Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh trưởng và phát triển của giống ngô lai HT119 vụ Thu Đông năm 2016 tại huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 119 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN VĂN TOÀN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ
PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA GIỐNG NGÔ LAI HT119 VỤ THU ĐÔNG
NĂM 2016 TẠI HUYỆN ĐAN PHƯỢNG,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN VĂN TOÀN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ
PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA GIỐNG NGÔ LAI HT119 VỤ THU ĐÔNG
NĂM 2016 TẠI HUYỆN ĐAN PHƯỢNG,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60 62 01 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG


Người hướng dẫn khoa học:
1.TS. Dương Thị Nguyên
2. TS. Châu Ngọc Lý

THÁI NGUYÊN - 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự chỉ bảo
của các thầy, cô giáo hướng dẫn và sự giúp đỡ của đồng nghiệp. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, các thông tin trích
dẫn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những số liệu đã công bố trong luận
văn.
Tác giả
Trần Văn Toàn


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực tập và hoàn thiện luận văn, em đã nhận được sự
chỉ bảo tận tình của tập thể cán bộ Viện Nghiên cứu Ngô, các Thầy, Cô giáo
cùng sự giúp đỡ bạn bè,đồng nghiệp và gia đình.
Trước hết em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS. Dương Thị Nguyên
và TS. Châu Ngọc Lý đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để cho
em hoàn thành tốt luận văn.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu

Ngô; Các anh, chị cán bộ Bộ môn Cây thức ăn chăn nuôi, Viện Nghiên cứu
Ngô cùng các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Nông học, Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên đã quan tâm giúp đỡ và động viên em trong quá trình học
tập và hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã ở
bên trợ giúp cho em về tinh thần và vật chất trong suốt quá trình học tập và thực
hiện đề tài luận văn tốt nghiệp!
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 12 năm 2017
Tác giả
Trần Văn Toàn


iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

Bộ NN&PTNT - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông
CIMMYT

- Trung tâm Cải tiến Ngô và Lúa mỳ Quốc tế

FAO

- Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc

IAS


- Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam

LAI

- Chỉ số diện tích lá

MRI

- Viện nghiên cứu ngô

NSLT

- Năng suất lý thuyết

NSTT

- Năng suất thực thu

P1000 hạt

- Khối lượng 1000 hạt

PB

- Nền phân bón

USDA

- Bộ Nông nghiệp Mỹ



iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................. ii
MỤC LỤC ................................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................... ix
MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................của của phân bón và mật độ đến bông cờ của giống
ngô HT119 (Đan Phượng, vụ Thu Đông 2016) .................... 38
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ đến 1số đặc điểm hình thái
của giống ngô HT119 (Đan Phượng, vụ Thu Đông 2016) ... 40
Bảng 3.5.Ảnh hưởng riêng rẽ của mật độ và phân bón đến số lá của giống
ngô HT119 (Đan Phượng, vụ Thu Đông 2016) ..................... 41
Bảng 3.6. Ảnh hưởng riêng rẽ của mật độ và phân bón đến LAI của giống
ngô HT119 (Đan Phượng, vụ Thu Đông 2016) ..................... 42
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ đến khả năng chống chịu
của giống HT119 (Đan Phượng, vụ Thu Đông 2016) ........... 46
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ trồng đến khả năng chống
chịu đổ gãy của giống ngô HT119 (Đan Phượng, vụ Thu Đông
2016) ..................................................................................... 49
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ đến chiều dài bắp, đường
kính bắp và số hàng hạt/bắp của giống ngô HT119 (Đan



viii

Phượng,vụ Thu Đông 2016) .................................................. 51
Bảng 3.10. Ảnh hưởng riêng rẽ của mật độ và phân bón đến số hàng hạt/bắp
của HT119 (Đan Phượng, vụ Thu Đông 2016)...................... 52
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ đến số hạt/hàng, tỷ lệ hạt và
P.1000 của giống ngô HT119 (Đan Phượng, vụ Thu Đông
2016)...................................................................................... 54
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ đến năng suất giống ngô HT119
(Đan Phượng, vụ Thu Đông năm 2016) ................................ 56
Bảng 3.13. Hiệu quả kinh tế đầu tư của các công thức thí nghiệm đối với
giống ngô HT119 (Đan Phượng, vụ Thu Đông 2016)........... 59


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm............................................................ 25
Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng
suất giống ngô HT119 (Đan Phượng, vụ Thu Đông 2016) ........... 58
Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn hiệu quả kinh tế thu ở các công thức thí
nghiệm đối với giống ngô HT119 (Đan Phượng, vụ Thu
Đông 2016) ................................................................................... 60


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây ngô (Zea may L.) là một trong những cây ngũ cốc quan trọng cung

cấp lương thực cho người và thức ăn cho gia súc. Ngô là nguyên liệu cho các
nhà máy chế biến lương thực - thực phẩm - dược phẩm và năng lượng sinh học.
Ngô là mặt hàng nông sản xuất khẩu thu về ngoại tệ cho nhiều quốc gia và
vùng lãnh thổ. Sản lượng ngô sản xuất ra có 17% được sử dụng làm lương thực,
66% làm thức ăn cho chăn nuôi, 5% làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp
và trên 10% cho lĩnh vực xuất khẩu (Ngô Hữu Tình, 2009) [23]. Với vai trò
quan trọng trong đời sống con người và tính thích ứng rộng, tiềm năng năng
suất cao, cây ngô được hầu hết các quốc gia trên thế giới gieo trồng và diện
tích ngày càng mở rộng và không ngừng tăng liên tục trong suốt hơn 30 năm
qua. Năm 1983 diện tích trồng ngô chỉ đạt khoảng 117 triệu ha, năng suất bình
quân 2,9 tấn/ha và sản lượng đạt 347 triệu tấn, đến năm 2015, diện tích trồng
ngô toàn cầu đạt 185,8 triệu ha, năng suất bình quân 5,7 tạ/ha, sản lượng
1.041,7 triệu tấn (FAOSTAT, 2017)[68], (USDA, 2017)[70].
Ở Việt Nam, cây ngô đã được đưa vào sản xuất cách đây 300 năm và là
cây lương thực đứng hàng thứ 2 sau lúa nước. Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT
(2017)[67] cho biết, diện tích trồng ngô của cả nước tăng liên tục đến năm
2015, diện tích gieo trồng ngô cả nước đạt trên 1.1793 nghìn ha, năng suất đạt
4,48 tấn/ha và sản lượng đạt 5.281 nghìn tấn, năm 2016 diện tích đạt 1.15 triệu
ha và có xu hướng giảm nhưng năng suất đạt cao hơn (5.53 triệu tấn/ha) nên
sản lượng vẫn đạt 5.23 triệu tấn tương đương năm 2015 (Bộ Nông nghiệp và
PTNT, 2017)[67]. Tuy nhiên với sản lượng ngô nước ta sản xuất được hiện
tại vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu hiện nay. Do vậy, hàng năm nước ta vẫn phải
phải nhập khẩu một lượng ngô lớn mới đáp ứng đủ nhu cầu ngô hiện nay. Theo
Bộ NN&PTNT, năm 2016 cả nước nhập khẩu 8,3 triệu tấn ngô tăng 10% về


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full


















×