Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

KHẢO sát đặc điểm SINH học và HIỆU QUẢ của một SỐLOẠI THUỐC hóa học đối với nấm FUSARIUM MONILIFORME gây BỆNH lúa VON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

PHÙNG THỊ DIỄM CHÂU

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ HIỆU QUẢ
CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC ĐỐI
FUSARIUM
MONILIFORME
Trung tâm HọcVỚI
liệuNẤM
ĐH Cần
Thơ @ Tài
liệu học tập và nghiên cứu
GÂY BỆNH LÚA VON

LUẬN VĂN KỸ SƯ NGÀNH TRỒNG TRỌT

Năm - 2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

PHÙNG THỊ DIỄM CHÂU

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ HIỆU QUẢ
CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC ĐỐI
VỚI NẤM FUSARIUM MONILIFORME
Trung tâm Học liệu ĐHGÂY
Cần BỆNH


Thơ @LÚA
Tài liệu
học tập và nghiên cứu
VON

LUẬN VĂN KỸ SƯ NGÀNH TRỒNG TRỌT

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
Ts. Trần Thị Thu Thủy
Ks. Lê Thị Mai Thảo

Năm 2007


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Chứng nhận đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp với đề tài:
“Khảo sát đặc điểm sinh học và hiệu quả của một số loại thuốc hóa học đối với
nấm Fusarium moniliforme gây bệnh lúa von”
Do sinh viên: Phùng Thị Diễm Châu thực hiện và đề nạp.
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Cần thơ, ngày…. Tháng…. năm 2007
Cán bộ hướng dẫn

Ts. Trần Thị Thu Thủy



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn đính kèm đề tài:
“Khảo sát đặc điểm sinh học và hiệu quả của một số loại thuốc hóa học đối với
nấm Fusarium moniliforme gây bệnh lúa von”
Do sinh viên: Phùng Thị Diễm Châu
Thực hiện và bảo vệ trước hội đồng ngày: .................................................................
Luận văn đã được hội đồng đánh giá ở mức:..............................................................
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG: .......................................................................................
..................................................................................................................................

Trung ..................................................................................................................................
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2007

Duyệt khoa
TRƯỞNG KHOA NÔNG NGHIỆP
& SINH HỌC ỨNG DỤNG

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


LỜI CẢM ƠN

Kính dâng
Ba mẹ suốt đời tận tụy vì con.
Chân thành biết ơn
Cô Trần Thị Thu Thủy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời

gian làm và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Thầy cố vấn học tập Phạm Văn Phượng, quí thầy cô đã giảng dạy và hướng
dẫn tôi trong 5 năm học vừa qua, quí thầy cô thuộc bộ môn bảo vệ thực vật đã đóng
góp ý kiến quí báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn chỉnh luận văn tốt
nghiệp.
Chị Lê Thị Mai Thảo và các anh chị trong bộ môn bảo vệ thực đã tận tình giúp
đỡ và động viên tôi trong thời gian hoàn chỉnh luận văn.
Các bạn lớp trồng trọt khóa 28 đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt khóa học.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

ii


TIỂU SỬ CÁ NHÂN

PHÙNG THỊ DIỄM CHÂU con ông PHÙNG VĂN SU
và bà NGUYỄN THỊ BẢY
Sinh năm 1983, tại huyện Cai Lậy - tỉnh Tiền Giang
Cư ngụ tại: ấp Quí Trinh - Xã Nhị Quí - huyện Cai Lậy - tỉnh Tiền Giang.


Năm 1990 đến 1994: học Trường Tiểu Học Nhị Quí



Năm 1995 đến 1998 : học Trường Trung Học Cơ Sở Tân Hội




Năm 1999 đến 2001: học Trường Trung Học Phổ Thông Bán Công Tứ Kiệt



Năm 2002 đến 2007 học ở Trường Đại Học Cần Thơ.



Năm 2007 tốt nghiệp kỹ sư ngành Trồng Trọt.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

iii


MỤC LỤC
Lời cảm ơn ................................................................................................................ ii
Tiểu sử cá nhân ........................................................................................................ iii
Mục lục .................................................................................................................... iv
Danh sách hình ......................................................................................................... vi
Danh sách bảng ....................................................................................................... vii
Tóm lược................................................................................................................ viii
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ......................................................................2
1.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH LÚA VON TRÊN THẾ GIỚI......................2
1.1.1 Tình hình nghiên cứu bệnh lúa von trên thế giới..........................................2
1.1.2 Diễn biến và tình hình nghiên cứu bệnh lúa von ở nước ta...........................2
1.2 TRIỆU CHỨNG VÀ TÁC NHÂN GÂY BỆNH...................................................3
1.2.1 Triệu chứng .................................................................................................3
1.2.2 Tác nhân......................................................................................................4

1.3 ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI VÀ HÌNH THÁI HỌC CỦA NẤM FUSARIUM.........4
1.4 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA NẤM FUSARIUM ................................5

Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.4.1 Đặc điểm dinh dưỡng ..................................................................................5
1.4.2 Sinh sản của nấm Fusarium.........................................................................5
1.4.3 Độc tố của nấm Fusarium............................................................................6
1.4.4 Sự lưu tồn và lan truyền của nấm Fusarium.................................................7
1.5 ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH ĐẾN SỰ PHÁT SINH VÀ
PHÁT TRIỂN CỦA BỆNH...................................................................................8
1.5.1 Điều kiện ngoại cảnh ...................................................................................8
1.5.2 Đặc điểm phát sinh phát triển của bệnh .......................................................9
1.6 PHÒNG TRỪ BỆNH LÚA VON BẰNG BIỆN PHÁP HÓA HỌC....................10
1.7 ĐẶC ĐIỂM CÁC LOẠI THUỐC TRỪ NẤM DÙNG TRONG THÍ NGHIỆM..11
1.7.1 Thuốc Copper-B 75WP .............................................................................11
1.7.2 Carban 50SC .............................................................................................11
1.7.3 Nustar 40EC..............................................................................................12
1.7.4 Bemyl 50WP .............................................................................................12
1.7.5 Tilt Super 300EC.......................................................................................13
1.7.6 Canazole 250EC........................................................................................13
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP................................................15
2.1 PHƯƠNG TIỆN .................................................................................................15
2.1.1 Vật liệu thí nghiệm ....................................................................................15
2.1.2 Phương tiện thí nghiệm .............................................................................16
iv


2.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ........................................................................16
2.2.1 Thu mẫu, phân lập và tách ròng các chủng nấm Fusarium moniliforme….16

2.2.2 Khảo sát đặc điểm sinh học của các chủng nấm Fusarium moniliforme.....17
2.3 KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA SÁU LOẠI THUỐC ĐỐI VỚI CÁC CHỦNG
NẤM FUSARIUM MONILIFORME ...................................................................18
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................20
3.1 THU MẪU, PHÂN LẬP VÀ TÁCH RÒNG CÁC CHỦNG NẤM FUSARIUM
MONILIFORME .................................................................................................20
3.2 KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁC CHỦNG NẤM FUSARIUM
MONILIFORME .................................................................................................23
3.2.1 Quan sát dạng khuẩn lạc của các chủng nấm Fusarium moniliforme .........23
3.2.2 Đặc điểm đính bào đài...............................................................................28
3.2.3 Hình dạng và kích thước bào tử.................................................................29
3.3 KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA SÁU LOẠI THUỐC ĐỐI VỚI CÁC CHỦNG
NẤM FUSARIUM MONILIFORME THU THẬP TẠI CÁC TỈNH THUỘC
ĐBSCL ........................................................................................................................31

Trung

3.3.1 Hiệu quả của sáu loại thuốc lên sáu chủng nấm Fusarium moniliforme thu
thập tại tỉnh Cần Thơ..........................................................................................31
3.3.2 Hiệu quả của sáu loại thuốc lên 11 chủng nấm Fusarium moniliforme thu
thập tại tỉnh An Giang ........................................................................................33
tâm
liệu
Cần
Thơ
@ Tàinấm
liệu
học tập
và nghiên
cứu

3.3.3Học
Hiệu quả
củaĐH
sáu loại
thuốc
lên 11chủng
Fusarium
moniliforme
thu
thập tại tỉnh Hậu Giang ......................................................................................35
3.3.4 Hiệu quả của sáu loại thuốc lên sáu chủng nấm Fusarium moniliforme thu
thập tại tỉnh Sóc Trăng .......................................................................................37
3.3.5 Hiệu quả của sáu loại thuốc lên 13 chủng nấm Fusarium moniliforme thu
thập tại tỉnh Vĩnh Long ......................................................................................38

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................43
PHỤ CHƯƠNG........................................................................................................47

v


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tên hình

Trang


2.1

Cách bố trí thí nghiệm thử thuốc trong đĩa Petri

19

3.1

Khuẩn lạc của nấm Fusarium moniliforme dạng 1

24

3.2

Khuẩn lạc của nấm Fusarium moniliforme dạng 2

25

3.3

Khuẩn lạc của nấm Fusarium moniliforme dạng 3

25

3.4

Khuẩn lạc của nấm Fusarium moniliforme dạng 4

25


3.5

Khuẩn lạc của nấm Fusarium moniliforme dạng 5

26

3.6

Khuẩn lạc của nấm Fusarium moniliforme dạng 6

26

3.7

Khuẩn lạc của nấm Fusarium moniliforme dạng 7

26

3.8

Cách mọc của khuẩn lạc nấm Fusarium moniliforme
trên bề mặt môi trường

28

3.9

Hình dạng thể bình của nấm Fusarium moniliforme

29


3.10

Các dạng bào tử của nấm Fusarium moniliforme

30

Trung tâm
liệucủaĐH
@với
Tài
liệunấm
học
tập và nghiên
3.11 Học
Hiệu quả
mộtCần
số loạiThơ
thuốc đối
chủng
VLF4
41 cứu
3.12

Hiệu quả của một số loại thuốc đối với chủng nấm VLF4

vi

41



DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tựa bảng

Trang

2.1

Địa điểm thu mẫu ở 7 tỉnh ĐBSCL

16

2.2

Nồng độ và liều lượng của sáu loại thuốc sử dụng trong thí nghiệm

18

3.1

Địa điểm thu thập mẫu bệnh trên lúa tại ĐBSCL

21

3.2

Cấu trúc của sợi nấm trên bề mặt môi trường của các chủng

nấm Fusarium moniliforme thu thập ở các tỉnh ĐBSCL

3.3

Hiệu quả của sáu loại thuốc lên sáu chủng nấm Fusarium moniliforme
thu thập tại tỉnh Cần Thơ

3.4

32

Hiệu quả của sáu loại thuốc lên 11 chủng nấm Fusarium moniliforme
thu thập tại tỉnh An Giang

3.5

34

Hiệu quả của sáu loại thuốc lên 11 chủng nấm Fusarium moniliforme
thu thập tại tỉnh Hậu Giang

3.6

27

36

Hiệu quả của sáu loại thuốc lên 6 chủng nấm Fusarium moniliforme

Trung tâm Học

liệutạiĐH
Cần
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên
thu thập
tỉnh Sóc
Trăng
37 cứu
3.7

Hiệu quả của sáu loại thuốc lên 13 chủng nấm Fusarium moniliforme
thu thập tại tỉnh Vĩnh Long

3.8

39

Hiệu quả của 6 loại thuốc đối với sự phát triển của khuẩn ty trên
47 chủng nấm Fusarium moniliforme thuộc 5 tỉnh ở ĐBSCL trong
điều kiện phòng thí nghiệm

40

__________________________________________________________________

vii


PHÙNG THỊ DIỄM CHÂU, 2007. Khảo sát đặc điểm sinh học và hiệu quả của một
số loại thuốc hoá học đối với nấm Fusarium moniliforme gây bệnh lúa von. Luận
văn tốt nghiệp đại học, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại

Học Cần Thơ. Người hướng dẫn khoa học: Ts. Trần Thị Thu Thủy.
TÓM LƯỢC
Đề tài “Khảo sát đặc điểm sinh học và hiệu quả của một số loại thuốc hoá học
đối với nấm Fusarium moniliforme gây bệnh lúa von”. Được thực hiện từ tháng 8
năm 2006 đến tháng 2 năm 2007, tại bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp
và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ nhằm (1) Khảo sát đặc tính sinh
học của các chủng nấm Fusarium moniliforme gây bệnh lúa von tại Đồng Bằng
Sông Cửu Long (ĐBSCL). (2) Khảo sát hiệu quả của một số loại thuốc hoá học đối
với các chủng nấm Fusarium moniliforme trong điều kiện phòng thí nghiệm.
Khảo sát đặc điểm sinh học của các chủng nấm Fusarium moniliforme gây
bệnh lúa von được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm với 49 chủng nấm

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
thu thập tại các tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Tiền Giang, Vĩnh Long, Sóc
Trăng và Hậu Giang. Kết quả cho thấy, về hình dạng khuẩn lạc được chia thành 7
nhóm dựa vào đặc điểm khuẩn lạc (tròn, mép đều hoặc mép gợn sóng) và màu sắc
(tím nhạt, tím, hồng nhạt, vàng nhạt, vàng nâu và trắng). Sự phát triển của khuẩn ty
nấm trên môi trường PDA theo 2 dạng (1): sợi nấm mịn, mọc sát môi trường (2):
sợi nấm mọc bông xốp, nhô cao.
Sáu loại thuốc thử nghiệm Tilt super 300EC, Copper- B 75WP, Bemyl 50WP,
Nustar 40EC, Carban 50SC và Canazole 250EC đều cho hiệu quả ức chế sự phát
triển của khuẩn ty đối với 47 chủng nấm Fusarium moniliforme thu thập tại 5 tỉnh
thuộc ĐBSCL. Trong đó Tilt super 300EC có hiệu quả cao nhất, kế đến là Canazole
250EC, Nustar 40EC, Carban 50SC và thấp nhất là Copper- B 75WP

.

viii



MỞ ĐẦU
Hiện nay bệnh lúa von do nấm Fusarium moniliforme gây hại rất phổ biến và
trên cả diện rộng, đôi khi phát triển thành dịch cục bộ tại khu vực trong một vài năm
(Đường Hồng Dật, 1963). Ở ĐBSCL bệnh xuất hiện ở nhiều nơi, nhất là vụ đông
xuân. Bệnh có khi thành dịch trên diện rộng như vào năm 1980 ở Đồng Tháp
(Nguyễn Thị Nghiêm và Võ Thanh Hoàng, 1993). Năm 1956, bệnh gây hại nặng
trên diện rộng ở Đồng Bằng Sông Hồng và ở một số tỉnh: Hải Hưng, Thái Bình,
Nam Hà (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998). Nấm Fusarium moniliforme gây
bệnh rất phổ biến trên nhiều loại cây trồng như bắp, đậu nành, mía, khoai, rau màu,
đặc biệt là trên cây lúa… (Agrios, 1997). Chúng có thể tồn tại trong nhiều môi
trường và nhiều điều kiện khác nhau trên hạt, rơm rạ, cây mục,…đặc biệt có thể lưu
tồn, sinh sản và phát triển nhiều năm trong đất (Đường Hồng Dật, 1979). Ngoài ra
các chủng nấm này có những đặc điểm về hình dạng, kích thước, cách xâm nhiễm
và cách gây hại khác nhau…(Seifert, 1996). Chính vì sự lưu tồn và tấn công cây
cáchliệu
đa dạng
phongThơ
phú của
moniliforme,
đó đề tài cứu
Trung trồng
tâmmột
Học
ĐHvàCần
@nấm
TàiFusarium
liệu học
tập vàdonghiên
“Khảo sát đặc điểm sinh học và hiệu quả một số loại thuốc hóa học đối với nấm
Fusarium moniliforme gây bệnh lúa von ” được thực hiện nhằm mục đích:

- Khảo sát đặc tính sinh học của nấm Fusarium moniliforme gây bệnh lúa von
thu thập tại các tỉnh thuộc ĐBSCL.
- Thử nghiệm hiệu quả của một số loại thuốc hóa học trong điều kiện phòng
thí nghiệm.

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH
LÚA VON TRÊN THẾ GIỚI
1.1.1 Tình hình nghiên cứu bệnh lúa von trên thế giới
Bệnh được phát hiện đầu tiên ở Nhật Bản năm 1828 (Ito và Kimura, 1931;
trích dẫn từ Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề). (Hori, 1898; trích dẫn từ Bệnh hại cây
lúa của S.H.OU, 1983) đã giám định nấm gây bệnh là Fusarium. Về sau Fujikuroi
và Sawada (1917) (trích dẫn từ Bệnh hại cây lúa của S.H.OU, 1983) đã tìm được
giai đoạn hữu tính của nấm là Gibberella fujikuroi. Nấm sản sinh ra chất gibberellin
gây dãn dài cho các mô cây bị bệnh (Kurosawa, 1926; Yabuta, Sumuki và Hayaski,
1937; trích dẫn từ Bệnh hại cây lúa của S.H.OU, 1983). Bệnh cũng được phát hiện
và nghiên cứu ở Ấn độ (Thomas, 1933).
Việc nghiên cứu phòng trị bệnh lúa von đã được thực hiện ở nhiều nơi trên thế
giới từ việc chọn tạo giống kháng, biện pháp hóa học lẫn sinh học, như Thomas

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
(1933) đã khảo sát được 41 giống và nhận thấy các giống có khả năng chống chịu

bệnh như Wateribune có tỷ lệ bệnh là 4,13%; Aryan 4,85% và GEB 24 - 4,83; về
biện pháp hóa học thì Sürek và Gümüstekin (1981) ghi nhận các loại hóa chất :
Benlate 50 WP, Sportak, Polyram DF đều kiểm soát có hiệu quả đối với bệnh lúa

von, về biện pháp sinh học thì vi khuẩn Bacillus subtilis và nấm Trichoderma có
khả năng cho hiệu quả tốt trong việc hạn chế sự phát triển của nấm Fusarium
moniliforme.
1.1.2 Diễn biến và tình hình
nghiên cứu bệnh lúa von ở nước ta
Ở nước ta, bệnh lúa von gây hại rất phổ biến, đôi khi phát triển thành dịch cục
bộ tại khu vực trong một vài năm (Đường Hồng Dật, 1963). Bệnh có thể làm thất
thu từ 3 - 20% năng suất (Phạm Văn Kim và Lê Thị Sen, 1993). Năm 1956, bệnh
gây hại nặng trên diện rộng ở Đồng Bằng Sông Hồng, có nơi thiệt hại tới 2/3 sản
lượng. Năm 1970, bệnh xuất hiện và phá hoại nặng ở một số tỉnh: Hải Hưng, Thái

2


Bình, Nam Hà (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998). Vụ đông xuân năm 2003 2004 trên các nương mạ các giống lúa lai và một số giống lúa thuần ở tỉnh Ninh
Bình bị nhiễm bệnh lúa von gây hại nặng. Các giống bị nhiễm bệnh nặng nhất là D ưu 527, Nhị - ưu 838, tỷ lệ bệnh từ 45 - 55%, cá biệt có nơi tới 75% số cây (Viện
Bảo vệ thực vật, 2005)
Ở ĐBSCL bệnh xuất hiện ở nhiều nơi, nhất là vụ đông xuân. Bệnh có khi
thành dịch trên diện rộng như vào năm 1980 ở Đồng Tháp (Nguyễn Thị Nghiêm và
Võ Thanh Hoàng, 1993). Gần đây bệnh đã phát sinh và gây hại nhiều trên một số
giống lúa như: Jasmine 85, IR 42, OM 2517… Trong vụ đông xuân 2002 – 2003
bệnh đã làm giảm năng suất khá lớn ở Hợp tác xã Đức Thành, xã Mỹ Đức, huyện
Châu Phú (Võ Thanh Nam , 2005). Vụ lúa đông xuân năm 2005 - 2006 bệnh phát
triển mạnh ở đều khắp các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, nhiều ruộng lúa bị
nhiễm bệnh khá nặng, tỷ lệ bệnh lên tới 40 - 50%, nhất là với những vùng canh tác
ba vụ (Phạm Văn Kim, 2006).
Bệnh lúa von đã được biết đến từ lâu, những nghiên cứu về bệnh này cũng đã

Trung được
tâmthực

Học
ĐH
Cần
Thơhạn.@Năm
Tài1943,
liệuBugnicourt
học tậplà và
nghiên
hiệnliệu
nhưng
ở mức
độ giới
người
đầu tiên cứu
nghiên cứu và xác định bệnh lúa von ở Việt Nam (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề,
1998). Những năm trước đây, bệnh lúa von là bệnh không quan trọng nên các
nghiên cứu về giống kháng gần như chưa được thực hiện (Phạm Văn Kim và Lê Thị
Sen, 1993). Biện pháp phòng trị chủ yếu là áp dụng biện pháp canh tác và xử lý hạt
giống với thuốc hoá học trước khi gieo.
1.2 TRIỆU CHỨNG VÀ TÁC NHÂN GÂY BỆNH
1.2.1 Triệu chứng
Triệu chứng phổ biến và rõ ràng nhất của bệnh là hiện tượng von tức là cây
vươn dài một cách không bình thường. Triệu chứng đó có thể quan sát cả trong
ruộng mạ cũng như trong ruộng lúa. Cây mạ bệnh có chiều cao hơn so với cây bình
thường, mãnh và xanh vàng nhạt. Nhìn theo tầm đỉnh ngọn lá sẽ thấy cây mạ bị
bệnh lộ rõ và phân tán khắp ruộng. Tuy nhiên, không phải toàn thể cây bệnh đều thể

3



hiện triệu chứng von, đôi khi chúng bị thấp lùn, còi cọc hoặc bình thường (Lê
Lương tề, 1977).
Trong ruộng lúa bắt đầu chín, các cây bệnh có những nhánh gầy và cao, mang
các lá đòng màu xanh nhợt nhạt vươn cao hơn hẳn so với toàn bộ ruộng lúa. Cây
bệnh thường có ít nhánh, lá bị khô dần và chết từ lá dưới trong vài tuần lễ. Đôi khi
cây bệnh sống sót được đến lúc lúa chín nhưng chỉ sinh ra bông lép. Khi cây bệnh
đang chết các phần bên dưới của cây có thể xuất hiện một lớp nấm màu trắng hoặc
hồng. Lớp nấm đó bao gồm tản khuẩn thể dày có nhiều bào tử và sẽ lan rộng lên
phía trên sau khi cây bị chết hẳn.
1.2.2 Tác nhân
Bệnh lúa von do nấm Fusarium moniliforme gây ra, có giai đoạn sinh sản hữu
tính bằng nang nên còn được gọi là Gibberella fujikuroi.
1.3 ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI VÀ HÌNH THÁI
HỌC CỦA NẤM FUSARIUM

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Nấm Fusarium thuộc ngành Eumycota, ngành phụ Deuteromycotina, lớp
Hyphomycetes (Deuteromycetes), bộ Moniliales, họ Tuberculariaceae, giống (hay
chi) Fusarium (Chopa và Verma, 1991; Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998)
Đặc điểm hình thái của bào tử là đặc điểm chính để xác định các loài
Fusarium. Bào tử phân sinh có thể hình thành đơn độc (đơn bào tử) hay thành chuỗi
không cành bào tử phân sinh (C. Booth, 1971).
Fusarium có quả nang có màu xanh tối, hình tròn hoặc hình trứng, mặt ngoài
hơi xù xì, kích thước từ 250 - 330 x 220 - 228 µ. Tử nang hình ống dạng pittông,
trên dẹt, kích thước 90 - 102 x 7 - 9 µ, chứa 4 - 6 tử nang, hiếm có 8 tử nang bào tử,
bào tử xếp thành hàng một hoặc hàng hai, bào tử có một vách ngăn, kích thước 15 x
5, 2 µ (đa số 14 - 18 x 4, 4 - 7 µ), có trường hợp bào tử có kích thước lớn hơn (27 45 x 6 - 7 µ) (Wollenweber và Reinkinh , 1935)

4



1.4 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
CỦA NẤM FUSARIUM
1.4.1 Đặc điểm dinh dưỡng
Trong việc sử dụng vật chất hữu cơ có sẵn làm thức ăn, nấm có 2 khả năng:
một là sống trên các cơ thể hay các vật chất hữu cơ đã chết - hình thức hoại sinh, hai
là sống trên các cơ thể sống và dinh dưỡng bằng các vật chất đang sống hình thức kí
sinh (Đường Hồng Dật, 1979).
Nấm Fusarium là nấm đa thực, (Đường Hồng Dật, 1979), sống hoại sinh và
kí sinh gây bệnh trên cây trồng (Nelson & ctv, 1981).
Sợi nấm là cơ quan sinh trưởng, dinh dưỡng. Chúng tiết ra các enzyme để
phân giải nguồn hợp chất hữu cơ từ bên ngoài thành hợp chất dễ hòa tan để thẫm
thấu qua màng bán thấm của tế bào (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998). Trong
quá trình sinh trưởng và phát triển, nấm tiến hành hấp thụ các nguyên tố khoáng
như: C, N, O, H, S, P, Mg, Fe, Zn, Mo, Mn, Ca, B…các chất dinh dưỡng chủ yếu là
(glucid) và nguồn đạm (acid amin) và các acid hữu cơ khác (Vũ
Trung nguồn
tâm cacbon
Học liệu
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Triệu Mân & Lê Lương Tề, 1998).
1.4.2 Sinh sản của nấm Fusarium
Phần lớn các loài Fusarium sinh sản vô tính, một số loài có giai đoạn sinh sản
hữu tính. Những loài có hình thức sinh sản hữu tính thuộc bộ Hypocreales, họ
Euascomycetes (Pyrenomycetes), họ phụ Ascomytina với các giống (chi) Nectria,
Gibberella và Calonectria (Burgess, 1994).
- Giai đoạn sinh sản vô tính là Fusarium moniliforme. Bào tử phân sinh bao
gồm 2 lọai: đại bào tử và tiểu bào tử.
+ Tiểu bào tử (microconidia): có nhiều hình dạng khác nhau: hình oval, hình
thận, hình trứng ngược, hình quả lê, hình cầu. Tiểu bào tử thường có từ 1 - 2 tế bào,

kích thước nhỏ, không màu và không có vách ngăn ngang (Burgess, 1994), hình
thành từ cành phân nhánh dạng chạc đôi hay không phân nhánh mọc trực tiếp từ sợi

5


nấm. Tiểu bào tử tụ lại dạng bọc giả trên đại cành hay hình thành dạng chuỗi. Kích
thước bào tử (3,4 – 20) x (1,3 – 4,1) µm
+ Đại bào tử (macrocodinia): có nhiều dạng nhưng điển hình và phổ biến
nhất có hình liềm hay thẳng, hai đầu hẹp, có khi uốn cong như hình móc câu, vách
của đại bào tử có thể dày hay mỏng (Burgess, 1994), thường có từ 3 – 5 vách ngăn
ngang, số ngăn ngang thường khác nhau ở các loài, và một số loài vách ngăn không
xác định rõ (Vũ Triệu Mân & Lê Lương Tề, 1998; Seifert, 1996). Vách đại bào tử
có thể dày hoặc mỏng (Burgess, 1994). Ở một số loài vách ngăn không xác định
được rõ ràng (Seifert, 1996)
Ngoài ra, một số loài nấm Fusarium còn có khả năng hình thành hậu bào tử
hay còn gọi là bào tử áo (chlamydospore). Bào tử áo là cơ quan lưu tồn của nấm, đó
là một dạng bào tử đặc biệt hình thành từ một hay nhiều tế bào trên sợi nấm. Bào tử
áo có lớp vách dày, có khi xù xì, chịu đựng tốt với điều kiện khắc nghiệt của môi
trường và khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ nẩy mầm cho ra sợi nấm mới (Phạm Văn
Kim, 1998). Hậu bào tử có thể được sinh ra đơn độc, thành đôi, thành chuỗi hay

Trung thành
tâmcụm
Học
liệu 1996).
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
(Seifert,
Giai đọan sinh sản hữu tính là Gibberella fujikuroi. Bào tử túi không màu, có
1 ngăn ngang, kích thước (9 – 2, 2) x (5 – 12) µm. Không tạo ra bào tử hậu (Vũ

Triệu Mân & Lê Lương Tề, 1998)
1.4.3 Độc tố của nấm Fusarium
Nấm Fusarium có thể sinh ra một số độc tố gây hại cho vât nuôi và cây trồng,
có 3 nhóm độc tố được sinh ra từ Fusarium là Zearalenones, Trichothecenes,
Fumonisin (Agrios, 1997)
+ Zearalenones là một chất cực độc đối với lợn, nó là nguyên nhân gây nên sự
bất bình thường và sự thoái hóa đối với hệ sinh dục tạo nên “Hội chứng động dục”
+ Trichothecenes là độc tố được biết đến như là một vonitoxin, được sinh ra
bởi nhiều loài Fusarium sp. và một số loài nấm khác. Gây hại cho lợn và một số thú
vật khác khi chúng ăn thức ăn nhiễm độc tố này.

6


+ Fumonisin sinh ra trong hạt bắp bị nỗi mốc trong quá trình tồn trữ do nhiễm
nấm Fusarium moniliforme. Theo Nguyễn Đức Trí (1992) thì Marasas (1984) và
Burgess (1985) cho rằng khi Ngựa và Chuột ăn phải thức ăn bị nhiễm nấm này, sẽ
bị ung thư bán cầu não, người ăn phải với số lượng lớn sẽ gây ung thư họng.
Trong quá trình gây bệnh nấm tiết ra 1 số chất kích thích sinh trưởng và độc
tố, chẳng hạn gibberellin A và gibberellin B có tác dụng kích thích sinh trưởng làm
cây cao vọt, và các loại acid: acid dehydro fusarinic, vasin fusarin, acid fusarinic là
chất kìm hãm sinh trưởng làm lúa lùn đi (Vũ Triệu Mân & Lê Lương Tề, 1998).
1.4.4 Sự lưu tồn và lan truyền của nấm Fusarium
Nấm lưu tồn chủ yếu trong hạt (seedborne). Nếu nhiễm nặng hạt sẽ có màu đỏ
và mạ mọc lên sẽ bị lùn. Ngoài đồng, hạt dễ bị nhiễm ở giai đoạn trổ hoa và kéo dài
trong 3 tuần sau đó (Võ Thanh Hoàng, 1993). Nang bào tử chủ yếu phát tán trong
không khí vào ban đêm trong các tháng mưa. Nấm cũng có thể lưu tồn trong đất do
mưa rửa trôi đính bào tử hay bào tử nang trên hạt, trên cây bệnh và trên rơm rạ.

Trung tâmNấm

Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Fusarium không những tồn tại trong đất mà còn có khả năng sinh sản và
phát triển trong đất. Khi gặp điều kiện thuận lợi nó sẽ xâm nhập và gây bệnh cho
cây (Đường Hồng Dật, 1979). Đại bào tử mang chức năng như hậu bào tử, có thể
tồn tại và giữ sức sống trong đất từ 4 - 6 tháng trong điều kiện đồng ruộng và trong
điều kiện phòng thí nghiệm mức sống tới 2 năm. Loại nấm này tồn tại chủ yếu ở
dạng sợi và bào tử hữu tính trên tàn dư cây bệnh, ở trong đất và ở hạt giống (phôi
hạt) (Ito và Kimura, 1931 trích dẫn từ Vũ Triệu Mân & Lê Lương Tề, 1998). Loài
nấm F. moniliforme có khả năng qua đông (hay mùa hè ở vùng nhiệt đới) trên
những hạt hay phần thân bị nhiễm bệnh. Kanjanasoon (1965) nhận thấy loài nấm
này có thể sống trên hạt hay những phần thân bị nhiễm từ 4 – 10 tháng ở nhiệt độ
phòng và hơn 3 năm trong kho lạnh 70C

7


1.5 ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH ĐẾN
SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BỆNH
1.5.1 Điều kiện ngoại cảnh
- Nhiệt độ
Khi nhiệt độ thấp không quan sát thấy hoặc chỉ thấy rất ít cây lúa bị von. Seto
(1933b, 1935) đã thí nghiệm về ảnh hưởng của nhiệt độ đất đối với bệnh. Kết quả
cho thấy nhiệt độ 350C thích hợp cho mạ sinh trưởng cũng như cho sự gây bệnh. Ở
nhiệt độ đất 250C, vẫn còn thấy cây bị von, nhưng ở nhiệt độ 200C không còn thấy
bệnh xuất hiện được nữa. Nhiệt độ tối thích cho sinh trưởng của nấm khoảng 27 300C, tối đa là 36 – 400C và tối thiểu là 7 – 80C (Ou. 1985).
Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của Fusarium, những loài khác nhau
thì tốc độ phát triển cũng khác nhau, thậm chí những dòng khác nhau trong cùng
một loài có sự khác nhau khi nuôi trong cùng một nhiệt độ (Agrios, 1997)
Ẩm độ

Trung -tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Ẩm độ cũng ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển của bệnh lúa von. Triệu
chứng mạ bị von chỉ ở điều kiện đất ẩm ướt, còn trong điều kiện đất khô cây lại bị
ngừng sinh trưởng và còi cọc (Seto, 1933a, 1935). Ngoài ra, ẩm độ có thể ảnh
hưởng trực tiếp đến sự phát triển của mầm bệnh hay gián tiếp thông qua tính nhiễm
của cây kí chủ. Thí dụ, nấm Fusarium moniliforme thường là nguyên nhân gây bệnh
nghiêm trọng chỉ xảy ra khi cây kí chủ bị ngập úng ở giai đoạn sinh trưởng (Burgess
và ctv, 1994b)
- Ánh sáng
Ánh sáng yếu cũng là yếu tố quan trọng để bệnh phát sinh phát triển, đặc biệt
vào những thời điểm mưa kéo dài, ít ánh sáng bệnh sẽ phát triển mạnh và nhanh
hơn (Đường Hồng Dật, 1979)

8


- Vi sinh vật đất
Hầu hết những mầm bệnh có nguồn gốc từ đất bị giới hạn khả năng hoạt động
trong đất bởi sự cạnh tranh hay đối kháng với những vi sinh vật đất khác. Sự cạnh
tranh và đối kháng này là định hướng ngăn chặn khả năng hoạt động của mầm bệnh,
ngoại trừ những nơi mầm bệnh có điều kiện thuận lợi trong sự cạnh tranh (Burgess
& ctv, 1994b)
- Phân bón
Bón đạm cho đất làm kích thích sự phát triển của bệnh, bón thêm kali hoặc lân
không có tác dụng làm giãm nhẹ ảnh hưởng đó. Thêm ammonium sulphate hoặc
asparagin vào môi trường nuôi cấy cũng có tác dụng kích thích sự sinh trưởng của
nấm (Thomas, 1937; trích dẫn từ Bệnh hại cây lúa của S.H.OU, 1983). Do đó,
người ta đã kiến nghị rằng sự tăng bệnh trong những ruộng bón thêm đạm là vì sinh
trưởng của nấm được tăng lên chứ không phải là vì tính mẫn cảm của cây kí chủ

lên.
Trung được
tâmtăng
Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.5.2 Đặc điểm phát sinh phát triển của bệnh
Bệnh lúa von thường phát sinh vào những năm có thời tiết ấm áp. Nhiệt độ
thích hợp cho bệnh phát sinh và phát triển từ 24 – 320C, ẩm độ cao và ánh sáng yếu.
Nấm bệnh gây hại và tồn tại ở hạt (Chang và Sun, 1975; trích dẫn từ Vũ Triệu Mân
và Lê Lương Tề, 1998). Bào tử phân sinh và quả nang bầu ở vết bệnh thường được
mưa làm rơi xuống đất và tồn tại trong đất trở thành nguồn bệnh có khả năng xâm
nhiễm trở lại trong vòng 4 - 6 tháng.
Bào tử phân sinh của nấm chỉ phát tán vào ban đêm từ 5 đến 9 giờ tối (Sasaki,
1971). Trong khi đó bào tử túi chỉ phát tán vào lúc nửa đêm và chỉ khi có mưa xong
bào tử túi mới được phát tán vào ban ngày (Yu và Sun, 1976; trích dẫn từ Vũ Triệu
Mân và Lê Lương Tề, 1998). Các bộ phận dưới mặt đất của cây như rễ, gốc thân dễ
bị nhiễm bệnh hơn các vị trí bẹ lá và đốt thân. Rễ của cây và các bộ phận khác của
những cây lúa non ở giai đoạn mạ và thời kì lúa con gái là nhiễm bệnh mạnh nhất
(Sun, 1975; Yu, 1975)
9


Mức độ bị bệnh của cây thể hiện bằng sự cao vọt của cây, nhưng cũng có dạng
làm cho cây lùn đi, ngoài ra có dạng làm cho cây không thay đổi về kích thước của
cây (Seto, 1937; trích dẫn từ Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998). Trong quá trình
gây bệnh nấm tiết ra một số chất kích thích sinh trưởng và độc tố.
1.6 PHÒNG TRỊ BỆNH LÚA VON BẰNG
BIỆN PHÁP HÓA HỌC
Bệnh lúa von có thể được kiểm soát bởi một số hóa chất như: Captan, Captal +
Carboxin, Mancozeb, Thiram…với liều lượng từ 0, 1 - 0, 2kg/ 100kg hạt. Meletti

(1981)
Sürek và Gümüstekin (1981) (trích dẫn từ Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề,
1998) nghiên cứu về giống kháng bệnh lúa von và hiệu quả các loại hóa chất phòng
trị bệnh này. Kết quả cho thấy đã có một số giống lúa có phản ứng kháng lại với
bệnh. Ngoài ra các loại hóa chất: Benlate 50 WP, Sportak, Polyram DF, Dithane M
- 45 đều kiểm soát có hiệu quả bệnh lúa von với tỷ lệ từ 87% - 93, 3%.
trongĐH
dungCần
dịch các
hợp @
chấtTài
thủy liệu
ngân hữu
nồngvà
độ 0,1%
trong cứu
Trung tâmNgâm
Họchạtliệu
Thơ
họccơtập
nghiên
24 giờ hay 0,25% trong 2 giờ hoặc xử lý khô với hạt ở nồng độ 0,2%. Xử lý hạt
bằng Benomyl hay Benomyl + Thiram cũng cho hiệu quả tốt. Xử lý khô hạt ở nồng
độ 1 - 2% trọng lượng hạt hay ngâm hạt trong dung dịch thuốc 0,1% trong 1 giờ hay
0,05% trong 5 giờ. Hiệu quả sẽ tăng nếu xử lý hạt đã nẩy mầm được 1 mm (Nguyễn
Thị Nghiêm và Võ Thanh Hoàng, 1993)
Theo khuyến cáo của Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật An Giang, sử dụng
thuốc Carban 5EC ngâm hạt giống trước khi gieo ở nồng độ 3 ml/1 lít nước, ngâm
cho 1 kg lúa giống trong 24 giờ có tác dụng phòng trị có hiệu quả bệnh lúa von
Bhalli và ctv. (2001) báo cáo rằng Derosal có hiệu quả nhất ức chế sự phát

triển của sợi nấm Fusarium moniliforme trong điều kiện In vitro khi sử dụng ở nồng
độ 100 ppm. Các loại hóa chất Apron, Benlate, Derosal, Healthied, Ridomil, Score,
Topal và Topsin - M đều có hiệu quả kiểm soát bệnh trong điều kiện In vitro khi xử
lý hạt và tưới vào đất.

10


Yeh và ctv. (2003) cho biết khi khử hạt trước khi gieo với các loại hóa chất
Prochloraz EC, Thiophanate + Methyl + Thirram WP, Fludioxonil SC, Carprpamid
+ Imidacloprid + Fludioxonil WP, Thiophanate + Methyl + Triflumizole WP thì tỷ
lệ bệnh lúa von chỉ từ 0%-0,09% so với đối chứng không tẩy hạt là 0% - 23,2%.
Theo Suparyono và ctv. (2003) xử lý hạt với Thiram, Thiophanate-Methyl
hoặc Benomyl có hiệu quả phòng trị bệnh đến giai đoạn mạ. Tuy nhiên, sự phát
triển nhanh chống của các chủng nấm kháng lại Benomyl và Carbendazim được ghi
nhận khi sử dụng chúng một cách liên tục. Tác giả cũng cho biết Triflumizol,
Propiconazole và Prochloraz có hiệu quả đối với các chủng nấm Fusarium
moniliforme kháng lại Benomyl và Benomyl + Thiram.
1.7 ĐẶC ĐIỂM CÁC LOẠI THUỐC TRỪ NẤM
DÙNG TRONG THÍ NGHIỆM
1.7.1 Thuốc Copper-B 75WP
Hỗn hợp gồm 45% Bordeaux + 20% Zineb (Zinc Ethylene-bis-

Trung dithiocarbamate)
tâm Học liệu
ĐHBenomyl
Cần Thơ
@-NTài
liệu học tập và nghiên cứu
+ 10%

(Methyl
(1–butyl-carbamoy)-2-benzimidazole
carbamate) + 25% phụ gia.
* Tính chất
Là thuốc trừ nấm có phổ tác dụng rộng, có tính tiếp xúc và lưu dẫn lên (Trần
Văn Hai, 2000).
* Công dụng và cách dùng
Thuốc phòng trừ được nhiều bệnh như bệnh đốm vằn, bệnh cháy lá lúa. Liều
lượng sử dụng 1,5 – 2 kg/ha pha nước với nồng độ 0,3 - 0,4 % (Phạm Văn Biên và
ctv, 2000).
1.7.2 Carban 50SC
Thuốc chứa hoạt chất Carbendazim, có nhiều tên thương mại khác nhau như
Appencarb Supper 50 FL, Bavistin 50 FL, Carosal 50 WP, Derosal 50 SC,

11


Carbendazim 50 WP. Tên hoá học 2-(methyoxycarbolamino)-benzimidazole thuộc
nhóm hoá học Carbamate (Phạm Văn Biên và ctv, 2000).

* Tính chất
Thuốc nội hấp, thuộc nhóm độc IV, LD50 per os: 15.000 mg/kg, LD50 dermal:
2.000 mg/kg. ADI: 0, 01 mg/kg (Trần Văn Hai, 2000).
* Công dụng và cách dùng
Theo Phạm Văn Biên và ctv, (2000), chế phẩm huyền phù nước 50 – 60% hoạt
chất sử dụng liều lượng 0, 4 - 0, 6 lít/ha, hòa nước với nồng độ 0, 1 - 0, 15% phun
ướt đều lên cây. Có khả năng hỗn hợp với Maneb, Manconeb, Hexaconazole và
Sulfua. Dùng để trừ nhiều loại nấm bệnh hại ngủ cốc…
1.7.3 Nustar 40EC
Thuộc nhóm có hoạt chất là Flusilalazole và nhóm hoá học Triazole. Tên hoá


Trung học
tâm
Học liệu ĐH Cần
Thơ @methyl-1,
Tài liệu
học tập và nghiên cứu
là 1-[Bis-(4-fluorophenyl
methylsilyl)]
2, 4-triazole.
* Tính chất
Thuốc ở thể rắn, điểm nóng chảy 550C. Tan ít trong nước (45 mg/l ở pH = 7 –
8, 2 tan trong nhiều dung môi hữu cơ. Thuộc nhóm độc II, LD50 qua miệng 674 1.110 mg/kg. LD50 qua da > 2.000 mg/kg. LD50 xông hơi > 5 mg/l. Ít độc với cá,
không độc với ong. TGCL 7 ngày. Là thuốc trừ nấm nội hấp, phổ tác dụng rộng.
* Công dụng và cách dùng
Trừ bệnh đạo ôn, khô vằn, lem lép hạt cho lúa, bệnh phấn trắng. Liều lượng sử
dụng 0,15 - 0,3 lít/ha, pha với nước nồng độ 0,03 - 0,05% phun ướt đều lên cây. Có
thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác (Phạm Văn Biên và ctv, 2000).
1.7.4 Bemyl 50WP
Thuốc chứa hoạt chất Benomyl. Tên hóa học là Metyl 1-(butylcacbamoyl)
bezimidazole-2-ylcacbamat

12


* Tính chất:
Benomyl tinh khiết ở dạng tinh thể không màu, không tan trong nước, tan ít
trong dung môi hữu cơ, phân hủy trong môi trường acid, kiềm mạnh và trong điều
kiện bảo quản ẩm, không ăn mòn kim loại. Thuốc thuộc nhóm độc IV, LD50 per os
:> 10.000 mg/kg, LD50 dermal (thỏ) :> 10.000 mg/kg; ADI: 0,02 mg/kg; MRL: ngũ

cốc, chuối, sản phẩm khác. Thuốc ít độc đối với cá và không độc với Ong mật.
* Công dụng:
Là lọai thuốc trừ nấm bệnh tác dụng nội hấp, có phổ tác động rộng, trừ được
nhiều loại bệnh hại rau, màu, cây công nghiệp, cây ăn quả, hoa và cây cảnh. Dùng
0,3 kg/ha trừ bệnh đốm đen lúa mì, bệnh phấn trắng cho rau quả. Ở liều lượng
2kg/ha thuốc còn có tác dụng ức chế bệnh khô vằn và bệnh đạo ôn phát triển.
1.7.5 Tilt Super 300EC
Thuốc chứa hoạt chất Propiconazole và Difenoconazole. Tên hóa học là (+)H-1,2-4 triazole
Trung 1[(2,4-Diclorophenyl)-4-propyl-1,3-dioxolan-2-ylmety]-1
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học
tập và nghiên cứu
* Đặc tính
Thuốc ở thể lỏng màu vàng, tan trong nước (110 mg/lit), và nhiều dung môi
hữu cơ như: axeton, metylic, không ăn mòn kim loại. Thuốc thuộc nhóm độc III,
LD50 per os: ngũ cốc, ngô, cà phê, cây ăn quả. Thuốc độc đối với cá, không độc đối
với ong mật
* Công dụng
Propiconazole là loại thuốc trừ nấm bệnh tác dụng nội hấp. Thuốc được gia công
thành nhiều dạng như sữa (Tilt 100, Tilt 250 EC), dạng dung dịch (Tilt 125SL) và các dạng
hỗn hợp với nhiều loại thuốc trừ bệnh khác, dùng trừ bệnh, bệnh khô vằn, tiêm lửa, đốm
nâu, đạo ôn hại lúa, lúa mì, lúa mạch. Liều lượng sử dụng từ 0,5-1,01 chế phẩm/ha.

1.7.6 Canazole 250EC
Thuốc chứa hoạt chất propiconazole
* Công dụng:
13


Canazole 250 EC là thuốc trừ nấm có tác dụng nội hấp. dùng để phòng và trị
có hiệu quả đối với nhiều loại bệnh trên nhiều loại cây trồng. Canazole 250 EC còn

có tác dụng làm cứng cây, xanh lá, giúp cây trồng khỏe mạnh. Làm tăng năng suất
hạt
* Cách sử dụng:
Trên lúa dùng trừ bệnh lem lép hạt với liều lượng từ 5 - 10ml/bình 8 lít, phun
4 bình/ công 1.000 m2

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

14


×