. 10
2.2.1 Phương pháp thu mẫu và đánh giá bệnh .................................................................. 10
2.2.3 Phương pháp giám định .......................................................................................... 10
2.2.4 Phương pháp áp dụng khi giám định ....................................................................... 11
2.2.5 Xác định tên tác nhân gây bệnh.............................................................................. 12
i


2.2.6 Khảo sát một số loại tác nhân phòng và trị bệnh đối thối nhũn ở cây Sứ trong phòng
thí nghiệm ....................................................................................................................... 13
2.2.6.1 Mục đích của thí nghiệm .................................................................................. 13

2.2.6.2 Tiến hành thí nghiệm ....................................................................................... 13

CHƯƠNG 3 ..............................................................................................................16
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................................16
3.1 TÌNH HÌNH BỆNH HẠI TRÊN SỨ THÁI TẠI THỊ XÃ SA ĐÉC .....................16
3.1.1 Tình hình bệnh hại tại thị xã Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp .............................................. 16

3.2 KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH BỆNH TRÊN CÂY SỨ THÁI .....................................18
3.2.1 Bệnh đốm lá (Cercospora Leaf Spot) ...................................................................... 18
3.2.2 Bệnh thán thư (Anthracnose)................................................................................... 19
3.2.3 Bệnh đốm đồng tiền................................................................................................ 21
3.2.4 Bệnh thối nhũn trên cây sứ Thái.............................................................................. 22

3.3 HIỆU QUẢ CỦA VI KHUẨN ĐỐI KHÁNG BỆNH ĐỐI VỚI VI KHUẨN GÂY
BỆNH THỐI NHŨN TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM ........................25
3.4 HIỆU QUẢ CỦA BA LOẠI THUỐC HÓA HỌC VÀ NƯỚC VÔI ĐỐI VỚI VI
KHUẨN GÂY BỆNH THỐI NHŨN TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM26
3.5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................................31
3.5.1 Kết luận .................................................................................................................. 31
3.5.2 Đề nghị ................................................................................................................... 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................32

ii


DANH SÁCH BẢNG

Bảng 1.1 Phân cấp mức độ bệnh (Bộ Môn Bảo Vệ Thực Vật, ĐHCT) .............................. 10
Bảng 2.1 Nồng độ của các loại thuốc sử dụng trong thí nghiệm .......................................... 15

Bảng 3.1 Mức độ bệnh hại trên cây sứ Thái qua các tháng điều tra tại Phường Tân Quy Đông
- thị xã Sa Đéc - Tỉnh Đồng Tháp ........................................................................................ 17
Bảng 3.2 Hiệu quả của ba loại vi khuẩn đối kháng đối với vi khuẩn Erwinia sp. gây bệnh thối
nhũn trên cây sứ Thái trong điều kiện phòng thí nghiệm...................................................... 25
Bảng 3.3 Hiệu quả của bốn loại thuốc (nồng độ thấp hơn khuyến cáo) đối với vi khuẩn
Erwinia sp. gây bệnh thối nhũn trên cây sứ Thái trong điều kiện phòng thí nghiệm.............. 27
Bảng 3.4 Hiệu quả của bốn loại thuốc (nồng độ khuyến cáo) đối với vi khuẩn Erwinia sp. gây
bệnh thối nhũn trên cây sứ Thái trong điều kiện phòng thí nghiệm ...................................... 28
Bảng 3.5 Hiệu quả của bốn loại thuốc (nồng độ gấp đôi khuyến cáo) đối với vi khuẩn Erwinia
sp. Gây bệnh thối nhũn trên cây sứ Thái trong điều kiện phòng thí nghiệm.......................... 28

iii


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ giám định bệnh do vi khuẩn ........................................................................ 13
Hình 2.2 Sơ đồ thử nghiệm hiệu quả của thuốc đối với tác nhân gây bệnh là vi khuẩn ......... 14
Hình 2.3 Sơ đồ thử nghiệm hiệu quả của thuốc đối với vi khuẩn Erwinia sp. ....................... 15
Hình 3.1 Triệu chứng và tác nhân Cercospora sp. gây bệnh đốm lá trên cây sứ Thái ........... 18
Hình 3.2 Triệu chứng bệnh thán thư do nấm Colletotrichum sp. trên cây sứ Thái................. 20
Hình 3.3 Triệu chứng bệnh đốm đồng tiền trên cây sứ Thái ................................................ 21
Hình 3.4 Triệu chứng bệnh thối nhũn Erwinia sp. trên cây sứ Thái ...................................... 22
Hình 3.5 Đặc điểm của vi khuẩn Erwinia sp. gây bệnh thối nhũn trên cây sứ Thái.............. 23
Hình 3.6 Triệu chứng thối nhũn trên cây sứ Thái được lây bệnh nhân tạo ............................ 24
Hình 3.7 Hiệu quả của vi khuẩn đối kháng đối với vi khuẩn gây bệnh Erwinia sp. trên môi
trường King’s B ở thời điểm 48 GSC .................................................................................. 26
Hình 3.8 Hiệu quả ba loại thuốc hóa học và nước vôi (thấp hơn ½ nồng độ khuyến cáo) thời
điểm 48h đối với vi khuẩn Erwinia sp. ................................................................................ 29
Hình 3.9 Hiệu quả ba loại thuốc hóa học và nước vôi (nồng độ khuyến cáo) thời điểm 48h
đối với vi khuẩn Erwinia sp................................................................................................. 30

Hình 3.10 Hiệu quả ba loại thuốc hóa học và nước vôi (nồng độ gấp đôi khuyến cáo) ở thời
điểm 48h đối với vi khuẩn Erwinia sp. ................................................................................ 30

iv


HUỲNH TUẤN VŨ. 2011. Giám định bệnh hại trên cây sứ Thái (Adenium obesum

Balt) tại thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp và Thử nghiệm hiệu quả của vi khuẩn đối
kháng và thuốc hóa học đối với bệnh thối nhũn (Erwinia sp.) trong điều kiện phòng thí
nghiệm. Luận văn tốt nghiệp Đại Học. Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng.
Trường Đại Học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: PGs. Ts. Trần Thị Thu Thuỷ
____________________________________________________________________________

TÓM LƯỢC
Công tác giám định bệnh hại trên cây sứ Thái tại phường Tân Qui Đông, thị xã Sa
Đéc, tỉnh Đồng Tháp được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2010 nhằm mục
đích xác định bệnh hại trên cây sứ Thái và đánh giá hiệu quả của vi khuẩn đối kháng
và thuốc hóa học đối với bệnh thối nhũn. Kết quả ghi nhận có 4 bệnh hiện diện là thán
thư (Colletotrichum sp.), đốm lá (Cercospora sp.), thối nhũn (Erwinia sp.), đốm đồng
tiền (địa y). Trong đó bệnh thối nhũn do vi khuẩn Erwinia sp. là gây hại nặng nhất
Thí nghiệm đánh giá hiệu quả của vi khuẩn Burkholderia cepacia TG17, Bacillus
sp. TG19 và Bacillus sp. B4-2 cho thấy, vi khuẩn Burkholderia cepacia sp. TG19 cho
hiệu quả cao nhất đối với việc hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh thối nhũn
Erwinia sp. trên cây sứ Thái, vi khuẩn Burkholderia cepacia TG17 cho hiệu quả thấp
hơn và cuối cùng là Bacillus sp. B4-2. Thí nghiệm với tác nhân hóa học Starner 20WP,
Physan 20L, Coc 85WP và nước vôi trong cho thấy ở 3 mức nồng độ: thấp hơn
khuyến cáo, khuyến cáo, và gấp đôi khuyến cáo thì thuốc Starner 20WP luôn cho
hiệu quả cao nhất với bán kính vòng vô khuẩn lớn hơn mức ý nghĩa so với các nghiệm
thức còn lại, kế đến là Physan 20L, thuốc Coc 85 WP và nước vôi trong không có hiệu

quả đối với việc hạn chế tác nhân gây bệnh thối nhũn (Erwinia sp.)

v


MỞ ĐẦU
Ngày nay, do nhu cầu cuộc sống con người ngày càng cao, hoa kiểng giữ
vai trò quan trọng, vừa mang lại giá trị tinh thần, vừa mang lại lợi ích về kinh tế. Vì
vậy, ngành sản xuất hoa cảnh ngày càng được xem trọng, để phục vụ cho thị hiếu
người tiêu dùng. Nhờ vào trồng hoa, mà nhiều nông dân đã thoát nghèo, trở nên khá
giả (Đặng Phương Trâm, 2005) và rất phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng
của nước ta hiện nay. Trong số các loại cây hoa được chọn và trồng nhiều như:
hồng, cúc, mai… thì cây sứ Thái (cây sứ sa mạc) cũng được chú trọng trồng và phát
triển.
Đã hơn 40 năm, từ khi được đưa vào Việt Nam từ nước láng giềng Thái
lan, cây sứ Thái, đã ngày càng trở nên phổ biến như một loại cây cảnh trang trí,
không chỉ bởi thân cây mang hình dáng đặc thù mà còn bởi cây có hoa đẹp và nhiều
loại. Cây sứ Thái có giá trị cao và phát triển rất mạnh trên thị trường thế giới, tuy
nhiên việc nghiên cứu về bệnh hại trên cây sứ Thái vẫn còn đang rất hạn chế. Nhiều
nhà vườn, đặc biệt ở thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, đã bị thiệt hại kinh tế nặng nề
do không nhận biết được tác nhân gây bệnh và cách phòng trị hiệu quả.
Do đó đề tài: “Giám định bệnh hại trên cây sứ Thái (Adenium obesum
Balt) tại thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp và thử nghiệm hiệu quả của vi khuẩn
đối kháng và thuốc hóa học đối với bệnh thối nhũn (Erwinia sp.) trong điều
kiện phòng thí nghiệm” đã được tiến hành nhằm mục đích:
-

Xác định bệnh hại chính trên cây sứ Thái tại thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.

- Khảo sát hiệu quả tác nhân phòng trị đối với bệnh thối nhũn trên sứ Thái

trong điều kiện phòng thí nghiệm.

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CỦA CÂY SỨ THÁI
1.1.1 Đặc điểm thực vật
Cây sứ Thái (cây sứ sa mạc) là cây hai lá mầm, có tên khoa học là Adenium
obesum Balt thuộc họ Apocynaceae (họ trúc đào). Cây có nguồn gốc từ các nước
thuộc vùng sa mạc Phi châu.
Sứ Thái là loại cây bụi, thân mọng, thường xanh, cao khoảng 1-3 m, phần gốc
cây phình to. Lá mọc thành vòng xoắn, chụm lại thành cụm ở phía trên của ngọn
cây, các lá đơn mép nhẵn, cấu trúc bóng như da, dài 5-15 cm và rộng 1-8 cm.
Cây có cụm hoa ở đỉnh, xếp sát với lá hay trên cành rụng lá. Các hoa hình ống,
dài 2-5 cm, với đường kính ngoài của phần trên khoảng 4-6 cm, có 5 cánh, tương
tự như ở các chi có quan hệ họ hàng gần như chi Sứ trắng (Plumeria) và chi Trúc
đào (Nerium). Hoa màu đỏ hay hồng, thường là có các mảng màu trắng ở phía trên
ống hoa, cánh hoa hợp ở gốc thành ống dạng phễu, trên chia 5 thùy xòe rộng; nhị
có bao phấn có mũi dài 2 - 3cm, có lông. Trong một chùm hoa, hoa lớn nở trước
hoa nhỏ nở sau, mỗi hoa nở khoảng 8-10 ngày mới tàn, cho nên rất lâu mới nở hết
chùm hoa. Cây sứ rất nhiều nhánh, nhiều hoa nên hoa nở gần như quanh năm. Một
cây có thể ghép lên nhiều giống có màu sắc hoa khác nhau, quả đại ít gặp (Phạm
Hoàng Hộ, 2001)
1.1.2 Yêu cầu ngoại cảnh
Theo Nguyễn Bảo Toàn và Nguyễn Thị Mai Anh (2010) cây sứ Thái có một số đặc
điểm sau:
1.1.2.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ cao không hề ảnh hưởng tới cây sứ nhiệt độ có khi lên tới 420C nhưng cây

sứ vẫn sống tốt (tuy nhiên khi nhiệt độ lên cao kết hợp với độ ẩm thấp, cánh hoa dễ
bị cháy).
Ở nhiệt độ thấp cây không phát triển, nhiệt độ tối thiểu là 100c dưới mức này cây
dễ bị đặt nhựa và chết vì mạch dẫn không lưu thông.

2


1.1.2.2 Độ ẩm
Cây sứ thích độ ẩm cao, đặc biệt khi vào mùa mưa cây phát triển tốt nhất nhưng
dễ bị thối gốc và ít hoa.
1.1.2.3 Ánh sáng (nắng)
Cây ưa nắng, nhưng nắng nóng quá có thể gây cháy bề mặt củ, rễ nếu tàn lá
không che phủ hết, vì vậy cần che mát 20% khi thời tiết nắng nóng.
1.1.2.4 Đất trồng
Cây sứ không kén đất. Các loại đất như đất cát, thịt, thịt nhẹ đều trồng được sứ
với điều kiện là đất phải tơi xốp và thoát nước. Có thể trộn hỗn hợp đất trồng sứ
như sau: 40 - 50% đất phù sa, cát pha hoặc thịt nhẹ, 50 - 60% chất hữu cơ như xơ
dừa mục, vỏ đậu phộng mục, vỏ trấu mục. Nếu đất chua có thể bổ sung thêm vôi,
phân lân. Tất cả trộn đều và có xử lý một số thuốc trừ nấm để sát khuẩn, ủ thành
đống để sử dụng dần.
1.1.2.5 Nước tưới
Sứ là cây chịu nắng, điều này rất phù hợp với thời tiết miền Nam, tuy nhiên
cũng rất sợ úng nước, cho nên chỉ khi nào nắng khô đất mới tưới. Cây sứ vừa mới
trồng, mới sang chậu hoặc cắt cành để giâm không nên tưới nhiều nước. Tưới nước
cho sứ phải dùng vòi phun nhuyễn, bình phun hoặc hệ thống bơm phun.
1. 2 MỘT SỐ BỆNH HẠI ĐƯỢC GHI NHẬN
1.2.1 Bệnh đốm vàng
Lá sứ khi gặp mưa lớn, hoặc tưới mạnh nước quá bị bầm dập sinh ra nhiều đốm
nhỏ trên lá màu vàng hoặc nâu như bị phỏng, rồi lan nhanh cả lá, sau này sẽ khô

quéo lại hoặc rụng. Có khi ăn vào thân cây làm cây mềm nhũn từ trên cành xuống
qua thân khi lan đến gốc cây sẽ chết. Bệnh chưa xác định rõ tác nhân (Huỳnh Văn
Thới, 2004).
1.2.2 Bệnh thối nhũn
Theo Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng (2005), bệnh thường xuất hiện trên
thân, củ sứ. Lúc đầu vết bệnh chỉ là những đốm màu xám trắng mộng nước. Sau đó,
vết bệnh liên kết lại làm thối cả củ lẫn thân. Chẻ dọc thân cây và củ có những sọc
màu nâu dọc theo mạch gỗ hơi nhũn nước và nhầy nhụa. Đặc biệt để nhận dạng
bệnh do vi khuẩn này là có mùi hôi thối rất khó chịu. Bệnh do vi khuẩn Erwinia sp.
gây ra. Vi khuẩn được nuôi cấy trên môi trường nhân tạo cho khuẩn lạc màu trắng
sữa, hơi nhầy. Vi khuẩn hình que ngắn Gam âm, có nhiều roi xung quanh, kích
thước tế bào vi khuẩn là 2 x 1 µm
3


1.2.3 Thán thư
Bệnh xuất hiện và gây hại phổ biến trên cây sứ Thái, triệu chứng bệnh thường
bắt đầu ở hai mép, chóp lá hoặc giữa phiến lá, lúc đầu vết bệnh là những chấm tròn
nhỏ màu nâu xám hay nâu vàng có nhiều vòng đồng tâm, giữa vết bệnh hơi lõm
xuống, có viền nâu nhạt, kích thước vết bệnh trung bình từ 2 – 5 mm. Sau đó vết
bệnh lan rộng ra và nhiều vết bệnh liên kết lại làm lá cháy khô thành những mảnh
lớn, trên bề mặt vết bệnh có những chấm nhỏ li ti màu đen do sự hình thành dĩa đài
của nấm gây bệnh.
Bệnh do nấm Colletotrichum spp. Bào tử hình bầu dục, không màu, thích thước
từ 8,34 – 16,68 x 2,10 – 3,47 (Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng, 2005)
1.3 ĐẶC ĐIỂM CỦA VI KHUẨN ERWINIA SP.
 Hình thái cấu tạo
Vi khuẩn Erwinia sp. gây bệnh cây trồng là loài nguyên sinh đơn bào không có
diệp lục, dạng hình gậy, hai đầu hơi thon tròn, kích thước nhỏ (0,5 - 1 x 1 - 3,0
µm) có lông roi xung quanh tế bào. Ngoài ra có vách tế bào, bên trong là màng tế

bào chất, tế bào chất và thể nhân khuếch tán, cấu tạo bởi chuỗi ADN và các cơ
quan như ribosome, mesosome, plasmid,…( Vũ Triệu Mân & Lê Lương Tề, 2000)
 Đặc điểm xâm nhiễm
Vi khuẩn Erwinia sp. xâm nhiễm vào cây một cách thụ động, xâm nhập chủ
yếu qua các lỗ hở tự nhiên và vết thương cơ học. Sau khi vi khuẩn xâm nhập vào
cây nó lan theo hệ thống mạch dẫn
Lan truyền của vi khuẩn nhờ gió, mưa, nước tưới, côn trùng và hoạt động của
con người, chúng xâm nhập vào cây trồng qua vết thương ở rễ, thân và qua côn
trùng như là rệp, bọ nhảy...
Vi khuẩn Erwinia sp. gây bệnh có thể lưu tồn ở cây bệnh, rễ cây bệnh thối mục
trong đất. Vi khuẩn còn tồn tại trong cơ thể một số loài côn trùng, dụng cụ canh
tác, duy trì trên nhiều loài ký chủ ( Vũ Triệu Mân & Lê Lương Tề, 2000)
1.3.3 Vi khuẩn đối kháng dùng trong thí nghiệm
1.3.3.1 Vai trò tác động của vi khuẩn đối kháng
Theo Cock (1982) phòng trị sinh học bệnh cây trồng gồm 3 mục chính:
- Làm giảm mật số tác nhân gây bệnh bằng cách sử dụng vi sinh vật đối kháng
để diệt trừ mầm bệnh và làm giảm sức sống hoặc sự phát triển của mầm bệnh.
-

Bảo vệ bề mặt cây trồng bằng các vi sinh vật định cư ở vết thương, lá hoặc
4


vùng rễ nơi mà chúng thực hiện nghĩa vụ rào cản tác nhân gây bệnh bằng hình thức
cạnh tranh, tiết kháng sinh hoặc hạn chế hoạt động kí sinh của tác nhân.
- Sử dụng vi sinh vật không gây bệnh để kích thích tính kháng bệnh của cây
trồng hoặc cạnh tranh về nơi cư trú của tác nhân gây bệnh.
1.3.3.2 Vai trò của vi khuẩn đối kháng trong phòng trị bệnh cây trồng
Vi khuẩn là nhóm vi sinh vật đơn bào có cấu tạo đơn giản nhưng giữ vai trò hết
sức quan trọng, chúng tồn tại khắp nơi trong đất, nước, trên bề mặt cây trồng và có

khả năng hạn chế vi sinh vật khác bằng cách tiết ra các kháng sinh (antibiotic)
cạnh tranh về dinh dưỡng, nơi ở, do đó chúng góp phần tạo cân bằng sinh thái
trong tự nhiên (Mukerji & Garg, 1993 trích dẫn bởi Nguyễn Thị Thu Nga, 2003)
đặc biệt trong phòng trị sinh học các tác nhân gây bệnh cây trồng thì vi khuẩn đối
kháng giữ vai trò nổi bật (Nguyễn Thị Thu Nga, 2003).
1.3.3.3 Đặc điểm vi khuẩn dùng trong thí nghiệm
 Vi khuẩn Burkholderia cepacia TG17
Vi khuẩn Burkholderia cepacia TG17 được bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa
Nông Nghiệp, Trường Đại Học Cần Thơ phân lập từ đất ruộng lúa, tại tỉnh Tiền
Giang năm 1997, với tên ban đầu Pseudomonas cepacia, do viện Pasteur Thành Phố
Hồ Chí Minh định danh năm 1999. Đến Năm 2000, vi khuẩn được Viện Nghiên
Cứu Quốc Gia Nông Nghiệp Nhật Bản định danh và chỉnh lại với tên Burkholderia
cepacia (Phạm Văn Kim, 2003).
Vi khuẩn Burkholderia cepacia TG17 là vi khuẩn hiếu khí thuộc Gram âm, có
hình que kích thước 1,5-2,0 x 0,45- 0,5 µm. Khuẩn lạc màu vàng sữa trên môi
trường King’s B, tròn, nhô và bóng. Trên môi trường nuôi cấy trong đĩa petri vi
khuẩn này có phạm vi pH là từ 4 đến 8 và tối hảo là 7. Như vậy vi khuẩn này có thể
sống tốt trong điều kiện pH của đồng ruộng Đồng Bằng Sông Cửu Long (Nguyễn
Thị Thu Nga, 2003).
Vi khuẩn Burkholderia cepacia TG17 có khả năng đối kháng mạnh với nấm
Rhizoctonia solani với bán kính vòng vô khuẩn là 16,5 mm (Phạm Văn Kim và
ctv., 2003). Chủng vi khuẩn Burkholderia cepacia TG17 có khả năng hạn chế sự
hình thành hạch nấm Rhizoctonia solani khi cùng chung sống với nấm trong đĩa
petri. Dịch trích nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường King′s B sau 48 giờ có khả
năng ức chế khuẩn ty nấm phát triển, hiệu quả ức chế càng cao khi nồng độ dịch
trích càng tăng, cơ chế đối kháng của vi khuẩn là tiết ra chất có khả năng hạn chế sự
phát triển của nấm (Nguyễn Thị Thu Nga, 2003).

5



 Vi khuẩn Bacillus sp. TG19
Vi khuẩn Bacillus sp. có khả năng đối kháng tốt với nấm Rhizoctonia solani với
bán kính vòng vô khuẩn là 14,5 mm (Phạm Văn Kim và ctv., 2003).
Lê Thị Kim Ngữ (2005), trích dẫn bởi Nguyễn Quốc Đạt (2006) cho biết hai
chủng vi khuẩn Burkholderia cepacia TG17 và Bacillus sp. TG19 có khả năng đối
kháng với 112 chủng nấm Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư trên các loại cây
trồng như: dưa leo, cà chua, ớt, xoài và sầu riêng. Trong đó, vi khuẩn Bacillus sp.
TG 19 có khả năng đối kháng với nấm Colletotrichum spp. cao hơn so với chủng vi
khuẩn Burkholderia cepacia TG 17 với bán kính vòng vô khuẩn trung bình lần lượt
là 6,8 mm đối với vi khuẩn Bacillus sp. TG 19 và 3,4 mm đối với vi khuẩn
Burkholderia cepacia TG 17.
Ngoài ra, Biện Phương Đông (2005) còn ghi nhận cả hai vi khuẩn Burkholderia
cepacia TG 17 và Bacillus sp. TG 19 có khả năng đối kháng tốt với nấm
Rhizoctonia solani gây bệnh trên cây cải bẹ xanh và cải ngọt, trong điều kiện phòng
thí nghiệm thông qua khả năng ức chế sự phát triển của khuẩn ty nấm gây bệnh.
Trong điều kiện nhà lưới thì hai chủng vi khuẩn Burkholderia cepacia TG 17 và
Bacillus sp. TG 19 đều có hiệu quả giúp giảm bệnh chết cây con trên cây cải xanh
và cải ngọt.
 Vi khuẩn Bacillus sp. B4-2
Vi khuẩn hình que, có kích thước 1,0 - 1,2 x 3,0 - 5,0 µm, Gram (+), không có
vỏ nhày, hiếu khí, chuyển động, nội bào tử có kích thước từ 1,0 - 1,5 µm. Vi khuẩn
Bacillus sp. B4-2 ưa nhiệt, có thể sống sót trong những điều kiện khắc nghiệt, có thể
được chọn lọc từ dịch trích trong đất với nước nóng 800C trong vòng 10 phút, hoặc
xử lý đất bằng hơi nước 600C trong 30 phút đối với vi khuẩn hiếu khí. (Phạm Thị
Ngọc Thu, 2010)

6



1.4 ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC LOẠI THUỐC HOÁ HỌC DÙNG TRONG THÍ
NGHIỆM
Theo Material Safety Data Sheet (2008) thì :
1.4.1 Starner 20 WP
Hoạt chất: Oxolinic acid 20 % và phụ gia 80%
Tên hoá chất: 5-Ethyl-8-oxo-5,8-dihydro
carboxylic acid hoặc 1,3-dioxolo (4,5-g) quinoline-7carboxylic acid 5-ethyl-5,8-dihydro-8-oxo.
Công thức hóa học: C13H11NO5
Trọng lượng phân tử: 261,25 g/mol
Tính chất: thuốc có tác dụng nội hấp, tiếp xúc mạnh. Thuốc dạng bột, tan hoàn
toàn trong nước.
Thuốc độc nhóm: LD50 525 mg/kg đối với chuột và LD50 1890 mg/kg đối với
chuột nhắt. Rất ít độc với người, vật nuôi và môi trường. Thời gian cách ly 7 ngày
trước khi thu hoạch. Không thả vật nuôi vào nơi vừa mới phun thuốc.
Sử dụng: đặc hiệu trừ các bệnh vi khuẩn hại cây trồng như bệnh bạc lá lúa
(Xanthomonas oryzae) và các loại bệnh vi khuẩn hại dưa hấu, cà, rau, hành, tỏi, cà
chua, khoai tây... như bệnh héo xanh, thối nhũn vi khuẩn (Erwinia carotovora), chết
đọt vi khuẩn... (Trần Văn Hai, 2000).
1.4.2 Physan 20L
Hoạt chất: Quaternary Ammonium Salts 20% w/v
+ phụ gia 80 % w/v
Tên hoá chất: Quaternary Ammonium Salts.
Tính chất: như kháng sinh và thuốc khử trùng.
Thời gian cách ly là một ngày trước khi thu hoạch.
Sử dụng: đặc trị các bệnh do vi khuẩn, nấm và các
loại rong rêu nhớt, tảo gây hại nhiều loại cây trồng,
đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh cháy bìa lá lúa. (Trần Văn Hai, 2000).

7



1.4.3 Coc 85WP
Hoạt chất: Copper Oxychloride.
Tên hoá chất: Copper Oxychloride.
Công thức hóa học: ClCuO
Tính chất: tác động tiếp xúc, ít tan trong nước, phổ tác dụng rộng.
Tính độc: ít hại môi trường và con người. Thời gian cách ly là 7 ngày trước khi
thu hoạch.
Sử dụng: phòng trị nấm bệnh và diệt khuẩn căn bản từ gốc đồng như sương mai
hại cà chua, bệnh loét trên cây có múi (Trần Văn Hai, 2000).
1.4.4 Nước vôi trong
Hoạt chất: canxi hyđrôxít
Tên hóa chất: Canxi hydroxit
Công thức hóa học: Ca(OH)2
Tính chất: có tính bazơ trung tính-mạnh, có phản ứng mạnh với các axít và ăn
mòn nhiều kim loại khi có sự tham gia của nước.
Sử dụng: pha loãng, để lắng xuống lấy phần nước trong phun lên cây bệnh.
Hòa vôi bột (vôi quét tường) vào nước với liều lượng 2 kg vôi/16 lít nước, lắng
lấy nước trong và phun lên lá lúa lúc mới chớm bệnh do vi khuẩn (2 bình /công)
(Trần Thị Thu Thuỷ, 2007) hay có thể rải vôi 60-80 kg/ha (Vũ Triệu Mân và Lê
Lương Tề, 2000).

8


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
Thời gian: Bắt đầu từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 12 năm 2010.
Địa điểm: Phòng thí nghiệm Phòng trừ Sinh học và nhà lưới bộ môn Bảo Vệ
Thực Vật khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ

2.1 PHƯƠNG TIỆN
* Vật liệu và dụng cụ:
- Đĩa petri, ống nghiệm, giấy thấm, kéo, kẹp…
- Sổ ghi chép, viết, giấy báo, hóa chất phân bón
* Thiết bị:
- Tủ cấy, kính hiển vi, tủ úm…
Các loại môi trường sử dụng trong nuôi cấy và phân lập gồm môi trường PDA,
môi trường King’ B, và môi trường Water Agar.
 Công thức các loại môi trường sử dụng để phân lập và nuôi cấy
Môi trường PDA (pH= 6,5-6,8) ( Shurfleff và Averre, 1997).
Khoai tây
Đường Dextrose
Agar

200g
20g
15-20g

Nước cất

1000ml

Môi trường King’s B (pH =7,2-7.4) ( Shurfleff và Averre, 1997).
Proteose peptone
Glycerol
K2HPO4
MgSO4.7H2O

20 g
15 ml

1,5 g
1,5 g

Agar

15-20 g

Nước cất

1000ml

9


2.2 PHƯƠNG PHÁP
2.2.1 Thời gian và địa điểm điều tra
-Địa điểm: Điều tra trên sáu vườn trồng sứ Thái tại phường Tân Qui Đông, thị
xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp
-Thời gian : Từ tháng 8 - 2010 đến tháng 12 - 2010, định kỳ 1 tháng/lần.
2.2.1 Phương pháp thu mẫu và đánh giá bệnh
Mẫu thu tại thị xã Sa Đéc Tỉnh Đồng Tháp trên sáu vườn trồng Sứ Thái có diện
tích trên 200 m2 (số cây sứ thái trên 200 cây)
Mẫu bệnh được thu thập phải thật tươi, có vết bệnh còn mới và phần tiếp giáp
giữa mô bệnh và mô không bệnh phải rõ ràng. Mỗi loại triệu chứng bệnh được thu
thập nhiều mẫu và cho vào bao giấy có ghi đầy đủ các chi tiết, thời gian thu mẫu,
mức độ bệnh và mô tả triệu chứng bệnh.
Đánh giá mức độ bệnh: đối với mỗi bệnh, phải nhìn tổng quát diện tích cây
trồng thiệt hại để đánh giá mức độ nhiễm bệnh theo 5 cấp từ không nhiễm bệnh đến
rất nặng theo thang đánh giá (Bộ Môn Bảo Vệ Thực Vật, Trường Đại Học Cần Thơ)
Bảng 1.1 Phân cấp mức độ bệnh (Bộ Môn Bảo Vệ Thực Vật, ĐHCT)


Mức độ bệnh

Mô tả

(-)

Không có bệnh.

(±)

Bệnh nhẹ, xuất hiện lẻ tẻ, chú ý tìm mới thấy được vài lá bị bệnh.

(+)

Bệnh trung bình, số cây bị bệnh ít và có nhiều lá bị bệnh.

(++)

Bệnh nặng, số cây bị bệnh bằng 1/3 số lượng cây trong vườn.

(+++)

Bệnh nặng, số cây bị bệnh lớn hơn 1/3 số lượng cây trong vườn.

2.2.3 Phương pháp giám định
* Qui trình giám định
Khi giám định tùy từng trường hợp mà áp dụng một số bước hoặc tất cả các
bước của quy tắc Koch.


10


Đối với bệnh mới chưa báo cáo trong nước, thì tiến hành quy tắc Koch gồm 4
bước:
-Bước 1: Phân lập mầm bệnh từ mô bệnh.
-Bước 2: Tiêm chủng mầm bệnh đã phân lập vào cây mạnh.
-Bước 3: Quan sát lại triệu chứng bệnh xuất hiện so với triệu chứng bệnh ban
đầu
-Bước 4: Tái phân lập mầm bệnh. So sánh với mầm bệnh ban đầu.
Đối với bệnh đã được báo cáo nhiều lần trong nước và trên thế giới chỉ áp dụng
bước 1 và 2 của quy tắc Koch.
2.2.4 Phương pháp áp dụng khi giám định
Quan sát tác nhân gây bệnh
- Đối với nấm:
+ Quan sát vết bệnh dưới kính lúp để tìm các bộ phận của nấm ở mặt dưới hoặc
mặt trên. Cạo hoặc làm phẩu thức quan sát dưới kính hiển vi để tìm bào tử, đính bào
đài, ổ nấm… Ngoài ra có thể áp dụng phương pháp dán băng keo để quan sát các bộ
phận nấm.
Trong trường hợp cạo hoặc dán băng keo không tìm thấy cơ quan của nấm, tiến
hành làm phẩu thức hoặc ủ vết bệnh. Phẩu thức được thực hiện bằng cách dùng lưỡi
lam thật bén cắt vết bệnh thành những lát thật mỏng và quan sát dưới kính hiển vi.
+ Phương pháp ủ bệnh: được thực hiện trong đĩa petri có lót giấy ẩm, cắt mẫu
bệnh thành từng đoạn nhỏ (0,5cm) thanh trùng mặt ngoài với chlorin 3‰ (1 phút),
rửa lại bằng nước cất vô trùng (3 lần), ủ mẫu ở nhiệt độ phòng và quan sát ở 3 ngày
sau khi ủ.
+ Nếu ủ không thấy mầm bệnh phát triển thì phải nuôi cấy mẫu lá bệnh trên môi
trường WA. Mẫu bệnh được cắt thành từng đoạn nhỏ (5mm), thanh trùng mặt ngoài
bằng chlorin 3‰ (30 giây), rửa lại với nước cất vô trùng (3 lần), cấy trên môi
trường WA và quan sát dưới kính hiển vi ở 3 - 5 ngày sau khi cấy.

- Đối với vi khuẩn:
Cắt mẫu bệnh thành từng đoạn nhỏ khoảng vài mm (từ 3-10 mm), nơi có tiếp
giáp giữa mô bệnh và mô khoẻ. Sau đó dùng dao cắt thành từng lát mỏng cho vào
lame có chứa giọt nước cất, dùng lammelle đậy lại và quan sát nhanh dưới kính hiển
vi. Nếu bệnh do vi khuẩn gây ra sẽ tìm thấy dịch vi khuẩn tuôn ra từ vết cắt.

11


Phân lập vi khuẩn: Cắt mẫu bệnh thành những đoạn nhỏ (5mm), thanh trùng
mặt ngoài bằng Chlorine 3‰ rửa lại nhiều lần bằng nước cất vô trùng. Sau đó nuôi
cấy trong môi trường King’s B. Sau khi nuôi cấy khoảng 24 giờ, vi khuẩn sẽ phát
triển xung quanh rìa mô bệnh, tiến hành phân lập vi khuẩn. Dùng đũa cấy vi khuẩn
để phân lập vi khuẩn và vạch theo đường zíc-zắc lên đĩa petri có chứa môi trường
King’s B.
Nhận dạng vi khuẩn dựa vào các đặc điểm như hình dạng (tròn, dẹt…), màu sắc
(vàng, trắng, kem sữa,…), đặc điểm bề mặt khuẩn lạc (trơn, nhẵn, bóng,….), đường
rìa xung quanh (gợn sóng, thẳng,…), độ nổi của khuẩn lạc (phẳng, nhô,…).
Quan sát hình dạng vi khuẩn bằng phương pháp nhuộm đơn. Mẫu vi khuẩn
được nuôi cấy 1-2 ngày, nhuộm với Crystal violet (1-5 phút), rửa nước, để khô và
quan sát dưới kính hiển vi có độ phóng đại x100.
Khảo sát đặc tính Gram của vi khuẩn bằng phương pháp nhuộm Gram. Vi
khuẩn được nuôi cấy trong thời gian từ 18 - 24 giờ. Các bước thực hiện như sau:
đầu tiên vi khuẩn được nhuộm Ammonium oxalate crystal violet (1-2 phút), rửa
nước, nhuộm lugol trong 1 phút, tẩy màu với alcol 950 (cho đến khi màu tím tan
hết), rửa nước và để khô tự nhiên trong không khí, nhuộm Carbon fuchsin (1 phút),
rửa nước, để khô và quan sát ở vật kính x100. Vi khuẩn Gram âm có màu hồng, vi
khuẩn Gram dương có màu tím xanh.
Khảo sát chiên mao của vi khuẩn bằng cách nhuộm chiên mao. Chọn mẽ vi
khuẩn nuôi cấy trong thời gian từ 18-24 giờ, đầu tiên nhuộm với dung dịch Leifson

(10 phút), rửa nước, để khô sau đó nhuộm với Methylene blue (5 phút), rửa nước,
để khô và quan sát dưới vật kính x100.
2.2.5 Xác định tên tác nhân gây bệnh
- Đối với nấm:
Để xác định tên chi của mầm bệnh dựa vào khoá phân loại nấm của Barnett và
Hunter (1972) và so sánh hình dạng, kích thước, màu sắc của đính bào đài, đính bào
tử và ổ nấm. Các chi tiết này được so sánh với các tài liệu để đi đến xác định tên chi
hoặc loài của nấm bệnh.
- Đối với mầm bệnh là vi khuẩn:
Xác định tên của vi khuẩn căn cứ vào các đặc tính gram, chiên mao theo khóa
phân loại của Dowson, 1939 (Hình 2.1).

12


Mẫu bệnh

Triệu chứng
Quan sát mẫu cắt để
phát hiện vi khuẩn

Nuôi cấy, tách
ròng

Quan sát
khuẩn lạc

Nhuộm
đơn


Nhuộm
Gram

Nhuộm
chiên mao

Chủng bệnh nhân
tạo
Kết quả

Hình 2.1 Sơ đồ giám định bệnh do vi khuẩn

2.2.6 Khảo sát một số loại tác nhân phòng và trị bệnh đối thối nhũn ở cây Sứ
trong phòng thí nghiệm
2.2.6.1 Mục đích của thí nghiệm
Bước đầu đánh giá hiệu quả của các loại tác nhân phòng trị bệnh thối nhũn trên
cây sứ Thái.
2.2.6.2 Tiến hành thí nghiệm
Để tiến hành thí nghiệm, giấy thấm Whatman được bấm thành từng khoanh nhỏ
đường kính 5 mm và được thanh trùng khô ở nhiệt độ 1600C trong 2 giờ. Nước cất
sử dụng trong toàn bộ thí nghiệm được thanh trùng ướt ở nhiệt độ 121 0C trong 20
phút.
Vi khuẩn Erwinia sp. được phân lập và nhân nuôi trong môi trường King’ B 36 giờ.
Sau đó, hòa vi khuẩn vào nước cất thanh trùng tạo thành huyền phù vi khuẩn với
mật số 109 cfu/ml. Môi trường King’s B sử dụng cho nuôi cấy được nấu tan trong
bình tam giác trong microwave khoảng 5 phút. Tiếp theo, môi trường được để
nguội, khi nhiệt độ môi trường xuống khoảng 550C thì tiến hành trộn đều huyền pù
vi khuẩn vào trong môi trường. Tỉ lệ huyền phù vi khuẩn : môi trường là 100 μl
huyền phù vi khuẩn pha với 10 ml môi trường King’s B . Sau khi đã trộn đều huyền
phù vi khuẩn, môi trường sẽ được đổ vào đĩa petri đã được thanh trùng (10 ml/đĩa).

13


×