Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Nghiên cứu cơ sở thực tiễn đề xuất các nội dung cơ bản Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng thị xã Đông Triều giai đoạn 2015 – 2020 và định hướng đến 2030 (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN VĂN TUẤN

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ THỰC TIỄN ĐỀ XUẤT
CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN QUY HOẠCH,
KẾ HOẠCH BẢO VỆ PHÁT TRIỂN RỪNG
THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, GIAI ĐOẠN 2015-2020
VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030
Chuyên ngành: LÂM HỌC
Mã số ngành: 60.62.60.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thanh Tiến

THÁI NGUYÊN - 2017


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong một
công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2017
Tác giả

Trần Văn Tuấn


ii


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại Khoa Sau đại học - Trường Đại học Nông
lâm Thái Nguyên theo chương trình đào tạo Cao học Lâm học khoá 23, giai đoạn
2015 - 2017.
Trong quá trình hoàn thành đề tài, tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ
của Khoa Đào tạo sau đại học cũng như của các thầy, cô giáo Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, Phòng Kinh tế, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Quản
lý Đô thị, Chi cục Thống kê, Hạt Kiểm lâm Đông Triều, Công ty TNHH MTV Lâm
nghiệp Đông Triều và các hộ dân địa phương. Nhân dịp này tác giả xin chân thành
cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó.
Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới TS Nguyễn Thanh
Tiến - người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian
học tập cũng như hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người
thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên trong suốt thời gian học tập và hoàn
thành luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những thiếu
sót, rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các nhà khoa học
và các đồng nghiệp để công trình nghiên cứu này được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2017
Tác giả

Trần Văn Tuấn


iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ............................................................................ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................. 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................ 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................4
1.1. Vấn đề nghiên cứu trên thế giới ........................................................................... 4
1.1.1. Quy hoạch vùng ................................................................................................ 4
1.1.2. Quy hoạch cảnh quan ........................................................................................ 7
1.1.3. Quy hoạch lâm nghiệp ...................................................................................... 8
1.2. Vấn đề nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................................ 9
1.2.1. Quy hoạch cảnh quan sinh thái ......................................................................... 9
1.2.2. Quy hoạch vùng chuyên canh ......................................................................... 11
1.2.3. Quy hoạch lâm nghiệp .................................................................................... 12
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................19
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 19
2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 19
2.2.1. Cơ sở quy hoạch phát triển lâm nghiệp thị xã Đông Triều ............................. 19
2.2.2. Đề xuất các nội dung cơ bản QHLN thị xã Đông Triều ................................. 20
2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 20
2.3.1. Điều tra điều kiện cơ bản và thu thập các tài liệu, văn bản có liên quan
phục vụ cho nghiên cứu về tác động kinh tế, xã hội và môi trường ......................... 20
2.3.2. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu .............................................................. 21


iv

2.3.3. Tổng hợp xây dựng phương án quy hoạch lâm nghiệp................................... 25
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................26
3.1. Cơ sở quy hoạch phát triển lâm nghiệp thị xã Đông Triều ................................ 26
3.1.1. Cơ sở pháp lý .................................................................................................. 26
3.1.2. Điều kiện cơ bản khu vực nghiên cứu............................................................. 28
3.2. Quy hoạch phát triển lâm nghiệp thị xã Đông Triều, giai đoạn 2015-2020 ...... 58
3.2.1. Quan điểm và định hướng phát triển lâm nghiệp thị xã Đông Triều....................... 58
3.2.2. Quy hoạch sử dụng đất thị xã Đông Triều đến năm 2020 .............................. 61
3.2.3. Quy hoạch 3 loại rừng thị xã Đông Triều ....................................................... 62
3.2.4. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng .............................................................. 70
3.2.5. Các giải pháp thực hiện .................................................................................. 83
3.2.6. Dự toán vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư ........................................................... 86
3.2.7. Hiệu quả quy hoạch ......................................................................................... 90
KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ .............................................................................91
1. Kết luận.. ............................................................................................................... 91
2. Những tồn tại mà đề tài chưa giải quyết được trong quy hoạch ........................... 92
3. Kiến nghị ............................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................94


v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1.

BVMT

: Bảo vệ môi trường

2.


BQL

: Ban quản lý

3.

CBLS

: Chế biến lâm sản

4.

DNNN

: Doanh nghiệp nhà nước

5.

DLST

: Du lịch sinh thái

6.

ĐD

: Đặc dụng

7.


GCNQSD

: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

8.

GDP

: Tốc độ tăng trưởng kinh tế

9.

HĐND

: Hội đồng nhân dân

10.

HGĐ

: Hộ gia đình

11.

KWF

: Dự án Việt-Đức

12.


LN

: Lâm nghiệp

13.

NN&PTNT

: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

14.

PH

: Phòng hộ

15.

PTNT

: Phát triển nông thôn

16.

QHSDĐLN

: Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp

17.


QH

: Quy hoạch

18.

RĐD

: Rừng đặc dụng

19.

RSX

: Rừng sản xuất

20.

RPH

: Rừng phòng hộ

21.

RT

: Rừng trồng

22.


SDĐLN

: Sử dụng đất lâm nghiệp

23.

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

24.

SX

: Sản xuất

25.

UBND

: Ủy Ban Nhân dân

26.

TNHH MTV

: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

27.


TDTT

: Thể dục thể thao

28.

TL

: Trữ lượng

29.

WB

: Ngân hàng thế giới


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Tốc độ tăng trưởng các ngành so với mục tiêu.........................................31
Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất thị xã Đông Triều năm 2015 ...............................35
Bảng 3.3. Hiện trạng diện tích 3 loại rừng thị xã Đông Triều ..................................36
Bảng 3.4. Cập nhật kết quả rà soát 3 loại rừng thị xã Đông Triều............................38
Bảng 3.5. Tổng hợp trữ lượng các loại rừng .............................................................45
Bảng 3.6. Năng suất rừng trồng trên địa bàn thị xã Đông Triều ...............................46
Bảng 3.7. Kết quả hoạt động lâm nghiệp giai đoạn 2010 - 2015 ..............................47
Bảng 3.8. Kết quả công tác kiểm tra, xử lý vi phạm luật bảo vệ ..............................47
Bảng 3.9. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp phân theo chủ quản lý .......................48

Bảng 3.10. Tổng hợp kết quả khai thác rừng trồng ..................................................49
Bảng 3.11. So sánh trước và sau quy hoạch sử dụng đất ..........................................61
Bảng 3.12. Diện tích đất lâm nghiệp đầu và cuối kỳ quy hoạch...............................63
Bảng 3.13. Quy hoạch 3 loại rừng theo đơn vị hành chính ......................................67
Bảng 3.14. Quy hoạch 3 loại rừng theo chủ quản lý .................................................69
Bảng 3.15. Tổng hợp khối lượng bảo vệ rừng theo giai đoạn ..................................72
Bảng 3.16. Tổng hợp khối lượng bảo vệ rừng theo đơn vị hành chính ....................73
Bảng 3.17. Tổng hợp khối lượng KNTS tự nhiên rừng theo giai đoạn ....................75
Bảng 3.18. Tổng hợp khối lượng KNTS tự nhiên rừng theo đơn vị hành chính ......75
Bảng 3.19. Tổng hợp khối lượng trồng rừng mới theo giai đoạn .............................76
Bảng 3.20. Tổng hợp khối lượng trồng rừng mới theo đơn vị hành chính ...............77
Bảng 3.21. Tổng hợp khối lượng trồng cây phân tán theo giai đoạn ........................79
Bảng 3.22. Tổng hợp khối lượng khai thác theo đơn vị hành chính .........................80
Bảng 3.23. Tổng hợp sản lượng gỗ tiêu thụ thị xã Đông Triều theo giai đoạn ........81
Bảng 3.24. Tổng hợp Vốn đầu tư các hạng mục theo giai đoạn ...............................87
Bảng 3.25. Tổng hợp Vốn đầu tư các hạng mục theo nguồn vốn .............................88


vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng các ngành so với mục tiêu .............................32
Hình 3.2. Hiện trạng sử dụng đất thị xã Đông Triều năm 2015 ................................36
Hình 3.3. Sơ đồ Venn - Mối quan hệ giữa Lâm nghiệp với các ngành khác ............37
Hình 3.4. Kết quả rà soát 3 loại rừng thị xã Đông Triều ..........................................39
Hình 3.5. Tổng hợp trữ lượng các loại rừng .............................................................46
Hình 3.6. Hiện trạng rừng phân theo chủ quản lý .....................................................48
Hình 3.7. Diện tích đất lâm nghiệp đầu và cuối kỳ quy hoạch .................................63
Hình 3.8. Bản đồ hiện trạng rừng và Đất lâm nghiệp năm 2015 thị xã Đông Triều ......64
Hình 3.9. Bản đồ điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng thị xã Đông Triều ....................65
Hình 3.10. Bản đồ quy hoạch bảo vệ và Phát triển rừng thị xã Đông Triều, giai

đoạn 2015-2020 .......................................................................................66
Hình 3.11. Quy hoạch 3 loại rừng theo đơn vị hành chính giai đoạn 1 ....................68
Hình 3.12. Quy hoạch 3 loại rừng theo đơn vị hành chính giai đoạn 2 ....................68
Hình 3.13. Quy hoạch 3 loại rừng theo chủ quản lý giai đoạn 1 ..............................70
Hình 3.14. Quy hoạch 3 loại rừng theo chủ quản lý giai đoạn 2 ..............................70
Hình 3.15. Tổng hợp khối lượng bảo vệ rừng theo giai đoạn ...................................72
Hình 3.16. Tổng hợp Vốn đầu tư các hạng mục theo nguồn vốn giai đoạn 1 ..........89
Hình 3.17. Tổng hợp Vốn đầu tư các hạng mục theo nguồn vốn giai đoạn 2 ..........89


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rừng là tài nguyên vô cùng quý giá, không những cung cấp gỗ và các loại
lâm sản khác, mà nó còn có giá trị bảo vệ và cải tạo môi trường sinh thái, tạo cảnh
quan du lịch, cung cấp oxy, và hấp thụ CO2, tham gia vào việc giữ cán cân oxy làm
giảm lượng CO2 trong thành phần của khí quyển, góp phần làm giảm hiệu ứng nhà
kính cho trái đất. Hiện nay vai trò của rừng nói riêng hay ngành Lâm nghiệp nói
chung không những được đánh giá ở khía cạnh kinh tế thông qua những sản phẩm
trước mắt thu được từ rừng mà còn tính đến những lợi ích to lớn về xã hội, môi
trường mà rừng và nghề rừng mang lại. Sự tác động đến rừng và đất rừng không chỉ
ảnh hưởng trực tiếp đến nghề rừng và sự phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực có
rừng mà còn tác động nhiều mặt đến các khu vực phụ cận cũng như nhiều ngành
sản xuất khác. Do vậy, để sử dụng tài nguyên rừng một cách bền vững và lâu dài,
việc xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch hợp lý là yêu cầu cấp thiết đối với
các nhà quản lý.
Đông Triều là thị xã trung du của tỉnh, mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi lưu
giữ nhiều di tích lịch sử văn hóa trên mặt cũng như trong lòng đất, với diện tích tự
nhiên là 39.658,35ha, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 19.717,94ha, là
địa phương có kinh tế đồi rừng phát triển nhất trong toàn tỉnh, đã đóng góp to lớn

vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và đưa độ che phủ rừng thị xã tăng dần từ
48,3% năm 2000 lên 53,5% năm 2015 .
Năm 2007, thực hiện việc rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng theo Chỉ thị
38/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính Phủ, nhằm cân đối lại cơ cấu 3 loại rừng
trong đất lâm nghiệp để phát huy tối đa về hiệu quả sử dụng tài nguyên rừng và đất
lâm nghiệp. Kết quả rà soát đã làm thay đổi quy mô, vị trí, diện tích 3 loại rừng, dẫn
đến việc thay đổi kế hoạch hàng năm trong công tác quản lý Nhà nước về rừng và
đất lâm nghiệp. Những thay đổi trên đòi hỏi phải xây dựng quy hoạch, lập kế hoạch
và triển khai phương án quy hoạch lâm nghiệp hợp lý, có cơ sở khoa học phù hợp
với thực tế, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống của người dân trong vùng,
thực hiện xoá đói giảm nghèo và đưa kinh tế xã hội miền núi phát triển hoà nhập
với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn là hết sức cần thiết.


2
Tuy nhiên, trong quá trình bảo vệ và phát triển rừng cũng như trong quản lý
sử dụng rừng còn nhiều tồn tại và bất cập nảy sinh: Rừng và đất lâm nghiệp đã được
giao, khoán ổn định lâu dài theo quy định của Nhà nước nhưng sử dụng còn kém
hiệu quả; năng suất, chất lượng rừng không cao; tình trạng khai thác trắng rừng
trồng trong quy hoạch rừng phòng hộ vẫn sảy ra; quy hoạch 3 loại rừng đã thực hiện
song chưa sát với thực tế của địa phương; việc sử dụng rừng chưa đúng mục đích,
không theo quy hoạch. Những tồn tại và bất cập này làm cho công tác quản lý bảo
vệ và phát triển rừng gặp nhiều khó khăn, giá trị đích thực của rừng chưa được khai
thác và sử dụng hiệu quả.
Xuất phát từ những vấn đề trên, để có những cơ sở khoa học góp phần quy
hoạch phát triển lâm nghiệp thị xã theo hướng bền vững, trên cơ sở tiềm năng đất
đai, quy hoạch phát triển lâm nghiệp phải coi trọng cả 4 khâu: trồng, bảo vệ, làm
giàu rừng và sử dụng có hiệu quả tài nguyên rừng. Quy hoạch Phát triển lâm nghiệp
phải đặt trong mối quan hệ tổng thể, hài hòa và ăn khớp với quá trình chuyển đổi,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế; không gây cản trở mà phải hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau

cùng phát triển. Đó là lý do tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu cơ sở thực
tiễn đề xuất các nội dung cơ bản Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng thị
xã Đông Triều giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến 2030”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá hiện trạng rừng và đất rừng trên địa bàn thị xã Đông Triều;
- Phân tích điều kiện cơ bản ảnh hưởng đến phát triển lâm nghiệp thị xã;
- Xác định những cơ sở quy hoạch lâm nghiệp thị xã Đông Triều;
- Xác định được định hướng, nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp;
- Đề xuất một số phương án quy hoạch phát triển lâm nghiệp ổn định cho thị
xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2030;
- Đề xuất giải pháp về chính sách, tổ chức, quản lý sử dụng tài nguyên rừng.
- Xây dựng hệ thống bản đồ cho thị xã Đông Triều.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Tạo cơ sở khoa học và thực tiễn, đề xuất phương án quy
hoạch phát triển lâm nghiệp trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.


3
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài góp phần quan trọng trong việc khắc phục những
hạn chế trong quy hoạch phát triển lâm nghiệp trên địa bàn thị xã Đông Triều đồng
thời là cơ sở xây dựng phương án quy hoạch phát triển lâm nghiệp trong các giai
đoạn tiếp theo.


4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Vấn đề nghiên cứu trên thế giới
Việc quản lý sử dụng tài nguyên thiên nhiên theo hướng bền vững nói chung
và tài nguyên rừng nói riêng đã và đang được các nhà khoa học trong nước và trên

thế giới quan tâm.
Tuỳ theo cách nhìn nhận về quy hoạch lâm nghiệp sao cho hợp lý đã được
nhiều tác giả đề cập tới ở những mức độ rộng hẹp khác nhau. Việc đưa ra một khái
niệm thống nhất là một điều rất khó thực hiện, song phân tích qua các khái niệm
cho thấy có những điểm giống nhau, đó là dựa trên quan điểm về sự phát triển bền
vững thì các hoạt động có liên quan đến tài nguyên rừng phải được xem xét một
cách toàn diện và đồng thời đảm bảo sử dụng nó theo hướng lâu dài và bền vững.
Những nội dung chủ yếu thường được chú ý là các yếu tố về mặt kinh tế, bảo
vệ môi trường, bảo vệ tính đa dạng sinh học, các đặc điểm xã hội và nhân văn. Quá
trình phát triển của việc quản lý sử dụng tài nguyên rừng trên thế giới luôn gắn liền
với lịch sử phát triển của xã hội loài người. Quy hoạch lâm nghiệp luôn phụ thuộc
vào Quy hoạch vùng và Quy hoạch cảnh quan trong quá trình xây dựng phương án
quy hoạch.
1.1.1. Quy hoạch vùng
Quy hoạch vùng tuân theo học thuyết Mác - Lê Nin về phân bố và phát triển
lực lượng sản xuất theo lãnh thổ và sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật
biện chứng.
(1) Các Mác và Ăng Ghen đã chỉ ra “Mức độ phát triển lực lượng sản xuất
của một dân tộc thể hiện rõ nét hơn hết ở sự phân công lao động của dân tộc đó
được phát triển đến mức độ nào”
(2) Lê Nin đã chỉ ra “Sự nghiên cứu tổng hợp tất cả các đặc điểm tự nhiên
kinh tế xã hội của mỗi vùng là nguyên tắc quan trọng để phân bố sản xuất”. Vì vậy,
nghiên cứu các đặc điểm đặc trưng cho sự phân bố lực lượng sản xuất cho một vùng
trong quá khứ và hiện tại để xác định khả năng tiềm tàng và tương lai phát triển của
vùng đó.


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full















×