Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

THIẾT kế CẢNH QUAN TRƯỜNG TIỂU học TRÀ nóc 4 PHƯỜNG TRÀ nóc QUẬN BÌNH THỦY THÀNH PHỐ cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.19 MB, 73 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

VÕ THỊ NGỌC MAI

THIẾT KẾ CẢNH QUAN TRƢỜNG TIỂU HỌC
TRÀ NÓC 4 PHƢỜNG TRÀ NÓC - QUẬN
BÌNH THỦY - THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: HOA VIÊN VÀ CÂY CẢNH

Cần Thơ - 2012


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: HOA VIÊN VÀ CÂY CẢNH

THIẾT KẾ CẢNH QUAN TRƢỜNG TIỂU HỌC
TRÀ NÓC 4 – PHƢỜNG TRÀ NÓC – QUẬN
BÌNH THỦY – THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Cán bộ hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

PGS.TS. LÊ VĂN BÉ


VÕ THỊ NGỌC MAI
MSSV: 3083735
LỚP: HOA VIÊN CÂY CẢNH K34

Cần Thơ – 2012


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÝ-SINH HÓA


Chứng nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sƣ Hoa Viên Cây Cảnh với đề tài:
“THIẾT KẾ CẢNH QUAN TRƢỜNG TIỂU HỌC TRÀ NÓC 4 PHƢỜNG
TRÀ NÓC, QUẬN BÌNH THỦY, THÀNH PHỐ CẦN THƠ”

Do sinh viên VÕ THỊ NGỌC MAI thực hiện.
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.

Cần Thơ, ngày ….. tháng ..... năm 2012
Cán bộ hƣớng dẫn

PGS. TS. LÊ VĂN BÉ

i


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÝ-SINH HÓA



Hội đồng chấm luận văn đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp chuyên ngành
Hoa Viên Cây Cảnh với đề tài:
“THIẾT KẾ CẢNH QUAN TRƢỜNG TIỂU HỌC TRÀ NÓC 4
PHƢỜNG TRÀ NÓC, QUẬN BÌNH THỦY, THÀNH PHỐ CẦN THƠ ”
Do sinh viên VÕ THỊ NGỌC MAI thực hiện và bảo vệ trƣớc hội đồng
ngày….. tháng…… năm 2012.
Luận văn tốt nghiệp đƣợc hội đồng đánh giá ở mức: ………………………………..
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp: ………………………………….......
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2012
Hội đồng

………………………

………………………
Duyệt khoa

Trƣởng khoa NN & SHƢD

ii

………………………


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết

quả trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất
kỳ công trình luận văn nào trƣớc đây.

Tác giả luận văn

VÕ THỊ NGỌC MAI

iii


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC:
Họ và tên: Võ Thị Ngọc Mai
Giới tính: Nƣ̃
Ngày, tháng, năm sinh: 06/09/1990
Nơi sinh: Ô Môn - Cần Thơ
Quê quán: Ô Môn – Cần Thơ
Dân tộc: Kinh
Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: 32B/4, hẻm 134, khu vƣ̣c 4, đƣờng Lê Hồng
Phong, phƣờng Trà Nóc, quận Bì nh Thủy, thành phố Cần Thơ.
Điện thoại : 0973563728
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP:
1996 – 2000: Học tại trƣờng Tiểu học Trà Nóc 2 (khu B)
2001– 2007: Học tại trƣờng Trung học phổ thông Trà Nóc.
2008 – 2012: Học ngành Hoa Viên và Cây Cảnh khóa 34 tại trƣờng Đại học Cần
Thơ.

iv



LỜI CẢM ƠN
Con xin cảm ơn Ba Mẹ đã hết lòng nuôi dạy con khôn lớn đến ngày hôm nay.
Em xin chân thành cảm ơn:
Thầy Lê Văn Bé đã hƣớng dẫn em tận tình trong suốt thời gian học tập và làm luận
văn.
Các thầy cô trong khoa Nông Nghiệp đã tận tâm dìu dắt và giúp đỡ em trong 4 năm
học đã qua.
Các thành viên của lớp Hoa Viên và Cây Cảnh khóa 34, anh Trƣơng Hoàng Ninh
lớp Hoa Viên và Cây Cảnh khóa 33 đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
học tại trƣờng.
Tuy nhiên, dù đã cố gắng hết sức, luận văn này vẫn không thể tránh những sai sót
trong quá trình viết bài. Mong nhận đƣợc sự thông cảm và góp ý chân thành từ phía
ngƣời đọc để tôi có thể bổ sung và trao dồi kiến thức chuyên môn của mình.

Võ Thị Ngọc Mai

v


MỤC LỤC
Nôi dung
LỜI CAM ĐOAN
TIỂU SỬ CÁ NHÂN
LỜI CẢM TẠ
MỤC LỤC
DANH SÁCH HÌNH
DANH SÁCH BẢNG
TÓM LƢỢC
MỞ ĐẦU
Chƣơng 1 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 SƠ LƢỢC VỀ THIẾT KẾ CẢNH QUAN
1.1.1 Khái niệm về thiết kế cảnh quan
1.1.2 Bản vẽ thiết kế cảnh quan
1.1.3 Trình tự xây dựng
1.1.4 Tiến trình thiết kế
1.2 CÂY XANH
1.2.1 Vai trò cây xanh
1.2.2 Phối kết cây xanh
1.3 SƠ LƢỢC QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ Y TẾ VỀ VẤN ĐỀ
VỆ SINH TRƢỜNG HỌC
1.3.1 Những quy định chung
1.3.2 Yêu cầu vệ sinh môi trƣờng học tập
1.4 MỘT SỐ CÂY CẢNH CÂY THUỐC TRONG NHÀ
TRƢỜNG
Chƣơng 2. PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƢƠNG TIỆN
2.2 PHƢƠNG PHÁP
2.2.1 Phân tích hiện trạng thiết kế
2.2.2 Phân tích nhu cầu của ngƣời sử dụng
2.2.3 Lập sơ đồ công năng
2.2.4 Thiết kế hoàn chỉnh
2.2.5 Thuyết minh ý tƣởng thiết kế
2.2.6 Dự toán kinh phí
Chƣơng 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1 KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG THIẾT KẾ
3.1.1 Vị trí và giới han
3.1.2 Hiện trang khu vực thiết kế
3.2 QUY HOẠCH XÂY DỰNG MÔ HÌNH BỐ TRÍ CẢNH
QUAN
3.2.1 Phân khu chức năng

3.2.2 Phân tích hƣớng
3.2.3 Đề xuất quy hoạch chung
3.3 CÁC PHƢƠNG ÁN THIẾT KẾ
3.3.1 Phƣơng án 1: phối cảnh theo phong cách hiện đại, bố
vi

Trang
iii
iv
v
vii
viii
ix
x
1
2
2
2
2
2
3
3
3
5
6
6
6
7
12
12

12
12
12
12
12
13
13
14
14
14
14

16
16
16
18
18


cục hình chữ nhật
Dự toán kinh phí phương án 1
3.3.2 Phƣơng án 2: phối cảnh theo phong cách hiện đại, bố
cục tự do
Dự toán kinh phí phương án 2
Chƣơng 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1 Kết luận
4.2 Đề nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO

vii


35
38
57
59
59


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

3.1A Hiện trạng khu vực thiết kế

14

3.1B Bảng vẽ mặt bằng đã đƣợc trƣờng duyệt
Phân tích hƣớng nắng, hƣớng gió tác động lên công trình và
3.2
phân chia khu chứa năng
3.3 Mặt bằng tổng thể phƣơng án 1

15
17
19

3.4


Phối cảnh tổng thể phƣơng án 1

20

3.5

Phối cảnh khu A phƣơng án 1

21

3.6

Phối cảnh khu A phƣơng án 1, góc nhìn từ khu B

22

3.7

Phối cảnh khu B phƣơng án 1

24

3.8

Phối cảnh khu B1

25

3.9


Phối cảnh khu B2 – khu vực vƣờn rau

26

3.10

Khu trò chơi

28

3.11

Sân tập thể dục

29

3.12

Phối cảnh khu D phƣơng án 1

31

3.13

Phối cảnh sân trƣờng phƣơng án 1 góc nhìn 1

32

3.14


Phối cảnh sân trƣờng góc nhìn 2

33

3.15

Mặt bằng tổng thể phƣơng án 2

39

3.16

Phối cảnh tổng thể phƣơng án 2

40

3.17

Phối cảnh khu A phƣơng án 2

41

3.18

Phối cảnh khu A phƣơng án 2, góc nhìn 1

42

3.19


Phối cảnh khu A, phƣơng án 2 ( góc nhìn 2 )

43

3.20

Mặt cắt hồ phun nƣớc

44

3.21

Phối cảnh khu B phƣơng án 2

45

3.22

Phối cảnh khu B phƣơng án 2 ( góc nhìn 1 )

46

3.23

Phối cảnh khu B phƣơng án 2 ( góc nhìn 2 )

47

3.24


Phối cảnh khu C phƣơng án 2

48

3.25

Phối cảnh khu D phƣơng án 2

50

3.26

51

3.27

Phối cảnh khu E phƣơng án 2
Phối cảnh khu E phƣơng án 2 góc nhìn 1

3.28

Phối cảnh khu E phƣơng án 2 góc nhìn 2

53

viii

52



DANH SÁCH BẢNG
Bảng
1

Tên bảng
Danh sách một số cây cảnh có khả năng làm thuốc trong nhà
trƣờng

Trang
8

3.2

Danh sách cây xanh đƣợc sử dụng trong phƣơng án 1

35

3.3

Bảng dự toán chi phí phƣơng án 1

36

3.4

Danh sách cây xanh đƣợc sử dụng trong phƣơng án 2

55


3.5

Bảng dự toán chi phí phƣơng án 2

57

ix


VÕ THỊ NGỌC MAI , 2012. “ Thiết kế cảnh quan trƣờng tiểu học Trà Nóc 4
phƣờng Trà Nóc, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ ”. Luận văn tốt nghiệp đại
học chuyên ngành Hoa Viên và Cây Cảnh, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng
Dụng, Trƣờng Đại Học Cần Thơ, 61 trang.
Cán bộ hƣớng dẫn: PGS. TS. LÊ VĂN BÉ
TÓM LƢỢC
Trƣờng tiểu học Trà Nóc 4 đang trong quá trình xây cất lại hoàn toàn. Bên
cạnh việc hoàn thiện ngôi trƣờng thì mảng xanh quanh trƣờng cũng là một yếu tố
quan trọng cần đƣợc chú ý. Thông qua bản vẽ đã đƣợc quy hoạch và việc khảo sát
hiện trạng, nhu cầu của ngƣời sử dụng, đề tài: “ Thiết kế cảnh quan trƣờng tiểu học
Trà Nóc 4 phƣờng Trà Nóc, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ ” đƣợc tiến hành
từ tháng 01/2011 – 06/2012. Hai phƣơng án thiết kế đƣợc đƣa ra:
Phương án 1: thiết kế theo phong cách hiện đại bố cục dạng hình học chữ nhật
mang tính trang nghiêm cho công trình, đồng thời kết hợp những loại cây bụi có
hoa quanh năm, tạo màu sắc tƣơi sáng phù hợp cho công trình trƣờng tiểu học. Ƣu
điểm của phƣơng án tạo vẻ thông thoáng, có sân chơi và khu vƣờn rau tự trồng tạo
sự yêu thích cho học sinh tiểu học.Sử dụng các loại cây có hoa đẹp nhƣ phƣợng
bằng lăng, sò đo cam...
Phương án 2: Thiết kế theo phong cách Châu Âu hiện đại với hàng cây cắt xén
kết hợp với những khóm hoa bố trí theo bố cục hình học tạo không gian sinh động.
Ƣu điểm của phƣơng án là sự kết hợp màu sắc giữa các loại hoa, hoa nở gần nhƣ

quanh năm tạo vẻ đẹp lâu dài cho công trình.

x


MỞ ĐẦU
Theo Quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT ngày 18/4/2000 của Bộ Y tế, diện
tích trồng cây xanh ở trƣờng học phải từ 20-40%. Sân trƣờng với nhiều cây xanh
giúp cho học sinh có thể tham gia thảo luận, học nhóm, vui chơi, đặc biệt là các
buổi học ngoại khóa ở ngoài trời, giúp các em gần gũi hơn với thiên nhiên, biết yêu
thiên nhiên và có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trƣờng. Cây xanh còn giúp cải
thiện điều kiện khí hậu, giảm thiểu ô nhiễm do khói, bụi…; tạo môi trƣờng học tập
trong lành, gián tiếp làm giảm thiểu chi phí y tế, nâng cao chất lƣợng dạy và học.
Tại quận Bình Thủy , trƣờng tiểu học Trà Nóc 4 đang đƣợc khởi công xây dƣ̣ng lại
hoàn toàn. Nhận thấy tầm quan trọng trên , đề tài “ Thiết kế cảnh quan trƣờng tiểu
học Trà Nóc 4 phƣờng Trà Nóc, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ ” đƣợc thực
hiện nhằm tạo cảnh quan xinh đẹp, hài hòa với công trình.

1


CHƢƠNG 1
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 SƠ LƢỢC VỀ THIẾT KẾ CẢNH QUAN
1.1.1Khái niệm về thiết kế cảnh quan
Thiết kế cảnh quan (hoa viên) là một môn học nghệ thuật, đòi hỏi có nhiều
kỹ năng và sự khéo léo khác nhau khi thực hiện, là một hoạt động xử lý và giải
quyết các vấn đề liên quan đến đất đai, công trình xây dựng trên đất đai và ý muốn
của ngƣời sử dụng đất (Chế Đình Lý, 1998).
Thiết kế cảnh quan là thiết kế không gian bên ngoài. Đối tƣợng thiết kế cảnh

quan là các thành phần của môi trƣờng vật chất – không gian: tƣờng chắn đấtm bề
mặt trang trí từ vật liệu xây dựng, cây xanh, các tác phẩm điêu khắc , hình thức kiến
trúc, công trình nƣớc…. Đó là hoạt động sáng tạo môi trƣờng vật chất – không gian
bao quanh con ngƣời (Lê Đàm Ngọc Tú , 2006).
1.1.2 Bản vẽ thiết kế cảnh quan
Theo Chế Đình Lý (1998):
Bản vẽ thiết kế hoa viên là các bản in về các ký ký hiệu cây trồng và các dãy
cây trồng, nó cho phép so sánh các ý tƣ ởng, các phƣơng án khác nhau để lựa chọn
trong quá trì nh thiết kế.
Các loại bản vẽ thiết kế hoa viên gồm có 3 loại:
 Bản vẽ trắc diện đứng: là bản vẽ thể hiện chiều cao, bề rộng và hình dáng các
cây trồng đƣợc dự kiến nhƣng không thể hiện đƣợc chiều sâu.
 Bản vẽ phối cảnh: là bản vẽ th ể hiện cảnh vật theo không gian ba chiều, biết
đƣợc kết cấu thô mịn của vật thể nhƣng rất khó vẽ chính xác. Các bản vẽ này
trình bày cho chủ công trình rõ ràng hơn về ý đồ thiết kế trong hoa viên.
 Bản vẽ chi tiết xây dựng: đƣợc kết hợp chặt chẽ với bản vẽ thiết kế hoa viên.
Các bản vẽ này đƣợc phóng đại tỉ lệ đối với một diện tích nào đó để thể hiện
sƣ̣ chi tiết.
Tình trạng của một bản vẽ khi hoàn thành phản ánh tính cách của ngƣời thiết
kế. Một bản vẽ đẹp, chính xác , ghi chú đầy đủ sẽ gây ấn tƣợng đối với ngƣời đọc
và thể hiện đúng các ý tƣởng thiết kế.
1.1.3 Trình tự xây dựng
Quá trình xây dựng một hoa viên bao gồm ba bƣớc: thiết kế, thi công và bảo
dƣỡng. Một bản thiết kế tốt sẽ không thành công nếu không đƣợc thi công đầy đủ
cũng nhƣ một hoa viên thiết kế nghèo nàn cũng không thể chuộc lại sai sót bằng
phƣơng pháp thi công tốt đƣợc. Bên cạnh đó, bản thiết kế cũng cần đƣợc thi công
2


và bảo dƣỡng đầy đủ. Sự phát triển của hoa viên trong suốt lịch sử của nó đòi hỏi

một tiêu chuẩn bảo dƣỡng cao cấp. Ngoài ra, ngƣời thiết kế cần ƣ ớc tính chi phí để
bảo đảm sự khả thi của đề án, đề ra các chỉ dẩn thi công về chất lƣợng và sự lƣu ý
để làm dễ dàng sự bảo dƣỡng trong quá trình thiết kế. Đó là nh ững cách mà nhà
thiết kế có thể góp phần vào sự thành công của hoa viên. Hỗ trợ các thông tin cần
thiết đối với khách hàng về trình tự bảo dƣỡng cho hoa viên cũng là bổn phận của
nhà thiết kế (Chế Đình Lý, 1998).
1.1.4 Tiến trình thiết kế
Tiến trì nh thiết kế một hoa viên gồm phân tích hiện trƣờng thiết kế và phân
tích nhu cầu sử dụng của con ngƣời.
Phân tích hiện trường thiết kế:







Theo Lê Đàm Ngọc Tú (2006), phân tí ch gồm các bƣớc:
Nghiên cứu các công trình lân cận và trong phạm vi khu đất.
Đo đạc, định vị khu đất và các công trình trong khu đất
Đo đạc, ghi nhớ những đặc điểm của công trình, vị trí cửa sổ, cửa chính, chỗ
lồi lõm của công trình. Xác định vị trí của các thiết bị nhƣ vòi nƣớc, chỗ
thoát nƣớc, công tƣa điện…
Xác định hƣớng nắng, hƣớng gió, góc nhìn đẹp
Kiểm tra phân tích lớp đất, độ sâu, độ phì nhiêu…

Phân tích nhu cầu sử dụng:
Nhu cầu sử dụng ở mỗi không gian khác nhau tùy thuộc vào chức năng
không gian và sở thích của con ngƣời. Do đó, nhà thiết kế cần phải nắm rõ sở thích
của gia chủ, ngƣời sử dụng nhƣ phong cách vƣờn nào, những đặc điểm nào… đƣợc

yêu thích hơn (Lê Đàm Ngọc Tú, 2006).
1.2 CÂY XANH
1.2.1 Vai trò của cây xanh
Vai trò kiến trúc và cảnh quan:
Trong thiết kế xây dựng, cây xanh là một thành phần không thể thiếu đƣợc.
Sự kết hợp hình dáng, màu sắc, kết cấu, và kích thƣớc cho phép sử dụng cây sử
dụng vào những mục đích kiến tạo công trình kiến trúc hài hòa với cảnh quan xung
quanh (Chế Đình Lý, 1997).
Cây xanh tạo sự nối kết giữa các công trình kiến trúc với nhau, che lấp
những khuyết điểm của công trình kiến trúc tạo nên một tổng thể hài hòa. Việc sử

3


dụng sáng tạo cây xanh hoa kiểng và vận dụng các quy luật hợp lý sẽ mang lại sự
sống và vẻ đẹp thiên nhiên cho công trình.
Trong bố cục không gian cây xanh đƣợc sử dụng rất linh hoạt để tạo nên:
không gian đóng, không gian mở và không gian nửa đóng nửa mở (Hàn Tất Ngạn,
1999).
Tạo sự nghỉ ngơi và thư giãn
Sau một ngày làm việc mệt mỏi ta đƣợc hòa mình vào một không gian mát
mẻ, trong lành với màu sắc và hƣơng thơm của các loại cây, hoa cỏ sẽ làm cho tinh
thần nhẹ nhàng, thoải mái, màu xanh nhƣ cuốn đi những mệt nhọc của công việc.
Vai trò kỹ thuật học môi sinh
- Điều hòa khí hậu
 Tàn cây làm giảm bức xạ nhiệt của mặt trời, bằng việc hấp thu trong quá
trình quang hợp, phản xạ và khuếch tán. Bức xạ nhiệt qua tàn cây chỉ còn lại
từ 5% - 40%.
 Cây xanh làm tăng sự lƣu thông không khí nhờ vào không khi mát dƣới tàn
cây tràn ra xung quanh tạo gió mát cục bộ. Các hàng cây dọc lối vào thành

phố có tác dụng hƣớng luồng cho sự di chuyển không khí từ ngoại thành vào
nội thành (Chế Đình Lý, 1997).
 Cây xanh có tác dụng làm tăng độ ẩm cho môi trƣờng xung quanh. Trong
những giờ có nhiệt độ cao nhất trong ngày, nhiệt độ không khí dƣới cây xanh
thấp hơn nhiệt độ ở chổ không cây từ 1 – 3 với độ ẩm lớn hơn 5 – 8%.
 Cây xanh có vị trị rất to lớn trong việc điều hòa khí hậu, giảm thiểu ô nhiễm
môi trƣờng, cân bằng hệ sinh thái. Với chức năng đặc biệt của mình, cây
xanh có ý nghĩa lớn trong việc cải thiện khí hậu: điều hòa nhiệt độ khi trời
nắng, tạo bầu không khí trong lành, hạn chế xói lở, ngăn cản và định hƣớng
gió…
Giảm thiểu ô nhiễm không khí
 Hấp thụ CO2, SO2 và các khí độc khác thông qua quang hợp. Hệ thống cây
xanh là thành phần duy nhất trong hệ sinh thái đô thị trả lại Oxy cho khí
quyển.
 Bụi ô nhiễm qua tàn cây bị giữ lại 30% - 50% bám vào lá cây và trở về đất
theo nƣớc mƣa.
 Vỏ cây, tán cây, thảm cỏ đều có tác dụng nhƣ vật liệu xốp, có tác dụng làm
giảm tiếng động khoảng 30%. Đƣờng phố có cây xanh sẽ giảm tiếng ồn từ 56 lần so với đƣờng không có cây xanh (Trƣơng Hoàng Ninh, 2011).
Kiểm soát thoái hóa đất đai, bảo vệ lưu vực tích thủy:
4


Ở những khu vực đất dốc và mực thủy cấp sâu, việc trồng cây phân tán và tập
trung có tác dụng rất lớn trong việc chống xói mòn, rửa trôi và bảo vệ lƣu vực tích
thủy, giữ nƣớc và điều tiết nƣớc ngầm.
Bảo vệ chống gió và sự di chuyển của không khí
Cây xanh kiểm soát gió bằng cách:
 Cản trở
 Định hƣớng
 Làm lệch hƣớng

 Lọc gió
Bố trí cây xanh kết hợp với các công trình kiến trúc khác có thể làm thay đổi
luồn gió trong khuôn viên ngoại thất và nhà ở (Trƣơng Hoàng Ninh, 2011).
Kiểm soát giao thông
Cây xanh giúp định hƣớng mọi ngƣời theo hƣớng đã định. Theo Chế Đình
Lý (1997), cây xanh không chỉ kiểm soát giao thông đối với giao thông cơ giới mà
còn cả với khách bộ hành. Ngoài ra cây còn có th ể sử dụng làm hàng rào thay thế
cho bê tông, thép gai.
1.2.2 Phối kết cây xanh
Theo Lê Đàm Ngọc Tú (2006), phối kết cây xanh có 5 nguyên tắc:
Phối kết cây tương quan về màu sắc
Cây xanh đƣợc phối kết theo hai hƣớng của màu sắc : tƣơng đồng và tƣơng
phản. Nếu nhƣ nhƣ̃ng màu sắc tƣơng đồng mang tí nh nhẹ nhàng , tạo cảm giác tĩnh
lặng thì nhƣ̃ng màu tƣơng phản lại ngƣợc lại , nó sẽ tạo ra sự xung đột g iƣ̃a các đối
tƣợng và làm giảm đi tí nh chất đơn điệu của đối tƣợng . Ta có thể ƣ́ng dụng nguyên
lý này vào việc thiết kế để tạo ra đƣợc những khu vƣờn phù hợp với yêu cầu , mong
muốn của ngƣời sƣ̉ dụng.
Ngoài ra , màu sắc cũng có thể tạo ra hiệu ứng về mặt không gian . Nhƣ̃ng
gam màu sáng và nhạt tạo cảm giác không gian xa hơn , rộng hơn. Ngƣợc lại, nhƣ̃ng
gam màu tối gây cảm giác gần hơn , khiến không gian trở nên nhỏ hơn . Vì thế, ứng
dụng lý th uyết này , ngƣời thiết kế có thể giải quyết nhƣ̃ng vấn đề khó khăn về
không gian.
Phối kết cây theo hì nh dáng
Ngoài những hiệu ứng về màu sắc , khai thác triệt để về hì nh dáng và chiều
cao cây sẽ tạo ra nhƣ̃ng hiệu quả bấ t ngờ . Khi phối kết theo bố cục này , cần quan
tâm tƣơng ƣ́ng quan hì nh dáng giƣ̃a cây và công trì nh , giƣ̃a cây và các loại cây với
nhau. Có cây chỉ đẹp , chỉ nổi bật về hình khối , dáng dấp hay màu sắc trong trƣờng
5



hợp đƣ́ng độ c lập giƣ̃a một không gian nhất đị nh , nhƣng cũng có cây chỉ nổi bật khi
đƣợc tổ hợp thành nhóm, mảng cùng những yếu tố tạo cảnh khác.
Hình d áng cây tƣơng phản với công trì nh sẽ mang lại cảm giác sinh động
hơn, thƣờng đƣợc sƣ̉ dụng để nhấn mạnh khu trung tâm chí nh của công trì nh . Ví dụ:
công trì nh theo phƣơng ngang thì sƣ̉ dụng cây tán tròn hay tháp nhọn mang lại hiệu
quả gần gũi.
Phối kết theo mùa, khí hậu
Cây xanh luôn thay đổi và phát triển theo mùa. Do đó , cần dƣ̣a trên nhƣ̃ng
đặc điểm sinh lý của thƣ̣c vật để xây dƣ̣ng một khu vƣờn sinh động với nhƣ̃ng cây
thay đổi theo mùa tạo sƣ̣ đa dạng cho khu vƣờn.
Phối kết theo tỷ lệ
Việc phối kết theo tỷ lệ tạo sƣ̣ cân xƣ́ ng, thăng bằng giƣ̃a điểm nhấn , giƣ̃a
các cây với công trình xung quanh . Khi chọn cây trồng cần tí nh toán đến tỉ lệ giƣ̃a
cây xanh với công trì nh là điều cần thiết để tạo sƣ̣ hài hòa.
Ngoài ra , ngƣời thiết kế cần chú ý đến tỷ lệ giữa các cây với nhau khi sử
dụng khóm cây làm điểm nhấn . Thành phần của khóm cây có thể là cây thân gỗ ,
cây bụi hay hỗn hợp hai loại trên . Cây của khóm có thể khác nhau về độ lớn , ngoại
hình nên sẽ tạo đƣợc không gian phong phú và đa dạng (Hàn Tất Ngạn, 1999).
Phối kết theo vị trí
Kiểu phối kết này là sƣ̣ phân phối cây sao cho hài hòa đồng thời vẫn tạo
đƣợc sƣ́c hút về nhƣ̃ng điểm trung tâm . Ngoài ra , để tạo sức hút cho điểm nhấn ,
chúng ta không chỉ cần sử dụng đến khối lƣợng cây mà có thể thay thế bằng yếu tố
màu sắc, hình dáng hay khoảng cách . Phối kết theo vị trí cần dùng các nguyên tắc
đóng mở cảnh để tạo nên góc nhì n đẹp cho các tiểu cảnh, điểm cảnh đó.
1.3 SƠ LƢỢC QUYẾT ĐỊ NH CỦA BỘ TRƢỞNG BỘ Y TẾ VỀ VẤN ĐỀ VỆ
SINH TRƢỜNG HỌC
1.3.1 Nhƣ̃ng quy đị nh chung
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh về vệ sinh trƣờng học bao gồm vệ sinh môi trƣờng học
tập; vệ sinh các phƣơng tiện phục vụ học tập của trƣờng học và vệ sinh nhà ở, nhà
ăn ở các trƣờng có học sinh nội trú, bán trú; quy định về kiểm tra, thanh tra, xử lý

những trƣờng hợp vi phạm.
Điều 2. Đối tƣợng áp dụng:
Quy định này áp dụng đối với tất cả các trƣờng phổ thông: trƣờng tiểu học, trƣờng
trung học cơ sở và trung học phổ thông.
1.3.2 Yêu cầu vệ sinh môi trƣờng học tập
6


Điều 3. Địa điểm xây dựng trƣờng học.
1. Trƣờng học xây dựng ở nơi cao ráo, sạch sẽ, sáng sủa, yên tĩnh.
2. Thuận tiện cho việc đi học của học sinh. Khoảng cách lớn nhất từ nhà tới
trƣờng để học sinh đi bộ trong thời gian từ 20 đến 30 phút. Cụ thể nhƣ sau:
 Học sinh trƣờng tiểu học không phải đi xa quá 1000m.
 Học sinh trƣờng trung học phổ thông cơ sở không phải đi quá xa
1500m.
 Học sinh trƣờng trung học phổ thông không phải đi quá xa 3000m.
 Riêng đối với miền núi, bán kính không quá 2000m đối với trƣờng
tiểu học hoặc 3000m đối với trƣờng trung học cơ sở.
3. Ở xa những nơi phát sinh ra các hơi khí độc hại, khói, bụi, tiếng ồn. Xa
các bến xe, bến tàu, kho xăng dầu, bãi rác, chợ… xã các trục đƣờng giao thông lớn,
xa sông, suối và nghềnh hiểm trở.
Điều 4. Hƣớng của trƣờng (hƣớng cửa sổ chiếu sang chính của phòng học) là
hƣớng Nam hoặc hƣớng Đông Nam.
Điều 5. Diện tích khu trƣờng.
1. Trƣờng phải đủ rộng để làm chỗ học, sân chơi, bãi tập và trồng cây xanh.
2. Ở các vùng nông thôn, miền núi diện tích trung bình không dƣới 10m2 cho
một học sinh.
3. Ở các thành phố, thị xã trung bình không dƣới 6m2 cho một học sinh.
Trong đó:
 Diện tích xây dựng các loại công trình chiếm 20% đến 30%.

 Diện tích để trồng cây xanh từ 20% đến 40%.
 Diện tích để làm sân chơi, bãi tập… từ 40% đến 50%.
Điều 6. Sân trƣờng phải bằng phẳng, rộng rãi, có rãnh thoát nƣớc khi trời
mƣa. Sân đƣợc lát bằng gạch, láng xi măng hoặc nền chặt. ( )
1.4 MỘT SỐ CÂY CẢNH CÂY THUỐC TRONG NHÀ TRƢỜNG
Trồng cây cảnh trong gia đình hay nơi công sở là nét đẹp văn hóa, vì nó tạo ra
không gian đẹp cho tâm hồn và cuộc sống. Thế giới cây cảnh hiện nay vô cùng
phong phú. Có cây cho lá, hoa đẹp, co cây cho dáng vẻ đẹp. Có loại cây cảnh mà
hoa lá của nó tỏa hƣơng gây dị ứng cho cơ thể chúng ta nhƣ mẩn ngứa, hắt hơi liên
tục… Nhƣng cũng có nhiều cây cảnh cho hoa, lá, trái, thân, rễ để làm thuốc chữa
bệnh hoặc làm nƣớc giải khát. Do đó, ta cần chú ý đến điều đó trƣớc khi đƣa một

7


loại cây trồng vào nơi ta ở, đặc biệt là các công trình công cộng nhƣ trƣờng học,
bệnh viện…(Nguyễn Hữu Đảng, 2003).
Sau đây là một số loại cây cảnh có thể đƣợc trồng trong trƣờng học, có tác dụng làm
thuốc, cung cấp kiến thức bổ ích cho học sinh:
STT

Tên loài cây

Tên khoa học

Công dụng

1

Cúc áo hoa vàng Spilanthes

acmela (L.)
Murr

Cây nhỏ, cao khoảng 30cm, mọc đứng,
có khi mọc bò trên mặt đất, phân cành
nhiều, mùa hoa tháng 1-5 trở đi. Lá có
thể dụng làm rau ăn, cây dùng trị cảm
sốt đau đầu, đau cuống họng, sốt rét cơn,
viêm phế quản, ho gà, ho lao, hen suyễn,
đau nhức răng, sâu răng, phong thấp...

2

Cúc bách nhật

Gomphrena
globosa Linn.

Cây thân thảo, sống lâu năm, chữa bệnh
suyễn, tiêu viêm, chữa hen phế quản, ho
gà, ho ra máu, đau mắt, đau đầu, trẻ khóc
đêm, bụng trƣớng, đầy hơi, tiểu tiện khó.

3

Dành dành

Gardenia
jasminoides
Ellis


Trong trƣờng học trồng cây làm cảnh để
học sinh quan sát một loại cây trong họ
Cà phê.
Hạt dành dành dùng làm thuốc chữa
nhức đầu hoặc ho ra máu.

4

Dâm bụt

Hibiscus rosa
sinensis L.

Chữa bệnh phụ nữ kinh nguyệt không
đều, chữa bệnh khó ngủ, hồi hộp, nƣớc
tiểu đỏ.
Ở trƣờng học, cây dâm bụt đƣợc trồng
làm cảnh để học sinh quan sát cây thuộc
họ bông.

5

Dứa Mĩ

Agave
amerinana L.
var. marginata
Baill.


Ở trƣờng học trồng Dứa Mĩ làm cảnh để
học sinh có thể quan sát loại cây thuộc
họ Dứa.
Rễ và lá đƣợc dùng làm thuốc. Lá dứa vị
ngọt hơi cay, tính bình, có tác dụng
nhuận phế, hóa đàm, chỉ khát lợi tiểu,
8


nhuận tràng, điều kinh, chữa tê thấp. Rễ
Dứa Mĩ dùng làm thuốc chữa đau nhức.
6

Đại tƣớng quân

Crinum
asiaticum L.

Cây thân cỏ có hành, bẹ hợp thành thân
giả cao đến 1m. Hoa màu trắng thơm.
Cây mọc hoang hay đƣợc trồng làm
cảnh, làm thuốc chữa đau họng, viêm da
mủ, loét móng tay, móng chân, tê thấp…

7

Hoa giấy

Bougainvillea
brasiliensis R.


Cây thân gỗ, mọc trƣờn, leo, có gai
thẳng. ở trƣờng học, hoa giấy đƣợc trồng
làm cảnh và để học sinh quan sát cây
thuộc họ Hoa phấn.
Cây hoa giấy có vị đắng tính ấm, tác
dụng điều hòa khí huyeeys, chữa bệnh
xích bạch đới của phụ nữ, bệnh kinh
nguyệt không đều, mụn nhọt.

8

Hoa hồng

Rosa chinensis
Jacq.

Cây thân gỗ nhỏ, có ruột, thân cành có
gai cong. Hoa hồng cho hoa quanh năm.
ở trƣờng học thƣờng trồng hồng trong
chậu cảnh giúp học sinh quan sát.
Hoa hồng vị ngọt, tính bình, có tác dụng
chữa các bệnh nhƣ: ho, ho ra máu, miệng
lƣỡi lở loét, chữa mụn nhọt sƣng tấy.

9

Huyết dụ

Cordyline

fruticosa (L.) A.
Cheval.

Cây thân thảo, sống dai, cao từ 1,5-2m.
Cây đƣợc dùng làm thuốc là loại hai mặt
lá đều đỏ. Lá Huyết dụ làm thuốc chữa
ho ra máu, đi tiểu ra máu, đại tiện ra
máu, băng huyết, chảy máu dƣới da, hậu
môn lở loét, trĩ nội ra máu. Rễ Huyết dụ
làm thuốc chữa các bệnh kiết lị ra máu,

10

Mào gà

Celosia cristata
L.

Cây Mào gà mọc hoang ở nhiều nơi. Cây
đƣợc trồng làm cảnh, thu hái hạt và hoa
để làm thuốc. Ở trƣờng học, cây đƣợc
trồng trong chậu, thuộc họ Rau dền. Hoa
Mào gà dùng làm thuốc chữa bệnh lị ra

9


máu, lá của nó chữa hen phế quản.
11


Mƣời giờ

Portulaca pilosa Trong trƣờng học trồng hoa mƣời giờ
L.
góp phần làm đẹp cảnh quan giúp học
sinh quan sát họ rau sam.
Mƣời giờ có vị chua, tính bình, có tác
dụng hoạt huyết, giảm đau, tiêu viêm,
tiêu sƣng, dùng chữa bệnh đinh nhọt,
viêm da, ghẻ, ngứa, bỏng.

12

Ngọc lan trắng

Michelia alba
DC.

Cây cao to 10-20m. Hoa thơm, mùa hoa
từ tháng 4 – 6. Lá rễ đƣợc dùng làm
thuốc . hoa dùng chế nƣớc hoa trị viêm
phế quản, ho gà, đau đầu, chóng mặt đau
ngực... Lá trị viêm phế quản mạn tính và
bệnh đƣờng tiết niệu…

13

Si

Ficus

Benjamina

Cây Si thân gỗ to, sống lâu năm. Các bộ
phận của cây có thể đƣợc dùng làm
thuốc: lá cây Si chữa ứ huyết do va đập.
Mủ (nhựa) cây Si làm thuốc chữa ứ
huyết do ngã hay va đập, chữa đau đầu
do cảm và làm rƣợu thuốc chữa đau
nhức. Rễ cây Si (phần rễ phụ mọc ở
thân, cành cây rũ xuống) làm thuốc lợi
tiểu, thấp khớp sƣng đầu gối, và làm
rƣợu xoa bóp chổ đau nhức.

14

Sò huyết

Tradescantia
discolor L’Hér

Cây Sò huyết thân thảo, hình trụ, sống
lâu năm. Cụm hoa hình tán, ở giữa có 2
cái mo úp vào nhau màu trắng vàng, tím
nhạt, trông tựa nhƣ hai con sò nên có tên
là Sò huyết. Lá đƣợc dùng làm thuốc.
Cây Sò huyết vị ngọt nhạt, tính mát,
chữa cảm sốt, ho, ho ra máu, trẻ em ho
gà, đi tiêu ra máu.

15


Sống đời

Kalanchoe
pinnata ( Lam. )

Cây Sống đời là một loại thân cỏ đặc
biệt, thân mềm, mọng nƣớc, cây già ở
gốc có xơ. Cây thuốc bỏng đƣợc dùng

10


16

Trang đỏ

Pers.

làm thuốc chữa bệnh trong trƣờng học.
Cây thuốc bỏng có vị nhạt, chua chát,
tính mát, tiêu sƣng, giảm đau, chữa vết
bỏng, sƣng lỡ, còn đƣợc dùng chữa bệnh
ngứa, trĩ nội đi ngoài ra máu và bệnh lị.

Ixora coccinea
L.

Cây thân gỗ, cao 1 – 2m. trong trƣờng
học, cây trang đỏ đƣợc trồng trong chậu

hoặc bồn để làm cảnh và để học sinh
quan sát cây thuộc họ cà phê.
Cây trang đỏ có vị đắng, tính mát, có tác
dụng thanh nhiệt, giải độc, hành khí
giảm đau, hoạt huyết, dùng chữa các
bệnh nhƣ: cảm sốt, nhức đầu, đau nhức,
kinh nguyệt không đều, kiết lị, mụn nhọt
lở ngứa, ho ra máu, viêm phế quản xuất
huyết…

17

Trắc bá diệp

Biota orientalis
Endl

11

Cây thân gỗ nhỏ, cành lá Trắc bá diệp
làm thuốc cầm máu, chữa băng huyết,
rong huyết, ho ra máu và kích thích mọc
tóc. Rễ Trắc bá diệp đƣợc dùng làm
thuốc chữa miệng lƣỡi lở loét, chảy máu
mũi và kiết lị.
Ở trƣờng học, trắc bách diệp đƣợc trồng
trong chậu bồn để làm cảnh và cung cấp
cây thuộc họ lá kim cho học sinh quan
sát.



CHƢƠNG 2
PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP
2.1. PHƢƠNG TIỆN
Thời gian: từ tháng 1/2012 đến tháng 6/2012.
Địa điểm: trƣờng tiểu học Trà Nóc 4, đƣờng Lê Hồng Phong, Phƣờng Trà Nóc,
quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.
Vật liệu, dụng cụ:
 Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công kiến trúc công trình Trƣờng tiểu học Trà Nóc
4.
 Sách, giáo trình về thiết kế cảnh quan, cây xanh, kiến trúc phong cảnh.
 Máy ảnh, máy vi tính, viết chì, viết mực, sổ ghi chép…
 Phần mềm sử dụng: Autocad 2007, Sketchup Pro 8, Photoshop CS5.
2.2 PHƢƠNG PHÁP
2.2.1 Phân tích hiện trạng thiết kế







Định vị trí khu vực cần thiết kế.
Xác định hƣớng nắng, hƣớng gió.
Đo đạc và ghi nhận các đặc điểm trong công trình.
Khảo sát cảnh quan xung quanh khu vực thiết kế, các công trình lân cận.
Điều tra hiện trạng cây xanh trong hiện trƣờng thiết kế.
Xác định ƣu khuyết điểm của khu vực thiết kế

2.2.2 Phân tích nhu cầu của ngƣời sử dụng






Do đây là trƣờng tiểu học nên cần lƣu ý một vài điểm sau:
Cây xanh sử dụng không có gai, mủ độc, mùi hôi
Hạn chế sử dụng cây có trái, cành nhánh giòn, dễ gãy
Ƣu tiên sử dụng cây có bóng mát, dáng đẹp, tán lá cân đối, hoa, lá, trái có
màu sắc đẹp.
 Thiết kế mang tính dễ thƣơng phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học.
 Có không gian thích hợp để học sinh có thể tham gia các hoạt động ngoại
khóa ở ngoài trời
2.2.3 Lập sơ đồ công năng
 Khoanh vùng khu vực cần thiết kế trên bản vẽ
 Phân khu chức năng
2.2.4 Thiết kế hoàn chỉnh
12


 Lập bản vẽ mặt bằng: có chú thích, phƣơng hƣớng và đúng tỷ lệ
 Lựa chọn cây có đặc điểm sinh lý phù hợp
 Chọn vật liệu trang trí, vật liệu sử dụng trong khu vực thiết kế sao cho mang
tính hài hòa với toàn bộ công trình
 Vẽ phối cảnh khu vực thiết kế
2.2.5 Thuyết minh ý tƣởng thiết kế
2.2.6 Dự toán kinh phí







Chi phí mua nguyên, vật liệu: cây xanh, chậu hoa, đá...
Chi phí vận chuyển
Chi phí nhân công
Chi phí bảo dƣỡng
Một số chi phí khác

13


×