Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

SO SÁNH đặc TÍNH SINH TRƯỞNG và NĂNG SUẤT của 7 GIỐNG cà CHUA TRỒNG TRÊN GIÁ THỂ mụn xơ dừa tới BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHỎ GIỌT TRONG NHÀ lưới tại THÀNH PHỐ cần THƠ, THU ĐÔNG 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (517.29 KB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-o0o-

NGUYỄN QUỐC TRƯỞNG

SO SÁNH ĐẶC TÍNH SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG
SUẤT CỦA 7 GIỐNG CÀ CHUA TRỒNG TRÊN
GIÁ THỂ MỤN XƠ DỪA TƯỚI BẰNG PHƯƠNG

PHÁP NHỎ GIỌT TRONG NHÀ LƯỚI
TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ,
THU ĐÔNG 2005

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ TRỒNG TRỌT

Cần Thơ - 2006


Nguyễn Quốc Trưởng, 2006 “So sánh đặc tính sinh trưởng và năng suất của 7
giống cà chua trồng trên giá thể mụn xơ dừa tưới bằng phương pháp nhỏ
giọt trong nhà lưới tại thành phố Cần Thơ, Thu Đông 2005”. Luận văn tốt
nghiệp Kỹ sư Trồng trọt, khoa Nông Nghiệp và Ứng Dụng Sinh Học, trường Đại
Học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: Ths. Trần Thị Ba.
TÓM LƯỢC
Giống là yếu tố quan trọng trong sản xuất cà chua, nhất là sản xuất theo
hướng an toàn và đòi hỏi phải có phẩm chất tốt. Do đó đề tài: “So sánh đặc tính
sinh trưởng và năng suất của 7 giống cà chua trồng trên giá thể mụn xơ dừa tưới
bằng phương pháp nhỏ giọt trong nhà lưới tại Thành Phố Cần Thơ, vụ Thu Đông


2005.” được thực hiện nhằm tuyển chọn những giống sinh trưởng mạnh, năng
suất và chất lượng cao, để phục vụ cho người tiêu dùng.

Trung

Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 4 lần lặp lại và 7
nghiệm thức là 7 giống cà chua:1/ TN 52, 2/ TN 84, 3/ TN 148, 4/ TN 359, 5/
TN364, 6/ Redcrown 250 (đối chứng), 7/ 607. Diện tích thí nghiệm: 75 m2 (1,8 m
x 20 m), khoảng cách cây 0.35 m, khoảng cách hàng 1,8 m, mỗi túi ni lông trồng
1 câyHọc
với 1 liệu
vòi tưới
nhỏCần
giọt. Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
tâm
ĐH
Kết quả thí nghiệm cho thấy trong nhóm giống cà chua trái lớn thì giống
vô hạn Redcrown 250 cho năng suất thương phẩm cao nhất (50,5 tấn/ha), khác
biệt qua phân tích thống kê so với TN 148, 607, kém nhất là giống TN 52 (18,0
tấn/ha). Nhóm cà chua trái nhỏ thì giống TN 359 có năng suất thương phẩm cao
(31,5 tấn/ha), độ Brix 6,2%, riêng giống TN 364 có năng suất thương phẩm thấp
khoảng 59% so với giống TN 359, nhưng có độ Brix cao hơn 2,7%.

iv


MỤC LỤC
Trang
LỊCH SỬ CÁ NHÂN
CẢM TẠ

TÓM LƯỢC
DANH SÁCH BẢNG
DANH SÁCH HÌNH
MỞ ĐẦU
Chương 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Nguồn gốc, giá trị dinh dưỡng và đặc tính thực vật
của cây cà chua
1.1.1. Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng cà chua

iv
v
vi
x
xi
1
2
2
2

1.1.2 Tình hình sản xuất cà chua trong nước và thế giới

3

1.1.3 Đặc tính thực vật cây cà chua

3

1.2 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây cà chua

4


Trung tâm Học
liệu
ĐH
1.2.1
Nhiệt
độ Cần Thơ @ Tài liệu học tập và4 nghiên cứu
1.2.2 Ánh sáng

5

1.2.3 Ẩm độ
1.2.4 Đất

5
5

1.2.5 Nước

6

1.2.6 Chất dinh dưỡng

6

1.3 Sâu bệnh hại quan trọng trên cà chua
1.3.1 Sâu hại
1.3.2 Bệnh hại

6

6
7

1.4 Kỹ thuật trồng cà chua

8

1.4.1 Giống

8

1.4.2 Sản xuất cà chua ngoài đồng

8

1.4.3 Sản xuất trong nhà lưới, nhà kính

9

1.4.4 Lý do để thay thế đất bằng môi trường nhân tạo

12

v


1.7 Hệ thống tưới nhỏ giọt
12
Chương 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
13

2.1 Phương tiện
13
2.1.1 Địa điểm và thời gian
13
2.1.2 Khí hậu
13
2.1.3 Vật liệu thí nghiệm
14
2.2 Phương pháp
16
2.2.1 Bố trí thí nghiệm
16
2.2.2 Kỹ thuật canh tác
16
2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi
19
2.2.4 Phân tích số liệu
20
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
22
3.1 Ghi nhận tổng quát
22
3.2 Tình hình sinh trưởng
23
3.2.1 Ngày trổ hoa, thu hoạch và thời gian kéo dài thu hoạch 23
3.2.2 Chiều dài thân chính

Trung tâm

3.2.3 Số lá trên thân chính

3.2.4 Kích thước lá
Học
liệu
ĐHkính
Cần
Thơ
3.2.5
Đường
gốc thân
3.2.6 Kích thước trái

24

@ Tài liệu học tập

3.3 Thành năng suất

25
26
và27nghiên
28
29

3.3.1 Trọng lượng trái

29

3.3.2 Trọng lượng trái trên cây

30


3.3.3 Trọng lượng toàn cây

31

3.3.4 Số trái trên cây

32

3.3.5 Số lần thu trái

32

3.4 Năng suất trái

34

3.4.1 Năng suất tổng
3.4.2 Năng suất thương phẩm

34
34

3.4.3 Tỷ lệ năng suất không thương phẩm/tổng năng suất

35

vi

cứu



3.5 Một số chỉ tiêu về chất lượng trái

36

3.5.1 Độ brix thịt trái

36

3.5.2 Độ dày thịt trái

37

3.5.3 Độ cứng của trái

37

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ CHƯƠNG

39
40
43

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

vii



DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Lượng dinh dưỡng bón cho cây cà chua tại TP. Cần Thơ, Thu
Đông 2005.

17

2.2

Công thức phân bón cho cây cà chua tại TP. Cần Thơ, Thu
Đông 2005.

18

2.3

Lịch phun thuốc trên 7 giống cà chua tại Q. Bình Thuỷ, TP.
Cần Thơ, Thu Đông 2005.

19


3.1

Thời gian trổ, thu hoạch và kéo dài thu hoạch của 7 giống cà
chua tại Q. Bình Thuỷ, TP. Cần Thơ, Thu Đông 2005.

24

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

viii


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tên hình

Trang

2.1

Tình hình khí hậu thời tiết trong thời gian thí nghiệm
(25/8/2005 - 22/1/2006) tại TP. Cần Thơ, Thu Đông 2005. (Đài
Khí Tượng Thủy Văn Cần Thơ, 2005).

13

2.2


Các giống cà chua thí nghiệm (1) TN 52, (2) TN 84, (3) TN
148, (4) Redcrown 250, (5) TN 359, (6) TN 364 và (7) 607 tại
TP. Cần Thơ, Thu Đông 2005.

15

2.3

Sơ đồ bố trí thí nghiệm so sánh 7 giống cà chua trồng trên giá
thể mụn xơ dừa tại Quận Bình Thuỷ - TP Cần Thơ vụ Thu
Đông 2005.

21

3.1

Hiện trạng thí nghiệm so sánh 7 giống cà chua bị ngập nước
vào thời điểm 65 Ngày sau khi trồng tại TP. Cần Thơ.

22

3.2

Sự gia tăng chiều dài thân chính của 7 giống cà chua tại TP.
Cần Thơ.

25

3.3


Sự gia tăng số lá trên thân chính của 7 giống cà chua tại TP.
Cần Thơ, Thu Đông 2005.

26

3.4

Kích thước lá vị trí thứ 10 của 7 giống cà chua tại TP. Cần Thơ, Thu
Đông 2005.

27

3.5

Sự gia tăng đường kính gốc thân của 7 giống cà chua tại TP.
Cần Thơ, Thu Đông 2005.

28

3.6

Kích thước trái của 7 giống cà chua tại TP. Cần Thơ, Thu Đông
2005

29

3.7

Trọng lượng trái của 7 giống cà chua tại TP. Cần Thơ, Thu
Đông 2005.


30

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

3.8

3.9

Trọng lượng trái và trọng lượng toàn cây của 7 giống cà chua
tại TP. Cần Thơ, Thu Đông 2005.
(a) Trọng lượng trái trên cây cà chua giống Redcrown 250 và
(b) số trái trên cây của giống TN 359 trồng tại TP. Cần Thơ,
Thu Đông 2005.

ix

31

32


3.10

Số trái và số lần thu trái của 7 giống cà chua tại TP. Cần Thơ,
Thu Đông 2005.

33

3.11


Năng suất tổng và năng suất thương phẩm của 7 giống cà chua
tại TP. Cần Thơ, Thu Đông 2005.

35

3.12

Độ Brix thịt trái của 7 giống cà chua tại TP. Cần Thơ, Thu
Đông 2005.

36

3.13

Độ thịt dày trái của 7 giống cà chua tại TP. Cần Thơ, Thu Đông
2005.

37

3.14

Độ cứng trái của 7 giống cà chua tại TP. Cần Thơ, Thu Đông
2005.

38

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

x



MỞ ĐẦU
Thực tế đời sống con người ngày càng nâng cao, do đó nhu cầu cho cuộc
sống đòi hỏi phải hoàn thiện hơn ngoài nhu cầu mặc đẹp cần phải ăn ngon. Nhưng
gần đây việc ăn rau bị ngộ độc hoặc tử vong ở Việt Nam không phải còn là một vài
trường hợp đặc biệt nữa, mà thường xuyên xảy ra gây nổi lo sợ cho người tiêu
dùng, với nguyên nhân chính là do nồng độ thuốc Bảo Vệ Thực Vật lưu tồn trong
rau quả nhiều, vượt quá giới hạn cho phép.

Trung

Vì vậy, đã đến lúc ngành rau Việt Nam cần phải xây dựng những mô hình
sản xuất rau an toàn dạng công nghệ cao, để giải quyết nguồn thức ăn quan trọng
cho dân, một trong những mô hình sản xuất rau an toàn là trồng rau trong nhà lưới
bằng phương pháp bán thuỷ canh trên giá thể mụn xơ dừa tưới nhỏ giọt. Để góp
phần nghiên cứu và ứng dụng mô hình này vào điều kiện vùng đồng bằng Sông
Cửu Long chúng tôi tiến hành đề tài: “So sánh đặc tính sinh trưởng và năng suất
của 7 giống cà chua trồng trên giá thể mụn xơ dừa tưới bằng phương pháp
nhỏ giọt trong nhà lưới”. Thí nghiệm được thực hiện tại quận Bình Thủy, thành
Phố Cần Thơ vụ Thu Đông 2005, nhằm tuyển chọn những giống sinh trưởng
tâm
Học
Cần
Thơ
Tàinăng
liệuthích
họcnghi
tậptốtvà
nghiên

mạnh,
năngliệu
suất ĐH
và chất
lượng
cao, @
có khả
trong
điều kiệncứu
trồng trong nhà lưới trên giá thể mụn xơ dừa được tưới bằng hệ thống tưới nhỏ giọt
và thoả mãn yêu cầu của người tiêu dùng.


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 NGUỒN GỐC, GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG VÀ ĐẶC
TÍNH THỰC VẬT CỦA CÂY CÀ CHUA
1.1.1 Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng cà chua
* Nguồn gốc cây cà chua
Cà chua có tên khoa học là Lycopersion esculentum Miller, tên tiếng anh là
tomato, thuộc họ cà (Solanaceae). Cà chua có nguồn gốc ở vùng trung và nam
châu Mỹ (Phạm Hồng Cúc, 1999). Theo Tạ Thu Cúc (2002), cà chua có nguồn gốc
ở Peru và Ecuador trước khi Crixtôp Côlông tìm ra châu Mỹ thì cà chua đã được
trồng ở Peru và Mêhicô. Cuối thế kỷ 19 trên 200 dòng, giống cà chua được giới
thiệu rộng rãi.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
* Giá trị dinh dưỡng cà chua
Cà chua thuộc loại rau cao cấp được tiêu thụ rộng rãi và là nguồn cung cấp

khoáng chất, vitamin. Cà chua có thể dùng ăn tươi, nấu nướng hay chế biến đồ
hộp, làm Sauce, mứt, kẹo ngọt, nước giải khát, puree, ketchup hay muối cà chua.
Trong 100 g thành phần ăn được chứa 94 g nước , 0,1g chất đạm, 0,2 g chất béo,
3,6 g chất bột đường, 10 mg Ca, 0,6 mg sắt, 10 mg Mg, 16 mg P, vitamin A 1700
IU, vitamin B1 0,1 mg, vitamin B2 0,02 mg, vitamin C 21 mg, giá trị năng lượng
tương đương 80 KJ/100g (Prosea, 1994).
Theo Edward C. T. (1989), thì thành phần hoá học của cà chua gồm: nước
95%, chất khô 5-6%, trong chất khô gồm đường (glucoza, fructoza, suctoza) 55%,
chất không hoà tan trong rượu (protein, xenluloz, pectin, polysacarit) 21%, acid
hữu cơ (xetrit, malic, galacturonic, pyrrolidon- cacboxylic) 12%, chất vô cơ 7%,
các chất khác (carotenoic, ascorbic, chất dễ bay hơi, amino acid…) 5%.


3

1.1.2 Tình hình sản xuất cà chua trong nước và thế giới
Diện tích trồng cà chua hàng năm trên thế giới khoảng 3,7 triệu ha, năng
suất 26,3 tấn/ha đạt sản lượng 113,31 triệu tấn (FAO,2004). Ở Việt Nam, cà chua
được trồng khoảng trên 100 năm nay với diện tích trồng biến động từ 12-13 ngàn
ha (Tạ Thu Cúc, 2002). Năng suất 16 tấn/ha, bình quân đầu người 2 kg/năm (Mai
Thị Phương Anh,1996).
1.1.3 Đặc tính thực vật cây cà chua
Cà chua là cây hàng niên tuy nhiên trong điều kiện tối hảo cà chua có thể là
cây đa niên.
* Rễ: cà chua có rễ chùm, ăn sâu và phân nhánh mạnh, khả năng phát triển
rễ phụ rất lớn. Trong điều kiện tối hảo, những giống tăng trưởng mạnh có rễ ăn sâu
1-1,5 m và rộng 1,5-2,5 m vì vậy và chua là cây chịu hạn tốt (Trần Thị Ba và ctv.,
1999).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

* Thân: thân bụi, phân nhánh mạnh trong điều kiện vườn ươm. Thân mềm
nhiều nước, giòn, dễ gãy, xung quanh thân có phủ một lớp lông dày có màu sắc
khác nhau. Trên thân có nhiều đốt và có khả năng ra rễ bất định, chiều cao thân từ
0,25-2 m, số lượng cành dao động từ 3-19 cành (Mai Thị Phương Anh, 1996;
Nguyễn Văn Viên và Đỗ Tấn Dũng, 2003). Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999) và Tạ
Thu Cúc (2002) có thể chia cà chua thành 3 dạng dựa vào đặc điểm sinh trưởng và
chiều cao cây như sau:
- Dạng cây sinh trưởng hữu hạn: cây thấp hơn 65 cm và ngừng tăng trưởng
khi có chùm hoa tận cùng ở ngọn.
- Dạng sinh trưởng vô hạn: sự sinh trưởng vẫn tiếp tục khi cây ra hoa nhờ
vào sự tăng trưởng của chồi nách lá trên cùng và có chiều cao từ 120-200 cm thân
lá sinh trưởng mạnh, cần tỉa cành tạo tán.
- Dạng sinh trưởng bán hữu hạn: cây cho nhiều chùm hoa ở ngọn hơn, trước
khi kết thúc bằng chùm hoa ở tận ngọn, lúc này cây mới ngừng tăng trưởng, cao
120 cm, thân lá sinh trưởng mạnh, cần tỉa cành tạo tán.


4

Theo Tạ Thu Cúc (2002), còn cho biết thêm thân cà chua trong quá trình
sinh trưởng thay đổi phụ thuộc vào giống, tạo điều kiện ngoại cảnh (nhiệt độ) và
chất dinh dưỡng.
* Lá: là đặc trưng hình thái để phân biệt giống này với giống khác (Tạ Thu
Cúc, 2002). Lá thuộc lá kép lông chim lẻ, mỗi lá có 3-4 đôi lá chét, ngọn lá có một
lá riêng gọi là lá đỉnh. Rìa lá chét đều có răng cưa cạn hay sâu tùy giống, phiến lá
thường phủ lông tơ (Trần Thị Ba và ctv., 1999; Nguyễn Văn Viên và Đỗ Tấn
Dũng, 2003).
* Hoa: mọc thành chùm, lưỡng tính, tự thụ phấn là chính, khó thụ phấn
chéo vì hoa không hấp dẫn được côn trùng (do có alkaloid) và hạt phấn nặng
không bay xa được (Trần Thị Ba và ctv., 1999). Số chùm hoa trên cây từ 4-20, số

lượng hoa trên chùm dao động từ 2-26 hoa, có nhiều giống số hoa trên chùm lên
đến trăm hoa (Mai thị Phương Anh, 1996; Nguyễn Văn Viên và Đỗ Tấn Dũng,
2003).

Trung

* Trái: trái cà chua thuộc loại mọng nước, có hình dáng thay đổi từ tròn,
bầu dục đến dài, màu sắc thay đổi tuỳ giống và điều kiện thời tiết (Trần Thị Ba và
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
ctv., 1999). Theo Tạ Thu Cúc (2002), quả cà cấu tạo từ hai đến nhiều ngăn, hầu hết
có từ ba ngăn trở lên. Trọng lượng trái thay đổi từ 20 g ở giống cà chua Cherry đến
300 g ở những giống trái lớn.
* Hạt: nhỏ,dẹp, nhiều lông, màu vàng sáng hoặc hơi tối, một trái chứa từ
50-350 hạt, hạt vẫn có thể nẩy mầm sau 3-4 năm tồn trữ. Trọng lượng ngàn hạt từ
2,5-3,5 g (Mai Thị Phương Anh, 1996).
1.2 YÊU CẦU ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH
CỦA CÂY CÀ CHUA
1.2.1 Nhiệt độ
Cà chua sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu ấm và khô.
Nhiệt độ đóng vai trò quan trọng để cây có được sản lượng cao và chín sớm. Nhiệt
độ tối hão cho tăng trưởng và phát triển tốt là 21-240C (Phạm Hồng Cúc, 1999).
Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp (dưới 15oC và trên 35oC) thì cây cà chua sẽ rất
mẫn cảm với bệnh tật (Mai Thị Phương Anh, 1996).


5

Nhiệt độ thích hợp cho hạt nẩy mầm là 24-26oC (Phạm Hồng Cúc, 1999).
Ở nhiệt độ 14oC số hoa trên chùm nhiều hơn ở 20oC (Mai Thị Phương Anh, 1996).

Hoa sinh trưởng ở nhiệt cao sẽ bị dị hình, đầu nhụy vươn dài, hạt phấn bị khô ảnh
hưởng đến quá trình thụ phấn và thụ tinh (Tạ Thu Cúc, 2002). Theo Phạm Hồng
Cúc (1999), thì yếu tố đậu trái quyết định năng suất, chịu ảnh hưởng mạnh bởi
nhiệt độ ban ngày và ban đêm. Khi nhiệt độ ban ngày trên 30 oC và nhiệt độ ban
đêm trên 21oC cà chua giảm năng suất đậu trái
1.2.2 Ánh sáng
Cà chua là cây ưa sáng, cường độ tối thiểu cho cây tăng trưởng là 2.000 –
3.000 lux (Trần Thị Ba và ctv., 1999). Theo Mai Thị Phương Anh (1996), thì ánh
sáng rất quan trọng và ảnh hưởng đến hàm lượng acid ascorbic trong trái cà chua,
khi ánh sáng yếu làm giảm hàm lượng Vitamin C trong quả. Tuy nhiên, ánh sáng
trực tiếp vào buổi trưa làm cây bị héo, lá và trái bị cháy nắng (Phạm Hồng Cúc,
1999). Theo Tạ Thu Cúc (2002), cà chua sinh trưởng trong điều kiện thiếu ánh
sáng làm cho cây yếu ớt, lá nhỏ, mỏng, lá vươn dài, ra hoa, quả chậm, năng suất và
chất lượng giảm, hương vị kém.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Thiếu ánh sáng nghiêm trọng dẫn tới rụng hoa, rụng nụ, ánh sáng thiếu ức
chế quá trình sinh trưởng, làm chậm quá trình chuyển giai đoạn từ sinh trưởng sinh
dưỡng đến sinh trưởng sinh thực. Trong điều kiện thiếu ánh sáng có thể điều khiển
sự sinh trưởng và phát triển của cây thông qua chế độ dinh dưỡng khoáng, cần tăng
cường bón Kali và Lân tuỳ theo đặc tính của giống. Cần bố trí mật độ thích hợp để
cây sử dụng ánh sáng có hiệu quả nhất .
1.2.3 Ẩm độ
Theo Mai Thị Phương Anh (1996) ẩm độ có ý nghĩa lớn trong sinh trưởng
của cây cà chua và có nhu cầu khác nhau tuỳ theo giai đoạn sinh trưởng. Ẩm độ
không khí tốt nhất là 45 - 60%, ẩm độ cao cây dễ bị nhiễm bệnh, trong điều kiện
ẩm và lạnh, hàm lượng vitamin tích luỹ trong trái nhiều hơn trong điều kiện nóng
ẩm (Phạm Hồng Cúc, 1999).
1.2.4 Đất
Cà chua trồng được trên nhiều loại đất khác nhau nhưng thích hợp nhất vẫn

là đất thịt pha cát, đất nhiều chất mùn hay phù sa (Phạm Hồng Cúc, 1999). Tuy


6

nhiên, đất có độ màu mỡ cao, cấu trúc đất tốt cho năng suất cao pH từ 6 - 7 là thích
hợp nhất (Mai Thị Phương Anh, 1996) .
1.2.5 Nước
Đóng vai trò quan trọng quyết định năng suất (ảnh hưởng đến cường độ các
quá trình sinh lý cơ bản: quang hợp, hô hấp, sinh trưởng và phát triển) (Tạ Thu
Cúc, 2002). Cây cần nhiều nước nhất là lúc cây ra hoa đậu quả, lúc này nếu thiếu
nước thì hoa và trái non dễ rụng, thừa nước thì rễ bị tổn hại và mẫn cảm với sâu
bệnh (Trần Thị Ba và ctv., 1999). Khi trái cà chua chín, không c ần tưới nước. Nếu
khi trái chín gặp mưa nhiều thì trái chín chậm và bị nứt, dinh dưỡng trong đất bị
rửa trôi và thiếu oxy cung cấp cho rễ (Phạm Hồng Cúc, 1999) .
1.2.6 Chất dinh dưỡng

Trung

Nguyễn Văn Viên và Đỗ Tấn Dũng (2003), đã nhận thấy trong các nguyên
tố dinh dưỡng cà chua sử dụng nhiều nhất là Kali và đạm sau đó là lân, canxi và
nguyên tố vi lượng. Cà chua là cây có thời gian sinh trưởng dài, thân lá sinh trưởng
mạnh,
cànhliệu
lá xum
suê,Cần
khả năng
hoa,Tài
quả nhiều,
tiềm năng

suất rấtcứu
tâm
Học
ĐH
Thơra @
liệu học
tập cho
và năng
nghiên
lớn, vì vậy cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng là yếu tố có tính chất quyết định
đến năng suất và chất lượng trái (Tạ Thu Cúc, 2002).
1.3 SÂU BỆNH HẠI QUAN TRỌNG TRÊN CÀ CHUA
1.3.1 Sâu hại
+ Rầy mềm (Aphis gossypii Glover và Myzus persicae Sulzer): phá hoại
trên nhiều loại cây do đó cần chú ý khi bố trí cây trồng. Các thuốc sát trùng thông
dụng đều phòng trị rầy hiệu quả (Nguyễn Thị Nghiêm, 1996).
+ Sâu đục trái (Heliothis armigera): thành trùng đẻ trứng rải rác trên lá non
hay hoa, trứng nở ra sâu phá hoại tại chỗ, sâu lớn đục lỗ chui vào trái ăn phá bên
trong, vết đục bị thối bởi vi khuẩn và nấm ký sinh gây thiệt hại khoảng 30% năng
suất trái (Nguyễn Văn Huỳnh, 1998). Sâu hại nhiều vào mùa nắng khi nhiều loại
cây ký chủ được canh tác (thuốc lá, bắp, đậu, cà chua). Phun định kỳ các loại thuốc
sát trùng như Sumi alpha 5EC, Sherzol 205EC,… 7 - 10 ngày/lần khi cà đậu trái
(Phạm Hoàng Oanh, 2000).


7

1.3.2 Bệnh hại
+ Bệnh vi khuẩn Pseudomonas solanacearum: vi khuẩn gây hại mạnh trong
điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao, đặc biệt trên đất trồng cà liên tục nhiều năm và

pH thấp. Thường cây bệnh héo chết rất nhanh nên lá không kịp vàng gọi là bệnh
héo tươi, hệ thống mạch dẫn hóa nâu và sự phát triển rễ bất định dọc theo thân có
thể gia tăng trên cây bệnh. Cắt ngang thân cây bệnh dịch nhớt có thể tiết ra từ bó
mạch và nhúng mạch cắt vào trong nước vài phút dòng vi khuẩn màu trắng sữa
chảy ra từ mạch cắt. Phương pháp phòng trừ hữu hiệu nhất là trồng giống kháng,
cải tạo đất bằng cách bón vôi, xử lý đất bằng thuốc trừ vi khuẩn (Lê Lương Tề và
Vũ Triệu Mân, 1999).
+ Bệnh héo do nấm Fusarium oxysporum f. sp lycolcopersici: lá cây bị trở
nên vàng, cây héo từ từ triệu chứng héo bắt đầu từ các lá bên dưới hay một nhánh
của cây. Bó mạch cây cũng hoá nâu đậm, hệ thống rễ cũng bị nhiễm những không
bị thối rữa. Hai dòng sinh lý (race 1 và race 2) của nấm được phân biệt từ theo
cách gây bệnh trên cây. Phương pháp sử dụng giống kháng là phương pháp phòng
trừ có ý nghĩa thực tiễn (Phạm Hoàng Oanh, 2000).
+ Bệnh
úa ĐH
sớm (early
nấm
Anternaria
solani:
nấm
tạo thànhcứu
Trung tâm Học
liệu
Cầnblight)
Thơdo@
Tài
liệu học
tập
vàbệnh
nghiên

những đốm bệnh tròn với viền màu nâu đậm, trung tâm có màu nâu hay đen, nấm
sản xuất độc tố làm lá trở nên vàng, mau rụng. Nấm cũng tấn công trái và gây các
vết cháy trên thân, cành hoặc tấn công trên cây con tiếp xúc với mặt đất làm chết
cây. Có thể dùng giống kháng hay xịt định kỳ Manozeb 80WP hoặc thuốc CopperZinc 85 WP, Copper – B 75 WP để phòng trị (Nguyễn Thị Nghiêm, 1996).
+ Bệnh virus: có khoảng 25 loài virus gây hại trên cà được tìm thấy. Trong
đó các loài quan trọng như sau: TMV (tomato mosaic virus). Có nhiều dòng gây
hại trên cà chua và làm thiệt hại năng suất trên 20 - 30% đôi khi đến 50%. Bệnh
làm mất màu lá, lá xanh vàng loang lổ (Mosaic) lá méo mó (leafbunckering).
Giống kháng mang gien Tm1 và Tm2 được bán rộng rãi trên thị trường (Green and
Kim, 1998).
Nhiều loại khác cũng được ghi nhận gây hại trên cà chua như TSWV
(tomato spotted wilt virut) làm nghẽn mạch, hoại tử trên thân, trái, gây héo chết
cây: TYDV (tomato yellow dwarf virut) làm nghẽn mạch, hoại tử trên thân, trái,
gây héo chết cây. TYDV (tomato yellow dwarf virut) làm cây bị lùn, gân lá có
màu xanh đậm, lá vảnh và vặn vẹo. Hiện nay chỉ có thể dùng giống kháng nhổ bỏ
cây bệnh và diệt tác nhân truyền bệnh để ngừa bệnh virut (Payne, 1987).


8

+ Bệnh sinh lý quan trọng trên cà là thối trái (Blossom end rot): do ẩm độ
đất cao, cây thiếu Ca khi lượng Mg và K trong đất cao gây hiện tượng đối kháng,
sự giảm Ca bởi dinh dưỡng Amonium.Việc thoát nước tốt tạo điều kiện đất thoáng
khí, bón thêm 1,5 tấn vôi trên 1ha, tránh bón đạm với dạng Amonium và xịt
canxiclorua. Trong thời gian trái phát triển giúp giảm thiểu hiện tượng thối đít trái
trên cà trong các yếu tố vi lượng Bo, Zn và Mn được chú ý nhiều nhất. Thiếu Bo
điểm sinh trưởng cà bị héo chết, rễ kém phát triển, Bo ảnh hưởng trên số lượng
hoa, sự đậu hoa và trọng lượng trái. Bón lót 50 – 60 kg Borax/1ha. Trước khi trồng
hay bón vôi để tăng pH đất để cây dễ hấp thụ Bo trong đất giúp cà ra hoa kết trái
tốt (Trần Thị Ba, 1999).

1.4 KỸ THUẬT TRỒNG CÀ CHUA
1.4.1 Giống
Giống có vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Việc chọn
giống tốt thích hợp với điều kiện tự nhiên giúp thu được năng suất cao, ổn định
phẩm chất trái tốt, từ đó tăng hiệu quả kinh tế (Trần Thượng Tuấn, 1992).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999) giống cà chua chủ yếu hiện nay là giống lai
F1 hầu hết nhập từ các nước Đài Loan, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc,
Mỹ, Thái Lan, … Tuy nhiên cần xem xét giống có phù hợp với vùng sản xuất và
thị hiếu người tiêu dùng hay không. Phạm Hồng Cúc (1999) cho rằng giống lai F1
tốt phù hợp với ĐBSCL phải chống chịu sâu bệnh tốt, chịu mưa tốt, để ra hoa kết
trái, năng suất cao, trái cứng dễ vận chuyển để lâu được .
1.4.2 Sản xuất cà chua ngoài đồng
Ở nước ta việc phát triển trồng cà chua còn có ý nghĩa quan trọng về mặt
luân canh, tăng vụ và tăng năng suất trên đơn vị diện tích, do đó cà chua là loại rau
được khuyến kích phát triển. Tuy nhiên việc trồng cà chua chưa được phát triển
mạnh theo mong muốn vì cà chua trồng trong điều kiện nóng và ẩm ở nước ta dễ
mắc nhiều bệnh gây hại đáng kể và khó phòng trị. Ngoài ra mùa hè vùng nhiệt đới
làm cà chua kém đậu trái vì hạt phấn bất thụ. Công tác chọn giống chưa được chú
ý (Trần Thị Ba, 1999). ĐBSCL hiện nay cà chua chỉ có thể trồng trong mùa nắng,
mùa mưa năng suất và phẩm chất trái thường kém. Theo Phạm Hồng Cúc (1999),
có 3 vụ trồng cà chua phổ biến .


9

+ Vụ Đông Xuân: gieo tháng 10 - 11 dương lịch và thu hoạch tháng 1 - 2
dương lịch, năng suất thường cao .
+ Vụ Xuân Hè: gieo tháng 12 – 1 dương lịch và thu hoạch tháng 3 – 4

dương lịch, vụ này đòi hỏi cần phải giống chịu nóng và giống chịu bệnh thì năng
suất mới đạt .
+ Vụ Hè Thu: gieo tháng 6 – 7 dương lịch và thu hoạch tháng 9 – 10 dương
lịch, vụ này cần chú ý đến việc thoát nước và chọn giống chịu mưa, chống bệnh,
không rụng trái, không nứt .
1.4.3 Sản xuất trong nhà lưới, nhà kính
* Tình hình sản xuất và một số kết quả nghiên cứu

Trung

Việc trồng rau trong nhà lưới đã được thực hiện từ lâu trên nhiều nước trên
thế giới để đối phó với điều kiện thời tiết khắc nghiệt như mưa to, gió lớn, tuyết
lạnh, sương giá, dịch hại . Hiện nay các nước có công nghệ sản xuất rau sạch như
Singapore, Nhật Bản, Newzealand, Úc, Hồng Kông sản xuất rau sạch trong môi
trường sạch kết hợp cách ly bằng nhà lưới đã cho phép giảm lượng nông dược và
tâm
liệu
Thơ
@ sản
Tàiphẩm
liệurauhọc
phânHọc
bón hoá
họcĐH
đến Cần
mức thấp
và cho
khá tập
sạch. và
Tuy nghiên

nhiên trongcứu
quy trình công nghệ này với đầu tư khá lớn chủ yếu phục vụ cho bộ phận có thu
nhập cao trong xã hội (Trần Khắc Thi, 1999).
* Hiện trạng trồng rau trong nhà lưới ở nước ta
Được sự chấp thuận của Bộ Nông Nghiệp và Công Nghệ Thực Phẩm, Bộ
Thương Mại, năm 1994 công ty GINO đã nhập thiết bị và tiến hành hàng loạt các
thí nghiệm tại Tỉnh Sông Bé (7 ha), Tỉnh Lâm Đồng (2 ha) trên nhiều loại rau khác
nhau như rau ăn lá (cải bắp, cải bông, cải cúc, cần, hành tây, xà lách, rau muống,
rau thơm) rau ăn quả (dưa hấu, dưa chuột, dưa lê, cà chua, ớt ngọt, ớt cay, cà tím,
đậu Hòa Lan…) và một số loại hoa. Viện nghiên cứu rau ăn quả thuộc tổng công
ty rau ăn quả Việt Nam (Vegetexco) đã hợp tác với công ty GINO xây dựng một
số mô hình nhà lưới chống côn trùng, mưa gió, sương lạnh với quy mô 5ha tại
Trâu Quì – Gia Lâm – Hà Nội và tiến hành trồng thử nhiều chủng loại rau quả
trong mùa hè từ tháng 6 - 9 năm 1995. Dự kiến sau khi thử nghiệm thành công sẽ
nhanh chóng triển khai cho Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc. Đã xây dựng hoàn tất
khu nhà lưới đưa vào sản xuất trong điều kiện thời tiết mùa hè nắng nóng, nhiệt độ


10

cao, có mưa và dông to. Đây là quy mô nhà lưới lớn nhất từ trước đến nay ở nước
ta. (Nguyễn Thị Đào và Trần Khắc Thi, 1995).
Hiện nay mô hình nhà lưới của công nghệ trồng rau không cần đất đang
được nghiên cứu xây dựng. Theo Hồ Hữu An (2005) công nghệ này mở ra hướng
sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn và có thể thay thế các loại rau vẫn nhập khẩu
cung cấp cho các siêu thị, khách sạn nhà hàng.
Tại Đà Lạt, hiện nay có 8 hợp tác xã chủ yếu hoạt động nghề rau. Ngoài ra
còn có hàng chục hộ gia đình đầu tư nhà kính, nhà lưới sản xuất rau theo quy trình
mới, ít sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật và phân hoá học. Trong 9 tháng đầu
năm 2004, các hợp tác xã này đã xuất khẩu 2000 tấn rau các loại. Tuy nhiên, các

hợp tác xã này mới thành lập trong vòng 2 năm qua, còn trong quá trình định hình
sản xuất. Hiện nay có hợp tác xã Phước Thành được cấp chứng nhận an toàn rau
sạch (Phạm Bá Phong và Nguyễn Bá Hùng, 2004).

Trung

Theo Đặng Văn Đông (2004) Mô hình trồng rau, bằng công nghệ nhà lưới,
nhà kính ở Đình Bảng là công nghệ hiện đại lần đầu tiên được ứng dụng tại miền
Bắc. Toàn bộ khu vực được xây bằng các khung nhà lưới và được chăm sóc đặc
biệt theo quy trình kỹ thuật tiên tiến, áp dụng phương pháp tưới tự động với từng
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
loại cây. Đặc biệt, nhà lưới được thiết kế bằng khung sắt cấu tạo bởi 2 lớp. Lớp
trên dùng màng biến quang IZOZAI có tác dụng tránh mưa, hạn chế tia tử ngoại và
lớp chồng diêm tránh hiệu ứng lồng kính. Lớp dưới là lớp đen phản quang có thể
dùng để kéo vào hoặc ra giúp điều chỉnh cường độ ánh sáng phù hợp với từng thời
kỳ sinh trưởng của cây.
Với thị xã Tam Kỳ, một số mô hình trồng rau của huyện Cần Giuộc (Long
An) đã biết tự tạo nhà lưới cây che đơn giản để trồng xà lách xoong từ năm 1992
và nay đã lan rộng ra, nhà lưới được đầu tư chắc chắn, cột bê tông, xà sắt và ngoài
xà lách xoong, còn trồng nhiều loại rau ăn lá khác vào vụ nghịch, đến nay, toàn
huyện đã có 250 nhà lưới, với diện tích mỗi nhà từ 1000 - 2500 m2. Cần Giuộc
đang trở thành vùng rau chuyên canh rộng lớn cung cấp cho TP. HCM (Trung Tâm
Thông Tin Nông Nghiệp và PTNT, 2004).
* Các mô hình nhà lưới
Ở nước ta, với điều kiện khí hậu ôn hòa, không có bão lớn, một số mô hình
nhà lưới thích hợp đã được thiết kế với phương châm đơn giản, giá thành thấp, mà
hiệu quả không kém hơn các kiểu khác. Hiện nay có hại loại nhà lưới, loại kính có



11

lưới ngăn hoàn toàn cả phía trên mái và xung quanh, loại hở lưới không che hoàn
toàn mà hở toàn phần hay bán phần xung quanh. Tuỳ theo mục đích và điều kiện
cụ thể mà lựa chọn phù hợp. Về chi phí đầu tư 1000 m2 nhà lưới hiện nay vào
khoảng 7 - 8 triệu đồng, nếu thêm hệ thống tưới phun mưa vào khoảng 10 - 11
triệu đồng (Trung Tâm Thông Tin Nông Nghiệp và PTNT, 2004).
* Ưu điểm của nhà lưới
Việc trồng rau trong nhà lưới có một số lợi điểm là do hệ thống lưới bao
quanh nên cản trở được côn trùng xâm nhập, phá hoại, dẫn đến việc giảm tối đa sử
dụng thuốc trừ sâu. Việc trồng rau ăn lá rất thích hợp với điều kiện nhà lưới do
thời gian sinh trưởng ngắn, hệ số quay vòng nhanh, chăm sóc, bón phân đầy đủ
nên năng suất cao về mùa mưa do có lưới che nên khi mưa xuống, lưới sẽ cản trở
tốc độ rơi của mưa, rau ít bị rách lá, nổ lá. (Dương Hoa Xô, 2004).

Trung

Nhờ các loại thiết kế khác nhau cây trồng trong nhà lưới được bảo vệ chống
lại mọi thời tiết bất lợi như nắng, mưa, gió, bão, sương, lạnh. Vì vậy có thể tổ chức
quanh năm, trái vụ, theo kế hoạch và nhu cầu của thị trường.Trong nhà lưới cây
sinh trưởng và phát triển mạnh, thu hoạch sớm hơn bên ngoài từ 10 – 15%; và nhờ
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
cải tiến nhiều kỹ thuật, kỹ xảo canh tác, làm cho năng suất tăng khoảng 20 - 30%
so với bên ngoài (Charless, 1997).
Đặc biệt, trong không gian được khống chế và kiểm soát có điều kiện thực
hiện tốt các biện pháp kỹ thuật khác nhau làm cho rau trở nên sạch – an toàn, đạt
dưới ngưỡng cho phép của tiêu chuẩn quốc tế về dư lượng thuốc trừ sâu, hàm
lượng Nitrate, hàm lượng kim loại nặng và không có vi sinh vật gây bệnh, rau quả
tăng phẩm chất mẫu mã đẹp, không có vết sâu hại, màu sắc tươi thắm, phẩm chất

ngon và ổn định, nên giá sản phẩm trồng trong nhà lưới luôn cao hơn so với bên
ngoài. (Barry Philip, 1997)
* Những hạn chế của nhà lưới
Do muốn giảm giá thành nhà lưới, từ năm 2003, hơn 30 nhà lưới đã được
đầu tư đã bộ lộ nhược điểm… nhà lưới mau hư hỏng, khung sắt mau rỉ sét, lưới
mau hỏng (rách, thủng), kể cả khi chưa tới thời hạn bảo hành. Một số nhà lưới
không có khả năng ngăn chặn một số loại côn trùng có kích thước nhỏ như bù lạch,
rầy mềm, nhện đỏ, … (Dương Hoa Xô, 2004).


12

Một số loại rau ăn quả cần có sự thụ phấn của côn trùng nếu trồng trong
nhà lưới sẽ giảm cơ hội tiếp xúc của côn trùng với cây trồng làm giảm khả năng
thụ phấn của rau quả. Các chủng loại rau khác nhau đòi hỏi thiết kế nhà lưới khác
nhau và phù hợp cho nên rất khó áp dụng cho nhiều đối tượng với một kiểu thiết
kế.Vào buổi trưa bên trong nhà lưới nhiệt độ thường tăng cao hơn so với bên
ngoài. Do đó cần có biện pháp tưới phun sương để làm giảm sức nóng trong nhà
(Lê Văn Thắng, 2001).
1.4.4 Lý do để thay thế đất bằng môi trường nhân tạo
Đất có độ mặn cao, đất kém không khí, mầm bệnh trong đất (đặc biệt là
tuyến trùng), thiếu đất canh tác, kiểm soát được phân bón và nước tưới. Sản phẩm
đạt năng suất cao và phẩm chất ngon (Dickson , 2004).

Trung

Dinh dưỡng được cung cấp thường xuyên, giảm đi việc mất dinh dưỡng và
dinh dưỡng đầy đủ hơn cho cây, hiệu quả trồng trọt có thể tăng gấp 10 lần, hệ
thống tự động cung cấp nước và dinh dưỡng nên hiệu quả sử dụng nước tăng gấp
đôi so với trồng trong đất. Nhưng giá tiền đầu tư cao, phải nâng cao trình độ kỹ

tâm
ĐH
Cần
@ Tài
liệu học1991).
tập và nghiên cứu
thuậtHọc
quả lý,liệu
cần có
dụng
cụ đoThơ
phân tích.
(Papadopoulos,
1.4.5 Hệ thống tưới nhỏ giọt
Đây là hệ thống phức tạp và quan trọng nhất trong nhà lưới, kính. Hệ thống
này phải tỉ mỉ và chính xác để đảm bảo điều kiện dinh dưỡng tốt nhất cho cây
trồng. Nếu hệ thống này bị lỗi trong việc đo lường và điều hành thì có thể gây
nguy hiểm cho cây trồng. Hệ thống tưới bao gồm máy bơm trung tâm, ống dẫn và
lỗ tưới nhỏ giọt cách nhau 15 - 40 cm (Papadopoulos, 1991 ).
Theo Barry Philip (1997), thì thuận lợi của hệ thống tưới nhỏ giọt là có thể
dùng để tưới nước và bón phân nhằm tiết kiệm lượng nước tưới và giảm mất phân,
tiết kiệm 15 - 40% chi phí cho tưới nước so với việc áp dụng các kiểu tưới khác.
Khi bón dinh dưỡng và các chất hóa học khác có thể được cung cấp qua hệ thống
tưới. Sự ứng dụng có thời khắc hơn và ít tốn công. Ngăn ngừa sự ô nhiễm nguồn
nước, ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên có khó khăn là phải thường xuyên làm sạch
hệ thống và kiểm soát những ống nhỉ bị nghẽn.


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

2.1 PHƯƠNG TIỆN
2.1.1 Địa điểm và thời gian
* Địa điểm: thí nghiệm được thực hiện tại phường Long Tuyền, quận Bình
Thủy, thành phố Cần Thơ
* Thời gian: bắt đầu từ 25/8/2005 đến 22/1/2006
2.1.2 Khí hậu
Thí nghiệm được thực hiện vào mùa mưa nên lượng mưa tương đối nhiều,
nhiệt độ trung bình và ẩm độ khá cao (Hình 2.1) (Đài Khí Tượng Thủy Văn Cần
Thơ, 2005).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
360
307,4

315,1

87

87

88

86

90

311,4

84


60

180
137,7

108,8

30

270

27,2

26,8

27,1

26,7

25,5

0

90

Lượng mưa (mm)

Nhiệt độ (oC) và ẩm độ (%)

120


0
01-31/08/2005 01-30/09/2005 01-31/10/2005 01-30/11/2005 01-31/12/2005

Thời gian
Nhiệt độ (oC)

Ẩm độ (%)

Lượng mưa (mm)

Hình 2.1 Tình hình khí hậu thời tiết trong thời gian thí nghiệm tại TP. Cần Thơ,
Thu Đông 2005


14

2.1.3 Vật liệu thí nghiệm
- Giống: thí nghiệm gồm 7 giống cà chua lai F1 là TN 52, TN 84, TN 148,
TN 359, TN 364 (công ty giống cây trồng Trang Nông), Redcrown 250 (công ty
giống Cây Trồng Miền Nam) và giống 607 (công ty giống Hai Mũi Tên Đỏ).
1/ Giống TN 52 thuộc loại hình sinh trưởng hữu hạn, có nguồn gốc từ Ấn
Độ, chiều cây cao 90-110 cm, ngày bắt đầu thu hoạch 65-70 ngày, trái hình trứng
vuông có màu đỏ đẹp, thịt quả dầy và cứng, trọng lượng trung bình một trái 85-90
g, trọng lượng trái trung bình trên cây vào kho ảng 3-4 kg. Có thể trồng được quanh
năm.
2/ TN 84 F1 thuộc loại hình sinh trưởng vô hạn, có nguồn gốc từ Đài Loan,
chiều cao cây trung bình 120-130 cm, ngày bắt đầu thu hoạch 70-75 ngày, trọng
lượng một trái 15 g, trọng lượng trái trung bình 4-5 kg, dạng trái tròn trứng, thịt
trái dày cứng.


Trung

3/ TN 184 thuộc loại hình sinh trưởng vô hạn, có nguồn gốc từ Đài Loan,
chiều cao cây trung bình 120-130 cm, ngày bắt đầu thu hoạch 70-75 ngày, trọng
lượng
một trái
trọng lượng
kg, dạng
vuông đỏcứu
tâm
Học
liệu80-90
ĐHg,Cần
Thơtrái
@trung
Tàibình
liệu4-5học
tậptrái
vàtròn
nghiên
đẹp, thịt trái dày cứng.
4/ Redcrown 250 (giống đối chứng) thuộc loại hình sinh trưởng vô hạn, có
nguồn gốc từ Đài Loan, chiều cao cây trung bình 120-130 cm, trọng lượng một trái
70-80 g, năng suất vào khoảng 30-60 tấn/ha, ngày bắt đầu thu hoạch 60-65 ngày,
thời gian kéo dài thu hoạch 40-50 ngày, dạng trái tròn dài, có khoảng 3040quả/cây, khi chín màu đỏ đẹp, thịt trái dày cứng.
5/ TN 359 thuộc loại hình sinh trưởng vô hạn, có nguồn gốc từ Đài Loan,
chiều cao cây trung bình 130-140 cm, ngày bắt đầu thu hoạch 70-75 ngày, trọng
lượng một trái 15 g, trọng lượng trái trung bình 4,5-6 kg, dạng trái tròn trứng, thịt
trái dày cứng.

6/ TN 364 thuộc loại hình sinh trưởng vô hạn, có nguồn gốc từ Đài Loan,
chiều cao cây trung bình 140-180 cm, ngày bắt đầu thu hoạch 70-75 ngày, trọng
lượng một trái 6 g, trọng lượng trái trung bình 4-5 kg, dạng trái tròn trứng, thịt trái
dày cứng.
7/ Giống 607 thuộc loại hình sinh trưởng hữu hạn, chiều cây cao trung bình
80-100 cm, ngày bắt đầu thu hoạch 65-70 ngày, trái hình trứng vuông có màu đỏ


15

đẹp, thịt quả dầy và cứng, trọng lượng trung bình một trái 85-90 g, trọng lượng trái
trung bình trên cây vào khoảng 3-4 kg. Có thể trồng được quanh năm (Hình 2.2).

Trung

Hình 2.2 Các giống cà chua thí nghiệm (1) TN 52, (2) TN 84, (3) TN 148,
(4) Redcrown 250, (5) TN 359, (6) TN 364 và (7) 607 t ại TP. Cần Thơ,
tâm Học Thu
liệuĐông
ĐH2005.
Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

- Dinh dưỡng: được tổng hợp từ các hóa chất như Calcium nitrate,
Ammonium nitrate, Iron EDTA, Potassium Nitrate, Monopotassium phosphate,
Magnesium Sulphate, Zinc chelate,... pha chế tại phòng thí nghiệm của Bộ môn
Khoa Học Cây Trồng thuộc Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại
học Cần Thơ.
- Nông dược: Vertimec 1,8EC, Dầu khoáng DC-Tron Plus, Confidor
100SL, Regent 0.3G 80WP, Score 250ND, Actara 25WG .
- Giá thể (đất sạch): mụn xơ dừa của công ty TNHH Dừa Mekong, Bến

Tre. Thành phần bao gồm:
+ pH: 5,5-7, EC < 0,5, Tro (% khô) 3-6, Carbon hữu cơ: 65-70.
+ Tổng thành phần hữu cơ: 94-98
+ Mùn hóa (% nguồn protein) ≥ 1, Xenlulo: 20-30.
+ Tỷ lệ Carbon Nitrogen (C:N) 50:1


16

+ Tổng vi lượng: Cu, Zn, Mn, B, Mo, Fe, S đủ dùng.
+ Chế phẩm vi sinh sinh trưởng (con/g) ≥ 5,000,000
+ Hợp chất: Humat (%) ≥ 0,5
- Nhà lưới hở vách: diện tích 400 m2
- Hệ thống tưới nhỏ giọt
- Các vật liệu khác: máy đo ánh sáng Lux meter model DM-28, máy đo
nhiệt độ Fluke-61, tre, dây chì, túi trồng cây bằng ni lông đen, bình phun thuốc,
cân, thước dây, thước kẹp...
2.2 PHƯƠNG PHÁP
2.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm đưọc bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 4 lần lặp lại gồm 7
nghiệm thức là 7 giống Cà Chua
1/ TN 52
2/ TN
84 Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trung tâm Học liệu
ĐH
3/ TN 148
4/ TN 359
5/ TN364
6/ Redcrown 250 (Đối chứng)

7/ 607
- Diện tích thí nghiệm: 75 m2 (1,8 m x 20 m)
- Khoảng cách cây 0,35 m, khoảng cách hàng 1,8 m, mỗi túi ni lông trồng 1
cây với 1 vòi tưới nhỏ giọt
2.2.2 Kỹ thuật canh tác
* Chuẩn bị cây con: gieo trên khai nhựa với giá thể xơ dừa, 7 ngày sau thì
tiến hành tưới dinh dưỡng 1,5 lít /300 cây con. Cây con có làm che lưới bảo vệ và
che ni lông bên trên khi có mưa.
* Đất sạch: xơ dừa nén thành bánh đem ngâm nước khoảng 15 phút sau đó
vớt cho ráo nước và vô túi ni lông đen có kích thước 25 cm, đường kính 17 cm.


17

* Trồng cây: cây con được 4 tuần tuổi thì tiến hành trồng.
* Chăm sóc:
+ Nâng đỡ cây: lúc 20 ngày sau khi trồng dùng dây ni lông cột sát gốc thân
cây và quấn thân treo lên trên cao 1,5 m, nhằm giữ cây con khỏi ngã.
+ Tỉa nhánh: tỉa bỏ tất cả các nhánh dưới chùm hoa đầu tiên khi nhánh mới
ra 3-5 cm.
+ Làm giàn: chừa 2 nhánh/cây
* Phòng trừ sâu bệnh:
+ Sâu hại: rầy phấn trắng, rầy mềm, bù lạch, nhện đỏ, sâu xanh ăn lá, sâu
xanh da láng,...
+ Bệnh hại: bệnh héo do vi khuẩn Pseudomonas solanasearum, bệnh héo
do nấm Fusarium oxysporun, bệnh virus

Trung

* Phân bón: dinh dưỡng được pha tại bộ môn Khoa Học Cây Trồng, khoa

Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại Học Cần Thơ theo công thức của
ViệnHọc
Nghiên
CứuĐH
Rau-Hoa-Quả,
Úc được
cungliệu
cấp cho
câytập
cà chua
hệ thốngcứu
tâm
liệu
Cần Thơ
@ Tài
học
và qua
nghiên
tưới nhỏ giọt với tỷ lệ dung dịch dinh dưỡng và nước là 1:100 (Bảng 2.1, 2.2 và
2.3).

Bảng 2.1 Lượng dinh dưỡng bón cho cà chua tại TP. Cần Thơ, Thu Đông 2005.
Tuần
4-8
9-12
13-21
Tổng cộng: 18 tuần

Lượng phân
(ml/cây/ngày)

250
400
500

Tổng cộng
(ml)
8750
11200
31500
51450


×