Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

KHẢO sát ẢNH HƯỞNG của NAA, H3BO3 lên sự nẩy mầm của hạt PHẤN dâu hạ CHÂU (baccaurea ramiflora), tại HUYỆN PHONG điền THÀNH PHỐ cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

PHAN THỊ KIỀU OANH

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA NAA, H3BO3 LÊN SỰ
NẨY MẦM CỦA HẠT PHẤN DÂU HẠ CHÂU
(Baccaurea ramiflora), TẠI HUYỆN
PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ
CẦN THƠ

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: TRỒNG TRỌT

Cần Thơ, 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: TRỒNG TRỌT

Tên đề tài:

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA NAA, H3BO3 LÊN SỰ
NẨY MẦM CỦA HẠT PHẤN DÂU HẠ CHÂU
(Baccaurea ramiflora), TẠI HUYỆN
PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ
CẦN THƠ


Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS Trần Văn Hâu

Sinh viên thực hiện:
Phan Thị Kiều Oanh
MSSV: 3060566
Lớp: TT k32

Cần Thơ, 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

­­­­­оОо­­­­

Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư nghành Trồng trọt với đề tài

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA NAA, H3BO 3 LÊN SỰ NẨY MẦM
CỦA HẠT PHẤN DÂU HẠ CHÂU (Baccaurea ramiflora)
TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ
CẦN THƠ

Do sinh viên Phan Thị Kiều Oanh thực hiện

Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày

tháng


năm 2010

Cán bộ hướng dẫn

PGS.TS Trần Văn Hâu

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
­­­­­оОо­­­­

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư nghành
Trồng trọt với đề tài:

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA NAA, H3BO 3 LÊN SỰ NẨY MẦM
CỦA HẠT PHẤN DÂU HẠ CHÂU (Baccaurea ramiflora)
TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ
CẦN THƠ

Do sinh viên Phan Thị Kiều Oanh thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp …………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức:………………………………

DUYỆT KHOA

Cần Thơ, ngày


Trưởng Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

tháng

năm 2010

Chủ tịch Hội đồng

iii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa được ai công bố trong bất
kỳ công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

PHAN THỊ KIỀU OANH

iv


TIỂU SỬ CÁ NHÂN

Họ và tên: Phan Thị Kiều Oanh
Ngày sinh: 1987
Họ và tên cha: Phan Văn Phú

Họ và tên mẹ: Phạm Thị Nguyệt
Quê quán: Hồng Ngự – Đồng Tháp
Quá Trình học tập:
1993-1998: Trường Tiểu Học Long Thuận 3
1998-2002: Trường Trung Học Cơ Sở Long Thuận
2002-2005: Trường Phổ Thông Trung Học Hồng Ngự 2
2006-2010: Trường Đại học Cần Thơ, ngành Trồng trọt, khóa 32, Khoa
Nông Nghiệp và Sinh học Ứng Dụng

v


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng,
Cha mẹ đã suốt đời tận tụy vì sự nghiệp và tương lai của chúng con.
Tỏ lòng biết ơn sâu sắc,
Thầy Trần Văn Hâu đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, truyền đạt nhiều kinh
nghiệm quý báu giúp chúng em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.
Chân thành cảm ơn,
- Các thầy cô, cô cố vấn học tập: Lê Thị Xua, Trần Thị Bích Vân, Trần Thị
Thanh Thủy cùng toàn thể thầy cô khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng,
trường Đại Học Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức cho em trong suốt thời gian
học tại trường.
- Các anh, chị Bộ môn Khoa Học Cây Trồng đặc biệt là anh Lê Minh Quốc
đã hết lòng giúp đỡ và truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báo cho em
thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp.
- Xin cám ơn toàn thể các bạn lớp Trồng Trọt K32 đặc biệt là các bạn:
Nguyễn Liên Quốc, Lê Thị Cẩm Tú, Lê Hoàng Anh, Trần Mỹ Khuê, Nguyễn Hiền
Huỳnh, Võ Ngọc Loan Anh, Phạm Minh Sang… đã giúp đỡ và động viên tôi trong
suốt quá trình làm thí nghiệm để hoàn thành đề tài.

Thân gởi về tất cả các bạn lớp Trồng Trọt K32 lời chúc tốt đẹp nhất.

vi


Phan Thị Kiều Oanh. 2010. Khảo sát ảnh hưởng của NAA, H3BO3 lên sự nảy
mầm hạt phấn dâu Hạ Châu (Baccaurea ramiflora), tại huyện Phong Điền,
thành phố Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Trồng trọt, Khoa Nông nghiệp &
Sinh học Ứng dụng, Đại học Cần Thơ. Người hướng dẫn: PGS. TS. Trần Văn Hâu.

TÓM LƯỢC
Đề tài được thực hiện nhằm xác định sự ảnh hưởng của NAA và H3BO3 lên
sự nảy mầm và phát triển ống phấn, từ đó làm cơ sở cho các biện pháp xử lý cần
thiết để gia tăng khả năng đậu trái trên dâu Hạ Châu. Đề tài: “Khảo sát ảnh hưởng
của NAA, H3BO3 lên sự nảy mầm của hạt phấn dâu Hạ Châu (Baccaurea
ramiflora), tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ” tại phòng thí nghiệm Bộ
Môn Khoa học Cây Trồng – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng – Trường
Đại học Cần Thơ từ 12/2009 đến 3/2010. Đề tài được thực hiện với nội dung: Thí
nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, nuôi cấy hạt phấn dâu Hạ
Châu trong môi trường có chứa NAA, 10% sucrose và 1% agar, gồm năm nghiệm
thức và bốn lần lập lại tương ứng với năm nồng độ NAA (0, 10, 20, 30, 40 ppm) và
H3BO3 (0, 10, 20, 30, 40 ppm). Kết quả cho thấy, NAA có tác động dến tỷ lệ nảy
mầm của hạt phấn dâu Hạ Châu, nhưng không làm tăng chiều dài ống phấn. Khi xử
lý NAA ở nồng độ 30 ppm làm tăng 74,72% tỷ lệ nảy mầm và 40 ppm làm tăng
80,13% tỷ lệ nảy mầm hạt phấn dâu Hạ Châu sau 6 giờ nuôi cấy, nhưng không làm
tăng chiều dài ống phấn của hạt phấn. Nồng độ NAA có tương quan với tỷ lệ nảy
mầm của hạt phấn dâu Hạ Châu. Tương tự, H3BO3 có tác động dến tỷ lệ nảy mầm
và làm tăng chiều dài ống phấn xử lý H3BO3 40 ppm làm tăng 91,33% tỷ lệ nảy
mầm và 6,52 µm chiều dài ống phấn của hạt phấn dâu Hạ Châu sau 6 giờ nuôi cấy.
Nồng độ H3BO3 có tương quan với tỷ lệ nảy mầm – sự tăng trưởng ống phấn của

hạt phấn dâu Hạ Châu.

vii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

iv

TIỂU SỬ CÁ NHÂN

v

LỜI CẢM TẠ

vi

TÓM LƯỢC

vii

MỤC LỤC

viii

DANH SÁCH HÌNH

x


DANH SÁCH BẢNG

xii

MỞ ĐẦU

1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Chương 1

2

1.1 Tình hình sản xuất dâu Hạ Châu tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ 2
1.2 Đặc tính thực vật cây dâu Hạ Châu

2

1.2.1 Cây dâu Hạ Châu

2

1.2.2 Đặc điểm thực vật của hoa dâu Hạ Châu

3

1.3 Hạt phấn

4


1.3.1 Cấu tạo hạt phấn

4

1.3.2 Sự sản sinh hạt phấn

4

1.3.3 Sự nẩy mầm của hạt phấn

4

1.3.4 Kiểu nẩy mầm của hạt phấn

5

1.3.5 Hạt phấn dâu Hạ Châu

6

1.4 Tầm quan trọng của sự nảy mầm hạt phấn lên quá trình thụ phấn và thụ tinh6
1.5 Ảnh hưởng của một số loại hóa chất hóa chất lên sự nảy mầm của hạt phấn 7
1.5.1 Auxin tổng hợp – NAA (α – Naphthalene acetic acid)

7

1.5.2 Dưỡng chất Boron

8


Chương 2

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

10

2.1 Phương tiện

10

2.2 Phương pháp

10

2.2.1 Nội dung 1: Ảnh hưởng của nồng độ NAA đến sự nẩy mầm của hạt phấn
dâu Hạ Châu

10

viii


1.2.2 Nội dung 2: Ảnh hưởng của nồng độ H3BO3 đến sự nẩy mầm của hạt
phấn dâu Hạ Châu.

12

2.3 Xử lý số liệu
Chương 3


12

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

13

3.1 Nội dung 1: Ảnh hưởng của NAA đến sự nẩy mầm hạt phấn dâu Hạ Châu 13
3.1.1 Ảnh hưởng của nồng độ NAA đến sự nẩy mầm hạt phấn dâu Hạ Châu 13
3.1.2 Sự tương quan giữa nồng độ NAA và tỷ lệ nảy mầm của hạt phấn dâu Hạ
Châu

15

3.1.3 Tốc độ nảy mầm của hạt phấn dâu Hạ Châu

17

3.1.4 Ảnh hưởng của nồng độ NAA đến sự tăng trưởng chiều dài ống phấn hạt phấn
dâu Hạ Châu
18

3.4 Nội dung 2: Ảnh hưởng của nồng độ H3BO3 đến sự nẩy mầm của hạt phấn
dâu Hạ Châu

19

3.4.1 Ảnh hưởng của nồng độ H3BO3 đến sự nẩy mầm hạt phấn dâu Hạ Châu19
3.4.2 Ảnh hưởng của nồng độ H3BO3 đến sự tăng trưởng chiều dài ống phấn
hạt phấn dâu Hạ Châu


24

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

32

Kết luận

32

Đề nghị

32

TÀI LIỆU THAM KHẢO

33

PHỤ CHƯƠNG

ix


DANH SÁCH HÌNH
Hình
3.1

Tên hình
Trang

Tương quan giữa nồng độ NAA và tỷ lệ nảy mầm của hạt phấn
dâu Hạ Châu sau 6 giờ nuôi cấy trong đĩa petri tại Cần Thơ năm
16
2010

3.2

Tương quan giữa nồng độ NAA và tỷ lệ nảy mầm của hạt phấn
dâu Hạ Châu sau 12 giờ nuôi cấy trong đĩa petri tại Cần Thơ năm
2010

16

3.3

Tương quan giữa nồng độ NAA và tỷ lệ nảy mầm của hạt phấn
dâu Hạ Châu sau 18 giờ nuôi cấy trong đĩa petri tại Cần Thơ năm
2010

17

3.4

Tốc độ nảy mầm của hạt phấn dâu Hạ Châu ở những thời điểm
quan sát khác nhau dưới ảnh hưởng của nồng độ NAA trong đĩa
petri tại Cần Thơ năm 2010

18

3.5


Tương quan giữa nồng độ H3BO3 và tỷ lệ nảy mầm của hạt phấn
dâu Hạ Châu sau 6 giờ nuôi cấy trong đĩa petri tại Cần Thơ năm
2010

21

3.6

TSương quan giữa nồng độ H3BO3 và tỷ lệ nảy mầm của hạt phấn
dâu Hạ Châu sau 12 giờ nuôi cấy trong đĩa petri tại Cần Thơ năm
2010

22

3.7

Tương quan giữa nồng độ H3BO3 và tỷ lệ nảy mầm của hạt phấn
dâu Hạ Châu sau 18 giờ nuôi cấy trong đĩa petri tại Cần Thơ năm
2010

22

3.8

Tốc độ nảy mầm của hạt phấn dâu Hạ Châu ở những thời điểm
quan sát khác nhau dưới ảnh hưởng của nồng độ H3BO3 trong đĩa
petri tại Cần Thơ năm 2010

23


3.9

Hạt phấn dâu Hạ Châu trong môi trường nuôi cấy có H3BO3 sau
24 giờ nuôi cấy, quan sát ở vật kính 10X trong đĩa petri tại Cần
Thơ năm 2010. (a) 40 ppm (hạt phấn đã nảy mầm,chiều dài ống
phấn đã tăng trưởng), (b) 30 ppm, (c) 20 ppm, (d) 10 ppm và (e) 0
ppm (hat phấn chỉ mới nhú mầm, ống phấn chưa tăng trưởng)

26

3.10

Phương trình tương quan giữa nồng độ H3BO3 và sự tăng trưởng
chiều dài ống phấn của hạt phấn dâu Hạ Châu sau 6 giờ nuôi cấy
trong đĩa petri tại Cần Thơ năm 2010

27

3.11

Tương quan giữa nồng độ H3BO3 và sự tăng trưởng chiều dài ống
phấn của hạt phấn dâu Hạ Châu sau 12 giờ nuôi cấy trong đĩa petri
tại Cần Thơ năm 2010

28

x



3.12

Tương quan giữa nồng độ H3BO3 và sự tăng trưởng chiều dài ống
phấn của hạt phấn dâu Hạ Châu sau 18 giờ nuôi cấy trong đĩa petri
tại Cần Thơ năm 2010

28

3.13

Tương quan giữa nồng độ H3BO3 và sự tăng trưởng chiều dài ống
phấn của hạt phấn dâu Hạ Châu sau 24 giờ nuôi cấy trong đĩa petri
tại Cần Thơ năm 2010

29

3.14

Tốc độ tăng trưởng chiều dài ống phấn của hạt phấn dâu Hạ Châu
ở những thời điểm quan sát khác nhau dưới ảnh hưởng của nồng
độ H3BO3 trong đĩa petri tại Cần Thơ năm 2010

30

xi


DANH SÁCH BẢNG

Bảng


Tên bảng

Trang

3.1

Tỷ lệ nảy mầm (%) hạt phấn dâu Hạ Châu dưới ảnh hưởng của
các nồng độ NAA ở những thời điểm quan sát khác nhau trong đĩa
petri tại Cần Thơ năm 2010

15

3.2

Tỷ lệ nảy mầm (%) hạt phấn dâu Hạ Châu dưới ảnh hưởng của
các nồng độ H3BO3 ở những thời điểm quan sát khác nhau trong
đĩa petri tại Cần Thơ năm 2010

20

3.3

Chiều dài ống phấn (µm) hạt phấn dâu Hạ Châu dưới ảnh hưởng
của các nồng độ H3BO3 ở những thời điểm quan sát khác nhau
trong đĩa petri tại Cần Thơ năm 2010

25

xii



MỞ ĐẦU
Hiện nay dâu Hạ Châu đã trở thành “thương hiệu” của huyện Phong Điền –
thành phố Cần Thơ. Với vị ngọt thanh sẵn có, đã làm dâu Hạ Châu nổi trội hơn so
với dâu Bòn Bon hay dâu Xanh. Loại trái đặc sản này không chỉ cung ứng cho thị
trường trong nước mà còn cả thị trường ngoài nước ngoài, tạo nên tiềm năng xuất
khẩu cho nông dân trồng dâu.
Gần đây, dâu Hạ Châu đã được trồng rộng rãi. Tuy nhiên, trong thực tế sản
xuất vẫn còn tồn tại khó khăn – đó là vấn đề dâu không ruột. Bản thân nhà vườn
biết rõ việc đậu trái của cây dâu phụ thuộc rất nhiều ở hạt phấn. Nhưng bằng cách
nào để khắc phục tình trạng trên? – Việc hỗ trợ cho sự nẩy mầm của hạt phấn là một
trong những biện pháp làm tăng tỉ lệ đậu trái cho cây dâu. Bởi vì khi hạt phấn tiếp
xúc được với nướm nhụy thì tế bào ống phấn phải dài ra mới có thể thực hiện được
quá trình thụ tinh (Nguyễn Bá, 2005). Hoặc là dưỡng chất khoáng Bo hoặc là auxin
tổng hợp NAA có thể sẽ làm được điều này. Vì một trong những ảnh hưởng quan
trọng tới sinh lý cây trồng của NAA là làm vươn dài tế bào (Nguyễn Minh Chơn,
2005). Theo Nguyễn Bảo Toàn và Lê Văn Hòa (2004) thì NAA thường được sử
dụng để kích thích đậu trái. Bên cạnh đó, Bobko and Txerling (1941), trích bởi
Nguyễn Xuân Hiển và ctv., (1977) đã nghiên cứu và cho thấy khi không có Bo,
phấn hoa của một vài cây hoàn toàn không nẩy mầm; đối với những cây khác, khi
có Bo phấn hoa nẩy mầm tốt hơn hẳn, số lượng phấn hoa đã nảy mầm cũng nhiều
hơn và chiều dài của ống phấn cũng tăng.
Theo Lê Thị Hồng Thắm (2008), thì sức sống của hạt phấn dâu Hạ Châu là
khá cao (86,3%). Tuy nhiên sự nẩy mầm của hạt phấn vẫn là yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến sự đậu trái. Thí nghiệm “Khảo sát ảnh hưởng của NAA, H3BO3 lên sự
nảy mầm hạt phấn dâu Hạ Châu (Baccaurea ramiflora), tại huyện Phong Điền, thành
phố Cần Thơ” được thực hiện nhằm tìm ra nồng độ thích hợp của NAA và H3BO3
cho sự nẩy mầm của hạt phấn góp phần làm cải thiện tỉ lệ đậu trái dâu Hạ Châu.



Chương 1

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 Tình hình sản xuất dâu Hạ Châu tại huyện Phong Điền, TP Cần Thơ

Huyện Phong Điền hiện có gần 100 ha trồng dâu Hạ Châu, tập trung ở thị trấn
Phong Điền và xã Nhơn Ái. Hai địa phương này đã thành lập được Hợp tác xã dâu
Hạ Châu Phong Điền từ năm 2004. Hợp tác xã có 18 hộ xã viên, diện tích canh tác
trên 20 ha. Thương hiệu dâu Hạ Châu Phong Điền cũng đã được xây dựng từ năm
2006 và giữ vững đến nay. Dâu Hạ Châu có ba thời vụ thu hoạch trong năm. Trong
đó, vụ nghịch mùa vào tháng 5 (âl), vụ chính vào tháng 6 đến tháng 8 (âl), vụ cho trái
muộn tháng 11 (âl). Không những đáp ứng cho thị trường trong nước mà dâu Hạ
Châu còn được thương lái thu mua và đưa đi tiêu thụ ở Campuchia, Thái Lan...
(Trung tâm Thông tin Khoa học Công nghệ Quốc gia, 2007).

1.2 Đặc tính thực vật cây dâu Hạ Châu

1.2.1 Cây dâu Hạ Châu

Cây dâu (Baccaurea ramiflora) phân bố rộng rãi ở Việt Nam, ở hầu hết các
tỉnh miền núi suốt từ bắc đến nam, độ cao phân bố có thể đến 600 – 700 m (Đỗ Huy
Bích và ctv., 2004). Huyện Phong Điền là một trong những địa phương có diện tích
lớn trồng dâu (100 ha) ở Đồng bằng sông Cửu Long. Theo kết quả điều tra của Lê
Minh Quốc (2008) thì dâu Hạ Châu có hai dạng trái là giống trái tròn và giống trái
dài. Dâu Hạ Châu thường ra hoa tự nhiên vào mùa mưa (3 – 4 âl).
Về đặc tính sinh học của cây dâu, theo Phạm Hoàng Hộ (2003) dâu Ta là cây
đại mộc cao 10 – 15 m, lá thon ngược, to 10 – 20 x 3 – 9 cm, đầu nhọn, có mũi, đáy
nhọn, dày, không có lông, gân phụ 6 – 8 cặp; cuống 1,5 – 2 cm. Chùm trái thòng rất

dài từ nhánh già, quả mọng nước giống trái Bòn Bon; n = 13.


3

Dâu Hạ Châu thuộc loài đơn tính biệt chu, nhưng hoa đực và cái nở cùng lúc.
Theo Lê Minh Quốc (2008) ở dâu Hạ Châu, hoa đực và hoa cái xuất hiện cùng lúc
và phát triển trong 33,5 ± 0,9 ngày. Hoa bắt đầu nở ở giai đoạn 29,3 ± 0,4 ngày và
kéo dài trong 3,7 ± 0,3 ngày.

1.2.2 Đặc điểm thực vật của hoa dâu Hạ Châu

* Đặc điểm của hoa cái

Trên mỗi phát hoa cái có rất nhiều hoa (khoảng 59,3 ± 2,0 hoa), mỗi hoa có 4
– 6 lá đài có lông tơ và một bầu noãn có 3 nướm có lông mịn. Hoa có màu trắng hơi
xanh, không cánh hoa, lá đài có chiều dài từ 5,1 – 7,2 mm, rộng 3 – 4,2 mm, có
nhiệm vụ ôm lấy bầu noãn, lá đài này tồn tại cho đến khi thu hoạch trái (Lê Minh
Quốc, 2008).

* Đặc điểm của hoa đực

Khác với hoa cái, trên mỗi phát hoa đực có nhiều hoa hơn (khoảng 237,1 ±
14 hoa), trong đó mỗi đính hoa có 3 hoa đực. Hoa có màu vàng, mỗi hoa có 4 – 5
cánh hoa, có lông mịn, cánh hoa có chiều dài từ 1,9 – 3 mm, rộng 1 – 1,5 mm, có
5 – 6 chỉ nhị, trên mỗi chỉ nhị có 2 bao phấn, trên mỗi hoa từ 10 – 12 bao phấn, bao
phấn có màu vàng nhạt (Lê Minh Quốc, 2008).
Theo Haegens và Welzen (2000), trích bởi Huỳnh Việt Thy (2009) hoa đực
có 5 – 8 nhị, dài 0,7 – 1,1 mm, chỉ nhị dài 0,5 – 0,9 mm, thẳng. Kích thước bao
phấn từ 0,2 – 0,3 x 0,2 – 0,4 mm.



4

1.3 Hạt phấn

1.3.1 Cấu tạo hạt phấn

Theo Linskens (1964), hạt phấn được bao bởi lớp vỏ bên ngoài hay còn gọi
là bao phấn. Hạt phấn khi cắt ngang quan sát thấy bên ngoài là vách của hạt phấn
gồm hai lớp màng: màng ngoài và màng trong. Bên trong vách chứa các hợp chất
đặc biệt. Màng ngoài dầy biểu hiện nhiều tầng lớp khác nhau và chứa sporopollenin
là terpene đa phân tử; màng trong mỏng hơn chứa pectin và cellulose. Khi quan sát
dưới kính hiển vi điện tử, vỏ ngoài dường như không có hình dạng ngoại trừ mối
liên kết sợi cellulose, là đặc trưng cho lớp tế bào sơ cấp.
1.3.2 Sự sản sinh hạt phấn

Theo Spiegel-Roy và Goldschmidt (1996), trích bởi Trần Thị Bích Vân
(2008) sự sản sinh hạt phấn trải qua hai bước:
- Sự phát sinh tiểu bào tử là bước diễn ra đầu tiên trong sự phát triển hạt
phấn. Mỗi tế bào mẹ tiểu bào tử lưỡng bội phân chia giảm nhiễm, sinh ra bốn tiểu
bào tử đơn bội, mỗi tiểu bào tử đó sẽ phát triển thành một hạt phấn duy nhất.
- Sự phát sinh tiểu giao tử là bước thứ hai, trong đó các tiểu bào tử phân hóa
thành các hạt phấn hoạt động. Hạt phấn chín có liên quan tới sự phân chia nguyên
nhiễm của mỗi tiểu bào tử đơn bội. Bao phấn thường có màu vàng sáng khi hạt
phấn chín.

1.3.3 Sự nẩy mầm của hạt phấn

Sự nảy mầm của hạt phấn phụ thuộc vào tuổi và độ chín của hạt phấn

(Linskens, 1964). Thông thường thì ống phấn nảy mầm ngay trên nướm nhụy cái.
Trong môi trường nuôi cấy, ống phấn phát triển nhanh, khoảng vài mm trong một
giờ. Khi ống phấn phát triển, tế bào chất thường tích tụ ở phía đầu ống. Nhân dinh
dưỡng, các tinh tử (hay là nhân sinh sản), các bào quan của các tế bào chất và các
bọt nhỏ, tất cả chuyển từ hạt phấn vào vùng dưới miền tận cùng, còn miền tận cùng


5

lại chứa rất nhiều các bọt nhỏ. Các bọt này là do thể hình mạng và cũng có thể là từ
lưới nội chất có liên quan với việc tổng hợp nên vách ống (Nguyễn Bá, 2005).
Hạt phấn nảy mầm và ống phấn sinh trưởng được là nhờ sự kích thích của
các phytohoocmon có bản chất auxin và gibberellin. Nhiều nghiên cứu xác nhận
rằng hạt phấn là nguồn rất giàu auxin. Người ta lấy dịch chiết hạt phấn xử lý trên
nướm nhụy của một số loài cũng có thể gây ra sự sinh trưởng của bầu noãn thành
trái. Bằng phương pháp phân tích, người ta xác định rằng các chất tương tự auxin có
mặt trong hạt phấn. Tuy nhiên hàm lượng auxin trong hạt phấn không nhiều để kích
thích bầu noãn lớn lên thành quả mà chỉ góp phần nảy mầm và sinh trưởng của ống
phấn (Vũ Văn Vụ và ctv., 1998).

1.3.4 Kiểu nẩy mầm của hạt phấn

Hạt phấn có ba kiểu nảy mầm (Linskens, 1964):
- Kiểu thứ nhất: một số hạt phấn chỉ cần môi trường nước cho sự biến dưỡng
khi nảy mầm, ống phấn nhú ra khi hạt phấn có sự đáp ứng tác động năng lượng từ
bên ngoài và thường tỷ lệ nảy mầm của hạt phấn rất thấp.
- Kiểu thứ hai: bên cạnh nước, hạt phấn cần một số hóa chất đặc biệt giống
với thành phần của dịch nuốm nhụy, trong một số trường hợp xác định là đường,
trong tường hợp khác là các acid hữu cơ.
- Kiểu thứ ba: hạt phấn chỉ này mầm trong dung dịch đường với nồng độ

nhất định và nồng độ này khác nhau ở các loài khác nhau. Đường có chức năng như
nguồn cung cấp dinh dưỡng và là tác nhân thẩm thấu cần thiết. Sự nảy mầm của hạt
phấn phụ thuộc vào tuổi và độ chín của hạt phấn, nhiệt độ trong suốt thời kỳ nở hoa.


6

1.3.5 Hạt phấn dâu Hạ Châu

Hạt phấn dâu Hạ Châu có hình tròn, tách rời nhau thành từng hạt riêng,
đường kính của hạt phấn dâu Hạ Châu rất nhỏ (18,75 ± 0,29 µm), sức sống hạt phấn
rất cao (86,3 %) vì vậy có khả năng thụ phấn, thụ tinh tốt cho hoa cái (Lê Thị Hồng
Thắm, 2008).

1.4 Tầm quan trọng của sự nảy mầm hạt phấn lên quá trình thụ phấn và thụ
tinh

Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn rơi xuống nuốm (đầu nhụy) nảy mầm làm
cho noãn thụ tinh, lớn lên thành hạt (Vũ Công Hậu, 2000). Hạt phấn trên nuốm nhị
cái nảy mầm, hình thành nên ống phấn. Ống phấn mang trong đó hai giao tử đực –
tinh tử, xuyên qua vòi nhị và đạt đến noãn. Ở phần lớn cây, ống phấn xuyên vào
noãn qua lỗ noãn. Ở một số cây thì ống phấn xuyên vào noãn qua hợp điểm hay là
hợp điểm giao. Sau khi vào đến lỗ noãn thì ống phấn đi vào túi phôi, có thể qua các
trợ bào và vách của túi phôi hoặc giữa tế bào trứng và các trợ bào. Sau đó đầu tận
cùng của ống phấn vỡ ra (Nguyễn Bá, 2005). Vì vậy sự nảy mầm của hạt phấn có
ảnh hưởng rất quan trọng đến quá trình thụ phấn và thụ tinh. Nếu hạt phấn tiếp xúc
được với nuốm nhưng chưa kịp nảy mầm mà gặp mưa thì sẽ không thực hiện được
quá trình thụ phấn và thụ tinh. Mưa cũng có thể rửa trôi hoặc làm hỏng hạt phấn
trực tiếp do áp lực thẩm thấu trong hạt phấn cao, làm nổ hạt phấn đã chín (Vũ Công
Hậu, 2000).



7

1.5 Ảnh hưởng của một số loại hóa chất hóa chất lên sự nảy mầm của hạt phấn

1.5.1 Auxin tổng hợp – NAA (α – Naphthalene acetic acid)

NAA là một auxin nhân tạo, hoạt tính mạnh hơn auxin tự nhiên IAA; NAA
có vai trò quan trọng đối với phân chia tế bào. Auxin có vai trò trong pha dãn dài tế
bào, sự thành lập rễ, ức chế chồi ngọn, phát triển chồi bên, sự rụng lá và trái, sự sinh
trưởng của quả, sự tạo quả không hạt. Auxin kìm hãm sự rụng lá, rụng hoa, rụng trái
vì nó ức chế sự hình thành tầng rời ở cuống lá, hoa, trái vốn được cảm ứng với chất
ức chế sinh trưởng (Nguyễn Minh Chơn, 2005).
Auxin được tổng hợp từ các đỉnh sinh trưởng và sau đó vận chuyển phân cực
xuống rễ. Auxin di chuyển theo cả hai con đường thụ động và chủ động. Sự vận
chuyển thụ động không có tính hữu cực chủ yếu trong mô libe. Ngoài ra, theo sự
định hướng của mô, hầu như mọi tế bào sống đều ít nhiều có khả năng vận chuyển
auxin theo hướng hữu cực (từ ngọn đến gốc) theo mô hình hóa thẩm thấu cần năng
lượng (Bùi Trang Việt, 1998). Trần Văn Hâu (2005) cũng khẳng định điều này,
auxin được tổng hợp chủ yếu ở ngọn thân và lá non, hột đang phát triển từ
tryptophan hay indol được vận chuyển đến các bộ phận khác để kích thích sự tăng
trưởng tế bào. Tùy theo bộ phận của cây mà NAA có nồng độ tối hảo khác nhau. Sau
nồng độ tối hảo hiệu ứng của NAA giảm và trở nên độc ở nồng độ cao. Nồng độ ở
thân thường cao hơn nồng độ ở rễ (Salisbury và Ross, 1992).
Auxin có vai trò trong pha dãn dài tế bào, sự dãn dài của tế bào xảy ra khi có
sự hiện diện của auxin và nồng độ thích hợp cho sự dãn dài thay đổi theo các mô
khác nhau. Nồng độ quá cao có thể ức chế cho sự sinh trưởng. Sự kích thích và sự
ức chế sinh trưởng cũng thay đổi tùy cơ quan. Auxin tác động qua tính thấm của
màng. Màng tăng thể tích không thể thấm được auxin làm cho màng xếp lên để cho

các chất dễ đi qua. Auxin còn tác động lên sự chuyển động của dòng nguyên sinh
chất, dòng này không chuyển động nếu không có auxin (Nguyễn Bảo Toàn và Lê
Văn Hòa, 2004).


8

1.5.2 Dưỡng chất Boron

Theo Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài (2004), thì Bo là nguyên tố vi
lượng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây ăn trái. Chức năng của Bo
trong khoảng gian bào thì gần giống với chức năng của calcium trong điều hòa tổng
hợp và làm ổn định thành phần cấu tạo vách tế bào, bao gồm cả màng nguyên sinh
chất.
Theo Ginzburg (1961), trích bởi Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài (2004)
Bo không chỉ tạo phức mạnh với các thành phần vách mà còn cần thiết cho cấu trúc
nguyên của tế bào, hoạt động cùng với calcium như “chất kết dính giữa các tế bào”.
Một số quan sát cho thấy Bo cần thiết chủ yếu cho sự kéo dài tế bào hơn là phân
chia tế bào (Birnbaum và ctv., 1974, trích bởi Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài,
2004). Bo ảnh hưởng đến sự di chuyển các chất tạo hình và cần thiết cho sự hoạt
dộng bình thường của mô phân sinh ngọn (Nguyễn Ngọc Tân và Nguyễn Đình
Huyên, 1981).
Theo Brenchley và ctv., (1927) trích bởi Nguyễn Xuân Hiển và ctv., (1977)
Bo là nguyên tố hoàn toàn cần đối với đời sống của cây. Vai trò của Bo ở trong cây
rất đặc thù. Tình hình là Bo không thể thay thế được bằng bất cứ nguyên tố nào
khác. Những triệu chứng đặc biệt của bệnh cây do đói Bo chỉ không phát triển khi
thêm Bo vào môi trường dinh dưỡng. Khi thiếu Bo đặc biệt nghiêm trọng thì có ảnh
hưởng đến sự phát triển của các cơ quan sinh sản. Khi bị thiếu Bo nghiêm trọng,
cây bị bệnh có thể hoàn toàn không ra hoa hoặc ra hoa ít hơn.
Muốn nảy mầm được ngoài đường ra, phấn hoa cần có một chất nào đó vốn

có trong mật hoa của nuốm nhụy – chất đó là Bo. Những nghiên cứu phân tích cho
thấy hoa giàu Bo nhất so với các cơ quan khác của cây. Điều đó cho thấy ý nghĩa
lớn của Bo trong các quá trình thụ phấn và hình thành hạt ở cây (Schumucker, 1932,
trích bởi Nguyễn Xuân Hiển và ctv., 1977).
Canxi, Kali và Bo là rất cần thiết cho sự nảy mầm và tăng trưởng ống phấn
(Bilderback, 1981). Theo Chu Thị Thơm và ctv., (2006) Bo làm tăng khả năng thấm
của màng tế bào, làm cho thành tế bào vững chắc và việc vận chuyển hydrocarbon
được dễ dàng. Bo liên quan đến quá trình tổng hợp protein, lignin. Bo thiết yếu đối


9

với sự phân chia tế bào và quá trình thụ phấn ở cây. Vì Bo đặc biệt có nhiều trong
nuốm và vòi nhụy. Bo làm tăng khả năng sinh trưởng của ống phấn, kích thích hạt
phấn nảy mầm, tăng số lượng hoa, quả. Bo cần cho cây trong suốt quá trình phát
triển (Cao Phi Bằng và Nguyễn Như Khanh, 2008).
Bo có một vai trò điều chỉnh trong sự nảy mầm hạt phấn và sự tăng trưởng
ống phấn (Wang và ctv., 1981). Theo Nguyễn Văn Cử và Nguyễn Bảo Toàn (2006),
Bo có hiệu quả trên sự nảy mầm hạt phấn và sự tăng trưởng chiều dài ống phấn của
hạt phấn cam Sành.
Theo Sextakov và ctv., (1956) trích bởi Nguyễn Xuân Hiển và ctv., (1977)
thiếu Bo không chỉ phá hỏng sự phát triển bình thường của phấn hoa mà còn có ảnh
hưởng đặc biệt tiêu cực đến sự phát triển bầu hoa của cây hướng dương, tình trạng
nầy làm giảm mạnh năng xuất hạt và phẩm chất hạt hướng dương.


Chương 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

2.1 Phương tiện


- Địa điểm: Phòng thí nghiệm bộ môn Khoa học Cây Trồng, khoa Nông nghiệp &
Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại học Cần Thơ.
- Thời gian: thí nghiệm được tiến hành từ 12/2009 đến 03/2010.
- Phương tiện:
+ Hạt phấn dâu Hạ Châu (cây dâu Hạ Châu 10 năm tuổi được trồng tại
huyện Phong Điền TP Cần Thơ).
+ Kính hiển vi quang học (hiệu Olympus), trắc vi thị kính, máy chụp ảnh
kỹ thuật số, cân điện tử.
+ Đĩa Petri, bình định mức, bếp đun, kim mũi giáo.
+ Hóa chất: Đường sucrose, agar, acid boric (H3BO3) xuất xứ từ Trung
Quốc 99,5% nguyên chất, Napthalene acetic acid (NAA) xuất xứ từ Trung Quốc
95% nguyên chất.

2.2 Phương pháp

2.2.1 Nội dung 1: Ảnh hưởng của nồng độ NAA đến sự nẩy mầm của hạt phấn
dâu Hạ Châu

- Mục tiêu
Xác định ảnh hưởng của NAA đến sự nảy mầm hạt phấn và sự tăng trưởng
chiều dài ống phấn ở dâu Hạ Châu.


11

- Cách lấy mẫu
Chọn ngẫu nhiên phát hoa dâu đực trên cây dâu Hạ Châu (10 năm tuổi) tại
huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Sau đó mang về phòng thí nghiệm bảo
quản trong hộp có tẩm bông gòn ướt để hạt phấn phát triển bình thường. Không nên
lấy hoa lúc trời mưa. Hạt phấn được lấy trên những hoa sắp nở, có màu vàng sáng.


- Phương pháp thực hiện
Thí nghiệm bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với năm nghiệm thức và bốn lần lặp
lại, mỗi lần lập lại tương ứng với các nghiệm thức là một đĩa Petri có nồng độ NAA
khác nhau lần lượt là 0, 10, 20, 30 và 40 ppm trong dung dịch có 10% sucrose và
1% agar.
Các loại môi trường sau khi pha chế sẽ được cho lên bếp đun nấu cho tan
agar trong khoảng 10 phút. Sau đó, đổ vào mỗi đĩa petri 10 ml dung dịch môi
trường đã nấu ở trên, để nguội (môi trường được chuẩn bị trước 1 ngày khi bắt đầu
tiến hành thí nghiệm). Hôm sau, dùng dụng cụ hình kim để tách bao phấn ra khỏi
hoa dâu, sau đó làm vỡ bao phấn để hạt phấn rơi đều vào đĩa petri có môi trường
nuôi cấy. Tách lấy hạt phấn dâu với khoảng năm hoa đực trên một đĩa Petri, quan
sát hạt phấn dưới kính hiển vi với độ phóng đại 10X.

- Các chỉ tiêu theo dõi
+ Tỷ lệ nẩy mầm của hạt phấn được quan sát tại các thời điểm 6, 12, 18 và
24 giờ sau khi nuôi cấy. Đếm số hạt phấn nẩy mầm và tổng số hạt phấn trên thị
trường kính hiển vi 10X.
+ Chiều dài ống phấn: đo chiều dài ống phấn tại các thời điểm 6, 12, 18 và
24 giờ sau khi nuôi cấy.
+ Cách chọn thị trường: chọn những vị trí có khoảng 50 hạt phấn rồi khoanh
tròn dưới đĩa Petri để theo dõi, với ba vị trí trên đĩa khác nhau.
+ Cách đo chiều dài: dùng trắc vi thị kính để quan sát và đo.


12

1.2.2 Nội dung 2: Ảnh hưởng của nồng độ H 3BO 3 đến sự nẩy mầm của hạt
phấn dâu Hạ Châu.


Thực hiện như nội dung 1 với hóa chất là H3BO3.

2.3 Xử lý số liệu

Số liệu được xử lý bằng Excel và phân tích thống kê bằng phần mềm MSTAT C.
Dùng Excel để tính các giá trị trung bình, vẽ đồ thị. Phân tích phương sai (ANOVA) để
phát hiện sự khác biệt giữa các nghiệm thức, so sánh trung bình bằng kiểm định Duncan
ở ý nghĩa 5%. Phân tích tương quan để tìm hiểu sự tương quan giữa các yếu tố.


×