Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

SO SÁNH sự SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT và tỉ lệ TRÁI VUÔNG của 3 GIỐNG dưa hấu GHÉP TRÊN gốc bầu SAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.26 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

-oOo-

NGÔ THỊ HỒNG YẾN

SO SÁNH SỰ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT
VÀ TỈ LỆ TRÁI VUÔNG CỦA 3 GIỐNG
Trung tâm Học liệu ĐH
Cần HẤU
Thơ @GHÉP
Tài liệuTRÊN
học tập và nghiên cứu
DƯA
GỐC BẦU SAO

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH TRỒNG TRỌT

Cần Thơ – 2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-o0o-

NGÔ THỊ HỒNG YẾN

SO SÁNH SỰ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT
VÀ TỈ LỆ TRÁI VUÔNG CỦA 3 GIỐNG
DƯA HẤU GHÉP TRÊN


GỐC BẦU SAO
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ TRỒNG TRỌT

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. Trần Thị Ba
ThS. Võ Thị Bích Thủy

Cần Thơ, 2008


Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Trồng trọt với đề tài:

SO SÁNH SỰ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT
VÀ TỈ LỆ TRÁI VUÔNG CỦA 3 GIỐNG
DƯA HẤU GHÉP TRÊN
GỐC BẦU SAO

Do sinh viên Ngô Thị Hồng Yến thực hiện

Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2008


Cán bộ hướng dẫn

TS. Trần Thị Ba


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ
luận văn nào trước đây.

Ngô Thị Hồng Yến

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
--------------------------------------------------------------------------------------------------

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành
Trồng trọt với đề tài:

SO SÁNH SỰ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT
VÀ TỈ LỆ TRÁI VUÔNG CỦA 3 GIỐNG
DƯA HẤU GHÉP TRÊN
GỐC BẦU SAO

Do sinh
viênliệu

Ngô ĐH
Thị Hồng
thực@
hiệnTài
và bảo
vệ trước
Trung tâm
Học
CầnYến
Thơ
liệu
học Hội
tậpđồng
và nghiên cứu
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp .............................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức:.................................................

DUYỆT KHOA
Trưởng Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

Cần Thơ, ngày .... tháng..... năm 2008
Chủ tịch Hội đồng


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên: Ngô Thị Hồng Yến
Ngày, tháng, năm sinh: 17/11/1986

Nơi sinh: An Giang
Con ông: Ngô Hòa Son
Con bà: Bùi Thị Huỳnh Hương
Chỗ ở hiện nay: 387, Tổ 18, Ấp thị 1, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An
Giang
Quá trình học tập:
Năm 1992 - 1997: học tại trường tiểu học A Hội An, Hội An.
Năm 1997 - 2001: học tại trường THPT Huỳnh Thị Hưởng, Hội An.
Năm 2001 - 2004: học tại trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu, TPLX.
Năm 2004 - 2008: sinh viên Trường Đại học Cần Thơ, ngành Trồng Trọt,
khóa 30, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


LỜI CẢM ƠN

Kính dâng!
Ba mẹ đã suốt đời tận tụy vì sự nghiệp của con.
Thành kính biết ơn!
Cô Trần Thị Ba đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm và giúp đỡ
em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Trại Thực nghiệm Nông nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện
thí nghiệm trên đất của trại.
Quý thầy cô và cán bộ thuộc Bộ môn Khoa học Cây trồng đã tận tình truyền
đạt kiến thức trong suốt khóa học.
Chân thành biết ơn!
Cô cố vấn học tập Nguyễn Thị Thu Đông đã dìu dắt chúng em qua giảng
đường Đại học.
Chị Võ Thị Bích Thủy đã chỉ dẫn và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu

trong suốt thời gian thực hiện thí nghiệm.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Chân thành cảm ơn!
Anh Nguyễn, anh Thương, anh Cang, chị Thơi, chị Kiều, bạn Lâm, Khang,
Thiện, Ánh, Sang, Trang, Khoa, Ngọc… các bạn lớp Trồng trọt K30 và các em lớp
Trồng trọt K31 đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Thân gửi về!
Các bạn lớp Trồng Trọt Khóa 30 những tình cảm thân thương, lời chúc sức
khỏe và thành đạt trong tương lai.

Ngô Thị Hồng Yến


NGÔ THỊ HỒNG YẾN, 2008. “So sánh sự sinh trưởng, năng suất và tỉ lệ trái
vuông của 3 giống dưa hấu ghép trên gốc bầu sao”. Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư
Trồng trọt, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ.
Cán bộ hướng dẫn: TS. Trần Thị Ba và ThS. Võ Thị Bích Thủy.
TÓM LƯỢC
Đề tài “So sánh sự sinh trưởng, năng suất và tỉ lệ trái vuông của 3 giống dưa
hấu ghép trên gốc bầu sao” được thực hiện nhằm tìm ra giống dưa hấu ghép gốc
bầu sao cho sự sinh trưởng, năng suất và đạt tỉ lệ trái dưa ép khuôn vuông cao với
điều kiện canh tác ngoài trời được trang bị hệ thống tưới nhỏ giọt.
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 4 lần lặp
lại với 3 nghiệm thức là 3 giống dưa hấu chưng tết ghép trên cùng loại gốc bầu
sao: 1/ Hồng Cúc ghép bầu sao (đối chứng), 2/ TN568A ghép bầu sao, 3/ Yellow
ghép bầu sao. Diện tích lô 12 m2, tổng diện tích thí nghiệm: 200 m2, liếp đôi rộng 4
m, cây cách cây 0,6 m.

Trung tâm Học

liệuthíĐH
Cần
TàiHồng
liệuCúc
học
Kết quả
nghiệm
choThơ
thấy 2@
giống
ghéptập
bầu và
sao nghiên
và TN568Acứu
ghép bầu sao tương đương nhau về sinh trưởng và năng suất. Giống TN568A ghép
bầu sao đạt hình vuông ở 3 cỡ khuôn 17x17x19 cm, 15x15x17 cm và 14x14x16
cm còn giống Hồng Cúc ghép bầu sao chỉ đạt hình vuông ở khuôn 15x15x17 cm,
14x14x16 cm và 12x12x14 cm, tuy tương đương nhau về sinh trưởng và năng suất
nhưng TN568A ghép bầu sao lại cho trái vuông ở kích thước cao cao hơn Hồng
Cúc ghép bầu sao. Giống Yellow ghép bầu sao có sự sinh trưởng, năng suất kém
và đạt hình vuông ở cỡ khuôn 12x12x14 cm và 14x14x16 cm. Có thể sử dụng
giống TN568A ghép bầu sao trồng trong vụ tết để cho trái đạt vuông ở kích thước
khuôn cao.


MỤC LỤC

Trung

Trang

Tiểu sử cá nhân .......................................................................... v
Cảm tạ ....................................................................................... vi
Tóm lược ................................................................................... vii
Mục lục ..................................................................................... viii
Danh sách bảng ......................................................................... x
Danh sách hình .......................................................................... xi
MỞ ĐẦU ..................................................................................... 1
Chương 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU........................................................... 2
1.1 Khái quát chung về cây dưa hấu. ...................................................... 2
1.1.1 Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng dưa hấu................................. 2
1.1.2 Tình hình sản xuất trong và ngoài nước.................................... 3
1.1.3 Đặc tính thực vật ..................................................................... 3
1.1.4 Điều kiện ngoại cảnh của cây dưa hấu ..................................... 5
1.1.5 Sâu bệnh hại chính trên dưa hấu............................................... 7
1.2 Một số kết quả nghiên cứu về giống dưa hấu.................................... 8
1.2.1 Giống dưa hấu được trồng chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long
....................................................................................................8
tâm Học liệu
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên
1.2.2 Một số kết quả nghiên cứu về giống dưa hấu ........................... 9
1.3 Một số kết quả nghiên cứu về kỹ thuật canh tác dưa hấu có ảnh hưởng
đến độ đồng đều của trái................................................................... 10
1.3.1 Phân bón.................................................................................. 10
1.3.2 Cắt tỉa...................................................................................... 11
1.3.3 Vị trí để trái ............................................................................. 11
1.3.4 Vật liệu phủ liếp ...................................................................... 11
1.3.5 Tưới nước................................................................................ 11
1.3.6 Ghép........................................................................................ 12
1.4 Khái quát về dưa hấu vuông ............................................................. 12
1.4.1 Tình hình về dưa hấu vuông trên thế giới và ở Việt Nam ......... 12

1.4.2 Thị hiếu của người tiêu dùng về dưa hấu vuông trên thế giới và
ở Việt Nam.............................................................................. 13
1.4.3 Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất kinh doanh dưa hấu vuông
................................................................................................ 14
1.4.4 Kết quả nghiên cứu dưa hấu ép vuông....................................... 14
Chương 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP...................................... 15
2.1 Phương tiện................................................................................... 15

cứu


Trung

2.1.1 Địa điểm và thời gian ............................................................... 15
2.1.2 Khí hậu .................................................................................... 15
2.1.3 Vật liệu thí nghiệm................................................................... 16
2.2 Phương pháp.................................................................................. 17
2.2.1 Bố trí thí nghiệm ..................................................................... 17
2.2.2 Kỹ thuật canh tác ..................................................................... 19
2.2.3 Kỹ thuật tạo hình dưa hấu vuông ............................................. 22
2.2.4 Chỉ tiêu theo dõi....................................................................... 23
2.2.5 Phân tích số liệu....................................................................... 26
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................... 27
3.1 Ghi nhận tổng quát ........................................................................... 27
3.2 Chỉ tiêu nông học ............................................................................. 28
3.2.1 Chiều dài thân .......................................................................... 28
3.2.2 Số lá trên thân .......................................................................... 29
3.2.3 Đường kính gốc thân................................................................ 31
3.2.4 Vị trí trái trên thân.................................................................... 32
3.2.5 Kích thước trái ......................................................................... 36

3.3 Thành phần năng suất và năng suất ................................................... 37
3.3.1 Trọng lượng trái ....................................................................... 37
tâm Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên
3.3.2 Trọng lượng toàn cây (rễ, thân, lá và trái) ................................ 38
3.3.3 Tỉ lệ trọng lượng trái trên trọng lượng toàn cây........................ 38
3.3.4 Năng suất tổng ......................................................................... 39
3.3.5 Năng suất thương phẩm ........................................................... 40
3.4.6 Tỉ lệ năng suất thương phẩm trên năng suất tổng...................... 41
3.4 Tỉ lệ trái vuông................................................................................. 41
3.4.1 Thời gian đặt khuôn ở từng nghiệm thức.................................. 41
3.4.2 Tỉ lệ trái đặt khuôn vuông ........................................................ 41
3.4.3 Tỉ lệ trái đạt hình vuông ........................................................... 42
3.4.4 Tỉ lệ trái đạt hình vuông ở từng cỡ khuôn................................. 42
3.4.5 Trọng lượng trái đạt hình vuông ở từng cỡ khuôn .................... 44
3.4.6 Kích thước trái đạt hình vuông ở từng cỡ khuôn ...................... 45
Chương 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................ 48
4.1 Kết luận............................................................................................. 48
4.2 Đề Nghị............................................................................................. 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 49
PHỤ CHƯƠNG

cứu


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng


Trang

1.1

Thành phần dinh dưỡng trong 100 g thịt trái dưa hấu
Tình hình sản xuất dưa hấu trong nước và trên thế giới
(FAOSTAT, 2008)

2

1.2

3

2.1

Lịch bón phân và lượng phân bón cho 3 giống dưa hấu ghép trên
gốc bầu sao, trại Thực nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT (ĐX 20072008)

20

2.2

Bảng dự kiến về kích thước trái và khối lượng trái ở các cỡ
khuôn của 3 giống dưa hấu ghép trên gốc bầu sao, trại thực
nghiệm Nông nghiệp (ĐHCT, ĐX 2007-2008)

25

3.1


Vị trí trái trên thân của 3 giống dưa hấu ghép trên gốc bầu sao,
trại Thực nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT (ĐX 2007-2008)

33

3.2

Kích thước lá mang trái của 3 giống dưa hấu ghép trên gốc bầu
sao lúc 50 ngày sau khi trồng, trại Thực nghiệm Nông nghiệp,
ĐHCT (ĐX 2007-2008)

34

3.3

Trung tâm
3.4

Thời gian từ ra đồng-thụ phấn, từ thụ phấn-thu hoạch của 3
giống
dưaĐH
hấu ghép
gốc bầu
Thựchọc
nghiệm
Nông
Học
liệu
CầntrênThơ

@sao,
Tàitrạiliệu
tập

nghiệp, ĐHCT (ĐX 2007-2008)

35

nghiên cứu

Tỉ lệ trái đặt khuôn và đạt hình vuông của 3 giống dưa hấu ghép
trên gốc bầu sao, trại Thực nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT (ĐX
2007-2008)

42


DANH SÁCH HÌNH
Hình
2.1

Tên hình
Tình hình khí hậu thời tiết trong thời gian thí nghiệm (11/20072/2008), tại TP.Cần Thơ (Đài khí tượng thủy văn Cần Thơ)

Trang
15

2.2

Ba giống dưa hấu (a) Hồng Cúc, (b) TN568A và (c) Yellow


16

2.3

Kích cỡ khuôn kiếng (a) 17x17x19 cm, (b) 15x15x17 cm, (c)
14x14x16 cm và (d)12x12x14 cm để đặt trái ép hình vuông

16

2.4

Hệ thống tưới nhỏ giọt

17

2.5

Sơ đồ bố trí thí nghiệm 3 giống dưa hấu ghép trên gốc bầu sao, trại
Thực nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT (ĐX 2007-2008).

18

2.6

(a) Dưa Hồng Cúc ghép bầu sao, (b) dưa TN568A ghép bầu sao, (c)
dưa Yellow ghép bầu sao đã ngắt ngọn (15 NSKT) và (d) cố định vị
trí bò cho dây dưa

21


2.7

Trái đặt trong khuôn

22

2.8

Trái đạt hình vuông, (b) trái không đạt hình vuông, (c) bề mặt trái bị
sâu cạp và (d) trái bị nám do nắng

26

3.1

Chiều dài thân của 3 giống dưa hấu ghép trên gốc bầu sao, trại Thực
nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT (ĐX 2007-2008)

28

Trung tâm3.2HọcSốliệu
Cần
Thơ
liệugốchọc
tậptrạivà
nghiên
lá trênĐH
thân của
3 giống

dưa@
hấu Tài
ghép trên
bầu sao,
Thực
30 cứu
nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT (ĐX 2007-2008)
3.3

Đường kính gốc thân ngọn ghép của 3 giống dưa hấu ghép trên gốc
bầu sao, trại Thực nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT (ĐX 2007-2008)

32

3.4

Kích thước trái của 3 giống dưa hấu ghép trên gốc bầu sao, trại
Thực nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT (ĐX 2007-2008)

36

3.5

Trọng lượng trái và cây của 3 giống dưa hấu ghép trên gốc bầu sao,
trại Thực nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT (ĐX 2007-2008)

37

3.6


Năng suất trái của 3 giống dưa hấu ghép trên gốc bầu sao, trại Thực
nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT (ĐX 2007-2008)

39

3.7

Tỉ lệ trái đạt hình vuông ở từng cỡ khuôn của 3 giống dưa hấu ghép
trên gốc bầu sao, trại Thực nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT (ĐX 20072008)

43

3.8

Trọng lượng trái đạt hình vuông ở từng loại khuôn của 3 giống dưa
hấu ghép trên gốc bầu sao, trại Thực nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT
(ĐX 2007-2008)
Kích thước trái dưa hấu: (a) chiều cao trái, (b) chu vi hoành và (c)
chu vi đứng trên 3 giống dưa hấu ghép trên gốc bầu sao, trại Thực
nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT (ĐX 2007-2008)

44

3.9

47


MỞ ĐẦU
Dưa hấu là loại trái cây không thể thiếu được trong dịp tết cổ truyền của

dân tộc, không nhà nào là không chưng dưa hấu vì đó là tục lệ vốn có từ lâu đời
của dân tộc Việt Nam. Hình ảnh trái dưa no tròn tượng trưng cho ước mong đơn
giản của người Việt là mong mọi điều trong năm mới đều suôn sẻ, may mắn, tốt
lành và tròn trĩnh.
Việc khó khăn trong canh tác dưa hấu của người nông dân những năm gần
đây là hiện tượng bị bệnh chạy dây do nấm Fusarium oxysporium f. sp.niveum gây
thiệt hại nghiêm trọng đến sự sinh trưởng và năng suất của cây. Hiện nay có khá
nhiều biện pháp khắc phục như trồng dưa trên nền đất mới, ghép trên cây bầu bí…
thì thấy biện pháp ghép trên cây bầu bí là có triển vọng và khả thi vì tỉ lệ thành
công cao mà lại tiết kiệm được chi phí phòng trừ.
Ngày xưa hình tượng thiêng liêng của trời đất được gửi qua hình ảnh 1 cặp
bánh chưng bánh dầy. Ngày nay nhịp sống tất bật thì có thể thay thế hình tượng đó
qua việc
cặp dưa
hấu Thơ
tròn vuông.
Dưa liệu
hấu vuông
làm và
tăngnghiên
giá trị thẩmcứu
Trung tâm
Họcchưng
liệu1 ĐH
Cần
@ Tài
họcsẽtập
mỹ của dưa hấu so với hình dạng tròn vốn có. Việc tìm dưa hấu vuông không còn
khó khăn do đã xuất hiện trên thị trường nhưng chủng loại chưa phong phú, chưa
đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng do đó đề tài “So sánh sự sinh trưởng,

năng suất và tỉ lệ trái vuông của 3 giống dưa hấu ghép trên gốc bầu sao” được
thực hiện nhằm xác định giống dưa hấu ghép gốc bầu sao cho sự sinh trưởng, năng
suất và đạt tỉ lệ trái dưa ép khuôn vuông cao nhất.

CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÂY DƯA HẤU
1.1.1 Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng cây dưa hấu
* Nguồn gốc cây dưa hấu


Dưa hấu có nguồn gốc từ châu Phi, mặt khác còn được biết ở những vùng
ấm áp của thế giới cổ đại, người Ai Cập mô tả và sử dụng ít nhất là 4000 năm
(Muqiang, 1995). Dưa hấu được canh tác rộng rãi trong vùng Địa Trung Hải cách
đây hơn 3000 năm (Phạm Hồng Cúc, 2000), người châu Âu trồng dưa hấu phổ
biến từ thế kỷ thứ VI (Mai Thị Phương Anh và ctv., 1996), thế kỷ 10 được đưa đến
Trung Quốc từ Ấn Độ và vào miền Đông nước Nga, đến Anh năm 1600 (Tạ Thu
Cúc, 2005).
Ở nước ta dưa hấu có từ thời vua Hùng Vương thứ 18. Các vùng trồng dưa
hấu phổ biến là ở Hải Hưng, Nghệ An, Quảng Nam-Đà Nẵng, Quảng Ngãi... Ngày
nay hầu hết các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đều trồng dưa hấu (Trần Thị Ba và
ctv., 1999).
* Giá trị dinh dưỡng
Dưa hấu có thành phần chất dinh dưỡng rất phong phú (Bảng 1.1). Thịt trái
dưa hấu chứa 0,22% kali, 0,016% natri và 0,022% canxi, lượng đường tổng số dao
động từ 5-10% (Mai Thị Phương Anh và ctv., 1996). Khi phân tích 1 g chất khô

Trung tâm
Học
ĐH

@gTài
liệu
học
và nghiên cứu
trái dưa
hấuliệu
có 12,1
g N;Cần
2,9 g Thơ
P và 17,4
K (Trần
Khắc
Thi,tập
2000).
Bảng 1.1 Thành phần dinh dưỡng trong 100 g thịt trái dưa hấu.
Thành phần
Nước (%)
Năng lượng (cal)
Protein (g)
Carbohydrat (g)
Chất béo (g)
Chất xơ (g)

96
30
0,6
7,6
0,2
0,4


Khoáng (mg)
Ca
7
P
10
Fe
0,2
Na
1
K
112

Vitamin (mg)
Vitamin A (IU)
569
Thiamine
0,03
Riboflavin
0,02
Niacin
0,18
Ascorbic Acid
8,1
Vitamin
0,05

(Nguồn USDA Nutrient Database for Standard Reference, Release 17 (2005))

1.1.2 Tình hình sản xuất trong và ngoài nước
Sản lượng dưa hấu hàng năm trên thế giới khoảng 30 triệu tấn, với diện tích

canh tác 2 triệu ha trong đó 50% diện tích sản xuất trong vùng Đông Nam Châu Á
(Phạm Hồng Cúc, 2000). Nhờ các tiến bộ kĩ thuật về giống mới, dưa hấu trồng vụ
Đông ở Đồng bằng sông Hồng (tháng 9-12), Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông
Cửu Long (tháng 11-giêng) với khối lượng lớn đã đóng góp tích cực trong kim
ngạch xuất khẩu rau quả ở nước ta (Mai Thị Phương Anh và ctv., 1996).


Bảng 1.2 Tình hình sản xuất dưa hấu trong nước và trên thế giới (FAOSTAT,
2008).
Năm
1986
1996
2000
2006

Diện tích (triệu ha)
Thế giới Việt Nam
2,41
0,15
2,44
0,18
3,10
0,19
3,78
0,28

Năng suất (tấn/ha)
Thế giới Việt Nam
14,88
9,00

19,45
10,81
24,60
10,53
26,58
15,00

Sản lượng (triệu tấn)
Thế giới Việt Nam
35,90
0,13
47,50
0,20
76,21
0,20
100,60
0,42

1.1.3 Đặc tính thực vật
* Rễ
Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999) rễ dưa hấu phát triển mạnh, rễ chánh có
khả năng ăn sâu 0,6-1 m nên có khả năng chịu hạn tốt, giai đoạn phát triển tối đa rễ
phụ lan rộng khắp cả mặt liếp do đó không nên đi lại trên mặt liếp, rễ phụ ăn lan ở
chiều sâu 20-30 cm cách mặt đất và trên mặt đất trong phạm vi 50-60 cm cách gốc
(Phạm Hồng Cúc, 2000). Rễ dưa không có khả năng phục hồi khi bị đứt, vì vậy khi
chăm sóc cần chú ý tránh làm đứt rễ (Nguyễn Mạnh Chinh và ctv., 2006).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
* Thân
Thân dưa hấu thuộc loại thân thảo hằng niên, thân chính dài 1-6 m, có nhiều

mắt, mỗi mắt mang 1 lá, 1 chồi nách, 1 vòi bám có phân nhánh, thân có nhiều lông
tơ dài, màu trắng, lông nhiều hay ít tùy theo giống và tuổi cây (Trần Thị Ba và ctv.,
1999). Theo Mai Thị Phương Anh và ctv. (1996), dưa hấu có khả năng phân cành
lớn và thường sự phát triển của chồi nách chịu sự ức chế của ngọn thân chính nên
chồi gần gốc phát triển mạnh hơn chồi gần ngọn. Chính đặc tính này khi chăm sóc
phải bấm ngọn chính và tỉa bớt chồi nách, chỉ để một số dây chính cho trái
* Lá
Theo Phạm Hồng Cúc (2000) dưa hấu có lá mầm lớn, hình trứng, có ý nghĩa
lớn trong việc quang hợp tạo vật chất nuôi cây và lá thật đầu tiên do đó cần bảo vệ
cẩn thận, trong điều kiện tăng trưởng tốt lá mầm vẫn giữ trên cây cho đến khi trái
chín; lá thật là lá đơn, mọc xen, hình trứng, xẻ thùy nhiều ít hay sâu cạn tùy giống,


các lá đầu tiên thường không xẻ thùy sâu. Cuống lá dài và mặt lá thường có lớp
phấn trắng (Mai Thị Phương Anh và ctv., 1996).
* Hoa
Dưa hấu là cây có hoa đơn tính đồng chu, hoa nhỏ, có kích thước 2,5-3 cm,
nằm đơn độc ở nách lá, 5 lá đài nhỏ màu xanh và 5 cánh dính màu vàng, thụ phấn
nhờ côn trùng (Trần Thị Ba và ctv., 1999), thường màu hoa không sặc sở (Tạ Thu
Cúc, 2005). Hoa đực thường xuất hiện sớm, sau đó cách vài hoa đực mới có một
hoa cái, hoa đực có 3-5 tiểu nhị, chỉ ngắn, bao phấn hợp thành khối và hoa cái có
vòi nhụy ngắn, nướm xẻ 3 thùy, bầu noãn hạ với 3 tâm bì (Phạm Hồng Cúc, 2000).
* Trái
Dưa hấu rất đa dạng về màu sắc, hình dáng kích thước tùy theo giống (Mai
Thị Phương Anh và ctv., 1996). Trái to và chứa nhiều nước, trái có hình dạng thay
đổi từ hình cầu, hình trứng đến bầu dục, nặng 1,5-30 kg. Vỏ trái cứng, láng có
nhiều gân và hoa vân, màu sắc thay đổi từ đen, xanh đậm, xanh nhạt, vàng hay có

Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

sọc. Thịt trái có màu đỏ hay vàng. Mỗi trái chứa 200-900 hạt (Phạm Hồng Cúc,
2000).
* Hột
Hình dáng, màu sắc hột dưa khác nhau tùy theo giống, trọng lượng 1000 hạt
từ 100-140 g. Hột có màu nâu nhạt, nâu đậm đến đen, trọng lượng hột trung bình
từ 25-30 hột/g (Trần Thị Ba và ctv., 1999).
1.1.4 Điều kiện ngoại cảnh của cây dưa hấu
* Nhiệt độ
Dưa hấu thuộc nhóm cây ngày ngắn, là loại cây trồng ở vùng nhiệt đới nên
thích hợp nhiệt độ cao, hột dưa nảy mầm tốt ở 35-40oC do đó phải ủ trước khi gieo
(Trần Thị Ba và ctv., 1999). Nhiệt độ nảy mầm tốt nhất là 28oC, dưới 17oC hoặc
trên 40oC hột khó nảy mầm (Phạm Hồng Cúc, 2000). Nhiệt độ thích hợp cho sự
tăng trưởng của dưa hấu là 25-30oC, dưới 20oC hoặc trên 35oC cây sinh trưởng bất
bình thường, ảnh hưởng xấu đến sự ra hoa đậu trái của dưa (Trần Thị Ba và ctv.,


1999). Dưa hấu chịu được nhiệt độ cao do đặc điểm sinh lý của cây (nhiệt độ kết
dính protein trong lá 64-72oC) và cấu tạo bộ lá (xẻ thùy lớn để khuếch tán nhiệt và
lớp lông sáp che phủ mô, có tác dụng hạ nhiệt độ thân cây) (Trần Khắc Thi, 2000).
* Ánh sáng
Do có nguồn gốc từ vùng sa mạc nhiều nắng nên cây dưa cần nhiều ánh
sáng, điều kiện ngày ngắn và cường độ ánh sáng mạnh thúc đẩy dưa tăng trưởng
tốt, trái chín sớm, to và năng suất cao (Mai Thị Phương Anh và ctv., 1996). Ở đây
độ dài ngày có ảnh hưởng tới thời gian sinh trưởng của cây (Trần Khắc Thi, 2000).
Số giờ chiếu sáng trong ngày từ 8-10 giờ sẽ làm cây ra hoa sớm và số lượng hoa
cái cũng nhiều hơn, số giờ chiếu sáng tối thiểu là 600 giờ/vụ. Thiếu sáng dưa bò
dài, dễ nhiễm bệnh và khó đậu trái (Phạm Hồng Cúc, 2000). Cây và trái phát triển
kém trong điều kiện ánh sáng yếu, năng suất và chất lượng đều giảm (Tạ Thu Cúc,
2005).
* Ẩm độ


Trung tâm Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Dưa hấu thuộc nhóm cây chịu hạn, nên thích hợp khí hậu khô ráo (Nguyễn
Mạnh Chinh và ctv., 2006). Đất ẩm ướt sẽ sinh nhiều rễ bất định trên thân, hấp thụ
thêm nhiều nước và chất dinh dưỡng làm dây lá phát triển sum suê, ảnh hưởng đến
ra hoa kết trái. Nếu ẩm độ không khí cao (>65%) lá và trái dễ nhiễm bệnh thán thư,
thân cũng dễ bị nứt (Phạm Hồng Cúc, 2000).

* Nước
Dưa hấu cần lượng nước lớn trong suốt quá trình bắt đầu hình thành trái và
phát triển (Miller, 2003). Hệ số thoát nước lớn (gần 600) nên cần giữ ẩm đất cho
cây thường xuyên vẫn cần thiết, nhất là giai đoạn đầu (Mai Thị Phương Anh và
ctv., 1996), nên cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng trái dưa mới mau lớn (Phạm
Hồng Cúc, 2000). Nếu thiếu nước trong thời gian này trái thường nhỏ, sau đó tưới
nhiều hoặc mưa đột ngột sẽ dễ gây nứt trái ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất
(Trần Thị Ba và ctv., 1999). Do trái dưa chứa nhiều nước, bộ lá nhiều nên cây cần


nhiều nước (Nguyễn Mạnh Chinh và ctv., 2006), tuy nhiên gần thu hoạch trái nên
giảm tưới để trái ngọt hơn, dưa chịu úng kém, úng nước gây thối rễ, vàng lá và
chết cây, vì thế trồng trong mùa mưa cần có rãnh sâu để thoát nước (Phạm Hồng
Cúc, 2000).
* Đất
Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999), dưa hấu yêu cầu đất không nghiêm khắc
lắm thích đất thịt nhẹ hoặc cát pha (trên đất nặng dưa hấu dễ bị nứt trái) tầng canh
tác sâu, pH từ 5,5-7 là thích hợp, khả năng chịu phèn khá. Tuy vậy dưa có thể sinh
trưởng trên đất thịt trung bình nhưng cần tăng cường bón phân hữu cơ để cải tạo,
trồng trên đất ruộng thì mực nước trong mương tưới phải thấp hơn mặt liếp ít nhất
15 cm, ngoài ra cũng có thể trồng trên đất gò, đất liếp, bờ kinh miễn sao có đầy đủ

nước tưới tiêu (Trần Văn Hòa và ctv., 2000 và Tạ Thu Cúc, 2005). Đất trồng dưa
liên tục trên 3 năm thường bị sâu bệnh nhiều, vì vầy cần luân canh với các cây
khác họ bầu bí, tốt nhất là luân canh với lúa nước, ngô hoặc đậu (Nguyễn Mạnh
Chinh
và ctv.,
2006).
Trung tâm
Học
liệu
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
* Dinh dưỡng
Phân bón có ý nghĩa trong việc tăng năng suất và phẩm chất dưa, phần lớn
chất dinh dưỡng được dưa hấu thu hút khi cây ra hoa, kết trái, do đó bón thúc là
biện pháp kỹ thuật cần thiết (Phạm Hồng Cúc, 2000). Vị trí hàng đầu phải là đạm,
lân và kali, nếu lượng đạm tăng quá nhu cầu sẽ làm tăng số hoa đực trên cây, ngoài
ra kali có tác dụng tăng khả năng chín sớm của cây (Mai Thị Phương Anh và ctv.,
1996), cần bón phân cân đối: thời kì đầu sinh trưởng cần đạm và lân, cuối thời kì
sinh trưởng cần kali và lân, 2 yếu tố này góp phần cải thiện chất lượng thịt trái (Tạ
Thu Cúc, 2005). Mặt khác ảnh hưởng của chất dinh dưỡng thứ cấp và vi lượng
cũng được chú ý, đặc biệt dưa hấu rất nhạy cảm với canxi và magie (Nguyễn Mạnh
Chinh và ctv., 2006).
1.1.5 Sâu bệnh hại chính trên dưa hấu


* Bù lạch (Thrip palmi Karny): ấu trùng và thành trùng sống tập trung ở mặt dưới
lá, thường chích hút nhựa cây, đôi khi còn cạp cả mô lá hoặc cây, lá non quăn
queo, biến dạng, đọt non không phát triển dài ra, chùn lại và cất cao thường gọi là
hiện tượng “đầu lân” hay “bắn máy bay”, ngoài ra bù lạch còn là tác nhân truyền
bệnh khảm. Phòng trừ tiêu hủy tàn dư, dùng bẫy, phun thuốc luân phiên như
Confidor 100 SL, Actara 25 WG, Regent 800 WG, Vertimec 1,8 EC (Nguyễn Văn

Huỳnh và ctv., 2004).
* Nhện đỏ (Tetranychus sp.): cả ấu trùng và thành trùng đều chích hút mô của lá
cây làm cây bị mất màu xanh và có màu vàng, sau cùng lá sẽ bị khô đi, làm giảm
phẩm chất và năng suất trái. Phòng trừ sử dụng thiên địch bọ rùa Stethorus sp. bọ
xít nhỏ Orius tristicolor và Chysoperla carnea, dùng các loại thuốc trừ nhện (Trần
Văn Hai và ctv., 2005).
* Sâu ăn tạp (Spodoptera litura): sâu non lúc nhỏ sống tập trung ở mặt dưới
phiến lá nên gọi là sâu ổ, ăn lủng lá có hình dạng bất định, hoặc cắn đứt ngang thân
cây con. Phòng trừ vệ sinh đồng ruộng, ngắt bỏ ổ trúng, sử dụng luân phiên các

Trung tâm
liệuDecis
ĐH2,5
Cần
@5 EC,
TàiKarate
liệu học
tập(Trần
và nghiên
loại Học
thuốc như
EC, Thơ
Cymbus
2,5 EC,...
Văn Hai vàcứu
ctv., 2005).
* Bệnh đốm phấn, sương mai (Downy Mildew): do nấm Pseudoperonospora
cubensis gây hại chủ yếu trên lá. Ở mặt trên, đốm bệnh lúc đầu nhỏ màu xanh nhạt,
sau chuyển sang màu vàng và thường bị giới hạn trong các gân phụ nên đốm bệnh
có dạng hình góc cạnh. Lá bị vàng có khi có nhiều đốm sau liên kết thành những

vùng cháy màu nâu nhạt, cây cho trái kém giá trị. Bệnh phát triển mạnh khi gặp ẩm
độ cao. Phòng trừ tiêu hủy cây bệnh, phun ngừa bằng Copper-Zinc 85 WP,
Ridomyl 5 G, Kasuran 47 WP (Võ Thanh Hoàng, 1996).
* Bệnh nứt thân chảy gôm (Gummy Stem Blight): do nấm Didymella bryoniae
gây ra, triệu chứng là những đốm tròn màu xạm đến nâu đen. Lúc đầu thường ở
mép lá, sau đó lan rộng và phát triển xuống cuống lá cho đến khi toàn bộ lá bị héo
chết và tiếp tục lây lan xuống trụ lá mầm tạo thành vết nứt dọc thân. Nếu gặp điều
kiện ẩm ướt hoặc trời mưa thì vết bệnh sẽ sũng nước và cây con chết rục, trời nắng
vết bệnh khô có màu xám trắng, trời râm mát thì trên vết bệnh xuất hiện những


giọt gôm màu nâu đỏ. Phòng trị bằng cách sủ dụng thuốc như Derosal 50 EC,
Topsin-M 50 BTN, Viben-C 50 BTN, Ridomyl MZ 72 WP (Trần Văn Hai và
ctv.,2005).
* Bệnh thán thư (Anthracnose): thường xuất hiện ở lá già bên dưới, đốm bệnh là
những vết đen hay nâu đen, nhỏ, các lá bệnh nặng thì lá có nhiều đốm và nhăn, nếu
bệnh nặng làm lá cháy khô. Phòng trừ tiêu hủy tàn dư sau mỗi mùa vụ, phun thuốc
phòng khi bệnh vừa mới chớm như Kasuran 47 WP, Topsin-M 70 WP, CopperZinc 85 WP (Trần Văn Hai và ctv.,2005).
* Bệnh khảm (Cucumber mosaic): do virus Cumcumber mosaic (C. M. V),
thường làm chồi ngọn hơi bị chùn, lá đọt nhỏ, hơi biến dạng, bị khảm màu xanh
đen đậm xen xanh nhạt hay khảm xanh vàng, cây không phát triển được, không
cho trái hay trái bị nhỏ, vàng, có sọc xanh đậm. Phòng trừ loại bỏ ngay các cây
bệnh để tránh lây lan, phun thuốc sát trùng để ngăn ngừa rầy mềm truyền bệnh.
(Võ Thanh Hoàng, 1996).
1.2 Cần
MỘT Thơ
SỐ KẾT
CỨU
Trung tâm Học liệu ĐH
@QUẢ

TàiNGHIÊN
liệu học
tập và nghiên cứu
VỀ GIỐNG DƯA HẤU

1.2.1 Giống dưa hấu được trồng
chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long
* Sugar baby: có nguồn gốc từ Mỹ được Viện khoa học nông nghiệp miền Nam
chọn lọc và sản xuất trong nước đạt tiêu chuẩn giống ngoại nhập, thời gian sinh
trưởng 70-72 ngày, vỏ xanh đen, hình tròn, lượng đường tổng số 8-9%, trái to đạt
6-7 kg và năng suất trung bình 15-25 tấn/ha.
* An Tiêm 95: giống lai, thời gian sinh trưởng 70-75 ngày, vỏ đen có sọc mờ, trái
tròn, ruột đỏ đậm, ngon ngọt, trái lâu hư sau thu hoạch, nặng 7-9 kg và năng suất
35-45 tấn/ha (Công ty giống cây trồng Miền Nam).
* Hồng Cúc (giống địa phương): có thể tự để giống, thời gian sinh trưởng 70-75
ngày, dạng trái tròn, vỏ màu vàng, ruột đỏ, trọng lượng trung bình 6-10 kg và năng
suất 30-40 tấn/ha.


* TN568A: giống F1, thời gian sinh trưởng 70-75 ngày, dạng trái tròn, vỏ màu
xanh đen, ruột đỏ, trọng lượng trung bình 6-10 kg và năng suất 30-40 tấn/ha (Công
ty giống Trang Nông).
* Yellow: giống F1, thời gian sinh trưởng 55-60 ngày, dạng oval đều, vỏ trái
mỏng màu vàng kim, thịt đỏ tươi, mịn, nhiều cát, độ Brix khoảng 12, trọng lượng
trung bình 3-4 kg và năng suất 20-25 tấn/ha (Công ty giống cây trồng Thần Nông).
* Một số giống trồng quanh năm:
- Thái Long, Thành Long, Bảo Long: giống lai F1, thời gian sinh trưởng 5862 ngày, trái tròn dài, ruột đỏ đẹp, chất lượng tốt, kháng bệnh tốt, nặng 3-5 kg
(Công ty giống Trang Nông).
- Hắc Mỹ Nhân TN308, 114 (Công ty Trang Nông), 1430 (Công ty Nông
Hữu), Siêu Nhân (Công ty Thần Nông): giống F1, thời gian sinh trưởng 55-60

ngày, vỏ xanh đen đậm có sọc mờ, trái hình bầu dục dài, ruột đỏ đậm, độ ngọt cao,
kháng bệnh và trọng lượng 2,5-3,5 kg.
1.2.2 Một số kết quả nghiên cứu về giống dưa hấu

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của Dương Văn Hưởng (1990) tại Phú Tâm và Thạnh
Mỹ Tây thì dưa tháp bầu cho năng suất cao (từ 31,7-34,2 tấn/ha) và năng suất dưa
lạc hậu còn thấp hơn so với dưa trồng vụ Đông Xuân. Theo Trần Thị Ba và ctv.
(1997) kết quả nghiên cứu tại trại Phước Sang, tỉnh Sông Bé cho rằng giống An
Tiêm và Sugar Baby có năng suất tương đương nhau (dao động từ 29,66-29,85
tấn/ha). Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Thiên Thư (2003) tại TP Cần Thơ thì cho
rằng có hai giống triển vọng là: giống KYV-D và KYV-C có tổng năng suất cao
(biến thiên từ 31,51-32,53 tấn/ha). Theo Đinh Văn Hai (2003) cho thấy các giống
dưa hấu trồng tại TP Cần Thơ có triển vọng là Hắc Mỹ Nhân TN308, Thanh Mỹ
Nhân TN286, AG 736, Siêu Nhân 150, AG 757 và Hắc Mỹ Nhân 1430 cho năng
suất cao tương đương (15,10-17,25 tấn/ha), độ Brix khá (11,3-12,0%) và thời gian
tồn trữ dài (12-19 ngày).
1.3 MỘT SỐ KẾT QUẢ NGIÊN CỨU
VỀ KỸ THUẬT CANH TÁC DƯA HẤU


CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ ĐỒNG ĐỀU CỦA TRÁI
1.3.1 Phân bón
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Bảy (1991) cho thấy bón đạm nhiều ở
giai đoạn đầu có ảnh hưởng xấu làm nứt gốc và dưa phát triển kém, các mức phân
N và K khác nhau thì trọng lượng và kích thước trái không khác biệt. Phân bón có
tác dụng làm gia tăng chiều dài dây dưa hấu, tổ hợp phân bón 150-120-60 kg
NPK/ha cho năng suất trái dưa hấu cao nhất (20,37 tấn/ha) (Nhâm Thanh Tòng,
1998). Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999) cho rằng các kết quả nghiên cứu từ năm
1996-1997 tại các tỉnh ĐBSCL thì công thức 100-120-60 kg NPK/ha coi là mức

phân lý tưởng cho dưa hấu đạt năng suất cao (14,24 tấn/ha). Kết quả nghiên cứu
của Phạm Chí Tùng (2001) cho thấy các biện pháp kĩ thuật bón phân không ảnh
hưởng đến chỉ tiêu tăng trưởng, năng suất có lẻ các chỉ tiêu này được quyết định
bởi đặc tính giống, trừ đường kính gốc thân và tổng năng suất trái có ảnh hưởng.
Kết quả của Lê Trúc Linh (2002) ở mức phân bón 150-120-120 + Ca(NO3)2
hoặcHọc
150-120-120
+ viCần
lượng Thơ
có ảnh@
hưởng
đến học
kích thước
trọng lượngcứu
Trung tâm
liệu ĐH
Tàitốtliệu
tập trái,
và nghiên
trung bình, trọng lượng toàn cây và năng suất. Sử dụng phân bón khác nhau có ảnh
hưởng rõ lên tăng trưởng và năng suất: nghiệm thức (0-0-0) + HC + Agrostim luôn
có các chỉ tiêu cao nhất nhưng lại không khác biệt về năng suất trái so với nghiệm
thức đối chứng 180-170-120 kg NPK/ha (Trần Thanh Thy và Đặng Loan Anh,
2002).
1.3.2 Cắt tỉa
Theo Đồng Thanh Liêm (2001) dưa hấu tỉa chừa lại 1 thân chánh + 1 nhánh
hoặc 1 thân chánh + 2 nhánh thì năng suất dưa hấu sẽ tăng cao. Kết quả của
Nguyễn Văn Hai (2006) hiệu quả của biện pháp ngắt đọt so với không ngắt đọt tạo
nên sự khác biệt lớn về các chỉ tiêu nông học sau khi ngắt đọt (chiều dài dây, số lá
trên dây chính) nhưng lại không làm gia tăng năng suất trái. Theo Phạm Nguyễn

Minh Trung và Huỳnh Thị Mộng Tiền (2006) cho rằng biện pháp ngắt đọt không
làm giảm trọng lượng trái và năng suất thương phẩm.


1.3.3 Vị trí để trái
Nghiên cứu của Lê Thiện Tích (2002) cho thấy kích thước trái được qui
định bởi vị trí để trái trên dây chính, vị trí trái thứ 4 (ứng với lá 24-27) trên thân
chính tính từ gốc cho trọng lượng trái lớn nhất.
1.3.4 Vật liệu phủ liếp
Kết quả của Nguyễn Ngọc Cẩn (2001), sử dụng màng phủ nông nghiệp màu
xám bạc cho chiều dài dây chính và trọng lượng trái cao hơn phủ rơm, tổng năng
suất phủ plastic (19,75 tấn/ha) cao hơn phủ rơm (6,43 tấn/ha) (tương đương 50%)
năng suất trái thương phẩm. Theo Võ Nhựt Minh (2003) sử dụng màng phủ
plastic trong canh tác dưa hấu có khả năng tăng trưởng (chiều dài thân chính,
đường kính gốc thân và chu vi trái) và năng suất cao hơn phủ rơm và không phủ.
1.3.5 Tưới nước
Theo Lê Văn Sáng (2004) biện pháp tưới thấm bằng cách dùng máy bơm

Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
nước vào rảnh 2 ngày/lần (18 lần/vụ) và dùng thau tát nước bên dưới màng phủ
mỗi ngày một lần (36 lần/vụ) có năng suất trái, trọng lượng trái, chu vi trái và
chiều dài thân chính cao nhất, nhưng biện pháp tưới thấm 2 ngày/lần cho hiệu quả
đầu tư cao hơn (tỉ suất lợi nhuận 2,3).

1.3.6 Ghép
Theo Trần Thị Hồng Thơi (2007) cho rằng dưa hấu ghép trên gốc bí đỏ
Nhật và các loại gốc ghép bầu tăng trưởng mạnh hơn dưa hấu ghép trên gốc bí đỏ
địa phương và đối chứng không ghép về sự tăng trưởng, năng suất và cả tình hình
sâu bệnh. Kết quả nghiên cứu của Lê Văn Mắc (2007) cho thấy dưa hấu ghép trên

gốc bầu Nhật 2, Nhật 3 và bầu địa phương sinh trưởng mạnh về chiều dài thân.
Nghiên cứu của Nguyễn Thạch Lel (2008) cho rằng giữa các loại gốc làm gốc
ghép thì bầu địa phương tăng trưởng tương đương với bầu Nhật 3 ở các chỉ tiêu về


sinh trưởng và năng suất nhưng lại có độ Brix (10,1%), trọng lượng khô thịt trái
(3,5%) và tỉ suất lợi nhuận (1,2) thấp hơn so với bầu Nhật 3 có độ Brix (11,38%),
trọng lượng khô thịt trái (8,51%) và tỉ suất lợi nhuận (1,3).
1.4 KHÁI QUÁT VỀ DƯA HẤU VUÔNG
1.4.1 Tình hình về dưa hấu
vuông trên thế giới và ở Việt Nam
Lần đầu tiên xuất hiện thì dưa hấu vuông đã là 1 tin rất giật gân được mọi
người biết đến thông qua rất nhiều phương tiện thông tin đại chúng như báo chí,
radio và trên internet (). Nhật Bản được xem
là nơi tạo ra dưa hấu vuông, những nông dân ở vùng Zentsuji đã tìm ra con đường
phát triển dưa hấu hình khối, bằng cách phát triển trái trong hộp kính và cho chúng
phát triển tự nhiên theo hướng hình dạng của hộp và dưa hấu hình tháp cũng có thể
phát triển (Patterson, 2001, Wilsonh, 2002, Levenstein, 2007, , ). Dưa hấu vuông có thể tìm thấy ở các cửa hàng

Trung tâm
Học
liệu và
ĐH
Cần
Thơ
@ tìm
Tàithấy
liệu
học
nghiên

tạp hóa
ở Tokyo
Osaka,
nhưng
không
ở Mỹ,
dưatập
hấu và
vuông
phát triểncứu
ở Brazil thì có thể tìm thấy ở Anh (Levenstein, 2007). Sản phẩm dưa hấu vuông
của Brazil sẽ được nhập khẩu lần đầu tiên vào Anh trong tháng 10 tới
().
Diễn đàn của Trường Đại học Cần Thơ (13/12/2004) thầy hiệu phó Đỗ Văn
Xê là người khơi mào về “Trái dưa hấu vuông”, với nhiều thầy cô trong và ngoài
nước tham gia như Trường Trân đang học ở nước "củ xâm" cho rằng đó là kết quả
của công nghệ chuyển gene (GMO), Dương Minh cho rằng trái dưa hấu hình
vuông là do người Nhật ép khuôn (). Tết Bính Tuất 2006,
Đinh Trần Nguyễn đã cho ra đời loại dưa hấu hình vuông và hình kim tự tháp, tạo
đột phá trong ngành trồng dưa hấu chưng tết và xuất khẩu (http://
sinhhocvietnam.com), từ những giống dưa Thành Long và Yellow đã nghiên cứu
ứng dụng công nghệ ép khuôn định dạng để cho ra giống dưa vuông chớ không
phải do công nghệ chuyển gen nên chất lượng trái dưa vẫn thơm ngon không khác
gì so với dưa phát triển bình thường ().


1.4.2 Thị hiếu của người tiêu dùng về
dưa hấu vuông trên thế giới và ở Việt Nam
Theo Patterson (2001) cho rằng giá dưa hấu vuông đắt, họ có thể dùng nó
như một món quà, mỗi trái dưa hấu vuông có giá 10.000 yen tương đương 82

USD, dưa hấu bình thường ở Nhật có giá từ 15-25 USD/trái. Ở Nhật Bản, thuận lợi
của dưa hấu vuông là sự vận chuyển dễ dàng và cất giữ được trong tủ lạnh
(), có thể chất chồng lên nhau và lưu giữ một cách dễ dàng,
nhưng có giá gấp đôi giá bình thường (). Người tiêu dùng
rất thích dưa hấu vuông vì họ có thể tiết kiệm được rất nhiều diện tích trong tủ lạnh
của họ (Leberecht, 2008). Dưa hấu vuông thì kém ngọt hơn dưa hấu tròn, nhưng có
thể dùng dưa hấu vuông như vật trang trí ()
Đến năm 2008, ở ĐBSCL xuất hiện một loại dưa hấu trái vuông được cho là
chỉ dành cho giới “thượng lưu” vì giá cả khá đắt đỏ, mà cung cũng không đủ cầu,
người tiêu dùng đã chấp nhận dưa hấu trái vuông, nhiều người dân cho rằng cùng
với dưa hấu hình tròn, dưa hấu vuông sẽ làm tăng thêm giá trị và ý nghĩa thiêng

Trung tâm
ĐH Cần
@đấtTài
liệu
học tập và nghiên
liêngHọc
đó là liệu
hình tượng
của trờiThơ
tròn và
vuông
().
Dưa hấucứu
vuông này dễ chưng trong dĩa cho mấy ngày tết, không dễ lăn như trái tròn, đây là
1 tiến bộ về ngành trồng trọt ở Việt Nam; nhưng có ý kiến rằng dưa hấu vuông thì
không thẩm mỹ, dưa hấu dạng tròn vẫn được ưa thích, người tiêu dùng vẫn còn lo
ngại về độ an toàn khi ăn ().


1.4.3 Thuận lợi và khó khăn
trong sản xuất kinh doanh dưa hấu vuông
* Thuận lợi: hình dáng đặc biệt, có tỉ lệ hạt ít, giá bán cao gấp 10-15 giá bình
thường nên thu lợi nhuận cao, tiện dụng trong sinh hoạt. Dưa hấu vuông mang tính
thời sự và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng “Ăn không chỉ để
no mà phải ăn ngon và phong thái ăn sang trọng” (Bùi Thị Kim Ngọc, 2008).
* Khó khăn: kỹ thuật canh tác dưa hấu vuông phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy
trình canh tác của Tiến Sĩ Trần Thị Ba (chuyên gia dưa hấu với 28 năm nghiên
cứu), ĐHCT, sử dụng nhiều phân hữu cơ, phòng trừ dịch hại theo hướng GAP. Tỉ


×