Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

KHẢO sát ẢNH HƯỞNG của gốc GHÉP đến NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT TRÁI và hàm LƯỢNG DINH DƯỠNG TRONG lá XOÀI cát hòa lộc tại TRẠI THỰC NGHIỆM KHU II ĐHCT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (550.78 KB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Phan Xuân Hà

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA GỐC GHÉP ĐẾN NĂNG
SUẤT, PHẨM CHẤT TRÁI VÀ HÀM LƯỢNG DINH
DƯỠNG
TRONG
LÁ @
XOÀI
HÒA
LỘC
TẠI
Trung tâm Học
liệu ĐH
Cần Thơ
Tài CÁT
liệu học
tập
và nghiên
cứu
TRẠI THỰC NGHIỆM KHU II ĐHCT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ TRỒNG TRỌT

Cần Thơ - 2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ



Phan Xuân Hà

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA GỐC GHÉP ĐẾN NĂNG
SUẤT, PHẨM CHẤT TRÁI VÀ HÀM LƯỢNG DINH
DƯỠNG TRONG LÁ XOÀI CÁT HÒA LỘC TẠI
TRẠI THỰC NGHIỆM KHU II ĐHCT
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ TRỒNG TRỌT
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. Trần Văn Hâu

Cần Thơ - 2007


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
........................................................................................................................................

Luận văn tốt nghiệp kỹ sư trồng trọt với đề tài:

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA GỐC GHÉP ĐẾN NĂNG
SUẤT, PHẨM CHẤT TRÁI VÀ HÀM LƯỢNG DINH
DƯỠNG TRONG LÁ XOÀI CÁT HÒA LỘC TẠI
TRẠI
THỰC
NGHIỆM
KHU

II ĐHCT
Trung tâm Học liệu
ĐH Cần
Thơ
@ Tài liệu
học
tập và nghiên cứu
Do Sinh viên Phan Xuân Hà thực hiện.
Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.
Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2007
Cán bộ hướng dẫn

Ts.Trần Văn Hâu

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
.............................................................................................................................
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư trồng
trọt với đề tài:

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA GỐC GHÉP ĐẾN NĂNG
SUẤT, PHẨM CHẤT TRÁI VÀ HÀM LƯỢNG DINH
DƯỠNG TRONG LÁ XOÀI CÁT HÒA LỘC TẠI
TRẠI THỰC NGHIỆM KHU II ĐHCT

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Do Sinh viên Phan Xuân Hà thực hiện và bảo vệ trước Hội Đồng. Ý kiến của hội

đồng chấm luận văn tốt nghiệp: ...............................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp được hội đồng đánh giá ở mức: ..............................................
DUYỆT KHOA
Trưởng khoa Nông Nghiệp & SHƯD

Cần Thơ, ngày......tháng.….năm 2007
Chủ Tịch Hội Đồng

ii


LỊCH SỬ CÁ NHÂN
Họ và Tên: Phan Xuân Hà.
Ngày sinh: 10-10-1981.
Nơi sinh: Khóm IV Thị Trấn Tam Bình – Vĩnh Long.
Họ và Tên cha: Phan Diệm
Họ và Tên mẹ: Lê Thị Nhựt
Quê quán: Khóm IV Thị Trấn Tam Bình - Huyện Tam Bình - Tỉnh Vĩnh Long.
Quá trình học hcọ tập:
1988 – 1993: là học sinh Trường Tiểu Học Lưu Văn Liệt.
1994 – 2000: Là học sinh Trường Trung Học cấp II – III Tam Bình.
2002 - 2007: Là sinh viên lớp Trồng Trọt khoá 28 Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học
Ứng Dụng Trường Đại Học Cần Thơ .

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


iii


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng,
Cha mẹ suốt đời tận tụy vì tương lai của con.
Thành Kính ghi ơn,
Ts. Trần Văn Hâu đã tận tình hướng dẫn và hết lòng giúp đỡ em trong suốt
thời gian thực hiện đề tài này .
Quí thầy, cô khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng Trường Đại Học
Cần Thơ đã truyền đạt kiến thức và những kinh nghiệm bổ ích cho em .
Thân gởi về,
Các bạn lớp Trồng Trọt Khoá 28 lời chúc sức khoẻ và thành đạt trong tương lai

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

iv


MỤC LỤC
Trang
LƯỢC SỬ CÁ NHÂN ..................................................................................

iii

LỜI CẢM TẠ................................................................................................

iv


MỤC LỤC.....................................................................................................

v

DANH SÁCH HÌNH.....................................................................................

viii

DANH SÁCH BẢNG ...................................................................................

ix

TÓM LƯỢC..................................................................................................

x

MỞ ĐẦU.......................................................................................................

1

CHƯƠNG 1 ..................................................................................................

2

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .............................................................................

2

1.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ XOÀI TRÊN THẾ GIỚI .


2

1.1.1 Nguồn gốc cây xoài ........................................................................

2

1.1.2 Tình hình trồng xoài trên thế giới...................................................

2

1.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ XOÀI Ở VIỆT NAM.......

3

Trung tâm1.2.1
HọcDiện
liệu
CầnvàThơ
@bốTài
tập..............
và nghiên
tích,ĐH
sản lượng
sự phân
cây liệu
xoài ởhọc
Việt Nam
3 cứu
1.2.2 Các giống xoài ở Việt Nam ............................................................


3

1.3 ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA CÂY XOÀI .........................................

6

1.3.1 Rể....................................................................................................

6

1.3.2 Thân cây, tán cây ............................................................................

6

1.3.3 Lá và cành ......................................................................................

6

1.3.4 Hoa xoài..........................................................................................

6

1.3.5 Sự thụ phấn ở xoài ..........................................................................

7

1.3.6 Trái xoài..........................................................................................

8


1.3.7 Hạt xoài...........................................................................................

8

1.3.8 Phôi ................................................................................................

8

1.4 NHU CẦU SINH THÁI CỦA CÂY XOÀI .........................................

9

1.5 ẢNH HƯỞNG CỦA GỐC GHÉP LÊN MẮT GHÉP .........................

9

1.5.1 Hiện tượng Chimeras......................................................................

9

v


1.5.2 Sự di truyền của những biến dị gây ra bởi sự ghép ........................

10

1.5.3 Ảnh hưởng gốc ghép lên đặc điểm hình thái của mắt ghép ...........

11


1.5.4 Ảnh hưởng của gốc ghép lên sự sinh trưởng của mắt ghép ...........

12

1.5.5 Ảnh hưởng của gốc ghép lên sự ra hoa ..........................................

15

1.5.6 Ảnh hưởng của gốc ghép lên yếu tố nội sinh .................................

16

1.5.6.1 Chất điều hoà sinh trưởng.........................................................

16

1.5.6.2 Chất khoáng và chất đồng hoá .................................................

17

1.5.7 Ảnh hưởng của gốc ghép lên năng suất và phẩm chất trái .............

19

1.5.7.1 Ảnh hưởng gốc ghép lên năng suất trái .......................................

19

1.5.7.2 Ảnh hưởng của gốc ghép lên phẩm chất ....................................


20

1.5.8 Ảnh hưởng của gốc ghép lên khả năng kháng bệnh của cây ghép.

21

1.6 QUAN ĐIỂM TUYỂN CHỌN GỐC GHÉP .......................................

23

1.7 GIỐNG XOÀI LÀM GỐC GHÉP .......................................................

23

CHƯƠNG 2 ..................................................................................................

25

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP........................................................

25

Trung tâm
liệuTIỆN
ĐH THÍ
Cần
Thơ @
Tài liệu học tập và nghiên
2.1Học

PHƯƠNG
NGHIỆM
..........................................................
25 cứu
2.1.1 Địa điểm .........................................................................................

25

2.1.2 Thời gian.........................................................................................

25

2.1.3 Dụng cụ...........................................................................................

25

2.1.4 Hóa chất ..........................................................................................

25

2.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .........................................................

26

2.2.1 Bố trí thí nghiệm.............................................................................

26

2.2.2 Chỉ tiêu theo dõi .............................................................................


27

2.2.2.1 Hàm lượng dinh dưỡng trong lá ...............................................

27

- Phương pháp phân tích đạm (N)......................................................

27

- Phương pháp phân tích lân (P) ........................................................

28

- Phương pháp phân tích Kali (K)......................................................

29

- Phương pháp phân tích Ca và Mg ...................................................

31

2.2.2.2 Đặc tính nông học .....................................................................

32

vi


2.2.2.3 Sự ra hoa ...................................................................................


33

2.2.2.4 Năng suất và phẩm chất trái......................................................

33

2.2.2.5 Đặc tính và phẩm chất trái ........................................................

33

2.2.3 Kỹ thuật chăm sóc ..........................................................................

34

2.2.4 Phân tích số liệu..............................................................................

36

CHƯƠNG 3 ..................................................................................................

37

KẾT QUẢ THẢO LUẬN .............................................................................

37

3.1 HÀM LƯỢNG CÁC CHẤT DINH DƯỠNG TRONG LÁ XOÀI CÁT
HÒA LÔC .................................................................................................


37

3.1.1 Hàm lượng chất khô .......................................................................

37

3.1.2 Hàm lượng chất N, P, K, Ca và Mg trong lá .................................

37

3.2 ĐẶC TÍNH CỦA CÂY XOÀI GHÉP..................................................

39

3.2.1 Kìch thước và tổng số chồi trên cây ...............................................

39

3.2.2 Kích thước lá ..................................................................................

41

3.2.3 Đặc tính ra hoa................................................................................

42

Trung tâm Học
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên
3.2.3.1liệu
Thời ĐH

gian raCần
hoa ........................................................................
42 cứu
3.2.3.2 Tỉ lệ ra hoa và ra đọt .................................................................

43

3.2.4 Chiều dài phát hoa, tỉ lệ hoa lưỡng tính và tỉ lệ đậu trái/phát hoa..

44

3.2.5 Năng suất và thành phần năng suất ................................................

45

3.3 ĐẶC TÍNH VÀ PHẨM CHẤT TRÁI .................................................

46

3.3.1 Đặc tính trái ....................................................................................

46

3.3.1.1 Kích thước trái ..........................................................................

46

3.3.1.2 Dầy vỏ, dầy thịt trái, tỉ lệ vỏ và tỉ lệ thịt trái ............................

47


3.3.2 Phẩm chất trái .................................................................................

48

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...........................................................................

50

1 KẾT LUẬN ............................................................................................

50

2 ĐỀ NGHỊ.................................................................................................

50

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................

51

PHỤ CHƯƠNG ............................................................................................

53

vii


DANH SÁCH HÌNH
Hình

3.1

Tên hình

Trang

Hàm lượng chất khô trong lá cây xoài cát Hòa Lộc ghép trên
các loại gốc ghép khác nhau tại trại thực nghiệm khu II
ĐHCT ........................................................................................

37

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

viii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng
3.1

Tên bảng

Trang

Hàm lượng dinh dưỡng trong lá xoài cát Hòa Lộc ghép trên các
loại gốc ghép khác nhau tại Trại Thực Nghiệm khu II ĐHCT
tháng 12/2006 ...............................................................................

3.2


39

Sự phát triển kích thước cây (cm), tổng số chồi trên cây xoài
cát Hòa Lộc ghép tại Trại Thực Nghiệm khu II ĐHCT tháng
8/2005...........................................................................................

3.3

40

Kích thước lá trên cây xoài cát Hòa Lộc ghép trên các loại gốc
ghép khác nhau tại Trại Thực Nghiệm khu II ĐHCT tháng
8/2005...........................................................................................

3.4

Ngày bắt đầu ra hoa và thời gian ra hoa trên cây xoài cát Hòa
Lộc ghép tại Trại Thực Nghiêm khu II ĐHCT tháng 1/2006 ......

3.5

41
42

Tỉ lệ ra hoa và ra đọt trên phát hoa cây xoài cát Hòa Lộc ghép

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
tại Trại Thực Nghiệm khu II ĐHCT tháng 1/2006 ......................


3.6

43

Dài phát hoa, tỉ lệ hoa lưỡng tính và tỉ lệ đậu trái/phát hoa xoài
cát Hòa Lộc ghép trên các loại gốc ghép khác nhau tại Trại
Thực Nghiệm khu II ĐHCT tháng 01/2006 .................................

3.7

44

Tỉ lệ trái thu hoạch/phát hoa, năng suất và khối lượng trái xoài
cát Hòa Lộc ghép trên các loại gốc ghép khác nhau tại Trại
Thực Nghiệm khu II ĐHCT tháng 04/2006 .................................

3.8

Kích thước trái xoài cát Hòa Lộc ghép trên các loại gốc ghép
khác nhau tại Trại Thực Nghiệm khu II ĐHCT tháng 04/2006...

3.9

47

Đặc tính trái xoài cát Hòa Lộc ghép trên các loại gốc ghép khác
nhau tại Trại Thực Nghiệm khu II ĐHCT tháng 04/2006 ...........

3.10


46

48

Phẩm chất trái xoài cát Hòa Lộc ghép trên các loại gốc ghép
khác nhau tại trại thực nghiệm khu II ĐHCT tháng 04/2006 ......

ix

49


Phan Xuân Hà . 2007. Khảo sát ảnh hưởng của gốc ghép đến năng suất, phẩm chất
trái và hàm lượng dinh dưỡng trong lá xoài cát Hòa Lộc tại Trại Thực Nghiệm khu
II ĐHCT. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Trồng Trọt. Cán bộ hướng dẫn Ts.Trần Văn
Hâu.
TÓM LƯỢC
Để xác định ảnh hưởng của gốc ghép đến năng suất, phẩm chất trái và hàm
lượng dinh dưỡng trong lá cây xoài ghép. Thí nghiệm được tiến hành tại Trại Thực
Nghiệm khu II ĐHCT bắt đầu từ tháng 08/2005 và được tiến hành như sau: Chọn ra
40 cây xoài ghép trên 8 loại gốc ghép khác nhau, mỗi loại gốc ghép là một nghiệm
thức, mỗi nghiệm thức với 5 lần lặp lại, theo dõi các đặc tính hình thái cây ghép,
khả năng sinh trưởng, ra hoa, đậu trái, rụng trái non. Trên trái khảo sát năng suất
trái, chọn ngẩu nhiên 3 trái trên mỗi lần lặp lại ở mỗi nghiệm thức khảo sát kích
thước, hình thái trái, phẩm chất thịt trái, trên lá đo hàm lượng các chất dinh dưỡng
như: N, P, K, Ca, Mg bằng máy so màu, máy hấp thu nguyên tử. Kết quả ghi nhận

Trung tâm
liệu ĐH
@ Tài

học office
tập và
nghiên
cứu
trongHọc
thí nghiệm
đượcCần
xử lý Thơ
bằng phần
mềmliệu
Microsoft
Excel,
phân tích
thống kê bằng phần mềm MSTARC. Kết quả thu được trong thí nghiệm cho thấy,
nếu dùng xoài Nam Dok Mai làm gốc ghép cho xoài cát Hoà Lộc thì cây ghép về
sau sinh trưởng và phát triển khá mạnh, cây ra hoa khá đồng loạt, năng suất cao,
phẩm chất trái ngon, hàm lượng dinh dưỡng trong lá khá cao so với các nghệm thức
còn lại. Qua kết quả thí nghiệm này thấy rằng, giống xoài Nam Dok Mai là gốc
ghép có triển vọng cho xoài cát Hoà Lộc trong sản xuất cây xoài cát Hoà Lộc ghép.
Tuy nhiên, ở nhiều giống cây trồng thì cây ghép không ổn định ơ những
năm sau. Do đó cần tiếp tục theo dỗi tổ hợp ghép này trong những năm tiếp theo để
có kết luận chính xác hơn.

x


1

MỞ ĐẦU
Xoài là cây ăn quả nhiệt đới quan trọng ở nước ta, được trồng phổ biến ở nhiều

vùng trong nước để lấy quả, lấy gỗ, làm cây cảnh và cây che phủ chống xói mòn. Ở
nước ta hiện nay có hơn 100 giống xoài khác nhau và được trồng ở nhiều vùng
khác nhau như : Bình Định, Sơn La, Quãng Trị …và khắp các tỉnh ở Đồng Bằng
Sông Cửu Long (ĐBSCL) đều có mặt cây xoài với các giống nổi tiếng như: xoài
Cát, xoài Thanh Ca, xoài Hòn, xoài Thơm, xoái Bưởi, xoài Tượng,…Quả xoài chín
ngọt, thơm ngon, giàu dinh dưỡng. Trong 100g thịt quả chín có chứa 100 calo, 1112% đường tổng số, 0,2% acid, giàu Vitamim A (4,8 mg), vitamin B2 , vitamin C và
nhiều chất khoáng như: K, Ca, P, S, Cl,…Ngoài ra hoa xoài còn dùng làm thuốc
chửa bệnh và là nguồn mật tự nhiên rất tốt.
Tuy trái xoài cát Hòa Lộc có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao, được nhiều
người ưa thích. Nhưng thực tế khi trồng gặp không ít khó khăn nhất là trồng bằng
hạt thì cây sinh trưởng và phát triển tốt, ra hoa nhiều, nhưng khả năng đậu trái rất
thắp.Học
Trongliệu
nhữngĐH
nămCần
gần đây
kỹ thuật
nhân liệu
giống học
bằng phương
ghép phát
Trung tâm
Thơ
@ Tài
tập vàpháp
nghiên
cứu
triển, giống xoài này cũng được nhân lên khá nhiều, được ghép trên nhiều loại gốc
ghép khác nhau, cây ghép khi thu hoạch cho năng suất hoàn toàn khác nhau.
Xuất phát từ vấn đề trên thì đề tài: " Khảo sát ảnh hưởng của gốc ghép đến

năng suất, phẩm chất trái, hàm lượng dinh dưỡng trong lá xoài cát Hòa Lộc tại
Trại Thực Nghiệm khu II Đại Học Cần Thơ " được thực hiện nhằm mục đích:
Tìm ra một tổ hợp ghép thích hợp giúp cho xoài cát Hoà Lộc ghép tăng tỉ lệ đậu
trái, tăng năng suất, phẩm chất trái hơn.


2

CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU
THỤ XOÀI TRÊN THẾ GIỚI
1.1.1 Nguồn gốc cây xoài
Theo Trần Thế Tục (1977) xoài được trồng nhiều nơi trên thế giới, nhất là
ở vùng nhiệt đới hoặc á nhiệt đới. Nhưng chưa rõ cây xoài có nguồn gốc từ quốc gia
nào. Tuy nhiên phần lớn tác giả đều cho rằng nguồn gốc cây xoài ở miền Đông Ấn
Độ và có thể ở vùng giáp ranh Miến Điện, Việt Nam, Malaysia. Ở Lào, Campuchia
Việt Nam hiện còn nhiều cây dại ăn quả được mà có cùng loài với xoài như:
Mangifera duperreana (cây Mắc Chai) vì vậy bán đảo Đông Dương cũng có thể là
quê hương của một số giống xoài.
1.1.2Học
Tình liệu
hình trồng
xoài trên
thế @
giới Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trung tâm
ĐH Cần
Thơ
Theo thống kê của FAO (1994) hiện nay trên thế giới có khoảng 87 quốc

gia có diện tích trồng xoài lớn từ 1,8-2,2 triệu ha phân bố cụ thể như: Ở Châu Á
xoài được trồng nhiều ở Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Srilanka, Mianma, Miền
Nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Đài Loan, Philippines, Indonesia, trong đó Ấn Độ
là quốc gia có diện tích trồng xoài lớn nhất với diện tích 1,01 triệu ha và hàng năm
cung cấp cho thị trường khoảng 10 triệu tấn trái.
Ở Châu Phi vào thế kỷ thứ 10 thì cây xoài đã được nhập vào vùng này và quốc
gia trồng xoài sớm nhất là Ả Rập, mãi đến thế kỷ thứ 19 mới được trồng rộng rãi ở
các quốc gia như: Ghinê, Mali, Nigieria, Sudan.
Ở Châu Mỹ xoài được nhập vào từ Philippines từ thế kỷ thứ 16-17 và được
trồng nhiều ở Mỹ, Mêhicô, các nước Trung Mỹ, các nước vùng Caribê như: Cuba,
Haiti, các nước Nam Mỹ như Paraguay


3

1.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU
THỤ XOÀI Ở VIỆT NAM
1.2.1 Diện tích, sản lượng
và sự phân bố cây xoài ở Việt Nam
Theo kết quả điều tra Nông Thôn và Nông Nghiệp Việt Nam thì vào năm
1999 diện tích trồng xoài của nước ta là 40.700 ha, nhưng đến năm 2005 diện tích
này tăng lên đến 78.700 ha. Sản lượng trái cung cấp cho thị trường cũng tăng, năm
1999 sản lượng 188.600 tấn nhưng đến năm 2005 thì con số này lên đến 380.900
tấn.
Cây xoài được trồng khắp nơi theo kết quả điều tra Nông Thôn và Nông
Nghiệp Việt Nam thì ở vùng ĐBSCL, các tỉnh Duyên Hải Miền Trung, Trung Du
Miền Núi Phía Bắt đều có trồng xoài. Trong những năm gần đây các tỉnh Bình
Định, An Giang, Hà Giang,… đẩy mạnh diện tích trồng xoài, vì vậy mà diện tích
trồng xoài trên cả nước không ngừng gia tăng.


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.2.2 Các giống xoài ở Việt Nam
Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á cũng có thể là quê hương của cây
xoài vì thế mà cây xoài đã quen thuộc với nhân dân ta từ lâu, theo Trần Thế Tục và
csv. (1991), có khoảng 60 giống xoài hoang dại và bán hoang dại, cũng theo
Nguyễn Thị Thuận và csv. (1995), thì vùng ĐBSCL và 2 tỉnh Đồng Nai, Sông Bé
có khoảng 60 giống, cũng theo Ngô Hồng Bình và csv. (1996), miền Bắc nước ta có
khoảng 12 giống và 7 giống hoang dại, trong đó có những giống xoài khá nổi tiếng
và được trồng phổ biến như:
- Xoài Thơm: trồng nhiều ở Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ. Trọng
lượng trái trung bình từ: 250-300 gam cho năng suất cao và ổn định khoảng 200
kg/1cây.


4

- Xoài Bưởi: trồng nhiều ở Tiền Giang và nhiều nơi ở ĐBSCL nhưng với
diện tích nhỏ, quả trung bình từ 250-300 gam, thịt nhão có mùi nhựa thông.
- Xoài Thanh Ca: Trồng nhiều ở Bình Định, Cam Ranh (Khánh Hòa),
Bình Chánh (TPHCM) và trồng xen trong vườn các tỉnh ĐBSCL, quả có hình trứng
dài nặng khoảng 350-580 gam, vỏ và thịt quả màu vàng tươi, ít xơ, nhiều nước,
nhiều bột, ăn ngọt thơm ngon.
- Xoài cát Hòa Lộc: Theo Trương Bích (1998) thì giống xoài này xuất
xứ từ Huyện Cái Bè Tỉnh Tiền Giang, cây xoài đầu tiên trồng bằng hột vào năm
1928 đến năm 1939 cho trái và được đem dự thi đấu xảo ở Mỹ Tho và đạt giải nhất
và cũng từ đó giống này lan rộng khắp các tỉnh ĐBSCL như: Vĩnh Long, Đồng
Tháp, Bến Tre, Cần Thơ,…Ngày 18 tháng 10 năm 1997 giống này được trung tâm
cây ăn quả tuyển chọn và đề nghị trong dịp báo cáo khoa học do Hội Đồng khoa
học công nghệ và Bộ Nông Nghiệp-Phát triển Nông Thôn tổ chức và đến ngày 29
tháng 7 năm 1997, Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã ra

Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
quyết định công nhận giống xoài cát Hòa Lộc được đưa vào sản xuất ở các tỉnh phía
nam.
Theo Trương Bích (1998) giống xoài này có tán tròn , tán lá dày, đôi lá
nhọn và dài, mép lá gợn sóng, lá non màu tím nhạt. Thời gian từ khi trổ hoa đến khi
chín khoảng 90-105 ngày. Mùa vụ thu hoạch chính vào tháng 3 đến tháng 5 dương
lịch, cây 10-12 năm tuổi cho năng suất 150-250 kg/cây/ năm.
Theo Nguyễn Văn Kế (1997) thì cây xoài được 3 năm tuổi thường ra hoa
vào tháng 11-12 dưong lịch, nhưng kết quả ghi nhận được của Lê Vĩnh Thúc (1997)
thì mùa hoa tự nhiên của xoài Cát Hòa Lộc là vào tháng 2 dương lịch. Trước khi ra
hoa cây xoài cát Hòa Lộc cần có một mùa khô để phân hóa mầm hoa, nếu thời gian
này gặp mưa thì mầm hoa không hình thành mà chỉ có đọt lá (Vũ Công Hậu, 1999 ).
Theo Trần Thị Bé Hồng (2001) khả năng hình thành cơi đọt của xoài cát
Hòa Lộc là rất lớn, tổng số cơi đọt của cây xoài 5 năm tuổi là 90-252 cơi đọt, trung
bình là 124 cơi đọt. Theo Nguyễn Văn Kế (1997) thì xoài cát Hòa Lộc có khả năng


5

tăng trưởng nhanh hơn các giống khác trong cùng điều kiện, khi cây đựơc 3 năm
tuổi chiều cao cây là 5,1 m, đường kính tán 6,1 m, dài cơi đọt 32,6 cm, dài lá 32,5
cm, rộng lá 10,7 cm.
Trần Thượng Tuấn và csv. (1999) cho rằng xoài khó ra hoa và ra hoa
không tập trung, Trần Thị Bé Hồng (2001) thì xoài Cát Hòa Lộc tuy có số cơi đọt
rất nhiều nhưng số cơi đọt hình thành mầm hoa là rất thấp, theo Vũ Công Hậu
(1999) thì cây xoài Cát Hòa Lộc cần phải có 2 tháng mùa khô thì mới phân hóa
mầm hoa.
Theo kết quả ghi nhận của Trần Thị Bé Hồng (2001) thì hoa bắt đầu nở từ
đầu phát hoa, có màu vàng xanh, số lượng hoa nở rất ít trong 3 ngày đầu, từ ngày

thứ 4-7 hoa nở rộ và rớt nhụy nhiều, sau đó giảm dần cho tới ngày thứ 12 thì rụng
đi, ngoại trừ những hoa đã đậu.
Theo kết quả ghi nhận được của Nguyễn Thị Bé Hồng (2001) thì xoài cát
Hòa Lộc là giống có khả năng đậu quả kém và rụng quả non cao, Đặng Thanh Hải
(2000) cũng cho thấy rằng đây là giống có tỉ lệ đậu trái rất thấp. Theo Nguyễn Thị

Trung tâm
Học(2001)
liệuthì
ĐH
Cầnnhân
Thơ
Tài
liệuphấn
học
tậptượng
và nghiên
cứu
Bé Hồng
nguyên
này @
có thể
do hạt
có hiện
bất dục, thời
tiết xấu khi trổ hoa, đặc tính giống khó đậu quả, điều kiện chăm sóc…
Theo Vũ Công Hậu (1999) thì xoài cát Hòa Lộc là một giống tốt trái to,
dạng thuôn dài, đuôi trái nhỏ, bầu tròn ở phía cuống trái khi chín vỏ màu vàng
chanh, vị ngọt, thịt trái mịn, màu vàng tươi, chắc, ít xơ, tỉ lệ phần ăn được cao
khoảng 80%, hình thức trái đẹp, theo Nguyễn Minh Châu (1997) cho biết xoài cát

Hòa Lộc có thể đạt năng suất 200 kg/cây/năm, trọng lượng trái 520 gam, độ Brix
20,7%, tỉ lệ hạt 10% và tỉ lệ thịt 84,2%. Hàm lượng nhựa cuống quả ít theo khảo sát
Hồng Văn Thống (2006) thì xoài cát Hòa Lộc có lượng nhựa ở cuống trái 1,74 gam
nhựa/kg trái thắp hơn ở xoài Bưởi và xoài cát Chu, tuy nhiên thì nhựa của xoài cát
Hòa Lộc đặc và có hàm lượng enzim Peoxidase (POD) cao hơn xoài Bưởi và xoài
Cát Chu, vì vậy ở xoài cát Hòa Lộc khi thu hoạch trái dễ bị hiện tượng cháy vỏ nếu
nhựa tiếp xúc với vỏ trái. Cũng theo Vũ Công Hậu (1999) thì xoài cát Hòa Lộc có
vỏ trái rất mỏng nên khó vận chuyển xa, dễ bị dập khi vận chuyển không cẩn thận.


6

1.3 ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA CÂY XOÀI
1.3.1 Rễ
Theo Trần Thế Tục (1977) rễ xoài phần lớn tập trung ở tầng đất 0-50 cm, và có
thể ăn sâu đến 3,8 m. Theo Khan (1956) ở Pakistan cây xoài 18 tuổi có bộ rễ rộng
9 m, sâu 6-8 m nhưng phần rễ hút dinh dưỡng tập trung phạm vi cách gốc 2 m sâu
1,25 m.
Theo tài liệu của Stephens, ở Úc 1949 thì trong những năm đầu thì phần rễ
phát triển nhanh hơn phần thân, khoảng 5-6 năm thì rễ có thể ăn sâu 5,5-6 m.
1.3.2 Thân cây, tán cây
Theo Phạm Thị Hương (2003) cây xoài thuộc cây đại mộc, cây to, tán lớn,
xanh quanh năm. Tán có hình bầu dục, hình tháp hoặc hình cầu tùy theo giống,
thông thường cây cao 10-15 m có tán tương tự. Theo Singh (1960) ở Ấn Độ cây
xoài Học
có đường
kính
thânCần
8,5 mThơ
thì tán@

cây Tài
có kích
thước
36,6tập
x 45,8
Nhưng xoài
Trung tâm
liệu
ĐH
liệu
học
vàm.nghiên
cứu
ghép thì thấp hơn và có tán rộng hơn xoài trồng bằng hạt.
1.3.3 Lá và cành
Theo Phạm Thị Hương (2003) thì lá xoài mọc vòng có cuốn luôn phình to ở
đáy, tùy giống mà lá có hình dạng khác nhau như: dài, thon dài, bầu…Theo
Scarrone và Holdworth (1963), tuổi lá có thể kéo dài đến 3 năm, mỗi đợt lộc có thể
kéo dài từ 3-4 tuần, trong năm xoài có thể cho từ 1-5 đợt lộc. Lá non ra trên các
chồi mới, mọc theo chùm, mỗi chùm có từ 7-12 lá, màu lá non có thể màu tím, tím
đỏ hoặc hồng phớt đỏ tùy theo giống. Lá non đạt kích thước tối đa sau 2 tuần.
1.3.4 Hoa xoài
Theo Trần Thế Tục (1998) hoa xoài mọc thành chùm ở ngọn cành, phát hoa
dài từ 20-40 cm. Trên một chùm hoa thường có hai loại hoa, hoa đực và hoa lưỡng


7

tính, kích thước hoa nhỏ từ 6-8 mm. Trên chùm hoa thường có khoảng 200-4.000
hoa (Trần Thế Tục, 1998), hoặc từ 100-6.000 hoa (Kostermans. 1993).

Trên chùm hoa, hoa lưỡng tính thường phân bố ở phần dưới của chùm, hoa
lưỡng tính có một nhụy và một hoặc hai nhị hữu dục. Hoa đực bầu nhụy bị thoái
hóa, và chỉ có một nhị hữu dục.
Trái xoài chỉ phát triển sau khi được thụ phấn, theo Singh (1954) thì hạt phấn
có kích thước từ 24-30 µ m tùy giống, và đa số giống xoài hạt phấn thường có hình
ô van trong thời tiết khô ráo và biến dạng khi môi trường thay đổi. Nhưng theo ông
Mukherjee (1949) thì trong môi trường khô ráo hạt phấn xoài phát triển đầy đủ thì
lại có hình ê líp.
Sự nảy mầm của hạt phấn trên đầu nhụy thường rất khó khăn theo ông
Popenoe (1917) tỉ lệ hạt phấn nảy mầm khoảng 10-15%. Những nghiên cứu gần đây
nhất của Sukhvibul, N và csv. (1999), cho biết tỉ lệ nảy mầm của hạt phấn ngay cả
trong môi trường nhân tạo cũng phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ môi trường, như ở
10oC thì tỉ lệ nảy mầm là 53,9% và tăng lên 72,6 - 77,4% ở nhiệt độ 15-20oC nhưng

Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
nếu nhiệt độ tăng lên khoảng 32oC thì tỉ lệ này giảm xuống còn 68,2 %.
1.3.5 Sự thụ phấn ở xoài
Xoài là loại cây thụ phấn chéo. Theo nghiên cứu của Sharma & Singh (1970)
thì những trái tự thụ hầu như không tăng trưởng trong 15 ngày sau khi được thụ
phấn và rụng hết trong vòng 4 tuần. Trên một chùm hoa xoài thì khoảng 50% số hoa
lưỡng tính không được thụ phấn (Popenoe, 1919; Wagle, 1929; Bijhower, 1937;
Naike & Rao, 1943 và Singh, 1954).
Khả năng tiếp hợp hạt phấn của đầu nhụy cũng là yếu tố quan trọng. Theo
Wagle & Singh (1929) thì khả năng tiếp nhận hạt phấn của đầu nhụy trong 72 giờ
sau khi hoa nở nhưng tốt nhất trong ngày đầu tiên. Nhưng theo ông Popenoe (1919)
cho rằng nếu thời tiết thuận lợi hạt phấn có khả năng tiếp hợp trong vòng 2 ngày,
tuy nhiên trong thí nghiệm của Sen (1946) cho thấy chỉ một ngày sau khi hoa nở là
đầu nhụy bị héo. Để làm sáng tỏ điều này thì Spencer & Kennard (1956) đã làm thí



8

nghiệm thụ phấn nhân tạo cho xoài và thấy rằng sau khi hoa nở 3 giờ thì tỉ lệ nảy
mầm của hạt phấn là 68,4%, sau 6 giờ còn 9,9%, sau 12-24 giờ hạt phấn hoàn toàn
không có khả năng nảy mầm.
1.3.6 Trái xoài
Sau khi thụ phấn xong thì quả bắt đầu phát triển lớn dần lên. Singh (1954)
chia quá trình phát triển của trái xoài ra 4 giai đoạn: giai đoạn trứng cá kéo dài 2-3
tuần, giai đoạn hạt đậu khi quả đạt 5-35 mm, giai đoạn hòn bi khi quả lớn hơn 35
mm, giai đoạn phát triển đầy đủ. Hình dạng, kích thước và màu sắc tùy thuộc vào
từng giống. Theo Trần Thế Tục (1998) xoài có 3 nhóm, chín sớm (trái sẽ thu hoạch
2 tháng sau khi thụ tinh), chín chính vụ (trái sẽ thu hoạch 3-3,5 tháng sau khi thụ
tinh), chín muộn (trái sẽ thu hoạch 4 tháng sau khi thụ tinh). Theo nhiều tác giả thì
quả xoài lớn rất nhanh sau khi thụ tinh 2,5-3 tháng và sau đó phát triển chậm lại.
1.3.7 Hạt

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Sau khi thụ tinh xong thì hạt phát triển. Theo Trần Thế Tục (1998) thì trong
7 tuần đầu hạt phát triển chậm và chỉ bằng nửa chiều dài quả, nhưng đến tuần thứ
11-12 thì phát triển rất nhanh rồi chậm lại sau tuần thứ 13 thì hạt không lớn nữa, lúc
này hạt bằng 2/3 chiều dài quả.
1.3.8 Phôi
Phôi xoài khác với những cây khác ở chổ khi gieo một hạt mọc nhiều cây khác
nhau, theo Trần Thế Tục (1998) thì đa số xoài ở Việt Nam là đa phôi, nhưng chỉ có
một phôi hữu tính (mang đặc điểm của cha và mẹ) còn lại là phôi vô tính (mang đặc
điểm của cây mẹ) trái lại ở Ấn Độ thì đa số là xoài đơn phôi. Ở Ấn Độ thì Naik &
Gangolli (1951) đã nghiên cứu 325 giống thì thấy có 315 giống đơn phôi và những
cây mọc lên từ hạt này đều khác hoàn toàn với cây mẹ ban đầu.



9

1.4 NHU CẦU SINH THÁI CỦA CÂY XOÀI
Theo tác giả Nguyễn Thị Ngọc Ẩn (2001) cho rằng cây xoài cần cung cấp
đủ ánh sáng từ 2.000 đến 2.500 giờ/năm là thích cho sự sinh trưởng và phát triển,
nếu thiếu sẽ làm giảm năng suất, phẩm chất. Nhiệt độ thích hợp nhất cho xoài phát
triển là từ 24-26oC, trung bình là 15oC, tối thấp là 2-4oC, xoài có thể chịu được nhiệt
độ cao tới 44-45oC nhưng phải có đủ nước thì mới đảm bảo năng suất không giảm.
Theo Nguyễn Thị Ngọc Ẩn (2001) thì cho rằng ẩm độ không khí thích hợp
nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cây xoài là từ 70-75 %.
Nước rất cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cây xoài theo Đuarmannốp
(1947) thì cây xoài có thể phát triển tốt ở vùng có lượng mưa từ 500-4.000 mm
nhưng tốt nhất là 1.200-2.500 mm. Nếu ở những vùng có lượng mưa tương đối ít từ
900-1000 mm mà phân bố đều ở các tháng thì trồng xoài vẫn có năng suất cao.
Theo Terra (1967) nếu muốn trồng xoài thường xuyên cho quả thì cần có một mùa
khô ít nhất khoảng 3 tháng để cây xoài có thời gian phân hóa mầm hoa.
Trần
ThếĐH
Tục Cần
(1998) Thơ
cho rằng
loại cây
không
như những
Trung tâm Học
liệu
@xoài
Tàilàliệu
học

tậpkén
vàđấtnghiên
cứu
cây trồng khác, nó có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau như: đất lẩn nhiều sỏi đá,
đất cát, đất đồi núi, nhưng đất trồng xoài tốt nhất là đất phù sa ven sông và có độ pH
từ 5,5 - 7 là tốt nhất. Tuy xoài là cây chịu hạn giỏi nhờ có bộ rễ cọc ăn sâu nhưng lại
là cây sợ ngập úng mực nước ngầm thích hợp cho vùng trồng xoài là 2,5 m, cây
xoài cũng có thể sống được ở những vùng có nồng độ muối từ 0,04 - 0,05%.
1.5 ẢNH HƯỞNG CỦA GỐC
GHÉP LÊN MẮT GHÉP
1.5.1 Hiện tượng Chimeras
Khi ghép cây hay một nguyên nhân nào đó như va chạm mạnh, nhiệt độ, hay
hóa chất nào đó trong quá trính sinh trưởng của cây đột nhiên trên cây xuất hiện
những đốm màu khác nhau đó là hiện tượng Chimeras Nguyễn Bảo Toàn (2000)
nguyên nhân của hiện tưọng này theo Lineberger (2002) là do những tế bào mô


10

phân sinh của chồi không có khả năng tổng hợp ra sắc tố Chlorophyl, và ông đã chia
hiện tượng Chimeras ra làm 3 dạng như:
- Periclinnal Chimeras (dạng khảm bao xung quanh).
- Mericlinnal Chimeras (dạng khảm bao một phần).
- Sectorial Chimeras (dạng khảm thể ghép nêm).
Ngoài hiện tượng Chimeras là tạo thành những đốm màu trên lá, thân, trái
còn có hiện tưọng phụ của biểu bì như: không gai trên cây Mâm Xôi, không lông
trên cây bôm, biến đổi hình dạng, kích thước trái to ra (đa bội thể), màu sắc hoa,…
1.5.2 Sự di truyền của
những biến dị gây ra bởi sự ghép
Theo nhiều tác giả cho rằng khi ghép cây thì những đặc tính của gốc ghép sẽ

đựoc truyền sang mắt ghép để chứng tỏ điều này thì Trần Văn Hâu trích từ
Yagishita (1961) đã dùng cây Ớt cho thí nghiệm của ông, trong thí nghiệm này ông
dùng cây ớt có đỉnh trái dạng tù, có nhiều rãnh làm gốc ghép và cây có đỉnh trái
Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
dạng nhọn làm mắt ghép, sau khi ghép cây ghép phát triển cho trái ông lấy hạt từ

trái cây ghép đó đem gieo và tiếp tục làm mắt ghép vào gốc cây ớt trái có đỉnh dạng
tù, cứ làm như vậy đến đời thứ 3 thì ông làm một thí nghiệm khảo sát sự di truyền
những biến dị bằng cách, thu hạt của cây ghép gieo và cho tự thụ trong vòng 3 đời
và ghi nhận sự phân ly ở thế hệ sau, từ những kết quả thu được thì ông khẳng định
nếu ghép liên tiếp nhiều lần (như lai hồi giao trong lai hữu tính), thì chắc chắn tạo
thể lai ghép (Graft Hybrids). Đặc tính của gốc ghép sẽ truyền cho mắt ghép và sự
truyền này càng nhiều nếu như sự ghép lặp lại nhiều lần, và theo ông thì những đặc
tính mới này có thể là sự kết hợp lại những đặc tính của gốc ghép và mắt ghép hay
cũng có thể là một dạng hoàn toàn mới.
Tuy nhiên thì việc ghép cũng gây ra những biến đổi tính trạng từ lặn thành trội
và ngược lại, Taller và csv. (1998), ông sử dụng cây ớt cho thí nghiệm của mình
mục đích thí nghiệm của ông là làm sáng tỏ sự xuất hiện những tính trạng mới ở thế
hệ sau, ông dùng giống ớt có đỉnh trái dạng tù làm gốc ghép, giống có đỉnh trái dạng


11

nhọn làm mắt ghép, sau 3 đời ghép thì ông ghi nhận kết quả như sau, về đặc tính
trái theo ông có một hệ thống gồm hai gene kiểm soát trong đó một gene kiểm soát
đỉnh trái dạng nhọn (ở mắt ghép), một gene kiểm soát đỉnh trái dạng tù (ở gốc
ghép), sau 3 thế hệ tự thụ thì thấy ở thế hệ sau gene qui định đỉnh trái dạng tù biểu
hiện rõ ràng, còn gene qui định đỉnh trái dạng nhọn thì không biểu hiện tuy rằng
gene này biểu hiện tính trạng trội ở thế hệ dùng làm mắt ghép trong trường hợp này

chỉ biểu hiện ở dạng thể khảm trong những điều kiện nhất định.
Đặc tính cay của trái ớt cũng do gene qui định, trong trường hợp này thì
tính cay trong mắt ghép là cao hơn trong gốc ghép. Nhưng khi ông khảo sát từ thế
hệ thì thấy tính cay của mắt ghép giảm dần ông kết luận rằng gene qui định tính
trạng không cay trong gốc ghép dần dần được chuyển vào trong mắt ghép và được
biểu hiện ra ngoài rõ nhất qua những thế hệ tự thụ, ngoài những tính trạng trên còn
có những tính trạng khác cũng được di truyền như dạng cây, sự phân nhánh và số
nhánh trên cây cũng thay đổi nhiều so với dạng ban đầu dùng làm gốc ghép và mắt
ghép như cây lùn lại, nhánh nhiều hơn, màu sắc trái chín vàng hơn thay vì màu đỏ ở

Trung tâm
Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
thế hệ
đầu tiên.
Như vậy theo ông thông qua việc ghép thì một số đặc tính của gốc ghép
được chuyển từ từ qua mắt ghép, quá trình này càng tăng nếu việc ghép tiến hành
lặp lại nhiều lần, những đặc tính mới sẽ biểu hiện rõ thông qua việc tự thụ ở thế hệ
sau của cây ghép.
1.5.3 Ảnh hưởng của gốc
ghép lên đặc điểm hình thái của mắt ghép
Theo nhiều tác giả cho biết thì việc ghép cây đã có từ lâu và cũng có
nhiều nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu những ảnh hưởng của gốc ghép lên mắt
ghép, theo Trần Văn Hâu dịch thì Hirata và csv. (1995), đã tổng kết lịch sử nghiên
cứu ảnh hưởng của gốc ghép lên sự biến đổi đặc tính, hình thái của mắt ghép trên
ớt, cà chua, cà phổi, thuốc lá, đậu nành, củ cải đường, cỏ alfalfa, táo (apple). Ông
nhận thấy được tất cả thí nghiệm đều cho kết quả là khi ghép như vậy thì gốc ghép


12


luôn ảnh hưởng lên đặc tính của mắt ghép về hình thái như hình dạng màu sắc, kiểu
sắp xếp của cành, lá, hoa, trái trên cây ghép, việc ảnh hưởng này ngay cả trên cây
ghép cùng loài hoặc khác loài. Thí nghiệm gần đây của Nguyễn Trần Anh Huấn
(2006) trên cây đậu nành thì thấy có sự thay đổi hình thái rất rõ so với không ghép
như cây sinh trưởng kém đi, cho nhiều trái một hạt hơn, cây thường có dạng leo
(quấn) hơn, cành sinh nhiều chồi hơn, trái có dạng hình nhăn nheo hơn, có sự thay
đổi về cả số lá chét và lá kép trên cây. Khi quan sát cây ghép trong vườn sản xuất
cây giống thì Lê Thị Thu Hồng và csv. (2002), nhận thấy rằng cây bưởi năm roi,
bưởi da xanh khi ghép trên gốc cây Cần Thâng đều có dạng lá bất bình thường như
là bị biến đổi màu, theo Nguyễn Văn Thật (2002) khi dùng mắt ghép cây Hạnh ghép
vào gốc cây Cần Thâng thì lá có màu cẩm thạch, trái có sọc và dài hơn bình thường.
Avilán và csv. (1997), cho biết khi sử dụng gốc ghép là Xoài đơn phôi hay là đa
phôi thì đều có ảnh hưởng lên trọng lượng, kích thước và hình dạng trái của hai
giống Tommy Atkens & Haden, Nguyễn Quốc Thái (2004) trong quá trình làm thí
nghiệm ảnh hưởng của gốc ghép Bầu và Bí trên cây dưa hấu tam bội đã tiến hành

Trung tâm
Họchình
liệutháiĐH
Thơ
Tài
liệu
cứu
giải phẩu
vị tríCần
tiếp giáp
chổ@
ghép
nhận

thấyhọc
rằng tập
ở câyvà
Bầunghiên
có số lượng
bó mạch gỗ nhiều và khoảng cách giữa các bó mạch rất gần nhau hơn so với cây Bí,
cũng theo Nguyễn Quốc Thái (2004) thì chính nhờ đặc điểm trên mà khi dùng cây
Bầu làm gốc ghép cho dưa hấu thì vết ghép liền nhanh, tỉ lệ sống cao, cây sinh
trưởng và phát triển mạnh, năng suất cao hơn là khi dùng cây Bí làm gốc ghép.
1.5.4 Ảnh hưởng của gốc
ghép lên sự sinh trưởng của mắt ghép
Khảo sát ảnh hưởng của gốc ghép lên sự sinh trưởng của cà chua Lê Trường
Sinh (2006) nhận thấy có sự khác biệt rõ rệt giữa các gốc ghép khác nhau, khi dùng
gốc ghép là cà chua hoang dại thì cây ghép sinh trưởng khỏe, phát triển tốt hơn là
dùng cây cà tím hay cà cùng giống, về chiều cao thân chính của cây ghép trên gốc
cây cà dại là cao nhất so với gốc cà tím hoặc cà cùng giống, chỉ tiêu số lá trên thân
thì ở gốc cà dại cũng vượt trội so với cà tím và thấp nhất là gốc cà cùng giống,


13

đưòng kính thân chính của gốc cà dại cũng to nhất và nhỏ nhất là trên gốc cà tím,
tuy nhiên về chỉ tiêu trên trái tác giả nhận thấy kích thước trái không có sự khác biệt
có ý nghĩa. Trên cây đậu nành thì gốc ghép cũng ảnh hưởng rất rõ lên sự sinh
trưởng của mắt ghép theo Nguyễn Trần Anh Huấn (2006) khảo sát khả năng sinh
trưởng của chồi ghép đậu nành trên nhiều gốc ghép đậu nành hoang, đậu xanh, đậu
côve, đậu đủa, đậu nành cùng giống, tác giả nhận thấy rằng cây ghép trên gốc đậu
xanh cho tỉ lệ sống cao, khả năng sinh trưởng và phát triển cũng tốt hơn là khi ghép
trên những gốc đậu còn lại, nhưng cây ghép trên gốc đậu xanh thường chín sớm hơn
đậu nành hoang, đậu nành cùng giống, trong khi đó chồi ghép trên gốc đậu côve,

đậu đủa thì khả năng sinh trưởng và phát triển là kém nhất, số trái trên cây thấp và tỉ
lệ trái một hạt cao hơn so với cây không ghép. Tuy nhiên theo tác giả thì khi ghép
đậu nành trên những loại gốc ghép khác nhau đều làm giảm khả năng sinh trưởng
và phát triển, làm giảm năng suất so với đối chứng (không ghép). Nghiên cứu khả
năng sinh trưởng và phát triển của cây Dưa Hấu tam bội trên gốc ghép là cây Bầu
và Bí Nguyễn Quốc Thái (2004) cho thấy khi dùng gốc ghép là cây Bầu thì cho tỉ lệ

Trung tâm
liệu
ĐH
Cần
Thơ
Tàichồi
liệu
học
tập
nghiên
cứu
sốngHọc
cao, khả
năng
tăng
trưởng
kích@
thước
ghép
mạnh,
số và
lá trên
chồi ghép

cũng nhiều hơn khi dùng gốc ghép là cây Bí hoặc đối chứng (không ghép). Khảo sát
ảnh hưởng của gốc ghép mai vàng lên khả năng sinh trưởng và phát triển của chồi
ghép mai Huỳnh Tỷ, mai Giảo, mai Trắng Huỳnh Hoàn Thắng (2001) cho thấy
trong số ba loại mai dùng làm chồi ghép vào gốc mai vàng thì chồi mái trắng cho tỉ
lệ sống thắp nhất so với chồi mai Giảo và mai Huỳnh Tỷ, chồi mai Giảo có khả
năng sinh trưởng mạnh nhất, chồi mai Trắng thì lại tăng trưởng yếu nhất, còn chồi
mai Huỳnh Tỷ tăng khá trưởng mạnh. Cũng theo tác giả thì khi dùng mai Giảo làm
mắt ghép vào hai loại gốc ghép là mai vàng và mai Tứ Quí thì nhận thấy nếu dùng
mai Tứ Quí làm gốc ghép thì chồi mai Giảo có tỉ lệ sống cao, khả năng sinh trưởng
và phát triển tốt hơn là dùng mai vàng làm gốc ghép. Khả năng tăng trưởng của xoài
cát Hòa Lộc trên nhiều loại gốc ghép cũng khác nhau theo Võ Ngọc Trân (2001) khi
khảo sát khả năng tăng trưởng của mắt xoài cát Hòa Lộc trên 8 loại gốc ghép là xoài
cát Hòa Lộc, Nam Dok Mai, Châu Hạn Võ, Thơm, Hòn, Thanh ca, Bưởi, tác giả
nhận thấy sau khi ghép 14 tháng khả năng tăng trưởng về đường kính tán cây trên


×