Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

KHẢO sát đặc TÍNH HÌNH THÁI và SO SÁNH NĂNG SUẤT 24 GIỐNG lúa NGẮN NGÀY vụ ĐÔNG XUÂN 2009 – 2010 tại HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH AN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.94 MB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NN & SHƯD - VIỆN NCPT ĐBSCL
--- o0o ---

NGUYỄN TẤN ĐỨC

KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH HÌNH THÁI VÀ SO SÁNH
NĂNG SUẤT 24 GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY VỤ
ĐÔNG XUÂN 2009 – 2010 TẠI HUYỆN
CHÂU THÀNH TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ
Ngành: TRỒNG TRỌT

Cần Thơ, 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NN & SHƯD - VIỆN NCPT ĐBSCL
--- o0o ---

Luận văn tốt nghiệp kỹ sư
Ngành: TRỒNG TRỌT

KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH HÌNH THÁI VÀ SO SÁNH
NĂNG SUẤT 24 GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY VỤ
ĐÔNG XUÂN 2009 – 2010 TẠI HUYỆN
CHÂU THÀNH TỈNH AN GIANG

Cán bộ hướng dẫn:


Sinh viên thực hiện:

Ths. PHẠM THỊ PHẤN
Ths. NGÔ THỊ LỆ THỦY

NGUYỄN TẤN ĐỨC
MSSV: 3077147
Lớp: Trồng Trọt K33

Cần Thơ, 2010


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài do chính tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa được ai công bố trong
bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.

Cần thơ, ngày

tháng

năm 2010

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Tấn Đức

i



XÁC NHẬN VÀ NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................

Cần thơ, ngày

tháng

năm 2010

Cán bộ hướng dẫn

……………………………..

ii


XÁC NHẬN VÀ NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
......................................................................................................................
......................................................................................................................

......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................

Cần thơ, ngày

tháng

năm 2010

Cán bộ phản biện

……………………………..

iii


XÁC NHẬN VÀ NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................

......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................

Cần thơ, ngày

tháng

năm 2010

Chủ tịch hội đồng báo cáo

……………………………..

iv


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Họ và Tên: Nguyễn Tấn Đức
Ngày sinh: 20/04/1988
Nơi sinh: Ấp Nhơn Hiệp, Xã Nhơn Mỹ, Huyện Chợ Mới, Tỉnh An Giang.
Là con ông Nguyễn Văn Hiền và bà Hồ Thị Do.
Đã tốt nghiệp năm 2006 tại Trường Trung học phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm
Huyện Châu Thành – Tỉnh An Giang.
Năm 2007-2011 học tại Trường Đại học Cần Thơ, thuộc Khoa Nông Nghiệp và
Sinh Học Ứng Dụng, lớp Trồng Trọt khóa 33.


Cần Thơ, Ngày

Tháng

Năm 2010

Nguời viết lý lịch

Nguyễn Tấn Đức

v


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng Cha Mẹ!
Cha Mẹ suốt đời tận tụy vì sự nghiệp tương lai của con.
Thành kính biết ơn!
Cô Phạm Thị Phấn đã tạo điều kiện và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong
suốt thời gian làm đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Cô Ngô Thị Lệ Thủy đã tạo điều kiện, nhiệt tình chỉ dẫn, giúp đỡ em trong
thời gian làm đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn!
Quý thầy cô Viện Nghiên Cứu Phát Triển đồng bằng sông Cửu Long đã
nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Quý thầy cô Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng – Trường Đại Học
Cần Thơ đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý báo cho em trong suốt thời
gian em học ở trường.
Cố vấn học tập thầy Trần Văn Hâu và các bạn sinh viên lớp Trồng Trọt khóa
33 đã giúp đỡ, động viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp.

Gởi lời thân ái đến tất cả các bạn sinh viên của Khoa Nông Nghiệp & Sinh
Học Ứng Dụng và Viện Nghiên Cứu Phát Triển đồng bằng sông Cửu Long
những lời tốt đẹp nhất.
Nguyễn Tấn Đức

vi


TÓM LƯỢC

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lúa gạo trọng điểm cả nước.
Công việc chọn tạo các giống lúa mới có kiểu hình đẹp, năng suất cao được thực
hiện liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và xuất khẩu. Do đó đề tài “ Khảo sát
đặc tính hình thái và so sánh năng suất 24 giống lúa cao sản ngắn ngày, vụ Đông
Xuân 2009 – 2010 Tại Châu Thành – An Giang ” được thực hiện nhằm mục đích
tìm ra được giống lúa có năng suất cao, kiểu hình đẹp trong bộ giống lúa, qua đó
giúp người nông dân dễ dàng hơn trong việc lựa chọn giống cho mùa vụ của mình,
từ đó gia tăng thu nhập cho người nông dân.
Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 24 nghiệm thức
là 24 giống lúa (MTL603, MTL631, MTL651, MTL684, MTL685, MTL686,
MTL687, MTL618, MTL638, MTL641, MTL655, MTL658, MTL662, MTL664,
MTL688, MTL689, MTL690, MTL691, MTL692, MTL693, MTL694, MTL695,
OMCS2000 (đc), MTL145 (đc)). Với 3 lần lập lại, các giống lúa được gieo theo
phương pháp mạ sân, sau đó cấy xuống ruộng thí nghiệm mật độ 15x15 cm, công
thức bón phân 90N - 60P2O5 - 60K2O.
Kết quả cho thấy thời gian sinh trưởng từ 88 – 96 ngày, chiều cao biến thiên
từ 91-122 cm, năng suất trung từ 5,7-8,0 tấn/ha.
Trong đó các giống được đánh giá cao và có triển vọng là:
- MTL692 năng suất cao 8,0 tấn/ha, hơi kháng rầy nâu và bệnh vàng lùn, hơi
kháng cháy bìa lá, chiều cao trung bình 106 cm, thời gian sinh trưởng ngắn 93

ngày, kiểu hình cây lúa lý tưởng.
- MTL662 năng suất cao 7,8 tấn/ha, hơi kháng rầy nâu và bệnh vàng lùn, hơi
kháng cháy bìa lá, chiều cao trung bình 107 cm, thời gian sinh trưởng ngắn 92 ngày,
kiểu hình cây lúa lý tưởng.
- MTL695 năng suất cao 7,7 tấn/ha, hơi kháng rầy nâu và bệnh vàng lùn, hơi
kháng cháy bìa lá, chiều cao 122 cm, thời gian sinh trưởng ngắn 92 ngày, kiểu hình
cây lúa đẹp.

vii


- MTL688 năng suất cao 7,5 tấn/ha, hơi kháng rầy nâu và bệnh vàng lùn, hơi
kháng cháy bìa lá, chiều cao trung bình 99 cm, thời gian sinh trưởng ngắn 92 ngày,
kiểu hình cây lúa đẹp.
- MTL693 năng suất cao 7,4 tấn/ha, hơi kháng rầy nâu và bệnh vàng lùn, hơi
kháng cháy bìa lá, chiều cao trung bình 101 cm, thời gian sinh trưởng ngắn 92 ngày,
kiểu hình cây lúa đẹp.
Trong các giống trên, triển vọng là 2 giống MTL692, MTL662 năng suất
cao, và kháng bệnh, thân thấp hạn chế đổ ngã.

viii


MỤC LỤC
Tóm lược............................................................................................................. viii
Mục lục .................................................................................................................. x
Danh sách hình ..................................................................................................... xii
Danh sách bảng ................................................................................................... xiii
Mở đầu ................................................................................................................... 1
Chương 1: Lược khảo tài liệu ................................................................................. 2

1.1 Vai trò của giống trong sản xuất nông nghiệp .............................................. 2
1.1.1 Giống lúa ............................................................................................. 2
1.1.2 Vai trò của giống lúa trong canh tác ..................................................... 2
1.2 Tiến trình chọn giống lúa ............................................................................. 3
1.2.1 Chọn vật liệu khởi đầu ......................................................................... 3
1.2.2 Thí nghiệm sơ khởi .............................................................................. 3
1.2.3 Thí nghiệm hậu kỳ ............................................................................... 3
1.2.4 So sánh năng suất................................................................................. 4
1.2.5 Chọn giống phổ biến và đặt tên ............................................................ 4
1.3 Quan điểm về kiểu hình cây lúa năng suất cao ............................................ 4
1.4 Đặc điểm nông học ...................................................................................... 5
1.4.1 Thời gian sinh trưởng........................................................................... 5
1.4.2 Chiều cao cây lúa ................................................................................. 5
1.4.3 Tỉ lệ chồi hữu hiệu ............................................................................... 6
1.4.4 Chiều dài bông ..................................................................................... 6
1.5 Năng suất và thành phần năng suất ............................................................. 7
1.5.1 Số bông trên mét vuông ....................................................................... 7
1.5.2 Số hạt chắc trên bông ........................................................................... 7
1.5.3 Phần trăm hạt chắc ............................................................................... 8
1.4.4 Trọng lượng 1000 hạt........................................................................... 8
1.6 Tính kháng – nhiễm bệnh............................................................................. 9
Chương 2 Phương tiện và phương pháp.................................................................10
2.1 Phương tiện ................................................................................................10
2.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm.......................................................10
2.1.2 Bộ giống lúa.......................................................................................10
2.2 Phương pháp thí nghiệm.............................................................................11
2.2.1 Bố trí thí nghiệm ................................................................................11
2.2.2 Phương pháp thí nghiệm ....................................................................12
2.2.3 Phương pháp thu thập dữ liệu.............................................................13
2.2.4 Phương pháp tính thành phần năng suất và năng suất .........................16

2.2.5 Phương pháp phân tích số liệu ...........................................................17
Chương 3 Kết quả thảo luận ..................................................................................18
3.1 Ghi nhận tổng quát .....................................................................................18
3.2 Đặc tính cây lúa..........................................................................................18
3.2.1 Các hình tính của lá............................................................................20
3.2.2 Các hình tính của thân và bông ..........................................................23
3.2.3 Thời gian sinh trưởng ........................................................................25

ix


3.2.4 Tính đổ ngã........................................................................................25
3.2.5 Chiều cao cây.....................................................................................25
3.2.6 Số chồi trên bụi ..................................................................................26
3.2.7 Chiều dài bông ...................................................................................26
3.3 Tình hình sâu bệnh .....................................................................................28
3.3.1 Rầy nâu..............................................................................................28
3.3.2 Bệnh cháy bìa lá.................................................................................28
3.3.3 Bệnh vàng lùn ....................................................................................29
3.4 Thành phần năng suất và năng suất thực tế.................................................30
3.4.1 Thành phần năng suất ........................................................................30
3.4.2 Năng suất thực tế ...............................................................................32
Chương 4 Kết luận và để nghị ...............................................................................35
4.1 Kết luận......................................................................................................35
4.2 Đề nghị .....................................................................................................35

x


DANH SÁCH HÌNH

Hình 2.1 Sơ đồ thí nghiệm của 24 giống lúa ngắn ngày vụ Đông Xuân 2009-2010
tại trại giống Bình Đức, huyện Châu Thành, Tỉnh An Giang .................................11
Hình 2.2 Mạ sân sau khi gieo.................................................................................12
Hình 2.3 Phân lô và cấy mạ ...................................................................................12
Hình 2.4 Sơ đồ lấy mẫu năng suất và thành phần năng suất ..................................17

xi


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 Danh sách 24 giống lúa ..........................................................................10
Bảng 3.1 Các hình thái về lá lúa cùa 24 giống lúa ngắn ngày vụ Đông Xuân
2009-2010 tại trại giống Bình Đức, huyện Châu Thành, Tỉnh An Giang................20
Bảng 3.2 Các hình thái về thìa lá và góc độ lá của 24 giống lúa ngắn ngày
vụ Đông Xuân 2009-2010 tại trại giống Bình Đức, huyện Châu Thành,
Tỉnh An Giang.......................................................................................................22
Bảng 3.3 Các hình thái về thân và hoa lúa của 24 giống lúa ngắn ngày
vụ Đông Xuân 2009-2010 tại trại giống Bình Đức, huyện Châu Thành,
Tỉnh An Giang ......................................................................................................24
Bảng 3.4 Các đặc tính nông học của 24 giống lúa ngắn ngày vụ Đông Xuân
2009-2010 tại trại giống Bình Đức, huyện Châu Thành, Tỉnh An Giang ...............27
Bảng 3.5 Tình hình sâu bệnh của 24 giống lúa ngắn ngày vụ Đông Xuân
2009-2010 tại trại giống Bình Đức, huyện Châu Thành, Tỉnh An Giang ...............29
Bảng 3.6 Năng suất và thành phần năng suất của 24 giống lúa ngắn ngày vụ Đông
Xuân
2009-2010 tại trại giống Bình Đức, huyện Châu Thành, Tỉnh An Giang................34

xii



MỞ ĐẦU
Lúa là cây lương thực quan trọng nhất ở nước ta và đặc biệt là ở Đồng bằng
sông Cửu Long (ĐBSCL). Trồng lúa là một nghề truyền thống của nhân dân Việt
Nam từ rất xưa, những năm gần đây, Việt Nam đã tham gia vào thị trường lúa gạo
quốc tế với sản lượng gạo xuất khẩu hàng năm đứng thứ 2 trong số các nước xuất
khẩu gạo nhiều nhất trên thế giới.
Diện tích trồng lúa năm 2008 trong cả nước đạt 7.399,6 nghìn ha, tăng 2,8%
so với năm trước với sản lượng là 38,63 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,869 tỉ
USD, chiếm 18% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông-lâm-thủy sản cả năm, trong
đó ĐBSCL đóng góp hơn 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Hàng năm,
ĐBSCL sử dụng khoảng 2 triệu tấn phân bón hóa học và gần 500.000 tấn thuốc bảo
vệ thực vật, việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật quá cao dẫn đến tồn dư
hóa chất trong đất, bộc phát rầy nâu mạnh mẽ trong những năm gần đây, giảm năng
suất lúa và kết quả là giảm thu nhập của người nông dân.
Bên cạnh đó, để gia tăng năng suất lúa cũng như một số cây trồng khác, việc
chọn các giống có năng suất cao, chất lượng tốt cho mùa vụ là xu thế mới đã được
áp dụng rộng rãi trên đồng ruộng trong những năm gần đây. Việc sử dụng các giống
có năng suất cao, chất lượng tốt, nhằm mục đích nâng cao năng suất và phẩm chất
hạt gạo sau mỗi lần thu hoạch, để góp phần vào việc đưa hạt gạo của nước ta lên
tầm cao mới trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường giống có
rất nhiều loại giống với các đặc tính khác nhau, và năng suất cũng khác nhau, điều
này gây khó khăn cho người nông dân trong việc lựa chọn giống cho mùa vụ của
mình.
Trước thực trạng đó, đề tài: “Khảo sát đặc tính hình thái và so sánh năng
suất 24 giống lúa cao sản ngắn ngày, vụ Đông Xuân 2009 – 2010 tại Châu
Thành – An Giang” được thực hiện nhằm mục đích tìm ra được giống lúa có năng
suất cao, phù hợp với điều kiện sản xuất, giúp người nông dân dễ dàng lựa chọn
giống phù hợp cho mùa vụ của mình, từ đó gia tăng thu nhập cho người nông dân.

1



Chương 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1. Vai trò của giống lúa trong sản xuất nông nghiệp
1.1.1 Giống lúa
Lúa là cây lương thực quan trọng trong nền nông nghiệp với sản lượng gạo
xuất khẩu hiện nay đứng hàng thứ hai trên thế giới, ĐBSCL là trọng điểm, là vựa
lúa lớn nhất cho cả nước. Ngày nay nhờ những tiến bộ khoa học kỹ thuật những
giống lúa địa phương trước đây dần dần được thay thế bằng những giống lúa ngắn
ngày, năng suất cao, không quan cảm (Võ Tòng Xuân, 1986). Giống được xem là
một trong những yếu tố hàng đầu trong việc nâng cao năng suất cây trồng. Các nhà
khoa học đã ước tính khoảng 30 - 50% mức tăng năng suất hạt của cây lương thực
trên thế giới là nhờ đưa vào sản xuất những giống tốt (Trần Thượng Tuấn, 1992).
Giống phải cho năng suất cao và ổn định, tính chống chịu tốt với sâu bệnh và
điều kiện ngoại cảnh bất lợi cũng như chất lượng lúa gạo phải đáp ứng được với yêu
cầu sử dụng (Vũ Văn Hiến và ctv, 1995). Việc chọn tạo các giống cây trồng nhằm
cải tạo và hoàn thiện cấu trúc di truyền của những đặc tính có lợi ở cây trồng tạo
những cây trồng mới có tính thích ứng và khả năng chống chịu cao với điều kiện
ngoại cảnh bất lợi với côn trùng và dịch hại, có kiểu hình đẹp, năng suất cao, phẩm
chất tốt đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của con người (Vũ Hữu Yêm và ctv, 2001).
1.1.2 Vai trò của giống trong canh tác lúa
Giống tốt bao gồm giống lúa có tiềm năng năng suất cao và hạt giống có chất
lượng gieo trồng tốt, nó có khả năng thích ứng với tất cả các biện pháp canh tác.
Ngày nay khi lúa lai ra đời và đi vào sản xuất trên diện tích rộng thì chỉ cần thay
giống cũ bằng giống mới có khả năng cho năng suất cao hơn đã có thể tăng năng
suất từ 15 - 20% trong cùng điều kiện (Vũ Văn Hiến và ctv, 1999). Khi diện tích lúa
gạo đang ngày càng thu hẹp lại do sự phát triển của các cở sở công nghiệp, giao
thông, nhà ở và sự thay đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng đã đặt ra cho nền nông nghiệp
một nhiệm vụ lớn làm sao để gia tăng năng suất gấp bội. Đây là một vấn đề khó


2


khăn nhưng hoàn toàn có thể thực hiện được và giống giữ vai trò quan trọng trong
việc giải quyết vấn đề này (Trần Thượng Tuấn, 1992).
Những thành tựu có tính chất lịch sử trong ngành trồng lúa là đã tạo ra được
hàng loạt các giống lúa cao sản mới, ngắn ngày, kháng được một số sâu bệnh quan
trọng, cho năng suất cao, có phẩm chất gạo tốt, hạt dài, trong và không bạc bụng
(Trần Thượng Tuấn, 1992).
1.2. Tiến trình chọn giống lúa
1.2.1 Chọn vật liệu khởi đầu
Chọn lọc tự nhiên: chọn những cá thể tốt từ những cánh đồng tốt sau đó đem
về quan sát và loại bỏ cây lạ, giữ lại dòng tốt, bước kế tiếp là trắc nghiệm lại năng
suất.
Chọn lọc nhân tạo: từ hai nguồn.
- Giống nhập từ nước ngoài: tiến hành thí nghiệm và trắc nghiệm lại ở điều
kiện Việt Nam.
- Giống trong nước: lai tạo và tuyển chọn qua nhiều thế hệ theo những mục
đích mong muốn của nhà chọn giống
1.2.2 Thí nghiệm sơ khởi
Dùng 100-200 giống/dòng để thí nghiệm sơ khởi. Mỗi giống/dòng cấy từ 5-6
hàng, mỗi hàng 4-5 m, không lập lại, cứ 10 - 20 giống/dòng cấy một giống đối
chứng (giống tốt ở vùng đó). Từ kết quả thí nghiệm này chọn 30 - 50 giống/dòng có
năng suất cao hơn giống đối chứng để trắc nghiệm hậu kỳ.
1.2.3 Thí nghiệm hậu kỳ
Chọn những giống/dòng triển vọng nhất trong thí nghiệm sơ khởi đưa vào thí
nghiệm hậu kỳ với diện tích lô thí nghiệm lớn hơn 5-10 m2 để tăng độ chính xác với
3 lần lập lại. Từ kết quả thí nghiệm hậu kỳ chọn ra 10-20 giống/dòng tốt nhất đưa
vào so sánh năng suất với diện tích lớn và địa bàn rộng ở đồng bằng sông Cửu

Long.

3


1.2.4 So sánh năng suất
Các giống/dòng triển vọng nhất chọn được ở lô thí nghiệm hậu kỳ được vào
thí nghiệm so sánh năng suất tại nhiều địa bàn khác nhau. Qua nhiều vụ sẽ chọn một
số giống nổi bật nhất đưa ra khu vực hóa và sản xuất trên một diện tích rộng lớn
1.2.5 Chọn giống phổ biến và đặt tên
Thí nghiệm được tiến hành ở nhiều nơi trên cả nước. Thí nghiệm ở cả 3 vụ
liên tiếp nhau (Đông Xuân - Hè Thu - Đông Xuân) với bộ giống. Bộ giống này
được hình thành từ 1- 2 giống/dòng do nhiều cơ quan nghiên cứu phối hợp lại. Sau
đó chọn một vài giống nổi bật nhất được Bộ Nông Nghiệp công nhận, đặt tên và
phổ biến cho nông dân sản xuất.
1.3. Quan điềm về kiểu hình cây lúa năng suất cao
Matsushima (1970) đề nghị kiểu hình cây lúa lý tưởng bao gồm 6 đặc điểm
như sau:
- Cây phải có đủ số hạt cần thiết trên đơn vị diện tích để đạt được năng suất mong
muốn.
- Thân thấp, bông ngắn và có nhiều bông để tránh đổ ngã và gia tăng phần trăm hạt
chắc.
- Ba lá trên cùng phải ngắn, dầy và thẳng đứng để gia tăng hiệu quả sử dụng ánh
sáng và do đó gia tăng phần trăm hạt chắc.
- Duy trì khả năng hấp thụ N, ngay cả thời kì sau khi trổ để gia tăng phần trăm hạt
chắc.
- Có càng nhiều lá xanh trên thân càng tốt (số lá xanh được xem như là chỉ số biểu
hiện sức khỏe của cây).
- Trổ lúc thời tiết thuận lợi để nhận được nhiều nắng sau khi trổ, nhằm gia tăng sản
phẩm quang hợp ở thời kì chín.

Trong đó, đặc tính hình thái quan trọng nhất của cây lúa lý tưởng là 3 lá trên
cùng ngắn dầy và thẳng đứng kết hợp với thân thấp. (trích từ Nguyễn Ngọc Đệ,
2008).
Giống lúa thân thấp, cứng đã được phát triển từ những năm 1960. Đáp ứng
mục tiêu thâm canh, không quang cảm, phản ứng cao với phân đạm, năng suất cao

4


và ổn định. Thực tế cho thấy, với cây lúa hiện nay, năng suất của nó đã đạt tới tiềm
năng tối đa, cần có những cấu trúc mới để có thể đột phá được ngưỡng nói trên (Bùi
Chí Bửu, 1998).
Năng suất lúa được đóng góp bởi các thành phần năng suất: số bông/m2, số
hạt chắc/bông, trọng lượng 1000 hạt. Vào năm 1989, hình dạng cây lúa mới được
thiết lập thông qua nguyên lý cơ bản kiểu cây lúa lý tưởng cho kỹ thuật sạ thẳng
(Vergara, 1988). Năm 1994, mô hình này được thể hiện chi tiết với đặc điểm cây
lúa như sau: thời gian sinh trưởng 100 - 130 ngày, chiều cao 90 - 110 cm, lá dày,
ngắn và thẳng đứng, đẻ chồi không nhiều và rễ rất khỏe, khoảng 8 bông/bụi, mỗi
bông cho 200 - 250 hạt, chỉ số thu hoạch 0,55 - 0,60. (trích từ Lê Xuân Thái, 2003).
1.4. Đặc tính nông học
1.4.1 Thời gian sinh trưởng
Trong chu kỳ sống, cây lúa hoàn thành cơ bản hai giai đoạn sinh trưởng phân
biệt kế tiếp nhau: Sinh trưởng và sinh dục. Các giống lúa có thời gian sinh trưởng
khác nhau chủ yếu là do sự dài ngắn khác nhau ở thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng,
phụ thuộc giống và điều kiện ngoại cảnh.
Các giống lúa có thời gian sinh trưởng quá ngắn thì cây lúa sẽ không đủ thời
gian tích lũy chất khô trong quá trình sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh
thực nên không thể cho năng suất cao được (Yoshida, 1976).
Đối với các giống lúa ngắn ngày, do có thời gian sinh trưởng ngắn nên nó
cần sử dụng nhiều dinh dưỡng, năng lượng ánh sáng mặt trời để tạo năng suất, do

đó phải chú ý tạo giống lúa thấp cây, lá đòng thẳng đứng (Bùi Chí Bửu, 1998).
Thời gian sinh trưởng thường do nhiều gene điều khiển cho nên sự phân ly
có thể xảy ra đối với cả hai đặc tính chín sớm và chín muộn. Những giống lúa mùa
và trung mùa kết hợp dễ dàng với các tính trạng tốt khác (Bùi Chí Bửu và ctv.,
1998). Những giống lúa cực sớm kết hợp với đặc tính năng suất cao và các đặc tính
khác thì khó hơn nhiều.
1.4.2 Chiều cao cây lúa
Theo Jennings và ctv., (1979) thân rạ thấp và cứng là hai yếu tố quyết định
tính đổ ngã. Thân rạ cao, ốm yếu, dễ đổ ngã sớm làm rối nùi bộ lá, tăng hiện tượng

5


bóng rợp, cản trở sự chuyển vị các dưỡng liệu và các chất quang hợp làm hạt bị lép
và giảm năng suất. Thân rạ ngắn và dầy sẽ chống lại sự đổ ngã. Không phải tất cả
cây lùn đều cứng rạ, một số vẫn có thể bị đổ ngã. Nó còn phụ thuộc vào một số đặc
tính như đường kính lóng thân, độ dày lóng thân rạ, mức độ bẹ lá ôm lấy các lóng…
Cây lúa nào có lóng ngắn, thành lóng dầy, bẹ lá ôm sát thân thì thân lúa sẽ
cứng chắc, khó đổ ngã được và ngược lại. Nếu đồng ruộng có nhiều nước, sạ cấy
dầy, thiếu ánh sáng, bón nhiều đạm thì lóng có khuynh hướng vươn dài và mềm yếu
làm cây lúa dễ đổ ngã. Lúa bị đổ ngã thì sự hút dinh dưỡng và quang hợp bị trở
ngại, sự vận chuyển các chất bị cản trở, hô hấp mạnh làm tiêu hao chất dự trữ, đưa
đến hạt lép nhiều làm giảm năng suất. Sự đổ ngã càng sớm, lúa bị thiệt hại càng
nhiều và năng suất càng giảm (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Theo Akita (1989) cây cao
từ 90 - 100 cm được coi là lý tưởng cho năng suất cao. Cây có chiều cao thích hợp
từ 80 - 100 cm và có thể cao đến 120 cm trong một số điều kiện nào đó (Jennings và
ctv., 1979).
1.4.3 Tỷ lệ chồi hữu hiệu
Theo Yoshida (1981) về mặt lý thuyết ở điều kiện đặc biệt, một cây lúa có
thể mọc ra 40 chồi. Tuy nhiên, trong thực tế tất cả những mầm chồi không nhất thiết

phát triển thành chồi. Khoảng cách trồng, ánh sáng, nguồn dinh dưỡng và điều kiện
môi trường, kỹ thuật canh tác ảnh hưởng đến sự nhảy chồi. Ở cây lúa, khoảng 10-30
chồi có được sinh ra trong khoảng cách trồng hợp lý, nhưng chỉ 2 - 5 chồi được hình
thành trong lúa sạ thẳng (trích dẫn bởi Nguyễn Thành Phước, 2003). Số chồi hình
thành bông (chồi hữu hiệu hay còn gọi là chồi hữu ích) thấp hơn so với chồi tối đa
và ổn định khoảng 10 ngày trước khi đạt được số chồi tối đa. Các chồi ra sau đó
thường sẽ tự rụi đi không cho bông được do chồi nhỏ yếu không đủ khả năng cạnh
tranh dinh dưỡng, ánh sáng với các chồi khác gọi là chồi vô hiệu (Nguyễn Ngọc Đệ,
2008). So sánh chỉ tiêu nhánh hữu hiệu với số nhánh tối đa trên cây, những giống
nào đẻ nhánh nhiều thường tỉ lệ chồi hữu hiệu thấp (Vũ Văn Liết và ctv, 2004).
1.4.4 Chiều dài bông
Chiều dài bông là một đặc điểm di truyền của giống, nó được tính từ đốt cổ
bông đến đầu mút bông. Giống có bông dài, hạt xếp khít, tỷ lệ hạt lép thấp, khối

6


lượng 1000 hạt cao sẽ cho năng suất cao (Vũ Văn Liết và ctv, 2004). Setter (1994)
cho rằng chiều dài bông thay đổi tùy giống và góp phần gia tăng năng suất. Do vậy
trong tương lai việc chọn tạo cây lúa có chiều dài bông bằng nửa chiều cao của thân
cây là tốt nhất (trích dẫn bởi Nguyễn Thành Phước, 2003).
1.5. Năng suất và thành phần năng suất
1.5.1 Số bông trên mét vuông
Các giống lúa hiện nay có thể đẻ nhánh lên đến tới 20 - 25 nhánh/bụi trong
điều kiện đầy đủ dinh dưỡng nhưng chỉ khoảng 14 - 15 nhánh cho bông hữu hiệu,
còn lại là nhánh vô hiệu hoặc bông rất nhỏ (Bùi Chí Bửu và ctv., 1998). Ở canh tác
lúa cấy, số bông trên mét vuông tùy thuộc vào sự đâm chồi. Tuy nhiên ở hệ thống sạ
thẳng số bông trên mét vuông tùy thuộc nhiều vào lượng giống để sạ và phần trăm
nầy mầm (Shouichi Yoshida, 1981). Cây lúa chỉ cần có số bông vừa phải, gia tăng
số hạt chắc/bông thì tốt hơn là gia tăng số bông/m2 (Nguyễn Đình Giao và ctv.,

1997). Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) số bông trên mét vuông được quyết định vào
giai đoạn sinh trưởng ban đầu của cây lúa, từ gieo cấy đến 10 ngày trước khi đâm
chồi tốt đa. Yếu tố này tùy thuộc vào mật độ sạ cấy và khả năng nở bụi của giống
lúa thay đổi tùy theo giống lúa, điều kiện đất đai, thời tiết, lượng phân bón, nhất là
phân đạm và chế độ nước. Số bông/bụi mang đặc tính di truyền định lượng và còn
chịu ảnh hưởng bởi điều kiện canh tác. Số bông/bụi di truyền độc lập với nhiều đặc
tính quan trọng khác. Đặc tính này biểu hiện trội hơn so với khối lượng 1000 hạt,
chiều dài hạt và được kiểm soát bởi tính trạng không cộng tính (Ichil và ctv., 1988).
1.5.2 Số hạt chắc/bông
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) số hạt trên bông tùy thuộc vào số hoa được
phân hóa và số hoa bị thoái hóa. Hai yếu tố này bị ảnh hưởng bởi giống lúa, kỹ
thuật canh tác và điều kiện thời tiết. Ở các giống lúa cải thiện, số hạt trên bông từ
80-100 hạt đối với lúa sạ, hoặc 100 - 120 hạt đối với lúa cấy là tốt trong điều kiện
đồng bằng sông Cửu Long. Tỷ lệ hạt chắc tùy thuộc vào số hoa trên bông, đặc tính
sinh lý của cây lúa và chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. Thường số hoa trên
bông quá nhiều sẽ dẫn đến tỷ lệ hạt chắc thấp, muốn có năng suất cao, tỷ lệ hạt chắc
phải đạt trên 80%. Theo Ahn (1986), hạt to thường kéo theo độ bạc bụng nhiều, nên

7


hạt không có giá trị xuất khẩu và tiêu dùng. Hạt có kích thước trung bình và mức độ
đóng hạt dày hơn thì được coi là tối ưu. Theo Yoshida (1981) số gié hoa trên bông
được quyết định vào giai đoạn sinh trưởng sinh dục. Khởi đầu sự sinh trưởng sinh
dục, số gié hoa tối đa được xác định sự phân hóa của các nhánh và những gié hoa.
Sau sự phân hóa gié hoa, vài gié hoa có thể thối hóa. Số gié hoa quan sát được lúc
trổ gié hoặc khi trưởng thành là sự sai biệt giữa số khối sơ khởi phân hóa và thoái
hóa.
1.5.3 Phần trăm hạt chắc
Theo Yoshida (1981) phần trăm gié hoa được xác định trước trong và sau khi

trổ gié. Những điều kiện thời tiết không thuận lợi, như nhiệt độ thấp và cao vào giai
đoạn phân bào giảm nhiễm và trổ gié hoa có thể gây ra bất thụ. Các điều kiện thời
tiết không thuận lợi lúc lúa chín có thể ức chế sự sinh trưởng tiếp của vài gié hoa,
cho ra những gié hoa lép. Thường số hoa trên bông quá nhiều dễ dẫn đến tỉ lệ hạt
chắc thấp. Các giống lúa có khả năng quang hợp, tích lũy và chuyển vị các chất
mạnh, cộng với cấu tạo mô cơ giới vững chắc không đổ ngã sớm, lại trổ và tạo hạt
trong điều kiện thời tiết tốt, dinh dưỡng đầy đủ thì tỉ lệ hạt chắc sẽ cao và ngược lại.
muốn có năng suất cao tỷ lệ hạt chắc phải đạt đến 80% (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Xu hướng chọn giống hiện nay là chọn giống có mật độ hạt/bông cao cùng với tỉ lệ
hạt chắc cao (Vũ Văn Liết và ctv, 2004).
1.5.4 Trọng lượng 1000 hạt
Trọng lượng hạt cũng là một đặc tính quan trọng góp phần nâng cao năng
suất lúa. Theo Yoshida (1981) kích thước hạt bị khống chế chặt chẽ bởi kích thước
vỏ trấu, gene điều khiển tính trạng hạt ở mức độ trội hoàn toàn hoặc trội từng phần.
Trọng lượng 1000 hạt của một giống có đặc tính không đổi không có nghĩa từng hạt
có cùng trọng lượng. Trọng lượng từng hạt thay đổi ở vài trường hợp nhưng giá trị
trung bình không đổi. Đặc tính khối lượng 1000 hạt rất ít chịu tác động của điều
kiện môi trường và có hệ số di truyền cao (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997).
Tóm lại, các thành phần năng suất có liên quan chặt chẽ với nhau. Trong
phạm vi giới hạn, 4 thành phần này càng gia tăng thì năng suất càng cao, cho đến
lúc 4 thành phần này đạt mức cân bằng tối hảo thì năng suất đạt tối đa. Vượt trên

8


mức cân bằng này, nếu một trong bốn thành phần năng suất tăng lên nữa sẽ ảnh
hưởng xấu đến các thành phần còn lại, làm giảm năng suất (Nguyễn Ngọc Đệ,
2008). Các điều kiện thời tiết, sự quản trị canh tác và nguồn cung cấp dinh dưỡng
ảnh hưởng nhiều đến mỗi thành phần năng suất. Việc hiểu rõ sự liên hệ giữa chúng
là chìa khóa cho sự cải tiến năng suất (Yoshida, 1981).

1.6. Tính kháng – Nhiễm sâu bệnh
Khí hậu nước ta thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng, phát dục nhưng cũng dễ
tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh, phát triển.
Tính kháng bệnh do đặc tính sinh lý, sinh hóa của giống và còn liên quan đến
hình dạng thân lá, các tổ chức của cây (Vũ Tuyên Hoàng, 1968) (trích dẫn bởi Trần
Đinh Như Vũ, 1991). Cây thể hiện tính kháng đối với ký sinh gây bệnh là do chúng
mang các đặc tính phân loại khác nhóm đối với ký chủ của ký sinh gây bệnh hoặc là
cây chứa các gen kháng mà ký sinh không có gen tương ứng để phá vỡ. Hiện tượng
từ kháng trở thành nhiễm của cây trồng đối với vi sinh vật gây bệnh là do số lượng
khác nhau của gen kháng hiện diện ở mỗi giống cây và ảnh hưởng của gen kháng
đối với ký sinh. Trường hợp giống rất nhiễm đối với vi sinh vật gây bệnh thể hiện
sự kiện không có gen kháng một cách hiệu quả chống lại nòi gây bệnh (Phạm Văn
Dư, 2002). Việc chọn tạo giống lúa chống chịu ổn định với sâu bệnh của địa
phương là một vấn đề quan trọng. Ứng dụng tính kháng sâu bệnh ra đồng ruộng
bằng cách sử dụng các nguồn gen chống chịu bền vững đối với các sâu bệnh một
cách hiệu quả. Các loại dịch hại thuộc kiểm soát của những yếu tố bên trong (di
truyền) là bệnh cháy lá, rầy nâu và bệnh cháy bìa lá (Ông Huỳnh Nguyệt Ánh và
ctv., 2005). Theo Phạm Văn Kim (2002) khi cây trồng bị mầm bệnh tấn công, cây
sẽ tạo ra cơ chế tự vệ chống đối lại với mầm bệnh, hạn chế sự tăng trưởng và phát
triển của mầm bệnh giúp cây không bị hại hoặc bị thiệt hại không đáng kể. Tính
kháng hoặc nhiễm với mầm bệnh của cây trồng tùy thuộc vào đặc điểm di truyền.
Các đặc tính di truyền này giúp cho cây có những cơ chế kháng bệnh khác nhau
(trích dẫn bởi Nguyễn Út Em, 2005).

9


Chương 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. Phương tiện thí nghiệm

2.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành vào vụ Đông Xuân (ĐX) 2009-2010. Tại Trại giống
Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.
2.1.3 Bộ giống lúa
Bộ A1 gồm 24 giống lúa cao sản.
Bảng 2.1: Danh sách 24 giống lúa cao sản tại Trại giống Bình Đức, huyện Châu
Thành, tỉnh An Giang.
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22

23
24

Tên giống
MTL603
MTL631
MTL651
MTL684
MTL685
MTL686
MTL687
MTL618
MTL638
MTL641
MTL655
MTL658
MTL662
MTL664
MTL688
MTL689
MTL690
MTL691
MTL692
MTL693
MTL694
MTL695
OMCS2000 (đc)
MTL145 (đc)

Tên gốc

L356-4-2-1-1-1
L361-2-6-2-3-1-3
L568-1-1-2-1-1-1
L485-2-2-3-2-2-1-2
L456-2-1-2-2-2-1-1
L456-2-1-2-4-2-2-1
L454-4-3-5-3-2-3-1
L347-2-4-1-1-1-1
L353-20-16-5-1-1-2-1
L350-6-4-1-1-1-1-1
L454-4-6-1-3-1-2
L353-13-7-2-1-2-1-2
L360-7-6-1-2-3-1-1
L50-7-8-3-1-1-1-1-1
L318-1-24-3-5-1-2-1-3-1
L348-1-2-2-1-1-7-1
L350-9-9-2-1-1-2
L318-1-2-4-4-2-1-2-1
L353-13-14-9-1-2-3-1
L318-6-7-3-8-9-1-1-1-1
L463-1-3-1-1
T3-2-2-4-2-2-1
OM 2509
IR 62065

10

Cha mẹ
Jasmine / L279-2-4-3-1-1-2-2
Jasmine / L269-2-3-4-1-2-1-1

MTL91 / Nếp than
MTL352 / MTL325
Amaroo / MTL364
Amaroo / MTL364
Amaroo / ST3
L269-2-3-4-1-1 / Jasmine
MTL241 / L264-1-1-2-1-1-3-1
L269-3-6-1-1-1-1 / MTL241
Amaroo / ST3
MTL241 / L264-1-1-2-1-1-3-1
L269-2-3-4-1-2-1-1 / MTL233
L269-3-6-1-1-1-1 / MTL241
MTL156 / Khaohom
L269-2-3-4-1-2-1-1 / MTL241
L269-2-3-6-1-1-1-1 / MTL241
MTL156 / Khaohom
MTL241 / L264-1-1-2-1-1-3-1
MTL156 / Khaohom
MTL87 / MTL352
HDD1 / OM4498
OM1723 / MRC19399


2.2. Phương pháp thí nghiệm
2.2.1 Bố trí thí nghiệm
- Bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên, ba lần lập lại mỗi lần lập lại có 24
nghiệm thức tương ứng với 24 giống lúa. Kích thước mỗi nghiệm thức là 2x5 m,
mỗi nghiêm thức cấy 12 hàng 36 bụi, mật độ 15x15 cm. Sơ đồ thí nghiệm được bố
trí như hình dưới đây.
REP I


REP II

REP III

7
4
14

11
17

21
18

19

24

17

8

16

19

14

13


1

13

23

18
10

16
22

6
11

13

4

7

8
11

21

9

7


16

21

2

3

16

20

19

9

3

2

23

5

8

6

10


17

5

24

20
15

15

6
20

9

4

3
22

18
12

14
22

2


23

1

24

1

10

12

6

12

Hình 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm của 24 giống lúa cao sản, vụ đông xuân 2009-2010
tại trại giống Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.

11


×