Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH tác cây KHOAI LANG ở HUYỆN BÌNH tân, TỈNH VĨNH LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (953.21 KB, 64 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
- - - o0o - - -

ĐOÀN THỊ KIM HOÀNG

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC CÂY KHOAI LANG
Ở HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƢ TRỒNG TRỌT

Cần Thơ, 2010


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
- - - o0o - - -

Tên đề tài:

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC CÂY KHOAI LANG
Ở HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: TRỒNG TRỌT

Cán bộ hướng dẫn:
TS. Trần Thị Kim Ba

Sinh viên thực hiện:
Đoàn Thị Kim Hoàng


MSSV: 3077153
Lớp: Trồng Trọt K33

Cần Thơ, 2010


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Chứng nhận đã chấp thuận luận văn với đề tài:

“ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC CÂY KHOAI LANG Ở
HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG”

Do sinh viên ĐOÀN THỊ KIM HOÀNG thực hiện.
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2010
Cán bộ hƣớng dẫn

TS. TRẦN THỊ KIM BA

i


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG


Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn với đề tài:

“ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC CÂY KHOAI LANG Ở
HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG”
Do sinh viên: ĐOÀN THỊ KIM HOÀNG thực hiện và bảo vệ trƣớc hội đồng ngày …
tháng … năm 2010.
Luận văn đã đƣợc hội đồng chấp thuận và đánh giá ở mức:.........................................
Ý kiến hội đồng: ...................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................

DUYỆT KHOA
Trƣởng khoa Nông Nghiệp và SHƢD

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2010
Chủ tịch hội đồng

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố tr ong bất kỳ công
trình luận văn nào trƣớc đây.

Tác giả

Đoàn Thị Kim Hoàng


iii


LƢỢC SỬ CÁ NHÂN
1. SƠ YẾU LÝ LỊCH
- Họ và tên: ĐOÀN THỊ KIM HOÀNG

Giới tính: Nữ

- Ngày sinh: 02/ 03/1987
- Nơi sinh: Vĩnh Khánh, Thoại Sơn, An Giang.
- Quê quán: Vĩnh Khánh, Thoại Sơn, An Giang.
- Dân tộc: Kinh.
2. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
- Tốt nghiệp Phổ thông Trung học năm 2005 tại Trƣờng Trung học Phổ Thông
Thoại Ngọc Hầu, Tp Long Xuyên, An Giang.
- Trúng tuyển vào Trƣờng Đại học Cần Thơ năm 2007, học lớp Trồng trọt khóa
33, Khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng Dụng.

iv


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng!
Cha mẹ, những ngƣời đã nuôi tôi khôn lớn, lo lắng cho tôi từ khi còn tấm bé đến
ngày hôm nay. Cha mẹ và anh chị luôn ủng hộ tôi về mọi mặt, cả vật chất lẫn tinh thần,
luôn động viên, an ủi trong thời điểm mà tôi gặp khó khăn nhất.
Thành kính biết ơn!
TS. Trần Thị Kim Ba, cô đã tận tình dìu dắt tôi trong suốt thời gian làm đề tài và
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Thầy Trần Văn Hâu, cố vấn học tập đã tận tình dìu dắt lớp hoàn thành khóa học.
Quý Thầy (Cô) trong Bộ môn Khoa học Cây Trồng, khoa Nông nghiệp và Sinh
học Ứng Dụng cùng tất cả quý Thầy (Cô) trƣờng Đại học Cần Thơ đã tận tình hƣớng
dẫn, cung cấp cho tôi những tri thức vô cùng quý báu trong thời gian t heo học tại
trƣờng.
Xin gởi lời cảm ơn!
Phòng nông nghiệp huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long đã cung cấp cho tôi nhiều tài
liệu quý báo, đặc biệt Anh Huy đã nhiệt tình giúp đỡ tôi và các bạn trong suốt quá trình
điều tra.
Tập thể lớp Trồng trọt khóa 33! Các bạn đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình làm luận văn.

v


MỤC LỤC

Nội dung
Trang phụ bìa

ii

Lời cam đoan

iii

Lƣợc sử cá nhân

iv


Lời cảm tạ

v

Mục lục

vi

Danh sách bảng

ix

Danh sách hình

x

Danh sách chữ viết tắt

xii

Tóm lƣợc

xiii

MỞ ĐẦU

1

CHƢƠNG 1
1.1


1.2

1.3

Trang

LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU

2

Nguồn gốc, sự phân bố và tình hình sản xuất khoai lang

2

1.1.1

Nguồn gốc và sự phân bố

2

1.1.2

Tình hình sản xuất khoai lang trên thế giới

2

1.1.3

Tình hình sản xuất khoai lang trong nƣớc


3

Đặc tính thực vật

3

1.2.1

Rễ

3

1.2.2

Thân

4

1.2.3



4

1.2.4

Hoa

4


1.2.5

Củ

5

Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh cây khoai lang

5

1.3.1

Đất

5

1.3.2

Khí hậu

5

1.3.3

Nhu cầu dinh dƣỡng cây khoai lang

6

1.4


Các thời kỳ phát triển cây khoai lang

7

1.5

Kỹ thuật canh tác cây khoai lang

8
vi


1.5.1

Thời vụ

8

1.5.2

Các giống khoai lang

9

1.5.3

Sửa soạn đất và lên líp

9


1.5.4

Cách chọn hom và phƣơng pháp đặt hom

10

1.5.5

Kỹ thuật bón phân cho khoai lang

10

1.5.6

Chăm sóc

10

1.5.7

Sâu, bệnh hại khoai lang

11

1.5.8

Thu hoạch

13


1.4.9

Luân canh

13

CHƢƠNG 2
2.1

PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP

14

Tổng quan về huyện Bình Tân

14

2.1.1

Vị trí địa lý

14

2.1.2

Điều kiện tự nhiên

14


2.2

Phƣơng tiện

16

2.3

Phƣơng pháp và nội dung điều tra

16

2.3.1

Phƣơng pháp điều tra

16

2.3.2

Nội dung điều tra

17

2.4

Xử lý số liệu

CHƢƠNG 3
3.1


3.2

17

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Thông tin nông hộ

18
18

3.1.1

Tuổi nông dân

18

3.1.2

Trình độ học vấn nông dân

19

3.1.3

Kinh nghiệm trồng khoai lang

19


3.1.4

Tập huấn

20

Kỹ thuật canh tác

21

3.2.1

Diện tích canh tác

21

3.2.2

Thời vụ canh tác khoai lang

22

3.2.3

Giống

23

3.2.4


Chuẩn bị đất

24

3.2.5

Lên líp

25

3.2.6

Mƣơng

25
vii


3.3

3.2.7

Hom giống

26

3.2.7

Nhu cầu phân bón cây khoai lang


29

3.2.8

Công tác bảo vệ thực vật

35

3.2.9

Chăm sóc

38

3.2.10

Thu hoạch và tiêu thụ

39

3.2.11

Năng suất

39

Hiệu quả kinh tế

CHƢƠNG 4


40

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

42

4.1

Kết luận

42

4.2

Đề nghị

43

TÀI LIỆU THAM KHẢO

44

viii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng


Trang

1.1

Các nƣớc có sản lƣợng khoai lang đứng đầu thế giới

2

1.2

Diện tích, năng suất và sản lƣợng khoai lang Việt Nam năm 2009

3

Tỷ lệ các nông hộ (%) sử dụng các loại phân khác nhau trong canh
3.1

3.2

3.3

3.4

tác khoai lang ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.
Tỷ lệ các nông hộ (%) sử dụng lƣợng phân đạm khác nhau trong
bón cho khoai lang ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.
Tỷ lệ các nông hộ (%) sử dụng lƣợng phân lân khác nhau trong bón
cho khoai lang ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.
Tỷ lệ các nông hộ (%) sử dụng lƣợng phân kali khác nhau trong bón
cho khoai lang ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.


30

32

33

34

Tỷ lệ các nông hộ (%) dùng các loại thuốc khác nhau phòng ngừa
3.5

các loại sâu trong canh tác khoai lang ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh

37

Long.
3.6

Hiệu quả kinh tế các giống trong canh tác khoai lang ở huyện Bình
Tân, tỉnh Vĩnh Long

ix

41


DANH SÁCH HÌNH
Hình
2.1


3.1

3.2

Tên hình
Bản đồ địa bàn điều tra hiện trạng canh tác khoai lang ở huyện Bình
Tân, tỉnh Vĩnh Long.
Tỷ lệ các nông hộ (%) có độ tuổi khác nhau trong canh tác khoai
lang ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long
Tỷ lệ các nông hộ (%) có trình độ học vấn khác nhau trong canh tác
khoai lang ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long

Trang
16

18

19

Tỷ lệ các nông hộ (%) có kinh nghiệm trong canh tác khoai lang ở
3.3

3.4

20

huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long
Tỷ lệ các nông hộ (%) có tham gia tập huấn và không đƣợc tập
huấn ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long


21

Tỷ lệ các nông hộ (%) có diện tích canh tác khoai lang ở huyện
3.5

3.6

3.7

22

Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long
Tỷ lệ các nông hộ (%) có lịch thời vụ xuống giống khoai lang khác
nhau ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long
Lịch thời vụ xuống giống khoai lang ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh
Long

23

23

Tỷ lệ các nông hộ (%) sử dụng giống khác nhau trong canh tác
3.8

khoai lang vụ Đông Xuân và Hè Thu ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh

24

Long

3.9
3.10

Tỷ lệ các nông hộ (%) chọn chiều dài hom khác nhau trong canh tác
khoai lang ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long
Cách đặt hom ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long

x

27
28


3.11

3.12

3.13

3.14

3.15

3.16

3.17

Tỷ lệ các nông hộ (%) sử dụng lƣợng hom giống khác nhau trong
canh tác khoai lang ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long
Tỷ lệ các nông hộ (%) có thời gian bón sau khi trồng khác nhau cho

khoai lang ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long
Tỷ lệ các nông hộ (%) có số lần bón phân khác nhau cho khoai lang
ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long
Tỷ lệ các nông hộ (%) có sử dụng phân bón lá trong canh tác khoai
lang ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long
Tỷ lệ các nông hộ (%) các loại sâu, bệnh khác nhau trong canh tác
khoai lang ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long
Tỷ lệ các nông hộ (%) dùng thuốc khác nhau phòng ngừa sùng
khoai lang ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long
Tỷ lệ các nông hộ (%) dùng thuốc khác nhau phòng ngừa bệnh héo
xanh trong canh tác khoai lang ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long

xi

29

30

31

34

35

36

38


DANH SÁCH NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

ĐBSCL
NSKT

Đồng bằng sông Cửu Long
Ngày sau khi trồng

xii


ĐOÀN THỊ KIM HOÀNG, 2010. “Điều tra hiện trạng canh tác cây khoai lang ở
huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh long”. Luận văn tốt nghiệp Kỹ sƣ Trồng trọt, khoa Nông
Nghiệp và Sinh học Ứng Dụng, Trƣờng Đại học Cần Thơ.
Hƣớng dẫn đề tài: TS. Trần Thị Kim Ba. 43 trang.

TÓM LƢỢC
Nhằm đánh giá ƣu thế và tìm ra hạn chế trong sản xuất khoai lang tại huyện
Bình Tân, đề tài “Điều tra hiện trạng canh tác cây khoai lang ở huyên Bình Tân,
tỉnh Vĩnh Long” đƣợc thực hiện trên ba xã: Thành Đông, Thành Trung và Tân Thành
từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2010 bằng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp nông dân
theo phiếu điều tra đã in sẵn. Mỗi xã chọn ngẫu nhiên 30 hộ. Kết quả cho thấy:
Về thông tin nông hộ: Đa số nông dân ở độ tuổi trung niên từ 41 -60 chiếm
54,4%; có trình độ học vấn là 84,4% và còn một số ít không đi học là 15,6%; ngƣời
dân có nhiều kinh nghiệm trong canh tác khoai lang từ 10-20 năm chiếm 58,9%; phần
đông nông dân không đƣợc tập huấn kỹ thuật canh tác (94,4%).
Về kỹ thuật canh tác: Diện tích canh tác tƣơng đối lớn từ 0,5-1 ha chiếm khá cao
56,7%; thời tiết vụ Xuân Hè thuận lợi (từ khoảng tháng 2 hoặc tháng 3 đến tháng 5
hoặc tháng 6) chiếm 96,7% nông hộ xuống giống và một số ít xuống giống vụ Đông
Xuân (từ khoảng tháng 10 hoặc tháng 11 đến tháng 1 hoặc tháng 2) là 3,30%; vụ Xuân
Hè giống khoai lang đƣợc trồng nhiều nhất là Tím Nhật (71,1%), khoai Trắng Giấy là
16,7%, các khoai khác là 8,9% và vụ Đông Xuân có 3,30% nông hộ trồng khoai Tím

Nhật; 100% nông hộ có kiểu làm đất và lên líp giống nhau; không xử lý mầm bệnh
trong đất; mua giống chủ yếu tại địa phƣơng và cách chọn hom giống có nhiều kinh
nghiệm phù hợp với khuyến cáo; cách lên líp phù hợp cho trồng lƣợng hom khá dày từ
150.000-180.000 chiếm 74,4%; 100% nông hộ không bón lót; thời gian bắt đầu bón
phân sau khi trồng sớm: 7 NSKT chiếm 91,1% và 3 NSKT là 8,9%; canh tác theo tập
quán và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau; số lần bón phân cho cây nhiều từ 5 -8 lần chiếm

xiii


71,1%; lƣợng phân đạm sử dụng >100 kg/ha chiếm khá cao (51,1%), lƣợng phân lân sử
dụng tƣơng đối phù hợp từ 30-100 kg/ha là 60%; lƣợng phân kali từ 70-150 kg/ha bón
rất ít (23,3%); chủ yếu dùng các thuốc bảo vệ thực vật phòng ngừa các loại sâu bệnh,
các loại thuốc phòng ngừa sâu: Basudin, Vitashield, Cyrux 2.5 EC và Regent 100 WG,
các loại thuốc phòng ngừa bệnh: Anvil 5SC, Coc 85 WP, Tilt supper 300 ND; 100%
nông dân không trồng dặm và bấm đọt; nhấc dây và làm cỏ đƣợc nông dân sử dụng
Oncide 150EC diệt cỏ trên líp và Gramocxone 20SL diệt cỏ dƣới líp; nông dân có tập
quán tƣới nƣớc giống nhau: mùa nắng ngày tƣới nƣới hai lần, tƣới liên tục đến một
tháng ngƣng, sau đó tƣới lại và mƣa để đất ráo, tƣới trở lại, ngày một lần; thu hoạch
bằng phƣơng pháp thủ công; đạt năng suất cao từ 20-27 tấn/ha và >27 tấn/ha chiếm tỷ
lệ bằng nhau (46,7%); thu hoạch khoai lang theo thị trƣờng và chủ yếu bán cho thƣơng
lái.
Về hiệu quả kinh tế: cần nhiều công lao động, chi phí cho phân bón và thuốc
bảo vệ thực vật cao; khoai lang Tím Nhật bán giá cao nhất (6,400 đồng/kg), kế đến
khoai Trắng Giấy 5,600 đồng/kg và các khoai khác (khoai Sữa, khoai Cao Sản, khoai
Bí Đƣờng) là 4,700 đồng/kg; lợi nhuận thu đƣợc từ các giống khoai tƣơng đối cao,
khoai Tím Nhật là 124.600.000 đồng/ha, khoai Trắng Giấy là 122.760.000 đồng/ha và
các khoai khác là 109.160.000 đồng/ha.
Từ khóa: khoai lang, Vĩnh Long, phân bón.


xiv


MỞ ĐẦU
Hiện nay, trên thế giới khoai lang là cây rau lƣơng thực đứng hàng thứ bảy sau
lúa mì, lúa nƣớc, bắp, khoai tây, lúa mạch và khoai mì. Ở Việt Nam, khoai lang đƣợc
xếp vào một trong bốn cây lƣơng thực quan trọng của cả nƣớc, đứng sau lúa, bắp và
khoai mì (Nguyễn Thị Lang, 2010). Ngoài ra, cây khoai lang còn có vai trò quan trọng
trong công nghiệp chế tạo ra nhiên liệu ethanol thay thế cho xăng (Fang và ctv., 2001).
Theo Kitaya (1992) khoai lang là loại cây trồng dễ thích nghi trên nhiều loại đất khác
nhau và có thể cho năng suất. Chính vì thế, cây khoai lang đang chiếm vị trí quan trọng
trong chuyển đổi cơ cấu luân canh cây trồng và mang lại hiệu quả kinh tế cao. ĐBSCL
là vùng trồng khoai lang đạt năng suất dẫn đầu cả nƣớc 29,18 tấn /ha năm 2009, trong
đó Vĩnh Long là tỉnh có diện tích trồng khoai lang nhiều nhất, tập trung ở huyện Bình
Tân (4.207 ha) (Tổng cục thống kê, 2009).
Bình Tân là huyện mới thành lập 2007 và hiện nay đang chuyển đổi cơ cấu cây
trồng luân canh, xu hƣớng phát triển cây khoai lang. Bên cạnh đó, đất thích hợp cho
trồng cây lấy củ do đất ở huyện Bình Tân là đất thịt pha sét nên hàm lƣợng kali tổng số
trong đất cao (Dƣơng Minh Viễn, 2004). Sản lƣợng khoai lang đạt đƣợc hàng năm tăng
lên rất nhiều. Theo quy hoạch tổng thể huyện Bình Tân (2010) sản lƣợng năm 2009 là
159.866 tấn và năm 2010 là 170.000 tấn.
Hiện nay, các giống khoai lang Tím Nhật, Trắng Giấy, khoai Sữa, khoai Bí
Đƣờng và khoai Cao Sản là những giống đang đƣợc trồng ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh
Long. Cây khoai lang đã góp phần không nhỏ vào việc tăng thu nhập và cải thiện đời
sống cho ngƣời dân ở huyện Bình Tân. Tuy nhiên, ngƣời dân nơi đây còn gặp phải một
số vấn đề trong canh tác khoai lang. Do đó đề tài “Điều tra hiện trạng canh tác cây
khoai lang ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long” đƣợc thực hiện nhằm tìm ra những
thuận lợi, khó khăn trong việc canh tác khoai lang để làm tiền đề cho những nghiên
cứu tiếp theo.


1


CHƢƠNG 1
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 NGUỒN GỐC, SỰ PHÂN BỐ VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KHOAI LANG

1.1.1 Nguồn gốc và sự phân bố
Khoai lang có nguồn gốc từ bán đảo Iucatan ở Châu Mỹ La Tinh, nó đƣợc con
ngƣời trồng cách đây trên 5000 năm (Bùi Thế Hùng và ctv., 1997). Tại Châu Á, khoai
lang đƣợc trồng đầu tiên tại Ấn Độ, năm 1954 đƣợc du nhập đến Trung Quốc. Ở Việt
Nam, khoai lang cũng đƣợc trồng từ lâu nhƣng vẫn chƣa rõ xuất xứ và thời gian du
nhập. Ngày nay, khoai lang đƣợc trồng rộng khắp trong các khu vực nhiệt đới, ôn

đới ấm và có mặt trên 100 quốc gia (Grant , 2003).
1.1.2 Tình hình sản xuất khoai lang trên thế giới
Năm 2008, trên thế giới có 111 nƣớc trồng khoai lang với diện tích 8,17 triệu
ha, trong đó 95% khoai lang trồng tại các nƣớc đang phát triển, năng suất bình quân
134,6 tấn/ha, sản lƣợng 110,13 triệu tấn (so với năm 2005 là 123,27 triệu tấn và năm
1961 là 98,19 triệu tấn) (FAO, 2009). Trên thế giới, khoai lang là cây rau lƣơng thực
đứng hàng thứ bảy sau lúa mì, lúa nƣớc, bắp, khoai tây, lúa mạch, khoai mì (Nguyễn
Thị Lang, 2010).
Bảng 1.1 Các nƣớc có sản lƣợng khoai lang đứng đầu thế giới năm 2008 (FAO,2009)
Tên nƣớc
Trung Quốc
Nigeria
Uganda
Indonesia
Việt Nam


Sản lƣợng (triệu tấn)
85,21
3,31
2,7
1,87
1,32

2


1.1.3 Tình hình sản xuất khoai lang trong nước
Trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp ở nƣớc ta khoai lang đã chiếm
một vị trí quan trọng trong sản xuất lƣơng thực, đứng thứ 4 sau lúa, ngô và khoai mì
(Nguyễn Thị Lang, 2010). Khoai lang là loại cây dễ trồng trên nhiều loại đất khác
nhau, đặc biệt ở những vùng sản xuất lúa gặp khó khăn (vùng đất bạc màu, đất cát ven
biển…) thì khoai lang chiếm ƣu thế (Trịnh Xuân Ngọ và Đinh Thế Lộc, 2004).
Bảng 1.2 Diện tích, năng suất và sản lƣợng khoai lang năm 2009 (FAO, 2009)
Diện tích
(nghìn ha)
22,8
38,2
55,1
14,1
2,5
13,7
5,1

Các vùng trồng khoai lang
Đồng bằng Sông Hồng
Trung du và Miền núi Phía Bắc

Bắc Trung Bộ và duyên hải Miền Trung
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng Bằng Sông Cửu Long
Vĩnh Long

Năng suất
(tạ/ha)
91,7
114,4
115,4
107,1
200,1
291,8

Sản lƣợng
(nghìn tấn)
194,7
238,2
328,9
151,0
20,7
274,1
148,8

1.2 ĐẶC TÍNH THỰC VẬT
Cây Khoai lang (Ipomoea batatas) thuộc họ bìm bìm (Convolvulaceae) là cây
thân thảo, sống hàng năm, thân mềm bò hoặc leo.
1.2.1 Rễ
Khoai lang có 3 loại rễ:

- Rễ phụ: phát triển ở lớp đất mặt và phát triển tối đa ở giai đoạn sau trồng
khoảng 1,5-2 tháng, chức năng chủ yếu là hút nƣớc và chất dinh dƣỡng nuôi cây (Đinh
Thế Lộc, 1997).
- Rễ đực: rễ khá to với đƣờng kính khoảng 2 cm, rất dài và nhiều xơ. Rễ này
làm tiêu hao dƣỡng liệu và không có lợi (Trần Thị Kim Ba, 2008).
- Rễ củ: đƣợc tạo ở lớp đất mặt (sâu 10-25 cm), trên những mắt hom gần mặt
đất (mắt thứ 2-4). Củ bắt đầu phát triển theo chiều dài trƣớc, sau đó mới phát triển theo

3


đƣờng kính và nhanh nhất chỉ khoảng 1 tháng trƣớc khi thu hoạch (Dƣơng Minh,
1999).
1.2.2 Thân (dây)
Khoai lang gồm có thân chính và nhánh.
- Thân chính: thấy ở dây khoai lang trồng bằng hom ngọn, đƣợc tạo thành do
hom mọc dài ra, than chính mang nhiều chồi phụ (Trần Thị Kim Ba, 2008).
- Nhánh do nhiều chồi phụ ở thân chính tạo thành. Nó có nhiều chồi nhƣng chỉ
một ít phát triển thành nhánh cấp 2 (Dƣơng Minh, 1999).
Thân khoai lang chủ yếu là thân bò, bên cạnh đó cũng có những giống thân
đứng hoặc thân leo. Màu sắc thân cũng tùy giống khác nhau: trắng vàng, xanh đậm,
xanh nhạt v.v… Trong sản xuất để có năng suất cao thƣờng ngƣời ta chọn những giống
khoai lang có chiều dài thân ngắn hoặc trung bình, thân đứng hoặc bán đứng, đƣờng
kính thân lớn và chiều dài đốt ngắn (nhặt mắt) (Trịnh Xuân Ngọ và Đinh Thế Lộc,
2004).
1.2.3 Lá
Lá khoai lang mọc cách, mỗi nách cho một lá. Cuống lá dài 15-20 cm, nhờ đó
phiến lá có thể xoay ra ánh sáng dễ dàng (Dƣơng Minh, 1999). Hình dạng, màu sắc lá
thay đổi tùy giống và vị trí lá trên thân. Có một số giống, màu sắc lá thân và màu sắc lá
ngọn khác nhau (Trịnh Xuân Ngọ và Đinh Thế Lộc, 2004).

1.2.4 Hoa
Khoai lang có hoa hình chuông, cuống dài giống hoa rau muống, hoa thƣờng
mọc ở nách lá hoặc đầu ngọn thân, mọc riêng rẽ hoặc thành chùm 3-7 hoa, mỗi hoa chỉ
nở một lần vào lúc sáng sớm và héo vào lúc giữa trƣa (Trịnh Xuân Ngọ và Đinh Thế
Lộc, 2004).

4


1.2.5 Củ
Tùy vào giống mà củ khoai lang có nhiều màu sắc khác nhau nhƣ: trắng, đỏ,
vàng, cam,... với nhiều hình dạng: tròn, trụ, thoi,... Kinh nghiệm cho thấy những giống
có củ dài thƣờng cho năng suất cao (Dƣơng Minh, 1999).
1.3 YÊU CẦU ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH CÂY KHOAI LANG
1.3.1 Đất
Khoai lang có đặc tính thích ứng và đề kháng rất mạnh nên trồng ở bất cứ loại
đất nào cũng có thể cho năng suất, một trong những điều kiện quan trọng để cho củ
khoai lang phát triển thuận lợi là đất phải thoát nƣớc tốt, tơi xốp; nếu đất thoát nƣớc
kém, ẩm độ cao có thể làm thối rễ (Đinh Thế Lộc và ctv, 1997).
1.3.2 Khí hậu
- Nhiệt độ ảnh hƣởng lên sự sinh trƣởng của thực vật, thực vật chết từ 55 đến
60 0C (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2004). Khoai lang có nguồn gốc ở vùng nhiệt
đới, do đó để thân lá sinh trƣởng thuận lợi, củ hình thành và phát triển tốt, khoai lang
cần có nhiệt độ tƣơng đối cao (Võ Nguyên Quyền và ctv., 1997). Nhiệt độ thích hợp
nhất cho sự sinh trƣởng phát triển cây khoai lang từ 20-30 0C (Trịnh Xuân Ngọ và Đinh
Thế Lộc, 2004). Củ khoai lang nảy mầm tốt ở 26-30 oC, thân lá mọc tốt ở 22-28 0C và
củ phát triển tốt ở 22-25 0C (Dƣơng Minh, 1999).
- Ánh sáng: rất cần cho sự sinh trƣởng và phát triển của thực vật (Lê Văn Hòa
và Nguyễn Bảo Toàn, 2004). Theo Kovatch (2003) ánh sáng rất quang trọng cho sự
tạo củ. Thí nghiệm cho thấy củ phát triển tốt nhất ở 12,5-13 giờ chiếu sáng mỗi ngày

(Dƣơng Minh, 1999). Có những nhận xét cho rằng: ngày dài, đêm ngắn thì thuận lợi
cho sự phát triển thân lá hơn là củ và ngƣợc lại trong điều kiện ngày ngắn, đêm dài thì
thuận lợi cho sự phát triển của củ (Võ Nguyên Quyền và ctv., 1997).
- Nƣớc: có vai trò quan trọng trong đời sống thực vật vì khi thiếu nƣớc cho dù
có bón phân, vôi, áp dụng các kỹ thuật khác cũng không thể nâng cao năng suất cây
trồng, đặc biệt chỉ có nƣớc mới phát huy hết hiệu lực của phân bón (Dƣơng Minh Viễn,
5


2004). Đối với cây khoai lang, nƣớc đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sinh
trƣởng phát triển của cây khoai lang, từ trồng đến kết thúc thời kỳ phân cành kết củ
nhu cầu nƣớc thấp do sự sinh trƣởng của cây khoai lang tăng chậm ( Traynor, 2005).
Mặt khác, cây khoai lang cần nhiều nƣớc vào giai đoạn phát triển thân lá và sau khi
thân lá đạt tới đỉnh cao nhất lƣợng nƣớc sẽ giảm do cung cấp nƣớc vào lúc này không
có tác dụng xúc tiến sự phát triển thân lá mà chính để phục vụ cho quá trình vận
chuyển tích lũy vật chất đồng hóa vào củ (Nguyễn Thế Hùng và ctv., 1997).
1.3.3 Vai trò phân bón đối với cây khoai lang


Vai trò của đạm (N) đối với cây khoai lang: Đạm là một chất có vai trò

rất quan trọng trong đời sống của thực vật (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2004).
Trên hầu hết các loại đất, bón phân đạm giúp gia tăng sự tăng trƣởng của cây đặc biệt
là sự phát triển thân, lá (Đỗ Thị Thanh Ren, 1999). Đạm có tác dụng thúc đẩy sinh
trƣởng thân lá, thiếu đạm cây sinh trƣởng kém, quang hợp yếu, thừa đạm cây bị vống,
gặp mƣa phát triển mạnh, lá che khuất nhau ảnh hƣởng đến quang hợp (Johnston,
2000). Khoai lang cần nhiều đạm trong khoảng 3 tháng đầu, sau đó giảm dần trong thời
kỳ hình thành củ (Nguyễn Nhƣ Hà, 2006).



Vai trò của lân (P 2O5) đối với cây khoai lang: Lân thúc đẩy việc ra rễ,

hình thành quả (Phùng Quốc Tuấn và Ngô Thị Đào, 2001). Lân có ảnh hƣởng rất lớn
đến khả năng quang hợp và vận chuyển chất dinh dƣỡng, thiếu lân năng suất và phẩm
chất củ giảm không để đƣợc lâu (Đinh Thế Lộc, 1979). Đồng thời, theo Terry và Ulrich
(1973) (trích Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2004) thiếu lân các quá trình biến
dƣỡng, kể cả sự phân cắt và sự dãn nở tế bào, sự hô hấp và quang hợp đề u giảm. Khi
cây khoai lang thiếu lân dẫn đến năng suất giảm và phẩm chất kém (Bùi Thế Hùng và
ctv., 1997). Theo Kirchhof (2009) lân giúp gia tăng quá trình quang hợp, tạo tinh bột
và phẩm chất củ, nếu thiếu lân năng suất giảm, phẩm chất củ kém.


Vai trò của kali (K2 O) đối với cây khoai lang: Hàm lƣợng kali do hoa

màu hút bằng 3 đến 4 lần so với chất lân và bằng với chất đạm nên cây trồng sẽ đòi hỏi
một lƣợng kali lớn (Võ Thị Gƣơng và ctv., 2004). Chính vì thế, đối với khoai lang kali
6


là nguyên tố quan trọng hàng đầu. Do kali xúc tiến quá trình quang hợp và vận chuyển
sản phẩm quang hợp về cơ quan dự trữ nên nó là yếu tố dinh dƣỡng quan trọng đối với
cây lấy củ, lấy đƣờng (Phùng Quốc Tuấn và Ngô Thị Đào, 2001). Thiếu kali khoai lang
chậm lớn, ít củ, tỷ lệ tinh bột giảm, tỷ lệ xơ tăng không bảo quản đƣợc lâu (Fang,
2001) Đối với khoai lang, kali có vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất và chất
lƣợng củ (Cheng, 2001). Muốn năng suất cao nên bón thúc kali 30 ngày sau khi trồng
(Phan Hữu Trinh và ctv., 1980).
1.4 CÁC THỜI KỲ PHÁT TRIỂN CÂY KHOAI LANG


Thời kỳ tăng trƣởng thân, lá tích cực: Thời kỳ này chiếm 2/3 thời gian


trồng và đạt trọng lƣợng cao nhất sau 2 tháng trồng (Trần Thị Kim Ba, 2008). Trong
thời kỳ này khoai lang cũng cần nhiều chất dinh dƣỡng, đặc biệt là đạm để phát triển
thân, lá và kali để củ lớn (Trịnh Xuân Ngọ và Đinh Thế Lộc, 2004).


Thời kỳ tạo củ: Chiếm hơn 1/3 thời gian trồng, vào giai đoạn giữa

(Dƣơng Minh, 1999). Thời kỳ này khoai lang bắt đầu hút nhiều chất dinh dƣỡng (Đinh
Thế Lộc, 1997).


Thời kỳ phát triển của củ: Chiếm khoảng 1/3 thời gian trồng, rễ củ phình

to vào cuối thời này (từ sau 2/3 thời gian sinh trƣởng) (Dƣơng Minh, 1999). Thƣờng củ
lớn nhanh nhất vào thời điểm 1 tháng trƣớc khi thu hoạch (Trịnh Xuân Ngọ và Đinh
Thế Lộc, 2004).
1.5 KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY KHOAI LANG
1.5.1 Thời vụ
Theo Trịnh Xuân Ngọ và Đinh Thế Lộc (2004), Việt Nam có 4 thời vụ trồng:


Vụ khoai lang Đông Xuân: trồng từ tháng 11-12 đến tháng 4-5 thu hoạch,

có thể trồng tất cả các vùng trừ các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, chủ yếu
dùng các giống dài ngày có tiềm năng năng suất cao do thời gian sinh trƣởng kéo dài.
Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 12 trở đi nhiệt độ bắt đầu giảm làm cho bộ phận trên mặt
đất sinh trƣởng chậm, khả năng hình thành củ kém, vào giai đoạn cuối nhiệt độ và
7



lƣợng mƣa tăng dần thúc đẩy thân lá phát triển mạnh gây bất lợi cho quá trình vận
chuyển , tích lũy vật chất khô vào củ. Do vậy, cần phải tranh thủ trồng sớm vào đầu
tháng 11, trồng hơi sâu (5-7 cm), điều tiết việc tƣới nƣớc và phân bón hợp lý để thúc
đẩy sự phát triển cân đối giữa hai bộ phận trên và dƣới mặt đất.


Vụ khoai lang Đông: đƣợc trồng tháng 9 và thu hoạch tháng 2 năm sau,

chủ yếu đƣợc trồng ở vùng Đồng Bằng Trung du Bắc Bộ và Bắc khu 4 cũ. Khi xuống
giống vụ này sẽ nâng cao hệ số sử dụng ruộng đất, cải tạo đất, tăng thu nhập cho ngƣời
dân trên một đơn vị diện tích gieo trồng. Bên cạnh đó, ảnh hƣởng tới kỹ thuật làm đất
do thời vụ khẩn trƣơng, ngoài ra đây là những tháng mùa đông rét nhất, thân lá phát
triển kém làm ảnh hƣởng đến tốc độ lớn của củ vào giai đoạn cuối. Để khắc phục
những nhƣợc điểm trên cần tranh thủ trồng sớm, áp dụng biện pháp kỹ thuật trồng
khoai lang trên đất ƣớt, cần tiến hành bón thúc sớm và cung cấp nƣớc đầy đủ.


Vụ khoai lang Xuân: có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau từ tháng

2-3 đến tháng 6-7. Việc xuống giống thời vụ này thuận lợi cho việc làm đất và điều
kiện ngoại cảnh thuận lợi cho quá trình sinh trƣởng phát triển cây khoai lang. Mặt
khác, do nhiệt độ và lƣợng mƣa tăng đã ảnh hƣởng đến quá trình tập trung vật chất khô
vào củ, những năm mƣa sớm (vào cuối tháng 5 đầu tháng 6 đã có mƣa lớn) làm cho
ruộng khoai bị ngập úng, củ dễ bị thối nên thƣờng phải dỡ non khi củ chƣa già làm
giảm năng suất và chất lƣợng củ. Vì thế trong thực tế sản xuất, ngƣời nông dân nê n thu
hẹp diện tích trồng khoai lang Xuân thay vào đó trồng các loại cây có hiệu quả kinh tế
cao nhƣ ngô, đậu tƣơng, lạc, khoai tây và một số loại rau...



Vụ khoai lang Hè Thu: đƣợc trồng chủ yếu ở các tỉnh phía Nam, xuống

giống từ tháng 5-6 đến tháng 9-10 thu hoạch. Nói chung điều kiện ngoại cảnh tƣơng
đối thuận lợi phù hợp với quy luật sinh trƣởng phát triển của cây khoai lang nên có thể
cho năng suất khá.

8


1.5.2 Các giống khoai lang
Theo Nguyễn Thị Lang (2010), đặc tính các giống nhƣ sau:


Giống khoai lang tím nhật (HL491): có nguồn gốc từ Nhật Bản. Thời

gian sinh trƣởng tƣơng đối dài 95-110 ngày, năng suất đạt 15-27 tấn/ha, có thân dây
màu xanh tím, vỏ củ màu tím, thịt củ màu tím đậm, dạng củ đều đẹp nên đƣợc bán
nhiều ở các siêu thị.


Giống khoai lang trắng giấy (HL284): có nguồn gốc AVRDC (Đài Loan)

/Nhật Bản. Thời gian sinh trƣởng 90-105 ngày, năng suất đạt 18-29 tấn/ha, thân dây
màu xanh, thịt củ màu trắng kem, hàm lƣợng tinh bột cao hơn độ dẻo. Mức độ nhiễm
sùng ít và giảm khả năng gây hại sâu đục dây.


Giống khoai bí đƣờng (Hƣng Lộc 4 hay HL4): có nguồn gốc Việt Nam.

Thời gian sinh trƣởng tƣơng đối ngắn 85-95 ngày, năng suất đạt khá cao 18-33 tấn/ha,

thân dây màu xanh, mức độ nhiễm sùng và sâu đục dây nhẹ, có vỏ màu đỏ và thịt củ
màu cam đậm rất thích hợp cho việc chế biến món ăn.


Giống khoai lang sữa hay còn gọi giống khoai cực nhanh: có nguồn gốc

Trung Quốc. Năng suất thấp 12-15 tấn/ha đƣợc. Dạng lá xẻ thùy chân vịt màu xanh,
ngọn xanh, có vỏ và ruột củ màu trắng ngà. Tỷ lệ chất khô khá cao 27,5 -31,21%. Khả
năng chịu rét, chịu hạn khá.


Giống khoai cao sản (HL518): có nguồn gốc Việt Nam. Thời gian sinh

trƣởng kéo dài 95-110 ngày, với năng suất 17-32 tấn/ha đƣợc trồng rộng rãi ở các tỉnh
phía Nam. Có thân dây màu xanh tím, vỏ củ màu đỏ đậm và thịt củ màu cam nên đƣợc
ngƣời tiêu dùng ƣa thích và bán nhiều ở các siêu thị. Mức độ nhiễm sùng và sâu đục
dây nhẹ.
1.5.3 Sửa soạn đất và lên líp
Làm đất sâu, tơi xốp tạo điều kiện cho rễ, củ phát triển thuận lợi, tạo sự thông
thoáng cung cấp oxy cho rễ con phát triển, đồng thời giúp củ phình to nhanh, không bị
công queo (Carballo, 1979). Đối với đất thịt cần đƣợc cày xới kỹ, đất cát không cần

9


×