Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

KHẢO sát HIỆN TƯỢNG CHÁY NHỰA TRÊN vỏ TRÁI XOÀI cát hòa lộc, XOÀI cát CHU và XOÀI bưởi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.88 KB, 40 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐAI HỌC CẦN THƠ

HỒNG VĂN THỐNG

KHẢO SÁT HIỆN TƯỢNG CHÁY NHỰA TRÊN VỎ

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
TRÁI XOÀI CÁT HÒA LỘC, XOÀI CÁT CHU
VÀ XOÀI BƯỞI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ TRỒNG TRỌT

Cần Thơ- 2006


HỒNG VĂN THỐNG. 2006. “KHẢO SÁT HIỆN TƯỢNG CHÁY NHỰA TRÊN VỎ
TRÁI XOÀI CÁT HÒA LỘC, CÁT CHU VÀ XOÀI BƯỞI”. Luận văn Tốt Nghiệp Kỹ
Sư ngành Trồng trọt, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học
Cần Thơ. Người hướng dẫn khoa học: PGS Tiến Sĩ NGUYỄN BẢO VỆ và Thạc Sĩ
TRẦN THỊ KIM BA
TÓM LƯỢC

Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long xoài là loại trái cây có phẩm chất ngon, vị ngọt và
có mùi thơm hấp dẫn rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên sau khi thu hoạch
vỏ trái thường bị hiện tượng cháy nhựa làm ảnh hưởng đến chất lượng bên ngoài vỏ
trái, mất vẽ thẩm mỹ ảnh hưởng đến thị hiếu người tiêu dùng, giá bán sản phẩm giảm
đồng thời làm cho trái xoài không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Trên cơ sở đó đề tài “Khảo
sát hiện tượng cháy nhựa trên vỏ trái xoài Cát Hòa Lộc, Cát Chu và xoài Bưởi” được
thực hiện nhằm xác định hàm lượng nhựa, hoạt tính của enzyme peroxidase và đánh


Trunggiátâm
Họccháy
liệunhựa
ĐHtrên
Cần
Thơ
liệu
học
tập phục
và nghiên
tác động
vỏ trái
xoài,@
từ Tài
đó làm
cơ sở
để khắc
hiện tượngcứu
cháy
nhựa. Đề tài thực hiện gồm có 2 thí nghiệm.
Thí nghiệm 1: xác định hàm lượng nhựa rỉ ra từ cuống trái của 3 giống xoài và
hoạt tính của enzyme peroxidase trong nhựa trái. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức
hoàn toàn ngẫu nhiên gồm có 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lập lại 30 lần, mỗi
lần lặp lại tương ứng với 1 trái. Kết quả thí nghiệm cho thấy xoài Cát Chu có hàm
lượng nhựa rỉ ra từ cuống trái lúc thu hoạch là nhiều nhất, ít nhất là xoài Cát Hòa Lộc.
Hoạt tính của enzyme peroxidase trong nhựa của xoài Cát Chu là yếu nhất, mạnh nhất
ở xoài Cát Hòa Lộc.
Thí nghiệm 2: Đánh giá tác động cháy nhựa và sự mẫn cảm của vỏ trái đối với
nhựa của 3 giống xoài. Thí nghiệm bố trí theo thể thức thừa số hai nhân tố hoàn toàn
ngẫu nhiên với 9 nghiệm thức là tổ hợp của hai nhân tố gồm có nhân tố A (nhựa trái

xoài Cát Hòa Lộc; nhựa trái xoài Cát Chu và nhựa trái xoài Bưởi) và nhân tố B (vỏ trái
xoài Cát Hòa Lộc; vỏ trái xoài Cát Chu và vỏ trái xoài Bưởi). Kết quả thí nghiệm cho
vii


thấy tác động gây cháy nhựa của nhựa xoài Cát Chu gần như không đáng kể, còn tác
động gây cháy nhựa của nhựa xoài Cát Hòa Lộc là mạnh nhất. Vỏ trái xoài ở cả 3
giống đều mẫn cảm với tác động cháy nhựa.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

viii


MỤC LỤC

Nội dung

Trang
i

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Tiểu sử cá nhân
Lời cảm tạ
Tóm lược
Mục lục
Danh sách hình
Danh sách bảng


ii
v
vi
vii
ix
xi
xii

MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2

Trung tâm Học liệu
ĐH Cần
@ bố
Tài liệu học tập và nghiên2 cứu
1.1 Nguồn
gốc vàThơ
sự phân
1.2 Đặc điểm của một số giống xoài
1.2.1 Xoài Cát Hòa Lộc
1.2.2 Xoài Cát Chu
1.2.3 Xoài Bưởi
1.3 Thành phần các chất trong nhựa xoài
1.4 Hiện tượng cháy nhựa của trái xoài sau thu hoạch
1.4.1 Hàm lượng nhựa trong trái xoài sau thu hoạch

1.4.2 Đặc điểm của nhựa xoài
1.4.3 Đặc điểm của tác động cháy nhựa
1.4.4 Đặc điểm sinh hoá của tổn thương cháy nhựa
1.4.5 Đặc điểm của tổn thương cháy nhựa
1.4.6 Sự xuất hiện tổn thương cháy nhựa

ix

2
2
3
3
4
5
5
5
6
7
8
9


CHƯƠNG 2 - PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Phương tiện

10

2.2 Phương pháp
2.2.1 Thí nghiệm 1: Xác định hàm lượng nhựa và
hoạt tính của enzyme peroxidase của 3 giống

xoài Cát Hòa Lộc, Cát Chu và xoài Bưởi
2.2.2 Thí nghiệm 2: Đánh giá tác động gây cháy của
nhựa và sự mẫn cảm của vỏ trái xoài Cát Hòa
Lộc, Cát Chu và xoài Bưởi

10
10

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Trung tâm Học

10

12

15

3.1 Hàm lượng nhựa rỉ ra từ cuống trái xoài Cát Hòa Lộc,
15
Cát Chu và xoài Bưởi lúc thu hoạch
3.2 Hoạt tính của enzyme peroxidase trong nhựa trái xoài
17
Cát Hòa Lộc, Cát Chu và xoài Bưởi
3.3 Đánh giá tác động gây cháy của nhựa và sự mẫn cảm
19
của vỏCần
xoài Cát
Hòa
Chuhọc

và xoài
Bưởi
liệu ĐH
Thơ
@Lộc,
TàiCátliệu
tập
và nghiên cứu
3.3.1 Tác động gây cháy nhựa của nhựa xoài
19
3.3.2 Sự mẫn cảm với cháy nhựa của vỏ xoài
24
3.3.3 Tương quan giữa hoạt tính của enzyme
27
peroxidase và tác động cháy nhựa

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

x

28
29
32


DANH SÁCH HÌNH
Hình


Tựa hình

Trang

1.1

Triệu chứng cháy nhựa trên vỏ trái xoài

7

2.1

Cách lấy nhựa

11

2.2

Cách xử lí 3 loại nhựa trên cùng vỏ trái

13

3.1

Hàm lượng nhựa rỉ ra từ cuống trái sau thu hoạch của 3
giống xoài (a) Cát Hòa Lộc; (b) Cát Chu; (c) xoài Bưởi

16

3.2


Hoạt tính của enzyme peroxidase trong nhựa rỉ ra từ cuống
trái sau thu hoạch của 3 giống xoài Cát Hòa Lộc, Cát Chu
và xoài Bưởi
Dung dịch sau phản ứng khi enzyme peroxidase của 3
giống xoài được xử lí ở 250 C trong 1 phút với pH=7

18

Phần trăm diện tích thiệt hại do cháy nhựa của nhựa xoài
Cát Hòa Lộc, Cát Chu và xoài Bưởi

23

3.3
3.4

19

Phần
trămĐH
diệnCần
tích vỏ
bị cháy
của 3 học
giốngtập
xoàivà
khi nghiên
25 cứu
3.5 Học

Trung tâm
liệu
Thơ
@ nhựa
Tài liệu
được xử lí cùng một loại nhựa

3.6

Tương quan giữa diện tích vỏ trái bị cháy nhựa và hoạt
tính của enzyme peroxidase trong nhựa

xi

27


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tựa Bảng

Trang

1.1

Thành phần nhựa của giống xoài Kensington và Irwin.

5


2.1

Thang đánh giá vết cháy nhựa.

13

3.1

Hàm lượng nhựa rỉ ra từ cuống trái sau thu hoạch của 3

16

giống xoài Cát Hòa Lộc, Cát Chu và xoài Bưởi.
3.2

Phần trăm diện tích bị thiệt hại do cháy nhựa khi xử lí 3

21

loại nhựa lên vỏ của 3 giống xoài Cát Hòa Lộc, Cát Chu
và xoài Bưởi theo thời gian.
3.3

Phần trăm diện tích vỏ trái bị cháy nhựa bởi 3 loại

26

nhựa trên 3 loại vỏ của 3 giống xoài khác nhau ở thời
điểm 10 ngày sau khi xử lí.


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

xii


MỞ ĐẦU

Ngày nay khi sản lượng hàng hoá sản xuất ra đã đạt yêu cầu cho cuộc sống, thì
nhu cầu của con người về chất lượng hàng hoá và mẫu mã bắt đầu được quan tâm.
Quan niệm hiện nay là không những chỉ ăn no mà phải ăn ngon, đầy đủ chất dinh
dưỡng, sản phẩm làm ra phải bắt mắt người mua, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Trên cơ sở đó cần phải từng bước nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã sản phẩm để
đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Ở nước ta, Đồng Bằng Sông Cửu Long là thị
trường cung cấp trái cây lớn nhất cả nước, trong đó xoài là mặt hàng trái cây thế mạnh
đem lại nguồn thu không nhỏ cho người dân. Tuy nhiên hiện nay nhà sản xuất xoài
đang gặp khó khăn trong việc tìm thị trường tiêu thụ mặt hàng trái cây này bởi hiện
tượng cháy nhựa trên vỏ trái xoài sau thu hoạch. Cháy nhựa là những tổn thương trên
bề mặt vỏ trái xoài khi tiếp xúc với nhựa rỉ ra từ cành, lá và nhất là cuống trái lúc thu
hoạch. Vỏ trái bị cháy nhựa ban đầu có màu nâu nhưng sau cùng thì khô và có màu
đen hơn. Sự cháy nhựa này làm ảnh hưởng đến chất lượng bên ngoài của trái, làm

Trung giảm
tâmvẽHọc
ĐHhưởng
CầnđếnThơ
@người
Tài tiêu
liệudùng
họcdẫntập

cứu
thẩm liệu
mỹ, ảnh
thị hiếu
đến và
giảmnghiên
giá bán sản
phẩm. Tác động gây cháy nhựa trên vỏ trái xoài thay đổi tùy theo giống (Lim và
Kuppelweiser, 1993), và ở Mêxico hàng năm mất khoảng từ 8 - 10% tổng sản lượng
xoài xuất khẩu do tác động cháy nhựa (EMEX, 1996). Để làm cơ sở cho những biện
pháp làm giảm bớt thiệt hại do cháy nhựa trên trái xoài trong thời gian tới, cần thiết
phải đánh giá tác động cháy nhựa trên vỏ trái của một số giống xoài hiện đang trồng
nhiều ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, đề tài: “Khảo sát hiện tượng cháy nhựa trên vỏ
trái xoài Cát Hòa Lộc, xoài Cát Chu và xoài Bưởi” được thực hiện với mục tiêu: Đánh
giá tác động cháy nhựa trên vỏ trái xoài Cát Hòa Lộc, xoài Cát Chu và xoài Bưởi.


2
Chương 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1. NGUỒN GỐC VÀ SỰ PHÂN BỐ

Xoài (Mangifera indica L.) là cây ăn trái nhiệt đới có nguồn gốc từ Ấn Độ và
Miến Điện, được trồng hơn 4.000 năm (FAO 2001). Ngày nay, xoài là một trong
những cây trồng phát triển rộng rãi trên thế giới với sản lượng bình quân hàng năm
khoảng 15 triệu tấn. Trong đó có khoảng 70% sản lượng xoài từ Ấn Độ, phần còn
lại được chia đều cho các nước Mêxicô, Pakistan, China, Thailand, Brazil. (Carrara
và Cunsa, 1994 và IBRAF, 1995).
Theo Bondad (1995), tuy Ấn Độ là nước có sản lượng xoài chiếm 2/3 lượng
xoài trên thế giới tương đương với 9 triệu tấn/năm, nhưng vẫn còn quá ít so với nhu

cầu thế giới. Nước đứng thứ 2 là Philippine với 57.000 hecta với sản lượng xuất
khẩu trái tươi đạt 330.131 tấn/năm. So với các nước trong khu vực như Thailand,
Malaisia, Inđônêxia thì Philippine được coi là nước đứng đầu về xuất khẩu xoài tươi
và các sản phẩm chế biến từ xoài. Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê của Nguyễn

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Minh Châu (1998), diện tích trồng xoài là 40.700 hecta. Trong đó, Đồng Bằng Sông

Cửu Long chiếm khoảng 12.706 hecta. Dự kiến đến năm 2010 diện tích trồng xoài
cả nước là 150.000 hecta, sản lượng đạt 1.500.000 tấn.
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ GIỐNG

1.2.1. Xoài Cát Hòa Lộc
Theo Trần Thế Tục (1998), xoài Cát Hòa Lộc xuất xứ từ huyện Cái Bè tỉnh
Tiền Giang và Cái Mơn (tỉnh Bến Tre). Trái có kích thước lớn, trọng lượng khoảng
350 – 500g, có dạng hình thuẩn dài, bầu tròn ở phần cuống, khi chín vỏ trái có màu
vàng chanh, hạt bé, thịt có màu vàng tươi, dày, ngọt và thơm. Theo Lê Vĩnh Thúc
và ctv (1998), đây là giống xoài có triển vọng phát triển cao, thịt trái dày, hạt nhỏ,
độ Brix cao, cấu trúc mịn và chắc, nông dân Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL)
rất ưa chuộng trồng vì bán được giá cao. Đây là giống xoài quí nhưng do vỏ trái
mỏng nên khó vận chuyển và xuất khẩu rất dễ bị dập. Xoài Cát Hòa Lộc khó bảo
quản trong điều kiện tự nhiên nên ảnh hưởng đến tiêu thụ xa (Trần Thị Kim Ba và


3

Ctv, 1998). Xoài Cát Hòa Lộc cho năng suất tương đối thấp và không ổn định
khoảng 150 kg/cây/năm (Trần Thế Tục, 1998).
Xoài Cát Hòa Lộc khó xử lí ra hoa trái vụ hơn các giống khác và năng suất
trung bình khoảng 100-200 kg/cây/năm (Võ Ngọc Trân, 2001). Theo Vũ Công Hậu

(2000), xoài Cát Hòa Lộc ra hoa thường có hiện tượng cách niên, thời gian trổ hoa
đến chín khoảng 3,5 tháng.
1.2.2 Xoài Cát Chu
Trái nhỏ hơn xoài Cát Hòa Lộc nhưng có phẩm chất ngon, cấu trúc mịn và
dẻo, cho năng suất cao nhất trong các giống xoài. Cây 15 năm tuổi cho năng suất
300 kg/năm, 20 năm tuổi thì năng suất 600kg/năm, 30 năm tuổi có thể cho năng
suất đạt 1.200 kg/năm (Lê Vĩnh Thúc và ctv, 1998). Xoài Cát Chu được trồng phổ
biến ở Cao Lảnh (Đồng Tháp) và Cần Thơ. Theo Võ Hùng Nhiệm (2001), đây là
giống xoài dễ ra hoa, đậu trái, cho năng suất ổn định. Đặc biệt xoài Cát Chu là
giống có khả năng sinh trưởng mạnh, tàn lớn, cây cao (Võ Thế Truyền, 2001). Theo
Vĩnh Thúc, Nguyễn Bảo Vệ và ctv (2001), xoài Cát Chu còn thích hợp đất phèn.
Trung Lê
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.2.3 Xoài Bưởi
Theo Trần Thế Tục (1998), xoài Bưởi là giống xoài hôi do nhựa có mùi nhựa
thông, trái hơi giống xoài Cát nhưng nhỏ hơn, trọng lượng trung bình từ 250 - 350
g/trái. Xoài Bưởi xuất xứ từ Cái Bè (tỉnh Tiền Giang), trồng bằng hạt cây cho trái
rất sớm khoảng 2,5-3 năm tuổi kể từ khi gieo hạt, vỏ trái dày nên vận chuyển dễ
dàng, mùi nhựa thông giảm xuống khi về già. Xoài Bưởi có phẩm chất kém hơn
xoài Cát, thịt nhảo, ngọt vừa phải và có mùi nhựa thông. Theo Vũ Công Hậu
(2000), xoài Bưởi là xoài có tỉ lệ cành ra hoa cao, có tính thích nghi chịu được mực
nước ngầm cao, có khả năng chống chịu với môi trường, có thể trồng ở mọi vùng
sức sinh trưởng nhanh, mau cho trái, dễ ra hoa, chưa thấy có hiện tượng cách niên,
không đòi hỏi thâm canh cao. Xoài Bưởi là giống xoài thường được sử dụng làm
gốc ghép.


4


1.3. THÀNH PHẦN CÁC CHẤT TRONG NHỰA XOÀI
Trong nhựa những cây trồng khác nhau có những thành phần các chất khác
nhau. Theo Saby và ctv (1999), kết luận nhựa của các giống xoài ở Ấn Độ có chứa
thành phần chủ yếu là Terpenoids giống như ocimene, hoặc β-myrcene hay
limonene. Joel (1980), kết luận rằng nhựa xoài có chứa nhiều thành phần khác nhau
như phenols, catechols, carbohydrates và protein. Tuy nhiên Loveys và ctv. (1992)
khi phân tích thành phần của nhựa trên giống xoài Kensington và giống xoài Irwin
cho thấy ở cả 2 giống xoài chiếm phần lớn là những hợp chất giống như Terpene. Ở
giống xoài Kensingtons thành phần nhựa chính là Terpinolene (83,7%) và giống
xoài xoài Irwin chiếm (3,33%), (Bảng1.1). Một nghiên cứu của Tasneem (2004),
cho thấy nhựa trái xoài có pH thấp, hàm lượng dầu cao và terpinolene là thành phần
chính yếu tác động gây cháy nhựa trên vỏ trái xoài, kết quả này giống như kết quả
của Loveys và ctv, (1992). Nhựa xoài chứa rất ít protein nhưng hầu hết các protein
trong nhựa xoài đều có liên quan đến các hoạt động của Polyphenol Oxidase (PPO)
và Peroxidase (POD). Trong nhựa xoài cũng chứa một số lượng lớn thành phần các
phân ĐH
tách, Cần
những carbohydrate
không
giống
tinhtập
bột và
là nguyên cứu
Trung chất
tâmkhông
Họcthểliệu
Thơ @ Tài
liệu
học
vàđónghiên

nhân duy trì nhựa trong trái luôn luôn dưới một áp suất đáng kể (Saby và ctv, 2002).
Do đó khi cắt cuống ở vị trí tầng rời thì nhựa trong trái xoài lập tức rỉ ra thậm chí
nhựa phun bắn ra rất nhanh ở một số giống.


5

Bảng 1.1 Thành phần nhựa của giống xoài Kensington và Irwin
Thành phần
α-pinene
Sabinene
Car-3-ene
Myrcene
α-phellandrene
α-terpinene
Limonene
β-phellandrene
γ-terpinene
p-cymene
Terpinolene
α-copaene
α-gurjunene
β-caryophyllene
α-humulene
p-cymene-8-ol
a

% Mật độ tương đối a
Irwin
Kensington

0,84
0,68
0,26
5,87
89,8
1,91
0,45
0,51
2,31
0,26
1,30
1,97
0,95
0,80
0,25
0,05
0,19
83,7
3,33
0,14
0,15
0,08
1,35
1,67
0,62
0,79
0,07
-

% thành phần dựa trên diện tích đỉnh chạy bằng phương pháp sắc ký.


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.4 HIỆN TƯỢNG CHÁY NHỰA CỦA TRÁI XOÀI
SAU THU HOẠCH

1.4.1 Hàm lượng nhựa trong trái xoài sau thu hoạch
Theo Saby John và ctv (1999) hàm lượng nhựa trong trái xoài chiếm tương đối
cao. Trong 100kg trái xoài đạt từ 100- 250ml nhựa và tùy thuộc vào các giống khác
nhau mà hàm lượng nhựa sẽ thay đổi tương ứng. Giống xoài Kensington được xem
là giống xoài có hàm lượng nhựa nhiều nhất so với các giống xoài khác. (Bagshaw,
1988)
1.4.2 Đặc điểm nhựa xoài
Nhưạ xoài là một chất lỏng sền sệt hoặc lỏng có màu trắng đục như sữa, có
mùi thơm của trái cây chín. Trong thu hoạch xoài khi trái được tách ra khỏi cuống
thì ngay lập tức nhựa rỉ ra bên ngoài từ trái xoài còn xanh, và nhựa có khả năng gây


6

ra dị ứng do tiếp xúc mà chứng viêm da là một vấn đề mà trong số công nhân đang
làm việc trong thời gian thu hoạch trái tươi lo ngại. Ngoài ra nhựa mủ xoài còn là
chất ăn da và gây tổn thương mắt nghiêm trọng.
Theo Loveys và ctv (1992), những thành phần trong nhựa trái xoài là nguyên
nhân gây ảnh hưởng dị ứng trên vỏ trái xoài. Những tác giả này đã chứng minh
nhựa xoài có chiều hướng tách rời ra thành 2 lớp riêng biệt dưới sự li tâm (12.000
vòng/5 phút). Lớp bên trên nhìn thấy rõ ràng, có màu nâu vàng như dầu nhờn dạng
đặc hơn nước và chiếm khoảng 10% tổng thể tích nhựa. Trong những trường hợp
nếu nhựa xoài đậm đặc hơn thì nó ảnh hưởng rất lớn trong việc gây ra triệu chứng
cháy nhựa trên vỏ trái xoài. Lớp nhựa bên dưới có màu trắng đục như sữa và sền
sệt, đồng thời lớp nhựa này ít ảnh hưởng đến sự rối loạn do cháy nhựa trên vỏ trái

xoài. Theo Peacock (1998 ), nhựa phóng thích ra từ cuống trái xoài có thể chia ra
thành 2 dạng nhựa:
Nhựa “spurt” (còn gọi là nhựa phun bắn) là loại nhựa phóng thích ra rất nhanh
khoảng 5 giây sau khi cắt rời khỏi cuống và làm tổn thương đến vỏ trái xoài.
“ooze sap” (còn gọi là nhựa rỉ) là loại nhựa phóng thích ra chậm hơn từ
Trung tâmNhựa
Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
cuống trái khoảng 30 phút sau khi cắt rời khỏi cuống trái. Loại nhựa này không làm
tổn thương vỏ trái nhưng nó có thể đọng lại ở đáy kiện hàng và dính nhớt trên bề
mặt vỏ trái, làm giảm giá trị của trái khi bị dính, (Bagshaw, 1988). Thông thường
xoài phóng thích nhựa rỉ nhiều hơn nhựa phun bắn ra từ cuống.
1.4.3 Đặc điểm của tác động cháy nhựa
Cháy nhựa là những tổn thương trên bề mặt vỏ trái xoài khi tiếp xúc với nhựa
rỉ ra từ cành, lá, nhất là cuống trái trong lúc thu hoạch. Vỏ trái bị cháy nhựa ban đầu
có màu nâu nhưng sau cùng thì khô và có màu đen hơn (Hình 1.1). Tác động gây
cháy nhựa trên vỏ trái thay đổi tùy theo giống (Lim và Kuppelweiser, 1993). Sự
cháy nhựa này ảnh hưởng đến chất lượng bên ngoài của trái, làm giảm vẻ thẩm mỹ,
ảnh hưởng đến thị hiếu của người tiêu dùng dẫn đến giảm giá bán sản phẩm.


7

Hình 1.1 Triệu chứng cháy nhựa trên vỏ trái xoài

Trung 1.4.4
tâmĐặc
Học
liệu
Cần

@cháy
Tàinhựa
liệu học tập và nghiên cứu
điểm
sinhĐH
hóa của
tổnThơ
thương
Menezes và ctv (1995), cho rằng sự hóa nâu trong mô thực vật được xúc tác
bởi enzyme polyphenol oxidase (PPO), điều này gống với kết quả của Vamos –
Vigyazo, (1998). Đây là một enzyme dạng cathecol oxidase, nhưng trong một vài
mô thực vật khác có chứa enzyme laccase mà tác dụng của chúng cũng oxy hóa
những hợp chất phenolic. Hoạt động của enzyme Polyphenol Oxidase được tìm thấy
cao nhất trong nhựa của giống Badami (214 U/mg Prôtêin). Theo Loveys và ctv
(1992), enzyme Polyphenol Oxidase (PPO) có liên quan đến hoạt động cháy nhựa
trên trái xoài. Tuy nhiên, chức năng của enzyme PPO trong nhựa trái xoài đến nay
vẫn chưa được biết rõ (Saby và ctv, 2002).
Theo Vamos – Vigyazo (1981), ngoài enzyme Polyphenol Oxidase còn có sự
hiện diện của enzyme Peroxidase (POD). Hoạt động của enzyme POD trong nhựa
xoài trưởng thành được tìm thấy cao nhất ở giống Totapuri (561 U/mg protein).
Enzyme peroxidase (POD) tồn tại ở hai dạng tự do và liên kết, enzyme này hiện
diện trong nhiều thực vật, động vật và vi sinh vật. Hoạt tính tương đối của POD
trong dịch trích thô không thay đổi khoảng ít nhất là 5 tháng khi ở 4oC và giảm 23% trong 8 giờ ở 25oC. Chức năng sinh lý của POD vẫn chưa rõ, chỉ biết rằng khi


8

khảo sát sự hóa nâu trên mô thực vật người ta thường đề cập đến PPO và POD
(Nguyễn Phương Thúy, 2005).
Để khảo sát hoạt tính tương đối của POD người ta thường dùng guaiacol. Một

đơn vị guaiacol được định nghĩa như lượng enzyme oxi hóa 1µmol của guaiacol
trong thời gian 1 phút ở 25oC với pH=7. Enzyme peroxidase xúc tác phản ứng giữa
guaiacol với H2O2 tạo thành hợp chất tetraguaiacol có màu tím nâu. Dựa vào cường
độ màu ta xác định được hoạt tính tương đối của enzyme bằng máy đo quang phổ ở
bước sóng 470nm (Viera và Fatibello-Filfo, 1998).
Phản ứng cụ thể như sau:
OCH3

OCH3
OH

OCH3

O O
Peroxidase

+

+

4 H2O2

8 H2O

4Guaiacol
O O
OCH3

OCH3


Tetraguaiacol (tím nâu)

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.4.5 Đặc điểm tổn thương cháy nhựa
Cháy nhựa là giới hạn những tổn thương trên bề mặt vỏ trái xoài và xãy ra khi
vỏ trái tiếp xúc với nhựa rỉ ra từ cuống trái và lá, thường trong thời kì thu hoạch.
Triệu chứng xuất hiện trên vỏ trái xoài là những vùng có đốm hoặc vệt trên bề mặt
vỏ trái, thường theo những đường chảy của nhựa rỉ ra từ cuống trái. Những vùng
thiệt hại ban đầu thì có màu nâu, nhưng sau cùng thì khô và có màu đen hơn. Những
triệu chứng này không nhất thiết xuất hiện ngay khi vỏ trái xoài tiếp xúc với nhựa,
nhưng trong vài ngày sau đó triệu chứng màu đen sẽ xuất hiện khắp trái. Phạm vi
tác động và sự nhạy cảm phụ thuộc vào nhựa trái xoài, bao gồm những nhân tố khác
nhau như: giống, khoảng thời gian từ khi thu hoạch đến khi vận chuyển đến nơi
khác, cũng như vùng trồng, mùa vụ, tuổi cây, giai đoạn chín của trái, (Lim và
Kuppelweiser, 1993).
Các vết cháy nhựa này ảnh hưởng đến toàn diện về mặt hình thái, làm xuất
hiện những vệt nâu và sau đó làm đen vỏ trái, làm vỏ trái trở nên xấu xí dẫn đến


9

giảm giá bán của trái xoài. Trong thời gian lâu hơn, vùng vỏ trái bị ảnh hưởng bởi
nhựa xoài có thể là nơi lí tưởng cho nấm bệnh hoặc vi khuẩn tấn công, sẽ làm tăng
sự tổn thương về mặt cơ học trên vỏ trái xoài (Lim và Kuppelweiser, 1993).
1.4.6 Sự xuất hiện tổn thương do cháy nhựa
Lượng nhựa rỉ (phóng thích) ra ở cuống trái xoài thay đổi theo tuổi chín của
trái (trái chín thì nhựa sẽ rỉ ra ít hơn trái còn sống), thời gian trong ngày (buổi sáng
sớm thì lượng nhựa sẽ chảy ra nhiều hơn thời gian khác trong ngày), và cũng tùy
theo giống (Bagshaw, 1988). Giống xoài Kensington được xem như là giống xoài
chảy nhiều nhựa hơn so với những giống xoài khác.

Suốt thời gian tồn trử, nhựa “purt” (nhựa phun bắn) phóng thích ra từ trái thu
hoạch lúc 2 giờ chiều gây tổn thương đáng kể hơn nhựa phóng thích ra từ trái thu
hoạch vào lúc sáng sớm. Điều này thể hiện rỏ rệt hơn sau một giờ tiếp xúc so với sự
tổn thương nhựa từ trái thu hoạch lúc 7 giờ sáng xuất hiện sau 4 giờ. Áp suất trương
của trái thu hoạch trong buổi sáng sớm cao có lẻ là do kết quả của một sự pha loãng
khi so sánh với nồng độ của nó sau đó trong ngày.
Trung thành
tâmphần
Họcnhựa
liệu
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Do nhựa “purt” phóng thích ra cần vừa đủ để tiếp xúc vỏ trái khoảng 1 giờ

trước khi sự tổn thương được biểu hiện. Do đó bất kì nhựa nào hiện diện trên vỏ trái
trong thời gian thu hoạch cũng nên được loại bỏ bằng cách rửa nhanh nếu có thể và
không được để chậm hơn 1 giờ sau khi thu hoạch.


10

Chương 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

2.1. PHƯƠNG TIỆN
Vật liệu thí nghiệm: Trái xoài Cát Hòa Lộc, Cát Chu và xoài Bưởi được chọn
làm vật liệu thí nghiệm được thu thập từ vườn của nông dân ở huyện Cao Lãnh, tỉnh
Đồng Tháp; huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang; và Nông Trường Sông Hậu, TP Cần
Thơ. Những trái phát triển bình thường được chọn làm thí nghiệm không bị sâu
bệnh và có cùng độ tuổi thu hoạch (thu hoạch theo tỉ trọng trái tuỳ theo giống). Tỉ
trọng trái của xoài Cát Hòa Lộc là 1,01, xoài Cát Chu là 1,02 và xoài Bưởi là 1,01

(Nguyễn Bảo Vệ và Trần Thị Kim Ba, 2002), với những dụng cụ và hoá chất phục
vụ cho thí nghiệm. Thí nghiệm được thực hiện tại phòng thí nghiệm của Bộ Môn
Khoa Học Cây Trồng- Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng-Trường Đại
Học Cần Thơ. Thời gian thực hiện từ tháng 04 đến tháng 08 năm 2005.
2.2 PHƯƠNG PHÁP
2.2.1 Thí nghiệm 1: Xác định hàm lượng

Trung nhựa
tâmvàHọc
ĐHenzyme
Cầnperoxidase
Thơ @ của
Tài liệu học tập và nghiên cứu
hoạt liệu
tính của
3 giống xoài Cát Hòa Lộc, xoài Cát Chu và xoài Bưởi
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẩu nhiên gồm 3 nghiệm thức
là 3 giống xoài mỗi nghiệm thức lập lại 30 lần, mỗi lần lập lại tương ứng với một
trái.
Các nghiệm thức được bố trí như sau
Nghiệm thức 1: Giống xoài Cát Hòa Lộc
Nghiệm thức 2: Giống xoài Cát Chu
Nghiệm thức 3: Giống xoài Bưởi
* Phương pháp thu thập mẫu
Mẫu trái khi thu hoạch được để nguyên cuống dài, sau đó cắt ngang ngay tầng
rời để cho nhựa chảy ra trong 5 phút, sau đó đem cân trọng lượng nhựa chảy ra.


11


Hình 2.1 Cách lấy nhựa

Trung tâm Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
* Gồm các chỉ tiêu theo dõi như sau
- Xác định trọng lượng nhựa của trái
Trọng lượng nhựa của trái được xác định bằng cách cân trọng lượng nhựa chảy
ra của mỗi trái ở mỗi nghiệm thức (trong 5 phút) được cho vào một ống nghiệm có
nắp đậy và đem cân .
- Trọng lượng nhựa của mỗi nghiệm thức được tính
theo công thức:
W = W1-Wo
Wo: trọng lượng ống nghiệm ban đầu.
W1: trọng lượng ống nghiệm + nhựa xoài.
W: trọng lượng nhựa trên trái (g nhựa/g trái).


12

- Xác định hoạt tính enzyme peroxidase
Hoạt tính enzyme peroxidase trong nhựa trái được xác định bằng cách pha
loảng nhựa ra 5 lần, đem ly tâm với vận tốc 12.000 vòng/5phút ở 4oC. Lấy 100µl
dung dịch trong cho vào dung dịch có chứa 50µl guaiacol 27mM + 50µl H 2O2 0,8%
+ 2,8ml dung dịch đệm KH2PO4 0,1M và K2HPO4 0,1M (dung dịch đệm pH=7).
Giữ hỗn hợp ở nhiệt độ phòng cho phản ứng xảy ra (khoảng 20 phút), sau đó đo
hoạt tính enzyme peroxidase bằng máy so màu ở độ dài sóng 470nm thể hiện qua
phản ứng nâu hóa của dung dịch.
Peroxidase
4 Guaiacol + 4 H2O2


Tetraguaiacol + 8 H2O
(Màu nâu)

Cách tính kết quả:
∆Abs (µl nhựa/phút) = (∆Abs 2 - ∆Abs 1)*5/100 .
∆Abs: độ hấp thu quang phổ.
1: đo lần 1 (mới bắt đầu đo)

Trung tâm2:Học
đo lần liệu
2 sau 1ĐH
phútCần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2.2.2 Thí nghiệm 2: Đánh giá tác
động gây cháy của nhựa và sự mẫn cảm
của vỏ xoài Cát Hòa Lộc, xoài Cát Chu và xoài Bưởi
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức thừa số hai nhân tố hoàn toàn ngẫu nhiên
gồm nhân tố A (nhựa trái xoài Cát Hòa Lộc; nhựa trái xoài Cát Chu và nhựa trái
xoài Bưởi) và nhân tố B (vỏ trái xoài Cát Hòa Lộc; vỏ trái xoài Cát Chu và vỏ trái
xoài Bưởi). Tổng cộng 9 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lập lại 10 lần, mỗi lần
lập lại tương ứng với 1 trái.
Các nghiệm thức được tiến hành như sau:
Trên vỏ của mỗi trái kẻ 3 ô vuông, mỗi ô có kích thước 3cm2. Nhựa được nhỏ
lên vỏ trái bằng cách cắt cuống trái ở vị trí tầng rời (cách đỉnh trái khoảng 0,5-1cm)
đảo ngược trái và cho nhựa chảy vào một ống nghiệm theo từng giống, lấy 100µl
nhựa của 3 giống xoài nhỏ trải đều lên vùng vỏ đã được kẻ sẳn trên vỏ mỗi trái xoài
(Hình 2.2). Đánh giá tác động cháy nhựa theo thời gian bằng thang đánh giá của


13


Loveys và ctv. (1992) có cải tiến (Bảng 2.1) và được đánh giá ở 6 thời điểm: 1, 2, 4,
6, 8 và 10 ngày sau khi thu hoạch.
Bảng 2.1 Thang đánh giá vết cháy nhựa
Phầm trăm thiệt hại (%)
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100

Diện tích vùng thiệt hại (cm2)
0
0 < - ≤ 0,3
0,3 < - ≤ 0,6
0,6 < - ≤ 0,9
0,9 < - ≤ 1,2
1,2 < - ≤ 1,5
1,5 < - ≤ 1,8
1,8 < - ≤ 2,1
2,1 < - ≤ 2,4
2,4 < - ≤ 2,7
> 2,7

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


Hình 2.2 Cách xử lý 3 loại nhựa trên cùng vỏ trái


14

* Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng chương trình Mstatc để phân tích thống kê và chương trình Excel để
vẽ đồ biểu.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


15

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1 HÀM LƯỢNG NHỰA RỈ RA TỪ CUỐNG
TRÁI XOÀI LÚC THU HOẠCH

Qua kết quả thống kê ở Bảng 3.1, hàm lượng nhựa rỉ ra từ cuống trái xoài ở 3
giống cát Hòa Lộc, xoài Cát Chu và xoài Bưởi có sự khác nhau rõ rệt và sự khác
biệt này chỉ thể hiện ở mức ý nghĩa 1% qua phân tích thống kê. Giống xoài Cát
Chu có hàm lượng nhựa cao nhất (3,92g nhựa/kg trái), tiếp theo là giống xoài Bưởi
(2,95g nhựa/kg trái) và giống xoài Cát Hòa Lộc có hàm lượng nhựa thấp nhất (1,74
g nhựa/kg trái). Như vậy giống xoài cát Chu có hàm lượng nhựa cao gấp 2,2 lần so
với giống xoài Cát Hòa Lộc và gấp 1,3 lần so với giống xoài Bưởi (Bảng 3.1 và
Hình 3.1). Bagshaw (1989), Saby và ctv (1999), đã thử nghiệm trên nhiều giống
xoài khác nhau và cũng đã kết luận rằng hàm lượng nhựa rỉ ra từ cuống trái xoài
thay đổi tùy theo giống xoài. Hàm lượng nhựa rỉ ra từ trái xoài cao thấp có ý nghĩa

rất quan
đốiĐH
với những
nhân
việcliệu
tronghọc
khi thu
hoạch
trong việccứu
Trung tâm
Họctrọng
liệu
Cầncông
Thơ
@làm
Tài
tập
và vànghiên
gây ra hiện tượng cháy nhựa trên vỏ trái xoài. Hàm lượng nhựa trong trái cao, khi
thu hoạch nhựa dễ bám trên bề mặt vỏ trái làm cho vỏ trái trở nên xấu mất giá trị
thẩm mỹ do đó làm giảm giá trị sản phẩm khi bán trên thị trường. Đối với giống
xoài Bưởi khi nhựa chạm vào da tay gây ra triệu chứng ngứa và bỏng da rất khó
chịu. Trong qua trình thu nhựa để phân tích thí nghiệm cũng cho thấy được hàm
lượng nhựa rỉ ra từ cuống trái ở các giống xoài khác nhau có những đặc điểm khác
nhau. Nhựa của trái xoài Cát Hòa Lộc và trái xoài Bưởi xét về màu sắc thì giống
nhau có màu trắng đục như sữa, nhưng nhựa ở giống xoài Cát Hòa Lộc thì đặc
hơn, còn nhựa ở trái xoài Cát Chu cũng có màu trắng nhưng trong hơn và lỏng hơn
nhựa của 2 giống xoài Cát Hòa Lộc và xoài Bưởi.



16

Bảng 3.1 Hàm lượng nhựa rỉ ra từ cuống trái sau thu hoạch của 3 giống
xoài Cát Hòa Lộc, Cát Chu và xoài Bưởi
Trọng lượng

Trọng lượng

Trọng lượng

Hàm lượng

nhựa (g/trái)

riêng của nhựa

trái (g)

nhựa (g/kg trái)

Xoài Cát Hòa Lộc

0,70

0,89

403

1,74 c


Xoài Cát Chu

1,27

0,98

329

3,92 a

Xoài Bưởi

0,91

0,94

308

2,95 b

Giống

F

**

CV (%)

21,59


Trong cùng một cột các số có chữ theo sau giống nhau không khác biệt ở mức
ý nghĩa 1% qua phép thử DUNCAN
** Khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Cát Hòa Lộc

Cát Chu

Xoài Bưởi

Hình 3.1 Hàm lượng nhựa rỉ ra từ cuống trái sau thu hoạch của
3 giống xoài (a) Cát Hòa Lộc; (b) Cát Chu và (c) xoài Bưởi


17

3.2 HOẠT TÍNH CỦA ENZYME PEROXIDASE
TRONG NHỰA TRÁI XOÀI CÁT HÒA LỘC,
CÁT CHU VÀ XOÀI BƯỞI

Hoạt tính của enzyme Peoxidase (POD) trong nhựa của 3 giống xoài thể hiện
trong trái xoài Cát Hòa Lộc, Cát Chu và xoài Bưởi được trình bày theo biểu đồ
(Hình 3.2). Theo Hình 3.2, hoạt tính của enzyme POD trong nhựa của giống xoài
Cát Hòa Lộc mạnh nhất (0.0290 ∆Abs470/100µl nhựa/phút), kế đến là giống xoài
Bưởi (0.0205 ∆Abs470/100µl nhựa/phút) và thấp nhất là giống xoài Cát Chu
(∆Abs470/100µl nhựa/phút). Hoạt tính của enzyme POD trong nhưạ trái xoài Cát
Hoà Lộc cao gấp 2,5 lần so với nhựa của giống xoài Cát Chu và cao gấp 1,4 lần so
với nhựa của giống xoài Bưởi. Vamos- Vigyazo (1981), đã thí nghiệm trên nhiều

giống xoài cũng cho thấy rằng họat tính của enzyme POD có sự khác biệt giữa các
giống. Hoạt tính của enzyme POD càng mạnh thì nhựa càng hoá nâu nhiều sau khi
tiếp xúc với không khí làm vỏ trái mất vẽ thẩm mỹ khi tiếp xúc với nhựa. Màu nâu
của nhựa có được là do enzyme POD xúc tác sự oxy hóa các hợp chất phenol trong

Trung tâm
Họcnhưng
liệukhông
ĐH sử
Cần
liệutửhọc
tập và
nghiên
trái xoài
dụngThơ
trực @
tiếp Tài
oxy phân
của không
khí mà
phải dựacứu
vào sự phân giải H2O2 để sử dụng oxy nguyên tử. Oxy nguyên tử kết hợp với các
phân tử chất nhận cụ thể là phân tử hữu cơ guaiacol và phản ứng xãy ra nhanh khi
có enzyme POD. (http// www.zoo.utoronto.Ca/ able / volumes/ vol-13/6 – pitkin/6
– pitkin/ vt). Chính vì vậy, hoạt tính của enzyme POD được xác định qua sự xúc
tác phản ứng giữa guaiacol với H2O2 tạo thành hợp chất tetraguaiacol có màu tím
nâu và màu tím nâu sau phản ứng có được do sự oxy hóa guaiacol. Dưới sự xúc tác
của enzyme POD, guaiacol bị oxy hóa dần và màu tím nâu đậm dần theo thời gian.
Khi enzyme POD không hoạt động hoặc thiếu 1 trong 3 chất H2O2, guaiacol,
enzyme POD thì hợp chất Tetraguaiacol không được tạo thành, khi đó dung dịch

sẽ có màu trắng, điều này đồng nghĩa với việc nhựa không có sự hóa nâu. Nồng độ
của tetraguaiacol được tạo thành thể hiện qua cường độ màu của dung dịch sau
phản ứng. Do đó vỏ trái xoài càng để lâu thì sẽ mất vẽ thẫm mỹ càng lớn. Dựa vào
cường độ màu ta xác định được hoạt tính tương đối của enzyme bằng máy đo
quang phổ ở bước sóng 470nm (Hình 3.3).


18

Hoạt tính của enzyme peroxidase
(∆ Abs470/100 µl nhựa/phút)

0.04

0.03

0.0290 a

0.0205 ab

0.02
0.0115 b

0.01

0
Cát Hòa Lộc

Cát Chu


Xoài Bưởi

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài
liệu học tập và nghiên cứu
Giống xoài
Hình 3.2 Hoạt tính của enzyme peroxidase trong nhựa rỉ
ra từ cuống trái sau thu hoạch của 3 giống xoài
Cát Hòa Lộc, Cát Chu và xoài Bưởi


×