Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

THIẾT kế CẢNH QUAN KHU VUI CHƠI – GIẢI TRÍ DÀNH CHO SINH VIÊN tại KHU II TRƯỜNG đại học cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.29 MB, 82 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
K

KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN THANH THIỆN

THIẾT KẾ CẢNH QUAN KHU VUI CHƠI –
GIẢI TRÍ DÀNH CHO SINH VIÊN TẠI KHU
II TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành: HOA VIÊN & CÂY CẢNH

Cần Thơ, 07/2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: HOA VIÊN VÀ CÂY CẢNH

Tên đề tài:

THIẾT KẾ CẢNH QUAN KHU VUI CHƠI –
GIẢI TRÍ DÀNH CHO SINH VIÊN TẠI KHU
II TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Cán bộ hướng dẫn


Sinh viên thực hiện

TS. Lê Văn Bé

Nguyễn Thanh Thiện
Mssv: 3073248
Lớp: Hoa Viên & Cây Cảnh K33

Cần Thơ, 07/2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA

Chứng nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Hoa Viên Cây Cảnh với đề tài:
“THIẾT KẾ CẢNH QUAN KHU VUI CHƠI – GIẢI TRÍ DÀNH CHO SINH
VIÊN TẠI KHU II TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ”

Do sinh viên NGUYỄN THANH THIỆN thực hiện
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét

Cần Thơ….ngày….tháng…năm 2011

Cán bộ hướng dẫn

TS. LÊ VĂN BÉ

i



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA

Chứng nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Hoa Viên Cây Cảnh với đề tài:
“THIẾT KẾ MÔ HÌNH KHU VUI CHƠI – GIẢI TRÍ DÀNH CHO SINH VIÊN
TẠI KHU II TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ”

Do sinh viên NGUYỄN THANH THIỆN thực hiện bảo vệ trước hội đồng
ngày…tháng…năm 2011

Luận văn tốt nghiệp đã được Hội đồng đánh giá ở mức: …………….

Ý kiến hội đồng:………………………………………………

Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2011

DUYỆT KHOA

Chủ tịch hội đồng

Trưởng khoa NN & SHƯD chủ tịch hội đồng

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn

cùng cấp nào khác.

Tác giả luận văn

NGUYỄN THANH THIỆN

iii


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
I. LÝ LỊCH
Họ và tên:

Nguyễn Thanh Thiện

Ngày tháng năm sinh: 03/03/1987

Giới tính: Nam
Dân tộc: Kinh

Quê quán: An Phú – An Giang
Họ và tên cha: Nguyễn Văn Năm
Họ và tên mẹ: Nguyễn Thị Lệ
Điện thoại: 0983.261.761
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1994 - 1999 Học tại trường Tiểu học “B” An Phú – An Phú - An Giang
1999 - 2003 Học tại trường Trung học Cơ sở An Phú – An Phú - An Giang
2003 - 2006 Học tại trường Trung học phổ thông An Phú – An Phú - An Giang
2007 - 2011 Học tại khoa Nông Nghiệp & SHƯD Trường đại học Cần Thơ


Ngày…tháng…năm 2011
Người khai ký tên

Nguyễn Thanh Thiện

iv


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng
Ba Mẹ suốt đời tận tụy nuôi dạy con khôn lớn nên người
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Thầy Lê Văn Bé, Cô Lê Hồng Giang đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em
trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn tốt nghiêp.
Cùng toàn thể các quý Thầy, Cô trong Bộ môn Sinh lý Sinh Hóa đã tạo điều
kiện để tôi hoàn thành tốt luận văn.
Cùng các quý Thầy, Cô toàn trường Đại học Cần Thơ
Xin ghi nhớ những chân tình giúp đỡ của bạn bè, đặc biệt là Nhân, Phong,
Tâm, Thuấn, Ngọc.
Thân gửi đến
Các bạn lớp Hoa Viên Cây Cảnh K33 lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành
đạt trong tương lai.

Cần Thơ ngày…tháng…năm 2011

Nguyễn Thanh Thiện

v



MỤC LỤC
Nội dung

Trang

DANH SÁCH HÌNH ............................................................................................ix
DANH SÁCH BẢNG..........................................................................................xii
TÓM LƯỢC.......................................................................................................xiii
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1
CHƯƠNG 1

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.............................................................2
1.1 CÂY XANH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ...................2
1.1.1 Vai trò cây xanh.................................................................2
1.1.2 Phân loại cây xanh .............................................................3
1.2 KIẾN TRÚC CẢNH QUAN VÀ MỘT SỐ NGUYÊN TẮC ......4
1.2.1 Một số khái niệm ...............................................................4
1.2.1.1 Cảnh quan................................................................4
1.2.1.2 Kiến trúc cảnh quan .................................................4
1.2.2 Kiến trúc cảnh quan châu Âu .............................................5
1.2.2.1 Thời kỳ cổ đại..........................................................5
1.2.2.2 Thời kỳ trung đại .....................................................6
1.2.2.3 Thời kỳ cận và hiện đại............................................6
1.2.3 Kiến trúc cảnh quan châu Á ...............................................6
1.2.3.1 Kiến trúc cảnh quan Trung Quốc .............................6
1.2.3.2 Kiến trúc cảnh quan Ấn Độ......................................7
1.2.3.3 Kiến trúc cảnh quan vườn Nhật Bản.........................7
1.2.3.4 Kiến trúc cảnh quan vườn Việt Nam ........................8
1.3 CÁC QUY LUẬT BỐ CỤC CƠ BẢN CỦA NGHỆ THUẬT
VƯỜN......................................................................................11

1.3.1 Bố cục cân xứng ..............................................................11
1.3.2 Bố cục tự do.....................................................................12
1.3.3 Bố cục kết hợp đối xứng và tự do.....................................12
1.3.4 Trung tâm và trục bố cục chính phụ .................................12
1.4 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC THIẾT KẾ............12

vi


1.4.1 Vị trí địa lý.......................................................................12
1.4.2 Sông ngòi.........................................................................12
1.4.3 Khí hậu ............................................................................13
1.4.4 Địa hình ...........................................................................13
1.4.5 Thổ nhưỡng .....................................................................13
1.4.6 Thủy triều ........................................................................13
CHƯƠNG 2

PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP..........................................14
2.1 PHƯƠNG TIỆN.......................................................................14
2.2 PHƯƠNG PHÁP......................................................................14
2.2.1 Khảo sát đánh giá hiện trạng ............................................14
2.2.2 Phương pháp, thuyết minh ý tưởng thiết kế ......................14
2.2.2.1 Phương pháp..........................................................14
2.2.2.2 Thuyết minh ý tưởng thiết kế .................................14

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ THẢO LUẬN...........................................................15
3.1 Phân tích hiện trạng khu vực thiết kế........................................15
3.1.1 Hiện trạng chung......................................................... ….15

3.1.2 Hiện trạng thực vật...........................................................16
3.1.3 Địa hình ...........................................................................18
3.1.4 Phân tích hướng ...............................................................18
3.1.5 Hướng quy hoạch tương lai..............................................19
3.2 Đề xuất phương án thiết kế.......................................................21
3.2.1 Đường nét chính và phân khu trong khu thiết kế ..............21
3.2.2 Phân luồng giao thông và phân khu thiết kế
trong khu .........................................................................21
3.2.3 Mục đích..........................................................................22
3.2.4 Ý nghĩa ............................................................................22
3.2.5 Nguyên tắc chọn màu sắc cho khu vực thiết kế ................22
3.2.6 Bố trí cây .........................................................................23
3.2.7 Một số yếu tố khác...........................................................23
3.2.8 Phương án 1. Theo mô hình thẩm mỹ...............................24
3.2.8.1 Mục đích................................................................24

vii


3.2.8.2 Nguyên tắc thiết kế ................................................24
3.2.8.3 Ưu điểm và nhược điểm.........................................26
3.2.8.4 Thuyết minh ý tưởng..............................................26
3.2.8.5 Dự toán kinh phí ....................................................43
3.2.9 Phương án 2. Theo mô hình chức năng ............................44
3.2.9.1 Mục đích................................................................44
3.2.9.2 Nguyên tắc.............................................................44
3.2.9.3 Ưu điểm, nhược điểm ............................................46
3.2.9.4 Thuyết minh ý tưởng..............................................46
3.2.9.5 Dự toán kinh phí ....................................................60
CHƯƠNG 4


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................61
4.1 Kết luận .....................................................................................61
4.2 Kiến nghị ...................................................................................61

TÀI LIỆU THAM KHẢO. ..................................................................................62
PHỤ CHƯƠNG

viii


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tựa hình

Trang

3.1

Hiện trạng tại khu vực thiết kế

15

3.2

Hướng tiếp giáp của khu vực thiết kế

15


3.3

Hiện trạng thực vật trong khu thiết kế

16

3.4

Mặt bằng tổng thể hiện trạng cây xanh

17

3.5

Sơ đồ phân tích hướng nắng và hướng gió trong khu vực thiết kế

18

3.6

Hình dạng khu đất tương lai

20

3.7

Hình dạng khu đất hiện tại

20


3.8

Những đường nét chính trong phương án thiết kế

21

3.9

Phối cảnh phương án 1

25

3.10

Phối cảnh khu A phương án 1

26

3.11

Phối cảnh logo Đại học Cần Thơ phương án 1

27

3.12

Phối cảnh cây nến phương án 1

27


3.13

Phối cảnh 3 cây cao trong tiểu cảnh phương án 1

28

3.14

Hoa bằng lăng trong phối cảnh phương án 1

28

3.15

Toàn cảnh khu B phương án 1

30

3.16

Phối cảnh hình tượng sao biển và đồi cỏ phương án 1

31

3.17

Những hàng cây cắt xén phối cảnh phương án 1

31


3.18

Biểu tượng môi trường Việt Nam trong phối cảnh phương án 1

32

3.19

Sự tích trầu cao trong phối cảnh phương án 1

32

3.20

Lối đi phụ được bố trí với ghế đá phương án 1

34

3.21

Màu sắc rực rỡ của hoa phượng phương án 1

34

3.22

Hàng sao đen phương án 1

36


3.23

Tam giác phối cảnh phương án 1

36

3.24

Điểm nhấn của khu C phương án 1

37

3.25

Phối cảnh những con rùa phương án 1

39

3.26

Phối cảnh nhà xe phương án 1

39

3.27

Mặt bằng tổng thể phương án 1

40


3.28

Kích thước thi công trên bảng vẽ

41

ix


3.29

Toàn cảnh phương án 2

45

3.30

Phối cảnh khu A phương án 2

46

3.31

Phối cảnh logo phương án 2

47

3.32

Vẽ đẹp của hoa Phượng phương án 2


47

3.33

Các tiểu cảnh trong khu A phương án 2

48

3.34

Phối cảnh khu B phương án 2

49

3.35

Biểu tượng hòa bình của thế giới

49

3.36

Biểu tượng hòa bình và hình tượng khẩu súng phương án 2

50

3.37

Phối cảnh chim bồ câu phương án 2


51

3.38

Phối cảnh chữ thập đỏ phương án 2

51

3.39

Phối cảnh quảng trường mini phương án 2

52

3.40

Hoa Bằng lăng và hoa Phượng vỹ phương án 2

52

3.41

Phối cảnh khu C phương án 2

53

3.42

Phối cảnh những ngọn nến phương án 2


53

3.43

Phối cảnh tạo hình trái tim phương án 2

54

3.44

Nghệ thuật cắt xén tạo hình cây đàn phương án 2

55

3.45

Tiểu cảnh được minh họa từ cốt truyện phương án 2

55

3.46

Phối cảnh nhà xe phương án 2

56

3.47

Mặt bằng tổng thể phương án 2


57

3.48

Kích thước tổng thể và chi tiết trong phương án 2

58

x


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng

Trang

3.1

Một số loài thực vật hiện hữu trong khu thiết kế

16

3.2

Tổng diện tích của khu hiện trạng và hướng huy hoạch tương lai

19


3.3

Diện tích và vị trí của từng khu nhỏ trong khu thiết

22

3.4

Danh sách một số loại cây chính được trồng trong phương án 1

42

3.5

Dự toán kinh phí cho phương án 1

43

3.6

Danh sách một số cây được chính dùng trong phương án 2

59

3.7

Dự toán kinh phí cho phương án 2

60


xi


NGUYỄN THANH THIỆN, 2011. “Thiết kế cảnh quan khu vui chơi - giải trí
dành cho sinh viên tại khu II trường Đại học Cần Thơ ” Luận văn tốt nghiệp Kỹ
sư ngành Hoa Viên và Cây Cảnh, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng,
Trường Đại học Cần Thơ. 63 trang. Cán bộ hướng dẫn TS. Lê Văn Bé

TÓM LƯỢC
Đề tài: “Thiết kế cảnh quan khu vui chơi - giải trí dành cho sinh viên tại
khu II trường Đại học Cần Thơ” được tiến hành từ tháng 01/2011 – 05/2011, với
bước đầu tiên là điều tra, nghiên cứu hiện trạng xây dựng cũng như kế hoạch phát
triển cây xanh, hoa kiểng trong khu vực thiết kế. Từ những ghi nhận ban đầu cho
thấy chưa có kiến trúc công trình xây dựng và diện tích cây xanh không đáng kể tại
khu vực nghiên cứu. Dựa vào hướng quy hoạch mở rộng diện tích của trường Đại
học Cần Thơ đến năm 2020, hai phương án ý tưởng thiết kế được đề ra. (1) Thiết kế
theo mô hình thẩm mỹ với mục đích: tăng vẻ mỹ quan chung cho Trường và có thể
mở ra một hướng mới trong thiết kế cảnh quan. Ưu điểm là có tác động tích cực
giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, tạo được sự gần gũi giữa con người và thiên nhiên
đồng thời đề cao nét đẹp giá trị thẩm mỹ. (2) Thiết kế theo mô hình thẩm mỹ kết
hợp công năng. Ngoài mục đích giống phương án 1, mô hình thiết kế trong phương
án 2 còn giúp sinh viên nhận thức sâu sắc hơn về những gì từ thực tế. Ưu điểm là
giải quyết nhu cầu vui chơi giải trí, bố trí tiểu cảnh gần gũi với thực tế cuộc sống,
lối đi được bố trí thoáng, rộng và giúp sinh viên nhận thức tốt hơn về cuộc sống
cộng đồng.

xii



MỞ ĐẦU
Trường Đại học Cần Thơ là trung tâm văn hóa giáo dục lớn nhất đồng bằng
sông Cửu Long. Hằng năm đào tạo hàng ngàn kỹ sư, bằng cách cung cấp các
chương trình giáo dục chất lượng cao, Đại học Cần Thơ tập trung vào đào tạo,
nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ để thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển
của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Ngoài việc đầu tư cơ sở vật chất, kĩ thuật nhằm phục vụ tốt cho việc đào tạo
thì nhà trường còn tạo điều kiện để sinh viên được giải trí, thể thao sau giờ học tập.
Song vẫn chưa đáp ứng đầy đủ, đặc biệt kiến trúc mảng xanh vẫn chưa được quan
tâm nhiều, còn nhiều khu đất trống vẫn còn vẻ hoang sơ, khuôn, thiết nghĩ cần phải
có sự quy hoạch sắp xếp lại bố cục cảnh quan, để đây là nơi giúp sinh viên thư giãn,
giảm mệt mỏi và căng thẳng, góp phần giúp sinh viên học tập có hiệu quả hơn.
Vì vậy đề tài: “Thiết kế cảnh quan khu vui chơi - giải trí dành cho sinh viên
tại khu II trường Đại học Cần Thơ” được thực hiện với mục tiêu khảo sát và đưa ra
bố cục thiết kế phù hợp nhằm tạo không gian thoáng giúp sinh viên thư giãn, giảm
căng thẳng mệt mỏi và làm tăng vẻ mỹ quan chung cho trường.

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 CÂY XANH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
1.1.1 Vai trò cây xanh
Kể từ khi sự sống phát triển, cây xanh đã có một ảnh hưởng lớn đến sự hình
thành các hệ sinh thái của hành tinh chúng ta.Chúng có vai trò đặc biệt quan trọng
trong quá trình tiến hóa của loài người và sự phát triển của nền văn hóa của con
người và cộng đồng.
Theo Chế Đình Lý (2007), một cách tổng quát nhận thức về vai trò của cây

xanh (Greenspace = cây và cỏ, hoa, kiểng) nằm trong 4 công dụng sau:
 Cải thiện khí hậu
Ở nơi nào có nhiều cây xanh thì không khí trong lành, thời tiết mát mẻ, dễ
chịu hơn hẳn những vùng gần đó mà không có, cây xanh có vai trò như cỗ máy điều
hòa tự nhiên làm giảm đi sự oi nồng trong những ngày nắng nóng. Chúng có khả
năng ngăn chặn và lọc bức xạ mặt trời, ngăn chặn quá trình bốc hơi nước, giữ độ ẩm
đất và độ ẩm không khí thông qua việc hạn chế bốc hơi nước, kiểm soát gió và lưu
thông gió.
 Công dụng về kỹ thuật môi sinh
Cây xanh còn là những cỗ máy vệ sinh cần mẫn góp phần làm cho môi trường
trong lành, bớt độc hại bởi chúng có khả năng hấp thụ, lọc, hút bớt lượng các chất
khí độc hại; chống ô nhiễm, làm sạch không khí, giảm tiếng ồn giúp tránh được
những nguy hại cho sức khỏe con người và tạo được quá trình sinh thái bình thường
của sinh vật. Theo các kết quả nghiên cứu trong nhiều năm của các nhà khoa học
trên thế giới và ở nước ta, cây xanh có khả năng hấp thụ 50% bụi phóng xạ; quét
dọn hơi, bụi độc cùng những cặn bã công nghiệp. Chúng có khả năng hút một số
chất độc hại như cacbonic, anhidric sunfua, clo, amoniac và trả lại cho khí quyển
nhiều dưỡng khí. Cây xanh cũng có tác dụng làm giảm tiếng tiếng ồn. Hiệu quả đó
biểu hiện rất rõ rệt ở các loại cây lá bản. Khi các đường phố trồng nhiều cây xanh
thì có thể làm giảm trên 50% tiếng ồn so với đường phố không trồng cây. Những
hàng cây trồng đan xen thành nhiều lớp còn có tác dụng chắn gió, hạn chế sự di
2


chuyển của cát bụi giúp bảo vệ mùa màng, hoa màu, cây trái, bảo vệ nhà cửa, làng
mạc thôn xóm, chống lại gió bão, hạn chế năng lượng sóng. Sau trận sóng thần ngày
26/12/2004, người ta phát hiện ra rằng có những làng còn gần như nguyên vẹn nhờ
nằm khuất những rặng dừa trồng ven bờ biển.
 Công dụng ở khía cạnh mỹ quan và kiến trúc
Từ xa xưa đến nay, cuộc sống của loài người luôn gắn bó và không thể tách

rời khỏi thiên nhiên, cây xanh luôn luôn giữ vai trò quan trọng về mặt trang trí cảnh
quan. Người Trung Hoa, La Mã, Ai Cập, Hy Lạp đã sử dụng cây xanh để trang trí
nhà ở, lăng miếu, đền thờ, tượng đài... Thế nên, bất kể ai khi đứng trước các yếu tố
tạo nên thiên nhiên (nước, cỏ cây hoa lá, núi non…) đều cảm thấy tâm hồn nhẹ
nhàng và thư thái, như tìm được chốn yên bình sau khoảng thời gian ồn ào vội vã
của cuộc sống.
Trong quy hoạch, các không gian xanh được coi như lá phổi của thành phố,
là một không gian chức năng thành phố ban tặng cho cư dân đô thị để họ có cơ hội
dời khỏi những khối bê tông đến để thả mình trong hòn đảo xanh của thiên nhiên,
tận hưởng không khí trong lành hiếm hoi của đô thị
 Một số công dụng khác
+ Nhóm cây dùng làm gỗ
+ Nhóm cây cung cấp dầu
+ Nhóm cây làm thuốc
+ Nhóm cây ăn được
+ Nhóm cây dùng đan lát và cho sợi
+ Nhóm cây cho thuốc nhuộm
1.2.2 Phân loại cây xanh
 Phân loại theo mục đích sử dụng
+ Cây che bóng
+ Cây phủ xanh
+ Cây trang trí
 Phân loại theo công dụng
+ Che bóng mát
+ Làm tường che chắn tầm nhìn khi thiết kế các phòng sinh hoạt ngoài trời.

3


+ Sử dụng cây có hình dáng đặc biệt để nhấn mạnh cửa ra vào, hoặc trang

trí tô điểm trên nền cây che phủ.
+ Làm hàng rào ngăn cản sự đi lại, có xén tỉa hoặc trồng tự do
+ Che phủ nền cho hoa viên
+ Sử dụng cho cây leo lên các giàng
 Phân loại theo kích thước trưởng thành
+ Cây đại mộc (cao trên 20 – 25 m)
+ Cây trung mộc (10 – 20 m)
1.2 KIẾN TRÚC CẢNH QUAN VÀ MỘT SỐ NGUYÊN TẮC
1.2.1 Một số khái niệm
1.2.1.1 Cảnh quan
Là không gian chứa đựng các yếu tố thiên nhiên, nhân tạo và những hiện
tượng xảy ra trong quá trong tác động giữa chúng với nhau và với bên ngoài. Cảnh
quan liên quan đến sử dụng đất, tập hợp các đường nét của một phần bề mặt trái đất
và phân biệt khu vực này với khu vực khác (Tô Văn Hùng, 2008). Theo Tô Văn
Hùng (2008), cảnh quan được chia làm 2 loại hình sau:


Cảnh quan tự nhiên



Cảnh quan nhân tạo
+ Được hình thành do hệ quả tác động của con người làm biến dạng cảnh

quan tự nhiên
+ Sự hình thành và phát triển gắn liền với tiến trình phát triển của khoa
học kỹ thuật
+ Bao gồm các thành phần của cảnh quan thiên nhiên và các yếu tố mới
do con người tạo ra
+ Chia làm 3 loại: cảnh quan văn hóa, cảnh quan vùng trồng trọt, cảnh

quan vùng phá bỏ.
1.1.2.2 Kiến trúc cảnh quan
Là nghệ thuật, lập kế hoạch phát triển, thiết kế, quản lý, bảo tồn và phục chế
lại cảnh quan của khu vực và địa điểm xây dựng của con người. Phạm vi hoạt động
của kiến trúc cảnh quan liên quan đến thiết kế kiến trúc, thiết kế tổng mặt bằng, bảo
tồn và phục chế môi trường, thiết kế đô thị, quy hoạch đô thị, thiết kế các công viên

4


và các khu vực nghỉ ngơi giải trí và bảo tồn di sản. Người hoạt động trong lĩnh vực
kiến trúc cảnh quan được gọi là kiến trúc sư cảnh quan, một biểu tượng công năng
những thiết kế cảnh quan bên ngoài của công trình (Tô Văn Hùng, 2008).
1.2.2 Kiến trúc cảnh quan châu Âu
1.2.2.1 Thời kỳ cổ đại


Kiến trúc cảnh quan Ai Cập cổ đại
Tồn tại trên 4000 năm, đó là các quần thể kiến trúc lặng mộ, các bước điêu

khắc hoành tráng, nghệ thuật kiến trúc cảnh quan trong các công trình tôn giáo đã
thành công trong việc tạo hiệu quả hùng vĩ và áp chế con người trên nền môi trường
thiên nhiên đặc thù cùa ai cập, người Ai Cập không có xu hướng tái tạo cảnh quan
thiên nhiên (Tô Văn Hùng, 2008).


Kiến trúc cảnh quan Hy Lạp
Hy Lạp có khí hậu ôn hòa, cảnh thiên nhiên đẹp, kiến trúc công trình mang

tính hoành tráng, thanh tú và kiều diễm, mỗi một công trình khi thiết kế điều được

cân nhắc về tỉ lệ, vị trí, tầm nhìn, trên địa hình khu đất cụ thể (Tô Văn Hùng, 2008).


Kiến trúc cảnh quan La Mã
Nghệ thuật vườn – công viên La Mã chịu ảnh hưởng của vườn cổ Hy Lap

nhưng mang ý nghĩa thực dụng cao hơn, sử dụng nhiều loại cây ăn quả như ô liu,
táo, lê…Bố cục thường có rào bằng cây cắt xén bao quanh, có chòi nghỉ có giàn nho
leo. Phát triển kiểu “vườn trong” cổ Hy Lạp thành mô típ vườn sân trong có trồng
cây trang trí thấp và hoa; trung tâm vườn là bể trang trí có vòi phun. Về sau, mô típ
này được phổ biến rộng rãi trên các quảng trường thành phố và trở thành phong
cách chính của vườn trước công trình công cộng. Thời kỳ La Mã trở thành nước đế
quốcđi chinh phục Hy Lạp và các nước khác, người La Mã đã mang về nước mình
các bảo vật quý giá để trang trí cho những lâu đài tráng lệ, nghệ thuật vườn lâu đài
lúc này đặc biệt phát triển. Cơ cấu vườn chia làm ba phần chính: phần vườn trang
trí, phần rào, phần cây ăn quả. Phần vườn trang trí chia làm ba khu vực:
+ Khu dạo, trực tiếp trước nhà: bố trí các đường thẳng trồng các cây cắt xén
hai bên tạo thành đường kín khoanh các vùng riêng trồng hoa. Khu dạo bố trí trên
sân cao có thể mở không gian về phía cảnh đẹp xa. Các vườn nhỏ như vây được gọi
là Viridarium, dùng để tổ chức các tiệc trà ngoài trời.

5


+ Khu đi chơi bằng xe ngựa hay kiệu có người khiêng.
+ Khu công viên có thú rừng hay gia cầm, mang tính chất rừng chiếm tỉ lệ lớn.
( Nguyễn Thị Thanh Thủy, 1980).
1.2.2.2 Thời kỳ trung đại
Chế đô phong kiến làm nảy sinh một kiến trúc cảnh quan mới, cảnh quan
kiến trúc các lâu đài của lãnh chúa phong kiến và kiến trúc nhà thờ RO MĂNG, RO

TÍH, nổi bật ở thời kỳ này là kiến trúc của Ý và Pháp, sau đó phát triển dến nhiều
quốc gia khác ở châu Âu. Đặc điểm thời kỳ này là nghệ thuật phản ánh hiện thực,
đề cao vai trò con người trong ý đồ và thủ pháp bố cục, con người phải ở vị trí thiên
nhiên, vườn thường trải dọc về phía trước và lấy biệt thự làm bố cục chính, các yếu
tố hình khối đăng đối qua trục bố cục này, trước nhà thường là các bồn hoa với các
hàng rào cột bao quanh, cây bóng mát thường dược cắt xén theo hình phức tạp. Đại
diện thời kỳ này có biệt thự Medici ở Fiesol (Lê Đàm Ngọc Tú, 2006).
1.2.2.3 Thời kỳ cận và hiện đại
Cảnh quan kiến trúc thời kỳ nay có nhiều mới mẻ, đó là các đô thị mở, các
quảng trường rộng lớn với nhiều tượng đài, hồ nước. Sự xuất hiện các loại hình
công viên, sân vườn với hệ thống cây xanh được cắt tỉa theo hình khối hình học làm
tăng thêm thẩm mỹ cho công trình (Tô Văn Hùng, 2008).
1.2.3 Kiến trúc cảnh quan châu Á
1.2.3.1 Kiến trúc cảnh quan vườn Trung Quốc
Nghệ thuật vườn–công viên cổ Trung Quốc là quê hương của xu hướng mô
phỏng thiên nhiên phương Đông. Đó là một nghệ thuật độc đáo với phương ngôn:
“Sơn trùng thủy phục nghi vô lộ
Liễu ám hoa minh hựu nhất thôn”
Có nghĩa là núi tiếp núi, nước tiếp nước, dường như không thấy lối đi đâu cả.
Và những khóm hoa sáng lên trong bóng râm của những cây liễu rủ báo hiệu còn
những cảnh tiếp theo. Vườn Trung Quốc bao gồm những nguyên lý:
+ Lấy thiên nhiên làm mẫu chính.
+ Các yếu tố hình thành vườn được bố trí hài hòa tạo nên những bức tranh
thiên nhiên.

6


+ Vườn Trung Quốc bố cục theo kiểu đi ngắm cảnh. Vì thế luôn tạo cảnh
thay đổi, bất ngờ. Lối đi thường có mái che (trường lang) để sử dụng được cả bốn

mùa.
+ Địa hình được nghiên cứu tỷ mỉ.
+ Nước là một yếu tố không thể thiếu, thường dùng mặt nước làm trung tâm
bố cục vườn.
+ Nghệ thuật tạo cảnh dùng thủ pháp gây sự thay đổi trong cảm giác: như tổ
chức đồi vực xen lẫn thung lũng, đồng cỏ, dòng nước chảy mạnh xen lẫn mặt nước
phẳng lặng, cánh rừng thông tối xen lẫn rừng lá màu sáng tràn ánh nắng.
Sử dụng âm thanh để tạo nên những tâm trạng theo chủ đề của tác giả như: tạo
tiếng gió, tiếng vọng âm, tiếng chim hót, tiếng suối róc rách hay tiếng ầm ầm của
thác đổ, tiếng rì rào hay xào xạc của lá…(Nguyễn Thị Thanh Thủy, 1980 và Lê
Đàm Ngọc Tú, 2006)
Chuyết Chính Viên là công trình tiêu biểu cho vườn nghệ thuật đời nhà Minh, được
xây dựng vào năm 1522, diện tích vườn khoảng 25 ha. Bố cục tổng thể lấy ao hồ
làm trung tâm, lầu, đình, đài, tạ đều tọa lạc ở xung quanh, toàn bộ cảnh quan của
vườn như nằm trên mặt nước soi bóng xuống mặt hồ. Di Hoà Viên ở Bắc Kinh xây
dựng từ thời Minh.
Lưu Viên là vườn hoa nổi tiếng đời nhà Thanh, vườn có đủ các cầu, hành
lang, có cửa sổ thiên nhiên, tường hoa, núi non, đình, tạ, lầu gác. Vườn chia bốn
khu, mỗi khu có một chủ đề riêng: đình quán, hành lang gấp khúc (khu đông); núi
giả, rừng phong (khu tây); hồ ao, suối nước, lầu, đài, đình soi bóng (khu trung); đào
liễu bạt ngàn.
1.2.3.2 Kiến trúc cảnh quan Ấn Độ
Vận dụng điêu khắc là nét nổi bật của Ấn Độ, ngoài ra, mặt nước, đường dạo, cây
xanh là yếu tố luôn được chú trọng (Tô Văn Hùng, 2008). Kiến trúc cảnh quan Ấn
Độ ảnh hưởng rất lớn đến các nước Đông Nam Á.
1.2.3.3 Kiến trúc cảnh quan vườn Nhật Bản
Người Nhật đã chịu ảnh hưởng xu hướng nghệ thuật vườn Trung Quốc
nhưng để phù hợp với thiên nhiên đất nước mình họ đã tạo nên kiểu nghệ thuật
phong cảnh đặc sắc với những nguyên lý riêng: phong cảnh vườn cổ Nhật không


7


phải để đi vào ngắm mà chỉ để ngồi thưởng thức. Vì vậy không gian vườn chan hòa
với không gian bên trong nhà. Vườn được xem như một phần của nhà. Nghệ thuật
vườn Nhật độc đáo nhất là tạo cảnh khô. Người Nhật đã dùng thủ pháp tượng trưng
cao: đá được sắp xếp cẩn thận tượng trưng cho những hòn đảo trong sông “khô”
bằng sỏi hay cát, hay tượng trưng cho núi trên nền là rêu (Nguyễn Thị Thanh Thủy,
1980).
Do đất đai ít nên qui mô vườn Nhật thường nhỏ. Để có được một hình ảnh
thực của thiên nhiên đất nước, người Nhật còn dùng thủ pháp hãm cảnh: hãm cây bé
lại có dáng đại thụ, có thể dùng trang trí trong nhà, hay rêu phủ vách đá, phủ lên cây
để gây cảm giác về bề dày thời gian của cây (Hàn Tất Ngạn, 2000).
Trong mỹ thuật, xuất hiện ba nguyên tắc nghệ thuật mới: “shin”, “gyo”, “so”
được sử dụng trong hội họa; Ikebana (tiếng Nhật có nghĩa là “sự giữ gìn hoa cho
cuộc sống thứ hai”) và nghệ thuật vườn – công viên. Trong nghệ thuật vườn – công
viên, nguyên tắc “shin” phản ánh sự chân thực và chính xác việc thể hiện cảnh.
Nguyên tắc bán tượng trưng là phong cách “gyo”, còn nguyên tắc “so” là sự tượng
trưng thuần túy, cô đọng cực độ nhưng hình thức hết sức truyền cảm (Hàn Tất
Ngạn, 2000).
Mẫu mực cho nguyên tắc “so” là vườn Ryoan-ji nổi tiếng trên thế giới với
diện tích chỉ có 218,8 m 2 . Chỉ với hai yếu tố cát trắng và đá nhưng khu vườn đã thể
hiện sinh động cảnh quan đất nước Nhật – một nước có nhiều đảo trên biển cả mênh
mông: 15 hòn đá hình dạng khác nhau được sắp xếp thành 5 quần đảo trên sóng
biển cát trắng ở toàn bộ nền vườn, sóng được tượng trưng bằng cách cào cát trắng
theo hình sóng lượn (Lê Đàm Ngọc Tú, 2006).
1.2.3.4 Kiến trúc cảnh quan vườn Việt Nam
Cũng như các loại hình nghệ thuật khác, lịch sử phát triển nghệ thuật vườn
Việt Nam gắn bó chặt chẽ với sự phát triển của hình thái xã hội. Với điều kiện khí
hậu, thiên nhiên vô cùng phong phú, cánh đồng mênh mông, thẳng cánh cò bay, dãy

núi trùng trùng điệp điệp và biển cả bao la, bốn mùa cây cỏ xanh tươi đã tạo điều
kiện cho việc phát triển nghệ thuật vườn Việt Nam mang sắc thái riêng. Sau đây là
một số thể loại vườn xuất hiện trong quá trình phát triển nền văn hóa Việt Nam.

8


 Vườn cung đình
Vườn này xây dựng trên cơ sở nghệ thuật mô phỏng thiên nhiên: bố cục tự
do, đắp núi (giả sơn), cây trồng không được cắt xén,… Chức năng của vườn là nơi
dạo chơi, nghỉ ngơi của vua quan triều đình. Nơi đây cũng là chỗ cho các thi sĩ cung
đình sáng tác và bình thơ (Hàn Tất Ngạn, 2000).
 Vườn lăng
Vườn lăng của các triều đại phong kiến nước ta có thể chia thành hai loại:
vườn lăng chỉ có ý nghĩa tôn nghiêm và vườn lăng mang cả chức năng nghỉ ngơi –
giải trí. Vườn lăng chỉ có ý nghĩa tôn nghiêm chủ yếu ở các thời Lý, Trần, Lê. Các
bố cục lăng thời Lý, Trần chủ yếu theo lối bố cục đăng đối, quy tụ vào một điểm
giữa là ngôi mộ. Điển hình là vườn lăng vua Trần Anh Tông được xây ở An Sinh
(Đông Triều, Quảng Ninh). Toàn bộ bố cục vườn lăng là một điển hình nói lên sự
siêu thoát theo tinh thần nhà Phật (Hàn Tất Ngạn, 2000).
Vườn lăng không những là thiên đàng của thế giới bên kia mà còn là nơi
nghỉ ngơi – giải trí của vua khi còn sống. Bởi vậy, vườn lăng vừa mang ý nghĩa tôn
nghiêm lại vừa mang chức năng nghỉ ngơi – giải trí xuất hiện chủ yếu vào triều
Nguyễn. Có hai vườn lăng tiên biểu nhất cho xu hướng này và còn lại tương đối
nguyên vẹn cho đến ngày nay là vườn lăng Minh Mạng và vườn lăng Tự Đức (Hàn
Tất Ngạn, 2000).
Vườn lăng Minh Mạng được xây dựng trên núi Cẩm Kê, làng An Bằng, cách
Huế 12 km, theo bố cục đăng đối hoàn chỉnh (kiểu vườn quy cũ thế kỷ XVII) với
tổng diện tích 26 ha. Vườn đã biểu hiện trọn vẹn chủ đề tư tưởng quyền bất khả
xâm phạm của vua chúa bằng sự thống nhất hoàn chỉnh của bố cục. Trục trung tâm

được bố trí một cách nghiêm túc với những kiến trúc đăng đối hai bên. Ngoài chủ
đề tư tưởng trên, vườn lăng còn biểu hiện một cách độc đáo tâm hồn người Việt
Nam, đầu óc thẩm mỹ và sáng tạo của các nghệ nhân, nhân dân trực tiếp làm. Đó là
sự kết hợp tài tình cảnh quan nhân tạo và cảnh quan thiên nhiên (Nguyễn Thị Thanh
Thủy, 1980).
Bước vào khu vườn, không gian rộng mở của mặt nước hồ sen, ven hồ là
những đồi thông xanh sẫm gây cho người ngắm một cảm giác đang sống trong thiên
nhiên bao la. Trên trục trung tâm, sau khi qua khỏi khu công trình chính (khu điện

9


Sùng Ân) bước trên cầu qua hồ Trong Sáng, cảm giác vô cùng dễ chịu trước không
gian rộng mở bằng mặt nước dưới dạng tự nhiên. Phía trước mặt vẫn giữ nguyên vẻ
đăng đối và nghiêm túc của công trình Minh Lâu. Qua mặt hồ nhìn phía trái là cảnh
thiên nhiên hùng vĩ với dãy núi xa mờ nên thơ, cận cảnh là những cây thông. Điểm
kết thúc của trục trung tâm là một rừng nhỏ được dựng lên với phong cách huyền bí
của công trình Huyền Cung (nơi chôn xác), đồng thời cũng biểu hiện được hình thái
của kiểu rừng nhiệt đới (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 1980).
Theo Nguyễn Thị Thanh Thủy (1980) đặc trưng của vườn Việt Nam được
biểu hiện qua vườn lăng Minh Mạng ở chỗ bên cạnh sự đăng đối nghiêm túc của
trục vườn, vẫn xen vào những dáng mềm mại của tán cây đại (một loại cây tượng
trưng cho lòng thành kính, thường được ông cha xưa trồng trước lối vào như ở Văn
Miếu) Vườn lăng Tự Đức được xây dựng trên núi Dương Xuân, làng Dương Xuân
thượng, cách Huế 8 km, diện tích 25 ha. Do ảnh hưởng tư tưởng tư sản phương Tây,
vua Tự Đức đã kết hợp lăng của bản thân với nơi nghỉ ngơi khi còn sống. Vì vậy,
lăng Tự Đức có nhiều sắc thái của một vườn nghỉ yên tĩnh ở Á Đông. Để biểu hiện
được chủ đề của Tự Đức, các nghệ nhân xưa đã tạo cảnh vườn vừa mang tính chất
kín đáo (những vườn kín có thành bao quanh) vừa mang tính chất phóng khoáng
của thiên nhiên: những đường dạo quanh theo bờ hồ, rừng đồi thông nhỏ,…nghệ

nhân cũng gửi gắm tâm hồn nghệ thuật của mình bằng những đường nét dân gian
như kiến trúc cổng vào khu lăng đẹp một cách giản dị, đứng đắn, như nội dung
vườn kín: vườn bao quanh công trình, mảnh vườn xinh xắn có một lối đi duy nhất
thẳng lát gạch. Vườn chỉ trồng một hoặc vài cây bóng mát to làm rợp bóng gần hết
sân vườn. Kiểu vườn này ta đều thấy hầu hết trong các nhà ở dân gian, giản dị, ấm
cúng và phù hợp với khí hậu nước ta (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 1980).
 Vườn tôn giáo tín ngưỡng
Theo Hàn Tất Ngạn (2000) chủ yếu có ba loại: vườn đình, vườn chùa, vườn
đền. Chức năng chủ yếu của ba thể loại công trình này đều là nơi thờ cúng, là nơi
dân chúng lui tới nhiều nhất. Về cơ bản, bố cục vườn đình, đền, chùa đều theo
khuynh hướng vườn – nội thất. Nghĩa là, quan niệm vườn là một không gian tiếp
tục của căn phòng. Vườn đình có không gian thoáng, sân rộng (có lẽ để phù hợp với
việc tập trung đông người trong những ngày hội lễ của làng). Cây trồng chủ yếu có

10


tán rộng để lấy bóng mát. Ở đình làng Bắc bộ có cây đa tượng trưng cho non – núi –
thế giới bên trên (dương) và giếng nước tượng trưng cho thế giới bên dưới (âm).
Đặc điểm của quần thể kiến trúc đền có nhiều khoảng trống bao gồm sân vườn
trước, trong và sau. Nói chung các vườn trong khu vực đền đều được trồng cây
trang trí, có hoa thơm (đặc biệt là ở sân vườn trong). Không gian vườn đều kín và
độc lập. Vườn chùa có không gian kín, nhiều cây rậm rạp, bên trong có lối mòn đi
lại. Các khoảng trống trong chùa gồm: sân trước, sân vườn trong và sau chùa. Sân
trước thường có chậu hoa, cây cảnh và gác chuông. Vườn sau chùa thường trồng
cây lấy quả để thờ cúng.
 Vườn nhà ở dân gian
Vườn nhà ở dân gian gồm hai loại chính: vườn nhà ở nông thôn và vườn nhà
ở đô thị. Vườn nhà ở nông thôn là một công trình hoàn chỉnh, độc lập, ít bị tách rời
nhau. Vườn bao quanh nhà được tổ chức như một bộ phận kéo dài của không gian

trong nhà (theo khuynh hướng vườn – nội thất). Vườn nhà ở nông thôn có hai bộ
phận chủ yếu: sân vườn trước nhà và sân vườn sau nhà. Quanh sân được bố trí các
chậu hoa cảnh, đặc biệt có hình ảnh khóm trầu quấn quanh cây cau bên cạnh chum
nước là lối bố cục vườn nhà ở truyền thống vùng đồng bằng Bắc bộ. Vườn sau chủ
yếu trồng cây lấy quả và rau. Hàng rào quanh vườn được trồng cây phát triển tự do
như dâm bụt, găng tây… Vườn nhà ở đô thị miền Bắc lại thường chỉ ở sân trong
(trừ một số biệt thự). Sân trong (giữa nhà chính và nhà phụ) được bố trí bể nước
non bộ và một vài chậu hoa, cây cảnh có thể cân xứng hay tự do trong tổ hợp bố cục
của sân.
1.3 CÁC QUY LUẬT BỐ CỤC CƠ BẢN CỦA NGHỆ THUẬT VƯỜN
1.3.1 Bố cục cân xứng
Vườn – công viên theo xu hứớng bố cục cân xứng được đặc trưng bằng việc
tổ chức không gian theo dạng hình học của những đường đi, đường bờ nước, thảm
cỏ, bồn hoa, cây bóng mát – trang trí. Vị trí của chúng đối xứng qua hệ thống trục
bố cục (đối xứng một trục hoặc đối xứng hai trục). Quy luật này thường áp dụng
trên địa hình bằng phẳng, tác phẩm mang ý nghĩa trang nghiêm. Các yếu tố tạo cảnh
thường có hình khối hình học, cây xanh có hình cân xứng trong quá trình sinh
trưởng hay được cắt xén tạo hình (Lê Đàm Ngọc Tú, 2006).

11


×