Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

ẢNH HƯỞNG của LIỀU LƯỢNG CHLORATE KALI lên sự RA HOA NHÃN e DAW mùa mưa tại HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH ĐỒNG THÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (855.58 KB, 67 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG


CAO SẾN

ẢNH HƢỞNG CỦA LIỀU LƢỢNG CHLORATE
KALI LÊN SỰ RA HOA NHÃN E-DAW MÙA MƢA
TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH ĐỒNG THÁP

Cần Thơ - 2011


Luận văn tốt nghiệp kỹ sƣ ngành Trồng trọt với đề tài:

ẢNH HƢỞNG CỦA LIỀU LƢỢNG CHLORATE
KALI LÊN SỰ RA HOA NHÃN E-DAW MÙA MƢA
TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH ĐỒNG THÁP

Do sinh viên Cao Sến thực hiện
Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2011
Cán bộ hƣớng dẫn

PGS. Ts. Trần Văn Hâu

i


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG

-----------------------------------------------------------------------------------------------Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sƣ ngành Trồng
trọt với đề tài:

ẢNH HƢỞNG CỦA LIỀU LƢỢNG CHLORATE
KALI LÊN SỰ RA HOA NHÃN E-DAW MÙA MƢA
TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH ĐỒNG THÁP
Do sinh viên Cao Sến thực hiện và bảo vệ trƣớc hội đồng
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp đƣơc Hội đồng đánh giá ở mức ...................................................................
DUYỆT KHOA

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2011

Trƣởng khoa Nông Nghiệp & SHƢD

Chủ tịch hội đồng

ii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chƣa đƣợc ai công bố trong bất kỳ
luận văn nào trƣớc đây.


Tác giả luận văn

Cao sến

iii


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Họ và tên: Cao Sến

Giới tính: Nam

Sinh ngày: 15/11/1989S

Dân tộc: Khmer

Nơi sinh: Ấp An Ninh 1, thị trấn Kế Sách, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng
Họ và tên cha: Cao Thanh

Sinh năm: 1965

Họ và tên mẹ: Trần Thị Thiên

Sinh năm: 1963

Quê quán: Kế Sách, Sóc Trăng
Quá trình học tập:
Tốt nghiệp THPT năm 2006 tại trƣờng THPT Kế Sách, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc
Trăng.

2007-2011: Là sinh viên ngành trồng trọt khóa 33, khoa Nông nghiệp và Sinh Học
Ứng Dụng trƣờng Đại học Cần Thơ.

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2011
Ngƣời khai

Cao Sến

iv


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng
Cha, Mẹ đã suốt cuộc đời tận tụy vì sự nghiệp và tƣơng lai của con.
Tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Thầy Trần Văn Hâu đã tận tình hƣớng dẫn, truyền đạt những kiến thức quý báu
giúp em hoàn thành bài luận văn này.
Chân thành cám ơn
Quý thầy cô và các anh chị cán bộ khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng đã
hết lòng dạy dỗ cho chúng em trong quá trình hoc tập tại trƣờng.
Anh Phan Văn Tho đã cho mƣợn vƣờn và nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá
trình làm thí nghiệm.
Anh Tính, anh Bình, anh Hiếu, anh Trí, chị Thuỷ, đã giúp đỡ em trong quá trình
làm luận văn.
Các bạn Phơlin, Tuấn Anh, Trung, Thảo, Hoàng, Phƣơng, Nguyên, Mạnh, Ngọc
Anh, Trang, Hùng, Lƣợng đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Thân ái gửi về
Các bạn sinh viên lớp Trồng Trọt 1 và Trồng Trọt 2 K33 lời chúc sức khỏe và
thành đạt trong tƣơng lai.


v


CAO SẾN, 2011: Ảnh hƣởng của liều lƣợng KClO3 lên sự ra hoa nhãn E-Daw mùa
mƣa tại huyện Châu Thành, Tỉnh Đồng Tháp. Luận văn tốt nghiệp kỹ sƣ Trồng trọt khoa
Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trƣờng Đại Học Cần Thơ. Ngƣời hƣớng dẫn khoa
học: PGs. Ts. Trân Văn Hâu.

TÓM LƢỢC
Đề tài “Ảnh hƣởng của liều lƣợng KClO3 lên sự ra hoa nhãn E-Daw tại huyện Châu
Thành, Tỉnh Đồng Tháp” nhằm mục đích khảo sát ảnh hƣởng của liều lƣợng KClO3 lên
sự ra hoa của nhãn E-Daw, từ đó tìm ra liều lƣợng KClO3 thích hợp để xử lý ra hoa nhãn
E-Daw vào mùa mƣa, góp phần nâng cao năng suất cây trồng. Đề tài đƣợc thực hiện từ
tháng 02/2010 đến tháng 02/2011 tại vƣờn anh Phan Văn Tho, xã An Khánh, huyện Châu
Thàn, tỉnh Đồng Tháp. Thí nghiệm có bốn nghiệm thức đƣợc bố trí theo thể thức khối
hoàn toàn ngẫu nhiên với bốn lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tƣơng ứng với một cây, bốn
nghiệm thức tƣơng ứng với bốn liều lƣợng KClO3 nhƣ sau: 1/ 40 g/m đƣờng kính tán;
2/60 g/m đƣờng kính tán; 3/ 80 g/m đƣờng kính tán; 4/ Đối chứng theo phƣơng pháp của
nông dân (xử lý KClO3 liều lƣợng 500 g/cây tƣơng ứng với 86,36 g/m đƣờng kính tán).
Kết quả thí nghiệm cho thấy: Xử lý KClO3 với liều lƣợng 60, 80 g/m đƣờng kính tán và
đối chứng làm cho cây nhãn E-Daw mùa mƣa ra hoa sớm hơn, tỷ lệ ra hoa và năng suất
cao hơn so với liều lƣợng 40 g/m đƣờng kính tán. Xử lý KClO3 với liều lƣợng 60, 80 g/m
đƣờng kính tán và đối chứng làm cho thời gian phát triển của phát hoa và thời gian nở
hoa của cây lâu hơn so với liều lƣợng 40 g/m đƣờng kính tán. Xử lý KClO3 với liều
lƣợng 80 g/m đƣờng kính tán và đối chứng làm cho phát hoa dài hơn 10 cm so với liều
lƣợng 40 g/m đƣờng kính tán. Xử lý KClO3 với các liều lƣợng 40, 60, 80 g/m đƣờng kính
tán và đối chứng đều làm cho hàm lƣợng GA3 trong lá ở giai đoạn 28 ngày sau khi xử lý
cao. Trọng lƣợng trái, phẩm chất trái không bị ảnh hƣởng bởi các liều lƣợng xử lý KClO3
40, 60, 80 g/m đƣờng kính tán và đối chứng.


vi


MỤC LỤC
CHƢƠNG

1

Nội dung

Trang

LỜI CAM ĐOAN

iii

LÝ LỊCH CÁ NHÂN

iv

LỜI CẢM TẠ

v

TÓM LƢỢC

vi

DANH SÁCH HÌNH


x

DANH SÁCH BẢNG

xii

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

xv

MỞ ĐẦU

1

LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU

2

1.1 ĐẶC ĐIỂM RA HOA VÀ ĐẬU TRÁI CỦA CÂY NHÃN

2

1.1.1Sự ra hoa

2

1.1.2 Sự đậu trái và rụng trái non

3


1.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ RA HOA VÀ ĐẬU
TRÁI CỦA CÂY NHÃN

3

1.2.1 Yếu tố ngoại sinh

3

1.2.2 Yếu tố nội sinh

6

1.3 PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ RA HOA BẰNG HÓA CHẤT

8

1.3.1 Đặc tính của Chlorate Kali (KCLO3)

8

1.3.2 Biện pháp xử lý Chlorate Kali

9

1.3.3 Tác động của Chlorate Kali lên sự sinh trƣởng, phát triển 10
và phẩm chất của cây nhãn

vii



2

PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP

12

2.1 PHƢƠNG TIỆN

12

2.1.1 Địa điểm và thời gian thực hiện thí nghiệm

12

2.1.2 Địa điểm phân tích mẫu

12

2.1.3 Vật liệu thí nghiệm

12

2.1.4 Dụng cụ thí nghiệm

12

PHƢƠNG PHÁP

13


2.2.1 Bố trí thí nghiệm

13

2.2.2 Các chỉ tiêu theo dõi và phƣơng pháp thu thập số liệu

13

2.2.3 Cách thu mẫu

15

2.2.4 Quy trình chăm sóc

16

2.2.5 Xử lý số liệu

17

KẾT QUẢ THẢO LUẬN

18

3.1 ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC

18

3.2 ĐẶC TÍNH SINH TRƢỞNG


18

3.3 HÀM LƢỢNG GA3 TRONG LÁ NHÃN

19

3.4 ĐẶC ĐIỂM RA HOA VÀ ĐẬU TRÁI

20

3.4.1 Quá trình ra hoa

20

3.4.2 Thời gian xuất hiện mầm hoa

21

3.4.3 Chiều dài phát hoa

23

3.4.4 Thời gian phát triển của phát hoa và thời gian nở hoa

25

3.4.5 Tỷ lệ ra hoa

26


2.2

3

viii


4

3.4.6 Số lƣợng và tỷ lệ hoa lƣỡng tính cái

28

3.4.7 Tỷ lệ đậu trái

29

3.5 THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT

31

3.5.1 Thành phần năng suất

31

3.5.2 Năng suất trái trên cây

32


3.5.3 Sự tƣơng quan giữa số trái trên chùm, số hoa cái, tỷ lệ ra
hoa, trọng lƣợng chùm với năng suất

33

3.6 PHẨM CHẤT TRÁI

34

3.6.1 Màu sắc trái và hàm lƣợng chất rắn hòa tan

34

3.6.2 Kích thƣớc trái

35

3.6.3 Dày cơm và tỷ lệ thịt trái

36

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

37

4.1 KẾT LUẬN

37

4.2 ĐỀ NGHỊ


37

TÀI LIỆU THAM KHẢO

38

PHỤ CHƢƠNG 1
PHỤ CHƢƠNG 2

ix


DANH SÁCH HÌNH

Hình Tên hình

Trang

3.1

Phát hoa của nhãn E-Daw có hiện tƣợng ra bông lá sau khi xử lý KClO3
vào mùa mƣa tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp (02/2010 02/2011).

20

3.2

Quá trình ra hoa của nhãn E-Daw mùa mƣa tại huyện Châu Thành, tỉnh
Đồng Tháp (02/2010 - 02/2011)


21

3.3

Mầm hoa của nhãn E-Daw sau khi xử lý KClO3 vào mùa mƣa tại huyện
Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp (02/2010 - 02/2011)

22

3.4

Thời gian (ngày) từ khi xử lý đến khi nhú mầm hoa của nhãn E-Daw
dƣới ảnh hƣởng của liều lƣợng KClO3 khác nhau tại huyện Châu Thành,
tỉnh Đồng Tháp (02/2010 - 02/2011).

22

3.5

Sự tƣơng quan giữa liều lƣợng KClO3 với thời gian xuất hiện mầm hoa
của nhãn E-Daw mùa mƣa tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp
(02/2010 - 02/2011).

23

3.6

Chiều dài phát hoa nhãn E-Daw dƣới ảnh hƣởng của liều lƣợng
24

KClO3 khác nhau trong mùa mƣa tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng
Tháp (02/2010 - 02/2011).

3.7

Tƣơng quan giữa liều lƣợng KClO3 và chiều dài phát hoa nhãn E-Daw
mùa mƣa tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp (02/2010 - 02/2011).

25

3.8

Tỷ lệ ra hoa của nhãn E-Daw khi xử lý ở các liều lƣợng KClO3 khác
nhau tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp (02/2010 - 02/2011).

27

3.9

Tƣơng quan giữa liều lƣợng KClO3 và tỷ lệ ra hoa nhãn E-Daw mùa mƣa 28
tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp (02/2010 - 02/2011).

3.10

Hình 3.10 Tỷ lệ đậu trái của nhãn E-Daw ở các liều lƣợng KClO3 khác
nhau tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp (02/2010 - 02/2011).

x

30



3.11

Tƣơng quan giữa tỷ lệ đậu trái của nhãn E-Daw với liều lƣợng KClO3
khác nhau tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp (02/2010 - 02/2011)

30

3.12

Năng suất của nhãn Edaw ở các liều lƣợng KClO3 khác nhau tại huyện
Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp (02/2010 - 02/2011).

32

3.13

Tƣơng quan giữa năng suất nhãn E-Daw với liều lƣợng KClO3 khác
nhau tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp (02/2010 - 02/2011).

33

xi


DANH SÁCH BẢNG

Bảng Tên bảng


Trang

3.1

Đặc tính nông học của cây nhãn E-Daw dùng làm thí nghiệm tại huyện
Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp (02/2010 - 02/2011).

18

3.2

Đặc tính sinh trƣởng của nhãn E-Daw dùng làm thí nghiệm tại
huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp (02/2010 - 02/2011).

19

3.3

Hàm lƣợng GA3 trong lá nhãn E-Daw giai đoạn 28 ngày sau khi khi xử lý 19
với liều lƣợng KClO3 khác nhau trong mùa mƣa, tại Châu Thành – Đồng
Tháp (02/2010 - 02/2011).

3.4

Quá trình ra hoa của nhãn E-Daw vào mùa mƣa tại huyện Châu Thành,
tỉnh Đồng Tháp (02/2010-2/2011)

3.5

Thời gian phát triển và nở hoa của nhãn E-Daw khi xử lý với liều lƣợng 26

KClO3 khác nhau trong mùa mƣa tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp
(02/2010 - 02/2011).

3.6

Số lƣợng và tỷ lệ hoa lƣỡng tính cái của nhãn Edaw ở các liều lƣợng
KClO3 khác nhau tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp (02/2010 02/2011).

29

3.7

Thành phần năng suất nhãn Edaw mùa mƣa tại huyện Châu Thành, tỉnh
Đồng Tháp (02/2010-02/2011).

32

3.8

34
Sự tƣơng quan giữa số trái trên chùm, số hoa cái, tỷ lệ ra hoa, trọng
lƣợng chùm với năng suất nhãn E-Daw tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng
Tháp (02/2010 - 02/2011).

3.9

Độ khác màu sắc trái (∆E) và độ Brix (%) trái nhãn E-Daw mùa mƣa tại
huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp (2010).

35


3.10

Ảnh hƣởng của KCLO3 lên kích thƣớc trái nhãn Edaw tại huyện Châu
Thành, tỉnh Đồng Tháp (02/2010-02/2011).

35

xii

21


3.11

Bề dày cơm và tỷ lệ thịt trái nhãn Edaw tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng 36
Tháp (02/2010-02/2011).

xiii


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
KClO3: Chlorate kali.
NSKXL: Ngày sau khi xử lý.
ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long.
ĐC: Đối chứng
LT: Lƣỡng tính

xiv



MỞ ĐẦU
Cây nhãn (Dimocarpus longan Lour.) là loại cây ăn trái có giá trị kinh tế
cao và đƣợc trồng khá phổ biến ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Do mang
lại hiệu quả kinh tế cao nên hiện nay ở ĐBSCL có ba giống nhãn đang đƣợc trồng
nhiều là: Nhãn Da Bò, nhãn Xuồng Cơm Vàng và nhãn E-Daw.
Nhãn Da Bò là giống nhãn cho năng suất cao nên đƣợc trồng khá phổ biến.
Tuy nhiên do tình hình bệnh “chổi rồng” ngày một tăng và đặc biệt gây hại nặng
trên giống nhãn Da Bò nên sự chú ý của ngƣời dân về giống nhãn này không còn
cao nhƣ trƣớc. Nhãn Xuồng Cơm Vàng là giống nhãn có phẩm chất cao: Trái to,
thịt dầy nhƣng năng suất lại thấp.
Nhãn E-Daw là giống nhãn nổi tiếng của Thái Lan, đƣợc du nhập vào nƣớc
ta cách đây khoảng 15 năm trở lại đây (Trần Thị Ngọc Đầy, 2009), vừa có phẩm
chất ngon, năng suất rất cao, lại ít bị ảnh hƣởng bởi bệnh chổi rồng nên đƣợc rất
nhiều nhà vƣờn quan tâm và ngày càng mở rộng về diện tích. Tuy nhiên do là
giống đòi hỏi nhiệt độ thấp cần thiết cho sự ra hoa vì xuất phát ở miền bắc Thái
Lan nên không ra hoa tự nhiên cũng nhƣ khi xử lý bằng biện pháp khoanh cành
(Trần Văn Hâu, 2005), đây là vấn đề khó khăn nhất mà ngƣời dân trồng nhãn EDaw gặp phải.
Trên thế giới việc sử dụng Chlorate kali (KClO3) đã đƣợc những ngƣời
trồng nhãn ở Thái Lan khám phá nhƣ là một phƣơng pháp phổ biến để thúc đẩy
cho cây nhãn ra hoa (Wong, 2000). Vì vậy việc nghiên cứu ứng dụng chất này để
làm cho nhãn E-Daw ra hoa vào mùa mƣa nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng
của thị trƣờng là một vấn đề hết sức cần thiết. Cho nên đề tài “Ảnh hƣởng của
nồng độ KClO3 lên sự ra hoa nhãn E-Daw mùa mƣa tại huyện Châu Thành-Đồng
Tháp” đƣợc thực hiện nhằm tìm ra liều lƣợng KClO3 thích hợp để xử lý ra hoa
nhãn E-Daw trong mùa mƣa đạt hiệu quả cao nhất từ đó giúp ngƣời dân trồng
nhãn giải quyết khó khăn này.


CHƢƠNG 1

LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 ĐẶC ĐIỂM RA HOA VÀ ĐẬU TRÁI CỦA CÂY NHÃN
1.1.1 Sự ra hoa
Theo Prawitasari và ctv. (2002) quá trình ra hoa của cây nhãn rất phức tạp
bởi vì nó có quan hệ với sự thay đổi của cấu trúc bazơ trong mô phân sinh đỉnh và
liên quan với sự thay đổi của nhiều tiến trình sinh lý học. Quan sát đặc điểm bằng
kính hiển vi cho thấy rằng sự thay đổi tiếp tục diễn ra trong mô phân sinh chồi
trong giai đoạn nhú hoa. Quá trình của những bƣớc này liên quan với nhiều giai
đoạn của sự phát triển trƣớc khi hoa nở. Bƣớc đầu tiên theo hƣớng tự phân chia
trong phân sinh chồi đƣợc biết nhƣ là sự cảm ứng ra hoa với sự thay đổi màu sắc
lá, sự thay đổi về cấu trúc mô phân sinh trong suốt giai đoạn chuyên hóa cho đến
khi hình thành hoa. Theo Trần Văn Hâu (2008) trong một phát hoa nhãn có mang
hoa lƣỡng tính có chức năng đực, hoa lƣỡng tính có chức năng cái, hoa đực và hoa
lƣỡng tính (với hai bộ phận đực và cái). Hoa lƣỡng tính đực có tám nhị đực hoặc ít
hơn, xếp thành hàng đơn trên đế hoa. Hoa lƣỡng tính cái có mang bao phấn nhƣng
bất thụ. Hoa lƣỡng tính có hai bầu noãn, bầu noãn có nhiều lông tơ với núm nhụy
có hai thùy. Thông thƣờng chỉ có một bầu noãn (tâm bì) phát triển thành trái.
Hoa nhãn thụ phấn chéo nhờ côn trùng và có hiện tƣợng chín không cùng
lúc giữa nhị và nhụy. Sự thụ phấn hiệu quả chủ yếu từ 8.00-14.00 giờ. Sự nở của
hoa nhãn trên cùng một phát hoa đƣợc Davenport và Stern (2006) ghi nhận theo
thứ tự nhƣ sau: Đầu tiên là hoa đực, tiếp theo là hoa lƣỡng tính cái (hoa không có
chức năng đực) và cuối cùng là hoa lƣỡng tính đực. Sự nở hoa của một phát hoa
nhãn kéo dài từ một đến hai tuần. Tuy nhiên, do hoa nhãn nở tƣơng đối tập trung
nên có sự trùng lên nhau giữa các loại hoa từ bốn đến sáu tuần tuỳ thuộc vào từng
giống. Trong ba loại hoa thì số lƣợng hoa cái trên phát hoa quyết định đến năng
suất trái thu hoạch (Trần Thế Tục, 2000). Sự đậu trái thƣờng thấy ở những hoa nở
cùng với thời kỳ nở của hoa đực, do đó, những hoa trƣớc hay sau thời kỳ nầy
thƣờng có tỷ lệ đậu trái rất thấp (Verheij, 1984, trích dẫn bởi Phan Phƣợng Trang,
2010). Qua quan sát giống nhãn Long và tiêu Da Bò ở ĐBSCL cho thấy hoa nhãn
thƣờng nở làm ba đợt, đợt một và đợt hai trái phát triển mạnh, trong khi trái đậu

vào đợt thứ ba thƣờng phát triển chậm hơn từ 15-20 ngày và trái thƣờng nhỏ.

2


1.1.2 Sự đậu trái và rụng trái non
Thời kỳ đậu trái nhãn đòi hỏi ẩm độ đất cao. Tùy thuộc vào từng giống và
điều kiện khí hậu mà thời gian từ khi thụ phấn đến khi thu hoạch vào khoảng 3,54,0 tháng. Nếu gặp điều kiện thời tiết bất lợi, trái đậu đợt thứ ba thì thời gian thu
hoạch có thể kéo dài từ 15-20 ngày. Hoa nhãn đƣợc sản xuất rất nhiều nhƣng tỷ lệ
đậu trái thấp và thƣờng rụng ở giai đoạn hai tuần sau khi đậu trái (khi trái non có
đƣờng kính khoảng 1 cm) và khi trái bắt đầu phát triển thịt trái (hai tháng sau khi
đậu trái). Phần thịt trái (tử y) của giống nhãn Long phát triển chủ yếu từ 75-90
ngày sau khi đậu trái (Mai Trần Ngọc Tiếng, 1999, trích Trần Văn Hâu, 2008).
Trong khi trên giống nhãn Xuồng Cơm Vàng thời gian từ khi đậu trái đến khi thu
hoạch là 12 tuần, trong đó, hạt phát triển nhanh từ tuần thứ ba và đạt kích thƣớc tối
đa ở tuần thứ bảy, thịt trái phát triển từ tuần thứ sáu đến tuần thứ 11 (Trần Văn
Hâu và Huỳnh Thanh Vũ, 2006).
1.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ RA HOA VÀ ĐẬU TRÁI CỦA
CÂY NHÃN
1.2.1 Yếu tố ngoại sinh
Yếu tố môi trƣờng có ảnh hƣởng rất quan trọng đến sự ra hoa và đậu trái.
Mƣa nhiều trong thời kỳ ra hoa làm cho hoa bị rung. Điều kiện khí hậu nóng và
khô làm cho tỉ lệ đậu trái thấp và làm rụng trái non (Othman, 1995, trích dẫn bởi
Trần Văn Hâu, 2008). Nhiệt độ thích hợp cho sự ra hoa và đậu trái nhãn ở Thái
Lan từ 20-250C, nhiệt độ trên 400C làm trái bị thiệt hại và gây ra sự rụng trái non.
Việc thiếu dinh dƣỡng, đặc biệt là đạm và kali cũng gây ra sự rụng trái, trái nhỏ và
phẩm chất kém (Menzel và ctv., 1990).
Nhiệt độ
Theo Trần Văn Hâu (2008) nhiệt độ thấp ảnh hƣởng trực tiếp hay cảm ứng
lên sự ra hoa khó phân biệt đƣợc, cây đa niên đòi hỏi nhiệt độ lạnh là bắt buộc

trong khi cây hàng niên đòi hỏi không bắt buộc. Điều kiện nhiệt độ thấp làm giảm
sự sinh trƣởng của cây, mất sự hô hấp, thúc đẩy sự phân giải tinh bột và các chất
dự trữ khác có thể cải thiện trực tiếp sự đồng hóa cung cấp cho đỉnh chồi và thúc
đẩy quá trình theo hƣớng sinh sản.
Nhãn là cây trồng á nhiệt đới, về yêu cầu điều kiện sinh thái của cây nhãn
thì Nguyễn Thị Ngọc Ẩn (1999) cho rằng cây nhãn yêu cầu nhiệt độ thích hợp 21 270C, cần đủ ánh sáng khoảng 2.400 giờ/năm, lƣợng mƣa 1.300-2.000 mm/năm,

3


tuy nhiên sự ra hoa đòi hỏi phải có một mùa đông ngắn với nhiệt độ từ 15-220C
trong 8-10 tuần để kích thích sự ra hoa (Menzel và Simpson, 1994) và theo sau là
điều kiện nhiệt độ cao trong mùa xuân cho hoa phát triển, nếu nhiệt độ thấp kéo
dài mầm hoa hình thành nhƣng không phát triển đƣợc. Nếu mùa đông nhiệt độ
lạnh không đạt đến ngƣỡng ra hoa sẽ ảnh hƣởng đến sự phân hóa và hình thành
mầm hoa nhƣng nhiệt độ lạnh kéo dài sẽ ảnh hƣởng đến sự phát triển của phát hoa.
Khô hạn hay ngập úng cũng là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng lên sự ra hoa nhãn.
Ẩm độ đất cao sẽ sản xuất ra bông lá và mang ít trái (Ussahatanont, 1996, trích
dẫn bởi Trần Văn Hâu, 2008).
Ẩm độ
Theo Vũ Công Hậu (2000); Bùi Thị Mỹ Hồng (2002) cho rằng cây nhãn
thích ẩm, chịu hạn tốt nhƣng không chịu úng, rất dễ nhạy cảm với việc ngập nƣớc
kéo dài. Nếu đất không có độ ẩm tự nhiên quanh năm phải tạo điều kiện để cây
nhãn không bị hạn, đặc biệt khi cây ra hoa kết quả hoặc giai đoạn sinh trƣởng
mạnh.
Tùy theo thời kỳ phát dục của cây nhãn mà yêu cầu về độ ẩm đất cũng khác
nhau. Trƣớc khi ra hoa và để khuyến khích sự hình thành hoa yêu cầu độ ẩm
thƣờng thấp. Một số cây nhƣ nhãn, vải, chôm chôm, xoài nếu vào thời điểm 1-2
tháng trƣớc khi ra hoa mà gặp mƣa thì không ra hoa mà ra đọt lá, do đó không
đƣợc tƣới nƣớc vào lúc này (Lê Văn Chấn, 2008). Nhiều tác giả cho rằng việc tƣới

nƣớc nên hạn chế hoặc không tƣới hoàn toàn trong thời kỳ nghỉ dẫn đến sự ra hoa.
Việc giảm ẩm độ đất này có thể làm chậm phát triển đọt sinh dƣỡng không mong
muốn nhƣng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phân hóa mầm hoa, do đó nếu trong
giai đoạn này ẩm độ đất cao làm cho sự ra hoa thất bại.
Mối liên hệ giữa ẩm độ đất, hoạt động sinh trƣởng chồi và thời tiết rất rõ
rệt, với việc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc điều khiển ra đọt ngay sau khi thu
hoạch và giảm ẩm độ đất trƣớc khi ra hoa để cây nhãn ra hoa đồng loạt. Trong
suốt giai đoạn ra hoa đến khi trái trƣởng thành và sau thu hoạch, nên duy trì lớp cỏ
dƣới tán cây là tốt nhất (Menzel và ctv., 1990).
Biện pháp canh tác
Đắp mô
Vấn đề đắp mô khi trồng nhãn có ý nghĩa rất quan trọng đến việc điều
khiển cho cây ra hoa vì cây có đắp mô rễ cây sẽ thông thoáng, dễ kiểm soát chế độ

4


nƣớc của cây, đặc biệt là khi kích thích ra hoa. Mô trồng nhãn thƣờng có chiều cao
từ 40-60 cm và đƣờng kính khoảng 1,0-1,2 m. Ban đầu mô đƣợc đắp với kích
thƣớc vừa phải, sau đó mô đƣợc bồi hằng năm bằng bùn ao (Trần Văn Hâu, 2008).
Tỉa cành tạo tán
Việc cắt tỉa tạo tán đóng vai trò quan trọng lên sự ra hoa cây nhãn
(Thunyarpar, 1998). Nhãn là cây ra hoa ở chồi tận cùng nên việc tỉa cành để tạo
cành tơ mang trái ở vụ sau có ý nghĩa rất quan trọng. Việc cắt tỉa cành cho cây
thông thoáng còn giúp cho tất cả các cành, nhánh trong tán cây có thể nhận đƣợc
đầy đủ ánh sáng làm cho quá trình quang hợp của cây đƣợc đầy đủ. Cành nhánh
ốm yếu khả năng ra hoa rất thấp. Việc tỉa cành bên, sát mặt đất giúp cho cây đƣợc
thông thoáng, trồng cây ở khoảng cách thích hợp để giúp cho cây dễ tƣợng hoa
hơn. Ngoài ra, việc tỉa cành còn giúp cho vùng rễ cây đƣợc khô ráo hạn chế đƣợc
sự ra trái cách năm và thuận lợi cho việc chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Do đó,

việc tỉa cành đúng cách cũng là một biện pháp kỹ thuật quan trọng ảnh hƣởng đến
sự ra hoa của cây nhãn, đặc biệt đối với những cây nhãn lâu năm, có nhiều cành lá
rậm rạp hiệu quả xử lý ra hoa rất thấp vì cành nhánh không nhận đƣợc đầy đủ ánh
sáng.
Quản lý nước
Quản lý nƣớc trong vƣờn nhãn có liên quan trực tiếp đến ẩm độ đất. Tùy
thuộc vào nhu cầu nƣớc của cây nhãn ở từng giai đoạn khác nhau và điều kiện ẩm
độ đất mà có biện pháp quản lý nƣớc thích hợp. Nhu cầu nƣớc của nhãn không
nhiều lắm, hầu hết các tham khảo về cây nhãn (Menzel và ctv., 1989; Wong và
Ketsa, 1991) tất cả đều cho rằng yếu tố nƣớc đƣợc yêu cầu đều đặn trong giai đoạn
sinh trƣởng cây con (thời kỳ kiến thiết cơ bản) và cây trƣởng thành từ ra hoa đến
thu hoạch. Trong các giai đoạn phát triển của nhãn, giai đoạn ra hoa, đậu trái và
phát triển trái là thời kỳ cây cần lƣợng nƣớc nhiều nhất và lƣợng nƣớc tƣới thay
đổi khác nhau tùy thuộc vào kích thƣớc cây, mùa vụ, loại đất và biện pháp chăm
sóc (Diczbalis và ctv., 2002). Tầm quan trọng của tƣới nƣớc đƣợc nhấn mạnh là từ
sau khi thu hoạch, cắt tỉa cành đến khi đỉnh sinh trƣởng hình thành và cho lá mới.
Nhãn đòi hỏi nhu cầu nƣớc rất cao ở giai đoạn ra hoa đến trƣớc khi thu hoạch.
Xiết nƣớc, làm cho vùng rễ khô ráo trong thời kỳ nghỉ ngăn cản sự sinh trƣởng
dinh dƣỡng của cây, giúp cho cây nhãn không ra đọt sẽ kích thích cây ra hoa. Ở
giai đoạn cây bắt đầu chuyển sang giai đoạn nghỉ, nếu có mƣa trong giai đoạn nầy

5


sẽ làm rối loạn quá trình phân hóa mầm hoa và có thể làm thất bại việc ra hoa
(Trần Văn Hâu, 2008).
Bón phân
Theo Vũ Công Hậu (2000) ngoài phân bón vào gốc trƣớc khi trồng giống
nhƣ nhiều loại cây ăn quả khác thì cây nhãn cũng cần một lƣợng phân bón rất lớn
để đáp ứng 3-5 đợt ra đọt và một lần ra hoa nuôi trái. Cây nhãn ra hoa trên chồi tận

cùng, cho nên sự tạo chồi mới có ý nghĩa quyết định đến sự ra hoa. Đọt mập, đủ
độ dài thƣờng dễ ra hoa hơn đọt ốm yếu hoặc bị sâu bệnh tấn công. Do đó, vấn đề
bón phân cân đối đạm, lân và kali cho cây ra đọt tốt sau khi thu hoạch là một trong
các biện pháp kỹ thuật quan trọng quyết định đến quá trình ra hoa của cây. Ở Thái
Lan, bón phân cho nhãn tùy thuộc giai đoạn sinh trƣởng của cây. Ở giai đoạn kiến
thiết cơ bản, bón từ 3-4 lần/năm với tỷ lệ NPK 1:1:1. Giai đoạn nhãn trƣởng thành,
cho trái bón bốn lần/năm. Một số tác giả khác cho rằng nhãn có nhu cầu kali cao
nên bón phân NPK theo tỉ lệ 1,25:1:1,5 với liều lƣợng 0,5-1,0 kg/cây 4-7 năm tuổi
Tuy nhiên, nếu bón phân đạm quá nhiều, cây ra nhiều đọt non, đọt quá mập, khi
làm bông thƣờng không đạt kết quả mà chỉ ra chồi lá (Trần Văn Hâu, 2008).
1.2.2 Yếu tố nội sinh
Giống
Giống là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự ra hoa của cây
nhãn. Hiện nay, ở ĐBSCL có rất nhiều giống nhãn nhƣng có thể phân thành ba
nhóm, nhóm nhãn Long, nhãn Giồng và nhãn tiêu Da Bò. Trong đó nhãn E-Daw
đƣợc sếp vào nhóm nhãn Tiêu Da Bò (Nguyễn Phƣớc Đằng, 1999), nhóm nhãn
Tiêu Da Bò hầu nhƣ không ra hoa theo mùa mà phải đƣợc kích thích mới ra hoa
(Nguyễn Minh Châu và ctv., 1997). Đối với giống nhãn E-Daw của thái lan, có lẽ
là giống đòi hỏi nhiệt độ cần thiết cho sự ra hoa thấp do xuất phát ở miền Bắc Thái
Lan nên không ra hoa tự nhiên cũng nhƣ khi xử lý bằng biện pháp khoanh cành
mà chỉ ra hoa khi đƣợc xử lý bằng KClO3 (Trần Văn Hâu, 2008).
Theo Manochai và ctv. (2000) những giống khác nhau nhạy cảm với nồng
độ KClO3 khác nhau, để đạt đƣợc hiệu quả kích thích ra hoa với tỷ lệ 100 %, nhãn
E-Daw yêu cầu 8 g/m2 đƣờng kính tán, trong khi giống See-Chompoo cần 1-4
g/m2.
Tuổi cây và tuổi lá

6



Theo Manochai và ctv. (2005) đa số các loại cây ăn trái á nhiệt đới cần phải
có lá trƣởng thành để kích thích ra hoa, khi lá còn non có thể gây ức chế quá trình
ra hoa. Hiệu quả xử lý của KClO3 gia tăng theo sự gia tăng tuổi lá, trên cây nhãn lá
ở giai đoạn 40-50 ngày tuổi ra hoa gần nhƣ 100%. Lá non nhất khoảng 10 ngày
tuổi hầu nhƣ không ra hoa khi xử lý KClO3. Manochai và ctv. (1999) đã tiến hành
thử nghiệm ảnh hƣởng của các tuổi lá khác đến nhau đến sự ra hoa của nhãn EDaw có xử lý KClO3 8 g/m2 diện tích tán cây. Kết quả cho thấy ở giai đoạn lá
trƣởng thành tỷ lệ ra hoa đạt 100 %, lá gần trƣởng thành có tỷ lệ ra hoa 61,7% và
trên lá non chỉ đạt 6,7%. Khi khảo sát về vai trò của tuổi lá lên sự đáp ứng ra hoa
với xử lý KClO3, Diczbalis và ctv. (2007) kết luận rằng thời gian cắt tỉa cành trong
năm có ảnh hƣởng lên sự ra hoa, điều này có liên quan đến tuổi lá và kích thƣớc
chồi. Nếu chồi sinh trƣởng ở tuổi còn non hoặc kích thƣớc chồi quá dài thì sự đáp
ứng ra hoa thấp khi có xử lý KClO3. Tác giả cũng cho rằng trên giống nhãn
Kohala tuổi lá ở giai đoạn 3 (chia làm bốn giai đoạn) thì có sự đáp ứng ra hoa tốt
nhất khi xử lý KClO3 bằng cách tƣới vào đất nồng độ 5-15 g/m2 đƣờng kính tán
hoặc phun KClO3 trên lá với nồng độ 0,2-0,8%. Theo kết quả thí nghiệm của Phan
Phƣợng Trang (2010) cũng kết luận rằng tuổi lá có sự tƣơng quan thuận với tỷ ra
hoa và năng suất của nhãn Xuồng Cơm Vàng, khi xử lý KClO 3 ở thời điểm tuổi lá
35 ngày tuổi có tỷ lệ ra hoa cao nhất (95%) dẫn đến số chùm trái/cây cao (124
chùm/cây) và năng suất cao nhất (27,5 kg/cây). Mặc dù KClO3 đƣợc khẳng định
là có hiệu quả trong việc kích thích cho nhãn ra hoa quanh năm, tuy nhiên biện
pháp nầy dƣờng nhƣ không có hiệu quả hay hiệu quả thấp khi cây nhãn có lá non
(Hegele và ctv., 2004).
Chất điều hòa sinh trưởng
Lƣợng cytokinin rất thấp trong thời kỳ ra đọt, sau đó cytokinin đƣợc
chuyển đến chồi và tích lũy trong mầm ngủ trong thời kỳ nghỉ và sau đó làm tăng
lƣợng cytokinin tự do trong thời kỳ tƣợng hoa dẫn đến thúc đẩy sự phát triển mầm
hoa (Chen và ctv., 1997). Khảo sát ảnh hƣởng của biện pháp xử lý KCLO3 ở các
nồng độ 0g, 200g, 500g và 800 g/cây lên sự biến động hàm lƣợng một số chất điều
hòa sinh trƣởng trong chồi, Wangsin và Pankasemsuk (1999) nhận thấy trong cây
có xử lý hàm lƣợng các chất có hoạt tính nhƣ cytokinin cao hơn cây không xử lý,

ngƣợc lại hàm lƣợng các chất có hoạt tính nhƣ gibberellin trong cây có xử lý thấp
hơn trong cây không xử lý hóa chất. Nghiên cứu sự biến động của các chất điều
hòa sinh trƣởng trong thời kỳ ra hoa, Lin và ctv. (2001) nhận thấy hàm lƣợng IAA
cao trong thời kỳ phân hóa hoa lƣỡng tính đực và thấp trong thời kỳ phân hóa hoa

7


lƣỡng tính cái. Sự phân hóa hoa đi cùng với sự tăng hàm lƣợng gibberellin
(GA1+3). Hàm lƣợng ABA thấp trƣớc khi phân hóa giới tính nhƣng tăng ở thời kỳ
hoa nở. Tỉ lệ (IAA+ZR+GA1+3)/ABA tăng trong thời kỳ hình thành hoa cái nhƣng
thấp trong thời kỳ hoa nở.
Chất đồng hóa và tỷ số C/N
Tổng hợp những ảnh hƣởng của các chất đồng hóa đều có liên quan chặt
chẽ đến tác động của biện pháp xử lý ra hoa bằng KCLO3 hay khoanh cành. Theo
Thunyarpar (1998) tìm thấy rằng hàm lƣợng tinh bột và Carbohydrate không cấu
trúc đƣợc tích lũy trƣớc khi hình thành hoa và lá trên cả hai loại cây nhãn và vải.
Wangsin và Pankasemsuk (1999) tìm thấy rằng khi xử lý KClO3 nhãn ra hoa sớm
hơn và tỷ lệ ra hoa cao hơn so với những cây không có xử lý. Lƣợng đạm tổng số
trên cây có xử lý thì có xu hƣớng cao hơn cây đối chứng. Tổng lƣợng
Carbohydrate không cấu trúc trên cây có xử lý KClO3 thì có xu hƣớng giảm trƣớc
khi cây ra hoa và gia tăng trở lại sau khi ra hoa, trong khi những cây không xử lý
có xu hƣớng giảm từ từ. Trong suốt giai đoạn ra hoa tỷ số C/N của những cây có
xử lý KClO3 và không xử lý thì không khác biệt. Khảo sát về ảnh hƣởng của xử lý
KClO3 lên tỷ số C/N, Carbohydrate và hàm lƣợng diệp lục tố trong lá nhãn Tiêu
Da Bò, Lê Văn Bé và ctv. (2003) đã tìm thấy tỷ số C/N không khác biệt giữa cây
có xử lý và cây đối chứng trong ba thời điểm quan sát, nhƣng cây có xử lý thì trổ
hoa còn cây đối chứng thì không ra hoa. Hàm lƣợng Carbohydrate trong tuần thứ
hai sau xử lý giảm xuống so với cây đối chứng và tiếp tục giảm vào giai đoạn cây
trổ hoa. Nhƣng nồng độ đƣờng hòa tan thay đổi bất thƣờng (dao động) trong giai

đoạn cảm ứng ra hoa cho đến khi hoa nở (Prawitasari và ctv., 2002).
1.3 PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ BẰNG HÓA CHẤT
1.3.1 Đặc tính của Chlorate Kali (KCLO3)
Phản ứng xảy ra: 2 KCLO3 + t0 → 3O2 + 2KCl
Công thức phân tử: KClO3
Công thức cấu tạo:

O

O
Cl
K

O

+

-

Theo Trần Văn Hâu (2008) KCLO3 là một chất có tính oxid hóa rất mạnh,
phóng thích ra khí oxy, khi bị oxid hóa có thể dùng nhƣ một chất diệt cỏ, làm lá bị

8


vàng và rụng khi phun lên lá hoặc làm rễ và chóp rễ bị thối khi tƣới vào đất. Khi
áp dụng ở nồng độ thấp hơn liều lƣợng để diệt cỏ, KCLO3 sẽ làm lá bị vàng, tinh
bột trong thân và rễ bị phân hủy. Chlorate kali là một chất dễ cháy và gây nổ khi
hỗn hợp với một số chất khác nhƣ một số loại phân bón có gốc ammonium. Theo
khuyến cáo của các cơ quan nghiên cứu thì việc bảo quản KCLO3 cần phải tránh

những những va chạm, ma sát. Tránh xa những chất dễ gây cháy nhƣ xăng dầu,
các chất hữu cơ, acid, các muối ammonium.
1.3.2 Biện pháp xử lý Chlorate Kali
Tổng hợp nhiều kết quả nghiên cứu trên thế giới cho thấy có nhiều phƣơng
pháp xử lý KClO3 để kích thích ra hoa trên cây nhãn, nhƣ hòa nƣớc tƣới vào vùng
đất gần gốc cây nhãn, phun trên lá hay tiêm vào thân. Ở Thái Lan, Manochai và
ctv. (2005) cho biết có thể tƣới KClO3 vào đất với liều lƣợng từ 4-8 g/m2 diện tích
tán cây tùy theo giống, phun lên lá ở nồng độ 1000 ppm hoặc tiêm vào thân với
nồng độ 0,25 g/cm đƣờng kính thân. Trong mùa lạnh và khô tỷ lệ ra hoa (80-90%)
đạt cao hơn so với mùa mƣa (dƣới 50%), thời điểm xử lý vào giai đoạn khi lá 4050 ngày tuổi. Khi xử lý KClO3 với liều lƣợng từ 1-16 g/m đƣờng kính tán cây
nhãn thì có hiệu quả kích thích ra hoa trên hầu hết các giống nhãn trên thế giới,
phƣơng pháp xử lý đạt hiệu quả cao nhất bằng cách hòa với nƣớc tƣới vào vùng
đất xung quanh gốc dƣới tán cây.
Sritontip và ctv. (1999) thấy rằng ở liều lƣợng 5 g/m đƣờng kính tán thì có
hiệu quả kích thích ra hoa, trong khi Theo Yawoot (1999, trích dẫn bởi diczbalis
và ctv 2007 ) chỉ cần xử lý KClO3 với liều lƣợng từ 4 đến 16 g/m đƣờng kính tán
trong mùa thuận là có hiệu quả, nhƣng trong mùa nghịch thì cần phải xử lý với
liều lƣợng cao hơn từ 16 g/m đƣờng kính tán. Khi thử nghiệm về phƣơng pháp và
liều lƣợng xử lý KClO3, Diczbalis và ctv. (2007) thấy rằng tất cả những giống
nhãn thí nghiệm nhƣ Kohala, Homestead, Biew Kiew và See-Chompoo đều rất
nhạy cảm với KClO3 khi xử lý lần đầu tiên và sự đáp ứng ra hoa rất tốt trong mùa
thuận. Tỷ lệ ra hoa đạt cao hơn và đồng loạt hơn so với những cây đối chứng
không xử lý KClO3. Manochai và ctv. (2005) đã tìm thấy ở liều lƣợng 4-12 g/m
đƣờng kính tán trên giống E-Daw và 1-4 g/m đƣờng kính tán cho giống Chompoo
cho lần xử lý đầu tiên, và 10g/m đƣờng kính tán mới có hiệu quả ở lần xử lý thứ
hai (vụ sau).
Theo Manochai (2000) khi tƣới KClO3 ở nồng độ 4-8 g/m đƣờng kính tán
cây nhãn E-Daw sẽ ra hoa vào 3 tuần sau khi xử lý. Kết quả nghiên cứu xử lý

9



KClO3 ở Đài Loan cho thấy những cây có xử lý KClO3 sẽ ra hoa bất cứ thời gian
nào trong năm tƣơng tự nhƣ ở Thái Lan, nhƣng yêu cầu liều lƣợng cao hơn từ 1326 g/m2 nhãn mới ra hoa (Yen và ctv., 2005). Khi xử lý bằng cách phun lên lá, Lê
Văn Bé và ctv. (2003) nhận thấy ở nồng độ 2000-4000 ppm cây nhãn Tiêu Da Bò
ra hoa 100% sau xử lý 30 ngày; Bùi Thị Mỹ Hồng và ctv. (2003) cũng cho rằng
phun lên lá ở nồng độ 2500 ppm cũng cho tỷ lệ ra hoa tƣơng tự. Phƣơng pháp tiêm
vào thân hoặc tiêm vào rễ ở nồng độ 1 g/cm2 đƣờng kính thân tỷ lệ ra hoa đạt thấp
hơn. Cũng với phƣơng pháp tiêm KClO3 vào thân cây nhãn Si-Chomphu, WiriyaAlongkorn và ctv. (1999) nhận thấy rằng ở nồng độ 0,05-0,25 g/cm2 đƣờng kính
thân thì có tỷ lệ ra hoa cao hơn so với cây không xử lý và không có sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê giữa số hoa đực và hoa cái, số trái trên chùm so với đối chứng.
Chlorate kali không phải là chất điều hòa sinh trƣởng thực vật, nó kích thích nhãn
ra hoa nghịch mùa, nhƣng trên cây vải không có tác dụng kích thích ra hoa, đôi khi
làm thiệt hại cho lá (Subhadrabandhu và Yapwattanaphun, 2000; 2001). Tổng hợp
nhiều kết quả nghiên cứu, Wong (2000) kết luận rằng xử lý ra hoa nhãn bằng biện
pháp tƣới KClO3 vào đất phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Kích thƣớc tán cây, loại
đất, lƣợng nƣớc hữu dụng trong đất (ẩm độ), tình trạng sinh trƣởng của cây, giống
nhãn trồng, biện pháp canh tác. Tóm lại, chúng ta có thể xử lý KClO3 bằng cách
tƣới vào đất hoặc phun trên lá đều có hiệu quả kích thích ra hoa tƣơng đối tốt. Khi
tƣới vào vùng đất dƣới tán với toàn bộ diện tích hoặc từng phần (theo lô) thì tỷ lệ
ra hoa đạt rất cao.
1.3.3 Tác động của Chlorate Kali lên sự sinh trƣởng, phát triển và phẩm chất
của cây nhãn
Ảnh hưởng của KClO3 đến sự sinh trưởng và phát triển
Khảo sát ảnh hƣởng của KClO3 lên sự quang tổng hợp trên cây nhãn “Do”,
Sritontip và ctv. (2005) tìm thấy rằng hiệu suất của hệ thống quang II (FV/FM),
tốc độ đồng hóa CO2 thuần ở 1 tuần trƣớc khi ra hoa và tốc độ đồng hóa CO2
thuần trong suốt thời gian nụ hoa nở của những cây xử lý KClO3, KNO3 và NaOCl
đã cao hơn những cây xử lý Thiourea và cây không xử lý. Nghiệm thức xử lý
KClO3 và NaOCl ảnh hƣởng làm cho tốc độ đồng hóa CO2 thuần (Pn) đạt cao nhất

vào 1 tuần sau cuối giai đoạn hình thành hoa. Tốc độ thoát hơi nƣớc của tất cả các
nghiệm thức không có sự khác biệt, và ở nghiệm thức xử lý Thiourea cho thấy độ
dẫn khẩu thấp nhất vào một tuần trƣớc khi ra hoa. Ngƣợc lại trong nghiên cứu của
Hegele và ctv. (2004) cho thấy xử lý KClO3 làm giảm quang hợp một cách có ý
nghĩa, quang hợp và tốc độ thoát hơi nƣớc vào một ngày sau khi xử lý bị giảm rõ

10


×