Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH tác lúa hè THU 2010 tại xã mỹ BÌNH NGÃ năm sóc TRĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (951.76 KB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


NGUYỄN THỊ TRÚC HƢƠNG

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC LÚA HÈ THU 2010
TẠI XÃ MỸ BÌNH-NGÃ NĂM-SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƢ TRỒNG TRỌT

Cần Thơ - 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


NGUYỄN THỊ TRÚC HƢƠNG

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC LÚA HÈ THU 2010
TẠI XÃ MỸ BÌNH-NGÃ NĂM-SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƢ TRỒNG TRỌT
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGs. Ts. NGUYỄN BẢO VỆ

Cần Thơ - 2010


LỜI CẢM TẠ



Kính dâng,
Cha mẹ suốt đời tận tụy vì sự nghiệp và tƣơng lai của con.
Thành kính ghi ơn,
PGs.Ts. Nguyễn Bảo Vệ, Ths. Bùi Thị Cẩm Hƣờng đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ
và động viên em trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành bài luận văn tốt
nghiệp này.
Chân thành cảm ơn,
Anh Trịnh Văn Đua phòng Nông Nghiệp huyện Ngã Năm, anh Hƣởng công ty Lúa
Vàng, Chú Dũng ở xã Mỹ Bình đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành đề tài
này.
Chân thành cảm tạ,
Toàn thể quí thầy cô Khoa Nông Nghiệp & SHƢD và Trƣờng Đại học Cần Thơ đã
dìu dắt và truyền đạt những kiến thức bổ ích cho tôi trong thời gian học tại trƣờng.
Thân ái gửi về,
Các bạn sinh viên lớp Trồng trọt K33A lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt
trong tƣơng lai.

i


QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC
 Họ và tên: Nguyễn Thị Trúc Hƣơng

Giới tính: Nữ

 Sinh ngày: 17/11/1989

Dân tộc: Kinh


 Chỗ ở hoặc địa chỉ liên lạc: Phòng 13 C10, ký túc xá Tiền Giang-Khu II Đại
học Cần Thơ, đƣờng 3/2, quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.
 Điện thoại: 0982071823
 E-mail:
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1. Tiểu học:
Thời gian đào tạo từ năm 1995-2000
Trƣờng: Tiểu học Bình Đông 1
Xã Bình Đông-huyện Gò Công Đông-tỉnh Tiền Giang.
2. Trung học cơ sở:
Thời gian đào tạo từ năm 2000-2004
Trƣờng: Trung học cơ sở Bình Đông
Xã Bình Đông-huyện Gò Công Đông-tỉnh Tiền Giang.
3. Trung học phổ thông:
Thời gian đào tạo từ năm 2004-2007
Trƣờng: Trung học phổ thông Bình Đông
Xã Bình Đông-huyện Gò Công Đông-tỉnh Tiền Giang.
4. Đại học:
Thời gian đào tạo từ năm 2007-2011
Trƣờng: Đại học Cần Thơ, với chuyên ngành Trồng trọt, khóa 33.
Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2010

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong
bất kỳ công trình luận văn nào trƣớc đây.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Trúc Hƣơng

iii


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƢD
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Luận văn tốt nghiệp Kỹ sƣ ngành Trồng trọt với đề tài:
ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC LÚA HÈ THU 2010
TẠI XÃ MỸ BÌNH-NGÃ NĂM-SÓC TRĂNG

Do sinh viên Nguyễn Thị Trúc Hƣơng thực hiện.
Kính trình Hội Đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày…..tháng…...năm 2010
Cán bộ hƣớng dẫn

PGs.Ts. Nguyễn Bảo Vệ

iv


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƢD
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG


Hội Đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sƣ ngành
Trồng Trọt với đề tài:
ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC LÚA HÈ THU 2010
TẠI XÃ MỸ BÌNH-NGÃ NĂM-SÓC TRĂNG
Do sinh viên Nguyễn Thị Trúc Hƣơng thực hiện và bảo vệ trƣớc Hội Đồng
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp ..........................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp đƣợc Hội đồng đánh giá ở mức: .................................................

DUYỆT KHOA

Cần thơ, ngày……tháng…..năm 2010

Trƣởng Khoa Nông Nghiệp & SHƢD

Chủ tịch Hội đồng

v


MỤC LỤC
Chương

1

Nội dung


Trang

Danh sách hình

x

Danh sách bảng

xiii

Tóm lƣợc

xiv

MỞ ĐẦU

1

LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU

2

1.1 GIỐNG LÚA

2

1.1.1 Giống OM 4900

2


1.1.2 Giống Hàm Trâu

2

1.1.3 Giống MTL 547

3

1.1.4 Giống OM 6377

3

1.1.5 Giống OM 8932

3

1.1.6 Giống OM 5451

4

1.1.7 Giống OM 7347

4

1.1.8 Giống OM 6162

4

1.1.9 Giống OM 4218


5

1.2 YỀU CẦU ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH CỦA CÂY LÚA

5

1.2.1 Đất

5

1.2.2 Nhiệt độ

5

1.2.3 Ánh sáng

6

1.2.4 Lƣợng mƣa

6

1.2.5 Gió

7

1.2.6 Thủy văn

7


1.3 CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƢỞNG CỦA CÂY LÚA

7

1.3.1 Giai đoạn tăng trƣởng

7

1.3.2 Giai đoạn sinh sản

7

1.3.3 Giai đoạn chín

8

1.4 KỸ THUẬT CANH TÁC

8

vi


1.4.1 Thời vụ

8

1.4.2 Kỹ thuật sửa soạn đất

9


1.4.3 Kỹ thuật sửa soạn giống

9

1.4.4 Lƣợng giống sạ

9

1.4.5 Phƣơng pháp sạ

10

1.4.6 Bón phân

10

1.4.6.1 Chất đạm

10

1.4.6.2 Chất lân

11

1.4.6.3 Chất kaki

12

1.4.7 Chăm sóc


13

1.4.7.1 Điều chỉnh mực nƣớc ruộng

13

1.4.7.2 Làm cỏ

13

1.4.8 Các thiệt hại trên ruộng lúa

14

1.4.8.1 Côn trùng gây hại

14

1.4.8.2 Bệnh hại

15

1.4.8.3 Phòng trừ sâu hại

16

1.4.9 Thu hoạch
2


16

PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP

18

2.1 PHƢƠNG TIỆN

18

2.1.1 Đặc điểm vùng điều tra

18

2.1.2 Thời gian và địa điểm điều tra

19

2.2 PHƢƠNG PHÁP

3

20

2.2.1 Phƣơng pháp điều tra

20

2.2.2 Nội dung điều tra


20

2.2.3 Xử lý số liệu

20

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

21

3.1 THÔNG TIN NÔNG HỘ

21

3.1.1 Tuổi nông dân

21

3.1.2 Trình độ văn hóa

22

3.1.3 Diện tích

23

vii


3.2 KỸ THUẬT CANH TÁC


4

24

3.2.1 Thời vụ

24

3.2.2 Giống lúa

25

3.2.3 Mật độ, lƣợng giống sạ

25

3.2.4 Kỹ thuật chuẩn bị đất

26

3.2.5 Kỹ thuật chuẩn bị giống

27

3.2.6 Hiện trạng sử dụng phân bón của nông hộ

28

3.2.6.1 Các loại phân


29

3.2.6.2 Số lần bón phân

30

3.2.6.3 Liều lƣợng N

31

3.2.6.4 Liều lƣợng P2O5

32

3.2.6.5 Liều lƣợng K 2O

33

3.2.7 Bón lót

34

3.2.8 Phân bón lá

35

3.2.9 Công tác bảo vệ thực vật

36


3.2.9.1 Côn trùng gây hại

36

3.2.9.2 Bệnh hại

38

3.2.10 Biện pháp phòng trừ cỏ dại

39

3.2.11 Số lần tƣới nƣớc

40

3.2.12 Năng suất

40

3.2.13 Lợi nhuận kinh tế

41

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

43

4.1 KẾT LUẬN


43

4.2 ĐỀ NGHỊ

44

TÀI LIỆU THAM KHẢO

45

PHỤ CHƢƠNG

viii


DANH SÁCH HÌNH
Tựa hình

Hình

2.1

3.1

Bản đồ địa bàn vùng điều tra ở xã Mỹ Bình, huyện Ngã Năm,
tỉnh Sóc Trăng (Bản đồ hành chánh tỉnh Sóc Trăng, 2005)
Tỷ lệ hộ dân (%) theo các độ tuổi khác nhau đƣợc điều tra tại xã

Trang


19

21

Mỹ Bình, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng (2010)
3.2

Tỷ lệ hộ dân (%) theo các trình độ văn hóa khác nhau đƣợc điều
tra tại xã Mỹ Bình, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng (2010).
(

2

22

28,71** , trình độ văn hóa giữa các hộ khác biệt có ý nghĩa ở

mức 1%)
Tỷ lệ hộ dân (%) có diện tích canh tác lúa khác nhau đƣợc điều
3.3

tra tại xã Mỹ Bình, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng (2010)

3.4

Tỷ lệ hộ dân (%) trồng lúa vụ Hè Thu vào những thời điểm khác
nhau đƣợc điều tra tại xã Mỹ Bình, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc

23


24

Trăng (2010)
Tỷ lệ hộ dân (%) trồng lúa vụ Hè Thu sử dụng lƣợng giống khác
3.5

26

nhau đƣợc điều tra tại xã Mỹ Bình, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc
Trăng (2010)

3.6

3.7

Tỷ lệ hộ dân (%) chuẩn bị đất trƣớc khi sạ lúa đƣợc điều tra tại xã
Mỹ Bình, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng (2010)

27

Tỷ lệ hộ dân (%) chuẩn bị giống trƣớc khi sạ lúa đƣợc điều tra tại

28

xã Mỹ Bình, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng (2010)

ix



3.8

Liều lƣợng phân NPK theo khuyến cáo và nông dân sử dụng

29

trong canh tác lúa tại xã Mỹ Bình, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc
Trăng (2010)

3.9

3.10

Tỷ lệ hộ dân (%) sử dụng các loại phân khác nhau đƣợc điều tra
tại xã Mỹ Bình, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng (2010)
Tỷ lệ hộ dân (%) có số lần bón phân khác nhau đƣợc điều tra tại
xã Mỹ Bình, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng (2010)

3.11

3.12

30

31

Tỷ lệ hộ dân (%) với liều lƣợng phân N (kg/ha) khác nhau đƣợc
điều tra tại xã Mỹ Bình, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng (2010)

32


Tỷ lệ hộ dân (%) với liều lƣợng phân P2O5 (kg/ha) khác nhau

33

đƣợc điều tra tại xã Mỹ Bình, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng
(2010)

3.13

Tỷ lệ hộ dân (%) với liều lƣợng phân K2O (kg/ha) khác nhau
đƣợc điều tra tại xã Mỹ Bình, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng

34

(2010)
3.14

Tỷ lệ hộ dân (%) bón lót đƣợc điều tra tại xã Mỹ Bình, huyện
Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng (2010).

3.15

Tỷ lệ hộ dân (%) sử dụng các loại phân bón lá đƣợc điều tra tại xã
Mỹ Bình, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng (2010)

3.16

3.17


35

36

Tỷ lệ hộ dân (%) bị các loại côn trùng gây hại đƣợc điều tra tại xã
Mỹ Bình, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng (2010)

37

Tỷ lệ hộ dân (%) có các loại bệnh gây hại vụ Hè Thu đƣợc điều

38

tra tại xã Mỹ Bình, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng (2010)

x


3.18

Tỷ lệ hộ dân (%) sử dụng các loại thuốc trừ cỏ khác nhau đƣợc

39

điều tra tại xã Mỹ Bình, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng (2010)
3.19

Tỷ lệ hộ dân (%) với năng suất lúa khác nhau đƣợc điều tra tại xã
Mỹ Bình, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng (2010)


xi

41


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

1.1

Tựa bảng
Phản ứng của cây lúa đối với nhiệt độ ở các giai đoạn khác nhau

Trang

6

(Yoshida, 1977)
3.1

Tỷ lệ hộ dân (%) sử dụng các giống lúa khác nhau trong vụ Hè

25

Thu đƣợc điều tra tại xã Mỹ Bình, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc
Trăng (2010)
3.2

Tỷ lệ hộ dân (%) sử dụng các loại thuốc hóa học phòng trừ côn


37

trùng gây hại đƣợc điều tra tại xã Mỹ Bình, huyện Ngã Năm, tỉnh
Sóc Trăng (2010)
Tỷ lệ hộ dân (%) sử dụng các loại thuốc hóa học phòng trừ bệnh
3.3

hại đƣợc điều tra tại xã Mỹ Bình, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc

39

Trăng (2010)
3.4

Tỷ lệ hộ dân (%) có số lần tƣới nƣớc khác nhau đƣợc điều tra tại

40

xã Mỹ Bình, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng (2010)

3.5

Lợi nhuận trong canh tác lúa Hè Thu tại xã Mỹ Bình, huyện Ngã
Năm, tỉnh Sóc Trăng (2010)

xii

42



NGUYỄN THỊ TRÚC HƢƠNG, 2010 “Điều tra hiện trạng canh tác lúa Hè Thu
2010 tại xã Mỹ Bình-Ngã Năm-Sóc Trăng”. Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa
Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trƣờng Đại Học Cần Thơ.
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Bảo Vệ
TÓM LƢỢC
Lúa là cây trồng chủ yếu mang lai thu nhập kinh tế cho ngƣời dân ở huyện
Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng. Nhƣng do diện tích canh tác lúa nhỏ lẻ, manh múng, cơ
sở hạ tầng yếu kém, trình độ ngƣời dân còn thấp nên việc ứng dụng những tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất chƣa đƣợc ngƣời dân áp dụng rộng rãi. Để việc
trồng lúa ngày càng phát triển, tăng năng suất và chất lƣợng, góp phần mang lại
hiệu quả kinh tế cho ngƣời dân trồng lúa, đề tài: “Điều tra hiện trạng canh tác lúa vụ
Hè Thu năm 2010 tại xã Mỹ Bình-huyện Ngã Năm-tỉnh Sóc Trăng” đƣợc thực hiện
nhằm tìm ra những khó khăn và thuận lợi để từ đó đƣa ra hƣớng nghiên cứu hợp lý
nhằm giúp nông dân thu đƣợc lợi nhuận cao nhất.
Kết quả điều tra ngẫu nhiên 56 hộ dân có trồng lúa tại xã Mỹ Bình, huyện
Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng cho thấy lúa là cây trồng chủ yếu của vùng và trồng theo
hình thức độc canh với diện tích bình quân 1,52 ha/hộ. Phần lớn là lao động già tuổi
trung bình 46 tuổi. Trình độ học vấn tƣơng đối thấp, đa số là trình độ cấp 1 chiếm
53,6%. Nguồn giống chủ yếu là mua ở các trại lúa giống. Các loại giống đƣợc dùng
phổ biến Hàm Trâu chiếm 46,4%, MTL 547 chiếm 14,3%. Vùng này chủ yếu là sạ
lan với lƣợng giống trung bình 193 kg/ha. Lịch xuống giống vụ Hè-Thu năm 2010,
đa số xuống giống là tháng 2 âm lịch. Có 79% hộ dân có xử lý lúa giống trƣớc khi
sạ. Nông dân bón phân với liều lƣợng cao hơn so với khuyến cáo (trung bình 107 kg
N-83 kg P2O5-35 kg K2O). Theo kết quả điều tra có 16% hộ dân có bón lót dùng
phân Super lân, 37,5% hộ dân có sử dụng phân bón lá chủ yếu dùng Boom Flowern. Sâu bệnh phổ biến là sâu cuốn lá, rầy nâu, bệnh đạo ôn. Ngƣời dân vùng này sử
dụng các loại thuốc hóa học để phòng trị nhƣ Alika 247 SC, Angun 5 WDG, Bassa
50 EC, Chess 50 WG, Diazan 40 EC, Virtako 40 WG, Kinalux 25 EC, Amistar top

xiii



325 SC, Comcat 150 WP, Bonanza 100 SC, Filia 525 SE, Fuan 40 EC, Tilt super
300 EC, Validan 3 DD,5 DD. Vụ này nguồn nƣớc bị nhiễm mặn thiếu nƣớc tƣới.
100% hộ dân sử dụng thuốc hóa học để diệt cỏ nhƣ Nominee Whip 10 SC, Clipper
25 OD, Facet 25SC, O.K 683 DD, Sofit 300 EC, TurBo 89 OD, Solito 320 EC,
Ankill A 40 WP. Cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở vùng này không đƣợc áp dụng
rộng rãi. Thu hoạch năng suất tƣơng đối thấp trung bình 4,82 tấn/ha. Lợi nhuận từ
việc trồng lúa mang lại cho ngƣời dân ở vùng này không cao 7.100.000 đồng/ha.

xiv


MỞ ĐẦU
Việt Nam là một nƣớc có nền nông nghiệp phát triển lâu đời với cây trồng
chủ yếu là cây lúa. Hiện nay, lúa vừa là cây lƣơng thực vừa là mặt hàng xuất khẩu
chiến lƣợc của Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, và của tỉnh Sóc Trăng nói
riêng. Ngã Năm là một huyện của tỉnh Sóc Trăng mới đƣợc thành lập cách đây bảy
năm. Huyện này nằm bên cạnh kênh Quản lộ - Phụng Hiệp, có hệ thống kênh rạch
chằng chịt. Đây là vùng có nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với nghề
truyền thống là trồng lúa. Ngày nay, những tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong
nƣớc và thế giới trên lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất lúa đã thúc đẩy mạnh mẽ
ngành trồng lúa nƣớc ta vƣơn lên bắt kịp trình độ tiên tiến của thế giới, đây là tình
hình chung của cả nƣớc. Nông dân áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong
canh tác lúa gặp không ít khó khăn do trình độ dân trí còn thấp. Đối với nông dân
huyện Ngã Năm, nhất là dân nghèo, lúa là cây trồng truyền thống. Hàng năm, lúa
góp phần không nhỏ đem lại thu nhập cho ngƣời nông dân ở vùng này. Việc nâng
cao hiểu biết và khắc phục đƣợc những khó khăn trong kỹ thuật canh tác lúa sẽ giúp
ngƣời nông dân Ngã Năm làm tăng năng suất và chất lƣợng sản phẩm, đồng thời
giảm giá thành sản xuất, tăng thu nhập gia đình, góp phần tích cực vào công cuộc
xóa đói giảm nghèo của huyện. Vì vậy việc tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn

trong sản xuất lúa của ngƣời dân ở đây là rất cần thiết.
Do đó đề tài “Điều tra hiện trạng canh tác lúa tại xã Mỹ Bình, huyện Ngã
Năm, tỉnh Sóc Trăng” nhằm mục đích:
 Tìm hiểu hiện trạng canh tác lúa của ngƣời dân địa phƣơng.
 Tìm ra những thuận lợi và khó khăn mà ngƣời dân gặp phải trong canh tác
lúa và hiệu quả kinh tế.

1


CHƢƠNG 1
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 GIỐNG LÚA
Giống lúa vừa là mục tiêu vừa là một biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng
suất và phẩm chất hạt gạo trong sản xuất lƣơng thực cho tiêu dùng nội địa và cho
xuất khẩu hiện nay nói chung và ở Sóc Trăng nói riêng.
1.1.1 Giống OM4900
Giống lúa OM4900 đã đƣợc lai tạo chọn lọc bởi các cán bộ khoa học tại Bộ
môn di truyền chọn giống thuộc Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long. Giống
OM4900 có thời gian sinh trƣởng 95-100 ngày, cao 114 cm, thân rạ cứng, khả năng
đẻ nhánh khá, số bông trên khóm biến thiên từ 8-12 bông, số hạt chắc trên bông là
156. Trọng lƣợng 1000 hạt là 29,8 g, có mùi thơm nhẹ. Giống tƣơng đối chịu mặn,
chống chịu khá tốt với rầy nâu, đạo ôn và bạc lá. Giống trồng đƣợc cả vụ Đông
Xuân và vụ Hè Thu, phù hợp cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long, năng suất từ 5-7
tấn/ha (Dƣơng Văn Chín, 2009).
1.1.2 Giống OM576 (Hàm Trâu)
Thời gian sinh trƣởng cực ngắn, khoảng 90 ngày; chiều cao cây trung bình
90-95 cm. Năng suất trung bình đạt 4,5-5,5 tấn/ ha; thâm canh cao có thể đạt 7,0-7,5
tấn/ ha. OM576 có hạt gạo hơi ngắn, khối lƣợng 1000 hạt 24 g; cơm mềm, ngon.
Kháng rầy nâu trung bình (3-5), hơi nhiễm bệnh đạo ôn, nhiễm nhẹ bệnh khô vằn;

giống rất dai hạt. Giống OM576 thích nghi rộng, hiện là một trong 10 giống lúa chủ
lực có diện tích sản xuất rất rộng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trong thực tế,
OM576 nhiễm nhẹ rầu nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. OM576 có thể trồng cả
trong 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu (Hoàng Kim, 2009).

2


1.1.3 Giống MTL547
Thời gian sinh trƣởng trung bình 93 ngày, giống lúa MTL547 luôn cho năng
suất cao 6-7 tấn/ha và thích nghi trên nhiều vùng sinh thái khác nhau. Chiều cao cây
trung bình, mức độ nhảy chồi mạnh, MTL547 luôn cho số bông trên đơn vị diện
tích rất cao (341 bông/m2), thân cứng chắc và khỏe giúp cây lúa không đổ ngã, bảo
toàn năng suất cuối cùng và giảm thất thoát khi thu hoạch. Đây là loại hình giống
mới đáp ứng tốt cho việc cơ giới hóa thu hoạch ở một số vùng chuyên sản xuất lúa
nhƣ hiện nay, là giống lúa chủ lực của Sóc Trăng. Phẩm chất gạo của giống
MTL547 đạt tiêu chuẩn xuất khẩu với hạt gạo thon dài, gạo trong, độ bóng tốt. Đặc
biệt giống này kháng bệnh cháy lá, đạo ôn, rầy nâu, kháng đỗ ngã, thích nghi đất
phèn mặn. Mùa vụ thích hợp là vụ Đông Xuân và Hè Thu (Administrator, 2010).
1.1.4 Giống OM6377
Giống có thời gian sinh trƣởng: 93-97 ngày; cứng cây, chiều cao cây: 85-90
cm; đẻ nhánh tốt, dạng hình gọn, lá đòng trung bình, thẳng; bông dài, khoe bông; tỷ
lệ hạt chắc cao; kháng rầy nâu (cấp 3), kháng bệnh đạo ôn (cấp 3-5), thích nghi
rộng; chống chịu với vùng đất bị nhiễm phèn, những vùng khó khăn; trọng lƣợng
1.000 hạt: 32,7 g; gạo đẹp, thơm nhẹ; năng suất: 6-8 tấn/ha (Kim Huệ, 2010).
1.1.5 Giống OM8923
Đây là giống lúa kháng tốt đối với rầy nâu, bệnh đạo ôn, chống chịu tốt bệnh
vàng lùn, lùn xoắn lá và ít bị nhiễm bệnh vi khuẩn nhƣ lem lép hạt, cháy bìa lá.
Giống OM2923 có thời gian sinh trƣởng của lúa sạ 90-93 ngày trong vụ Đông xuân
và 93-95 ngày trong vụ Hè thu, trổ tập trung, chiều cao cây 95-105 cm, bông đóng

hạt trung bình, ít lép, trọng lƣợng nghìn hạt 26-27 g. Hạt gạo dài, trong, ít bạc bụng,
cơm mềm và có mùi thơm nhẹ. Giống lúa này thuộc dạng giống lúa cho nhiều bông,
năng suất khá cao; chống chịu tốt trên đất nhiễm phèn acid sulphat cao, ở độ pH = 3
vẫn cho năng suất trên 4 tấn/ha. Tuy nhiên yếu điểm của giống lúa này là hơi yếu rạ,

3


do đó cần có biện pháp canh tác hợp lý, cân đối để hạn chế đổ ngã (Đức Toàn,
2009).
1.1.6 Giống lúa OM5451
Thời gian sinh trƣởng của lúa sạ khoảng 88-93 ngày trong vụ Đông xuân và
90-95 ngày trong vụ Hè thu; trổ tập trung, chiều cao cây lúa 95-100 cm. Đây là
giống lúa có dạng hình đẹp, tƣơng đối cứng cây, khả năng đẻ nhánh khá, bông đóng
hạt dầy, tỉ lệ lép thấp, trọng lƣợng nghìn hạt trung bình 25-26 g. Hạt gạo dài, trong,
ít bạc bụng, cơm mềm. Giống OM5451 chống chịu rầy nâu, bệnh đạo ôn, bệnh
Vàng lùn, lùn xoắn lá khá; tiềm năng năng suất lúa khá cao và ổn định trong cả hai
vụ Đông xuân và Hè thu đạt từ 5-8 tấn/ha (Đức Toàn, 2009).
1.1.7 Giống lúa OM7347
Thời gian sinh trƣởng 95-100 ngày, chiều cao cây 95-102 cm, trọng lƣợng
1.000 hạt là 25-27 g. Năng suất vụ Đông Xuân 7-9 tấn/ha; vụ Hè Thu 6-7 tấn/ha.
Giống lúa này chống chịu rầy nâu, đạo ôn khá, cứng cây, thích nghi rộng, bông
chùm, kiểu hình đẹp. Hạt dài, trong, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (Trung tâm giống
nông nghiệp Đồng Tháp, 2009).
1.1.8 Giống OM6162
Chọn từ tổ hợp lai C50/Jas85/C50, thời gian sinh trƣởng 95-100 ngày, đẻ
nhánh khá, dạng hình gọn; cây cao 90-95 cm; kháng rầy nâu và đạo ôn khá; năng
suất 6-8 tấn/ha; phẩm chất hạt dài, gạo trong, hạt chắc cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Giống lúa này trồng các vụ, lá đòng to, chống chịu sâu tốt, chống vàng lùn, lùn xoắn
lá, đƣợc gạo, chịu phèn khá, năng suất cao (Báo Nông nghiệp Việt Nam, 2010).


4


1.1.9 Giống OM4218
Giống lúa OM4218: Chọn từ tổ hợp lai OM2031/MTL250, thời gian sinh
trƣởng 88-92 ngày, đẻ nhánh khá, dạng hình gọn, cây cao 95-100 cm; hơi nhiễm rầy
nâu và đạo ôn; năng suất 6-8 tấn/ha; gạo hạt dài, ít bạc bụng, mềm cơm, gạo nguyên
cao. Giống lúa này cứng cây, thích hợp các vụ (Báo Nông nghiệp Việt Nam, 2010).
1.2 YÊU CẦU ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH CỦA CÂY LÚA
1.2.1 Đất
Đất trồng lúa cần giàu dinh dƣỡng, nhiều hữu cơ, tơi xốp, thoáng khí, khả
năng giữ nƣớc, giữ phân tốt, tầng đất canh tác dày để bộ rễ ăn sâu, bám chặt vào đất
và huy động nhiều dinh dƣỡng nuôi cây. Loại đất thịt hay đất thịt pha sét, ít chua
hoặc trung tính (pH = 5,5-7,5) là thích hợp đối với cây lúa (Nguyễn Ngọc Đệ,
2008). Theo Mai Văn Quyền (2007) lúa có thể trồng đƣợc trên nhiều loại đất, trừ
những vùng quá phèn, quá mặn, ở đâu có nƣớc ngọt là có thể trồng lúa.
1.2.2 Nhiệt độ
Theo Đinh Thế Lộc (2006) nhiệt độ có tác dụng quyết định đến tốc độ sinh
trƣởng của cây lúa nhanh hay chậm, tốt hay xấu. Trong phạm vi giới hạn (20-300C),
nhiệt độ càng tăng cây lúa phát triển càng mạnh. Tùy theo từng giai đoạn phát triển
của cây lúa mà nhiệt độ giới hạn thấp biến động từ 10-200C, nhiệt độ giới hạn cao
biến động từ 30-400C và nhiệt độ tối thích biến động từ 20-300C (Bảng 1.1). Nhiệt
độ trên 400C hoặc dƣới 170C cây lúa tăng trƣởng chậm lại (Nguyễn Ngọc Đệ,
2008). Theo Bùi Huy Đáp (1980), nhiệt độ cho cây lúa nảy mầm tốt nhất là 30350C, nhiệt độ tối thích cho sự đẻ nhánh là 32-340C. Nhiệt độ cần thiết để lúa trổ
cũng phải trên 200C và nhiệt độ thích hợp nhất vào khoảng 25-300C (Bùi Huy Đáp,
1980). Theo Nguyễn Thành Hối (2007) nhiệt độ thích hợp cho trồng lúa là 26-280C.
Đối với lúa nƣớc cả nhiệt độ không khí và nhiệt độ nƣớc đều có ảnh hƣởng lên sự
sinh trƣởng và phát triển của cây lúa, sự vƣơn dài của lá và sự phát triển chiều cao
cây (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Nhiệt độ nƣớc thích hợp nhất là khoảng trên dƣới


5


300C. Nhiệt độ trên 400C và dƣới 130C đều ảnh hƣởng không tốt đến lúa (Bùi Huy
Đáp, 1980).
Bảng 1.1 Phản ứng của cây lúa đối với nhiệt độ ở các giai đoạn khác nhau
(Yoshida, 1981)
Nhiệt độ giới hạn (0C)
Giai đoạn phát triển

Thấp

Cao

Tối thích

Nảy mầm
Ra rễ
Ra lá
Đẻ nhánh
Phân hóa đòng
Nở hoa
Chín

10
16
7-12
9-16
15-20

22
12-18

45
35
45
33
38
35
30

30-35
25-28
31
25-31
25-30
30-33
20-25

1.2.3 Ánh sáng
Ánh sáng là nguồn năng lƣợng cần cho quá trình quang hợp và cho sự đẻ
nhánh của cây lúa (Bùi Huy Đáp, 1980). Trong điều kiện bình thƣờng, lƣợng bức xạ
trung bình từ 250-300 cal/cm2/ngày thì cây lúa sinh trƣởng tốt và trong phạm vi này
lƣợng bức xạ càng cao thì quá trình quang hợp xảy ra càng mạnh (Nguyễn Ngọc
Đệ, 2008).
1.2.4 Lƣợng mƣa
Lƣợng mƣa cần thiết cho cây lúa vào mùa mƣa ẩm trung bình là 6-7
mm/ngày, còn mùa khô lƣợng nƣớc cần 8-9 mm/ngày nếu không có nguồn nƣớc
khác bổ sung. Nếu tính luôn lƣợng nƣớc thấm rút và bốc thoát hơi thì trung bình
một tháng cây lúa cần lƣợng mƣa khoảng 200 mm (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Theo

Bùi Huy Đáp (1980), cho biết ở Venezuela hàng năm với mùa mƣa một hecta có thể
nhận đƣợc 72 kg NO3, ở Crilanca là 26,8 kg NO3 và 10,4 kg NH3.

6


1.2.5 Gió
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) ở giai đoạn làm đòng và trổ, gió mạnh ảnh
hƣởng xấu đến quá trình hình thành và phát triển của đòng lúa, sự trổ bông, thụ
phấn, thụ tinh và sự tích lũy chất khô trong hạt làm tăng tỷ lệ hạt lép, hạt lửng (gạo
không đầy vỏ trấu) làm giảm năng suất lúa. Tuy nhiên gió nhẹ giúp cho quá trình
trao đổi không khí trong quần thể ruộng lúa tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá
trình quang hợp và hô hấp của ruộng lúa góp phần tăng năng suất.
1.2.6 Thủy văn
Có thể nói ở Đồng bằng sông Cửu Long, điều kiện thủy văn quyết định chế
độ nƣớc, mùa vụ, tập quán canh tác và hình thành các vùng trồng lúa khác nhau.
Nói chung, hàng năm nƣớc bắt đầu ngập ruộng tháng 7-8 dƣơng lịch tùy nơi, và đạt
cao nhất vào tháng 9-10 dƣơng lịch trùng với đỉnh cao của mùa mƣa, sau đó giảm
dần đến tháng 12-1 dƣơng lịch thì khô ruộng (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
1.3 CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƢỞNG CỦA CÂY LÚA
1.3.1 Giai đoạn tăng trƣởng
Giai đoạn tăng trƣởng bắt đầu từ khi hạt nảy mầm đến khi cây lúa bắt đầu
phân hóa đòng. Giai đoạn này, cây lúa phát triển về thân lá, chiều cao tăng dần và ra
nhiều chồi mới (nở bụi). Trong điều kiện đầy đủ dinh dƣỡng, ánh sáng và thời tiết
thuận lợi, cây lúa có thể bắt đầu nở bụi khi có lá thứ 5-6. Thời gian sinh trƣởng của
các giống lúa kéo dài hay ngắn khác nhau chủ yếu là do giai đoạn tăng trƣởng này
dài hay ngắn (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Theo Nguyễn Thành Hối (2007) các giống
cao sản ngắn ngày (khoảng 100 ngày) có giai đoạn tăng trƣởng dao động từ 40-45
ngày, nhƣng các giống lúa mùa dài ngày có khi giai đoạn này kéo dài 4-6 tháng.
1.3.2 Giai đoạn sinh sản

Giai đoạn sinh sản bắt đầu từ lúc phân hóa đòng đến khi lúa trổ bông. Giai
đoạn này kéo dài khoảng 27-35 ngày, trung bình 30 ngày và giống lúa dài ngày hay

7


ngắn ngày thƣờng không khác nhau nhiều. Lúc này số chồi vô hiệu giảm nhanh,
chiều cao tăng lên rõ rệt do sự vƣơn dài của 5 lóng trên cùng (Nguyễn Ngọc Đệ,
2008).
1.3.3 Giai đoạn chín
Giai đoạn chín bắt đầu từ lúc trổ bông đến lúc thu hoạch. Giai đoạn này trung
bình khoảng 30 ngày đối với hầu hết các giống lúa ở vùng nhiệt đới. Giai đoạn này
cây lúa trải qua các thời kỳ sau:
Thời kỳ chín sữa (ngậm sữa): các chất dự trữ trong thân lá và sản phẩm
quang hợp đƣợc chuyển vào trong hạt. Hơn 80% chất khô tích lũy trong hạt là do
quang hợp ở giai đoạn sau khi trổ.
Thời kỳ chín sáp: hạt mất nƣớc, từ từ cô đặc lại, lúc bấy giờ vỏ trấu vẫn còn
xanh.
Thời kỳ chín vàng: hạt tiếp tục mất nƣớc, gạo cứng dần, trấu chuyển sang
màu vàng đặc thù của giống lúa.
1.4 KỸ THUẬT CANH TÁC
1.4.1 Thời vụ
Theo Nguyễn Thành Hối (2007) các thời vụ trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu
Long nhƣ sau:
Đông Xuân: gieo từ tháng 11-12 và thu hoạch từ tháng 2-3 dƣơng lịch
Hè Thu: gieo từ tháng 3-4 và thu hoạch từ tháng 6-7 dƣơng lịch
Thu Đông: gieo từ tháng 7-8 và thu hoạch từ tháng 10-11 dƣơng lịch
Ngoài ra, tại một số vùng đất có thể sản xuất vụ lúa Xuân Hè (gieo từ tháng 2
và thu hoạch từ tháng 5 dƣơng lịch), sau đó xuống giống Hè Thu muộn (gieo từ
tháng 5-6 và thu hoạch từ tháng 8-9 dƣơng lịch).


8


1.4.2 Kỹ thuật sửa soạn đất
Tùy theo phƣơng pháp sạ mà có cách sửa soạn đất khác nhau:
Sạ ướt: Đất phải đƣợc cài ải để diệt cỏ, diệt mầm sâu bệnh và ngăn sự bốc
phèn, bốc mặn lên tầng đất mặt. Khi mùa mƣa đến, để cho nƣớc mƣa rửa bớt phèn
mặn lôi đi. Đến khi mƣa nhiều, nƣớc mƣa đọng lại làm mềm đất ngƣời ta tiến hành
bừa trục cho tơi nhuyễn ra, dọn sạch cỏ, đánh rãnh thoát nƣớc. Bề mặt các luống
phải đƣợc san bằng, không để nƣớc đọng vũng, sẽ làm chết mầm, lúa lên không đều
(Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Sạ chay: Ngay sau khi thu hoạch lúa Đông Xuân, đất đƣợc phơi khô 5-7
ngày, xong rải rơm đều khắp ruộng, phơi khô rồi đốt. Sau đó cho nƣớc vào ngập
ruộng, giữ trong một ngày cho ngấm vào đất. Đất khô bị nƣớc vào đột ngột sẽ hút
nƣớc nhanh làm đất bong ra, lớp đất mặt vẫn xốp và giữ đƣợc một lƣợng không khí
nhất định trong một thời gian, giúp rễ lúa phát triển thuận lợi trong giai đoạn đầu.
Việc đốt rơm nhằm vệ sinh đồng ruộng diệt mầm sâu bệnh, cỏ dại còn lại của vụ
trƣớc; đồng thời cũng giúp cho lớp đất mặt khô hơn, tăng khả năng hút nƣớc nhanh
khi cho ngập nƣớc trở lại (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
1.4.3 Kỹ thuật sửa soạn giống
Ngâm giống trong hỗn hợp 2 sôi + 3 lạnh (khoảng 500C) trong khoảng 15-20
phút. Hoặc ngâm giống trong dung dịch acid nitric (HNO3 0,5%) từ 24-36 giờ sau
đó rửa sạch và đem ủ giống. Trƣớc khi gieo hạt giống có thể xử lý với thuốc phòng
trừ sâu bệnh nhƣ: Carban 50 SC nồng độ 3%0 trong 24-36 giờ; trộn 2 g Actara 25
WG cho 12-15 kg giống (Nguyễn Thành Hối, 2007).
1.4.4 Lƣợng giống sạ
Theo Nguyễn Thành Hối (2007) lƣợng giống lúa cao sản ngắn ngày sạ lan
đƣợc khuyến cáo là khoảng 150 kg/ha; đang khuyến khích gieo sạ hàng bằng máy
sạ hàng với lƣợng giống trung bình từ 100-120 kg/ha. Theo Phan Nhựt Ái (2001)

mật độ sạ thấp (sạ thƣa) từ 80-100 kg/ha vẫn cho năng suất cao.

9


×