Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

HIỆU QUẢ của một số BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH CHAI BÔNG DO aphelenchoides besseyi christie gây RA TRÊN cây HUỆ TRẮNG (polianthes tuberosa linn )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (963.98 KB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Trần Minh Trung
Nguyễn Văn Tràng

HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
BỆNH CHAI BÔNG DO Aphelenchoides besseyi Christie
Trung tâm Học liệu
ĐHRA
CầnTRÊN
Thơ @CÂY
Tài liệu
họcTRẮNG
tập và nghiên cứu
GÂY
HUỆ

(Polianthes tuberosa Linn.)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ TRỒNG TRỌT


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-OOO-

Trần Minh Trung
Nguyễn Văn Tràng

HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ


BỆNH CHAI BÔNG DO Aphelenchoides besseyi Christie
GÂY RA TRÊN CÂY HUỆ TRẮNG
Trung tâm Học liệu ĐH(Polianthes
Cần Thơ @tuberosa
Tài liệu Linn.)
học tập và nghiên cứu

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ TRỒNG TRỌT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGs. Ts. Nguyễn Thị Thu Cúc

Cần Thơ, 2007


iii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
……….o0o……….
Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận Luận văn tốt nghiệp đính
kèm với tên đề tài:
“HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

BỆNH CHAI BÔNG DO Aphelenchoides besseyi Christie GÂY RA
TRÊN CÂY HUỆ TRẮNG (Polianthes tuberosa Linn)”
Do sinh viên Trần Minh trung và Nguyễn Văn Tràng thực hiện và bảo vệ
trước hội đồng ngày ................................................................................... ……
Luận văn đã được hội đồng đánh giá ở mức.................................. điểm.


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Ý kiến hội đồng:......................................................................................

Cần thơ, ngày…..tháng…..năm 2007
DUYỆT KHOA NÔNG NGHIỆP
CHỦ NHIỆM KHOA

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


iv
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
……….o0o……….
Chứng nhận đã chấp thuận Luận văn tốt nghiệp với tên đề tài:
“HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

BỆNH CHAI BÔNG DO Aphelenchoides besseyi Christie GÂY RA
TRÊN CÂY HUỆ TRẮNG (Polianthes tuberosa Linn)”
Do sinh viên Trần Minh Trung và Nguyễn Văn Tràng thực hiện và đề nạp.
Kính trình hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Cần thơ, ngày…..tháng…..năm 2007
Cán bộ hướng dẫn

PGs.Ts. Nguyễn Thị Thu Cúc



v
LỜI CẢM TẠ
Để có được những kết quả ngày hôm nay chúng con xin gởi lòng thành kính
biết ơn và thiêng liêng nhất đến công lao sinh thành và nuôi dưỡng của cha và mẹ.
Chúng em xin gởi đến cô PGs. Ts. Nguyễn Thị Thu Cúc, giáo viên hướng
dẫn lòng thành kính biết ơn sâu sắc. Cô đã tận tình dìu dắt và chỉ bảo, động viên
chúng em trong suốt quá trình học tập cũng như quá trình thực hiện Luận văn tốt
nghiệp.
Xin gởi đến tất cả thầy cô thuộc Khoa Nông Nghiệp và SHƯD - Đại Học
Cần Thơ đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức quý báo trong suốt quá trình
học tập lòng biết ơn sâu sắc.
Xin cảm ơn gia đình anh chị Nguyễn Triệu Phú, xã Định Hoà, huyện Lai
Vung, Đồng Tháp và gia đình anh chị Nguyễn Văn Nhiều, phường 7, thị xã Vị
Thanh, Hậu Giang đã cộng tác thực hiện thí nghiệm.
Thành thật cảm tạ: anh Nguyễn Trọng Nhâm, anh Đặng Tiến Dũng, anh Trần

TrungVăn
tâmCầu,
Học
ĐHThanh
Cần Sơn
Thơvà@
Tài
họcchị,
tập
vàcônghiên
anhliệu
Nguyễn
toàn

thểliệu
các anh
thầy
trong Bộcứu
môn
Bảo Vệ Thực Vật - Khoa Nông Nghiệp và SHƯD - Đại Học Cần Thơ cùng các bạn
Lớp Trồng Trọt K28, các em sinh viên lớp Nông Học K30 đã động viên và giúp đỡ
trong quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp .

Nguyễn Văn Tràng
Trần Minh Trung


vi
QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC:
Họ và tên: TRẦN MINH TRUNG

Giới tính: Nam

Ngày sinh: 24 - 12 - 1984

Dân tộc: Kinh

Nơi sinh: Xuân Tô - Tịnh Biên – An Giang
Quê quán: Tịnh Biên – An Giang
Con ông: TRẦN VĂN ẤN và bà: LÊ THỊ TÍM
2. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP:
Năm 1990 – 1995: học tại trường Tiểu học “C” Xuân Tô
Năm 1995 – 1997: học tại trường THCS Xuân Tô

Năm 1997 – 1999: học tại trường THCS Nguyễn Trãi
Năm 1999 – 2002: học tại trường THPT Thủ Khoa Nghĩa

Trung tâm
ĐHhọcCần
Thơ Đại
@ học
TàiCần
liệu
học tập và nghiên cứu
NămHọc
2002liệu
– 2007:
tại trường
Thơ


vii
QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC:
Họ và tên: NGUYỄN VĂN TRÀNG
Ngày sinh: 1984

Giới tính: Nam
Dân tộc: Kinh

Nơi sinh: Thạnh Hưng - Giồng Riềng – Kiên giang
Quê quán: Giồng Riềng – Kiên Giang
Con ông: NGUỄN VĂN NHỊ và bà: PHAN THỊ THU
2. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP:

Năm 1990 – 1995: học tại trường Tiểu học Thạnh Hưng
Năm 1995 – 1999: học tại trường THCS Thạnh Hưng
Năm 1999 – 2002: học tại trường THPT Giồng Riềng
Năm 2002 – 2007: học tại trường Đại học Cần Thơ

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


viii
LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số
liệu, kết quả trình bày trong luận văn tốt nghịâp là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.
Tác giả luận văn

Trần Minh Trung

Nguyễn Văn Tràng

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


ix
MỤC LỤC
Chương

Nội dung

Trang


Tóm lược……………………………………………… xi
Danh sách hình………………………………………... xiii
Danh sách bảng………………………………………...xiv
MỞ ĐẦU………………………………………….…………………..………… 1
CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU…………………….………..………… .2
1.1. TỔNG QUAN VỀ TUYẾN TRÙNG……………….……….……….…….. 2
1.1.1. Sơ lược về tuyến trùng……………………………………..….…….…...... .2
1.1.2. Phân loại tuyến trùng…………………………………………..….…….. .3
1.1.3. Đặc điểm hình thái và giải phẫu tuyến trùng………………...……….… 4
1.1.4. Sinh sản và phát triển của tuyến trùng ………….……………..………... .5
1.1.5. Khả năng lưu tồn của tuyến trùng…………………………….…….......... 7
1.1.6.Triệu chứng và sự gây hại của tuyến trùng ……………….………...……. 8
1.1.7 Tuyến trùng ký sinh thực vật………………………….………..…….……10
1.1.8. Các yếu tố ảnh hưởng lên tuyến trùng thực vật…………….………...….. 11
1.1.9. Tuyến trùng Aphelenchoides besseyi C. ……………………...……....….. 13
1.1.9.1 Vị trí phân loại (Crop Protection Compendium, 2001)…………………. 13
1.1.9.2 Hình thái giải phẫu…………………………………………….….....….. 13
Trung1.1.9.3.
tâm Học
liệu
Thơ
Tài liệu học
tậpC.vàtrên
nghiên
Một số
đặc ĐH
điếm Cần
sinh học
của @
Aphelenchoides

besseyi
lúa...... cứu
14
1.1.9.4. Một số đặc điếm của Aphelenchoides besseyi C.
trên cây huệ trắng (Polianthes tuberosa Linn.)…………………...…... 16
1.1.10. Các biện pháp phòng trừ tuyến trùng………………………….…….….. 18
1.1.10.1. Biện pháp phòng ngừa………………………………….……….……. 18
1.1.10.2. Biện pháp canh tác………………………………………………........ 19
1.1.10.3. Các biện pháp vật lý…………………………………………………... 19
1.1.10.4. Biện pháp sinh học………………………………………...……….…. 20
1.1.10.5. Biện pháp hóa học…………………………………………...….….… 20
1.2 CÂY HUỆ (Polianthes tuberose Linn.)…………………………………….. 21
1.2.1. Phân loại………………………………………….……………………… 21
1.2.2. Đặc điểm hình thái, sinh thái của cây huệ …………………….…………. 21
1.2.3. Giống huệ……………………………………………….……...………… 22
1.2.4. Kỹ thuật trồng huệ…………………………………….………..…...…… 22
1.2.5 Một số đặc điểm về bệnh chai bông trên cây huệ trắng….………………. 23
1.3. ĐẶC TÍNH CỦA MỘT SỐ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT.......…….…... 25
1.3.1. BASUDIN…………………………………………………….…..…….... 25
1.3.2. REGENT………………………………….…………………...……….… 25
1.3.3. BEMYL……………………………………………………….………….. 26
1.2.4. MARSHAL………………………………………….………..…….……. 26
1.3.5. ACTARA…………………………………………………….…….…….. 27
1.2.6. CONFIDOR…………………………………………….……………...… 27


x
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP…….…………….……... 29
2.1. PHƯƠNG TIỆN…………………………….……………………..….…..... 29
2.1.1. Thời gian và địa điểm thực hiện……………….………..……..….…........ 29

2.1.2. Phương tiện…………………………………..……………………..……. 29
2.2. PHƯƠNG PHÁP…………………………….……………………...…….... 29
2.2.1. Trong điều kiện phòng thí nghiệm……….………………………..……... 30
2.2.2. Thí nghiệm ở nhà lưới…………….…………………………………..….. 31
2.2.3 Thí nghiệm ngoài đồng………….…………………………..…………..... 32
2.2.3.1. Thí nghiệm ở Lai Vung…………….……………………………........... 32
2.2.3.2. Thí nghiệm ở Vị Thanh………….……………………………....……... 35
2.2.4. Phương pháp lấy chỉ tiêu các thí nghiệm, nhà lưới và ngoài đồng............. 36
2.2.5. Phương pháp quan sát đánh giá các chỉ tiêu
trong nhà lưới và ngoài đồng vào giai đoạn thu hoạch.............................. 38
2.2.6. Phương pháp đếm mật số tuyến trùng………………….………….……... 38
2.2.6.1 Phương pháp chuẩn bị mẫu đếm mật số tuyến trùng A. besseyi C.…... 39
2.2.6.2. Phương pháp đếm tuyến trùng……………………………….………… 39
2.2.7. Phương pháp phân tích mật số tuyến trùng A. besseyi C.
hiện diện trong đất……………………………………………….……... 39
2.2.7.1. Phương pháp thu mẫu đất……………………………………….…...… 39
2.2.7.2. Phương pháp phân tích đất………………………………………….….. 40
2.2.8. Xử lý số liệu……………………………………………………..……...... 42
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN……………………….………….……. 43
Trung3.1.
tâm
Học ĐIỀU
liệu ĐH
ThơTHÍ
@NGHIỆM……………….…..….……..
Tài liệu học tập và nghiên cứu
TRONG
KIỆNCần
PHÒNG
43

3.1.1. Hiệu lực của việc xử lý củ huệ nhiễm tuyến trùng
với một số loại thuốc hoá học và biện pháp 3 sôi 2 lạnh
để phòng trừ tuyến trùng hiện diện trên củ...................................................... 43
3.1.2. Tác động của việc xử lý củ bằng các loại
thuốc hoá học và 3 sôi 2 lạnh đến sức sống của củ................................... 44
3.2. THÍ NGHIỆM TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI……………...………… 47
3.2.1. Hiệu quả của việc xử lý củ với thuốc
Basudin 40EC,Regent 800WP và 3 sôi 2 lạnh
đối với mật số A. besseyi C. trong điều kiện nhà lưới........................................ 47
3.2.1.1. Tác động của việc xử lý củ đến mật số tuyến trùng A. besseyi C.
trên củ (trước khi trồng) và trên cây (vào giai đoạn thu hoạch).................. 48
3.2.1.2. Tỷ lệ (%) cây có triệu chứng bệnh “chai bông”....................................... 50
3.2.2. Tác động của các biện pháp xử lý củ trên
sự phát triển cây huệ trong điều kiện nhà lưới........................................... 51
3.2.2.1. Ảnh hưởng của việc xử lý củ đến chiều cao cây huệ trong 16 tuần........ 51
3.2.2.2. Ảnh hưởng của việc xử lý củ đến số chồi,
trọng lượng cây, số lá vào giai đoạn thu hoạch......................................... 53
3.3. THÍ NGHIỆM Ở LAI VUNG…………………………..……..................... 57
3.3.1. Ghi nhận chung về ruộng thí nghiệm.......................................................... 57
3.3.2. Hiệu quả của việc xử lý củ đến mật số
tuyến trùng A. besseyi C. trên cây huệ...............................................................58


xi
3.3.2.1. Tác động của việc xử lý củ đến mật số tuyến trùng A. besseyi C.
trên củ (trước khi trồng) và trên cây (vào giai đoạn thu hoạch)............... 58
3.3.2.2. Mật số tuyến trùng trên lá vào giai đoạn thu hoạch………..…………... 60
3.3.2.3. Chỉ số bệnh và tỷ lệ cây biểu hiện triệu chứng bệnh “chai bông”........... 61
3.3.3. Tác động của các biện pháp xử lý củ
trên sự phát triển cây huệ ở Lai Vung.............................................................. 64

3.3.3.1. Tác động của việc xử lý củ với thuốc hóa học
và 3 sôi 2 lạnh đến khả năng sống sót của cây……….…………....….. 64
3.3.3.2. Ảnh hưởng của việc xử lý củ đến chiều cao cây huệ.................…….… 65
3.3.3.3. Ảnh hưởng của việc xử lý củ đến số chồi,
số lá và trọng lượng cây huệ..................................................................... 66
3.4. THÍ NGHIỆM Ở VỊ THANH……………………….………………….… 68
3.4.1. Ghi nhận chung về ruộng thí nghiệm......................................................... 68
3.4.2. Hiệu quả của việc xử lý củ đến mật số
tuyến trùng A. besseyi C. trên cây huệ....................................................................
3.4.2.1. Tác động của việc xử lý củ đến mật số tuyến trùng A. besseyi C.
trên củ (trước khi trồng) và trên cây (vào giai đoạn thu hoạch) ............. 69
3.4.2.2.Mậtsố A. besseyi C. trên lá và chồi vào giai đoạn thu hoạch.......................70
3.4.2.3. Chỉ số bệnh và tỷ lệ cây có biểu hiện
triệu chứng bệnh “chai bông”.................................................................. 72
3.4.3. Tác động của các biện pháp xử lý củ trên
sự phát triển cây huệ ở Vị Thanh...................................................................... 75
Trung3.4.3.1.
tâm Học
liệucủaĐH
Thơ
Tác động
các Cần
biện pháp
xử @
lý củTài liệu học tập và nghiên cứu
đến khả năng sống sót của cây huệ................................................................. 75
3.4.3.2. Ảnh hưởng của việc xử lý củ đến chiều cao cây...................................... 76
3.4.3.3.Tổng số chồi, số lá, trọng lượng toàn cây………………………………. 77
3.5. THẢO LỤÂN CHUNG VỀ CÁC KẾT QUẢ
THÍ NGHIỆM NGOÀI ĐỒNG................................................................... 79

3.5.1. Về mật số tuyến trùng……………………………………………………. 79
3.5.1.1. Mật số tuyến trùng trên cây vào giai đoạn thu hoạch…….……………. 79
3.5.1.2. Mật số tuyến trùng trên lá vào giai đoạn thu hoạch................................. 80
3.5.2. Chỉ số bệnh và tỷ lệ bệnh cây có biểu hiện
triệu chứng bệnh ‘chai bông”...................................................................... 81
3.5.3. Về trọng luợng cây huệ…………………………………………………... 82
3.6. SỰ HIỆN DIỆN CỦ TUYẾN TRÙNG A. besseyi C. TRONG ĐẤT..... 83
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ……………………………………… 85
4.1.KẾT LUẬN…………………………………………….……………..…….. 85
4.2. ĐỀ NGHỊ………………………………………………………………....…86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................. 87
PHỤ CHƯƠNG.....................................................................................................90


xii
Trần Minh Trung và Nguyễn Văn Tràng, 2007. “Hiệu quả của một số biện pháp
phòng trừ bệnh chai bông do Aphelenchoides besseyi Christie gây ra trên cây
huệ trắng (Polianthes tuberosa Linn.)”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Trồng Trọt,
Đại Học Cần Thơ. Giáo viên hướng dẫn: PGs. Ts. Nguyễn Thị Thu Cúc.
TÓM LƯỢC
Nhằm có cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, xây dựng qui trình IPM để
quản lý dịch hại cây huệ trắng nói chung và bệnh chai bông nói riêng. Chúng tôi đã
tiến hành thực hiện đề tài “Hiệu quả của một số biện pháp phòng trừ bệnh chai bông
do Aphelenchoides besseyi C. gây ra trên cây huệ trắng (Polianthes tuberosa
Linn.)” trong thời gian từ tháng 6/2006 đến tháng 2/2007. Đề tài được thực hiện
theo trình tự 3 bước: khảo sát trong điều kiện phòng thí nghiệm, bố trí thí nghiệm
trong nhà lưới và ngoài đồng.
Kết quả khảo sát ghi nhận: xử lý củ với 6 loại thuốc hoá học (Actara 25WG,
40 EC,
Bemyl

WP,
Cofdor,
Marshal
Regent
nước
TrungBasudin
tâm Học
liệu
ĐH 500
Cần
Thơ
@ Tài
liệu200SC,
học tập
và800WP)
nghiênvàcứu
nóng (3 sôi 2 lạnh) đều tỏ ra có hiệu quả cao trong việc làm giảm số lượng tuyến
trùng Aphelenchoides besseyi C. lưu tồn trên củ. Trong đó, hiệu quả cao nhất là
ngâm củ với Basudin 40EC (5,63 ppm) trong 6 giờ hoặc với Regent 800WP (200
ppm) trong 48 giờ hoặc với 3 sôi 2 lạnh (56-57oC) trong 30 phút. Ba nghiệm thức
này, sau đó tiếp tục được khảo sát trong điều kiện nhà lưới và ngoài đồng trên 2 loại
củ (có bóc lớp vỏ khô và để nguyên củ) và kết quả ghi nhận được từ các biện pháp:
biện pháp xử lý củ với 3 sôi 2 lạnh có hiệu quả và xử lý củ với Basudin và Regent
cho hiệu quả không cao trong việc hạn chế mật số tuyến trùng trên cây huệ sau thu
hoạch. Biện pháp bóc vỏ khô trước khi xử lý củ bước đầu có làm giảm mật số tuyến
trùng trên cây huệ, nhưng sự khác biệt này không thật sự rõ nét. Các biện pháp xử
lý củ khảo sát đều không làm ảnh hưởng khả năng phát triển của cây huệ.
Kết quả khảo sát trên 2 địa bàn (Lai Vung - Đồng Tháp và Vị Thanh - Hậu
Giang) cũng cho thấy biện pháp xử lý củ với 3 sôi 2 lạnh là tốt nhất trong việc
phòng trị bệnh “chai bông”, kế đến là biện pháp xử lý củ với Basudin, hiệu quả của



xiii
thuốc được thể hiện qua các chi tiêu: mật số tuyến trùng trên cây, chồi, lá; chỉ số
bệnh, tỷ lệ cây có triệu chứng bệnh chai bông và biện pháp xử lý củ với Regent và
việc phun Basudin 40EC (7,50 ppm) 2 tuần/lần tỏ ra không có hiệu quả trong phòng
trừ bệnh “chai bông” trên cây huệ. Kết quả này cũng giống như kết quả ghi nhận
được từ các thí nghiệm trong nhà lưới cho thấy biện pháp xử ký củ với 3 sôi 2 lạnh
có hiệu quả cao nhất.
Kết quả phân tích đất sau khi thu hoạch huệ ở 2 địa bàn khảo sát (Lai Vung Đồng Tháp và Vị Thanh - Hậu Giang) ghi nhận có sự hiện diện của tuyến trùng
Aphelenchoides besseyi C. trong đất trên cả 2 địa bàn khảo sát.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


xiv
DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tựa hình

Trang

2.1

Sơ đồ bố trí thí nghiệm ở Lai Vung

34

2.2


Sơ đồ bố trí thí nghiệm ở Vị Thanh

36

2.3

Phương pháp ly trích theo phương pháp của Cobb (1918) có cải tiến

41

2.4

Củ huệ được bóc vỏ khô sau khi xử lý thuốc (a), Củ huệ không
bóc vỏ khô (trên) và bóc vỏ khô (dưới) (b)

42

2.5

Chuẩn bị mẫu phân tích trong phòng thí nghiệm: Cây huệ (1), chồi
(2), củ (3), lá (4)

42

3.1

Tác động của thuốc hoá học và 3 sôi 2 lạnh làm củ bị thối
(hàng dưới) và củ không bị thối (hàng trên)


47

3.2

Biểu đồ chiều cao cây huệ (Nhà lưới – Bm. BVTV)

52

bị nhiễm
trùngliệu
A. besseyi
trong
Trung3.3tâm Triệu
Họcchứng
liệu cây
ĐHhuệ
Cần
Thơtuyến
@ Tài
học C.
tập
vànhà
nghiên 56
cứu
lưới

3.4

56
Thí nghiệm tại nhà lưới Bộ môn BVTV – Khoa Nông Nghiệp &

SHƯD – Đại Học Cần Thơ
58

3.5
Thí nghiệm tại Định Hòa- Lai Vung – Đồng Tháp (a), triệu chứng
cây huệ bị nhiễm bệnh “chai bông” (b)

68

3.6
Thí nghiệm tại Vị Thanh (a), triệu chứng cây huệ bị bệnh “chai
bông” (b)


xv

DANG SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng

Trang

3.1

Hiệu quả của biện pháp bóc vỏ khô kết hợp với các loại thuốc hoá
học và 3 sôi 2 lạnh đối với mật số A. besseyi C. trên củ huệ

44


3.2

Tỷ lệ ( %) củ huệ bị thối sau khi ngâm thuốc hoá học và 3 sôi 2 lạnh

45

3.3

Mật số A. besseyi C. trước và vào giai đoạn thu hoạch (Nhà lưới –
Bm. BVTV)

48

3.4

Tỷ lệ (%) cây có triệu chứng bệnh “chai bông” (Nhà lưới – Bm.
BVTV)

50

3.5

Chiều cao trung bình cây huệ (Nhà lưới – Bm. BVTV)

53

3.6

Số chồi, trọng lượng cây huệ vào giai đoạn thu hoạch (Nhà lưới –
Bm. BVTV)


54

Trung3.7
tâm Học
ĐH
Cần
Thơ C.
@ trước
Tài liệu
học
cứu
Mật sốliệu
tuyến
trùng
A. besseyi
và vào
giai tập
đoạnvà
thu nghiên
hoạch 59
(Lai Vung-Đồng Tháp)
3.8

Mật số tuyến trùng trên lá vào giai đoạn thu hoạch (Lai Vung Đồng Tháp)

60

3.9


Chỉ số bệnh (%) (Lai Vung - Đồng Tháp)

62

3.10

Tỷ lệ (%) cây huệ biểu hiện triệu chứng bệnh “chai bông” (Lai
Vung - Đồng Tháp)

63

3.11

Tỷ lệ (%) cây huệ sống (Lai Vung- Đồng Tháp)

64

3.12

Chiều cao cây huệ (Lai Vung - Đồng Tháp)

66

3.13

Số chồi, số lá, trọng lượng trung bình/cây (Lai Vung- Đồng Tháp)

67

3.14


Mật số tuyến trùng trước và vào giai đoạn thu hoạch (Vị Thanh Hậu Giang)

70

3.15

Mật số A. besseyi C. trung bình trên tổng lá và chồi vào giai đoạn
thu hoạch (Vị Thanh - Hậu Giang)

71


xvi

3.16

Tỷ lệ (%) cây huệ có biểu hiện triệu chứng bệnh “chai bông”
(Vị Thanh - Hậu Giang)

72

3.17

Chỉ số bệnh (%) (Vị Thanh - Hậu Giang)

74

3.18


Tỷ lệ (%) cây huệ sống (Vị Thanh - Hậu Giang)

75

3.19

Chiều cao trung bình cây huệ (Vị Thanh. - Hậu Giang)

77

3.20

Số chồi, số lá, trọng lượng trung bình vào giai đoạn thu hoạch
(Vị Thanh - Hậu Giang)

78

3.21

Mật số tuyến trùng/cây vào giai đoạn thu hoạch (Lai Vung và Vị
Thanh)

80

3.22

Mật số tuyến trùng/tống lá/cây vào giai đoạn thu hoạch (Lai Vung
và Vị Thanh)

81


3.23

Chỉ số bệnh (%) và tỷ lệ (%) cây có biểu hiện triệu chứng bệnh vào
thời điểm16 tuần sau khi trồng (Lai Vung và Vị Thanh)

82

Trung3.24
tâm Học
Thơ
Tàithuliệu
học(Lai
tậpVung
và nghiên
cứu
Trọngliệu
lượngĐH
câyCần
huệ vào
giai@
đoạn
hoạch
và Vị 83
Thanh)
3.25

Mật số tuyến trùng trong đất trên các ruộng khảo sát vào lúc thu
hoạch cây huệ (Lai Vung và Vị Thanh)


84


MỞ ĐẦU
Cây huệ trắng (Polianthes tuberosa Linn.) mặc dù không được trồng tập trung
với một diện tích lớn nhưng hầu như khắp các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long đều
có trồng huệ. Vùng trồng nhiều huệ trắng nhất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long là Cai
Lậy - Tiền Giang và Lai Vung - Đồng Tháp. Ngoài giá trị kinh tế cao cây huệ còn là
cây dễ trồng, dễ chăm sóc, cho thu hoạch suốt năm, giá cả ổn định, lợi nhuận thu
được từ trồng huệ gấp 7 lần trồng lúa.Tuy nhiên một trong những khó khăn cho việc
canh tác huệ là vấn đề dịch hại. Trong đó, bệnh “chai bông” được xem là một đối
tượng khó phòng trị nhất. Bệnh này làm cho bông bị chai sượng, phát hoa không phát
triển bình thường, bông không nở được, gây thất thoát đáng kể về năng suất và phẩm
chất của cây huệ có thể thất thu có thể lên đến 100% năng suất.
Kết quả khảo sát của Nguyễn Minh Chương và Võ Xuân Tân (2005), ghi
nhận 4/5 địa bàn trồng huệ được khảo sát như (Cai Lậy (Tiền Giang), huyện Lai
Vung (Đồng Tháp), thị xã Vị Thanh (Hậu Giang), quận Bình Thuỷ (TP.Cần Thơ),

Trungnông
tâmtrường
HọcSông
liệu Hậu
ĐH(Quận
CầnÔThơ
Tài liệu
vàbệnh
nghiên
cứu
Môn-@
TP.Cần

Thơ) học
đều bịtập
nhiễm
“chai bông”
do tuyến trùng Aphelenchoides besseyi C. gây ra.
Trong những năm vừa qua đã có một số nghiên cứu bước đầu về biện pháp
phòng trừ bệnh chai bông như xử lý củ bằng các biện pháp ngâm, rãi cùng với thuốc
Basudin, Nokaph, Regent,…(Nguyễn Minh Chương và Võ Xuân Tân, 2005), hoặc xử
lý củ với 3 sôi 2 lạnh (Trần Anh Trọng, 2006), hoặc xử lý củ với Basudin, Actara
(Trần Thanh Sơn và Nguyễn Quốc Việt, 2006) tuy nhiên hầu hết các kết quả đạt được
đều mang tính chất bước đầu.
Nhằm bổ sung cho kết quả của những nghiên cứu trước đó và có cơ sở khoa
học cần thiết cho việc nghiên cứu và xây dựng qui trình IPM để quản lý dịch hại
trên cây huệ nói chung và bệnh chai bông nói riêng, nên đề tài “Hiệu quả của một
số biện pháp phòng trừ bệnh chai bông do Aphelenchoides besseyi C. gây ra
trên cây huệ trắng Polianthes tuberosa Linn.” được thực hiện nhằm tìm ra biện
pháp hữu hiệu nhất để phòng trị và quản lý bệnh chai bông.


2
CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ TUYẾN TRÙNG
1.1.1. Sơ lược về tuyến trùng
Tuyến trùng được phát hiện trên cây vào thế kỷ 18, tuy nhiên không được quan
tâm vì cơ thể của chúng rất nhỏ bé, các nhà bệnh cây thì cho rằng tuyến trùng là động
vật nên không nằm trong đối tượng nghiên cứu của mình (Đường Hồng Dật, 1979).
Tuyến trùng chiếm 90% tổng số động vật có trong đất, trong đó có cả tuyến trùng hoại
sinh (không có kim ở hai đầu, ăn xác bã thực vật) và cả tuyến trùng ký sinh gây hại cho
cây trồng (có kim ở đầu) (Phạm Văn Kim, 2000; Dropkin, 1980).

Theo Nguyễn Ngọc Châu (2003), trên thế giới số lượng loài tuyến trùng được
phát hiện không ngừng tăng lên theo thời gian: từ 4500 loài (1930), 9000 loài (1950)
đến nay đã phát hiện khoảng 25000 loài, trong đó có khoảng 5000 loài ký sinh ở thực

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
vật. Ở Việt Nam, đến nay đã phát hiện khoảng 250 loài gây hại trên thực vật.

Altman (1965) nhận định tuyến trùng là những động vật không xương sống, mắt
thường khó thấy hình dạng của chúng. Hình dạng của chúng giống lãi kim nhưng nhỏ
hơn, đầu hơi phình to và có kim, cũng có giống có cơ thể phình to (hình quả
lê)…Tuyến trùng sống trong đất, nước, có một số ký sinh trên thân, lá, rễ, hoa và một
số hoại sinh.
Tuyến trùng được xếp vào ngành Nemata, gồm 2 lớp: Secernente và
Adenophorea có 11 bộ, nhiều họ giống và loài. Hiện nay có trên 15000 loài đã được
khảo sát, trong đó có khoảng 2000 loài sống trong đất. Hầu hết tuyến trùng gây
bệnh thuộc bộ Tylenchida. Với 5 họ chủ yếu là Heteroderidae, Tylenchidae,
Aphelenchidae, Tylenchalidae và Neotylenchidae (Ou, 1985; Vũ Triệu Mân và Lê
Lương Tề, 1998).


3
1.1.2. Phân loại tuyến trùng
Theo Agrios (2003), hầu hết tuyến trùng sống tự do trong nước và trong đất.
Nhiều loài tấn công và ký sinh trên người và động vật gây ra nhiều bệnh khác nhau.
Nhiều loài ký sinh trên thực vật gây ra nhiều bệnh quan trọng trên cây trồng, làm
giảm năng suất trầm trọng.
Tuyến trùng ký sinh thực vật được phân loại trên cơ sở bộ phận bị hại
(Nguyễn Trần Oánh, 1997):
Tuyến trùng cố định trên rễ như:
Tuyến trùng tạo nang: Heterodera spp.

Tuyến trùng nốt sưng: Meloidogyne spp.
Tuyến trùng di chuyển trong rễ như:
Tuyến trùng tổn thương rễ: Pratylenchus spp., Radopholus spp.
Tuyến trùng xoắn ốc: Helicotylenchus spp., Trichodorus spp.
Tuyến trùng chữ thập: Xiphinema spp.
trùng ĐH
thân: Cần
Ditylenchus
Rhadinaphelenchus
Trung tâm Tuyến
Học liệu
Thơ spp.,
@ Tài
liệu học tập spp.
và nghiên cứu
Tuyến trùng búp và lá: Aphelenchoides spp., Anguina spp.
Dựa vào mối quan hệ của nhóm tuyến trùng này đối với cây trồng, Paramonop
(1962) (trích dẫn của Đường Hồng Dật, 1979), chia thành 5 nhóm sinh thái:
1.Nhóm tuyến trùng vùng rễ cây sống tự do trong đất, có khả năng chọc thấu
vào rễ cây và hút nhựa.
2.Nhóm tuyến trùng hoại sinh thực sự sống trong các môi trường vật chất
hữu cơ đang thối rữa.
3. Nhóm tuyến trùng hoại sinh không điển hình vừa sống trong các mô tế bào
thực vật đang thối rữa cũng như trong các mô chưa có triệu chứng thối rữa.
4.Tuyến trùng ký sinh thực vật không chuyên hoá, thường gặp trong các mô
tế bào đã bị các ký sinh khác gây bệnh. Nhóm tuyến trùng này chủ yếu ăn sợi nấm.
5.Tuyến trùng ký sinh thực vật chuyên tính gây ra những triệu chứng điển
hình và chỉ sống trên tế bào sống của cây.



4
Cũng theo Paramonop (1962) (trích dẫn của Đường Hồng Dật, 1979), dựa
vào chu kỳ sinh sống của tuyến trùng thực vật chia thành 3 nhóm sinh thái:
Nhóm 1: nhóm tuyến trùng này có giai đoạn còn non sống trong đất. Con cái
bám phía đầu vào rễ cây, còn thân thì vẫn trong đất và đẻ trứng vào đất. Con đực
sống hoàn toàn trong đất. Ví dụ: tuyến trùng Ditylenchus semipenetrans,
Pratylenchus pratensis.
Nhóm 2: ở nhóm này, tuyến trùng trưởng thành thành thục và sinh sản trong
hạt giống. Khi gieo vào đất dưới tác động của độ ẩm, tuyến trùng non ra khỏi hạt
tìm đến nách lá cây và gây hại. Khi hạt phát triển, tuyến trùng chui vào phôi hạt và
chuẩn bị cho chu kỳ phát triển mới. Ví dụ: tuyến trùng Anguina tritici, Heterodera
schachtii.
Nhóm 3: con cái sống trong rễ cây và đẻ trứng trong đó, trứng có thể phát
triển ở trong đất hoặc trong rễ cây. Nhóm tuyến trùng này chỉ sống trong mô cây bị
hại.

Trung1.1.3.
tâmĐặc
Học
liệu
ĐH
Cần
Thơ
@ tuyến
Tài liệu
điểm
hình
thái
và giải
phẫu

trùnghọc tập và nghiên cứu
Theo Đường Hồng Dật (1979), tuyến trùng thực vật có kích thước từ 0.5–
5mm và đa số dưới 2mm.Thân cắt ngang bao giờ cũng hình tròn có dạng sợi chỉ hay
cái thoi. Tuyến trùng phát triển qua 3 giai đoạn: trứng, tuyến trùng non và trưởng
thành. Trứng phụ thuộc rất lớn vào điều kiện dinh dưỡng, trứng có hình bầu dục hay
quả thận, cũng có loại trứng hình tròn. Altman (1965) cho rằng, phần lớn tuyến
trùng trong giai đoạn phát dục có hình thoi dài, ít nhất một phần cơ thể hay cơ thể
có dạng hình trụ, đôi khi có hình thoi, phần lớn tuyến trùng có dạng này suốt đời.
Một số tuyến trùng ký sinh thực vật, con cái có hình quả lê, trái chanh, quả thận hay
hình túi bất thường. Phần đầu cơ thể tròn hay nhọn, phần cuối đuôi biến đổi từ bầu
tròn đến nhọn dài như sợi chỉ.
Về cơ thể thì Thorne (1961) (trích dẫn của Võ Xuân Tân và Nguyễn Minh
Chương, 2005) cho rằng cơ thể tuyến trùng chia ra làm bốn phần: lưng, hông phải,
hông trái và bụng. Phần lớn các loài tuyến trùng đều uốn cong, ta có thể xác định
phần bụng bằng lỗ sinh dục (lúc trưởng thành) và hậu môn (giai đoạn ấu trùng).


5
Về cấu tạo cơ thể tuyến trùng được Đường Hồng Dật, (1979) mô tả như sau:
- Vách thân tuyến trùng gồm 3 lớp: lớp cutin, lớp vỏ với các tuyến da và các
bắp thịt. Lớp cutin là nơi để gắn các bắp thịt đảm bảo cho tuyến trùng có độ căng
cần thiết, lớp cutin được tạo ra từ da, các bắp thịt giúp tuyến trùng chuyển động.
- Phần đầu gồm có đầu và yết hầu, giữa đầu có miệng với 3 đến 6 môi, trong
xoang miệng có răng và một mấu dài gọi là kim chích hút. Kim chích hút có thể di
chuyển ra phía trước nhờ việc co rút cơ bắp của tuyến trùng. Bầu thực quản có chỗ
phình to có tác dụng bơm đẩy tuyến dịch.
- Hệ thống thần kinh gồm các bó thần kinh chạy dọc theo thân và được các
vòng thần kinh nối liền với nhau.
- Bộ máy tiêu hóa gồm ống ruột, bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn
nằm về phía bụng và được chia làm 3 phần: ruột trên, ruột giữa và ruột dưới. Thức

ăn đi vào từ miệng đến thực quản và được tiêu hóa ở ruột giữa, cuối cùng thức ăn
không tiêu hóa được ruột dưới đưa ra ngoài.
- Bộ máy sinh dục của tuyến trùng bao gồm ống sinh dục và các bộ phận

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

khác tuỳ theo giới tính loài tuyến trùng. Bộ phận sinh dục con cái và con đực rất
khác nhau. Tuyến trùng cái có bộ phận sinh dục gồm buồng trứng (1 hay 2 buồng
trứng đối xứng hoặc không đối xứng phụ thuộc vào số lượng phát triển của ống dẫn
trứng, tử cung và lỗ giao phối. Lỗ giao phối thường nằm giáp thân và cận với lỗ bài
tiết, nhiều loài tuyến trùng cái có hệ thống sinh dục khá phát triển nên phình to
dạng hình cầu, hình quả chanh. Bộ phận sinh dục con đực bao gồm dịch hoàn, ống
dẫn tinh và gai giao phối (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề,1998).
- Phần đuôi bắt đầu từ hậu môn. Có bộ phận tên là phasmids là những nhú
đuôi bên được nối với tuyến trước đuôi bên có chức năng cảm thụ hoá học. Đây là
một đặc điểm đặc biệt để phân biệt tuyến trùng (Thorne, 1961, trích dẫn của Võ
Xuân Tân và Nguyễn Minh Chơn, 2005).
1.1.4 Sinh sản và phát triển của tuyến trùng
Theo Đường Hồng Dật (1979) tuyến trùng sống trong nước ngọt, trong đất,
hoại sinh, ký sinh thực vật thường con cái nhiều hơn con đực và thỉnh thoảng có


6
trường hợp không có con đực hoặc lưỡng tính. Trong số tuyến trùng ký sinh thực
vật có loài sinh sản không cần con đực như Heterodera Schimidt và Meloidigyne
Goeldi. Tuyến trùng gây sần rễ chỉ sản sinh ra con đực trong trường hợp khó khăn,
thí dụ như rễ cây bị thối rữa đi một bộ phân tuyến trùng non phát triển thành con
đực. Tuyến trùng ký sinh thực vât đa số đẻ trứng, có khả năng sinh sản lớn nhưng
không bằng tuyến trùng động vật, trứng có hình bầu dục dài hay hình quả thận,
trứng tuyến trùng tương đối lớn và thường đường kính gần bằng đường kính thân

con cái, tổng số trứng của một con cái có thể đẻ được là 500 trứng ở tuyến trùng
Ditylenchus dipsici.
Theo Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề (1998), trứng của tuyến trùng hình tròn
hoặc hình bầu dục. Trứng của tuyến trùng ký sinh đa số trứng có hình bầu dục.
Trứng được bao bọc bởi 3 lớp: lớp ngoài là lớp vỏ protein, giữa là kitin và bên trong
là vỏ mềm. Các loài Meloidogyne, Heterrodera và Rotylenchulus đẻ trứng và trứng
nằm trong túi trứng, túi có tác dụng bảo vệ trứng khi gặp điều kiện bất lợi. Bird
(1971) cho rằng trứng của tuyến trùng hoại sinh và ký sinh có hình thái tương tự

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

nhau ở hầu hết các thời điểm. Chiều dài trung bình của trứng từ 50-90 µm và chiều
rộng trung bình từ 21-47 µm.
Tuyến trùng phát triển qua 3 giai đoạn: trứng, tuyến trùng non và trưởng
thành. Một vài loại thuộc bộ Rhabditida hoàn thành chu kỳ phát triển trong mấy

ngày có khi chỉ mấy giờ. Tuyến trùng phát triển trong các tế bào cây có chu kỳ phát
triển dài nhất. Sự phát triển của tuyến trùng thực vật trong điều kiện thích hợp kéo
dài 24-25 ngày, trong trường hợp các điều kiện khác giống nhau thì nhiệt độ có ảnh
huởng rất lớn đến sự phát triển. Thí dụ tuyến trùng gây sần ở rễ 28oC phát triển
trong 25 ngày, nhưng nếu nhiệt độ dưới 15oC thì giai đoạn phát triển sẽ là 15 ngày.
Tuyến trùng non khác tuyến trùng trưởng thành ở bộ phận sinh dục. Tuyến trùng
non có một lớp vỏ cutin bao bọc và phát triển bằng con đường lột xác.
Tuyến trùng thực vật non có bốn tuổi và tuổi thứ năm là trưởng thành, kích
thước các tuổi khác nhau (Phạm Văn Kim, 2000 và Đường Hồng Dật, 1979).
Tuyến trùng tuổi 1-2 đã có hốc miệng và thực quản bảo đảm cho sống độc lập. Bắt
đầu tuổi 3 tuyến trùng non bắt đầu hình thành bộ phận sinh dục, quá trình này làm


7

cho bộ phận giữa cơ thể lớn lên nhanh chóng. Đặc điểm của tuổi 4 là quá trình phân
hóa các tuyến sinh dục. Giai đoạn cuối cùng để chuyển sang giai đoạn trưởng thành
là xuất hiện các tế bào chính trong bộ phận sinh dục.
Tuyến trùng có hai dạng biến thái: biến thái hoàn toàn ở các loài chuyển
động và biến thái không hoàn toàn ở các loài sống cố định. Biến thái không hoàn
toàn gặp ở các loài Aphelenchidae, Aphelenchoidae, và một số loài thuộc các họ
Hoplolaimidae, Tylenxchidae, Nastylenchidae và Criconematidae. Biến thái hoàn
toàn khi tuyến trùng non khác với tuyến trùng trưởng thành vế cấu tạo bên trong lẫn
bên ngoài. Điều này chỉ xảy ra đối với con cái, con đực thì vẫn giữ nguyên sơ đồ
cấu tạo cơ thể. Tuyến trùng biến thái hoàn toàn dễ thích nghi với đời sống ký sinh
hơn là tuyến trùng có biến thái không hoàn toàn và có một số đặc tính sinh lý giúp
chúng sử dụng cây ký chủ làm thức ăn một cách triệt để hơn. Biến thái hoàn toàn có
các họ như Heteroderidae, Tylenchulidae, các loài của họ phụ Nacobbidae.
1.1.5. Khả năng lưu tồn của tuyến trùng

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Theo Đặng Thái Thuận và Nguyễn Mạnh Chinh (1986), khi gặp điều kiện

bất lợi (cây khô héo, đất bị hạn…) ấu trùng hình thành một nang được bao bọc
trong lớp da ngoài của lần lột xác trước. Dưới dạng nang chúng có thể chống chịu
được sự khô hạn trong nhiều năm. Khi gặp lại điều kiện bình thường tuyến trùng lại
hồi sinh và phát triển tiếp tục. Nhờ khả năng ấy tuyến trùng có thể tồn tại trong một
thời gian nhất định trong đất không trồng trọt và không có ký chủ thích hợp.
Một số tuyến trùng thực vật có thể tiềm sinh đến hàng chục năm. Tuyến
trùng Ditylenchus angustus gây bệnh tiêm đọt sần cho lúa, lưu tồn trong rơm rạ đến
4 tháng sau khi thu hoạch. Tuyến trùng A. besseyi C. gây bệnh khô đầu lá trên lúa
có thể tồn tại trong hạt lúa giống tồn trữ đến vài tháng và lan truyền cho vụ sau
(Phạm Văn Kim, 2000). Tuyến trùng hại lúa mì non trong điều kiện khô trong
phòng thí nghiệm có thể sống được 28 năm (Đường Hồng Dật, 1979).

Tất cả tuyến trùng ăn thực vật trãi qua một thời kỳ ngắn hoặc dài của chu kỳ
phát triển ở trong đất và sống ở đó một giai đoạn nhất định hoặc gần toàn bộ vòng
đời. Tuyến trùng không thể di động trong khoảng cách lớn do cơ thể quá bé nhỏ. Do


8
đó, chúng phải nhờ các yếu tố khác như gió, mưa, nước tưới, đất, nguồn cây giống
và tàn dư thực vật để lây nhiễm sang cây khác (Đặng Thái Thuận và Nguyễn Mạnh
Chinh, 1986).
Tamura và Kegasawa (1958) đã nghiên cứu cho thấy tuyến trùng rời khỏi hạt
ngâm trong nước ở 300C là nhanh nhất so với ngâm trong nước ở 200C và 250C,
không thấy tuyến trùng ra khỏi hạt khi ngâm trong nước nóng 350C. Ngâm hạt trong
nước 200C sau 150 giờ thấy 35% tuyến trùng còn lại trong hạt, 53% bị chết, ở 250C,
22% còn trong hạt, 67% bị chết; ở 300C, 18% còn trong hạt và 91% bị chết và ở
350C tuyến trùng chết hết.
1.1.6. Triệu chứng và sự gây hại của tuyến trùng
Theo Phạm Văn Kim (2000), tuyến trùng có 3 cách ký sinh:
Ngoại ký sinh: tuyến trùng chỉ bám bên ngoài mô bị hại, chọc kim vào
bên trong mô để hút chất dinh dưỡng.
Nội ký sinh: tuyến trùng chui hẳn vào bên trong mô cây, sống và sinh

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
sản ngay bên trong mô, làm mô cây sưng phù lên hoặc tạo thành các u, bướu.

Bán nội ký sinh: tuyến trùng chui phần đầu cào trong mô cây còn
phần thân nằm ngoài mô cây bị ký sinh.
Cũng theo Phạm Văn Kim (2000), tuyến trùng có thể ký sinh ở: rễ cây, lá
cây, thân cây, ở hoa và cả ở hạt. Mật số tuyến trùng hiện diện trong đất là điều cần
quan tâm, bởi vì không phải hễ có tuyến trùng ký sinh trong đất là cây trồng sẽ bị
thiệt hại mà chỉ khi nào mật số tuyến trùng đạt đến ngưỡng gây hại thì cây trồng

mới bị hại.
Đường Hồng Dật (1979) nhận thấy tuyến trùng có khả năng thích ứng với
tất cả các bộ phận của cây, chúng có thể sống ở rễ, ở các bộ phận trên mặt đất và ở
các bộ phận sinh sản. Tác hại cũng như triệu chứng bệnh gây ra rất khác nhau.
Nhiều trường hợp triệu chứng xuất hiện tương đối rõ nhưng cũng có trưòng hợp
không hình thành triệu chứng bên ngoài mà biểu hiện chủ yếu là cây sinh trưởng
kém.


9
Do quá trình sống và sinh sản trên hoặc trong mô thực vật, tuyến trùng có thể
gây ra nhiều biến đổi theo chiều hướng bất lợi đối với thực vật. Đó là các biến đổi
về cơ học như phá hủy mô thực vật, tạo ra các vết thương, các biến đổi về sinh lý do
các chức năng chính của thực vật như hút và vận chuyển chất dinh dưỡng của rễ
thân, quang hợp của lá bị cản trở, các biến đổi sinh hóa bị rối loạn do tuyến trùng
tiết ra các enzyme tiêu hóa làm thay đổi các quá trình sinh hóa bình thường của cây
(Nguyễn Ngọc Châu và Nguyễn Vũ Thanh, 2000).
Theo Agrios (2003), tuyến trùng gây hại trên cây tạo nên triệu chứng trên rễ
cũng như các phần khác của cây, tạo nên nốt sần, u bướu, gây tổn thương rễ, tạo
tiền đề cho các tác nhân khác gây bệnh.
Theo Đặng Thái Thuận và Nguyễn Mạnh Chinh (1986) tuyến trùng dùng vòi
châm hút dinh dưỡng từ mô cây, đồng thời chúng tiêm nước bọt hóa lỏng các dịch
của tế bào chất và chuẩn bị tiêu hóa. Như vậy các tế bào cây lần lượt bị tiêu hủy và
chất độc tiết ra tạo nên hoại thư và biến dạng các mô và tạo điều kiện cho nấm, vi
khuẩn xâm nhập.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Còn theo Nguyễn Ngọc Châu và Nguyễn Vũ Thanh (2000) thì tuyến trùng ký


sinh thường tạo ra các vết thương cho cây chủ và mở đường cho các tác nhân gây
bệnh khác xâm nhập gây hại. Chúng làm giảm khả năng miễn dịch của thực vật
kháng lại sự xâm nhập của các tác nhân vi sinh vật gây bệnh khác và làm cho tác
hại đối với thực vật trầm trọng thêm. Một số tuyến trùng có khả năng mang truyền
virus gây bệnh cho thực vật.
Tuyến trùng A. besseyi C. gây hại trên lúa làm lá bị biến màu trắng ở đoạn
dài khoảng 5 cm từ đỉnh lá, vết bệnh trở nên nâu nhạt, rách và xoăn lại như sợi chỉ.
Cây bệnh thấp lùn, yếu ớt và sinh bông nhỏ. Chiều dài bông và số gié bị giảm, hạt ở
phần chót bông hầu như bị thui hết, bông bệnh cho nhiều hạt lép và quăn queo.
Bông của các dảnh bệnh nặng thường chín muộn. Cây bị bệnh có lá xanh đậm hơn
so với bình thường và hay mọc nhánh từ các đốt trên thân (Ou, 1985).
Theo kết quả nghiên cứu trên 20 loại cây trồng chính ở các vùng khác nhau
trên thế giới thì thiệt hại trung bình hàng năm do tuyến trùng ký sinh gây ra là 12,5%
tương đương khoảng 77 tỷ USD (Nguyễn Ngọc Châu và Nguyễn Vũ Thanh, 2000).


×