Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

ẢNH HƯỞNG của BA LOẠI DINH DƯỠNG THỦY CANH và HAI KÍCH cỡ ỐNG NHỰA lên sự SINH TRƯỞNG NĂNG SUẤT và CHẤT LƯỢNG cà CHUA SAVIOR và RUBY THỦY CANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.82 MB, 85 trang )

i

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

TRẦN TUẤN ANH

ẢNH HƯỞNG CỦA BA LOẠI DINH DƯỠNG THỦY CANH VÀ
HAI KÍCH CỠ ỐNG NHỰA LÊN SỰ SINH TRƯỞNG
NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CÀ CHUA
SAVIOR VÀ RUBY THỦY CANH

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: TRỒNG TRỌT

Cần Thơ, 2011


ii

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: TRỒNG TRỌT

ẢNH HƯỞNG CỦA BA LOẠI DINH DƯỠNG THỦY CANH VÀ
HAI KÍCH CỠ ỐNG NHỰA LÊN SỰ SINH TRƯỞNG
NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CÀ CHUA
SAVIOR VÀ RUBY THỦY CANH


Giáo viên hướng dẫn:
PGS. TS. Trần Thị Ba
KS. Bùi Văn Tùng

Sinh viên thực hiện:
Trần Tuấn Anh
MSSV: 3077137
Lớp: Trồng Trọt K33A2

Cần Thơ, 2011


i

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
--

Chứng nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Trồng Trọt với đề tài

ẢNH HƯỞNG CỦA BA LOẠI DINH DƯỠNG THỦY CANH
VÀ HAI KÍCH CỠ ỐNG NHỰA LÊN SỰ SINH TRƯỞNG
NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CÀ CHUA
SAVIOR VÀ RUBY THỦY CANH

Do sinh viên Trần Tuấn Anh thực hiện.
Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2011
Cán bộ hướng dẫn


PGS.TS. Trần Thị Ba


ii

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
-Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành
Trồng Trọt với đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA BA LOẠI DINH DƯỠNG THỦY CANH
VÀ HAI KÍCH CỠ ỐNG NHỰA LÊN SỰ SINH TRƯỞNG
NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CÀ CHUA
SAVIOR VÀ RUBY THỦY CANH
Do sinh viên Trần Tuấn Anh thực hiện từ tháng 09/2009 - 12/2009 và bảo vệ trước
Hội đồng ngày … tháng … năm 2011
Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức:................................................
..................................................................................................................................
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:........................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

Duyệt khoa

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2011


Trưởng Khoa Nông Nghiệp và SHƯD

Chủ tịch Hội đồng


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu và kết
quả trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào trước đây.

Tác giả luận văn

Trần Tuấn Anh


iv

TIỂU SỬ CÁ NHÂN

Họ và tên:

Trần Tuấn Anh

Giới tính: Nam

Ngày sinh:


09/07/1989

Dân tộc: Kinh

Nơi sinh:

Phụng Hiệp- Hậu Giang

Họ tên cha:

Trần Văn Hai

Họ tên mẹ:

Nguyễn Kim Loan

Quê quán:

phường Lái Hiếu, Thị Xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang

Quá trình học tập:
1995-2000: Trường Tiểu Học Thị Trấn Phụng Hiệp 3
2000-2004: Trường Trung Học Cơ sở Ngã Bảy
2004-2007: Trường Trung Học Phổ Thông Lê Quý Đôn- TX Ngã Bảy
2007-2011: Trường Đại Học Cần Thơ, Ngành Trồng Trọt, Khóa 33
Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng

Ngày … tháng … năm 2011
Người khai ký tên



v

LỜI CẢM TẠ
Kính dâng!
Cha mẹ, Ông bà ngoại, các Dì, Cậu suốt đời tận tụy vì con, vì sự nghiệp tương lai
của con.
Thành kính biết ơn!
Cô Trần Thị Ba và Thầy Bùi Văn Tùng, Thầy Nguyễn Bảo Toàn đã truyền đạt
kiến thức, kinh nghiệm quý báu của mình, hướng dẫn em khắc phục những khó khăn
trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Cô Võ Thị Bích Thủy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt cho em
hoàn thành thí nghiệm.
Chân thành biết ơn!
Chị Lê Thị Thúy Kiều đã trao đổi và giúp đỡ nhiều cho em trong suốt quá trình
làm luận văn.
Quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ và Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng
dụng đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong thời gian học ở trường.
Chú Tranh đã giúp đỡ nhiều cho con trong quá trình thực hiện đề tài.
Chân thành cảm ơn!
Các bạn Văn Thơ, Tứ Lanh, Thành Luân, Kim Hoàng, Phương Thư, Đức Mạnh,
Huỳnh Anh… đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện thí nghiệm.
Thân gửi về!
Tập thể lớp trồng trọt K33A2 lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt.

Tác giả luận văn

Trần Tuấn Anh



vi

Trần Tuấn Anh, 2011 “Ảnh hưởng của ba loại dinh dưỡng và hai kích cỡ ống nhựa lên
sự sinh trưởng và năng suất cà chua Savior và Ruby thủy canh”. Luận văn tốt nghiệp
Kỹ sư Trồng Trọt, Khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần
Thơ. Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Trần Thị Ba.
______________________________________________________________________
TÓM LƯỢC
Đề tài được thực hiện nhằm mục đích: xác định loại dinh dưỡng thích hợp nhất
và kích cỡ ống nhựa tốt nhất cho cà chua thủy canh. Đề tài gồm hai thí nghiệm
Thí nghiệm 1: So sánh ba loại dinh dưỡng thủy canh cà chua Savior và Ruby
được thực hiện từ tháng 09-12/2009, bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm
hai nhân tố, mỗi nghiệm thức gồm 10 lặp lại, một lần lặp lại là 1 cây, tổ hợp gồm 6
nghiệm thức. Nhân tố một gồm ba loại dinh dưỡng thủy canh: 1/ Dinh dưỡng
Hoagland cải tiến bởi Jones, (1999) có bổ sung thêm phân dơi (D+P), 2/ Dinh dưỡng
Hoagland cải tiến bởi Jones, (1999) có bổ sung thêm Calcium nitrate 50% trong thời
kỳ ra hoa và cho trái tập trung, 3/ Dinh dưỡng Hoagland cải tiến bởi Jones, (1999).
Nhân tố hai gồm hai loại giống: 1/ Giống Savior và 2/ Giống Ruby. Kết quả cho thấy
Dinh dưỡng có bổ sung phân dơi (D+P) thủy canh cà Savior cho số trái trên cây
(16,90 trái/cây), năng suất cao nhất ( 283,60 g/cây), còn trên dinh dưỡng có bổ sung
calcium nitrate thì cà Ruby cho số trái trên cây cao (41,00 trái/cây), năng suất cao nhất
( 192,40 g/cây)
Thí nghiệm 2: So sánh 2 kích cỡ ống nhựa lên sinh trưởng và năng suất
của cà Savior và Ruby thủy canh. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn
ngẫu nhiên, 12 lần lặp lại, gồm 4 nghiệm thức:1/ cà Savior trồng trên ống Ø 30 cm 2/
cà Savior trồng trên ống Ø 10 cm, 3/ cà Ruby trồng trên hệ thống ống Ø 30 cm, 4/ cà
Ruby trồng trên ống Ø 10 cm. Kết quả cho thấy giống Ruby trên hệ thống ống đường
kính 30 cm cho số trái trên cây cao nhất (35,6 trái), năng suất cao nhất (243,8 g/cây ),
tính năng sản xuất tốt nhất .Cà chua Savior thủy canh trong nhà lưới nên sử dụng ống
đường kính 30 cm và dinh dưỡng có bổ sung phân dơi để cho năng suất tốt nhất, còn

cà Ruby thủy canh nên sử dụng ống đường kính 30 cm và dinh dưỡng có bổ sung
calcium để cho năng suất tốt nhất.


vii

MỤC LỤC
Chương

Nội dung

Lịch sử cá nhân
Lời cảm tạ
Tóm lược
Mục lục
Danh sách hình
Danh sách bảng
Mở Đầu
Chương 1 - LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Khái quát về cây cà chua
1.1.1 Đặc tính thực vật
1.1.2 Điều kiện ngoại cảnh
1.2 Giống Cà chua
1.3 Nhu cầu dinh dưỡng và dung dịch dinh dưỡng
1.3.1 Dung dịch dinh dưỡng thủy canh
1.3.2 Nhu cầu dinh dưỡng của cây cà chua
1.4 Phương pháp thủy canh
1.4.1 Giới thiệu phương pháp thủy canh
1.4.2 Các hệ thống thủy canh
1.5 Một số kết quả nghiên cứu về thủy canh cà chua và hai

giống cà chua Savior và Cherry Ruby
Chương 2 - PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Phương tiện
2.1.1 Địa điểm và thời gian
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm
2.2 Phương pháp
2.2.1 Bố trí thí nghiệm
2.2.2 Kỹ thuật canh tác
2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi
Chương 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Ghi nhận tổng quát
3.2 Điều kiện ngoại cảnh
3.2.1 Cường độ ánh sáng
3.2.2 Nhiệt độ không khí
3.2.3 Ẩm độ không khí
3.2.4 pH và EC của dung dịch thủy canh
3.3 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của ba loại dinh dưỡng thủy canh
lên sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng cà Savior và
Ruby thủy canh
3.3.1 Tình hình sâu bệnh
Bệnh đốm lá do vi khuẩn
Bệnh thối đít trái
3.3.2 Tình hình sinh trưởng
Chiều cao thân chính

trang
i
ii
iii
iv

v
vi
1
2
2
2
3
5
3
3
9
9
11
12
15
15
15
15
18
18
19
21
24
24
24
24
24
25
25
26

26
26
27
28
28


viii

Số lá trên thân chính
Đường kính gốc thân
Đường kính ngọn ghép
Tỷ lệ đường kính ngọn ghép trên đường kính gốc ghép
Kích thước trái
3.3.3 Năng suất và thành phần năng suất
Số trái trên cây
Trọng lượng trung bình trái
Năng suất lý thuyết
Năng suất thực tế
Tỷ lệ % Năng suất thực tế /Năng suất lý thuyết
Trọng lượng tươi
Sinh khối
Tỷ lệ %trọng lượng trái trên cây trên sinh khối
3.3.4 Các chỉ tiêu về phẩm chất
Độ khác màu vỏ trái
Độ cứng trái
Độ dày thịt trái
Hàm lượng vitamin C
Hàm lượng Nitrate
Độ brix

pH dịch trái
3.4 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của hai kích cỡ ống nhựa lên sự sinh
trưởng và năng suất cà Savior và Ruby thủy canh
3.4.1 Tình hình sinh trưởng
Chiều cao thân chính
Số lá trên thân chính
Đường kính gốc thân
Kích thước trái
3.4.2 Năng suất và thành phần năng suất
Số trái trên cây
Trọng lượng trung bình trái
Sinh khối
Năng suất
Chương 4 - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
Đề nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ CHƯƠNG

29
30
31
32
33
36
36
37
38
40
40

41
42
43
44
44
45
42
46
46
46
46
48
48
48
48
49
49
50
50
51
51
52
54
54
54
55-62


ix
DANH SÁCH BẢNG


Bảng

Tựa bảng

Trang

Tỷ lệ thành phần các chất trong dung dịch dinh dưỡng cung cấp
cho cà chua, nhà lưới tại nhà lưới Khoa Nông nghiêp và Sinh
học Ứng dụng, ĐHCT từ tháng 9/2009- 12/2009.
Phân tích thành phần phân dơi (Sridhar và ctv., 2006).

16

pH và EC (mS/cm) của ba loại dinh dưỡng thủy canh tại Trại
Thực Nghiệm Nông Nghiệp (TNNN), Đại Học Cần Thơ
(ĐHCT) từ tháng 09-12/2009.
Thời gian lan truyền của bệnh đốm lá vi khuẩn trên hệ thống
thủy canh tại TNNN, Đại Học Cần Thơ từ tháng 09-12/2009.

26

28

3.3

Trọng lượng trái bị thối đít trái của cà Savior và Ruby trên ba
loại dinh dưỡng thủy canh tại TNNN, ĐHCT từ tháng 0912/2009.

3.4


Chiều cao thân chính của cà Savior và Ruby trên ba loại dinh
dưỡng thủy canh tại TNNN, ĐHCT từ tháng 09-12/2009.

29

3.5

Số lá trên thân chính của cà Savior và Ruby trên ba loại dinh
dưỡng thủy canh tại TNNN, ĐHCT từ tháng 09-12/2009.

30

3.6

Đường kính gốc thân của cà Savior và Ruby trên ba loại dinh
dưỡng thủy canh tại TNNN, ĐHCT từ tháng 09-12/2009.

31

3.7

Đường kính ngọn ghép của cà Savior và Ruby trên ba loại dinh
dưỡng thủy canh tại TNNN, ĐHCT từ tháng 09-12/2009.

32

3.8

Tỷ lệ đường kính ngọn ghép trên đường kính gốc ghép của cà

Savior và Ruby trên ba loại dinh dưỡng thủy canh tại TNNN,
ĐHCT từ tháng 09-12/2009.

2.1
2.2
3.1

3.2

17

27

33

Đường kính trái (cm) của cà Savior và Ruby trên ba loại dinh
dưỡng thủy canh tại TNNN, ĐHCT từ tháng 09-12/2009.

34

35

3.11

Tỷ lệ chiều cao trái trên đường kính trái cà Savior và Ruby trên
ba loại dinh dưỡng thủy canh tại TNNN, ĐHCT từ tháng 0912/2009.

3.12

Số trái trên cây cà Savior và Ruby trên ba loại dinh dưỡng thủy

canh tại TNNN, ĐHCT từ tháng 09-12/2009.

36

3.9


x

Bảng

Tựa bảng

Trang

3.13

Trọng lượng trung bình trái (g) cà Savior và Ruby trên ba loại
dinh dưỡng thủy canh tại TNNN, ĐHCT từ tháng 09-12/2009.

37

3.14

Năng suất lý thuyết (g) của cà Savior và Ruby trên ba loại dinh
dưỡng thủy canh tại TNNN, ĐHCT từ tháng 09-12/2009

39

3.15


Năng suất trái thực tế của cà Savior và Ruby trên ba loại dinh
dưỡng thủy canh tại TNNN, ĐHCT từ tháng 09-12/2009.

40

41

3.16

Tỷ lệ % năng suất thương phẩm/năng suất lý thuyết cà Savior
và Ruby trên ba loại dinh dưỡng thủy canh tại TNNN, ĐHCT từ
tháng 09-12/2009

3.17

Trọng lượng tươi cà Savior và Ruby trên ba loại dinh dưỡng
thủy canh tại TNNN, ĐHCT từ tháng 09-12/2009.

42

3.18

Sinh khối cà Savior và Ruby trên ba loại dinh dưỡng thủy canh
tại TNNN, ĐHCT từ tháng 09-12/2009.

43

Tỷ lệ % trọng lượng trái trên cây/sinh khối của cà Savior và
Ruby trên ba loại dinh dưỡng thủy canh tại TNNN, ĐHCT từ

tháng 09-12/2009.

44

3.19

3.20

Độ cứng trái cà Savior và Ruby trên ba loại dinh dưỡng thủy
canh tại TNNN, ĐHCT từ tháng 09-12/2009.

45

3.21

Độ dày thịt trái của cà Savior và Ruby trên ba loại dinh dưỡng
thủy canh tại TNNN, ĐHCT từ tháng 09-12/2009

45

3.22

Độ brix của cà Savior và Ruby trên ba loại dinh dưỡng thủy
canh tại TNNN, ĐHCT từ tháng 09-12/2009.

46

3.23

Các chỉ tiêu phẩm chất trái của cà Savior và Ruby trên ba loại

dinh dưỡng thủy canh tại TNNN, ĐHCT từ tháng 09-12/2009.

47

48

3.24

Chiều cao thân chính (cm) của cà Savior và Ruby trồng trên hai
kích cở ống nhựa tại TNNN, Đại Học Cần Thơ từ tháng 0912/2009.


xi

3.25

Số lá trên thân chính của cà Savior và Ruby trồng trên hai kích
cỡ ống nhựa tại TNNN, Đại Học Cần Thơ từ tháng 09-12/2009.

49

3.26

Đường kính gốc thân của cà Savior và Ruby trồng trên hai kích
cỡ ống nhựa tại TNNN, Đại Học Cần Thơ từ tháng 09-12/2009.

49

3.27


Kích thước trái của cà Savior và Ruby trồng trên hai hệ thống
thủy canh tại TNNN. Đại Học Cần Thơ từ tháng 09-12/2009

50

Trọng lượng Trung bình Trái của cà Savior và Ruby trồng trên
hai hệ thống thủy canh tại TNNN, Đại Học Cần Thơ từ tháng
09-12/2009

52

3.28

Sinh khối của cà Savior và Ruby trồng trên hai hệ thống thủy
canh tại TNNN, ĐHCT từ tháng 09-12/2009.

52

3.29


xii

DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tựa hình

Trang


2.1

Hai giống cà chua thí nghiệm.

15

2.2

Toàn cảnh khu thí nghiệm thủy canh cây cà chua tại TNNN,
ĐHCT từ tháng 09-12/2009.
Hai kích cỡ ống nhựa thí nghiệm.

19

3.1

Nhiệt độ, ẩm độ, cường độ ánh sáng bên trong và bên ngoài nhà
lưới trong ngày nắng (04/11/2009) tại Trại TNNN, ĐHCT.

25

3.2

Số trái trên cây cà Savior và Ruby trên hai loại kích cở ống nhựa
tại TNNN, ĐHCT từ tháng từ tháng 09-12/2009.

48

3.3


Năng suất của cà Savior và Ruby trồng trên hai hệ thống thủy
canh tại TNNN, ĐHCT từ tháng 09-12/2009.

50

2.3

19


1

MỞ ĐẦU
Cà chua (Lycopersicon esculentum) được mệnh danh là “hoàng hậu” của các
loại rau ăn trái, trên thế giới được nhiều nước nghiên cứu và phát triển (Lê Thị Thúy
Kiều, 2010). Cà chua là cây rau được canh tác khá phổ biến ở đồng bằng sông Cửu
Long (ĐBSCL). Nhu cầu về trái cà chua rất lớn và được ưa chuộng trong bữa ăn hằng
ngày của nhiều gia đình. Nếu như cà trái lớn được sử dụng như là loại rau tươi, để
đóng hộp, thì cà chua nhóm Cherry được tiêu thụ trên thị trường như một loại trái cây
vì có độ brix cao. Ngày nay, khi biến đổi khí hậu đang từng ngày ảnh hưởng sâu sắc
đến Đồng bằng sông Cửu Long, nước mặn ngày càng đi sâu vào đất liền là một trở
ngại lớn cho sản xuất nông nghiệp của vùng. Bên cạnh đó khi kinh tế phát triển cuộc
sống ngày càng nâng cao thì đòi hỏi chất lượng nông sản cao và an toàn cho sức khỏe.
Với những thách thức trên thì trồng cà chua bằng phương pháp thủy canh trong nhà
lưới sử dụng dung dịch dinh dưỡng mở ra nhiều hướng khắc phục những bất lợi trên,
vì đây là một loại hình canh tác rau tiên tiến, nâng cao năng suất trên cùng một đơn vị
diện tích và chất lượng sản phẩm, cây trồng không ảnh hưởng các điều kiện bất lợi từ
môi trường, tạo ra sản phẩm sạch và chất lượng cao.
Cây cà chua đã được trồng thủy canh ở nhiều nước trên thế giới và Việt Nam
nhưng chủ yếu bằng phương pháp bán thủy canh còn đối với hệ thống thủy canh hoàn

toàn thì ít phổ biến và đến nay chưa có một nghiên cứu nào đưa ra loại dinh dưỡng
thích hợp nhất cho trồng cà chua thủy canh tại điều kiện ở ĐBSCL. Vì thế đề tài “Ảnh
hưởng của ba loại dinh dưỡng thủy canh và hai kích cỡ ống nhựa lên sự sinh
trưởng năng suất và chất lượng của cà Savior và Ruby thủy canh”. Đề tài được
thực hiện nhằm để đánh giá tình hình sinh trưởng của cây cà chua trên ba loại dinh
dưỡng bằng phương pháp thủy canh, tìm ra loại dinh dưỡng thủy canh phù hợp và kích
cỡ ống nhựa tốt nhất cho hai giống Savior và Ruby.


2

CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 KHÁI QUÁT VỀ CÂY CÀ CHUA
1.1.1. Nguồn gốc cây cà chua
Cà chua có tên khoa học là Lycopersicon esculentum Mill, tên tiếng Anh là
Tomato thuộc họ cà (Solanaceae). Cà chua có nguồn gốc ở vùng Trung và Nam châu
Mỹ, ở các nước Pêru, Bôlivia, Equador (Tạ Thu Cúc, 2005; Phạm Hồng Cúc, 2007).
Người Mêhicô có lịch sử trồng cà chua lâu đời nhất (Đường Hồng Dật, 2003). Ở Việt
Nam cà chua được trồng khoảng trên 100 năm nay (Tạ Thu Cúc, 2004).
1.1.2 Đặc tính thực vật
* Rễ
Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999) cho rằng cà chua có rễ chùm, ăn sâu và phân
nhánh mạnh, khả năng phát triển rễ phụ rất lớn. Trong điều kiện tối hảo những giống
tăng trưởng mạnh có rễ ăn sâu 1-1,5 m và rộng 1,5-2,5 m. Với khối lượng rễ lớn như
vậy cà chua được xếp vào nhóm cây chịu hạn (Trần Khắc Thi và ctv., 2008).
* Thân
Theo Trần Khắc Thi và ctv. (2008) thì cà chua là cây thân thảo có nhiều đốt
trên thân, trên thân cây có nhiều lông nhỏ và mịn. Thân cà chua thay đổi phụ thuộc vào
giống, điều kiện ngoại cảnh và chất dinh dưỡng (Tạ Thu Cúc, 2009).
* Lá

Lá cà chua là đặc trưng hình thái để phân biệt giống, số lá là đặc tính di truyền
của giống, nhưng quá trình hình thành cũng chịu ảnh hưởng của nhiệt độ. Lá cà chua
thuộc lá kép lông chim lẻ, mỗi lá hoàn chỉnh gồm có 3-4 đôi lá chét (Tạ Thu Cúc,
2009).
* Hoa
Hoa cà chua mọc thành chùm, thuộc loại hoa hoàn chỉnh, hoa nhỏ màu sắc
không sặc sỡ, không có mùi thơm nên không hấp dẫn côn trùng (Tạ Thu Cúc, 2007).
Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999) thì số lượng hoa trên chùm thay đổi theo giống và
thời tiết, thời kỳ ra hoa cà chua rất mẫn cảm với điều kiện nhiệt độ.
* Trái
Trái thuộc loại mọng nước có dạng thay đổi từ tròn, bầu dục đến dài, vỏ trái có
thể nhẵn hay có khía, màu sắc của trái thay đổi tùy theo giống và điều kiện môi
trường. Số lượng trái trên cây tương quan rất chặt chẽ với năng suất, khối lượng trái
cũng là tính trạng quan trọng ảnh hưởng đến năng suất của cây (Tạ Thu Cúc, 2007).


3

1.1.3 Điều kiện ngoại cảnh cây cà chua
* Nhiệt độ
Oparin (1978) đã cho rằng nhiệt độ có ảnh hưởng lên hoạt động hút chất dinh
dưỡng của rễ và tốc độ ra lá của cây cà chua. Yếu tố nhiệt độ luôn ảnh hưởng đến cây
cà chua trong suốt quá trình sinh trưởng từ khi hạt nảy mầm đến tăng trưởng, ra hoa
đậu trái và chất lượng của trái (Shankara và ctv., 2005). Theo Lorenz và Maynard
(1988) cà chua sinh trưởng và phát triển tốt trong phạm vi nhiệt độ từ 15-300C, nhiệt
độ tối ưu là 22-240C. Tốc độ sinh trưởng của thân, chồi và rễ đạt tốt hơn khi nhiệt độ
nằm trong khoảng 26-300C.
* Ánh sáng
Cà chua không phản ứng chặt chẽ với độ dài ngày, là cây ưa sáng mạnh (Tạ
Thu Cúc, 2007). Thời gian chiếu sáng ảnh hưởng không quan trọng đến năng suất cà

chua mà yếu tố quan trọng là cường độ ánh sáng (Tạ Thu Cúc, 2004). Cường độ ánh
sáng thấp nhất cho cây cà chua sinh trưởng là 4000 lux, cường độ ánh sáng thích hợp
nhất cho cây cà chua sinh trưởng là 10000 lux. Giai đoạn cây cà chua ra hoa cần thời
gian chiếu sáng từ 8-10 giờ/ngày để tạo ra năng suất tối đa.
* Nhu cầu nước
Khi nghiên cứu về nhu cầu nước của cây cà chua Lee và Shin (1998) đã cho
rằng các biến đổi nhỏ của thân và đường kính gốc thân phản ánh tình trạng nước của
cây. Giá thể có ẩm độ 80% được sử dụng như là chỉ số định lượng cho việc quản lý
nước để đạt năng suất cao nhất (Xia và ctv., 2008, trích dẫn bởi Đinh Trần Nguyễn,
2010). Cây cà chua là cây có nhu cầu nước lớn, để tạo ra 1 tấn chất khô cà chua cần
570-600 m3 nước. Theo Geisenberg và Stewart (1986) thì cây cà chua nhu cầu từ
2000-6600 m3 nước/ha trong điều kiện trồng ngoài đất, còn điều kiện trồng trong nhà
lưới thì cây cà chua trong thời kỳ cho ra hoa đậu trái tập trung thì cần 1 lít nước mỗi
ngày. Theo Papadopoulous (1991) thì ở Hà Lan cà chua trồng trong nhà kính tiêu thụ
từ 0,5-0,9 m3/năm/m2, còn Soria và Cuartero (1998) nghiên cứu ở vùng nhiệt đới thì
cây cà chua cần từ 0,19-1,03 lít nước/cây/ngày và khả năng hút nước của cây cà chua
phụ thuộc vào độ mặn của dung dịch dinh dưỡng, khi tăng cường việc tưới nước thì
làm gia tăng năng suất nhưng lại làm giảm độ brix của cà chua.
Ngoài ra bức xạ mặt trời còn là yếu tố chính ảnh hưởng tới khả năng hấp thu
nước của cây cà chua vì theo Rudich và Luchinisky (1986) thì khoảng 65% bức xạ mặt
trời cây cà chua sử dụng để bốc thoát hơi nước vì thế khi bức xạ mặt trời cao cây hấp
thu nhiều nước. Theo Jones (1997) cây cà chua đòi hỏi số lượng nước lớn, nhưng
không được vượt quá giới hạn yêu cầu vì hệ rễ của cây cà chua không hoạt động tốt
trong điều kiện kỵ khí. Khi ẩm độ xung quanh rễ cao làm cho cây sinh trưởng kém làm
giảm năng suất.


4

*Ẩm độ không khí

Ẩm độ có ý nghĩa lớn trong sinh trưởng của cây cà chua và có nhu cầu khác
nhau tùy theo giai đoạn tăng trưởng (Mai Thị Phương Anh, 1996). Ẩm độ không khí
tốt nhất cho sự sinh trưởng của cây cà chua là 45-60% (Phạm Hồng Cúc, 1999).
1.2 GIỐNG CÀ CHUA
Giống giữ vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, việc chọn giống tốt
thích hợp với điều kiện tự nhiên giúp thu được năng suất cao, ổn định, phẩm chất trái
tốt và tăng hiệu quả kinh tế (Trần Thượng Tuấn, 1992, trích dẫn bởi Sơn Bông Sen,
2010). Công tác chọn giống cà chua trên thế giới đã được thực hiện từ rất lâu và cho
tới giờ những thành quả trong sản xuất cà chua trên thế giới đã đóng góp rất nhiều
trong lĩnh vực nông nghiệp thế giới nói chung cũng như nền nông nghiệp Việt Nam
nói riêng.
Trong trồng trọt giống là yếu tố đầu tư quan trọng và có tính quyết định đối với
hiệu quả sản xuất. Riêng đối với cà chua việc chọn lựa những giống cà chua thích hợp
với yêu cầu của thị trường, điều kiện tự nhiên của từng vùng vào từng mùa sẽ đạt được
năng suất cao, ổn định và phẩm chất tốt từ đó tăng hiệu quả kinh tế. Ngoài ra giống là
biện pháp hiệu quả và kinh tế trong phòng bệnh và tăng phẩm chất trái. Mặc khác dùng
giống sạch bệnh để gieo trồng có tác dụng phòng trừ sâu bệnh trên đồng ruộng. Do đó
việc dùng giống kháng bệnh, giống sạch bệnh có chất lượng tốt để gieo trồng sẽ hạn
chế được bệnh đảm bảo năng suất (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998).
Theo Phạm Hồng Cúc (1999), cho rằng các giống lai F1 chống chịu bệnh tốt,
năng suất cao, trái cứng dễ vận chuyển, để được lâu và phù hợp với điều kiện Đồng
bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên nguồn giống nội địa có phẩm chất và năng suất chưa
cao nên hầu hết các giống cà chua F1 được trồng hiện nay được nhập khẩu từ các nước
Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc,… (Trần Thị Ba và ctv., 1999).
Cà chua bi thuộc loại hữu hạn, cây cao hơn 1m, trái nhỏ trung bình 15-20 g,
dạng hình thon dài, khi chín có màu đỏ, được sử dụng như một loại trái cây hoặc rau,
vị ngọt nhưng hơi chua. Cà chua bi có chất lượng tốt, đặc biệt là độ đường rất cao (8,510%), giàu vitamin là yếu tố có tính chất quyết định đến năng suất và chất lượng (Tạ
Thu Cúc, 2002).
Hiện nay, dựa vào hình dạng trái có thể chia cà chua thành 3 nhóm là cà chua
hồng trái tương đối to, năng suất cao, chất lượng tốt là nhóm được trồng phổ biến hiện

nay; cà chua múi trái to, năng suất cao nhưng chất lượng kém hơn cà chua hồng và cà
chua bi trái nhỏ chua, nhiều hạt, ít thịt, hiện chỉ dùng làm nguyên liệu để lai tạo giống
(Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường, 2007).


5

1.3 NHU CẦU DINH DƯỠNG VÀ DINH DƯỠNG THỦY CANH
1.3.1. Dung dịch dinh dưỡng thủy canh
Theo Trần Thị Ba và ctv. (2008) thì dung dịch dinh dưỡng dùng để trồng cây là
một loại hình tiên tiến được sử dụng để trồng rau trong hệ thống thủy canh. Dung dịch
dinh dưỡng là tác nhân quan trọng bậc nhất quyết định sự thành công hay thất bại của
hệ thống thủy canh. Cây trồng trong môi trường đất dinh dưỡng có sẵn, phân bón được
bổ sung cho cây không chứa đủ các thành phần dưỡng chất cần thiết cho sự sinh
trưởng và phát triển của cây (Lê Thị Thúy Kiều, 2010)
Trồng cây theo phương pháp thủy canh cây trồng chỉ nhận được dinh dưỡng chỉ
từ một nguồn chính vì vậy cần thiết phải sử dụng công thức phân bón thích hợp. Dinh
dưỡng thủy canh có sẵn từ các công ty sản xuất và Viện trường nghiên cứu pha chế,
điều quan trọng là phải tuân thủ nồng độ pha loãng theo hướng dẫn và kiểm tra để đảm
bảo pH từ 5-7 (Trần Thị Ba, 2010)
Dung dịch dinh dưỡng là một dạng phân bón cung cấp thức ăn cần thiết cho cây
trồng nhưng phải đảm bảo hai thành phần chính là đa lượng và vi lượng (Đinh Trần
Nguyễn, 2008; Trần Thị Ba và ctv., 2008; Nguyễn Xuân Nguyên, 2004). Phương pháp
thủy canh cho phép người trồng điều khiển sự có mặt của những khoáng chất cần thiết
bằng cách điều chỉnh hay thay đổi dung dịch dinh dưỡng sao cho phù hợp với giai
đoạn phát triển của cây (Nguyễn Bảo Toàn, 2010).
Theo Nguyễn Bảo Toàn (2010) thì pha trộn các chất dinh dưỡng phù hợp trong
thủy canh các chất cần thiết để cung cấp cho cây trồng đều được sử dụng dưới dạng
muối vô cơ và được hòa tan hoàn toàn trong môi trường nước. Điều cần lưu ý là sử
dụng môi trường dinh dưỡng ở dạng nước thì phải nắm rõ nguyên tắc pha chế để tránh

hiện tượng kết tủa xảy ra làm mất tác dụng của các chất dinh dưỡng, ngộ độc dinh
dưỡng, nồng độ muối trong dung dịch dinh dưỡng tăng đều ảnh hưởng không tốt đối
với cây trồng.
Theo Ngô Xuân Vinh (2006) trong quá trình hấp thu chất dinh dưỡng thì thực
vật làm thay đổi pH, EC (độ dẫn điện) trong dung dịch thủy canh. Do đó cần phải điều
chỉnh pH, EC 2-3 lần/tuần. Nếu giá trị pH, EC quá cao hay quá thấp thì ảnh hưởng lớn
đến sự hấp thu chất dinh dưỡng. Độ dẫn điện thể hiện độ đậm đặc của dung dịch dinh
dưỡng. Giá trị EC cao sẽ ngăn cản sự hấp thu dung dịch dinh dưỡng do áp suất thẩm
thấu thấp. Giá trị EC thấp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sản lượng của cây. Nếu dung
dịch có chỉ số EC cao thì sự hấp thu nước của cây diễn ra nhanh hơn sự hấp thu
khoáng chất, hậu quả là nồng độ dung dịch sẽ rất cao và gây độc cho cây. Khi đó ta
phải bổ sung thêm nước vào môi trường. Ngược lại, nếu EC thấp, cây sẽ hấp thu
khoáng chất nhanh hơn hấp thu nước và khi đó ta phải bổ sung thêm khoáng chất vào
dung dịch.


6

1.3.2. Nhu cầu dinh dưỡng của cà chua.
Cà chua là cây có thời gian sinh trưởng kéo dài, thân lá sinh trưởng mạnh, có
khả năng cho năng suất cao, vì vậy cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng là yếu tố có tính
chất quyết định đến năng suất và chất lượng trái (Tạ Thu Cúc, 2007). Sự hấp thu chất
dinh dưỡng của cây cà chua thay đổi theo nhiệt độ, cường độ ánh sáng, tình trạng sức
khỏe của cây trồng đặc biệt là hệ thống rễ thông khí (Adams, 1986; Lê Thị Thúy Kiều,
2010; Simon, 1992).
Theo Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài (2004) thì cung cấp đầy đủ dinh
dưỡng cần thiết là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đạt được năng suất cao.
Mười sáu dưỡng chất cần thiết cho sinh trưởng cây trồng, các dinh dưỡng cần thiết
gồm C, H, O, N, K, Ca, Mg, S, Zn, Cu, Fe, Mn, B, Mo và Cl. Trong 16 dưỡng chất đó
cây cà chua cần nhiều nhất là K, N, P, trong đó cây cần nhiều nhất là K sau đó là N và

P (Tạ Thu Cúc, 2007), ba chất dinh dưỡng này chiếm gần 90% tổng lượng chất dinh
dưỡng mà cây cà chua hấp thụ (Kinet và Peet, 1997). Trong cây cà chua ngoài ba
nguyên tố N, P, K thì Ca, Mg và S cũng được coi là nguyên tố đa lượng vì chúng hiện
diện nhiều trong thân, lá, trái cà chua, các nguyên tố này cà chua hấp thu nhiều (Đinh
Trần Nguyễn, 2010).
* Đạm (N)
Nitơ có tác dụng thúc đẩy sự sinh trưởng thân lá, phân hóa hoa sớm, số lượng
hoa trên cây nhiều, tăng năng suất. Nhu cầu N của cây cà chua cao nhất trong giai
đoạn đầu của quá trình sinh trưởng và giảm dần lượng về sau. Theo Jones (1997) thì N
có ảnh hưởng lớn nhất trong sự tăng trưởng của cây cà chua hơn so với tất cả các
nguyên tố khác, N ảnh hưởng đến sự tăng trưởng làm giảm năng suất và chất lượng
sản phẩm.
Theo Hartman và ctv. (1986) đã nghiên cứu sự biến đổi tỷ lệ của nồng độ NO-3 :
NH+4 lên sự sinh trưởng và năng suất của cà chua bằng cách sử dụng phương pháp
thủy canh thì dung dịch thủy canh nên có tỷ lệ NH+4 là 25 % trong tổng lượng N. Vì
theo Wilcox và ctv. (1973) thì cây cà chua đặc biệt nhạy cảm với NH +4, khi vào giai
đoạn ra hoa và đậu trái thì NH+4 sẽ làm ảnh hưởng đến tăng trưởng và năng suất và làm
tăng tỷ lệ thối đít trái (BER) (Trần Thị Ba và ctv., 1999). Trong môi trường acid, anion
NO-3 dễ hấp thu hơn, trong khi cation NH+4 dễ hấp thu ở môi trường có pH cao hơn, ở
pH là 6,8 cả hai loại ion này cây cà chua đều hấp thu. Khi cây bị ngộ độc NH+4 được
coi là một hình thức thiếu Ca, vì NH +4 làm ngăn cản chức năng bình thường của Ca.
Như vậy, NH+4 cần được bổ sung vào giai đoạn đầu của quá trình sinh trưởng và giảm
dần về lượng vào giai đoạn ra hoa kết trái (Jones, 1999).
* Lân (P)
Theo Tạ Thu Cúc (2007) thì lân có tác dụng kích thích hệ rễ sinh trưởng, cây sử
dụng lân nhiều khi cây có 3-4 lá thật, một đặc điểm khác biệt quan trọng của cây cà


7


chua có hệ rễ hút lân rất kém đặt biệt trong thời kỳ cây con. Theo Asher và Loneragan
(1963) một dung dịch dinh dưỡng thủy canh thì có khoảng 20-50 mg P /lít, nếu nồng
độ được duy trì liên tục thì có thể gây ngộ độc cho cây cà chua. Tuy nhiên với hệ
thống thủy canh hầu hết mức độ dinh dưỡng P không được duy trì liên tục (Bugbee,
1995).
Lân là một trong những chất cần thiết nhất của quá trình trao đổi chất, do lân có
trong thành phần của nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng nhất của cây. Các quá trình
hình thành và tích lũy carbon hydrat, protid, chất béo… đều có sự tham gia trực tiếp
hoặc gián tiếp của lân (Lê Văn Căn, 1978). Theo Jones (1998) khi trong dung dịch
dinh dưỡng có thừa P thì sẽ làm cho cây cà chua thiếu Fe, Mn, Zn, đặt biệt là ảnh
hưởng đầu tiên tới Zn.
* Kali (K)
Kali được xem như là một nguyên tố có ảnh hưởng đến chất lượng của cà chua
nhất, giai đoạn mà cây hấp thu nhiều nhất vào thời kỳ cây ra hoa và cho trái tập trung.
Trong các hệ thống thủy canh cây cà chua thì mức độ K+ cho vào dung dịch dinh
dưỡng thủy canh bình thường từ khoảng 100-200 mgK/lít. Theo Adams (1986) năng
suất của cà chua trong hệ thống thủy canh đạt năng suất cao nhất khi nồng độ K + vào
khoảng 150 mg/lít, giai đoạn sau 40 ngày cây ra hoa và hình thành trái thì nồng độ K +
phải từ 200-750 mg/lít. Khi cây cà chua trong hệ thống thủy canh không được cung
cấp đầy đủ kali thì làm cho quá trình chín sẽ không đồng đều, và làm ảnh hưởng tới
thời gian tồn trữ của trái (Grierson và Kader, 1986). Tuy nhiên khi K+ trong dung dịch
cao hơn so với Ca và Mg thì đầu tiên sẽ gây thiếu hụt Mg và sau đó gây ra thiếu hụt
Ca.
* Calcium (Ca) và cơ sở khoa học của bệnh thối đít trái (BER)
Theo Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài (2004) thì Ca là một khoáng chất
không độc, mặc dù ở nồng độ cao và giải độc rất hiệu quả khi cây bị ngộ độc các
nguyên tố khác ở nồng độ cao. Ca cần thiết sự hình thành của màng tế bào cho tế bào
rễ, làm giảm tính thấm của màng tế bào, làm giảm việc hút nước của cây (Ngô Ngọc
Hưng và ctv., 2004). Theo Tanaka (2003) thì Ca là nguyên tố hàng đầu để tăng năng
suất và chất lượng của trái cà chua. Theo Cooper và Bangerth (1976), thì Ca2+ có chức

năng cấu trúc quan trọng làm vững chắc vách tế bào, cung cấp thêm muối Ca trong
suốt quá trình phát triển trái để làm tăng độ cứng cho vỏ trái. Sự suy thoái vách tế bào
thường đi kèm với việc gia tăng hoạt động của enzyme polygalacturase (Fischer và
Bennett, 1991). Enzyme Polygalacturase phân hủy acid polygalacturonic pectins. Khi
tăng nồng độ Ca sẽ giúp kìm hãm hoạt động của enzyme polygalacturose (Havlin và
ctv., 2005; Jackman và Stanley, 1995; Easterwood, 2002). Khi cây bị thiếu Ca làm cho
thành tế bào bị suy thoái nhanh, các mô mềm bị rò rĩ và làm tăng nhanh tính thấm của
màng, giảm áp lực sức trương, tăng khả năng bị nhiễm bệnh do nấm (Miedes và
Lorences, 2006).


8

Trong quá trình hô hấp tế bào bình thường thì sẽ tạo ra nhiều acid hữu cơ và các
acid này có thể phân hủy vách tế bào, Ca có tác dụng trung hòa các acid hữu cơ này
(Havlin và ctv., 2005). Ca còn giúp cây cân đối khả năng hấp thu Na+ và K+ . Khi cây
hấp thu nhiều Na sẽ làm cho tỷ lệ quang hợp bị giảm và làm rối loạn các dinh dưỡng vi
lượng (Montesano và Van Iersel, 2007).
Theo Phạm Hồng Thái (1978) calcium còn làm tăng tính ngọt của trái cây do có
tác dụng đối kháng rõ rệt với ion H+ nên có tác dụng điều hòa độ chua của tế bào, đảm
bảo hoạt động bình thường của hệ enzyme. Theo Conway và ctv. (1997) Ca còn có tác
dụng làm tăng độ ngọt của trái, gia tăng độ cứng của trái táo. Sử dụng CaCl2 ở nồng độ
0,5% trên cây cà chua có tác dụng gia tăng hàm lượng lycopen và hàm lượng acid
ascorbic và cải thiện độ cứng chắc của trái (Subbiah, 1994). Nếu như hàm lượng Ca
gia tăng trong tế bào chất sẽ làm hoạt hóa protein nhạy cảm mang tên Calmodulin có
tác dụng hình thành nên các enzyme Catabolic là enzyme làm thúc đẩy quá trình lão
hóa của tế bào (Ferguson, 1984; Leshem, 1992). Ngoài ra Ca còn có tác dụng làm gia
tăng sự hấp thu phân N do làm gia tăng pH làm giảm thất thoát amonium, tăng khả
năng hấp thu lân và kali, làm kích thích quá trình quang hợp trên cây và chua và bắp
cải (Feagley và Fenn, 1998).

Khi cây cà chua bị thiếu Ca thì gây nên triệu chứng thối đít trái hay trái bị nứt
làm mất giá trị thương phẩm (Saure, 2001). Sự phát triển của bệnh thối đít trái là do
dinh dưỡng calcium và vai trò sinh lý của dinh dưỡng này, trong đó chủ yếu đóng vai
trò chủ yếu làm cứng chắc thành tế bào (Morris và ctv., 1982) và ổn định màng tế bào
toàn vẹn (Jones và Lunt, 1967; Hirschi, 2004). Tuy nhiên theo Voogt (1993) thì hiện
tượng thối đít trái không đơn thuần là do thiếu Ca, nhưng đây là sự kết hợp của 2 yếu
tố: sự hấp thu nước và Ca của rễ, hiện tượng thối đít trái xảy ra khi pH thấp, EC cao,
môi trường kém thoáng khí, nhiệt độ thấp hoặt mất cân bằng một số cation chính trong
dung dịch dinh dưỡng cũng xảy ra hiện tượng này. Tuy nhiên khi đi sâu vào nghiên
cứu hiện tượng thối đít trái còn nhiều nguyên nhân sau: khả năng đáp ứng dinh dưỡng
lân thấp (Ho, 1998), nồng độ Mg cao (Papadopoulos, 2004), nồng độ N cao (Pill và
ctv., 1978), nồng độ K cao (Adams, 2002), EC cao (Amor và ctv., 2001), hay bị điều
kiện hạn hán (Shaykewichet và ctv., 1971), độ ẩm thấp, cường độ ánh sáng mạnh và
nhiệt độ môi trường cao (Gerard và Hipp, 1968). Yếu tố môi trường làm giảm luồng
Ca đến trái bằng cách chuyển hướng ưu tiên các dòng xylem đến lá, chẳng hạn lúc cây
thoát nhiều hơi nước qua lá (Li và ctv., 2001). Chính vì điều này mà Ho và ctv. (1999)
giải thích tại sao khi nồng độ N cao trong dung dịch dinh dưỡng làm thúc đẩy hiện
tượng thối đít trái. Nitơ cao làm cây phát triển một tán cây lớn, do đó làm tăng tốc độ
thoát hơi nước. Hiện tượng thối đít trái bắt đầu xảy ra khi cây thiếu Ca vào giai đoạn ra
hoa và cho trái tập trung (Franco và ctv., 1994; Willumsen và ctv., 1996). Yếu tố môi
trường ảnh hưởng đến việc vận chuyển Ca vào trái và tốc độ phát triển của tế bào, sự
ảnh hưởng này gồm hai nhóm nhân tố; nhóm nhân tố gồm EC của dung dịch dinh
dưỡng, cường độ thẩm thấu và ẩm độ của không khí, nhóm này ảnh hưởng lên quá


9

trình vận chuyển Ca vào trái; nhóm nhân tố thứ 2 có ảnh hưởng tới tốc độ lớn của trái
là nhiệt độ môi trường xung quanh và cường độ ánh sáng (Ho, 1998).
Theo Maynard và ctv. (1957) và Sperry và ctv. (1996) bệnh thối đít trái bị ảnh

hưởng đặc tính di truyền, đây là khả năng nhạy cảm đối với bệnh của giống và độ nhạy
cảm này liên quan đến việc phân phối Ca thông qua hệ thống xylem, và tốc độ phát
triển của tế bào trong thời gian mới đậu trái (Belda và ctv., 1996).
Theo Schmitz-Eiberger và ctv. (2002) canh tác cây cà chua ngoài đồng có thể
khắc phục bằng cách phun Ca qua lá, còn trong phương pháp thủy canh một biện pháp
hữu hiệu là sử dụng dung dịch dinh dưỡng nhưng giảm hàm lượng N đặt biệt là NH +4
và bổ sung Ca vào thời kỳ ra hoa cho trái tập trung.
* Phân dơi
Phân dơi là một loại phân hữu cơ có chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho cây
trồng. Theo kết quả phân tích hóa lý và vi sinh cho thấy thành phần chính của phân dơi
là các hợp chất hữu cơ, vô cơ chủ yếu là N, P, K, C, Mg. Theo Sridhar và ctv. (2006)
hàm lượng các dưỡng chất như Ca, Mg, vi khuẩn, xạ khuẩn và nấm có lợi trong phân
dơi cao hơn so với phân các vật nuôi khác. Thành phần và tính chất của phân dơi phụ
thuộc vào nguồn thức ăn của chúng, có thể chia phân dơi thành hai nhóm: phân của
dơi ăn côn trùng và phân của dơi ăn trái cây, trong đó phân của dơi ăn côn trùng
thường chứa 65 % chất hữu cơ, nhiều chitin, pH thấp còn phân dơi của loài ăn trái cây
thì có chứa nhiều cellulose, nhiều khoáng chất và pH từ trung tính đến kiềm (Ruth và
ctv., 2004). Theo phân tích của Hutchison (1950) cho thấy trong phân dơi rất giàu các
vi sinh vật, bao gồm các loại vi khuẩn có khả năng phân hủy cellulose và xạ khuẩn.
1.4 PHƯƠNG PHÁP THỦY CANH
1.4.1. Giới thiệu phương pháp thủy canh
Theo Nguyễn Bảo Toàn (2010) và Trần Thị Ba và ctv. (2008) thủy canh
(hydroponic) hoặc trồng cây không cần đất (soilless culture) là kỹ thuật trồng cây
trong dung dịch dinh dưỡng (nước và phân), nó cung cấp tất cả các thành phần dinh
dưỡng cho cây trồng sinh trưởng tối hảo, có hoặc không sử dụng môi trường nhân tạo
(giá thể: cát, đá, sỏi, than bùn, xơ dừa, mạc cưa, sợi tự nhiên hay tổng hợp) để nâng đỡ
cho cây về mặt cơ học.
Theo Phạm Ngọc Tuân (2008); Göhler và Molitor (2002); Jensen (1991) thì
phương pháp thủy canh thường được trồng trong nhà lưới hơn là trồng ngoài trời.
Trồng cây trong nhà lưới giúp ta tạo cho cây trồng một điều kiện sinh trưởng tối ưu

nhất để nâng cao năng suất cây trồng (Aldrich và Bartok, 1989), quan trọng nhất là
trong nhà lưới giúp ta có thể canh tác cây trồng quanh năm, tránh bị các điều kiện bất
lợi của tự nhiên (Von Zabeltitz, 1999).


10

Theo Var và Demetry (2009) thủy canh có những lợi ích là cây trồng có thể
được trồng ở những nơi đất trống hoặc bị ô nhiễm, còn theo Trần thị Ba và ctv. (2008)
thì phương pháp thủy canh cho năng suất đạt tối đa, cao hơn từ 1,4- 27,0 lần so với
canh tác ngoài đồng. Chất lượng tốt, sản phẩm có hương vị đậm đà, giàu chất dinh
dưỡng hơn trồng bằng đất, cho thu hoạch sớm do loại trừ được yếu tố giới hạn của
nước và dinh dưỡng.
Savvas (2002) đã cho rằng phương pháp này giúp bảo vệ môi trường và nâng
cao năng suất cây rau. Theo Echeverria (2008) thủy canh ít phụ thuộc vào điều kiện
môi trường, cây có sự cân bằng lý tưởng của không khí, nước, chất dinh dưỡng và độ
ẩm cùng nhau. Ngoài ra phương pháp thủy canh còn giúp ta kiểm soát được môi
trường và nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng (Martinez, 1999). Việc sử dụng công
nghệ trồng rau không cần đất cho năng suất cao hơn gấp nhiều lần hơn so với trồng
trực tiếp trong đất và trên cùng một đơn vị diện tích đất, mà còn kiểm soát được dịch
hại, tiết kiệm nước, sử dụng hiệu quả dinh dưỡng, tránh được các tác nhân gây bệnh từ
đất hết sức nguy hiểm (Schwarz, 1999 và Mahajan và Singh, 2006). Ngoài ra còn có
thể trồng liên tục sau mỗi vụ, không cần cày bừa, làm cỏ như ngoài đồng ruộng, do đó
mỗi năm có thể trồng 11-12 vụ rau thay vì chỉ có 1-2 vụ như bao đời nay, góp phần
tăng hiệu quả sử dụng đất và chủ động được mùa vụ (Ngô Quang Vinh, 2006).
Tuy nhiên ngoài những ưu điểm kể trên thì Morgan (2008), Trần Thị Ba và ctv.
(2008); Nguyễn Bảo Toàn (2010) cho rằng thủy canh có chi phí đầu tư cao, đòi hỏi
trình độ chuyên môn kỹ thuật cao để sản xuất có hiệu quả. Điều này gây cản trở cho
việc mở rộng phương pháp thủy canh ra đại trà. Bệnh lây lan rất nhanh và gần như
không kiểm soát được, bệnh do vi khuẩn gây ra thường nguy hiểm hơn so bệnh do

nấm gây ra, để hạn chế vi khuẩn người ta thường dùng phức chất Fe chelate trong
dung dịch dinh dưỡng là Fe-EDTA, hoặc áp dụng các biện pháp thanh trùng dung dịch
dinh dưỡng (đối với biện pháp có hoàn lưu dinh dưỡng) (Bergstrand, 2009).
1.4.2 Các hệ thống thủy canh
Theo Nguyễn Thị Minh Phương (2010) thì phương pháp thủy canh có các hệ
thống sau:
- Thủy canh ngâm rễ có sục khí (SAT-Static Aerated Technique) phần rễ của cây
chìm sâu trong dung dịch dinh dưỡng tĩnh, khi đó dung dịch sẽ được sục khí bằng cách
cung cấp một dung lượng khí vào vùng rễ hoặc bơm không khí vào dung dịch dinh dưỡng.
- Kỹ thuật dòng chảy thông khí (AFT-Aerated Flow Technique) một cải tiến từ kỹ
thuật DFT, dinh dưỡng được cung cấp đầy đủ bởi những luồng thông khí nhờ một cơ chế
đặc biệt.
- Kỹ thuật phun sương rễ (RMT-Root Mist Technique) dinh dưỡng được phun
dưới dạng sương trong thời gian 4 - 5 phút vào vùng rễ của cây và được chứa trong một


11

buồng ở gần rễ. Kỹ thuật này được biết tới như kỹ thuật khí canh, rất tốt cho vùng rễ non
và những cành giâm ().
- Kỹ thuật dinh dưỡng sương mù (FFT-Fog Feed Technique) kỹ thuật này tương tự
với kỹ thuật RTM nhưng dinh dưỡng được phun dưới dạng giọt nhỏ trong một thời gian.
Kỹ thuật này tốt cho những cây trồng có rễ khí sinh.
- Kỹ thuật tăng giảm dòng chảy đều đặn (hay còn gọi là ngập cạn) (EFT - Ebb and
Flow Technique) dung dịch dinh dưỡng được bơm đi ngang qua hệ thống rễ định kỳ 3 - 4
lần/ngày. Dung dịch dinh dưỡng thừa được rút hết toàn bộ, giữ lại trong thùng, bổ sung
rồi tái sử dụng. Bộ rễ rất thoáng khí, đây là kỹ thuật thủy canh hoàn lưu đơn giản và phổ
biến nhất (Trần Thị Ba và ctv., 2008).

- Kỹ thuật tưới nhỏ giọt (DIT-Drip Irrigation Technique) là kỹ thuật cung cấp

nước hiệu trái, là một dạng cơ bản của tiết kiệm nước mà khu vực rễ cây trồng được
cung cấp nước trực tiếp và liên tục dưới dạng các giọt nước từ thiết bị tạo giọt (Trần
Thái Hùng, 2008).
- Kỹ thuật màng dinh dưỡng (NFT-Nutrient Film Technique) một màng mỏng
dung dịch dinh dưỡng khoảng 0,5 mm chảy qua ống, chúng luôn tiếp xúc với phần dưới
của rễ, phần rễ bên trên phơi trần ra không khí để thở và được dung dịch dinh dưỡng bơm
hoàn lưu (Trần Thị Ba và ctv., 2008).

Theo Nguyễn Bảo Toàn (2010) thì kỹ thuật DFT được làm bằng cách cho dung
dịch dinh dưỡng có độ sâu 2-3 cm, hoặc sâu từ 5-6 cm cho chảy xuyên qua các ống
PVC có đường kính từ 10-30 cm và các chậu làm bằng nhựa được gắn cố định bên
trên. Những chậu lưới chứa vật liệu trồng và đáy chạm vào dung dịch dinh dưỡng
trong ống. những ống PVC có thể được xếp trên một mặt phẳng hay theo hình zigzag
tùy thuộc vào loại cây trồng. Khi dung dịch được hoàn lưu rơi vào thùng chứa dung
dịch gốc thì lúc đó sẽ tạo ra nhiều oxy cho dung dịch dinh dưỡng, các ống PVC phải
cố một độ dốc lớn để dinh dưỡng chảy xuống một cách dễ dàng, các ống PVC nên
được sơn trắng để giảm bớt sự nóng lên của dung dịch dinh dưỡng (Kao Te-Chen,
1991).
Theo Hansson (2003) thì ở hệ thống thủy canh mở dung dịch được thải ra môi
trường xung quanh dẫn đến hiện tượng phú dưỡng của nguồn nước ngầm và nguồn
nước tự nhiên, còn đối với hệ thống thủy canh đóng, dung dịch dinh dưỡng được tái sử
dụng, tiết kiệm được 20-25% nguồn dinh dưỡng. Hệ thống không hồi lưu thì gây lãng
phí nước, dinh dưỡng, tuy nhiên kiểm soát tốt mầm bệnh, trong khi đó hệ thống kín
hồi lưu thì tiết kiệm 40-45% tổng lượng nước cung cấp (Dasgan và ctv., 2005).
Tại Thụy Điển các nhà kính sản xuất cà chua bằng phương pháp thủy canh đã
làm mất đi 850 kg đạm, 80 kg lân và 850 kg kali. Trong các hệ thống thủy canh có
hoàn lại dung dịch dinh dưỡng các chất dinh dưỡng được tái chế và xấp xỉ 20-25%
lượng dinh dưỡng. Còn theo một nghiên cứu của Van Os và ctv. (1999) tại Hà Lan
việc áp dụng biện pháp thủy canh có hoàn lại dung dịch dinh dưỡng đã giúp tiết kiệm



×