Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

BƯỚC đầu KHẢO sát sự SINH TRƯỞNG của dưa lê KIM cô NƯƠNG THU TRÁI NON GHÉP TRÊN gốc BÌNH bát dây và gốc bầu,vụ hè THU 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.73 MB, 81 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

VÕ DUY HOÀNG

BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG
CỦA DƯA LÊ KIM CÔ NƯƠNG THU TRÁI
NON GHÉP TRÊN GỐC BÌNH BÁT DÂY
VÀ GỐC BẦU, VỤ HÈ THU 2011

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: TRỒNG TRỌT

Cần Thơ – 2012



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: TRỒNG TRỌT

Tên đề tài:

BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG
CỦA DƯA LÊ KIM CÔ NƯƠNG THU TRÁI
NON GHÉP TRÊN GỐC BÌNH BÁT DÂY
VÀ GỐC BẦU, VỤ HÈ THU 2011

Cán bộ hướng dẫn:


PGS.TS. TRẦN THỊ BA
ThS. VÕ THỊ BÍCH THỦY

Cần Thơ – 2012

Sinh viên thực hiện:
VÕ DUY HOÀNG
MSSV: 3083406
LỚP: TRỒNG TRỌT-K34



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Trồng Trọt, với đề tài:

BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG
CỦA DƯA LÊ KIM CÔ NƯƠNG THU TRÁI
NON GHÉP TRÊN GỐC BÌNH BÁT DÂY
VÀ GỐC BẦU, VỤ HÈ THU 2011

Do sinh viên Võ Duy Hoàng thực hiện.

Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày…. tháng…. năm 2012
Cán bộ hướng dẫn


PGS.TS. Trần Thị Ba

ii


ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ luận văn
nào trước đây.

Võ Duy Hoàng

iii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
---------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành
Trồng Trọt với đề tài:

BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG
CỦA DƯA LÊ KIM CÔ NƯƠNG THU TRÁI
NON GHÉP TRÊN GỐC BÌNH BÁT DÂY

VÀ GỐC BẦU, VỤ HÈ THU 2011

Do sinh viên Võ Duy Hoàng thực hiện và bảo vệ trước hội đồng.
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp: .....................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp được hội đồng đánh giá ở mức: .............................................

DUYỆT KHOA

Cần Thơ, ngày….. tháng….. năm 2012

Trưởng Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

Chủ tịch Hội đồng

iv


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên: Võ Duy Hoàng
Ngày, tháng, năm sinh: 04/11/1989
Nơi sinh: Đồng Tháp
Họ và tên cha: Võ Minh Viễn
Họ và tên mẹ: Nguyễn Thị Mỹ Linh
Địa chỉ liên lạc: 175 ấp Bình Hòa, Thị Trấn Lấp Vò, Huyện Lấp Vò, Tỉnh Đồng
Tháp
Quá trình học tập:
Năm 1995-2001: học cấp 1, tại trường Tiểu Học Lấp Vò 1.
Năm 2001-2005: học cấp 2, tại trường THCS Lấp Vò 1.

Năm 2005-2008: học cấp 3, tại trường THPT Lấp Vò 1.
Năm 2008-2012: sinh viên ngành Trồng Trọt khóa 34, Khoa Nông nghiệp
& SHƯD, Trường Đại học Cần Thơ.

v


LỜI CẢM ƠN
Kính dâng!
Cha mẹ đã hết lòng nuôi nấng, dạy dỗ con khôn lớn nên người.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
- PGS.TS. Trần Thị Ba đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm, góp ý
và cho những lời khuyên hết sức bổ ích trong việc nghiên cứu và hoàn thành tốt
luận văn này.
- ThS. Võ Thị Bích Thủy đã đóng góp những ý kiến xác thực góp phần hoàn
chỉnh luận văn.
- Cố vấn học tập Nguyễn Thị Xuân Thu đã quan tâm và dìu dắt lớp tôi hoàn
thành tốt khóa học.
- Quý Thầy, Cô trường Đại học Cần Thơ, khoa Nông nghiệp và Sinh học
Ứng dụng đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt khóa học.
Xin chân thành cảm ơn!
- Chị Trần Thị Hồng Thơi lớp Cao học Trồng Trọt khóa 17 đã giúp tôi hoàn
thành số liệu và chỉnh sửa luận văn.
- Chị Thanh, cùng các bạn Hạc, Vương, An, Lộc, Duy, Mến, Như, Đằng,
Kiều, Trang, Quyên, Phương, Thành, Thân và các bạn lớp Trồng Trọt 34 đã hết
lòng giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Thân gửi về!
Các bạn lớp Trồng Trọt khóa 34 những lời chúc sức khỏe và thành đạt trong
tương lai.


Võ Duy Hoàng

vi


vi


VÕ DUY HOÀNG. 2012. “Bước đầu khảo sát sự sinh trưởng của dưa lê Kim Cô
Nương thu trái non ghép trên gốc bình bát dây và gốc bầu, vụ Hè Thu 2011”.
Luận văn tốt nghiệp Đại học ngành Trồng Trọt, Khoa Nông nghiệp & SHƯD, trường
Đại học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Trần Thị Ba và ThS. Võ Thị Bích
Thủy.
TÓM LƯỢC
Đề tài “Bước đầu khảo sát sự sinh trưởng của dưa lê Kim Cô Nương thu trái non

ghép trên gốc bình bát dây và gốc bầu, vụ Hè Thu 2011” được thực hiện nhằm mục
đích tìm ra gốc ghép thích hợp với ngọn dưa lê Kim Cô Nương F2, tăng khả năng sinh
trưởng và năng suất của dưa lê sau ghép. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối
hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 lặp lại và 4 nghiệm thức: (1) dưa lê không ghép (đối
chứng), (2) dưa lê ghép gốc bầu địa phương, (3) dưa lê ghép trên gốc bình bát dây bằng
phương pháp ghép thẳng và (4) Dưa lê ghép trên gốc bình bát dây bằng phương pháp
ghép xéo. Diện tích thí nghiệm 150 m2, tưới bằng hệ thống nhỏ giọt Do Thái.
Kết quả cho thấy tỷ lệ sống sau ghép tương đối cao > 70%, dưa lê ghép bầu
76,32%, bình bát dây ghép xéo 77,49%, bình bát dây ghép thẳng 72,02%. Cây sau khi
ra đồng phát triển tốt, tuy nhiên một số cây, có đường kính ngọn và gốc tăng trưởng
không đồng đều, dẫn đến sinh trưởng kém về mặt thân lá và cho năng suất không cao.
Ở nghiệm thức dưa lê ghép gốc bầu giai đoạn 2 tuần sau khi trồng có hiện tượng nứt
gốc thân, đến khoảng 35 ngày sau khi trồng toàn bộ dưa lê ghép gốc bầu, đều bị rễ dưa
lê đâm xuống đất, nhưng cây dưa lê vẫn phát triển bình thường và cho năng suất. Dưa

lê ghép gốc bầu cho năng suất cao nhất (8,36 tấn/ha), khác biệt có ý nghĩa thống kê với
đối chứng không ghép (5,54 tấn/ha), Bình bát dây ghép thẳng (5,22 tấn/ha) và Bình bát
dây ghép xéo (3,70 tấn/ha).

vii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
TIỂU SỬ CÁ NHÂN
CẢM TẠ
TÓM LƯỢC
DANH SÁCH BẢNG
DANH SÁCH HÌNH
MỞ ĐẦU
Chương 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Khái quát về cây dưa lê
1.1.1 Nguồn gốc
1.1.2 Phân bố
1.1.3 Phân loại
1.1.4 Công dụng và giá trị dinh dưỡng
1.1.5 Tình hình sản xuất
1.2 Đặc tính thực vật và yêu cầu ngoại cảnh cây dưa lê
1.2.1 Đặc tính thực vật
1.2.2 Các giai đoạn sinh trưởng
1.2.3 Yêu cầu ngoại cảnh
1.3 Khái quát về gốc ghép
1.3.1 Gốc bầu địa phương
1.3.2 Gốc bình bát dây

1.4 Một số kết quả nghiên cứu về rau ghép ngọn
1.4.1 Lịch sử quá trình nghiên cứu và ứng dụng phương pháp ghép
1.4.2 Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp ghép
1.4.3 Một số kết quả nghiên cứu về dưa bầu bí ghép
Chương 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Phương tiện
2.1.1 Thời gian và địa diểm
2.1.2 Tình hình khí tượng thủy văn
2.1.3 Vật liệu thí nghiệm
2.2 Phương pháp
2.2.1 Bố trí thí nghiệm
2.2.2 Kỹ thuật canh tác

viii

Trang
iii
v
vi
vii
x
xi
1
2
2
2
2
3
4
4

6
6
7
8
10
10
10
11
11
13
14
16
16
16
16
17
18
18
18


2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi
2.2.4 Phân tích số liệu
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Ghi nhận tổng quát
3.2 Tỷ lệ sống sau ghép
3.3 Tình hình sinh trưởng
3.3.1 Chiều dài thân chính
3.3.2 Số lá trên thân chính
3.3.3 Đường kính gốc thân

3.4 Thành phần năng suất và năng suất
3.4.1 Kích thước trái
3.4.2 Tổng trọng lượng trái trung bình và số trái trên cây
3.4.3 Trọng lượng trái trên cây (g/cây) và sinh khối (g/cây)
3.4.4 Năng suất tổng
Chương 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1 Kết luận
4.2 Đề nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ CHƯƠNG

ix

21
22
23
23
23
24
24
26
27
30
30
32
33
34
36
36
36

37
45


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng

Trang

1.1

Diện tích (hecta) và sản lượng (tấn) dưa lê qua các năm trên thế giới
(FAOSTAT, 2012)

5

2.1

Loại, lượng và thời kỳ bón phân (kg/ha) của dưa lê ghép trên gốc
bầu và bình bát dây, tại nhà lưới khoa Nông nghiệp & SHƯD, trường
ĐHCT (tháng 6-8/2011)

20

3.1

Tỷ lệ sống sau ghép (%) của dưa lê ghép gốc bầu và BBD, tại nhà
lưới Khoa Nông nghiệp và SHƯD, trường ĐHCT (tháng 6-8/2011)


24

3.2

Đường kính gốc ghép (mm) ở các thời điểm khảo sát, tại nhà lưới
khoa Nông nghiệp & SHƯD, trường ĐHCT (tháng 6-8/2011)

28

3.3

Tỷ lệ đường kính gốc/ngọn của dưa lê ghép gốc, tại nhà lưới khoa
Nông nghiệp & SHƯD, trường ĐHCT (tháng 6-8/2011)

30

3.4

Số trái trên cây (trái/cây) và trọng lượng trái trung bình (g/trái) của
dưa lê, tại nhà lưới khoa Nông nghiệp & SHƯD, trường ĐHCT
(tháng 6-8/2011)

33

x


DANH SÁCH HÌNH
Hình


Tựa hình

Trang

2.1

Tình hình khí hậu thời tiết trong thời gian thí nghiệm (6-8/2011)
tại TP.Cần Thơ (Đài khí tượng Thủy văn Thành phố Cần Thơ,
2011)

15

2.2

Ngọn dưa lê trên gốc bầu địa phương và gốc bình bát dây ở giai
đoạn 10 ngày sau khi ghép, tại nhà lưới khoa Nông nghiệp &
SHƯD, trường ĐHCT (6-8/2011)

17

Phương pháp ghép dưa lê, tại nhà lưới khoa Nông nghiệp &
SHƯD, trường ĐHCT (6-8/2011).

19

3.1

Chiều dài thân chính (cm) của dưa lê ở các thời điểm khảo sát,
tại nhà lưới khoa Nông nghiệp & SHƯD, trường ĐHCT (tháng

6-8/2001)

25

3.2

Số lá trên thân chính (lá/thân) của dưa lê ở các thời điểm khảo
sát tại nhà lưới khoa Nông nghiệp & SHƯD, trường ĐHCT
(tháng 6-8/2011)

26

3.3

Đường kính ngọn ghép (mm) của dưa lê ở các thời điểm khảo
sát, tại nhà lưới khoa Nông nghiệp & SHƯD, trường ĐHCT
(tháng 6-8/2011)

29

3.4

Sự tương thích giữa ngọn dưa lê với gốc bầu và bình bát dây, tại
nhà lưới khoa Nông nghiệp & SHƯD, trường ĐHCT (6-8/2011)

31

3.5

Kích thước trái (mm) của dưa lê tại nhà lưới khoa Nông nghiệp

& SHƯD, trường ĐHCT (tháng 6-8/2011)

32

3.6

Kích thước trái dưa lê non, tại nhà lưới khoa Nông nghiệp &
SHƯD, trường ĐHCT (tháng 6-8/2011)

32

3.7

Trọng lượng trái trên cây (g/cây) và sinh khối (g/cây) của dưa
lê, tại nhà lưới khoa Nông nghiệp & SHƯD, trường ĐHCT
(tháng 6-8/2011)

35

3.8

Năng suất tổng (tấn/ha) của dưa lê, tại nhà lưới khoa Nông
nghiệp & SHƯD, trường ĐHCT (tháng 6-8/2011)

36

2.3

xi



MỞ ĐẦU
Dưa lê có tên khoa học là Cucumis melon L. thuộc họ bầu bí dưa
Cucurbitaceae. Là một trong những loại trái cây phổ biến ở các nước nhiệt đới. Xuất
hiện ở nước ta khoảng mười năm trở lại đây. Do thích hợp với thời tiết nắng nóng và
thổ nhưỡng ở nước ta, cây dưa lê dần trở thành cây trồng chính của nhiều vùng, đem lại
thu nhập khá cho nông dân. Dưa lê có thể tồn trữ được 1-2 tháng trong điều kiện tự
nhiên, thuận lợi vận chuyển đi xa, dưa còn đủ các tiêu chuẩn để xuất khẩu, ra các nước
trên thế giới, góp phần đem lại thu nhập và giải quyết được công ăn việc làm cho lao
động thôn quê. Dưa lê đang từng bước khẳng định vị trí của mình trong nền sản xuất
nông nghiệp nước nhà. Ngoài ra, đây còn là lọai quả có nhiều dưỡng chất cần thiết cho
sức khỏe, hàm lượng vitamin A, B, C và chất khoáng (magie, natri) khá cao, không có
cholesterol, không chỉ ăn tươi như trái cây mà còn được sử dụng như một loại rau...
Trồng dưa lê cho lợi nhuận cao từ 2 -3 lần so với trồng dưa hấu. Nhưng việc
canh tác dưa lê còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là các bệnh từ đất cho năng suất thấp
và chất lượng kém. Ghép là một biện pháp kỹ thuật được sử dụng phổ biến, ở các nước
tiên tiến trên thế giới nhằm giúp cây ghép sinh trưởng mạnh sau khi trồng ra đồng cho
năng suất cao. Nhưng việc chọn một gốc ghép để phù hợp với dưa lê Kim Cô Nương
còn là một vấn đề mới, chính vì vậy đề tài: “Bước đầu khảo sát sự sinh trưởng của
dưa lê Kim Cô Nương thu trái non ghép trên gốc Bình Bát Dây và gốc bầu, vụ Hè
Thu 2011” được thực hiện nhằm mục đích tìm ra gốc ghép thích hợp với ngọn dưa lê
Kim Cô Nương F2, tăng khả năng sinh trưởng và năng suất của dưa lê sau ghép.


2

CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Khái quát về cây dưa lê
1.1.1 Nguồn gốc

Dưa lê có tên khoa học là Cucumis melon L thuộc họ bầu bí dưa
Curcurbitaceae, có 2n = 24. Ngoài ra, còn được gọi: Muskmelon, Cantaloupe hay
Melon (Tindall, 1988). Theo Mai Thị Phương Anh và ctv. (1996) dưa lê có nguồn gốc
ở Ấn Độ, Iran, Apganixtan, các dạng dưa lê hoang dại được tìm thấy ở Châu Phi (đồng
bằng sông Nin). Đây là một trong số cây trồng sớm nhất, đã tồn tại hàng nghìn năm.
Theo Tindall (1983) dưa lê có nguồn gốc từ Châu Phi và được những người La Mã
đem tới Châu Âu để trồng đầu tiên.
Ở nước ta, dưa lê thuộc một dòng dưa bở được tạo ra ở Trung Quốc và được du
nhập vào từ đầu những năm 70 (Đường Hồng Dật, 2000). Giống dưa Hoàng Kim được
du nhập vào đồng bằng sông Cửu Long năm 1960 nhờ các chuyên viên Đài Loan (Tôn
Thất Trình, 1998). Do nguồn gốc được trồng ở vùng khô hạn nên hầu hết các giống
dưa lê trên thế giới có khả năng thích nghi cao với điều kiện khí hậu hơi khô ẩm.
1.1.2 Phân bố
Theo Kirkbride (1993) thì dưa lê được trồng chủ yếu ở Châu Phi (Ai Cập,
Ethiopia, Nigieria, Somali, Nam Phi,…); Châu Á-Thái Bình Dương (Trung Quốc,
Myanmar, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Indonesia,
Úc,…).
Ở nước ta, dưa lê được trồng phổ biến từ những đầu những năm 70. Do dưa lê
có thời gian sinh trưởng ngắn mà năng suất khá cao, dễ trồng, dễ tiêu thụ nên người
dân vẫn duy trì với diện tích nhất định ở các vùng truyền thống như Tây Tựu (Tử


3

Liêm-Hà Nội), Bắc Ninh (Hà Bắc), Hải Hưng, Hải Phòng… (Mai Thị Phương Anh và
ctv., 1996).
1.1.3 Phân loại
- Theo Tôn Thất Trình (1998) dưa lê trồng thế giới ngày nay có các nhóm giống
dưa lê vỏ rỗ (dưa lưới, Cantaloup); nhóm dưa lê tròn, vỏ láng (Muskmelon hay
Honeydew), nhóm Crenshaw. Ngoài ra theo Purseglove (1966) còn có giống dưa lê có

hình dạng thon dài tương tự như dưa leo thường trồng ở Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật
Bản và được sử dụng như là một loại rau ăn trái, chẳng hạn như giống Conomon của
Nhật Bản. Tuy nhiên theo phân loại của Geogre và ctv. (1991) đã chia dưa lê ra làm 7
nhóm:
- Dưa lưới (Reticulous): Trái trung bình, vỏ có dạng mạng lưới bao quanh, thịt
trái có màu xanh hay hồng cam, khi chín có mùi thơm dễ chịu và được trồng nhiều ở
Bắc Mỹ.
- Dưa không mùi (Inodorus): Bề mặt vỏ thường trơn láng hay có nếp gấp, vỏ trái
thường có màu vàng hay xanh nhạt, thịt trái thường có màu trắng hay xanh, mùi thơm
ít, thời gian bảo tráin dài hơn dưa đỏ, khi chín trái không nứt, thường hoa đực và hoa
cái trên cùng cây, giống này thường có nhiều ở Châu Âu.
- Dưa đỏ (Cataloupe): Cỡ trái trung bình, vỏ có nhiều mụn cơm, có vảy hay có
màu xanh lục, thịt trái có màu vàng nhưng đôi lúc có màu xanh, trái chín thường có
hương vị dễ chịu và có mùi xạ hương.
-

Dưa trái dài: Có hình dạng mảnh khảnh như con rắn.

-

Dưa conomon: Được tìm thấy ở phương Đông.

-

Dưa Chito: Trái thường có màu vàng chanh.

-

Dưa Dudaim: Trái có hình dạng trái lựu đạn.



4

Trong 7 nhóm chỉ có 2 nhóm có ý nghĩa quan trọng trên thị trường đó là dưa
lưới và dưa không mùi. Các nhóm còn lại không có giá trị kinh tế nhưng có ý nghĩa
quan trọng trong công tác chọn giống.
1.1.4 Công dụng và giá trị dinh dưỡng
Theo Dekker và ctv. (1998), ở nước Mỹ dưa lê được sử dụng như một loại trái
cây. Còn tại Pháp dưa lê thường được trồng trong nhà lưới, ở Trung Quốc, Ấn Độ và
Nhật Bản dưa được sử dụng như một loại rau thông thường (Purseglove, 1966). Không
chỉ được sử dụng như một loại trái cây ăn tươi hay một loại rau trong bửa ăn mà dưa lê
còn được dùng làm thức uống (sinh tố). Ngoài ra trái còn sấy khô, nghiền thành bột và
có thể sử dụng như là một loại ngũ cốc để thành bánh mì, bánh quy (Tindall, 1983).
Dưa lê còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng và các chất khoáng quan trọng cho cơ
thể. Trong 100 g trái tươi có chứa 0,6% protetin; 0,1% chất béo; 3,5 carbohydrate, 16
mg vitamin C, hàm lượng chất rắn hòa tan 8-17% (Dekker và ctv., 1998). Theo Mai
Thị Phương Anh và ctv. (1996) trong trái dưa lê chín có 4,6-7% đường tổng số, lượng
chất khô 6,0-11%. Drost và ctv. (2004) cho biết trong một phần tư trái dưa lê có 50
calo, trong dưa lê còn có nhiều chất khoáng như: K, Ca, P, Fe, và Na…
1.1.5 Tình hình sản xuất
* Trên thế giới: Qua Bảng 1.1 ta thấy diện tích trồng dưa lê trên thế giới nhìn chung
có sự giảm nhẹ qua các năm, năm 2008 là 1,253 triệu hecta đến năm 2011 diện tích
trồng dưa còn 1,075 triệu hecta. Châu Á là nơi chiếm diện tích trồng nhiều nhất, chiếm
khoảng 65,96% diện tích trồng trên thế giới, kế đến là Châu Mỹ và Châu Âu (15,25%
và 10,52%) và thấp nhất là Châu Úc (chiếm khoảng 0,38% diện tích trồng trên thế
giới). Trung Quốc là nước có diện tích trồng dưa lê nhiều nhất ở Châu Á và trên thế
giới (chiếm 51,49% diện tích trồng ở Châu Á và 33,96% trên thế giới). Về sản lượng,
sản lượng trên thế giới giảm điều ở các năm, điều này phù hợp với sự biến đổi diện tích
trồng dưa từ năm 2008-2010. Sản lượng năm 2008 là 29,916 triệu tấn đến năm 2010 là



5

25,014 triệu tấn, trong đó Châu Á là nơi sản lượng nhiều nhất thế giới (trung bình
khoảng 19 triệu tấn, chiếm khoảng 69,31% sản lượng toàn thế giới) và thấp nhất là
Châu Úc (chiếm 0,33% sản lượng toàn thế giới). Trung Quốc là nước có sản lượng dưa
lê nhiều nhất ở Châu Á và trên thế giới (chiếm 45,31% sản lượng thế giới và 65,37%
sản lượng Châu Á) (FAOSTAT, 2012).

Bảng 1.1 Diện tích (hecta) và sản lượng (tấn) dưa lê qua các năm trên thế giới
(FAOSTAT, 2012)
Quốc gia
Thế giới
Châu Phi
Châu Mỹ

Năm 2008
Diện
Sản
tích
lượng
1.253.736
85.137
167.648

Năm 2009
Diện
Sản
tích
lượng


Năm 2010
Diện
Sản
tích
lượng

29.916.088 1.097.786
1.899.660
85.640
3.447.266
155.303

25.998.691 1.075.892 25.014.494
2.028.169
84.812
1.874.433
3.368.712
164.026
3.382.792

Châu Âu
Châu Úc
Châu Á
+ Trung Quốc
+ Iran

116.012
2.925
882.014

529.174
73.086

2.415.134
71.557
22.082.471
16.068.101
1.332.070

11.703
3.945
741.195
396.340
76.844

2.330.468
80.630
18.190.712
12.224.081
1.278.540

113.191
4.155
709.708
365.400
74.900

2.338.109
81.339
17.337.821

11.333.200
1.317.600

+ Ấn Độ
+ Turkey
+ Nhật Bản

39.458
105.000
9.210

82.2715
1.749.940
208.500

40.069
91.195
8.870

830.244
1.679.190
199.400

41.800
95.000
8.400

89.4000
1.611.700
188.100


* Trong nước: Ở đồng bằng sông Cửu Long, Tiền Giang là tỉnh có diện tích trồng dưa
lê nhiều nhất khoảng 60-70 ha, tập trung nhiều ở hiện Gò Công Tây (Trung tâm
Khuyến Nông tỉnh Tiền Giang, 2006). Nông dân quận Bình Thủy (Cần Thơ) trồng dưa
lê bằng màng phủ nông nghiệp khoảng 7.000 m2, năng suất khoảng 20 tấn (Thông tấn
xã nông nghiệp, 2005). Nông dân xã Long Phú, tỉnh Sóc Trăng cho biết trồng thử
nghiệm dưa lê bằng màng phủ nông nghiệp đạt năng suất 18-20 tấn/ha (Báo Nông
Nghiệp Việt Nam, 2004). Hiện nay có nhiều công ty giống cây trồng (Nông Hữu,


6

Trang Nông, Thần Nông,…) nhập nhiều giống mới để canh tác, chẳng hạn giống Kim
Cô Nương, Thiên Hoa, Phương Thanh Thanh,… đây là các giống F1 cho năng suất và
chất lượng cao.
1.2 Đặc tính thực vật
* Rễ: Bộ rễ dưa lê có cấu trúc như rễ dưa hấu nhưng phát triển yếu hơn. Chiều dài rễ
chính 0,6-1 m, rễ phụ 2-3 m. Số lượng rễ phụ 9-12. Dưa lê chịu hạn yếu nhưng chịu độ
ẩm đất cao khá hơn dưa hấu (Mai Thị Phương Anh và ctv., 1996).
* Thân: Thuộc loại thân thảo, có tua cuốn để leo như dưa chuột. Khả năng phân cành
lớn. Số lượng cành các cấp tới 22-28 cành/cây trong điều kiện thuận lợi cho sinh
trưởng, phát triển (Mai Thị Phương Anh và ctv., 1996). Thân rỗng xốp, bên ngoài thân
có nhiều lông tơ, đốt thân mang nhánh, lóng thân phát triển rất nhanh, chiều dài thân
chính từ 2-8 m (Whitaker và ctv., 1962).
* Lá: Lá mọc cách, có dạng hình tròn hoặc hình trứng, lá xẻ thùy với 3-5 thùy, lá có
răng cưa, mặt dưới có lông (Tindall, 1983). Theo Purseglove (1966) thì lá dưa lê có
hình tròn hoặc oval, trong đó hình tim là cơ bản, cuống lá dài từ 4-10 cm, đường kính
lá từ 8-15 cm. Theo Tạ Thu Cúc (2005), dưa lê có tổng số lá trên thân chính khoảng
45,8 lá và tuổi thọ lá mầm là 20 ngày, lá thật là 26 ngày.
* Hoa: Hoa dưa lê có màu vàng, có các dạng hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính trên

cùng một cây. Tuy nhiên tùy vào điều kiện môi trường ảnh hưởng tới tỉ lệ xuất hiện ở
dưa lê. Hoa đực mọc từng cụm, hoa cái mọc đơn lẻ (Mai Thị Phương Anh và ctv.,
1996). Hoa có năm cánh màu vàng, hoa cái có bầu noãn nằm ở hạ cuống khi hoa nở
hướng lên và trái hướng xuống, hoa cái xuất hiện sau hoa đực khoảng một tuần
(Kimberly và ctv., 2000). Hoa dưa lê nở vào buổi sáng sớm sau khi mặt trời lên, thời
gian tùy thuộc vào ánh sáng mặt trời, nhiệt độ và sự ẩm ướt (Trần Thị Ba và ctv.,
1999).


7

* Trái: Đa dạng về hình dáng, màu sắc và trọng lượng tùy thuộc vào đặc tính giống.
Theo Tindall (1983) dưa lê có hình cầu hoặc hình thuôn, bằng phẳng hoặc có nếp nhăn;
vỏ trái không có lông, vỏ trơn hoặc xù xì và có lưới, màu xanh đến vàng sẫm, vàng nâu
hoặc xanh; vàng tươi, nhiều hột. Theo Võ Văn Chi (2005), thịt trái dưa lê gồm chất bột
mịn, bở mềm, mùi thơm, ruột trái có chứa dịch màu vàng, vị ngọt mát.
* Hạt: Hạt dẹp, màu nâu đen, đỏ nâu, trắng hoặc màu kem, bằng phẳng, dài 5-15 cm,
nảy mầm thượng địa, trong hạt chứa 46% dầu và 36% protein (Tindall, 1983). Trọng
lượng 1000 hạt là 35-40 g (Mai Thị Phương Anh và ctv., 1996).
1.2.2 Các giai đoạn sinh trưởng
* Thời kỳ nảy mầm: Được tính từ khi gieo đến khi cây có 2 lá mầm (khoảng 6-7 ngày
sau khi gieo). Yếu tố quan trọng trong thời kỳ này là nhiệt độ, nhiệt độ thích hợp là 25390C (Tạ Thu Cúc, 2005). Theo Dekker và ctv. (1998), nhiệt độ thích hợp cho dưa lê
nảy mầm từ 23-240C, thấp hơn 180C hạt sẽ không nảy mầm. Do hạt có chứa nhiều chất
béo nên dễ mất sức nảy mầm (Trần Thị Ba và ctv., 1999; Tạ Thu Cúc, 2005).
* Thời kỳ cây con: Được tính từ khi cây xuất hiện lá mầm đến khi có 4-5 lá thật. Ở
thời kỳ này cây tăng trưởng thân lá chậm, chưa phân cành, cần vun gốc, tưới nước để
kích thích rễ phát triển (Trần Thị Ba và ctv., 1999).
* Thời kỳ tăng trưởng: Từ khi cây được 4-5 lá thật đến khi cây ra hoa. Thân chuyển
sang bò và phát triển rất nhanh, tốc độ ra lá nhanh, kích thước lá lớn. Hoa đực nhiều,
có hoa cái đầu tiên, bộ rễ sinh trưởng nhanh hơn thân lá nên xảy ra hiện tượng lốp (sinh

trưởng mất cân đối, thân lá nhiều, hoa cái ít) tua cuốn xuất hiện (Tạ Thu Cúc, 2005)
* Thời kỳ ra hoa, kết trái: Ra hoa, đậu trái tập trung. Thân, lá, rễ phát triển tối đa.
Thân vượt hơn rễ và cho trái lứa đầu. Cây yêu cầu nước và dinh dưỡng nhất (Trần Thị
Ba và ctv., 1999).


8

* Thời kỳ già cổi: Trái tập trung, cây mau tàn, sinh trưởng thân lá giảm nhanh; hoa,
trái ít, dị dạng nhiều, kém phẩm chất. Để tăng năng suất và trái thương phẩm cần chăm
sóc kéo dài tuổi thọ bộ lá xanh (Trần Thị Ba và ctv., 1999).
1.2.3 Yêu cầu ngoại cảnh
* Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng, phát triển là 25-300C. Đặc biệt,
cây có thể chịu nhiệt 350C, khả năng chịu nóng là do nhiệt độ kết dính protein trong lá,
chỉ số này khá cao ở dưa lê là 60-620C (Mai Thị Phương Anh và ctv., 1996; Tạ Thu
Cúc, 2005).
Ngược lại, ở nhiệt độ thấp gây nguy hiểm và có thể làm chết héo cây con, do rễ
cây không hút được nước dẫn đến héo nhanh và chết (Henry, 2001). Nhiệt độ dưới
180C sẽ bất lợi cho sự nở hoa, trên 350C trái dễ bị dị hình và phẩm chất kém (Nguyễn
Văn Thắng, 1999).
* Ánh sáng: Dưa lê là cây ưa ánh sáng vì vậy cây cần nhiều ánh sáng ngay từ khi xuất
hiện lá mầm đầu tiên cho đến khi kết thúc sinh trưởng. Nắng nhiều và nhiệt độ cao là
hai yếu tố làm tăng chất lượng dưa (Trần Thị Ba và ctv., 1999). Cây không đủ ánh sáng
hay trồng với mật độ dầy, bị che khuất thì sẽ sinh trưởng kém, ra hoa chậm, giảm tỉ lệ
đậu trái, kích thước và khả năng tích lũy đường trong trái kém (Mai Thị Phương Anh
và ctv., 1996).
* Ẩm độ: Dưa lê thuộc nhóm cây trồng, chịu hạn tốt hơn chịu úng, nhưng bị khô lâu sẽ
dẫn đến rụng trái, trái kém phát triển, xơ nhiều và cây chóng tàn, độ ẩm thích hợp từ
70-80% độ ẩm đồng ruộng (Nguyễn Văn Thắng, 1999). Ẩm độ đất cao trong giai đoạn
chín sẽ làm giảm chất rắn hòa tan trong trái, dẫn đến chất lượng trái giảm (Dainello,

2003).
* Đất và chất dinh dưỡng: Dưa lê yêu cầu môi trường dinh dưỡng cao hơn so với các
cây cùng họ, đất trồng dưa lê cần lượng mùn cao, độ pH = 6,5-7,5 (Mai Thị Phương
Anh và ctv., 1996). Theo Dekker (1998) dưa lê ưa đất thoát nước tốt, thích hợp với đất


9

thịt pha cát, đất thịt sẽ cho năng suất cao, đối với đất cát cần kết hợp với chất hữu cơ.
Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999) ở cây họ bầu bí cần bón đầy đủ và cân đối NPK và
phân chuồng. Cây yêu cầu nhiều nhất là kali, kế đến là đạm và thấp nhất là lân. Cây
thường sử dụng khoảng 98-99% kali, 93% đạm và 33% lân trong suốt vụ trồng. Thời kì
cây con nên chú ý bón đạm và lân.
1.3 Khái quát về gốc ghép
1.3.1 Gốc bầu địa phương
Bầu sao, bầu địa phương (Bottle gourd) có tên khoa học Lagernaria siceraria
(Molina) Standl, thuộc họ bầu bí cucurbitaceae. Cây bầu có nguồn gốc Châu Phi và Ấn
Độ, ngày nay được trồng rộng rãi ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới trên thế giới (Trần
Thị Ba và ctv., 1999).
Bầu là cây hằng niên, thân leo quấn, tua cuốn phân nhánh, thân lá phát triển
mạnh và có tính sinh nhánh lớn do đó khi canh tác phải bấm ngọn, làm giàn. Có bộ rễ
rất phát triển, ăn lan rộng, có khả năng ra rễ bất định ở đọt. Lá có phiến tròn, gân trên
cọng dài, gân lá hình chân vịt. Hoa đơn tính cùng cây, hoa to với 5 cánh màu trắng.
Hoa cái có bầu noãn hạ và rất phát triển. Hoa đực có cuốn dài, thụ phấn nhờ gió và côn
trùng. Trái cứng hình trụ, dài 40-60 cm, vỏ màu xanh đậm điểm những đốm trắng, khi
già vỏ trái hóa gỗ. Bầu sao chứa nhiều hột, hột già màu nâu sậm với nhiều lông tơ
ngắn. Trọng lượng 100 hột là 15,14 (g). Bầu ưa nhiệt độ cao từ 20-300C và cường độ
ánh sáng mạnh. Bầu thích nghi với điều kiện đất rộng rãi nên được trồng phổ biến
(Trần Thị Ba và ctv., 1999; Mai Thị Phương Anh và ctv., 1996; Tạ Thu Cúc, 2005).
1.3.2 Gốc bình bát dây

Bình bát dây, Mảnh bát hay Hoa bát (Coccinia grandis L.) Voigt = Coccinia
cordifolia L. Cogn, tên tiếng Anh là Ivy gourd thuộc họ bầu bí dưa (Cucurbitaceae)
được biết từ Châu Phi tới Châu Á bao gồm Ấn Độ, Philippines, Trung Quốc,
Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và vùng lãnh thổ phía Bắc (Úc) (Pier, 2011).


×