Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

ĐIỀU TRA, GIÁM ĐỊNH BỆNH hại TRÊN HỒNG và cúc tại THỊXÃ SA đéc và HIỆU QUẢ của một số VI SINH vật đối KHÁNG với các tác NHÂN gây BỆNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Trần Thị Lệ Trinh

ĐIỀU TRA, GIÁM ĐỊNH BỆNH HẠI TRÊN HỒNG
VÀ CÚC TẠI THỊ XÃ SA ĐÉC VÀ HIỆU QUẢ
CỦA MỘT SỐ VI SINH VẬT ĐỐI KHÁNG
Trung tâm Học liệu
ĐH
CầnTÁC
Thơ @
Tài liệu
học BỆNH
tập và nghiên cứu
VỚI
CÁC
NHÂN
GÂY

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH TRỒNG TRỌT

Cần Thơ – 2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
- oOo -

Trần Thị Lệ Trinh


ĐIỀU TRA, GIÁM ĐỊNH BỆNH HẠI TRÊN HỒNG
VÀ CÚC TẠI THỊ XÃ SA ĐÉC VÀ HIỆU QUẢ
CỦA MỘT SỐ VI SINH VẬT ĐỐI KHÁNG
Trung tâm Học liệu
ĐH
CầnTÁC
Thơ @
Tài liệu
học BỆNH
tập và nghiên cứu
VỚI
CÁC
NHÂN
GÂY

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH TRỒNG TRỌT

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
Ts. Trần Thị Thu Thủy
Ks. Lê Thị Mai Thảo

Cần Thơ – 2007


CẢM TẠ
Kính dâng Cha Mẹ, người cả đời vất vả nuôi nấng, dạy dỗ, mang lại cho
con niềm tin yêu và nghị lực để con vượt qua tất cả những khó khăn trong cuộc
sống.
Thành kính biết ơn cô Trần Thị Thu Thủy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Thành kính biết ơn thầy Phạm Văn Phượng, quý thầy cô đã giảng dạy
chúng em trong 5 năm học qua.
Chân thành cảm ơn chị Lê Thị Mai Thảo, thầy Huỳnh Minh Châu, quý
thầy cô, anh chị và các bạn sinh viên làm luận văn tại Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật đã
đóng góp ý kiến quí báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn.
Thân ái gửi về tập thể các bạn sinh viên lớp Trồng Trọt khóa 28 đã động
viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên: Trần Thị Lệ Trinh
Sinh ngày: 25 tháng 5 năm 1983
Nơi sinh : Tiểu Cần – Trà Vinh
Quê quán: ấp Cây Hẹ, xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh
Họ tên cha: Trần Hoàng Sơn
Họ tên mẹ: Phạm Thị Thêm
Năm 2001 tốt nghiệp tú tài tại trường PTTH Tiểu Cần huyện Tiểu Cần tỉnh
Trà Vinh
Năm 2002 trúng tuyển vào trường Đại Học Cần Thơ khóa 28 (2002 – 2007),
chuyên ngành Trồng Trọt
Năm 2007 tốt nghiệp kỹ sư ngành Trồng Trọt

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT


Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài :
ĐIỀU TRA, GIÁM ĐỊNH BỆNH HẠI TRÊN HỒNG VÀ CÚC TẠI THỊ XÃ
SA ĐÉC VÀ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ VI SINH VẬT ĐỐI KHÁNG
VỚI CÁC TÁC NHÂN GÂY BỆNH

Do sinh viên Trần Thị Lệ Trinh thực hiện và đề nạp
Kính trình hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp xem xét

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Cần Thơ, ngày

tháng 3 năm 2007

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

Ts. Trần Thị Thu Thủy

Ks. Lê Thị Mai Thảo


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp với
đề tài :
ĐIỀU TRA, GIÁM ĐỊNH BỆNH HẠI TRÊN HỒNG VÀ CÚC TẠI THỊ XÃ
SA ĐÉC VÀ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ VI SINH VẬT ĐỐI KHÁNG
VỚI CÁC TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Do sinh viên: Trần Thị Lệ Trinh

Thực hiện và bảo vệ trước hội đồng ngày

tháng 3 năm 2007

Luận văn đã được hội đồng đánh giá ở mức:……………………………...
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
Trung tâm Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
……………………………………………………………………………..

Cần Thơ, ngày
DUYỆT KHOA
TRƯỞNG KHOA NÔNG NGHIỆP
VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

tháng 3 năm 2007

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


MỤC LỤC
Trang
Danh sách hình

x-xi

Danh sách bảng

xii-xiii


Tóm lược
MỞ ĐẦU
1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

xiv
1
2

1.1 Thị trường và định hướng phát triển nghề hoa kiểng

2

1.2 Nguồn gốc, yêu cầu ngoại cảnh của hoa hồng và hoa cúc

3

1.2.1 Cây hoa hồng

3

1.2.1.1 Nguồn gốc và phân loại

3

1.2.1.2 Yêu cầu ngoại cảnh

3

Nhiệt độ


3

Ẩm độ

3

Ánh sáng

3

Trung tâm Học liệu ĐH
Dinh Cần
dưỡng Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
4
1.2.2 Cây hoa cúc

4

1.2.2.1 Nguồn gốc và phân loại

4

1.2.2.2 Yêu cầu ngoại cảnh

4

Nhiệt độ

4


Ẩm độ

5

Ánh sáng

5

Dinh dưỡng

5

1.3 Một số bệnh hại được ghi nhận trên thế giới và trong nước

5

1.3.1 Cây hoa hồng

5

1.3.1.1 Trên thế giới

5

1.3.1.2 Trong nước

6

1.3.1.3 Một số bệnh trên hồng đã được báo cáo và biện pháp


7

phòng trừ


Bệnh đốm đen

7

Bệnh thán thư

8

Bệnh chấm xám

8

Bệnh cháy xám

9

1.3.2 Cây hoa cúc

9

1.3.2.1 Trên thế giới

9


1.3.2.2 Trong nước

10

1.3.2.3 Một số bệnh trên cúc đã được báo cáo và biện pháp

10

phòng trừ
Bệnh đốm đen

10

Bệnh đốm lá

11

Bệnh lỡ cổ rễ

11

Bệnh thán thư

12

Bệnh héo xanh vi khuẩn

12

Bệnh đốm lá


13

Trung tâm Học liệu ĐH
Thơ
@ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Bệnh Cần
thối gốc,
khô héo
13
1.4 Đặc điểm của các vi sinh vật đối kháng dùng trong thí

13

nghiệm
1.4.1 Vi khuẩn Burkholderia cepacia TG17

13

1.4.2 Vi khuẩn Bacillus sp. TG19

14

1.4.3 Chủng nấm Trichoderma T-BM2a

15

2 PHƯƠNG TIỆN PHƯƠNG PHÁP

16


2.1 Phương tiện

16

2.2 Phương pháp thí nghiệm

17

2.2.1 Phương pháp điều tra và giám định

17

2.2.2 Khảo sát hiệu quả của một số vi sinh vật đối kháng đối

20

với các tác nhân gây bệnh trên hồng và cúc trong điều kiện
phòng thí nghiệm


2.2.2.1 Khảo sát hiệu quả đối kháng của chủng nấm T-BM2a

20

đối với các tác nhân gây bệnh trên hồng và cúc
2.2.2.2 Khảo sát hiệu quả đối kháng của hai chủng vi khuẩn

21


Burkholderia cepacia TG17 và Bacillus sp. TG19 đối với các
tác nhân gây bệnh trên hồng và cúc
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

22

3.1 Ghi nhận tổng quát

22

3.2 Kết quả điều tra và giám định bệnh hại trên hồng và cúc tại

22

phường Tân Qui Đông thị xã Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp
3.2.1 Kết quả điều tra tình hình bệnh hại trên hồng và cúc

22

3.2.2 Kết quả giám định bệnh hại trên hoa hồng và cúc

30

3.2.2.1 Kết quả giám định bệnh trên hồng

30

Bệnh đốm đen

30


Bệnh thán thư

32

Trung tâm Học liệu ĐH
Bệnh Cần
cháy láThơ @ Tài liệu học tập và nghiên34cứu
3.2.2.2 Kết quả giám định bệnh trên cúc

35

Bệnh đốm đen

35

Bệnh đốm lá

37

Bệnh thán thư

39

Bệnh thối rễ

40

Bệnh thối hạch


41

Bệnh chết cây

42

Bệnh đốm lá

43

Bệnh cháy lá

44

3.3 Hiệu quả của các chế phẩm sinh học T-BM2a, vi khuẩn
Burkholderia cepacia TG17 và Bacillus sp. TG19 đối với các
tác nhân gây bệnh trên hồng và cúc

46


3.3.1 Hiệu quả đối kháng của chủng nấm T-BM2a đối với các

46

tác nhân gây bệnh trên hồng và cúc
3.3.1.1 Hiệu quả đối kháng của chủng nấm T-BM2a đối với 15

46


chủng nấm Colletotrichum spp. gây bệnh trên hồng và cúc
3.3.1.2 Hiệu quả đối kháng của chủng nấm T-BM2a đối với 10

51

chủng nấm Pestalotia spp.
3.3.1.3 Hiệu suất đối kháng của chủng nấm T-BM2a đối với

54

các chủng Rhizoctonia sp., Sclerotium spp., Phyllosticta spp.,
Fusarium spp. và Curvularia sp. trên cúc
3.3.2 Hiệu quả đối kháng của 2 chủng vi khuẩn Burkholderia

57

cepacia TG17 và Bacillus sp. TG19 đối với các tác nhân gây
bệnh trên hồng và cúc
3.3.2.1 Hiệu quả đối kháng của 2 chủng vi khuẩn Burkholderia

57

cepacia TG17 và Bacillus sp. TG19 đối với 15 chủng
Colletotrichum spp.

Trung tâm Học3.3.2.2
liệu ĐH
liệuvi học
và nghiên56cứu
Hiệu Cần

quả đốiThơ
kháng@
của Tài
2 chủng
khuẩn tập
Burkholderia
cepacia TG17 và Bacillus sp. TG19 đối với 10 chủng
Pestalotia spp.
3.3.2.3 Hiệu quả đối kháng của 2 chủng vi khuẩn Burkholderia

59

cepacia TG17 và Bacillus sp. TG19 đối với các chủng nấm
Rhizoctonia sp., Sclerotium spp., Phyllosticta spp., Fusarium
spp. và Curvularia sp.
3.4 Kết luận và đề nghị

61

3.4.1 Kết luận

66

3.4.2 Đề nghị

66

TÀI LIỆU THAM KHẢO

67


PHỤ CHƯƠNG

71


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tựa hình

Trang

2.1

Sơ đồ giám định bệnh do nấm

19

2.2

Khoảng cách đặt khoanh khuẩn ty

20

2.3

Sơ đồ thử nghiệm hiệu quả của vi khuẩn đối kháng đối với nấm
gây bệnh


21

3.1

Triệu chứng và tác nhân gây bệnh đốm đen

31

3.2

Triệu chứng bệnh thán thư trên hồng

33

3.3

Tác nhân gây bệnh thán thư trên hồng

34

3.4

Triệu chứng và tác nhân gây bệnh cháy lá trên hồng

35

3.5

Triệu chứng bệnh đốm đen trên cúc Đài Loan


36

Trung tâm3.6HọcTácliệu
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên
cứu
nhân gây bệnh đốm đen trên cúc Đài Loan
37
3.7

Triệu chứng và tác nhân gây bệnh đốm lá trên cúc

38

3.8

Triệu chứng và tác nhân gây bệnh thán thư trên cúc Đài Loan

39

3.9

Triệu chứng và tác nhân gây bệnh thối rễ trên cúc

40

3.10

Triệu chứng bệnh thối hạch trên cúc Đồng tiền và cúc Tiger


41

3.11

Tác nhân gây bệnh thối hạch trên cúc

42


DANH SÁCH HÌNH (tiếp theo)

Hình

Tựa hình

Trang

3.12

Triệu chứng và tác nhân gây bệnh chết cây trên cúc

43

3.13

Triệu chứng và tác nhân gây bệnh đốm lá trên cúc

44

3.14


Triệu chứng và tác nhân gây bệnh cháy lá trên cúc

45

3.15

Hiệu quả đối kháng của chủng nấm T-BM2a đối với chủng nấm
Colletotrichum spp. (Col 11) gây bệnh thán thư trên hồng

50

3.16

Các dạng khuẩn lạc của nấm Colletotrichum spp.

51

3.17

Hiệu quả đối kháng của chủng nấm T-BM2a đối với chủng nấm
Pestalotia spp. (Pes 8) gây bệnh cháy lá trên cúc

53

3.18

Các dạng khuẩn lạc của nấm Pestalotia spp.

53


3.19 Hiệu quả đối kháng của chủng nấm T-BM2a đối với chủng nấm
56
Trung tâm
HọcFusarium
liệu ĐH
Cần
Thơ
@
Tài
liệu
học
tập

nghiên
cứu
spp. gây bệnh thối rễ trên cúc
3.20

Hiệu quả đối kháng của chủng nấm T-BM2a đối với chủng nấm
Curvularia spp. gây bệnh đốm đen trên cúc

56

3.21

Hiệu quả đối kháng của 2 chủng vi khuẩn TG17 và TG19 đối
với chủng nấm Colletotrichum spp. (Col 6) gây bệnh thán thư
trên hồng


59

3.22

Hiệu quả đối kháng của 2 chủng vi khuẩn TG17 và TG19 đối
với chủng nấm Pestalotia spp. (Pes 9) gây bệnh cháy lá trên cúc

61

3.23

Hiệu quả đối kháng của 2 chủng vi khuẩn TG17 và TG19 đối
với chủng nấm Fusarium spp. gây bệnh thối rễ trên cúc

63

3.24

Hiệu quả đối kháng của 2 chủng vi khuẩn TG17 và TG19 đối
với chủng nấm Sclerotium spp. gây bệnh thối hạch trên cúc

63


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tựa bảng


Trang

2.1

Bảng phân cấp mức độ bệnh (bộ môn BVTV – ĐHCT)

17

3.1

Các loại bệnh hại trên hồng qua các tháng điều tra

22

3.2

Mức độ bệnh thán thư trên hồng do nấm Colletotrichum spp.

24

3.3

Mức độ bệnh đốm đen trên hồng do nấm Marssonina sp.

25

3.4

Mức độ bệnh cháy lá trên hồng do nấm Pestalotia spp.


26

3.5

Các loại bệnh hại trên cúc qua các tháng điều tra

27

3.6

Mức độ bệnh hại trên cúc qua các tháng điều tra

29

3.7

Tổng hợp các chủng nấm gây bệnh trên hồng và cúc được
dùng bố trí thí nghiệm

47

Trung tâm 3.8
Học Trung
liệu ĐH
Cầnsuất
Thơ
@ Tài
liệu học
tập nấm
và nghiên

bình hiệu
đối kháng
(HSĐK)
của chủng
T49 cứu
BM2a đối với các chủng nấm Colletotrichum spp. ở thời điểm
48 và 72 giờ sau khi cấy
3.9

Trung bình hiệu suất đối kháng (HSĐK) của chủng nấm TBM2a đối với các chủng nấm Pestalotia spp. ở thời điểm 48
và 72 giờ sau khi cấy

49

3.10

Trung bình hiệu suất đối kháng (HSĐK) của chủng nấm TBM2a đối với các chủng nấm Rhizoctonia sp., Sclerotium
spp., Phyllosticta spp., Fusarium spp. và Curvularia sp. ở thời
điểm 48 và 72 giờ sau khi cấy

55

3.11

So sánh hiệu quả của vi khuẩn TG17 và TG19 đối với 15
chủng nấm Colletotrichum spp. gây bệnh trên hồng và cúc

58

3.12


So sánh hiệu quả của vi khuẩn TG17 và TG19 đối với 10
chủng nấm Pestalotia spp. gây bệnh trên hồng cà cúc

60

3.13

So sánh hiệu quả của 2 chủng vi khuẩn TG17 và TG19 trên
các chủng nấm Rhizoctonia sp., Sclerotium spp., Phyllosticta
spp., Fusarium spp. và Curvularia sp. gây bệnh trên cúc

62


3.14

So sánh hiệu quả của vi khuẩn TG17 và TG19 đối với tất cả
các chủng nấm gây hại trên hồng

65

3.15

So sánh hiệu quả của vi khuẩn TG17 và TG19 đối với tất cả
các chủng nấm gây hại trên cúc

65

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu



TRẦN THỊ LỆ TRINH. 2007. “Điều tra, giám định bệnh hại trên hồng và cúc tại thị
xã Sa Đéc và hiệu quả của một số vi sinh vật đối kháng đối với các tác nhân gây
bệnh”. Luận văn Tốt nghiệp đại học. Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng.
Trường Đại Học Cần Thơ.
TÓM LƯỢC
Công tác điều tra, giám định bệnh hại trên hồng và cúc tại phường Tân Qui
Đông, thị xã Sa Đéc từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2006 nhằm mục đích xác định các
bệnh hại chính trên hồng, cúc và khảo sát hiệu quả của một số vi sinh vật đối kháng
với các tác nhân gây bệnh. Kết quả ghi nhận trên hồng có 3 bệnh là thán thư
(Colletotrichum spp.), đốm đen (Marssonina sp.) và cháy lá (Pestalotia spp.). Trong
đó, bệnh thán thư do nấm Colletotrichum spp. và bệnh đốm đen do nấm Marssonina
sp. là 2 bệnh gây hại nặng và phổ biến nhất. Trên cúc có 8 bệnh gồm đốm lá
(Cercospora sp.), cháy lá (Pestalotia spp.), đốm lá (Phyllosticta spp.), đốm đen
(Curvularia sp.), thán thư (Colletotrichum spp.), thối hạch (Sclerotium spp.), thối rễ
(Fusarium spp.) và chết cây (Rhizoctonia sp.). Trong đó, bệnh đốm lá (Cercospora
sp.) và
bệnhliệu
cháy ĐH
lá (Pestalotia
spp.) là
quan tập
trọng và
nhất.nghiên cứu
Trung tâm
Học
Cần Thơ
@2 bệnh
Tài gây

liệuhạihọc
Đánh giá hiệu quả của chủng nấm Trichoderma T-BM2a, vi khuẩn
Burkholderia cepacia TG 17 và Bacillus sp. TG 19 trên 34 chủng nấm gây hại trên
hồng và cúc cho thấy: chủng nấm T-BM2a có khả năng ức chế sự phát triển khuẩn
ty của nấm gây hại nhưng mức độ đối kháng thay đổi tùy theo chủng nấm. Hiệu quả
đối kháng của T-BM2a đạt trên 50% với các chủng nấm Colletotrichum 11, 5, 7, 9,
6 (gây hại trên hồng) và Colletotrichum 14 (gây hại trên cúc); Pestalotia 8 (gây hại
trên cúc) và Pestalotia 3 (gây hại trên hồng); các chủng Sclerotium spp. và
Rhizoctonia sp. (gây hại trên cúc). Cả hai chủng vi khuẩn TG17 và TG19 đều có
hiệu quả ức chế sự phát triển khuẩn ty của nấm gây bệnh nhưng khả năng ức chế
thay đổi tùy theo chủng nấm. Trong đó, TG17 và TG19 cho hiệu quả đối kháng
tương đương nhau đối với các chủng nấm Colletotrichum spp. Đối với các chủng
Pestalotia spp., TG17 có hiệu quả đối kháng cao hơn so với TG 19. Riêng đối với
tất cả các nấm gây hại trên hồng và cúc thì TG17 có hiệu quả đối kháng cao hơn
TG19.


MỞ ĐẦU
Do nhu cầu phát triển của xã hội, hoa kiểng được xem là một trong những cây
trồng có giá trị kinh tế cao và đang được quan tâm trong chuyển dịch cơ cấu cây
trồng ở nước ta hiện nay. Diện tích trồng hoa ngày một tăng, xuất hiện nhiều trang
trại trồng hoa theo công nghệ cao (Đặng Văn Đông và ctv., 2002). Sự chuyển đổi
này phù hợp với thực tế là mức sống người dân ngày một phát triển, nhu cầu vui
chơi giải trí và hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần ngày càng gia tăng và phong
phú hơn. Nhờ trồng hoa, nhiều nông dân đã thoát nghèo và trở nên giàu có (Đặng
Phương Trâm, 2005). Trong các loại hoa được trồng ở Việt Nam, hồng và cúc là hai
loại chiếm diện tích lớn nhất (Nguyễn Xuân Linh và Nguyễn Thị Kim Lý, 2005).
Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay có 3 vùng sản xuất hoa kiểng nổi tiếng là
Sa Đéc (Đồng Tháp), Cái Mơn (Bến Tre), Bà Bộ (Cần Thơ), trong đó Sa Đéc được
xem là vựa kiểng lớn nhất (Lâm Viên, 2004). Tuy nhiên, thiệt hại năng suất do các

thành phần sâu bệnh còn quá lớn mà việc xác định những thành phần này ở nước ta

Trung tâm
liệu
ĐH
Cần cứu
Thơ
Tài
học
và động
nghiên
cứu
chưaHọc
được tìm
hiểu
và nghiên
sâu,@
điều
này liệu
gây trở
ngại tập
cho hoạt
canh tác
của người dân. Do đó, đề tài "Điều tra, giám định bệnh hại trên hồng và cúc tại
thị xã Sa Đéc và hiệu quả của một số vi sinh vật đối kháng với các tác nhân gây
bệnh" được tiến hành nhằm mục đích:
- Xác định các bệnh hại chính trên hoa hồng, hoa cúc tại thị xã Sa Đéc tỉnh
Đồng Tháp.
- Khảo sát hiệu quả của một số vi sinh vật đối kháng với các tác nhân gây bệnh
trên hoa hồng, hoa cúc trong điều kiện phòng thí nghiệm.



CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGHỀ HOA KIỂNG
Ngày nay, tiến trình đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ nhanh, kéo theo hệ quả
là diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, việc chuyển dịch cơ cấu cây
trồng, vật nuôi để mang lại hiệu quả cao hơn trên cùng một đơn vị diện tích cần phải
được tính toán kỹ. Ở nhiều nơi, việc đưa cây hoa vào trồng thay thế những cây
trồng truyền thống trước đó đã cho thấy hiệu quả rất khả quan, ngành sản xuất hoa
cây cảnh đã và đang ngày càng tạo được vị thế trong nông nghiệp. Nhiều hộ đã đạt
tổng thu nhập từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng trên 1 ha mỗi năm (Đặng Văn
Đông và Đinh Thế Lộc, 2003).
Ở Việt Nam, hoạt động sản xuất và tiêu thụ hoa kiểng cũng ngày càng phát
triển. Tính đến năm 2001, diện tích trồng hoa cả nước có khoảng trên 30.000 ha,
trong đó Đà Lạt chiếm diện tích chủ yếu, Hà Nội và Sài Gòn cùng có diện tích
khoảng 300 ha (Đặng Phương Trâm, 2005). Năm 2002 diện tích trồng hoa của Hà
Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Nội đã lên đến 1.423 ha, chủ yếu là hồng, cúc, đồng tiền và huệ (Phạm Văn Khôi,
11/11/06). Ở Thành phố Hồ Chí Minh, quận Bình Tân đã xây dựng chương trình, kế
hoạch, phấn đấu đến năm 2010 đưa diện tích hoa, cây kiểng của quận lên 70 ha, tập
trung ở các phường Bình Hưng Hòa, Bình Trị Đông A, An Lạc, Tân Tạo (Trần Thị
Thọ, 10/11/2006). Trong tương lai, diện tích hoa cả nước sẽ tiến tới mục tiêu
180.000 ha (Đặng Phương Trâm, 2005).
Ở đồng bằng sông Cửu Long, cùng với làng hoa kiểng Cái Mơn (Chợ Lách –
Bến Tre), làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp) đang được xem là vựa hoa kiểng lớn nhất
(Lâm Viên, 2004). Làng hoa Sa Đéc là một trong những trung tâm hoa kiểng của
Miền Nam, nằm trên địa phận gồm các xã Tân Qui Đông, Tân Qui Tây, Tân Khánh
Đông với tổng diện tích toàn thị xã là 148 ha (Chương trình hội thảo “Định hướng

phát triển nghề trồng hoa Sa Đéc 2010”, 2004). Chỉ riêng Tân Qui Đông – vùng
trọng điểm của làng hoa Sa Đéc – diện tích trồng hoa kiểng năm 2006 đã vượt con
số 100 ha (Nguồn tin : Báo Lao Động – 09/01/06).


1.2 NGUỒN GỐC, YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CỦA
HOA HỒNG VÀ HOA CÚC
1.2.1 Cây hoa hồng
1.2.1.1 Nguồn gốc và phân loại
Hoa hồng có tên khoa học là Rosa sp., thuộc lớp song tử diệp Dicotyledon, bộ
hồng Rosales, họ Rosaceae, hiện có hơn 300 loài được phân bố khắp bắc bán cầu
(Nguyễn Xuân Linh, 1998).
Trên thế giới, hoa hồng có thể được phân loại theo màu sắc hoặc theo hình
dáng. Một số nhà chuyên môn còn phân loại theo chiều cao (Nguyễn Xuân Linh và
ctv., 2000). Một vài chủng còn nguyên thủy như Rose chinensis Jacq. var.
semperflorens Koehne, hoa đơn, màu đỏ đậm; Rose chinensis Jacq. var. longifolia
Rehd, hoa màu hồng đậm; Rose chinensis Jacq. var. minima Rehd, cây nhỏ, hoa
nhỏ, đơn hay kép, màu hồng; Rose chinensis Jacq. var. viridiflora Dipp., hoa màu
xanh; Rose chinensis Jacq. var. manetti Dipp., hoa màu tím đậm (Trần Hợp, 2000).
Ở Đà Lạt hiện có khoảng 200 giống hoa hồng, chia thành các nhóm như nhóm có

Trung tâm
liệunhóm
ĐH Cần
Thơnhóm
@ Tài
tậpnhóm
và nghiên
cứu
màu Học

cánh sen,
hồng vàng,
hồngliệu
màuhọc
đỏ son,
hồng nhung
(Nguyễn Xuân Linh và ctv., 2000).
1.2.1.2 Yêu cầu ngoại cảnh
♦ Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho cây hoa hồng sinh trưởng và phát triển
tốt là 18–25 0C (Nguyễn Xuân Linh, 1998). Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến sản lượng
hoa, ở nhiệt độ 26–27 0C sản lượng cao hơn ở 29–32 0C là 49%, hoa thương phẩm
cao hơn là 20,8% (Đặng Văn Đông và ctv., 2002).
♦ Ẩm độ: Cây hoa hồng yêu cầu ẩm độ đất khoảng 60–70%, độ ẩm không
khí 80–85 % (Nguyễn Xuân Linh, 1998). Nếu khống chế độ ẩm thích hợp thì độ
dài cành tăng thêm trung bình là 8,2% (Đặng Văn Đông và ctv., 2002).
♦ Ánh sáng: Hồng là loại cây ưa sáng. Tuổi cây càng cao, yêu cầu về ánh
sáng càng nhiều hơn (Nguyễn Xuân Linh, 1998). Chu kỳ chiếu sáng và độ dài bước
sóng ánh sáng có quan hệ đến sự phát dục của hoa và vị trí của mầm hoa. Ở 15 0C
bất kể cành ngắn hay cành dài đều phát dục thành mầm hoa dưới ánh sáng trắng
(Đặng Văn Đông và ctv., 2002).


♦ Dinh dưỡng
Đạm là thành phần quan trọng quyết định đến sự sinh trưởng của cây.
Lượng đạm cần thiết cho cây là 15–25 mg N/100g đất khô, nếu thiếu đạm trong 9
ngày, quang hợp của cây hồng sẽ giảm 25% (Đặng Văn Đông và ctv., 2002). Với
mật độ 50.000–70.000 cây/ha, lượng N nguyên chất cần thiết là 300 kg. Ngoài đạm,
cây hoa hồng còn rất cần lân đặc biệt là vào thời kỳ làm nụ cho đến khi ra hoa. Lân
chủ yếu dùng để bón lót, lượng lân dùng cho 1 ha (50.000–70.000 cây) là 400 kg
(Nguyễn Xuân Linh, 1998). Đối với kali, cây hồng yêu cầu khoảng 20–30 mg

K2O/100 g đất khô (Đặng Văn Đông và ctv., 2002). Kali cần cho cây vào thời kỳ
kết nụ cho đến khi cây ra hoa, trung bình 1 ha hoa hồng cần 300 kg K2O (Nguyễn
Xuân Linh, 1998).
1.2.2 Cây hoa cúc
1.2.2.1 Nguồn gốc và phân loại
Cây cúc vàng (Chrysanthemum sp.) và cây cúc đồng tiền (Gerbera jamesonii)
đều thuộc lớp hai lá mầm Dicotyledon, bộ cúc Asterales, họ cúc Asteraceae

Trung tâm
HọcHữu
liệu
ĐH1979).
Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
(Trương
Tuyên,
Ở Việt Nam có khoảng 5 loài Chrysanthemum, thế giới có khoảng 200 loài
(Nguyễn Xuân Linh và ctv., 2000). Ở Việt Nam có 5 loài đang được trồng phổ biến
là Cúc đại đóa Chrysanthemum maximum Ramond, Cúc tầng ô Chrysanthemum
coronarium L., Cúc trắng Chrysanthemum morifolium Ramat, Kim cúc
Chrysanthemum idicum L., Cúc Chrysanthemum cinerariifolium (Trevis) Vis. (Võ
Văn Chi, 2003). Trương Hữu Tuyên (1979) cho biết cúc Đồng tiền có 2 giống là
đồng tiền đơn và đồng tiền kép. Trần Hợp (1993) thì ghi nhận hoa đồng tiền có 2
giống là Gerbera jamesonii Hook. var. transvealensis Hort, cây có cụm hoa lớn,
cánh kép, màu sắc đỏ tươi hơn; Gerbera viridifolia Schtz lai với Gerbera jamesonii
Hook, hoa có cánh môi màu vàng.
1.2.2.2 Yêu cầu ngoại cảnh
♦ Nhiệt độ: Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự sinh
trưởng, phát triển, nở hoa và chất lượng hoa của cúc. Đa số các giống cúc đều ưa



khí hậu mát mẻ, nhiệt độ dao động từ 15–20 0C; tuy nhiên, một số giống có thể chịu
được nhiệt độ cao hơn từ 30–35 0C (Đặng Văn Đông và Đinh Thế Lộc, 2003).
♦ Ẩm độ: Độ ẩm đất từ 60–70%, độ ẩm không khí từ 55–65% rất thuận lợi
cho sự sinh trưởng của cúc (Nguyễn Xuân Linh và ctv., 2000). Nếu độ ẩm trên 80%
cây sinh trưởng nhanh nhưng lá dễ mắc một số bệnh do nấm (Trương Hữu Tuyên,
1979; Nguyễn Xuân Linh và ctv., 2000).
♦ Ánh sáng: Cúc là loại cây ngày ngắn ưa sáng, ánh sáng có ảnh hưởng đến
sự phân hóa mầm hoa và nở hoa. Sự phân hóa mầm hoa tốt nhất là ở nhiệt độ 18 0C,
thời gian chiếu sáng là 10 giờ/ngày. Chất lượng hoa tốt nhất ở điều kiện 11 giờ ánh
sáng/ngày (Đặng Văn Đông và Đinh Thế Lộc, 2003).
♦ Dinh dưỡng
Đạm là nguyên tố rất cần thiết cho quá trình sinh trưởng sinh dưỡng của cúc
(Đặng Văn Đông và Đinh Thế Lộc, 2003). Lượng N nguyên chất sử dụng cho 1 ha
đất trồng cúc là 140–160 kg (mật độ 400.000 cây/ha). Bên cạnh đạm, lân cũng là
nguyên tố đóng vai trò rất quan trọng. Thiếu lân bộ rễ kém phát triển, ra hoa muộn.

Trung tâm
Học
liệulânĐH
@ Tài
liệu
tậpXuân
và nghiên
cứu
cúc cần
nhiều
vào Cần
thời kỳThơ
hình thành
nụ và

hoa học
(Nguyễn
Linh và ctv.,
2000). Trung bình 1 ha cúc cần từ 120–140 kg P2O5 (Nguyễn Xuân Linh, 1998;
Phạm Văn Duệ, 2005). Cùng với lân, kali giúp quá trình quang hợp của cây có hiệu
quả. Thiếu kali hoa mau tàn, màu hoa nhạt. Cúc cần nhiều kali vào thời kỳ kết nụ và
ra hoa. Lượng kali nguyên chất cây cúc cần là 100–120 kg/ha. (Nguyễn Xuân Linh
và ctv., 2000).
1.3 MỘT SỐ BỆNH HẠI ĐƯỢC GHI NHẬN
TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC
1.3.1 Cây hoa hồng (Rosa sp.)
1.3.1.1 Trên thế giới
Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh hại cây hoa hồng, một
số bệnh đã được công bố như bệnh đốm đen do nấm Diplocarpon rosae (Agrios,
1997; Pfleger và Gould, 1998; Pearce, 2005; Douglas, 2006), bệnh phấn trắng do
nấm Sphaerotheca pannosa (Agrios, 1997; Pfleger và Gould, 1998; Pearce, 2005;
Douglas, 2006), bệnh rỉ do nấm Phragmidium sp. (Agrios, 1997; Pfleger và Gould,


1998; Douglas, 2006), bệnh mốc tro do nấm Botrytis cinerea (Pfleger và Gould,
1998; Pearce, 2005; Douglas, 2006), bệnh sương mai do nấm Peronospora sparsa
(Pearce, 2005; Douglas, 2006), bệnh Brown Canker do nấm Cryptosporella sp.
(Pfleger và Gould, 1998), bệnh Canker do nấm Coniothyrium wernsdorffiae
(Pearce, 2005; Douglas, 2006), bệnh Crown gall do vi khuẩn Agrobacterium
tumefaciens (Agrios, 1997; Pearce, 2005; Douglas, 2006) và bệnh do virus (Rose
Mosaic Virus) (Agrios, 1997; Pfleger và Gould, 1998; Pearce, 2005; Douglas,
2006).
1.3.1.2 Trong nước
Một vài bệnh hại trên hoa hồng được ghi nhận tại Việt Nam như bệnh đốm lá
do Mycosphaerella rosicola (Nguyễn Xuân Linh, 1998; Đặng Văn Đông và ctv.,

2002); bệnh đốm đen do Marssonina sp. (Dương Công Kiên,1999), bệnh đốm đen
do Actinonema rosae (Trần Văn Mão và Nguyễn Thế Nhã, 2001), bệnh đốm đen do
Diplocarpon rose (Đặng Văn Đông và ctv., 2002); bệnh phấn trắng do
Sphaerotheca pannosa (Nguyễn Xuân Linh, 1998; Đặng Văn Đông và ctv., 2002),

Trung tâm
liệu do
ĐH
Cầnsp.Thơ
học tập
cứu
bệnhHọc
phấn trắng
Oidium
(Trần@
VănTài
Mãoliệu
và Nguyễn
Thế và
Nhã,nghiên
2001); bệnh
sương mai do Peronospora sp. (Dương Công Kiên, 1999; Đặng Văn Đông và ctv.,
2002); bệnh rỉ sắt do Phragmidium sp. (Nguyễn Xuân Linh, 1998; Dương Công
Kiên, 1999; Trần Văn Mão và Nguyễn Thế Nhã, 2001; Đặng Văn Đông và ctv.,
2002); bệnh đốm lá do Cercospora sp. (Nguyễn Xuân Linh, 1998; Dương Công
Kiên, 1999; Trần Văn Mão và Nguyễn Thế Nhã, 2001; Đặng Văn Đông và ctv.,
2002); bệnh đốm lá do Alternaria sp. (Nguyễn Xuân Linh, 1998; Dương Công
Kiên, 1999); bệnh mốc tro do Botrytis cinerea (Dương Công Kiên, 1999; Trần Văn
Mão và Nguyễn Thế Nhã, 2001; Đặng Văn Đông và ctv., 2002); bệnh thán thư do
Colletotrichum sp. (Nguyễn Xuân Linh, 1998; Dương Công Kiên, 1999); bệnh thán

thư do Glomerella cingulata (Đặng Văn Đông và ctv., 2002), bệnh thán thư do
Sphaceloma rosarum (Dương Công Kiên, 1999); bệnh khô lá do Phyllosticta sp.
(Trần Văn Mão và Nguyễn Thế Nhã, 2001; Đặng Văn Đông và ctv., 2002); bệnh
cháy xám do Pestalotia sp. (Nguyễn Xuân Linh, 1998); bệnh héo verticillium do
Verticillium alboatrum (Dương Công Kiên, 1999); bệnh khô cành do Coniothyrium


sp. (Trần Văn Mão và Nguyễn Thế Nhã, 2001); bệnh do vi khuẩn Agrobacterium
tumerfaciens (Dương Công Kiên, 1999; Đặng Văn Đông và ctv., 2002); bệnh do
virus Mosaic (Dương Công Kiên, 1999; Đặng Văn Đông và ctv., 2002); bệnh do
tuyến trùng Xiphinema, Meloidgyne, Pratylenchus, Macroposthonia,…(Dương
Công Kiên, 1999).
1.3.1.3 Một số bệnh trên hồng đã được báo cáo và biện pháp phòng trừ
Bệnh đốm đen
Thời kỳ đầu trên lá xuất hiện đốm tròn màu đen hoặc xám, quanh đốm có lớp
lông nhung đỏ, đường kính 1,5–1,8 cm, xung quanh có viền màu vàng. Bệnh bắt
đầu xuất hiện trên những lá già sau đó lan dần lên các lá non, đọt và nụ hoa (Đặng
Văn Đông và ctv., 2002). Tuy nhiên, Dương Công kiên (1999) lại ghi nhận rằng lúc
đầu bệnh là những chấm nâu, về sau chuyển thành màu đen làm lá rụng sớm, các
chồi non cũng bị lây bệnh. Bệnh phát triển mạnh ở nhiệt độ 22–26 0C, ẩm độ >
85%. Đặng Văn Đông và ctv. (2002) còn cho biết dưới 10 0C và trên 35 0C nấm
ngừng sinh trưởng, từ 10 0C đến 35 0C và độ ẩm càng cao bệnh càng dễ phát sinh và

Trung tâm
ĐHnhiều
Cầnlần.Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
bệnhHọc
có thể liệu
xâm nhập
Bệnh do nấm Diplocarpon thuộc lớp nấm nang, dạng vô tính là Marssonina

thuộc lớp nấm bất toàn (Agrios, 1997; Dương Công Kiên, 1999; Đặng Văn Đông và
ctv., 2002). Tuy nhiên, Nguyễn Xuân Linh (1998) lại cho rằng bệnh đốm đen là do
nấm Mycosphaerella rosicola gây ra. Trần Văn Mão và Nguyễn Thế Nhã (2001) lại
khẳng định bệnh đốm đen trên cây hoa hồng là do nấm Actinonema rosae Fr. thuộc
lớp bào tử xoang lớp bào tử đĩa đen gây ra. Giai đoạn hữu tính là nấm Diplocarpon
rosae Wolf.
Hạn chế bệnh bằng cách thường xuyên nhặt, đốt cành lá bị bệnh và làm vệ
sinh cho cây (Agrios, 1997; Đinh Thế Lộc và Đặng Văn Đông, 2003). Tránh việc
đọng nước trên lá vì sẽ dễ làm phát sinh bệnh, nên tưới vào buổi sáng (Dương công
Kiên, 1999). Khi bệnh xảy ra có thể dùng một số loại thuốc hóa học như Anvil 5SC
(10–15 ml/bình 8lít) , Daconil 500SC (25 ml/bình 8lít),…. (Đặng Văn Đông và ctv.,
2002).


Bệnh thán thư
Vết bệnh thường có dạng tròn nhỏ, thường hình thành từ chóp lá, mép lá
hoặc giữa phiến lá. Tâm vết bệnh có màu xám nhạt, hơi lõm, xung quanh có viền
nâu đỏ hoặc nâu đen. Trên mô bệnh giai đoạn vết sau hình thành các hạt đen nhỏ li
ti, đó chính là đĩa cành của nấm gây bệnh. Khi gặp điều kiện ẩm ướt vết bệnh lan
rộng từ 1/3 – 1/2 lá chét. Bệnh thường hại trên các lá già (Nguyễn Xuân Linh, 1998;
Đặng Văn Đông và Đinh Thị Dinh, 2003). Tuy nhiên, Dương Công Kiên (1998) lại
ghi nhận rằng, vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ có màu nâu về sau lan rộng có
màu nâu nhạt, nhiều vết bệnh tập hợp lại thành mãng phủ đầy trên mặt lá, khô rách
và rụng sớm.
Nguyên nhân gây bệnh là do nấm Colletotrichum sp. (Nguyễn Xuân Linh,
1998; Dương Công Kiên, 1999) thuộc lớp nấm bất toàn Deuteromycetes, bộ
Melanconiales, họ Melaconiaceae. Bào tử nẩy mầm thuận lợi nhất ở 25–30 0C, chết
ở nhiệt độ 51 0C trong 10 phút (Đặng Văn Đông và Đinh Thị Dinh, 2003). Ngoài ra,
Dương Công Kiên (1999) còn ghi nhận thêm một tác nhân khác cũng có thể là tác


Trung tâm
liệu
ĐH
Cần
Tài liệu
học tập
cứu
nhânHọc
gây nên
bệnh
thán
thư làThơ
nấm @
Sphaceloma
rosarum.
Ngoàivà
cácnghiên
triệu chứng
tương tự như trên, bệnh còn gây hại cả thân, cành, tạo ra các vết nứt dọc, màu hồng
sau đó chuyển sang màu nâu.
Nấm có thể tồn tại trên tàn dư trong đất khoảng 5 tháng (Đặng Văn Đông và
Đinh Thị Dinh, 2003), nên cần thực hiện tốt khâu vệ sinh thu dọn tàn dư thực vật
nhằm hạn chế bệnh lây lan. Để trị bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc hóa học
như Topsin M 70 ND (5–10
Carbendazim 50 WP (6–10

cc

cc


/bình 8lít), Thibendazol (4–10

cc

/bình 8lít),

/bình 10lít),…(Đặng Văn Đông và Đinh Thị Dinh,

2003).
Bệnh chấm xám
Vết bệnh có hình tròn hoặc bất định màu xám nâu. Trên vết bệnh thường có
các chấm nhỏ li ti màu xám đen sắp xếp theo đường vân đồng tâm. Bệnh thường lan
từ mép lá vào trong phiến lá. Thời tiết ẩm vết bệnh dễ thối nát và rụng (Nguyễn
Xuân Linh, 1998). Ngoài ra, Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng (2005) cũng ghi


nhận vết bệnh có hình tròn hoặc bất dạng, màu nâu đỏ hoặc nâu đen, kích thước từ
2–8 mm.
Bệnh do nấm Pestalotia sp. (Nguyễn Xuân Linh, 1998; Trần Bá Sơn và
Nhan Thị Mỹ Hằng, 2005), thuộc lớp nấm bất toàn. Đính bào đài màu nâu, về sau
có màu nâu đen (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998). Bào tử có 5 tế bào, 3 tế bào
giữa có màu nâu sậm, 2 tế bào ở đầu trong suốt, kích thước 22,24–27,80 x 2,78–
3,47 µm, có 2–3 phụ bộ ở đỉnh có kích thước từ 4,17–13,90 µm (Trần Bá Sơn và
Nhan Thị Mỹ Hằng, 2005).
Bệnh cháy xám
Bệnh thường xuất hiện ở mép lá già hoặc giữa lá. Lúc đầu bệnh là những
chấm tròn màu nâu xám hoặc nâu đỏ, có viền màu nâu, vết bệnh hơi lõm xuống có
nhiều quầng đen trên bề mặt vết bệnh, kích thước vết bệnh trung bình từ 3–6 mm.
Các vết bệnh liên kết lại làm mép lá bị cháy xám hoặc nâu sậm, trên mô bệnh có
những chấm nhỏ li ti màu đen tạo thành những sọc đen trên bề mặt vết bệnh (Trần

Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng, 2005) .

Trung tâm Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Bệnh do nấm Plendonomus sp. gây ra (Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng,
2005).
1.3.2 Cây hoa cúc (Chrysanthemum sp.)
1.3.2.1 Trên thế giới
Huelsman (2000) ghi nhận trên cây hoa cúc (Chrysanthemum sp.) có các
bệnh như: mốc tro (Botrytis cinerea.)., phấn trắng (Oidium spp.), thối rễ
(Rhizoctonia solani – gây thối cả thân và rễ, Pythium ultimum – gây thối đỉnh sinh
trưởng chóp rễ, Hielaviopsis basicola – gây thối đen rễ), rỉ (Puccinia sp.), đốm lá
do Septoria (Septoria obesa).
McCain (2002) cho biết trên cúc có các bệnh như đốm lá (Alternaria sp.,
Bipolaris setaria, Cercospora chrysanthemi, Macrophomina phaseolina, … ), héo
Fusarium (Fusarium oxysporum), mốc tro (Botrytis cinerea sp.), phấn trắng
(Erysiphe cichoracearum), thối rễ (Pythium spp.), ray blight (Didymella ligulicola),
thối thân (Rhizoctonia solani Kuhn), rỉ (Puccinia tanaceti), Southern blight
(Sclerotium rolfsii), thối thân (Fusarium solani), …


1.3.2.2 Trong nước
Một vài bệnh hại hoa cúc được ghi nhận tại Việt Nam: đốm lá (Cercospora
sp.) (Nguyễn Xuân Linh, 1998; Trần Văn Mão và Nguyễn Thế Nhã, 2001; Đặng
Văn Đông và Đinh Thế Lộc, 2003); đốm nâu (Curvularia sp.) (Nguyễn Xuân Linh,
1998; Đặng Văn Đông và Đinh Thị Dinh, 2003); phấn trắng (Oidium sp.) (Nguyễn
Xuân Linh, 1998; Trần Văn Mão và Nguyễn Thế Nhã, 2001; Đặng Văn Đông và
Đinh Thị Dinh, 2003); rỉ (Puccinia sp.) (Nguyễn Xuân Linh, 1998; Đặng Văn Đông
và Đinh Thị Dinh, 2003); đốm vòng (Alternaria sp.) (Nguyễn Xuân Linh, 1998;
Đặng Văn Đông và Đinh Thị Dinh, 2003); lỡ cổ rễ (Rhizoctonia sp.) (Nguyễn Xuân

Linh, 1998; Trần Văn Mão và Nguyễn Thế Nhã, 2001; Đặng Văn Đông và Đinh Thị
Dinh, 2003); thán thư (Colletotrichum sp.) (Trần Văn Mão và Nguyễn Thế Nhã,
2001); đốm đen (Septoria sp.) (Trần Văn Mão và Nguyễn Thế Nhã, 2001); thối gốc,
khô héo (Fusarium sp.) (Trần Văn Mão và Nguyễn Thế Nhã, 2001; Đặng Văn Đông
và Đinh Thế Lộc, 2003); đốm lá (Phyllosticta sp.) (Trần Văn Mão và Nguyễn Thế
Nhã, 2001); héo vi khuẩn (Pseudomonas solanacearum) (Nguyễn Xuân Linh, 1998;

Trung tâm
liệuvàĐH
CầnThế
Thơ
TàiĐặng
liệuVăn
họcĐông
tậpvàvà
nghiên
cứu
TrầnHọc
Văn Mão
Nguyễn
Nhã,@
2001;
Đinh
Thị Dinh,
2003), bệnh do virus (CMV, AMV, CRLSV…) (Đặng Văn Đông và Đinh Thị Dinh,
2003), bệnh do tuyến trùng (Trần Văn Mão và Nguyễn Thế Nhã, 2001), ….
1.3.2.3 Một số bệnh hại cúc đã được báo cáo và biện pháp phòng trừ
Bệnh đốm đen
Lúc đầu trên bề mặt lá xuất hiện những chấm nâu đen, sau chuyển thành màu
đen, vết bệnh lan khắp phiến lá và được giới hạn bởi hai đường gân lá (Đặng Văn

Đông và Đinh Thị Dinh, 2003). Vết bệnh thường có màu nâu xám hoặc nâu đen,
hình tròn hay hình bán nguyệt đôi khi hình bất định, bệnh làm lá dễ rụng (Nguyễn
Xuân Linh, 1998; Đặng Văn Đông và Đinh Thị Dinh, 2003).
Bệnh do nấm Curvularia sp. (Nguyễn Xuân Linh, 1998; Đặng Văn Đông và
Đinh Thị Dinh, 2003), thuộc lớp nấm bất toàn, nhiệt độ thích hợp cho nấm phát
triển từ 22–26 0C, ẩm độ > 85% (Đặng Văn Đông và Đinh Thị Dinh, 2003).
Cũng với các triệu chứng tương tự, nhưng Trần Văn Mão và Nguyễn Thế Nhã
(2001) thì ghi nhận là do nấm Septoria Chrysanthemella Sacc., túi đài hình cầu,


×