Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

ẢNH HƯỞNG của PHÂN bón lá BAYFOLAN đến NĂNG SUẤT và THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT lúa TRÊN nền đất PHÙ SA tại THÀNH PHỐ cần THƠ vụ hè THU 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 64 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: TRỒNG TRỌT

Tên đề tài:

ẢNH HƢỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ BAYFOLAN ĐẾN
NĂNG SUẤT VÀ THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT LÚA
TRÊN NỀN ĐẤT PHÙ SA TẠI THÀNH PHỐ
CẦN THƠ VỤ HÈ THU - 2010

Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS. NGUYỄN BẢO VỆ

Sinh viên thực hiện:
LÊ THẾ TRUNG
MSSV: 3073111
Lớp: TT0711A2

Cần Thơ, 2010


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Chứng nhận đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài:
ẢNH HƢỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ BAYFOLAN ĐẾN THÀNH PHẦN
NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT LÚA TRÊN ĐẤT PHÙ SA


TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ VỤ HÈ THU – 2010
Do sinh viên Lê Thế Trung thực hiện và đề nạp. Kính mong Hội đồng xem
xét và chấp nhận.
Cần Thơ, ngày….tháng….. năm 2010
Cán bộ hƣớng dẫn

PGS.TS. NGUYỄN BẢO VỆ

i


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn đính kèm với đề
tài:
ẢNH HƢỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ BAYFOLAN ĐẾN THÀNH PHẦN
NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT LÚA TRÊN ĐẤT PHÙ SA
TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ VỤ HÈ THU – 2010
Đƣợc tiến hành từ tháng 4/2010 đến tháng 7/2010 do sinh viên Lê Thế
Trung thực hiện và bảo vệ trƣớc Hội đồng ngày tháng 12 năm 2010.
Luận văn tốt nghiệp đƣợc đánh giá ở mức: ......................................................................
................................................................................................................................................
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn: ................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
DUYỆT KHOA


Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2010

TRƢỞNG KHOA NN & SHƢD

Chủ tịch hội đồng

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận văn này là trung thực và chƣa đƣợc ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào trƣớc đây.
Tác giả luận văn

Lê Thế Trung

iii


LỊCH SỬ CÁ NHÂN
I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC
Họ và tên:

Lê Thế Trung

Giới tính: Nam

Ngày tháng năm sinh:


05/07/1989

Nơi sinh:

Mỹ Hƣơng - Mỹ Tú - Sóc Trăng

Chỗ ở hiện tại:

122 Mỹ Đức - Mỹ Hƣơng - Mỹ Tú - Sóc Trăng

Điện thoại:

01683.352.832
0978.840.579

Email:



II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1.Tiểu học
Thời gian đào tạo từ năm 1995 đến năm 2000
Trƣờng tiểu học Mỹ Hƣơng A
Địa chỉ: Ấp Xóm Lớn -Mỹ Hƣơng - Mỹ Tú - Sóc Trăng
2.Trung học cơ sở và trung học phổ thông
Thời gian đào tạo từ năm 2000 đến năm 2007
Trƣờng THPT cấp II - III Mỹ Hƣơng
Địa chỉ: Mỹ Hƣơng - Mỹ Tú - Sóc Trăng
Cần Thơ, ngày 20 tháng 11 năm 2010
Tác giả luận văn


Lê Thế Trung

iv


LỜI CẢM ƠN
Kính dâng
Cha mẹ đã hy sinh cả cuộc đời này cho con và đã tạo điều kiện thuận lợi
nhất cho con ăn học đến ngày hôm nay.
Xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến
PGS.TS Nguyễn Bảo Vệ, ngƣời đã hết lòng hƣớng dẫn, tạo điều kiện và
đóng góp những ý kiến xác thực góp phần hoàn chỉnh luận văn.
Anh Phạm Đức Trí, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, đóng góp những lời
khuyên và kinh nghiệm quý báo giúp hoàn chỉnh luận văn.
Chị Bùi Thị Cẩm Hƣờng đã tận tình hƣớng dẫn, chỉnh sửa cách trình bày
luận văn
Chú Öt Chỉ đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc bố trí thí nghiệm trên ruộng
nhà.
Thân gửi đến
Anh chị thân thƣơng đã quan tâm, động viên và hỗ trợ hết mình trong
những lúc em cần.
Chú Lê Minh Hùng, hết lòng hỗ trợ kinh phí, tạo điều kiện cho em hoàn
thành khóa học.
Chân thành cảm ơn các bạn cùng khóa học đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn này.
LÊ THẾ TRUNG

v



MỤC LỤC
Chƣơng

1

Nội dung

Trang

MỤC LỤC

vi

DANH SÁCH BẢNG

viii

DANH SÁCH HÌNH

ix

TÓM LƢỢC

x

MỞ ĐẦU

1


LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU

2

1.1 ĐẠI CƢƠNG VỀ PHÂN BÓN LÁ

2

1.1.1 Khái niệm về phân bón lá

2

1.1.2 Sự cần thiết phải bón phân qua lá

2

1.1.3 Một số yếu tố ảnh hƣởng
đến việc sử dụng phân bón lá trên lúa

4

1.1.4 Một số hạn chế khi sử dụng phân bón lá

6

1.1.5 Các thành phần cơ bản của phân
bón lá Bayfolan và vai trò của các thành phần đó

7


1.2 CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA PHÂN BÓN LÁ TRÊN
CÂY LÚA

10

1.2.1 Cấu tạo lá lúa

10

1.2.2 Cơ chế hấp thu dinh dƣỡng qua lá

10

1.3 ẢNH HƢỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ
ĐẾN SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LÖA

2

12

1.3.1 Khả năng quang hợp

12

1.3.2 Hấp thụ dinh dƣỡng

12

1.3.3 Quá trình sinh sản


13

1.3.4 Năng suất lúa

13

1.4 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN BÓN LÁ

13

PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

16

vi


2.1 PHƢƠNG TIỆN

16

2.1.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm

16

2.1.2 Vật liệu thí nghiệm

16

2.2 PHƢƠNG PHÁP


3

16

2.2.1 Bố trí thí nghiệm

16

2.2.3 Kỹ thuật canh tác

17

2.2.4 Các chỉ tiêu theo dõi

20

2.3 Phân tích số liệu

21

KẾT QUẢ THẢO LUẬN

22

3.1 GHI NHẬN TỔNG QUÁT

22

3.2 TÌNH HÌNH SINH TRƢỞNG CỦA LÖA


23

3.2.1 Chiều cao cây

23

3.2.2 Sự nảy chồi

24

3.3 THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT

25

3.3.1 Số bông trên mét vuông

25

3.3.2 Chiều dài bông

26

3. 3.3 Năng suất sinh khối

27

3.3.4 Trọng lƣợng ngàn hạt

27


3.3.5 Số hạt chắc trên bông

29

3.3.6 Số hạt lép trên bông

30

3.3.7 Tỷ lệ gạo trong hạt lép

31

3.4 NĂNG SUẤT

4

32

3. 4.1 Năng suấ

33

3.4.2 Năng suất thực tế

34

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

37


4.1 KẾT LUẬN

37

4.2 ĐỀ NGHỊ

37

TÀI LIỆU THAM KHẢO

38

vii


PHỤ CHƢƠNG

DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tựa bảng

1.1

Thành phần của phân bón lá Bayfolan

2.1


Thời kì và lƣợng phân bón trên ruộng lúa tại quậ Ninh Kiều - TP
Cần Thơ vụ Hè Thu 2010

2.2

Trang
7

19

Lịch sử dụng thuốc trên ruộng lúa tại quận Ninh Kiều - TP Cần
Thơ vụ Hè Thu 2010

20

các nghiệm thức khác nhau khi sử dụng phân bón lá Bayfolan

26

nghiệm thức khác nhau khi sử dụng phân bón lá Bayfolan

30

3.1

3.2

viii



DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tựa hình

Trang

2.1

Sơ đồ bố trí thí nghiệm phân bón lá Bayfolan

17

3.1

Ruộng lúa đƣợc bố trí thí nghiệm phát triển bình thƣờng

22

3.2

Chiều cao cây lúa theo thời gian ở những nghiệm thức phun phân bón
lá Bayfolan vào các thời điểm khác nhau tại Cần Thơ

3.3

Số chồi lúa theo thời gian ở những nghiệm thức phun phân bón lá
Bayfolan vào các thời điểm khác nhau tại Cần Thơ

3.4


32

Năng suất lý thuyết lúa ở những nghiệm thức phun phân bón lá
Bayfolan vào các thời điểm khác nhau tại Cần Thơ

3.7

28

Tỷ lệ gạo trong hạt lép ở những nghiệm thức phun phân bón lá
Bayfolan vào các thời điểm khác nhau tại Cần Thơ

3.6

24

Trọng lƣợng ngàn hạt ở những nghiệm thức phun phân bón lá
Bayfolan vào các thời điểm khác nhau tại Cần Thơ

3.5

23

33

Năng suất thực tế lúa ở những nghiệm thức phun phân bón lá
Bayfolan vào các thời điểm khác nhau tại Cần Thơ

ix


35


LÊ THẾ TRUNG, 2010. “ẢNH HƢỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ BAYFOLAN
ĐẾN THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT LÖA TRÊN ĐẤT PHÙ
SA TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ VỤ HÈ THU – 2010”. Luận văn tốt nghiệp kỹ
sƣ Trồng trọt, khoa Nông nghiệ p và Sinh học Ứng dụng, trƣờng Đại học Cần Thơ.
Giảng viên hƣớng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN BẢO VỆ.
TÓM LƢỢC
Phân bón lá là những hợp chất khoáng cần thiết được hòa tan vào nước và được cung
cấp cho cây trồng bằng cách phun qua lá. Việc sử dụng phân bón lá đúng loại, liều
lượng và giai đoạn sẽ giúp cây trồng tăng năng suất và phẩm chất. Hiện tại trên thị
trường có rất nhiều loại phân bón lá sử dụng trên nhiều loại cây trồng khác nhau trong
đó có phân bón lá Bayfolan 11-8-6. Tuy nhiên việc sử dụng phân bón lá này trong giai
đoạn nào là thích hợp nhất cho lúa vẫn chưa biết rõ. Vì vậy đề tài “ẢNH HƯỞNG CỦA
PHÂN BÓN LÁ BAYFOLAN ĐẾN THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT LÚA
TRÊN ĐẤT PHÙ SA TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ VỤ HÈ THU – 2010” nhằm tìm ra
thời điểm phun phân bón lá Bayfolan đạt hiệu quả cao nhất. Thí nghiệm được bố trí theo
thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại gồm 4 nghiệm thức: 1/ Đối chứng
không phun; 2/ Phun một lần vào giai đoạn lúa tượng đòng; 3/ Phun 2 lần vào lúc trước
và sau trổ 7 ngày; 4/ Phun 3 lần vào lúc tượng đòng, trước và sau trổ 7 ngày. Diện tích
mỗi lô thí nghiệm là 200 m2 , giống lúa IR50404, lúa được sạ tay với lượng giống 185
2 lần vào lúc

kg/ha.

trước và sau trổ 7 ngày giúp lúa tăng trọng lượng ngàn hạt tăng 6,1% và tăng năng suất
thực tế 13,6% so với đối chứng không phun.
Từ khóa: Phân bón lá; Bayfolan;


x


xi


MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam, lúa là loại cây trồng chính quan trọng nhất trong hệ thống
canh tác nông nghiệp. Việt Nam là nƣớc xuất khẩu gạo đứng hàng thứ hai trên thế
giới, xuất khẩu 6,0 triệu tấn gạo/năm đã mang lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho
Việt Nam từ việc xuất khẩu gạo. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản
xuất lúa trọng điểm của cả nƣớc, chiếm 52% diện tích, 52,6% sản lƣợng, 90%
lƣợng gạo xuất khẩu của cả nƣớc (Tổng cục thống kê, 2009). Trong đó lúa chiếm
99% diện tích cây lƣơng thực và 99.7 % sản lƣợng cây lƣơng thực của vùng (Đặng
Kiều Nhân và ctv., 2002).

Trong những năm gần đây, tình hình thiên tai, hạn hán xảy ra ngày càng
nhiều và tình hình xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng. Điều đó gây không ít
khó khăn đến sản xuất Nông nghiệp đặc biệt là ngành trồng lúa. Do vậy, nhiệm vụ
đặt ra cho ngành trồng lúa là làm thế nào để hạn chế thiệt hại và tìm giải pháp thích
hợp để giải quyết những khó khăn trên. Ngày nay, việc sử dụng các loại phân bón
lá ngày càng phổ biến đã mang lại hiệu quả tích cực giúp lúa tăng khả năng chống
chịu, tăng năng suất và chất lƣợng hạt gạo. Tuy nhiên, khi sử dụng phân bón lá
phải đúng loại, liều lƣợng và giai đoạn phát triển mới đem lại hiệu quả cao.
Vì vậy đề tài “ẢNH HƢỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ BAYFOLAN ĐẾN
THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT LÖA TRÊN ĐẤT PHÙ SA TẠI
THÀNH PHỐ CẦN THƠ VỤ HÈ THU - 2010” nhằm tìm ra thời điểm phun phân
bón lá Bayfolan đạt hiệu quả cao nhất.


1


CHƢƠNG 1
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 ĐẠI CƢƠNG VỀ PHÂN BÓN LÁ
1.1.1 Khái niệm về phân bón lá
Theo Vũ Cao Thái (2000) phân bón lá là một dạng phân hữu ích tác động
nhanh chóng đến cây trồng đặc biệt sau khi gặp các điều kiện bất lợi nhƣ hạn,
ngập úng, sâu bệnh làm tăng năng suất cây trồng đáng kể. Phân bón lá là các hợp
chất dinh dƣỡng dùng hòa tan trong nƣớc, phun lên lá cây trồng để lá cây hấp thu
nhằm bổ sung dinh dƣỡng cho cây. Phân bón lá làm tăng năng suất, phẩm chất và
mẫu mã nông sản (Nguyễn Đăng Nghĩa và ctv., 2005).
Các loại phân bón qua lá là những hợp chất dinh dƣỡng có thể là các
nguyên tố đa lƣợng, trung lƣợng, vi lƣợng đƣợc hòa tan trong nƣớc và phun lên lá
để cây hấp thu, phun qua lá phát huy hiệu lực nhanh. Tỷ lệ cây sử dụng chất dinh
dƣỡng thƣờng đạt ở mức cao, cây sử dụng đến 95% chất dinh dƣỡng bón qua lá,
trong khi bón qua đất cây chỉ sử dụng 45-50% (Đƣờng Hồng Dật, 2002). Nói
chung, các loại phân bón lá là để bổ sung thêm thức ăn cho cây đặc biệt là vi
lƣợng, để kích thích ra lá hoa nhanh hơn (Mai Văn Quyền, 2008) và giúp cây
trồng mau chóng phục hồi sau khi gặp các điều kiện bất lợi nhƣ giúp tăng năng
suất và phẩm chất cây trồng.
1.1.2 Sự cần thiết phải bón phân qua lá
Khi đất có hàm lƣợng dƣỡng chất khoáng không đủ cung cấp cho cây trồng
hoặc có nhƣng cây trồng không thể hấp thụ do các yếu tố bất lợi. Khi đó việc phun
phân bón qua lá sẽ giúp cây trồng hấp thụ nhanh đáp ứng kịp thời giai đoạn sinh
trƣởng và phát triển của cây trồng. Ví dụ trong đất có pH cao và nhiều hữu cơ
thiếu Mn có thể đƣợc khắc phục bằng cách phun phân bón lá có chứa (Nguyễn
Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2004).


2


Khi sử dụng phân bón qua lá t ỷ lệ dinh dƣỡng cây sử dụng cao khoảng 95%
so với 45-50% bón qua đất (Đƣờng Hồng Dật, 2002). Phân bón lá có thể thay thế
đƣợc 30% phân bón qua rễ. Trên đất phèn dù bón đủ NPK thì lúa vẫn không hấp
thụ đƣợc tốt do rễ kém phát triển trong tầng canh tác. Đôi khi phân bị bốc hơi
nhanh hay bị rửa trôi do thời tiết. Do đó cây lúa không thể hấp thu dinh dƣỡng
đƣợc. Vì vậy cần phải bổ sung phân bón qua lá để đáp ứng nhu cầu cây lúa trong
quá trình phát triển. Phân bón lá giúp lúa đẩy nhanh quá trình ra rễ, đẻ nhánh và
hình thành đòng (Nguyễn Thanh Bình, 2008). Đây là hình thức cung cấp thức ăn
nhanh và hiệu quả.
Sử dụng phân bón lá giúp gia tăng hàm lƣơng tinh bột ở ngũ cốc lƣợng
protein và chất lƣợng hạt có thể gia tăng nhanh chóng khi phun phân đạm qua lá ở
giai đoạn sau. Đạm cung cấp ở giai đoạn này nhanh chóng đƣợc chuyển vận hoặc
chuyển vị từ lá tới hạt (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2004).
Theo Lê Hoàng Kiệt và ctv. (2005) phân bón lá giúp cho lúa hấp thụ nhanh
và hiệu quả các chất dinh dƣỡng qua lá, và bổ sung các chất dinh dƣỡng đặc biệt là
vi lƣợng trong các giai đoạn khủng hoảng của cây.
Trong những khu vực bán khô hạn sự hữu dụng các chất dinh dƣỡng trong
đất sẽ giảm trong suốt quá trình sinh trƣởng của cây trồng. Trong điều kiện này
việc bón dinh dƣỡng qua lá có hiệu quả hơn so với bón phân vào đất. (Nguyễn
Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2004).
Sự giảm hoạt động ở rễ trong giai đoạn sinh sản đó là do sự cạnh tranh
carbohydrate giữa rễ và bông phun dinh dƣỡng qua lá có thể bù đắp sự thiếu dinh
dƣỡng này (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2004).
Phân bón lá giúp cây trồng tăng năng suất và chất lƣợng. Nghiên cứu của
Rana và Sharma 1980 cho thấy phun 2 lần CuSO 4 với nồng độ 0,025% trên nho
làm tăng năng suất có ý nghĩa so với đối chứng với mức tăng 13,7% (Chu Thị
Thơm và ctv., 2006). Hay sản phẩm Bioted – 603 làm tăng năng suất lúa 11-17%,


3


sản phẩm HVP 1601 WP làm tăng năng suất lúa 23,5%, nhãn 18-39%, sản phẩm
Botrac 10,9% làm tăng tỷ lệ đậu trái năng suất nhãn 74,1%, cam 69,2% (Vũ Cao
Thái, 2000).
Ngoài ra, phân bón lá còn có tác dụng kéo dài thời gian tồn trữ nông sản
sau thu hoạch bằng biện pháp sử lí tiền thu hoạch. Phun K2 CO3 nồng độ 2 g/l trên
xoài Cát Hòa Lộc 5-6 năm tuổi vào thời điểm trái đậu trứng cá đến trƣớc thu
hoạch 2 tuần đã làm tăng năng suất phẩm chất trái và tồn trữ đƣợc thêm 2 ngày
(Trần Thị Kim Ba, 2007). Sử dụng dƣỡng chất CaCl 2 và H3 BO3 với nồng độ 2500
ppm đã làm tăng pectin, hemicellulose và cellulose trong thành phần vách tế bào
của vỏ và thịt trái tại thời điểm thu hoạch làm chậm quá trình chín của trái quýt
hồng (Phạm Thị Phƣơng Thảo, 2009). Theo Phan Thị Lệ Thi (2009) sử dụng
H3BO3 100 ppm phun qua lá một tháng trƣớc thu hoạch đã giúp màu sắc vỏ trái
bóng sáng duy trì ổn định theo thời gian tồn trữ và vỏ trái cứng chắc hơn. Tỷ lệ
hao hụt trọng lƣợng và tỷ lệ nhiễm bệnh giảm, giúp vỏ trái giảm mất nƣớc 4 tuần
sau thu hoạch của trái quýt đƣờng.
1.1.3 Một số yếu tố ảnh hƣởng đến việc sử dụng phân bón lá trên lúa
* Nồng độ dƣỡng chất
Phần lớn các dƣỡng chất đƣợc hấp thu vào cây theo nguyên tắc khuếch tán
nghĩa là đi theo chiều từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. Vì vậy nồng
độ dung dịch dinh dƣỡng khi phun vào cây phải có nồng độ cao hơn nồng độ trong
cây. Sự chênh lệch nồng độ dƣỡng chất khoáng từ mặt bên ngoài hƣớng đến mặt
bên trong tế bào. Các ion đi vào qua lớp cutin theo chiều hƣớng chênh lệch nồng
độ là một yếu tố quan trọng trong việc hấp thu phân bón lá (Nguyễn Bảo Vệ và
Nguyễn Huy Tài, 2004).
* Tuổi lá
Tốc độ hấp thu dinh dƣỡng qua lá thƣờng bị giảm theo tuổi lá. Có nhiều

yếu tố gây ra sự giảm này nhƣ hoạt động biến dƣỡng giảm (hoạt động của nơi

4


nhận dƣỡng chất), tăng tính thấm của màng và gia tăng bề dày của lớp cutin trên
bề mặt lá (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2004). Lớp cutin thấm nƣớc khi lá
non và không thấm nƣớc khi lá đã già. Vì vậy khả năng hấp thụ dinh dƣỡng của lá
sẽ phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của lá. Lá non sẽ hấp thu dinh dƣỡng nhiều
hơn lá già (Huỳnh Thị Chí Linh, 2008).

* Tình trạng dinh dƣỡng cây
Phần lớn các chất dinh dƣỡng đƣợc cây trồng hấp thụ qua rễ. Việc cung cấp
dinh dƣỡng qua lá chỉ là thứ yếu trong các trƣờng hợp khô hạn hay ngập úng cây
trồng không thể hấp thu dinh dƣỡng qua rễ. Khi đó cây trồng bị kiệt quệ dinh
dƣỡng. Trong các trƣờng hợp này thì phun phân qua lá sẽ có hiệu quả hơn so với
bón phân qua rễ. Theo Phƣơng Hiệp Oanh (2006) thì phun dung dịch gồm DAP và
kali (tỷ lệ 4:1) nồng độ 1,5-2% kết hợp với phân bón lá Agrispon nồng độ 0,10,2% đã giúp vuờn cây ăn trái chống chịu tốt với điều kiện ngập lũ. Tuy nhiên,
phân bón lá không thể thay thế hoàn toàn 100% nhu cầu phân bón cho cây trồng.
Phân bón lá chỉ có thể đáp ứng khoảng 30% lƣợng phân bón qua rễ (Nguyễn
Thanh Bình, 2008). Khi nồng độ dinh dƣỡng trong cây thấp thì tốc độ hấp thu dinh
dƣỡng qua lá tốt hơn so với nồng độ cao.
* Các yếu tố ngoại cảnh
Ánh sáng, ẩm độ, nhiệt độ: Các yếu tố này ảnh hƣởng đến quá trình quang
hợp nhằm tạo ra carbohydrate. Sự hấp thu dƣỡng chất qua lá cao nhất khi ánh sáng
thấp, ẩm độ cao, nhiệt độ tối hảo. Ánh sáng càng cao làm cho lớp cutin và lớp sáp
dày. Nhiệt độ cao làm cho dung dịch phun qua lá mau khô dẫn đến việc hấp thụ
dinh dƣỡng giảm hiệu quả. Ẩm độ cao làm cho dung dịch dinh dƣỡng chậm khô.
Ở cùng một nhiệt độ ẩm độ không khí thích hợp giúp cho sự thoát hơi nƣớc ở lá


5


diễn ra bình thƣờng. Chính nhờ vào lớp hơi nƣớc trên bề mặt lá cũng giúp cho việc
hấp thu dinh dƣỡng tăng lên (Huỳnh Thị Chí Linh, 2008).
Phân bón lá đƣợc hấp thu qua khí khổng. Do đó, khi khí khổng bị đóng sẽ
ảnh hƣởng đến việc hấp thu dinh dƣỡng của cây trồng. Các yếu tố có thể làm đóng
khí khổng gồm: ánh sáng quá mạnh, ẩm độ đất quá khô, nhiệt độ cao (Lê Văn Tri,
2001), vì vậy nên tránh phun phân bón lá trong những trƣờng hợp trên để tăng
hiệu quả sử dụng dƣỡng chất.

* pH dung dịch phân bón lá
Dung dịch dinh dƣỡng khoáng khi phun qua lá phải có pH trung tính, nếu
nhƣ pH quá cao hay quá thấp sẽ làm giảm khả năng hấp thụ

lá.
1.1.4 Một số hạn chế khi sử dụng phân bón lá
Việc cung cấp dinh dƣỡng qua lá cho cây trồng có hiệu quả nhanh hơn so
với phƣơng pháp bón qua rễ. Tuy nhiên, việc bón phân qua lá vẫn có một số hạn
chế nhƣ sau: Vận tốc hấp thu chậm nhất là đối với cây có lớp cutin dày nhƣ cây
cam quýt và lúa; Dƣỡng chất bị trôi đi do mƣa ở những lá không thấm nƣớc và bị
rửa trôi do mƣa; Dung dịch phun qua lá bị khô nhanh; Sự chuyển vị của một số
nguyên tố bị hạn chế nhƣ Ca khi phun qua lá rất ít đƣợc di chuyển đến các vị trí
khác của cây; Gây tổn thƣơng cho lá hoặc gây cháy lá do nồng độ cao (Nguyễn
Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2004). Tăng nguy cơ bị sâu bệnh và đổ ngã do lạm
dụng phân bón lá hoặc chọn loại phân không phù hợp dẫn đến thừa đạm (Lê
Hoàng Kiệt và ctv., 2005). Ngoài ra khi phun đúng giai đoạn ra hoa sẽ làm rối loạn
dinh duỡng dẫn đến rụng hoa, rụng trái non.
6



Vì vậy, khi sử dụng phân bón lá cần chú ý các vấn đề sau:
- Tránh phun trƣớc và sau mƣa vì khi phun trƣớc khi mƣa phân sẽ bị rửa
trôi, còn khi phun sau mƣa thì cây đã no nƣớc nên giảm hiệu quả hấp thụ. Không
phun khi nắng nóng vì khi đó khí khổng đã đóng. Hạn chế sử dụng áp suất cao vì
sẽ làm tổn thuơng lá (Lê Văn Tri, 2001).
- Không nên sử dụng phân bón lá trên cây đang ra hoa, lúc trời đang nắng
vì nhƣ vậy sẽ làm giảm hiệu lực của phân và làm rụng hoa quả. Khi ẩm độ không
khí thấp, đất bị hạn nặng không nên phun phân bón lá vì dễ làm rụng lá (Đƣờng
Hồng Dật, 2002).
Ngoài ra trong khi cây trồng đang bị nấm bệnh tấn công không nên phun
phân bón qua lá vì nhƣ vậy sẽ làm cho nấm bệnh phát triển mạnh hơn.

1.1.5 Các thành phần cơ bản của phân
bón lá Bayfolan và vai trò của các thành phần đó
Theo công ty Bayer Crop Science phân bón lá Bayfolan có tác dụng cân
bằng bổ sung khoáng chất tinh khiết; tăng sức đề kháng đề kháng cho cây, sức
sống hạt phấn hoa, khả năng đậu trái và chống rụng trái non. Khoáng chất tinh
khiết làm cho lá dễ hấp thụ, dễ sử dụng hấp thu nhanh an toàn cho cây trồng và
ngƣời sử dụng. Thành phần cơ bản của phân bón lá Bayfolan đƣợc trình bày qua
Bảng 1.1.
Bảng 1.1 Thành phần của phân bón lá Bayfolan
STT

Tên thành phần

Nồng độ (%)

1


Đạm (N)

11

2

Lân (P 2O5)

8

3

Kali (K2 O)

6

4

Đồng (Cu) dạng Chelate

0,05

5

Kẽm (Zn) dạng Chelate

0,05

7



6

Mangan (Mn) dạng Chelate

0,05

7

Sắt (Fe) dạng Chelate

0,1

8

Bo (B)

0,02

9

Cobalt (Co)

0,0005

10

Molipden (Mo)

0,0005


Cây lúa cần một lƣợng lớn đạm trong thời gian đầu (40 ngày sau sạ) để tạo
số bông tối đa. Trong t hời kì làm đòng và trổ, đạm làm tăng số hạt cũng nhƣ tỷ lệ
hạt chắc. Đạm làm cho lá xanh đậm tăng chiều cao và nẩy chồi khỏe (Phạm Sĩ
Tân, 2000). Đạm là chất tạo hình cây lúa, là thành phần chủ yếu của protein và
chất diệp lục làm cho lá xanh tốt, gia tăng chiều cao cây, số chồi và kích thƣớc lá
thân (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Trong ba yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất lúa (số
bông trên đơn vị diện tích, số hạt chắc trên bông và trọng lƣợng 1000 hạt) thì đạm
ảnh hƣởng nhiều nhất đến số bông trên đơn vị diện tích và cũng làm tăng số hạt
chắc trên bông (Nguyễn Xuân Trƣờng và ctv., 2000). Đạm là nguyên tố liên quan
mật thiết đến năng suất cây trồng. Khi thiếu đạm cây sinh trƣởng kém, lá vàng úa,
hẹp, lùn, số lá, số chồi nhánh ít dẫn đến năng suất giảm (Lê Văn Hòa và Nguyễn
Bảo Toàn, 2004).
Kali (K) là hợp chất của nhiều enzyme cần thiết cho quang tổng hợp và hô
hấp và nó cũng hoạt hóa các enzyme cần để tạo tinh bột và protein (Lê Văn Hòa
và Nguyễn Bảo Toàn, 2004). Trên lúa, kali xúc tiến quá trình quang hợp, giúp cây
hình thành và vận chuyển đƣờng bột trong cây. Tăng cƣờng sự tạo thành các mô
chống đỡ, làm cứng cây và tăng khả năng kháng bệnh (Phạm Sĩ Tân, 2000). Trong
điều kiện thời tiết âm u thiếu ánh sáng kali giúp cây lúa quang hợp tốt hơn
(Nguyễn Xuân Trƣờng và ctv., 2000). Ngoài ra kali còn có tác dụng kéo dài tuổi
thọ lá đòng ở giai đoạn sau trổ nên giúp cây lúa tăng khả năng quang hợp (Đinh
Thế Lộc, 2006). Ngoài ra kali giúp lúa chịu hạn tốt hơn, tăng số hạt chắc trên bông
và làm cho hạt no đầy hơn (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Ở lúa, kali là nguyên tố quan
trọng nhất. Cứ mỗi tấn thóc thu đƣợc lúa lấy đi 22-26 kg kali nguyên chất (K2O),
8


18-20 kg đạm nguyên chất (N), 4-6 kg lân nguyên chất (P 2O5 ) (Mai Văn Quyền,
2008). Thiếu kali làm cho lá lúa mềm, yếu ớt, dễ nhiễm bệnh nhất là bệnh đốm
nâu, lá già rụi sớm.

Lân (P) đƣợc xem nhƣ là thành phần cấu trúc của tế bào vì có vai trò quan
trọng trong cấu trúc của AND, ARN và axit nucleic. Bên cạnh đó lân còn có vai
trò quan trọng trong sự vận chuyển năng lƣợng (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy
Tài, 2004). Lân có tác dụng làm giảm độ bạc bụng của gạo, tăng tỷ lệ nảy mầm
của hạt giống sau thời gian bảo quản (Ngô Văn Phiếu, 2007). Trên lúa lân thúc
đẩy việc sử dụng và tổng hợp chất đạm trong cây, kích thích rễ phát triển, nở bụi
mạnh, nhiều hạt chắc và trổ tập trung (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Ngoài ra lân còn
thúc đẩy hạt phát triển nhanh, chín sớm và nâng cao chất lƣợng hạt giống (Phạm
Sĩ Tân, 2000). Khi thiếu lân, cây lúa sẽ ốm, lá lúa chuyển sang màu xanh đen bẩn,
nhỏ hẹp và ngắn, cây mảnh khảnh sinh trƣởng chậm, số nhánh và hạt đều giảm
(Nguyễn Công Vinh, 2008).
Kẽm (Zn) có chức năng nhƣ là thành phần kim loại của một loạt enzyme
(hơn 80 loại enzyme đã đƣợc biết đến) (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2004).
Kẽm hoạt động nhƣ là thành phần kim loại của nhiều enzyme về cấu trúc, chức
năng hoặc điều hòa vì vậy khi thiếu kẽm sẽ làm thay đổi quá trình biến dƣỡng
(Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2004). Kẽm liên quan đến tạo ra auxin, kích
hoạt nhiều phản ứng enzyme, liên quan chặt chẽ đến sự đồng hóa của đạm (Đinh
Thế Lộc, 2006). Trong trƣờng hợp thiếu kẽm nghiêm trọng mạ lúa cấy có thể chết
hoặc lúa sạ thẳng không mọc (Yoshida, 1981).
Sắt (Fe) cũng giống nhƣ kẽm, đóng vai trò then chốt của các hệ thống
enzyme. Sắt không phải là thành phần của diệp lục tố nhƣng rất cần cho sự sinh
tổng hợp diệp lục tố (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2004). Sắt có vai trò quan
trọng trong các phản ứng oxi hóa – khử và hoạt hóa cho một số men (catalase,
succinic, dehydrogenase và anconitase). Cây lúa thiếu sắt có thể hạn chế sự hấp
thu của Kali biểu hiện cây lùn, ngắn lại, lá nhỏ hẹp (Nguyễn Công Vinh, 2008).

9


Khi thiếu sắt cây sẽ thiếu diệp lục tố, lá non sẽ có màu vàng nhạt (do sắt là nguyên

tố ít di động).
Bo (B) cần thiết cho sự phát triển và chuyên hóa của mô, Bo làm gia tăng
sự ổn định của tế bào và sinh sản của cây (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn,
2004). Bo còn có vai trò trong việc sinh tổng hợp màng tế bào, thành tạo nguyên
sinh chất, cần thiết cho quá trình đồng hóa hydratecarbon, vận chuyển đƣờng, sinh
tổng hợp nucleotit và hô hấp. Bo tác động chủ yếu đến sự ra hoa, tạo hạt phấn và
hình thành trái, phát triển mô phân sinh, tăng khả năng chuyển hóa đƣờng đơn
thành đƣờng đa (Nguyễn Thanh Bình, 2008). Ở lúa, khi thiếu Bo đỉnh lá lúa bị
trắng và quăn lại, cây bị lùn đi nếu thiếu trầm trọng điểm sinh trƣởng của cây có
thể bị chết (Nguyễn Công Vinh, 2008).
Molipden (Mo) cây cần với số lƣợng rất ít. Mo là thành phần của enzyme
khử nitrate (nitrate reductase). Khi thiếu Mo đạm đƣợc hút vào cây nhƣng không
chuyển hóa thành ammonium mà tích lũy ở dạng nitrate gây độc cho cây (Nguyễn
Công Vinh, 2008). Ngoài ra Mo còn hiện diện trong enzyme nitrogenase cần thiết
cho sự cố định đạm (Ngô Ngọc Hƣng và ctv., 2004).
Đồng (Cu) có vai trò quan trọng trong quá trình quang tổng hợp biến dƣỡng
protein và carbohydrate (Ngô Ngọc Hƣng và ctv., 2004). Khoảng 70% Cu đƣợc
tập trung trong diệp lục tố, có chức năng quan trọng trong sự đồng hóa (Lê Văn
Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2004). Cu làm tăng chiều dày của nhu mô và giác mô,
tăng khả năng chống đổ ngã, sâu bệnh và khả năng chịu phân đạm (Nguyễn Xuân
Trƣờng và ctv., 2000). Cu còn có tác dụng điều hòa hoạt tính của các enzyme trên
cây lúa. Thiếu Cu sẽ làm tăng tỷ lệ hạt phấn bất dục tăng tỷ lệ hạt lép và làm giảm
trọng lƣợng 1000 hạt (Nguyễn Đì nh Giao và ctv., 1997).

10


1.2 CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA PHÂN BÓN LÁ TRÊN CÂY LÚA
1.2.1 Cấu tạo lá lúa
Một lá lúa điển hình bao gồm bẹ lá, phiến lá, lá thìa và tai lá. Bẹ lá là phần

đáy kéo dài cuộn thành hình trụ bao cả phần non của thân. Phiến lá hẹp, phẳng và
dài bẹ lá ở hơn tất cả các lá trừ lá thứ hai. Lá thìa là vảy nhỏ, trắng hình tam giác
giống nhƣ phần tiếp nối của bẹ lá. Sự hiện diện của tai lúa thƣờng đƣợc dùng để
phân biệt giữa lúa với cỏ thƣợc họ Hòa thảo (Yoshida, 1981).
Về cấu trúc, phiến lá đƣợc phủ bên ngoài bởi vách tế bào. Vách tế bào bao
gồm pectin, hemicellulose và cellulose và đƣợc phủ bên ngoài bởi một lớp sáp và
cutin (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2004) do đó, việc hấp thu dƣỡng chất
qua lá lúa một phần bị hạn chế.
Đặc biệt, lá lúa chứa nhiều silic (khoảng 60% silic đƣợc tập trung ở thân và
lá). Silic làm tăng bề dày của vách tế bào giúp lúa chống chịu tốt với sâu bệnh hại,
làm lá thẳng đứng giúp tăng khả năng quang hợp đồng thời giảm sự mất hơi nƣớc
qua lá giúp cây chịu hạn khỏe hơn (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
1.2.2 Cơ chế tác hấp thu dinh dƣỡng qua lá
* Hấp thu qua khí khổng
Theo Nguyễn Xuân Thành (2000) lá cây đƣợc quan sát bằng kính hiển vi
cho thấy trên mặt lá có vô số lỗ hổng đƣợc gọi là các khí khổng. Trung bình mỗi
khí khổng có diện tích 100 micromet (dài từ 7-10 rộng từ 3-12 micromet). Đối với
lúa số lƣợng khí khổng trên 1 mm2 lá là 47 (Lê Văn Tri, 2000). Từ các khí khổng
này chất dinh dƣỡng dễ dàng thấm qua.

* Thông qua lớp cutin
Thông thƣờng ở lá trƣởng thành trở nên không thấm nƣớc. Tuy nhiên, ở
những lá còn non nƣớc và các chất hòa tan có thể xuyên qua dễ dàng. Lớp cutin

11


không thấm nƣớc chủ yếu là do nhóm lipid và polyester của acid béo có chứa
nhóm OH. Cấu trúc lớp cutin ở thức vật là không đồng nhất không có đặc tính
hình thái và cấu trúc tiêu biểu nào của các loài thực vật. Vì vậy, khả năng bám

dính và giữ lại chất dinh dƣỡng trên bề mặt lá phụ thuộc rất nhiều vào tính chất
hóa học của lớp cutin (Huỳnh Thị Chí Linh, 2008).
* Thông qua vi rãnh Estodesmata
Sự di chuyển của những chất hòa tan ngang qua lớp cutin còn xảy ra ở
những khe nhỏ gọi là estodesmata. Estodesmata là một thành phần không thuộc về
tế bào chất và đƣợc xem nhƣ con đƣờng thoát hơi nƣớc đặc biệt. Khe này bắt đầu
từ tế bào chất kéo dài và xuyên qua vách tế bào. Khe nhỏ này nằm giữa vách tế
bào và tế bào phụ cận. Nhƣ vậy khe Estodesmata có tƣơng quan tỷ lệ thuận với số
lƣợng tế bào khẩu. Bình thƣờng những thực vật sống ngoài trảng số tế bào khẩu
mặt trên ít hơn dƣới, do đó, số lƣợng khe estodesmata ở mặt dƣới nhiều hơn mặt
trên. Khi phun dinh dƣỡng khoáng lên bề mặt lá thì dinh dƣỡng khoáng sẽ bám
dính vào, các chất dinh dƣỡng sẽ đƣợc cây hấp thụ qua estodesmata (Huỳnh Thị
Chí Linh, 2008).
Sử dụng các chất dinh dƣỡng tinh khiết để bón qua lá là việc làm có nhiều
hiệu quả cả về mặt kinh tế lẫn kĩ thuật. Dƣới tác động của các enzyme, phản ứng
hóa học đƣợc tăng cƣờng, các chất dinh dƣỡng đƣợc phân hủy và thấm vào các tế
bào, chỉ trong một thời gian rất ngắn chúng đƣợc dòng nhựa chuyển đi khắp nơi để
nuôi cây. Do đó trong một số trƣờng hợp cây trồng thiếu nghiêm trọng một số chất
dinh dƣỡng cần thiết thì việc sử dụng phân bón qua lá sẽ có tác dụng nhanh và
hiệu quả.

12


1.3 ẢNH HƢỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ
ĐẾN SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LÚA
1.3.1 Khả năng quang hợp
Quang hợp là quá trình tổng hợp chất hữu cơ của cây xanh từ CO 2 và H2O
nhờ năng lƣợng ánh sáng mặt trời. Hiện tƣợng này xảy ra ở các phần có màu xanh
của cây, chủ yếu là ở lá nên gọi là diệp lục. Đây là quá trình hấp và chuyển quá

quang năng thành hóa năng tích trữ trong các phân tử Carbohydrate (Nguyễn Ngọc
Đệ, 2008).

n CO2 + n H2 O

ánh sáng
diệp lục

(CH2O)n + O2

Tất cả các hoạt động trong quang hợp đƣợc tìm thấy trong lục lạp. Đối với
thực vật bậc cao chủ yếu có hai loại diệp lục tố là a (C 55 H72 O5N4Mg) và b
(C55H70O6N4 Mg) (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2004). Trong mỗi phân tử
diệp lục tố có sự hiện diện của bốn phân tử N nên khi phun đạm vào sẽ góp phần
trực tiếp vào quá trình quang hợp, tăng khả năng quang hợp của cây lúa do lƣợng
đạm khi phun qua lá cây lúa sẽ hấp thu nhanh hơn so với hấp thu qua rễ. Ngoài ra
trong quá trình quang hợp cũng cần có các nguyên tố khác nhƣ Zn, Fe kích hoạt
các enzyme cho các phản úng xảy ra.
1.3.2 Hấp thụ dinh dƣỡng
Cây lúa sinh trƣởng và phát triển trong điều kiện ngập nƣớc. Trong điều
kiện nhƣ vậy các chất khoáng dễ bị mất do trực di hay chảy tràn. Do vậy sẽ hạn
chế một phần việc hấp thu dinh dƣỡng khi bón qua rễ. Đặc biệt, khi thiếu nƣớc
phân bón không thể hòa tan và bị bốc hơi nên cây trồng không hấp thu đƣợc.
1.3.3 Quá trình sinh sản
Trong phân bón lá Bayfolan có chứa 0,02% Bo. Bo cần thiết cho sự đảm
bảo sức sống hạt phấn của lúa, tăng khả năng thụ phấn (Nguyễn Xuân Trƣờng và
13



×