Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

THIẾT kế sân vườn BIỆT THỰ PHẠM lê số 298a14, KHU vực 4, PHƯỜNG AN KHÁNH QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.07 MB, 82 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

TRẦN HOÀNG NGHĨA

THIẾT KẾ SÂN VƯỜN BIỆT THỰ PHẠM LÊ
SỐ 298A1/4, KHU VỰC 4, PHƯỜNG AN KHÁNH
QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Luận văn tốt nghiệp Đại học
Ngành: HOA VIÊN VÀ CÂY CẢNH

Cần Thơ - 2012


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp Đại học
Ngành: HOA VIÊN VÀ CÂY CẢNH

THIẾT KẾ SÂN VƯỜN BIỆT THỰ PHẠM LÊ
SỐ 298A1/4, KHU VỰC 4, PHƯỜNG AN KHÁNH
QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Cán bộ hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

ThS. Mai Văn Trầm


Trần Hoàng Nghĩa
MSSV: 3083742
Lớp: TT0879A1

Cần Thơ – 2012


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÝ – SINH HÓA

Luận văn tốt nghiệp Kỹ sƣ ngành Hoa viên và Cây cảnh với đề tài: “THIẾT KẾ
SÂN VƢỜN BIỆT THỰ PHẠM LÊ, SỐ 298A1/4, KHU VỰC 4, PHƢỜNG AN
KHÁNH, QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ ”

Do sinh viên Trần Hoàng Nghĩa thực hiện, kính trình lên Hội đồng chấm luận
văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày ….. tháng ..... năm 2012
Cán bộ hƣớng dẫn

ThS. Mai Văn Trầm

i


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÝ – SINH HÓA
Hội đồng chấm luận văn đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sƣ ngành

Hoa viên và Cây cảnh với đề tài: “THIẾT KẾ SÂN VƢỜN BIỆT THỰ PHẠM LÊ,
SỐ 298A1/4, KHU VỰC 4, PHƢỜNG AN KHÁNH QUẬN NINH KIỀU, THÀNH
PHỐ CẦN THƠ”

Do sinh viên Trần Hoàng Nghĩa thực hiện và bảo vệ trƣớc hội đồng.
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp .................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp đƣợc Hội đồng đánh giá ở mức: .......................................................

Cần Thơ, ngày………tháng….…..năm 2012
Hội đồng

………………..

………………..

Duyệt khoa
Trƣởng khoa Nông Nghiệp & SHƢD

ii

………………..


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ
công trình luận văn nào trƣớc đây.


Tác giả luận văn

Trần Hoàng Nghĩa

iii


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC
Họ và tên: TRẦN HOÀNG NGHĨA
Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 25/01/1990
Nơi sinh: Cần Thơ
Quê quán: xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ
Dân tộc: Kinh
Địa chỉ: 45/9A, đƣờng 30/4, phƣờng Hƣng Lợi, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Họ và tên cha: Trần Văn Tám

Năm sinh: 1964

Họ và tên mẹ: Quách Thu Thanh

Năm sinh: 1965

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP:
1996 – 2001: Học tại trƣờng Tiểu Học Hƣng Lợi I.
2001 – 2005: Học tại trƣờng THCS Lƣơng Thế Vinh.
2005 – 2008: Học tại trƣờng THPT Nguyễn Việt Hồng.
2008 – 2012: Học ngành Hoa viên cây cảnh khóa 34, khoa Nông nghiệp và Sinh

học ứng dụng, trƣờng Đại học Cần Thơ.
Tốt nghiệp Kỹ sƣ chuyên ngành Hoa viên và Cây cảnh năm 2012.

iv


LỜI CẢM TẠ

Con xin kính dâng
Con xin chân thành cảm ơn cha mẹ cùng tất cả những ngƣời thân trong gia đình
đã chăm lo, tạo điều kiện cho con đƣợc học tập cho đến ngày hôm nay.
Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Thầy Mai Văn Trầm đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ, truyền đạt kiến thức và kinh
nghiệm cho em trong thời gian thực hiện đề tài và hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp này.
Thầy Phạm Phƣớc Nhẫn, cô Lê Minh Lý cố vấn học tập đã quan tâm giúp đỡ em
trong suốt quá trình học tập.
Gia đình chú Phạm Văn Thái đã tạo điều kiện cho con có địa điểm thực tập đề
tài.
Quý thầy cô trong bộ môn Sinh lý – Sinh hóa đã tạo điều kiện thuận lợi cho em
trong thời gian học tập tại trƣờng.
Quý thầy cô của trƣờng Đại học Cần Thơ đã truyền đạt cho em nhiều kiến thức
và kinh nghiệm quý báu để em có thể vững vàng bƣớc vào đời tiếp cận thực tế.
Tôi xin chân thành cảm ơn
Các bạn đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài. Thân gởi các bạn
lớp Hoa viên cây cảnh K34 lời chúc sức khỏe và thành đạt trong tƣơng lai.
Xin chân thành cảm ơn !
Trần Hoàng Nghĩa

v



MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA ....................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... iii
TIỂU SỬ CÁ NHÂN ................................................................................................ iv
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................. v
MỤC LỤC .................................................................................................................. vi
DANH SÁCH HÌNH .................................................................................................. ix
DANH SÁCH BẢNG ................................................................................................ xi
TÓM LƢỢC .............................................................................................................. xii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 – LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU................................................................ 2
1.1 KHÁI NIỆM CẢNH QUAN VÀ THIẾT KẾ CẢNH QUAN ...................... 2
1.2 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ NGHỆ THUẬT VƢỜN – CÔNG VIÊN TRÊN
THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM .................................................................................. 2
1.2.1 Lịch sử phát triển nghệ thuật vƣờn – công viên trên thế giới .............................. 2

1.2.1.1 Thời kỳ cổ đại (Thiên niên kỷ IV TCN – Thế kỷ VI SCN) ................. 2
1.2.1.2 Thời kỳ trung đại (Thế kỷ V – Thế kỷ XVII) ...................................... 2
1.2.1.3 Thời kỳ cận đại (Thế kỷ XVIII – XIX) ................................................ 3
1.2.1.4 Thời kỳ hiện đại (Thế kỷ XX) .............................................................. 3
1.2.2 Ở một số nƣớc phƣơng Tây.................................................................................. 3

1.2.2.1 Vƣờn Hy Lạp........................................................................................ 3
1.2.2.2 Vƣờn La Mã ......................................................................................... 4
1.2.2.3 Vƣờn Ý ................................................................................................. 5
1.2.3 Ở một số nƣớc phƣơng Đông ............................................................................... 6

1.2.3.1 Vƣờn Ai Cập cổ ................................................................................... 6
1.2.3.2 Vƣờn Lƣỡng Hà .................................................................................. 6

1.2.3.3 Vƣờn Ấn Độ ........................................................................................ 7
1.2.3.4 Vƣờn Trung Quốc ................................................................................ 7
1.2.3.5 Vƣờn Nhật Bản .................................................................................... 8
1.2.3.6 Vƣờn Việt Nam .................................................................................... 9
1.2.3.6.1 Vƣờn Việt Nam thời kỳ phong kiến ............................................... 9
1.2.3.6.2 Vƣờn Việt Nam thời Pháp thuộc .................................................. 10
1.2.3.6.3 Vƣờn Việt Nam từ năm 1954 đến nay ......................................... 10

vi


1.3 CÁC QUY LUẬT CỦA NGHỆ THUẬT CẢNH QUAN ........................... 12
1.3.1 Qui luật hài hòa .................................................................................................. 12
1.3.2 Quy luật cân đối và nhất quán ............................................................................ 12
1.3.3 Qui luật tƣơng phản ............................................................................................ 12
1.3.4 Quy luật cân bằng............................................................................................... 12

1.4 CÁC NGUYÊN TẮC PHỐI KẾT CÂY XANH ......................................... 12
1.4.1 Phối kết cây theo tƣơng quan về màu sắc .......................................................... 12
1.4.2 Phối kết cây theo hình dáng ............................................................................... 13
1.4.3 Phối kết theo mùa khí hậu .................................................................................. 13
1.4.4 Phối kết theo tỉ lệ (lá, hoa, chiều cao cây) ......................................................... 13
1.4.5 Phối kết theo vị trí .............................................................................................. 13

1.5 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ ........................ 13
1.5.1 Khí hậu ............................................................................................................... 13
1.5.2 Thủy văn............................................................................................................. 14
1.5.3 Tài nguyên nƣớc ................................................................................................. 14
1.5.4 Địa hình địa mạo ................................................................................................ 14
1.5.5 Thổ nhƣỡng ........................................................................................................ 15


CHƢƠNG 2 – PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 16
2.1 PHƢƠNG TIỆN ............................................................................................ 16
2.1.1 Vật liệu sử dụng trong luận văn ......................................................................... 16
2.1.2 Phần mềm sử dụng trong luận văn ..................................................................... 16
2.1.3 Thời gian và địa điểm thực hiện ......................................................................... 16

2.2 PHƢƠNG PHÁP ........................................................................................... 16
2.2.1 Thu thập và phân tích số liệu ............................................................................. 16
2.2.2 Phân tích nhu cầu chủ nhà .................................................................................. 17

2.2.3 Thiết kế, dự toán chi phí và thuyết minh ................................................. 17
2.2.3.1 Các phƣơng án thiết kế ....................................................................... 17
2.2.3.2 Các bƣớc thực hiện............................................................................. 17
CHƢƠNG 3 – KẾT QUẢ THỰC HIỆN ............................................................... 18
3.1 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU ........................ 18
3.1.1 Vị trí và giới hạn ...................................................................................... 18
3.1.2 Hiện trạng xây dựng ................................................................................. 18
3.1.3 Hiện trạng cây xanh trong khu vực thiết kế ............................................ 21
3.2 PHÂN TÍCH NHU CẦU NGƢỜI SỬ DỤNG SÂN VƢỜN ...................... 21

vii


3.3 THIẾT KẾ, DỰ TOÁN CHI PHÍ VÀ THUYẾT MINH ........................... 22
3.3.1 Phƣơng án 1: Sân vƣờn với bố cục tự do, lấy ý tƣởng chủ đạo từ “phong
cảnh đồng quê Việt Nam” ................................................................................. 22
3.3.1.1 Thiết kế mặt bằng tổng thể và phối cảnh tổng thể phƣơng án 1 ........ 23
3.3.1.2 Một số bản vẽ thiết diện đứng trong phƣơng án 1 ............................. 23
3.3.1.3 Dự toán phƣơng án 1 .......................................................................... 41

3.3.2 Phƣơng án 2: Sân vƣờn hiện đại bố cục tự do kết hợp hình học, lấy “yếu tố
nƣớc” là ý tƣởng chủ đạo .................................................................................. 46
3.3.2.1 Thiết kế mặt bằng tổng thể và phối cảnh tổng thể phƣơng án 2 ........ 46
3.3.2.2 Một số bản vẽ thiết diện đứng trong phƣơng án 2 ............................. 46
3.3.2.3 Dự toán kinh phí phƣơng án 2 ………………………………………58
CHƢƠNG 4 – KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................ 63
4.1 KẾT LUẬN .................................................................................................... 63
4.2 ĐỀ NGHỊ........................................................................................................ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 64

viii


DANH SÁCH HÌNH
Hình Tựa hình
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
1.6
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9

3.10
3.11
3.12
3.13
3.14
3.15
3.16
3.17
3.18
3.19
3.20
3.21
3.22
3.23
3.24
3.25
3.26
3.27
3.28
3.29
3.30

Trang

Biệt thự Vettii, Pompeii của La Mã .............................................................. 5
Khu vƣờn nổi tiếng Villa Vante ở Rome ...................................................... 6
Vƣờn treo Babylon ........................................................................................ 7
Hành lang nhà tạ trong vƣờn Lạc Viên – Thƣợng Hải.................................. 8
Khu vƣờn mang phong cách Nhật Bản ......................................................... 9
Phong cách đồng quê Việt Nam .................................................................. 11

Vị trí khu đất................................................................................................ 18
Hiện trạng công trình ................................................................................... 19
Mặt bằng khu đất ......................................................................................... 19
Phân tích hƣớng gió, hƣớng nắng tại hiện trƣờng thiết kế .......................... 20
Các khu vực thiết kế .................................................................................... 22
Sơ đồ ý tƣởng phƣơng án 1 ......................................................................... 23
Bản vẽ mặt bằng tổng thể sân vƣờn phƣơng án 1 ....................................... 23
Bản vẽ mặt cắt một số chi tiết phƣơng án 1 ............................................... 23
Phối cảnh tổng thể phƣơng án 1 .................................................................. 23
Phối cảnh khu A phƣơng án 1 ..................................................................... 26
Tiểu cảnh ao nƣớc ....................................................................................... 27
Đồi nhỏ kết hợp tiểu cảnh ........................................................................... 27
Đồi lớn kết hợp tiểu cảnh ............................................................................ 28
Nơi sinh hoạt ngoài trời ............................................................................... 28
Tƣờng nƣớc ................................................................................................. 29
Điểm dừng chân .......................................................................................... 29
Phối cảnh khu B phƣơng án 1 ..................................................................... 33
Tiểu cảnh 1 .................................................................................................. 34
Tiểu cảnh 2 .................................................................................................. 34
Tiểu cảnh 3 .................................................................................................. 35
Non bộ và suối ............................................................................................. 35
Phối cảnh khu C phƣơng án 1 ..................................................................... 39
Tiểu cảnh cối đá .......................................................................................... 39
Sơ đồ ý tƣởng phƣơng án 2 ......................................................................... 46
Bản vẽ mặt bằng tổng thể sân vƣờn phƣơng án 2 ....................................... 46
Bản vẽ mặt cắt một số chi tiết phƣơng án 2 ............................................... 46
Phối cảnh tổng thể phƣơng án 2 .................................................................. 46
Phối cảnh khu A phƣơng án 2 ..................................................................... 49
Khu vực hồ bơi ............................................................................................ 50
Chòi nghỉ và tƣờng nƣớc hồ bơi.................................................................. 50


ix


3.31
3.32
3.33
3.34

Phối cảnh khu B phƣơng án 2 ..................................................................... 53
Tƣờng nƣớc khu B ...................................................................................... 54
Giàn hoa gỗ ................................................................................................. 54
Phối cảnh khu C phƣơng án 1 ..................................................................... 57

x


DANH SÁCH BẢNG
Bảng Tựa bảng
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9

Trang


Hiện trạng cây xanh tại khu vực thiết kế .................................................... 21
Một số loài cây sử dụng trong khu A phƣơng án 1 ..................................... 30
Một số loài cây sử dụng trong khu B phƣơng án 1 ..................................... 36
Một số loài cây sử dụng trong khu C phƣơng án 1 ..................................... 40
Dự toán kinh phí phƣơng án 1 .................................................................... 41
Một số loài cây sử dụng trong khu A phƣơng án 2 ..................................... 51
Một số loài cây sử dụng trong khu B phƣơng án 2 ..................................... 55
Một số loài cây sử dụng trong khu C phƣơng án 2 ..................................... 58
Dự toán kinh phí phƣơng án 2 .................................................................... 58

xi


TRẦN HOÀNG NGHĨA, 2012. “THIẾT KẾ SÂN VƢỜN BIỆT THỰ PHẠM LÊ. SỐ
298A1/4, KHU VỰC 4, PHƢỜNG AN KHÁNH, QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ
CẦN THƠ”. Luận văn tốt nghiệp Đại học ngành Hoa viên và Cây cảnh K34, Khoa
Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, trƣờng Đại học Cần Thơ, 64 trang. Cán bộ hƣớng
dẫn: ThS. Mai Văn Trầm.

TÓM LƢỢC
Đề tài: “Thiết kế sân vƣờn biệt thự Phạm Lê, số 298A1/4, khu vực 4, phƣờng An
Khánh, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ”, đƣợc thực hiện từ tháng 01/2012 đến tháng
05/2012, nhằm mục tiêu tạo ra những thiết kế đẹp và phù hợp với biệt thự.
Hiện trƣờng thiết kế là biệt thự số 298A1/4, với diện tích 1320 m2, trong đó diện tích
sân chiếm 774 m2. Theo điều tra, sân vƣờn đƣợc chủ nhà sử dụng để thƣ giãn và nghỉ
ngơi.
Từ thông tin khảo sát đã hình thành ý tƣởng và triển khia thiết kế với 2 phƣơng án:
Phƣơng án 1 : “Phong cách vƣờn phong cảnh đông quê Việt Nam, bố cục tự do”; mô
hình thiết kế mong muốn tái hiện và đem lại cảm giác thành bình, yên ả của làng quê

Viêt Nam.
Phƣơng án 2 : “Phong cách hiện đại, bố cục tự do và hình học”; mô hình sử dụng
đƣờng nét hình học, mang tính phá cách đem đến cảm giác mới lạ.
Ý nghĩa: do biệt thự bị nhiều dãy nhà bao xung quanh nên hai phong cách thiết
kế chú trọng độ thông thoáng và đáp ứng những nhu cầu thực tế của chủ nhà. Khảo sát
và chọn loại cây và vật liệu phối kết cho phù hợp nhƣ cây bóng mát, cây dạng bụi, cây
có hoa đẹp,....

xii


MỞ ĐẦU
Đất nƣớc ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển nhanh
chóng. Các thành phố không những là nơi tập trung đông dân cƣ, mà cũng là nơi tập
trung nhiều nhà máy, xí nghiệp công xƣởng... Vì thế một mặt đây là nơi tiêu thụ lƣơng
thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng, nguồn nƣớc và năng lƣợng rất cao. Mặt khác, đây
là nơi tập trung các chất thải công nghiệp, sinh hoạt và tiếng ồn, nguồn gốc gây ô
nhiễm mạnh cho môi trƣờng. Ngày nay, ý thức bảo vệ môi trƣờng là trách nhiệm của
mỗi ngƣời, đó cũng là một trong những yếu tố quan trọng đi cùng với sự phát triển của
đất nƣớc .
Cuộc sống của con ngƣời luôn gắn bó và không thể tách rời khỏi thiên nhiên.
Thế nên, bất kể ai khi đứng trƣớc các yếu tố tạo nên thiên nhiên (nƣớc, cỏ cây hoa lá,
núi non…) đều cảm thấy tâm hồn nhẹ nhàng và thƣ thái, nhƣ tìm đƣợc chốn yên bình
sau khoảng thời gian ồn ào vội vã của cuộc sống. Cây xanh là yếu tố quan trọng không
thể thiếu đƣợc của khu vực dân cƣ, nó giúp cải thiện vi khí hậu, giảm bức xạ nhiệt và
làm tăng vẻ đẹp cho các công trình kiến trúc.
Khu đất biệt thự Phạm Lê với diện tích 1320 m2. Khu đất có trồng một số cây
xanh tạo bóng mát nhƣng sắp xếp chƣa hợp lý, nên chƣa áp ứng đƣợc vẻ mỹ quan cho
cảnh quan nơi đây. Do đó, đề tài: “Thiết kế sân vƣờn biệt thự Phạm Lê số 298A1/4,
khu vực 4, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ” đƣợc thực hiện. Thiết

kế sân vƣờn biệt thƣ Phạm Lê nhằm mục đích:
– Tạo cảnh quan đẹp cho sân vƣờn biệt thự;
– Kết hợp tốt giữa cảnh quan và công trình;
– Tạo nơi nghỉ ngơi, vui chơi, sinh hoạt cho gia đình.

1


CHƢƠNG 1 – LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 KHÁI NIỆM CẢNH QUAN VÀ THIẾT KẾ CẢNH QUAN
Cảnh quan (landscape) hiểu theo nghĩa thông thƣờng là cảnh vật bên ngoài tòa
nhà và các công trình xây dựng nên còn đƣợc hiểu là ngoại thất. Có thể hiểu đơn giản
là hoa viên trong công viên hay sân vƣờn chung quanh nhà. Thuật ngữ có thể thay đổi
khác nhau theo thói quen vì chƣa có sự thống nhất, nhƣng hiểu chung, hoa viên – cảnh
quan – sân vƣờn là một tổng thể cảnh quan bên ngoài công trình xây dựng. Hoa viên
trong nhà tƣ nhân gọi là tƣ viên, hoa viên ở nơi công cộng gọi là công viên (Chế Đình
Lý, 1998).
Thiết kế cảnh quan (landscaping) là một hoạt động sáng tác tạo môi trƣờng vật
chất – không gian bao quanh con ngƣời. Đối tƣợng của thiết kế cảnh quan là tạo hình
địa hình với bậc thang, tƣờng chắn đất, bề mặt trang trí từ vật liệu xây dựng và cây
xanh, các tác phẩm điêu khắc, hình thức kiến trúc, công trình nƣớc, nghĩa là các thành
phần của môi trƣờng vật chất – không gian. Hoặc có thể nói thiết kế cảnh quan là thiết
kế không gian bên ngoài. Vậy không gian bên ngoài là gì? Đó là không gian hình
thành do quan hệ ngoại vật và con ngƣời nhận thức ra nó bằng các giác quan, chủ yếu
là thị giác (Hàn Tất Ngạn, 1999).
1.2 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ NGHỆ THUẬT VƢỜN – CÔNG VIÊN TRÊN
THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.2.1 Lịch sử phát triển nghệ thuật vƣờn – công viên trên thế giới
1.2.1.1 Thời kỳ cổ đại (Thiên niên kỷ IV TCN – Thế kỷ VI SCN)

Vƣờn – công viên đƣợc hình thành từ các quốc gia cổ đại phƣơng Đông (Ai Cập,
Lƣỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ) và 30 thể kỷ sau, vƣờn – công viên xuất hiện trong
nhóm các quốc gia cổ đại phƣơng Tây (Hy Lạp, La Mã). Tiêu biểu cho thời kỳ này là
các vƣờn bên công trình thờ cúng và các vƣờn trong dinh thự vua chúa và tầng lớp quý
tộc giàu có (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 1996).
1.2.1.2 Thời kỳ trung đại (Thế kỷ V – Thế kỷ XVII)
Nghệ thuật kiến trúc phong cảnh ở thời này chia làm ba giai đoạn. Thời kỳ tiền
trung đại vƣờn chỉ bó hẹp sau những thành lũy. Tiêu biểu là kiểu vƣờn Tây Ban Nha.
Sang đến thời kỳ phục hƣng, thế kỷ XVI bắt đầu hƣng thịnh. Tiêu biểu là các vƣờn
biệt thự ở La Mã. Thời kỳ hậu trung đại công viên bắt đầu xuất hiện. Tiêu biểu là công
viên Vecxây ở Pháp. Lần đầu tiên con ngƣời biến thiên nhiên với quy mô rộng lớn
(170 ha) theo chủ đích của mình, tạo nên một thiên nhiên mới có phong cảnh đặc sắc
tiêu biểu cho xã hội đƣơng thời (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 1996).

2


1.2.1.3 Thời kỳ cận đại (Thế kỷ XVIII–XIX)
Nghệ thuật vƣờn – công viên ở thời kỳ này phát triển theo xu hƣớng quy cũ đối
xứng chặt chẽ của thời kỳ hậu trung đại. Cảnh quan thiên nhiên đa dạng của đất nƣớc
là cơ sở cho sự sáng tạo ra các vƣờn – công viên: “Công viên phong cảnh” bắt đầu
xuất hiện (thế kỷ XVIII). Tiêu biểu là Di Hòa Viên ở Trung Quốc, công viên Xtau ở
Anh, Bagaten ở Pháp và Pavlovxiki ở Nga,… Sang thế kỷ XIX, công viên thành phố
ra đời. Bố cục công viên trở nên thiết thực hơn so với công viên thế kỷ XVIII (thiên
nhiên trong công viên thế kỷ XVIII còn mang nhiều tính chất quy ƣớc, công viên có
nhiều yếu tố lãng mạn). (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 1996)
1.2.1.4 Thời kỳ hiện đại (Thế kỷ XX)
Sang giai đoạn hậu công nghiệp, kiến trúc cảnh quan không còn là một bộ phận
của quy hoạch mà là thành phần chính quyết định đến cấu trúc điểm dân cƣ, góp phần
quan trọng đến việc tạo lập môi trƣờng thẫm mỹ của điểm dân cƣ, đƣa yếu tố cảnh

quan thiên nhiên thành một bộ phận hữu cơ của cảnh quan nhân tạo. Nhu cầu giao tiếp
xã hội trong môi trƣờng nghỉ ngơi, giải trí trở nên mạnh mẽ. Công viên mang tính chất
công cộng phục vụ cho số đông dân trong đô thị. Công viên đa chức năng ra đời, tiêu
biểu cho thời hiện đại là loại công viên văn hóa và nghỉ ngơi giải trí của Liên Xô (Lê
Đàm Ngọc Tú, 2006).
1.2.2 Ở một số nƣớc phƣơng Tây
1.2.2.1 Vườn Hy Lạp
Vƣờn cổ Hy Lạp hình thành và phát triển theo sự phát triển văn hóa nghệ thuật
cổ Hy Lạp.
Lịch sử văn hóa nghệ thuật cổ Hy Lạp đƣợc chia làm bốn thời kỳ: thời kỳ Hôme
(thế kỷ VIII TCN), thời kỳ cổ sơ (thế kỷ VII – VI TCN), thời kỳ cổ điển (thế kỷ V –
IV TCN), thời kỳ Hy Lạp (thế kỷ III – I TCN) (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 1996).
Hy Lạp có khí hậu Địa Trung Hải. Vì vậy rất thuận lợi cho việc phát triển công
trình kiến trúc độc đáo nhƣ: nhà hát ngoài trời, sân vận động có khán đài,… đặc biệt
phát sinh các công trình mang tính chất xã hội. Do vậy, vƣờn công cộng bắt nguồn từ
vƣờn cổ Hy Lạp. Một nguyên nhân vƣờn mang ý nghĩa công cộng nữa là do ngƣời Hy
Lạp rất tôn thờ các anh hùng có tài võ nghệ. Hàng năm có tổ chức ngày hội thi tài,
chính tại những trƣờng đấu này đã hình thành công viên trồng những lọại cây to rợp
bóng mát. Một trong những kiểu vƣờn công cộng là vƣờn mang tính chất rừng nhỏ.
Tại đó kỉ niệm các anh hùng sáng lập ra thành phố và những ngƣời nổi tiếng đƣợc xem
nhƣ chúa trời. Ở những nơi thành kính trồng những loại cây đặc biệt quý và đẹp nhƣ:
trắc bá diệp, ngô đồng cao to có bóng mát, pan–ma… (Nguyễn Hoàng Trung, 2009).
Thời kỳ Hôme và thời kỳ cổ sơ có kiểu vƣờn Nimphêa. Vƣờn có khu trung tâm là
hồ nƣớc dạng tự nhiên. Trong hồ ngƣời ta bố trí những tảng đá đẹp. Quanh hồ là

3


những lùm cây bóng mát. Kiểu vƣờn Nimphêa đƣợc ngƣời La Mã sử dụng vào thời kỳ
phục hƣng nhƣ một mô típ đặc sắc (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 1996).

Hy Lạp còn có loại vƣờn gọi là vƣờn Pa-pây-on: dùng đồi nhân tạo để trang trí,
đỉnh đồi có những con đƣờng uốn quanh hình xoắn ốc. Ngoài ra Hy Lạp còn phổ biến
kiểu vƣờn có xây dựng hang động, các giàn leo, tƣợng, mặt nƣớc dƣới dạng vòi phun
theo hình thức tƣợng. Bố cục vƣờn Hy Lạp theo xu hƣớng cân xứng đều đặn nhƣng rất
tinh xảo về cách bài trí, cảnh quan đẹp và có sức truyền cảm về các hình tƣợng nghệ
thuật (Nguyễn Hoàng Trung, 2009).
1.2.2.2 Vườn La Mã
Và nghĩa thực dụng cao hơn, sử dụng nhiều loại cây ăn quả nhƣ: ô liu, táo, lê…
Bố cục thƣờng có rào bằng cây cắt xén bao quanh, có chòi nghỉ, có giàn nho leo. Phát
triển kiểu “vƣờn trong” cổ Hy Lạp thành mô típ vƣờn sân trong có trồng cây trang trí
thấp và hoa, trung tâm vƣờn là bể trang trí có vòi phun. Về sau, mô típ này đƣợc phổ
biến rộng rãi trên các quảng trƣờng thành phố và trở thành phong cách chính của vƣờn
trƣớc công trình công cộng (Nguyễn Hoàng Trung, 2009).
Bố cục vƣờn La Mã thƣờng chia làm ba phần: phần vƣờn trang trí, phần rào,
phần vƣờn cây ăn quả. Riêng phần vƣờn trang trí lại chia thành ba khu vực chính: khu
dạo, khu đƣờng đi, khu công viên.
Khu dạo thƣờng tổ chức trên sân trực tiếp với nhà: phần này gồm những đƣờng
thẳng trồng cây cắt xén hai bên. Đƣờng chia mảnh đất thành những vùng riêng trồng
hoa (thủy tiên, viôlét, tuylíp…đôi khi trồng hồng, nhài). Vƣờn trên sân nhƣ vậy ở La
Mã gọi là Viridarium.
Khu thứ hai của phần vƣờn trang trí là phần đi chơi bằng xe ngựa hay kiệu do
ngƣời khiêng. Đƣờng ở khu vực này rộng và rợp bóng cây; hai bên cảnh đẹp. Ở vƣờn
các ông chủ giàu có, khu vực này đôi khi còn tổ chức xiếc hay trƣờng đua ngựa kết
hợp với những lùm cây, bụi cây hoa đẹp.
Khu thứ ba của phần vƣờn trang trí là công viên có nuôi thú rừng hay gia cầm,
nhƣng tổ chức để dạo chơi; có hồ sen thả cá (diện tích khu này rộng hàng trăm ha)
(Nguyễn Thị Thanh Thủy, 1996).

4



Hình 1.1 Biệt thự Vettii, Pompeii của La Mã
(Nguồn: “Kiến trúc phong cảnh”, Lê Đàm Ngọc Tú, 2006)

1.2.2.3 Vườn Ý
Vƣờn Ý thƣờng trải rộng về phía trƣớc và lấy biệt thự làm trục bố cục chính. Các
yếu tố hình khối đăng đối qua trục bố cục này. Trƣớc nhà thƣờng là những parterre
hoa với hàng cột bao quanh, là những yếu tố hình khối chính trên sân trƣớc. Dạng bồn
hình học (bồn vuông hoặc thoi) đƣợc lặp đi lặp lại trong bố cục vƣờn với nhiều loài
cây hoa có màu sắc khác nhau. Cây bóng mát đƣợc cắt xén tạo khối hình học, cây bụi
đƣợc cắt xén theo hình phức tạp. Ở vƣờn biệt thự Rujioolai, cây hình thuyền, hình
ngƣời đƣợc cắt xén từ các bụi cây dƣơng vàng. Thời Phục Hƣng Ý đã hoàn chỉnh thêm
loại hình sân vƣờn kiểu này. Kiến trúc biệt thự – yếu tố hình khối trung tâm nổi bật khi
đƣợc liên hoàn với các tầng bậc sân và cầu thang, tƣờng chắn. Địa hình dốc đƣợc sử
dụng triệt để, để tạo thác nƣớc. Một loạt biệt thự ra đời theo tinh thần này nhƣ Medici
ở Fierol gần Florence, ở Podjo a Caiyano,… (Hàn Tất Ngạn,1999).

5


Hình 1.2 Khu vƣờn nổi tiếng Villa Vante ở Rome
(, 2012)
1.2.3 Ở một số nƣớc phƣơng Đông
1.2.3.1 Vườn Ai Cập cổ
Xuất hiện từ thế kỉ thứ III trƣớc Công Nguyên và phát triển rực rỡ nhất vào thời
kì Tân Vƣơng Quốc, vƣờn gồm 2 loại chủ yếu: vƣờn đền của các Phararong và vƣờn
nhà ở của các chủ nô (Hàn Tất Ngạn, 2000).
Bố cục vƣờn cổ Ai Cập theo xu hƣớng cân xứng, quanh nhân trung tâm là một hồ
nƣớc lớn hình chữ nhật (60 m x 120 m). Bố cục đơn giản nhƣng rất chặt chẽ bởi các
yếu tố nhƣ: công trình chính (đền thờ hay dinh thự) nằm trên trục chính, cây hoa trang

trí ở trung tâm, cây to bóng mát trồng thành hàng xa trung tâm. Nguyên nhân tạo bố
cục dạng hình học của vƣờn là do hệ thống tƣới quy định.
Cây xanh đƣợc dùng làm yếu tố hình khối cơ bản tạo không gian vƣờn. Không
gian gồm ba lớp lồng lấy nhau với đƣờng viền không gian bằng cây xanh thấp dần vào
trung tâm sân vƣờn (Hàn Tất Ngạn, 1999).
1.2.3.2 Vườn Lưỡng Hà
Vƣờn đƣợc hình thành trên cơ sở kiến trúc đền Zigurat (kiến trúc điển hình của
Lƣỡng Hà). Bố cục vƣờn chia làm nhiều tầng trên sân cao (theo tầng Zigurat) kiểu
vƣờn tầng bậc này còn gọi là vƣờn treo. Vƣờn treo nổi tiếng nhất là vƣờn của hoàng
hậu Xêmiramit. Tuy vƣờn có dạng hình học nhƣng bố cục vƣờn lại bố trí theo tự nhiên
với nhiều cây to bóng mát. Vƣờn Lƣỡng Hà đã chú ý cải tạo địa hình, tạo bố cục
không gian đa dạng (đắp đồi nhân tạo); mặt nƣớc ở dạng thác hay suối (Nguyễn Thị
Thanh Thủy, 1996).
Các loại cây trồng đƣợc sƣu tầm tìm kiếm từ khắp mọi nơi, rất nhiều giống hoa
quý và các kì hoa dị thảo. Cây đƣợc trồng tự do và theo điều kiện sinh thái tự nhiên.

6


Cây vùng núi cao đƣợc trồng trên sân trên, cây ở miền hạ du trồng dƣới sân nhƣ: Cọ,
Bách, Tuyết tùng, Hoàng dƣơng… và nhiều loại hoa đẹp (Lê Đàm Ngọc Tú, 2006).

Hình 1.3 Vƣờn treo Babylon
( )
1.2.3.3 Vườn Ấn Độ
Nổi bật với 2 đặc điểm chính: bố cục hình học chặt chẽ với mặt nƣớc ở giữa tòa
nhà và chịu ảnh hƣởng sâu sắc bởi tôn giáo (Lê Đàm Ngọc Tú, 2006).
Vƣờn Ấn độ có hai yếu tố nổi bật là mặt nƣớc rộng và cây xanh phong phú (do
thiên nhiên đất nƣớc này vô cùng đa dạng: vùng có ngọn núi cao nhất thế giới, vùng có
cánh đồng cỏ mênh mông, vùng mƣa nhiều và vùng sa mạc khô nóng).

Vƣờn nổi tiếng Ấn Độ là vƣờn lăng Tamahan hay còn có tên là “ vƣờn Hòn
Ngọc”. Bố cục vƣờn đơn giản ở những dạng đƣờng thẳng nhƣng thanh tao trong việc
sử dụng màu trắng của đá cẩm thạch (công trình trung tâm) kết hợp với màu xanh xẫm
của những cây trắc bách diệp (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 1996).
1.2.3.4 Vườn Trung Quốc
Nghệ thuật vƣờn công viên cổ Trung Quốc là quê hƣơng của xu hƣớng mô phỏng
thiên nhiên phƣơng Đông. Đó là một nghệ thuật độc đáo với phƣơng ngôn :
“Sơn trùng thủy phục nghi vô lộ
Liễu ám hoa minh hựu nhất thôn”
Có nghĩa là núi tiếp núi, nƣớc tiếp nƣớc, dƣờng nhƣ không thấy lối đi đâu cả. Và
những khóm hoa sáng lên trong bóng râm của những cây liễu rũ báo hiệu còn những
cảnh tiếp theo.
Vƣờn cổ Trung Quốc bao gồm những nguyên lý:
- Lấy thiên nhiên làm mẫu chính.
- Các yếu tố hình thành vƣờn đƣợc bố trí hài hòa tạo nên những bức tranh thiên
nhiên (Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, 1986).
Vƣờn đi dạo đƣợc tạo cảnh luôn luôn thay đổi rất thích hợp cho ngƣời đi dạo và
ngắm cảnh. Đƣờng đi dạo thƣờng có mái (Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, 1996).

7


Công viên Trung Quốc chia ra hai cảnh chính: cảnh rùng rợn và hoa tình ca. Những
cảnh đặc trƣng trong cảnh rùng rợn với một mỏ đá nhân tạo chênh vênh trên vách đá, phía
dƣới là dòng nƣớc chảy xiết. Phong cảnh biến đổi đột ngột sau lối rẽ của con đƣờng, cây cối
um tùm, bất chợt hiện ra một thung lũng lớn tràn ngập hoa tƣơi cảnh vật với màu sắc và
hình thức tƣơng phản làm cho phong cảnh sống động và sáng sủa, cạnh cây liễu rũ thƣớt tha
là hàng thông xanh thẳng tắp. Hoa tình ca hay lãng mạn là sự gợi buồn man mác của cảnh
vật. Nhân tố gợi cảm chủ yếu có thể là hòn đá nhỏ với túp liều nên thơ, chiếc cầu cong cong
hay những cành liễu ngã bóng xuống mặt nƣớc trong xanh (Hàn Tất Ngạn, 2000).

Thủ pháp còn dùng các hiệu ứng âm thanh: tiếng gió, tiếng vọng, tiếng chim hót, tiếng
suối róc rách hay tiếng ầm ầm thác đổ, tiếng rì rào hay tiếng xào xạc của lá (Nguyễn Thị
Thanh Thuỷ, 1996).

Hình 1.4 Hành lang nhà tạ trong vƣờn Lạc Viên – Thƣợng Hải
(Nguồn: “Kiến trúc phong cảnh”, Lê Đàm Ngọc Tú, 2006)

1.2.3.5 Vườn Nhật Bản
Ngƣời Nhật chịu ảnh hƣởng của nghệ thuật phong cảnh Trung Quốc, nhƣng để
phù hợp với thiên nhiên nƣớc mình, họ đã tạo nên những vƣờn đặc sắc với phong cách
riêng: vƣờn Nhật cổ không phải là vƣờn để dạo chơi mà để ngồi ngắm. Không gian
vƣờn chan hòa với không gian bên trong nhà. Bố cục vƣờn chặt chẽ ở sự hài hòa về tỷ
lệ giữa mọi yếu tố trong vƣờn. Mối quan hệ giữa con ngƣời và thiên nhiên của nghệ
thuật vƣờn của ngƣời Nhật đã trở thành đặc điểm dân tộc. Mối quan hệ đó không dựa
trên sự chế ngự của thiên nhiên mà thể hiện ƣớc muốn của con ngƣời vƣơn tới sự hài
hòa với thiên nhiên (Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, 1996).
Vƣờn nhật mang tính triết lí sâu sắc, đƣợc thiết kế bằng chất liệu kiến trúc thu
nhỏ nhƣ cổng, đình, chùa, đèn lồng đá, hồ nƣớc cá vàng, cây cỏ hoa lá thay đổi theo
mùa… tạo ra phong cảnh biến động theo sự trầm tƣ và suy niệm của ngƣời thƣởng
thức (Lê Minh Trung, 1999).
Bố cục vƣờn Nhật sử dụng không gian mở là chủ yếu. Vƣờn Nhật hạn chế dùng
cây. Cây trong vƣờn Nhật đƣợc nghiên cứu tỷ mỉ dƣới các dạng:
8


– Cây để mọc tự nhiên. Thƣờng dùng loại lá xanh quanh năm nhƣ cây thông hình
ô.
– Cây hãm với tỷ lệ bé hài hòa với mảnh vƣờn nhỏ (đó là một nghệ thuật đã đạt
đến đỉnh cao).
– Rêu và cỏ hầu nhƣ không thể thiếu đƣợc trong vƣờn Nhật. Đặc tính chung của

vƣờn Nhật là bố cục tạo nên sự mềm mại đặc sắc, màu lục xám bao trùm khắp vƣờn
mang tính chất cổ kính nên thơ.
Vƣờn Nhật bố cục theo 3 phong cách:
– Phong cách Xin: đơn giản, phẳng.
– Phong cách Xô: phức tạp, có đồi.
– Phong cách Djiô: địa hình phức tạp có núi đồi, sông, suối.
Trong nghệ thuật vƣờn công viên, nguyên tắc “Xin” phản ánh chân thực và chính
xác việc thể hiện cảnh. Nguyên tắc bán tƣợng trƣng là phong cách “Djiô” còn nguyên
tắc “Xô” là sự tƣợng trƣng thuần tuý, cô đọng cực độ nhƣng hình thức hết sức truyền
cảm (Hàn Tất Ngạn, 2000).

Hình 1.5 Khu vƣờn mang phong cách Nhật Bản
( />1.2.3.6 Vườn Việt Nam
1.2.3.6.1 Vườn Việt Nam thời kỳ phong kiến
Thời kỳ phong kiến Việt Nam, vƣờn vẫn mang tính chất vƣờn công trình (vƣờn
gắn với cung điện hay thờ cúng) hoặc quần thể công trình (trừ triều đại nhà Nguyễn có
một số vƣờn hoa công cộng về thành phố).

9


– Vườn thượng uyển
+ Vƣờn này dành riêng cho vua chúa, vƣờn có bố cục xu hƣớng mô phỏng tự
nhiên, thƣờng nhấn mạnh những nét đặc trƣng của vƣờn nhiệt đới, vƣờn có cây cối um
tùm trồng trên đồi nhỏ hoặc soi bóng xuống mặt hồ tự nhiên.
+ Các yếu tố tạo nên vƣờn là cây bóng mát cổ thụ, cây có hƣơng thơm dịu, đá tự
nhiên, mặt nƣớc, chim hót hay, non bộ thả cá vàng, các kiến trúc nhỏ nhƣ cầu kiều,
tƣờng hoa, đôn, chậu,…
– Vườn tôn giáo tín ngưỡng, chủ yếu có 3 loại: vƣờn đình, vƣờn chùa, vƣờn đền.
Các sân vƣờn này đều gắn bó chặt chẽ với kiến trúc đình, đền,chùa. Là nơi nhân

dân thƣờng lui tới nên có những nét giống nhau:
+ Bố cục đều theo khuynh hƣớng vƣờn – nội thất;
+ Bố cục có 3 không gian: cổng, sân, vƣờn;
+ Vƣờn có vƣờn trƣớc, vƣờn trong, vƣờn sau (Lê Đàm Ngọc Tú, 2006).
– Vườn nhà ở dân gian
+ Vƣờn trƣớc có bố cục không gian mở để hứng gió mát, thƣờng trồng vài cây
rau, các khóm hoa có hƣơng thơm, rau thơm, đôi khi trồng cây thuốc, cây ăn củ,…
+ Vƣờn bên có bố cục tự do với cây có tán lá lớn để che nắng đầu hồi.
+ Vƣờn sau thƣờng có bố cục theo kiểu rừng tự nhiên, trồng những loại cây lấy
quả và lấy gỗ.
+ Đôi khi vƣờn còn có dàn leo ở cầu ao trƣớc bếp, ở sân và ao nƣớc thả cá.
– Vườn nhà ở thành thị và của giới thượng lưu nho sĩ
+ Vƣờn mang tính chất sân vƣờn và thƣờng tổ chức trong sân. Trung tâm vƣờn là
bể non bộ. Bên trên là khoảnh vƣờn, thƣờng có giàn hoa, quanh tâm xếp một số chậu
cảnh, địa lan, cây quỳnh và cành giáo.
+ Bố cục vƣờn cân xứng hoặc tự do tùy thuộc vào ý muốn của gia chủ.
1.2.3.6.2 Vườn Việt Nam thời Pháp thuộc
Dƣới thời Pháp thuộc, kiến trúc, đô thị và nghệ thuật vƣờn – công viên đã có
nhiều thay đổi rõ rệt. Pháp xây dựng những quần thể công trình làm trụ sở và ở giữa
những công trình này họ bố trí các vƣờn hoa.Vƣờn có bố cục đối xứng, chặt chẽ với
những đƣờng thẳng, đƣờng chéo, những bồn cây, hoa, cỏ dạng hình học, những rào
cây cắt xén, những hàng cây. Tuy nhiên, do xây dựng trên đất nƣớc Việt Nam nên
vƣờn có phần nào mang màu sắc Á Đông: cây to rợp bóng mát, vƣờn xanh lá quanh
năm, nhiều cây hoa to và đẹp che bóng râm.
Tiêu biểu thời kỳ này có vƣờn hoa Chí Linh (nay là vƣờn Gandi), vƣờn hoa Con
Cóc, vƣờn hoa Canh Nông (nay là vƣờn Lênin).
1.2.3.6.3 Vườn Việt Nam từ năm 1954 đến nay
Vƣờn – công viên hiện nay ở nƣớc ta đã đƣợc xây dựng nhiều nơi, hầu nhƣ tỉnh
thành nào cũng có công viên trung tâm. Vƣờn – công viên cũng theo xu hƣớng chung,


10


ngày nay là nơi nghỉ ngơi, giải trí phục vụ cho mọi tầng lớp nhân dân, gồm nhiều khu
chức năng khác nhau: biểu diễn, văn hóa – giáo dục, nghỉ ngơi, yên tĩnh và thể thao
(Lê Đàm Ngọc Tú, 2006).
Xu hướng vườn cây cắt xén hình học
Chịu ảnh hƣởng của nghệ thuật cắt xén cây của phƣơng Tây nhƣng ngƣời Việt
Nam khi áp dụng đã phát triển thêm loại hình cắt uốn cây theo các hình con vật (rồng,
chim, hƣơu,…) và hiện nay vẫn còn áp dụng nhiều trong các công viên công cộng, các
mặt trƣớc trụ sở với hình thức cây thể hiện chữ.
Xu hướng cảnh quan phong cảnh đồng quê
Đây là một trào lƣu nổi rộ hiện nay, đặc biệt là trong các khu resort, các khu du
lịch sinh thái, các quán ăn cũng nhƣ nhà ở trong đô thị. Những khu đất đƣợc quy
hoạch với mạng đƣờng tự do với những mảng cỏ rộng trên đó bố trí các tiểu cảnh
mang các chủ đề về miền quê Việt Nam nhƣ: bụi tre, cau, chuối, lu đất, thuyền hoa, xe
thồ, guồng quay nƣớc Tây Nguyên… Thật sự, đây là một phát triển tích cực trong
nghệ thuật cảnh quan theo tinh thần Việt trên cơ sở “công viên phong cảnh đồng quê”
thế kỷ XVIII.
Xu hướng cảnh quan kết hợp kỹ thuật
Là hình thức các chậu cây đƣợc xếp trên các khung sƣờn sắt hình chữ nhật, kim
tự tháp, hình cầu… Đây là hình thức đƣợc áp dụng để trang trí đƣờng phố trong các
ngày lễ hội, một số trục đƣờng, trục chính đón tiếp của khu du lịch hay vƣờn hoa trung
tâm khu ở, đô thị… mà cần thiết phô trƣơng sự hào nhoáng bên ngoài hoặc phục vụ
cho nhu cầu trƣng bày ngắn hạn (Lê Đàm Ngọc Tú, 2006).

Hình 1.6 Phong cách đồng quê Việt Nam
( Nguồn: “Kiến trúc phong cảnh”, Lê Đàm Ngọc Tú, 2006)

11



×