TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
HUỲNH THỊ THANH NHÀN
MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG
CỦA PHÂN BÓN LÊN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA SÚNG HỒNG SEN (Nymphaea micrantha)
TRỒNG TRONG CHẬU
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH HOA VIÊN – CÂY CẢNH
Cần Thơ, 2012
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
Luận văn tốt nghiệp Đại học
Ngành: HOA VIÊN - CÂY CẢNH
MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG
CỦA PHÂN BÓN LÊN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA SÚNG HỒNG SEN (Nymphaea micrantha)
TRỒNG TRONG CHẬU
Cán bộ hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
PGs.Ts. Nguyễn Minh Chơn
Huỳnh Thị Thanh Nhàn
Ths. Nguyễn Trọng Cần
MSSV: 3087735
Lớp: Hoa Viên – Cây Cảnh K34
Cần Thơ, 2012
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÝ – SINH HÓA
Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài: “MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI
VÀ KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN LÊN SỰ SINH TRƯỞNG
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SÚNG HỒNG SEN (Nymphaea micrantha) TRỒNG
TRONG CHẬU”. Do sinh viên HUỲNH THỊ THANH NHÀN thực hiện và đề
nạp.
Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.
Cần Thơ, ngày…tháng năm 2012.
Ths. Nguyễn Trọng Cần
i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÝ – SINH HÓA
Luận văn tốt nghiệp kèm theo với đề tài: “MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ
KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN LÊN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ
PHÁT TRIỂN CỦA SÚNG HỒNG SEN (Nymphaea micrantha) TRỒNG
TRONG CHẬU.”, do sinh viên HUỲNH THỊ THANH NHÀN thực hiện và bảo vệ
trước Hội Đồng chấm luận văn tốt nghiệp và đã được thông qua.
Luận văn tốt nghiệp được Hội Đồng đánh giá ở mức:………………………………..
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:……………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………….......
Cần Thơ, ngày….tháng…năm 2012
Duyệt Khoa
Trưởng khoa Nông Nghiệp & SHƯD
Chủ tịch Hội đồng
ii
TIỂU SỬ CÁ NHÂN
LÝ LỊCH
Họ tên:
Huỳnh Thị Thanh Nhàn
Giới tính: Nữ
Ngày sinh:
14/05/1989
Nơi sinh:
Tân Hồng – Đồng Tháp
Nguyên quán:
Phú Thuận B – Huyện Hồng Ngự– Tỉnh Đồng Tháp
Họ tên cha:
Huỳnh Văn Vũ
Họ tên mẹ:
Lê Thị Bình
QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1995 – 2000: Trường Tiểu học Trần Phú
2000 – 2003: Trường Trung học phổ thông Tân Hồng
2003 – 2004: Trường Trung học cơ sở Nguyễn Văn Tiệp
2004 – 2006: Trường Trung học phổ thông Tân Hồng
2006 – 2007: Trung tâm GDTX, Trường Quận 10, TPHCM
2008 – 2012: Theo học ngành Hoa Viên – Cây Cảnh K34, khoa Nông
Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại học Cần Thơ.
Cần Thơ, ngày tháng
năm 2012
HUỲNH THỊ THANH NHÀN
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Tất cả các hình ảnh,
kết quả ghi nhận và trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng
được ai công bố ở bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.
Tác giả luận văn
HUỲNH THỊ THANH NHÀN
iv
LỜI CẢM TẠ
Kính dâng lên Cha Mẹ và những người thân đã lo lắng, giúp đỡ và động viên tôi
trong suốt quá trình học tập!
Xin tỏ lòng tri ân sâu sắc!
Thầy Nguyễn Minh Chơn Và Thầy Nguyễn Trọng Cần đã tận tình hướng
dẫn, đóng góp những ý kiến quý báu trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Thầy cố vấn học tập Phạm Phước Nhẫn, cô Lê Minh Lý đã quan tâm dìu dắt
và giúp đỡ tôi trong những năm học vừa qua.
Quý Thầy, Cô Trường Đại học Cần Thơ, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng
dụng đã tận tình truyền đạt những kiến thức bổ ích cho tôi trong suốt quá trình học
tập.
Chân thành cảm ơn!
Tập thể Anh, Chị và các Bạn làm đề tài tại nhà lưới và phòng Thực tập Sinh
Hóa Bộ môn Sinh Lý – Sinh Hóa đã nhiệt tình giúp đỡ, luôn gắn bó, động viên, chia
sẻ những khó khăn cũng như vui, buồn trong suốt quá trình học tập và làm luận văn.
Các bạn: Bé Năm, Nga, Ngân, Muội, Hồng Dung, Thanh Trúc, Nương lớp
Hoa viên cây cảnh 34 đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và làm
luận văn.
Thân gửi đến tập thể lớp Hoa Viên – Cây Cảnh K34 lời chúc tốt đẹp nhất!
HUỲNH THỊ THANH NHÀN
v
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
Tiểu sử cá nhân
iii
Lời cam đoan
iv
Lời cảm tạ
v
Mục lục
vi
Danh sách bảng
ix
Danh sách hình
xi
Tóm lược
xiii
MỞ ĐẦU
1
CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2
1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỘ SÚNG (Nymphaeales)
2
1.2 SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM CỦA HỌ SÚNG (Nymphaeales)
2
1.3 ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI
6
1.4 ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN
6
1.5 PHÂN LOẠI HOA SÚNG
6
1.6 GIÁ TRỊ DƯỢC LIỆU CỦA SÚNG
7
1.7 GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG
8
1.8 CÁCH TRỒNG SÚNG
9
1.9 ỨNG DỤNG HOA SÚNG TRONG THIẾT KẾ CẢNH QUAN
10
1.10 PHÂN BÓN
10
vi
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
13
2.1 PHƯƠNG TIỆN
13
2.1.1 Vật liệu thí nghiệm
13
2.1.2 Địa điểm và thời gian
13
2.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
13
2.2.1 Mục tiêu đề tài
13
2.2.2 Giống súng
13
2.2.3 Thí Nghiệm: So sánh ảnh hưởng của liều lượng phân bón lên sự sinh
trưởng và phát triển của súng hồng sen
13
2.2.4 Cách xử lý kết quả
17
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
18
3.1 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CÂY SÚNG HỒNG SEN
18
3.1.1 Rễ
18
3.1.2 Thân
18
3.1.3 Lá
19
3.1.4 Hoa
20
3.1.4.1 Đặc điểm hình thái của nụ hoa
20
3.1.4.2 Đặc điểm hình thái của hoa
21
3.1.5 Các hình thức sinh sản của súng Hồng Sen
27
3.1.5.1 Sinh sản bằng cách nảy chồi từ lá
27
3.1.5.2 Sinh sản bằng hạt
27
3.1.5.3 Sinh sản bằng cách nảy chồi từ lá
28
vii
3.2 SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN LÊN SỰ
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY SÚNG HỒNG SEN
29
3.2.1 Các chỉ tiêu theo dõi về lá của cây súng Hồng Sen sau khi bón phân
29
3.2.2 Các chỉ tiêu theo dõi về hoa của cây súng Hồng Sen sau khi bón phân
36
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
50
4.1 KẾT LUẬN
50
4.2 ĐỀ NGHỊ
50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
51
viii
DANH SÁCH BẢNG
Bảng
1.1
1.2
Tựa bảng
Một vài loài súng trên thế giới đã được định danh
Thành phần một số chất trong củ súng của loài Nymphaea pubescens
và Nymphaea rubra
Trang
7
8
1.3
Thành phần các amino acid trong hạt của loài Euryale ferox
3.1
Ưu khuyết điểm của 3 hình thức sinh sản
29
3.2
Kích thước lá ở thời điểm 15 ngày sau khi trồng
29
3.3
Kích thước lá ở thời điểm 45 ngày sau khi trồng
30
3.4
Chiều dài và đường kính cuống lá ở thời điểm 15 ngày sau khi trồng
31
3.5
Chiều dài và đường kính cuống lá ở thời điểm 45 ngày sau khi trồng
31
3.6
Tuổi của lá súng vào thời điểm 15 ngày sau khi trồng
32
3.7
Tuổi của lá súng vào thời điểm 45 ngày sau khi trồng
32
3.8
Chiều dài cuống hoa súng vào thời điểm 15 ngày sau khi trồng
33
3.9
Chiều dài cuống hoa súng vào thời điểm 45 ngày sau khi trồng
34
3.10
Đường kính cuống hoa súng vào thời điểm 15 ngày sau khi trồng
34
3.11
Đường kính cuống hoa súng vào thời điểm 45 ngày sau khi trồng
35
3.12
Chiều dài nụ hoa súng vào thời điểm 15 ngày sau khi trồng
36
3.13
Chiều dài nụ hoa súng vào thời điểm 45 ngày sau khi trồng
37
3.14
Chiều dài lá đài của hoa súng vào thời điểm 15 ngày sau khi trồng
38
3.15
Chiều dài lá đài của hoa súng vào thời điểm 45 ngày sau khi trồng
38
3.16
Chiều rộng lá đài của hoa súng vào thời điểm 15 ngày sau khi trồng
39
3.17
Chiều rộng lá đài của hoa súng vào thời điểm 45 ngày sau khi trồng
40
3.18
Chiều dài cánh hoa súng vào thời điểm 15 ngày sau khi trồng
40
3.19
Chiều dài cánh hoa súng vào thời điểm 45 ngày sau khi trồng
41
ix
9
3.20
Đường kính hoa súng khi nở vào thời điểm 15 ngày sau khi trồng
42
3.21
Đường kính hoa súng khi nở vào thời điểm 45 ngày sau khi trồng
42
3.22
3.23
Số cánh hoa, số nhi, số nhụy và thời gian tàn của hoa súng vào thời
điểm 15 ngày sau khi trồng
Số cánh hoa, số nhi, số nhụy và thời gian tàn của hoa súng vào thời
điểm 45 ngày sau khi trồng
x
43
44
DANH SÁCH HÌNH
Hình
Tên hình
Trang
1.1
Hoa đồ của hoa Súng
2
1.2
Hoa và lá Súng Trắng
3
1.3
Hoa và lá Súng đỏ
3
1.4
Hoa và lá Súng lam
4
1.5
Lá Súng nia
5
1.6
Minh họa toàn cây và lá của Euryale ferox
5
1.7
Ứng dụng của hoa súng trong thiết kế cảnh quan
10
2.1
Lá khoanh tròn được chọn quan sát và bắt đầu ghi nhận chỉ tiêu
15
2.2
Cách lấy chỉ tiêu đường kính lá
16
2.3
Hoa được đánh dấu và theo dõi chỉ tiêu khi nhô lên mặt nước
16
2.4
Cách đo chiều cao và chiều rộng cánh hoa và lá đài hoa
17
2.5
Cách đo cuống hoa của hoa Súng
17
2.6
Cách đo đường kính cuống hoa
17
3.1
Rễ của Súng Hồng Sen
18
3.2
Thân củ Súng Hồng
18
3.3
Lá súng non nằm trong nước
19
3.4
Mặt trên lá súng Hồng Sen (A); Mặt dưới lá súng Hồng Sen (B)
20
3.5
Nụ hoa súng Hồng Sen
21
3.6
Cuống hoa súng Hồng Sen
21
3.7
Lá đài súng Hồng Sen: Mặt trong lá đài.(A); (B) Mặt ngoài lá đài
22
3.8
Cánh hoa súng Hồng Sen
22
3.9
Bộ nhị súng Hồng sen (A); Nhị súng Hồng Sen (B)
23
3.10
Nhụy súng Hồng Sen
23
3.11
Bầu noãn súng Hồng Sen(A); Bầu noãn cắt dọc(B)
24
3.12
Hoa nở ngày đầu tiên
24
3.13
Hoa nở ngày thứ hai
25
3.14
Hoa nở ngày thứ ba
25
xi
3.15
Hoa nở ngày thứ tư
26
3.16
Hoa tàn và chìm vào trong nước
26
3.17
Quả súng Hồng Sen(A); Hạt súng Hồng Sen(B)
26
3.18
Củ súng Hồng Sen
27
3.19
Các giai đoạn phát triển của hạt súng Hồng Sen
28
3.20
Lá súng Hồng Sen mọc chôì (A), Cây súng Hồng Sen con (B)
28
3.21
Chiều dài lá đài vào thời điểm sau khi trồng 45 ngày
38
(A) nghiệm thức có bón phân, (B) ĐC
3.22
Chiều dài cánh hoa vào thời điểm sau khi trồng 45 ngày
41
(A) nghiệm thức có bón phân, (B) ĐC
3.23
Đường kính hoa vào thời điểm sau khi trồng 45 ngày
(A) nghiệm thức có bón phân, (B) ĐC
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
SKT15 ngày: sau khi trồng 15 ngày
SKT45 ngày: sau khi trồng 45 ngày
ĐC: đối chứng
xii
43
HUỲNH THỊ THANH NHÀN. 2012. “ Mô tả đặc điểm hình thái và khảo sát
ảnh hưởng của phân bón lên sự sinh trưởng và phát triển của súng Hồng Sen
(Nymphaea micrantha) trồng trong chậu”. Luận văn tốt nghiệp Đại học chuyên
ngành Hoa Viên – Cây Cảnh. Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng – Đại học
Cần Thơ. 47 trang. Người hướng dẫn khoa học: PGs.Ts Nguyễn Minh Chơn và
Th.s Nguyễn Trọng Cần.
TÓM LƯỢC
Trong những loại cây thủy sinh trang trí ao, hồ thì cây hoa súng rất được ưa chuộng
vì hoa súng rất đẹp, đa màu sắc và cho nhiều hoa, trong đó có giống súng Hồng Sen
có hoa đẹp và thích hợp trồng trong chậu. Nếu các giống hoa súng được bón phân
hợp lý sẽ giúp cây có bộ lá, hoa to và thời gian nở lâu hơn. Nhưng hiện nay đề tài
nghiên cứu hình thái và phân bón trên hoa súng chưa nhiều. Vì vậy đề tài: “Mô tả
đặc điểm hình thái và khảo sát ảnh hưởng của phân bón lên sự sinh trưởng và phát
triển của súng Hồng Sen (Nymphaea micrantha) trồng trong chậu” đã được thực
hiện nhằm mô tả hình thái của giống Súng Hồng Sen và chọn được công thức phân
thích hợp khi trồng trong chậu. Đề tài gồm 2 phần, trong đó phần đầu là mô tả đặc
điểm hình thái súng Hồng Sen. Kết quả cho thấy súng Hồng Sen có phiến lá dạng
hình tim với mặt trên lá láng có màu lục, mặt dưới lá có màu tím đỏ. Cuống hoa có
chiều dài khoảng 18 ± 0,5 cm, cuống hoa và cả cuống lá đều có màu tím đỏ. Súng
Hồng Sen có 4 lá đài dạng thuôn dài, mặt ngoài lá đài màu hồng xanh, mặt trong
màu hồng. Cánh hoa thuôn dài và có màu hồng sen, vùng phía gốc cánh hoa có các
sọc màu trắng nên được gọi là Súng Hồng Sen. Hoa có khoảng 15 ± 1 cánh hoa,
khoảng 86 ± 1 nhị và 1 bầu noãn. Thời gian tàn của hoa là 4 – 5 ngày, càng về sau
màu hoa nhạt dần. Súng Hồng Sen sinh sản bằng 3 hình thức là hạt, củ và chồi lá.
Thí nghiệm 2 được thực hiện với 3 công thức phân và nghiệm thức đối chứng
không bón phân. Kết quả đạt được là khi phân bón có ảnh hưởng lên sự sinh trưởng
và phát triển của cây hoa súng. Các nghiệm thức bón phân có hiệu quả tốt lên sự
sinh trưởng Súng Hồng Sen về đường kính lớn và đường kính nhỏ của lá, chiều dài
lá đài và chiều dài nụ lớn hơn so với nghiệm thức đối chứng không bón phân. Sau 3
lần bón phân kết quả cho thấy nghiệm thức bón phân công thức 1: 5 N - 2,5 P2O5 1,25 K2O và công thức phân 2: 6 N - 3 P2O5 - 1,5 K2O có thời gian hoa tàn lâu hơn
1 ngày so với hai nghiệm thức còn lại. Kết quả cho thấy có thể dựa vào đặc điểm
hình thái để nhận biết được súng Hồng Sen và nếu bón phân hợp lý, cân đối thì súng
có lá to hơn đồng thời kéo dài thời gian tàn của hoa và lá.
xiii
MỞ ĐẦU
Khi mức sống xã hội được nâng lên thì nhu cầu thưởng thức cái đẹp của con người
cũng ngày một tăng lên, trong đó sinh vật cảnh là nhu cầu không thể thiếu trong
cuộc sống của mỗi người. Hoa kiểng được sử dụng để trang trí nội thất, sân vườn
tạo không gian thư giãn, trang hoàng vào những ngày lễ tết, làm quà tặng trong
những ngày đặc biệt. Mỗi loài hoa kiểng góp thêm sự phong phú và đa dạng cho thị
trường sinh vật cảnh. Trong những loại cây thủy sinh trang trí ao, hồ thì cây súng
rất được ưa chuộng. Hoa súng đa sắc màu như: màu tím lam, lam thái, hồng sen,
vàng, trắng đêm, tím hồng, hồng ngọc và tím điểm,….trong các giống súng thì có
súng Hồng Sen hoa có màu sắc đẹp, có nhiều hoa và thích hợp trồng trong chậu.
Tuy nhiên, hoa đẹp thôi thì vẫn chưa đủ yêu cầu đặt ra, về thị hiếu của người
thưởng thức là hoa súng phải vừa đẹp, vừa to, ít sâu bệnh và thời gian hoa nở lâu,
yếu tố quan trọng quyết định những phẩm chất trên là phân bón. Theo Lê Văn Hòa
và Nguyễn Bảo Toàn (2005) thì sử dụng phân bón hợp lí giúp cây sinh trưởng tốt,
bộ lá to, mướt và tạo ra những bông hoa đẹp và thơm. Nhưng hiện nay chưa có công
thức phân bón thích hợp cho súng. Vì vậy đề tài “Mô tả đặc điểm hình thái và
khảo sát ảnh hưởng của phân bón lên sự sinh trưởng và phát triển của súng
Hồng Sen (Nymphaea micrantha) trồng trong chậu” được thực hiện nhằm tìm
được công thức bón phân thích hợp cho cây súng để giúp hoa to, đẹp, lâu tàn, ít sâu
bệnh và tăng hiệu quả kinh tế cho người sản xuất đồng thời giúp dễ dàng nhận diện
được súng Hồng Sen.
1
CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Giới thiệu chung về bộ Súng (Nymphaeales)
Hoa súng được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới như Mỹ, Úc, Trung Quốc, Ấn Độ
và các nước ở khu vực Đông Nam Á. Bộ súng (Nymphaeales) bao gồm những cây
thân thảo sống dưới nước.
Bộ súng rất gần với bộ Ngọc Lan vì những tính chất nguyên thủy trong cấu tạo
mạch gỗ, cấu tạo hoa hoặc màng hạt phấn một rãnh. Ngoài ra bộ này cũng gần gũi
với lớp một lá mầm, như có bó mạch xếp không đều, hoa mẫu 3 và có hai lá mầm
dính nhau.
Bộ Súng có 3 họ, riêng ở Việt Nam được tìm thấy 2 họ: Họ súng Nymphaeales và
họ rong đuôi chó Ceratophyllaceae (Hoàng Thị Sản, 1999).
1.2 Sơ lược đặc điểm của họ Súng (Nymphaeales)
Súng là cây thân thảo sống ở nước, là loại cây sống lâu năm và có thân rễ to. Lá
hình tim nổi trên mặt nước và có cuống dài.
Hoa to, kiểu đơn độc, thuộc loài lưỡng tính và đều. Bao hoa kép có từ ba đến nhiều
mảnh. Nhị nhiều và xếp xoắn ốc. Hạt phấn có một rãnh. Trong hoa có sự chuyển
tiếp từ nhị sang cánh hoa. Bộ nhị hợp có từ 5 đến 35 lá noãn và số vòi nhụy bằng số
lá noãn; bầu trên (Nupha) hay bầu giữa (Nymphaea), có khi bầu dưới chia thành
nhiều ô với nhiều noãn xếp ở mặt trong của lá noãn. Quả kép, hạt nhỏ và phôi nhỏ
(Hoàng Thị Sản, 1999).
Công thức hoa: * K3-5C10A∞G∞
Trong đó:
- *: hoa đều.
- K: là số lá đài.
- C: là số tràng.
- A: là bộ nhị đực.
()
- G: là bộ nhị cái.
Hình 1.1 Hoa đồ của hoa Súng
- ∞: số lượng nhiều hoặc không chính xác.
- G: bầu noãn dưới (Hoàng Thị Sản, 1999)
2
Theo Võ Văn Chi (2004) các loài súng được mô tả như sau:
* Súng trắng (Nymphaea pubescens Willd)
()
Hình 1.2 Hoa và lá Súng Trắng
Cây thân thảo thủy sinh có thân rễ thuôn. Lá có phiến rộng từ 15 đến 35 cm, màu
xanh đậm và bóng ở mặt trên, ở mặt dưới có nhiều lông mịn màu nâu. Hoa rộng 10
đến 20 cm, có màu trắng hay hồng và nở vào buổi sáng; bốn đài màu xanh, số cánh
hoa 10 đến 15; bộ nhị đực màu vàng có đến 100 nhị, bao phấn dài hơn chỉ nhị; bầu
noãn có từ 13 đến 15 buồng. Loài này phân bố ở Ấn Độ và các vùng nóng. Ở nước
ta, cây mọc trong các ao hồ tự nhiên và được tìm thấy khắp cả ba miền. Loài
Nymphaea pubescens Willd. này có khác với loài súng trắng – Nymphaea lotus L. ở
lớp lông mịn phía mặt dưới lá.
*Súng đỏ (Nymphaea rubra)
()
Hình 1.3 Hoa và lá Súng đỏ
Súng đỏ có căn hành tròn dài và có chồi. Lá tròn, có phiến rộng từ 30 đến 45cm,
mặt trên lá màu nâu đỏ hoặc tím và màu tím ở mặt dưới lá, bìa lá dạng răng cưa.
Hoa có màu đỏ, đường kính từ 15 đến 25 cm, hoa nở từ 20 giờ đến 11 giờ sáng hôm
sau; lá đài màu đỏ, có 7 gân; có từ 12 đến 20 cánh hoa; và khoảng 50 tiểu nhụy, chỉ
3
nhị rộng và màu đỏ, bầu noãn có đến 20 buồng. Loài này phân bố ở Ấn Độ và các
vùng nóng. Ở nước ta, cây mọc trong các ao hồ tự nhiên. Cây có hoa to và đẹp được
trồng để trang trí các vườn cảnh trong nhà.
*Súng chỉ (súng vuông, Co) (Nymphaea tetragona)
Súng chỉ có thân nhỏ, củ mọc đứng và có màu đen. Lá có dạng phiến tròn, kích
thước nhỏ, chiều dài 5 đến 12 cm, đường kính từ 3,5 đến 9 cm, bìa lá lượn sóng,
mặt trên của lá màu xanh lục, màu hơi đỏ ở mặt dưới và có cuống mảnh. Thường ra
hoa vào tháng 4, hoa trổ về buổi xế trưa, hoa có đường kính từ 3 đến 5 cm, đáy hoa
hình vuông, lá đài màu xanh, có từ 8 đến 15 cánh hoa màu trắng; có khoảng 40 tiểu
nhụy; bao phấn hình trứng, bầu noãn có 12 buồng, có 12 vòi nhụy. Đây là loài nhỏ
nhất giữa các súng, có củ ăn được “củ Co” và có thể chế rượu. Loài này phân bố ở
Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Liên Bang Nga, Hoa Kỳ và Ấn Độ. Ở Việt Nam
được trồng ở các thành phố như Đà Lạt và Cần Thơ.
*Súng lam (Nymphaea nouchali)
()
Hình 1.4 Hoa và lá Súng lam
Súng lam phân bố ở Ấn Độ và các vùng nóng. Ở nước ta, cây mọc trong các ao hồ
tự nhiên và được tìm thấy khắp cả ba miền. Súng lam có căn hành dạng gần tròn, có
nhiều củ nhỏ. Phiến lá tròn (xoan); bìa có răng cưa, mặt trên màu xanh lục, màu tím
ở mặt dưới. Hoa mọc riêng lẻ, hoa rộng khoảng 7 đến 15 cm, cánh hoa màu tím
(lam dợt) có khi trắng. Hoa nở từ sáng đến trưa; có từ 4 đến 6 lá đài, lá đài màu
xanh, có đốm và lằng đen; có từ 11 đến 14 cánh hoa; có khoảng 40 tiểu nhụy; tâm
bị rời nhau ở ngăn. Thường ra hoa vào tháng 7 đến tháng 12. Cây có củ ăn được.
4
*Súng nia (Victoria amazonica)
( http://www. farm3.static.flickr.com)
Hình 1.5 Lá Súng nia
Súng nia có thân ngắn, mọc đứng, phiến lá rộng đến 2 m và có bìa vảnh lên 10 cm;
mặt trên xanh đậm; mặt dưới màu đỏ, có nhiều gai và gân lồi; cuống lá rất dài, to và
có gai. Súng nia có 2 loại lá non màu đỏ lợt, lá trưởng thành rất to. Hoa nở vài ngày,
hoa to và rộng khoảng 35 cm. Lúc ban đầu có màu trắng, dần dần chuyển sang màu
hồng rồi đỏ, có 4 lá đài gần như tròn, có nhiều cánh hoa, có rất nhiều tiểu nhụy, xếp
nhiều vòng, noãn sào hạ với khoảng 30 đến 40 buồng. Trái có nhiều hột tròn, màu
nâu, to bằng hạt đậu Hà Lan. Cây có nguồn gốc từ Nam Mỹ (vùng Amazon). Ở
nước ta, hiện nay được trồng ở Thảo cầm viên thuộc thành phố Hồ Chí Minh.
*Loài (Euryal ferox)
Hình 1.6 Minh họa toàn cây và lá của Euryale ferox
( )
Loài Euryal ferox có hai loại lá là lá nổi và lá chìm. Lá nổi là lá to có dạng xoan
tròn còn lá chìm thì có dạng thon hay hình tim tùy thuộc vào giai đoạn phát triển
của lá. Lá loài Euryal ferox mặt trên lá có gai, rộng từ 60 cm đến 1,2 m khi thành lá
nổi. Hoa của loài này thường to, có 4 lá đài, có khoảng 20 đến 30 cánh hoa, cánh
5
hoa ngắn hơn lá đài; tiểu nhụy nhiều. Phì quả với hạt to bằng hạt đậu (Phạm Hoàng
Hộ, 1999).
1.3 Đặc điểm sinh thái
Nhiệt độ thích hợp cho súng phát triển tốt là 270C. Hầu hết các loài súng thích hợp
với mực nước yên tĩnh, độ sâu của nước không quá 2 mét, ánh sáng đầy đủ, pH
thích hợp là trung tính hoặc hơi kiềm.
1.4 Đặc điểm di truyền
Số lượng nhiễm sắc thể của súng khác nhau tùy theo loài. Theo tác giả Harada và
Ititaro (1952) thì bộ nhiễm sắc thể của súng được mô tả như sau:
Ở giống Nymphaea thì loài Nymphaea amazonum có số lượng nhiễm sắc thể nhỏ
nhất với 2n=18, cao nhất là loài Nymphaea candida với 2n=160.
Giống victoria có loài Victoria amazonica với 2n=20 và cao nhất là loài Victoria
cruziana với 2n=24. Giống euryale với loài Euryale ferox với 2n=58.
1.5 Phân loại hoa súng
Bộ súng (Nymphaeales) là một đơn vị phân loại thực vật ở cấp bộ. Bộ này không
phải là một bộ phận của hệ thống APGII, 2003 (không thay đổi từ hệ thống APG
năm 1998). Tuy nhiên, nó lại được một số hệ thống phân loại thực vật công nhận,
nhưng các hệ thống đó lại sử dụng các vị trí khác nhau cho các họ trong bộ này
( />*Hệ thống Dahlgren đặt bộ này trong siêu bộ Nymphaeanae. Theo hệ thống này, bộ
súng bao gồm các họ: Cabombaceae, Ceratophyllaceae và họ Nymphaeaceae.
Theo hệ thống phân loại Takhtajan sửa đổi năm 1997 thì họ súng được xếp vào:
Giới (Kingdom) Plantae
Ngành (phylum) Magnoliophyta
Lớp (Class) Magnoliopsida
Phân lớp (Subclass) Magnoliidae
Bộ (Order) Nymphaeales
Họ (Family) Nymphaeaceae.
Họ súng có 4 chi với khoảng 60 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới. Bao gồm chi
Euryale, Victoria, Nuphar và Nymphaea (Võ Văn Chi và Dương Đức Tiến, 1978).
6
*Hệ thống Cronquist năm 1981 đặt bộ này trong phân lớp Magnoliidae thuộc lớp
Magnoliopsida của ngành Magnoliophyta. Theo hệ thống này, bộ súng bao gồm các
họ: Barclayaceae, Cabombaceae, Ceratophyllaceae, Nelumbonaceae và họ
Nymphaeaceae.
*Hệ thống Thorne (1992) đặt bộ này trong siêu bộ Nymphaeanae thuộc phân lớp
Magnoliidae của lớp Magnoliopsida. Theo hệ thống này, bộ súng bao gồm 2 họ là
Cabombaceae và Nymphaeaceae.
Bảng 1.1 Một vài loài súng trên thế giới đã được định danh
Giống
Loài
Giống
Loài
Nymphaea
Nymphaea alba
Nymphaea
Nymphaea
stellata
Nymphaea amazonum
Nymphaea tetragona
Nymphaea caerulea
Nymphaea tuberosa
Nymphaea candida
Nymphaea conardii
Nymphaea capensis
Nymphaea gardneriana
Nymphaea gigantea
Nymphaea lasiophylla
Nymphaea jamesoniana
Nymphaea lingulata
Nymphaea lotus
Nymphaea novogranatensis
Nymphaea mexicana
Nymphaea rudgeana
Nymphaea micrantha
Nymphaea tenerinervia
Nymphaea odorata
Victoria
Nymphaea oxypetala
Nymphaea prolifera
Victoria amazonica
Victoria cruziana
Euryale
Euryale ferox
Nymphaea rubra
( Nguồn Gupta, 1978; Harada và Ititaro, 1952; Heslop-Harrison, 1955; Wiersema và John,
1987)
1.6 Giá trị dược liệu của súng
Dịch trích từ hoa của loài Nymphaea stellata Willd. (Hydro-ethanolic extract) có thể
được dùng để trị bệnh tiểu đường và ethanolic trích từ lá của loài Nymphaea lotus
có khả năng kháng một số vi khuẩn như Staphylococcus aureus, Streptococcus
pyogenes, Escherichia coli, Klebsiella Pneumoniae và Pseudomonas aeruginosa
(Akịnogunlal .O. J và ctv., 2009).
7
Theo kinh nghiệm dân gian, hoa súng thu hái khi mới nở, dùng tươi hay phơi khô,
15- 30 g sắc với 200 ml nước còn 50 ml, uống làm 1 lần trong ngày để an thần và
chữa mất ngủ.
Từ lâu, những nhà nghiên cứu thuốc y học cổ truyền đã dùng rễ hoa súng thay thế
khiếm thực (Euryale ferox Salisb) là một vị thuốc bắc. Dược liệu là những củ nhỏ
mọc bám xung quanh thân rễ, có vị ngọt nhạt, bùi hơi béo, tính mát, không độc, có
tác dụng đối với các chứng bệnh do thận hư, thần kinh suy nhược, mộng tinh, di
tinh, hoạt tính, đau lưng, ù tai, viêm ruột mạn tính, phụ nữ khí hư, trẻ em đái dầm.
Trong dân gian, rễ hoa súng nấu chè ăn có tác dụng giải cảm, nhất là cảm nắng.
(khuyennongvn.gov.vn/k-ban-co-biet/hoa-sung-vi-thuoc-bo-thazan-an-than/).
1.7 Giá trị dinh dưỡng
Khi phân tích thành phần các chất dinh dưỡng trong củ của loài Nymphaea
pubescens và Nymphaea rubra, Veerabahu Ramasamy Mohan và Chinnamadasamy
Kalidass (2009) đã xác định thành phần các chất trong củ
Bảng 1.2 Thành phần một số chất trong củ súng của loài Nymphaea pubescens và Nymphaea
rubra
Thành phần các chất
Nymphaea pubescens
Nymphaea rubra
Porotein tổng (mg/100g)
9,62
8,31
Lipit (mg/100g)
2,98
5,05
Chất xơ (mg/100g)
3,15
3,74
Natri (mg/100g)
56,1
34,1
Kali (mg/100g)
768
734
Canxi (mg/100g)
326,1
354,1
Magie (mg/100g)
96,1
104
Phosphor (mg/100g)
54,1
76,3
Kẽm (mg/100g)
1,34
1,54
Mangan (mg/100g)
1,38
1,34
Sắt (mg/100g)
32,1
28,1
Đồng (mg/100g)
1,16
1,1
Vitamin C (mg/100g)
19,02
14,43
Năng lượng (kj/100g)
1563,91
1650,13
(Nguồn: Veerabahu Ramasamy Mohan and Chinnamadasamy Kalidass (2009))
8
Khi phân tích thành phần hóa học trong các củ của loài Euryale ferox, Read (1946)
cũng đã xác định thành phần các chất như sau: 61,2% carbohydrate, 15,6% protein,
1,3% chất béo, 7,6% chất sợi, 1,8% tro và độ ẩm là 12,5%.
Bảng 1.3 Thành phần các amino acid trong hạt của loài Euryale ferox
Amino acid
% trọng lượng khô
Aspartic acid
0,33
Isoleucine
1,07
Threonine
0,60
Leucine
1,44
Glutamic acid
0,92
Tyrosine
0,83
Alanine
0,46
Histidine
1,60
Valine
0,82
Lysine
0,88
Methionine
0,36
Arginine
0,60
Amino acid
% trọng lượng khô
1.8 Cách trồng súng
Đầu tiên là đặt phần thân rễ vào trong giỏ, chậu hoặc những dụng cụ khác đã có đất
trộn với phân hữu cơ và đặt chúng vào trong bồn và chừa phần ngọn của cây nhô
lên khỏi mặt nước. Những cái giỏ hoặc chậu có thể được kê lên trong bồn khoảng 7
đến 10 ngày và được hạ xuống dần khi có mầm mới xuất hiện. Đối với trồng súng
trong ao thì trãi một lớp đất trộn phân hữu cơ dưới đáy ao dầy khoảng 25 cm. Sau
khi trồng, bơm nước vào ao sao cho ngọn súng còn nhô lên mặt nước. Sau 7 đến 10
ngày thì thêm nước vào dần dần cho đến khi đầy ao. Ao sẽ được bơm đầy nước sau
khoảng 6 đến 8 tuần. Sau khi trồng được 3 tháng thì súng có thể trổ hoa.
Súng thường được trồng trong những bồn bằng bê tông. Hình dạng và kích cỡ của
bồn có thể thay đổi theo kích thước của khu vườn và thẩm mỹ của chủ vườn. Nó có
thể là dạng tròn, oval, vuông, chữ nhật hoặc hình bầu dục. Những bồn xi măng có
tuổi thọ cao có thể đắt tiền và chiếm không gian lớn. Ngay khi trong một khu vườn
nhỏ ta cũng có thể thiết kế một khu vườn thủy sinh bằng cách sử dụng những chậu
được làm sẵn.
9
1.9 Ứng dụng hoa súng trong thiết kế cảnh quan
()
()
Hình 1.7 Ứng dụng của hoa súng trong thiết kế cảnh quan
Cây hoa súng được trồng nhiều trong khu vườn vì nó có hoa đẹp, lá xòe rộng trên
mặt nước và rất dễ trồng. Hoa Súng là loài cây thủy sinh phát triển tốt trong nước,
dưới đáy hồ, trên mặt nước nằm trong quần thể thực vật vùng châu thổ sông Hồng.
Súng có khả năng hấp thụ chất vô cơ trong nước để phát triển và việc hấp thụ này
có tác dụng làm giảm ô nhiễm môi trường nước.
1.10 Phân bón
*Đạm (Nitrogen)
- Theo Lê Văn Bé (2008), trong tất cả các nguyên tố cung cấp dinh dưỡng cho cây
trồng, đạm (N) được dùng với lượng lớn nhất và là nguyên tố chủ yếu tích lũy trong
mô non của cây trồng. Tính di động cao của N trong cây làm cho nó được chuyển
từ bộ phận già lên bộ phận non khi lượng N không đủ cho quá trình phát triển liên
tục ở cây. Do đó, triệu chứng thiếu N xuất hiện đầu tiên ở những lá già.
- Có nhiều nguồn cung cấp N cho cây trồng (NH4+, NO3 -…). Tuy nhiên, các
nguồn cung cấp N ở dạng muối natri và ammonium cần được hạn chế sử dụng vì hai
dạng này dễ gây độc cho cây. Khả năng hấp thụ N có mối quan hệ chặt chẽ đến tình
trạng và quá trình tạo carbohydrate ở cây trồng. Sự hấp thụ N không cần thiết
khi quá trình tổng hợp thường không xảy ra.
- N cần thiết ở giai đoạn sinh trưởng thân, lá, chiều cao cành hoa, kích thước và màu
sắc hoa. Tuy nhiên, khi cung cấp dư thừa N (đặc biệt ở dạng NH4+) gây độc cho cây.
10