Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

SƯU tập và mô tả các GIỐNG SEN lấy hột ở ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.56 MB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

HUỲNH TRÚC PHƯƠNG

SƯU TẬP VÀ MÔ TẢ CÁC GIỐNG SEN LẤY
HỘT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ TRỒNG TRỌT

Cần Thơ - 2008

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

HUỲNH TRÚC PHƯƠNG

SƯU TẬP VÀ MÔ TẢ CÁC GIỐNG SEN LẤY
HỘT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ TRỒNG TRỌT

Cán bộ hướng dẫn:
TS. NGUYỄN MINH CHƠN

Cần Thơ – 2008




Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Trồng trọt với đề tài

SƯU TẬP VÀ MÔ TẢ CÁC GIỐNG SEN LẤY HỘT
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Do sinh viên: Huỳnh Trúc Phương thực hiện

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Kính trình lên Hội Đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày…….tháng……năm 2008
Cán bộ hướng dẫn

TS. Nguyễn Minh Chơn
i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÝ – SINH HOÁ
----------------------------------------------------------------------------------------------------

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành
Trồng trọt với đề tài:

SƯU TẬP VÀ MÔ TẢ CÁC GIỐNG SEN LẤY HỘT
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Do sinh viên: Huỳnh Trúc Phương thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp………………………………….. .
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………
Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức ……………….……………

DUYỆT KHOA

Cần Thơ, ngày…….tháng……năm 2008

Trưởng Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

Chủ tịch Hội đồng

ii


TIỂU SỬ CÁ NHÂN

Họ và tên: HUỲNH TRÚC PHƯƠNG
Ngày sinh: 07/04/1986
Nơi sinh: Lấp Vò, Đồng Tháp
Họ và tên cha: HUỲNH VĂN THẠNH
Họ và tên mẹ: ĐINH THỊ NHIỆM
Quê quán: ấp An Ninh, xã Mỹ An Hưng A, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp

Quá trình học tập:
1992-1997: Trường Tiểu Học Mỹ An Hưng A
1997-2001: Trường Trung Học Cơ Sở Mỹ An Hưng B
2001-2004: Trường Trung Học Phổ Thông Lấp Vò 2
Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2004-2008: Ngành Trồng trọt, khóa 30, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng
Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ.

iii


LỜI CẢM TẠ

Kính dâng
Cha mẹ suốt đời tận tụy vì sự nghiệp và tương lai của con.
Thành kính biết ơn
Thầy Nguyễn Minh Chơn đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên em trong
suốt thời gian thực hiện đề tài.
Chân thành biết ơn
Chị Lê Diễm Kiều và anh Huỳnh Văn Trung và các anh chị Tổ Sinh Hóa đã nhiệt
tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi rất nhiều để hoàn thành đề tài.
quý thầy
khoaCần
NôngThơ
Nghiệp
Sinhliệu
Học Ứng
Đại Học
TrungToàn

tâmthểHọc
liệucôĐH
@vàTài
họcDụng
tập và
vàtrường
nghiên
cứu
Cần Thơ đã dìu dắt, truyền đạt kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian
học tập.
Các bạn lớp Nông Học 30 đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài.

Huỳnh Trúc Phương

iv


HUỲNH TRÚC PHƯƠNG, 2008. Sưu tập và mô tả các giống sen lấy hột ở Đồng
Bằng Sông Cửu Long. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Trồng trọt. Khoa Nông
Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng. Trường Đại Học Cần Thơ.
Cán bộ hướng dẫn: TS. Nguyễn Minh Chơn.

TÓM LƯỢC
Cây sen (Nelumbo nucifera Geartn) được trồng hoặc mọc tự nhiên nhiều ở các
tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng và rãi rác trong các tỉnh khác ở Đồng Bằng
Sông Cửu Long. Cây sen được trồng và khai thác trên bốn phương diện chính là
trồng để lấy củ, lấy hột, lấy ngó và lấy hoa. Đồng Tháp là tỉnh có diện tích trồng sen
lấy hột nhiều nhất Việt Nam. Tuy sen được trồng và sử dụng rất lâu nhưng hiện nay
các tài liệu nghiên cứu về cây sen nói chung và về giống sen nói riêng chưa có
nhiều, đặc biệt là các giống trồng chuyên lấy hột. Vì vậy, đề tài “Sưu tập và mô tả

giống sen lấy hột ở Đồng Bằng Sông Cửu Long” được thực hiện nhằm tìm được
Trungcáctâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
các nguồn giống sen trồng lấy hột hay những giống sen dại có khả năng cho hột ở
Đồng Bằng Sông Cửu Long, từ đó tạo cơ sở cho việc chọn tạo và nhân giống sen
ứng dụng trong sản xuất. Đề tài được thực hiện và kết quả bước đầu thu thập được 6
giống sen có khả năng cho hột bao gồm sen Trắng Trà Mẹt, sen Hồng Đồng Tháp
gương tím, sen Hồng Đồng Tháp gương xanh, sen Hồng Thoại Sơn, sen Hồng Tam
Bình và sen Hồng Mỹ Xuyên. Giống Sen Trắng Trà Mẹt là giống có nhiều đặc điểm
nổi bật khi quan sát ngẫu nhiên trong tự nhiên như tăng trưởng mạnh, gương khá to
và số lượng hột trên gương nhiều. Qua quan sát tự nhiên nhận thấy giống sen Trắng
Trà Mẹt và giống sen Hồng Mỹ Xuyên thường ít bị bệnh thối ngó và có thể được
dùng để so sánh với các giống sen hiện trồng để có thể chọn lọc hay lai tạo giống
mới cho việc trồng sen lấy hột.

v


MỤC LỤC

Tựa

Trang

TIỂU SỬ CÁ NHÂN
CẢM TẠ

iii
iv


TÓM LƯỢC
MỤC LỤC

v
vi

DANH SÁCH BẢNG

viii

DANH SÁCH HÌNH
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Nguồn gốc cây sen
1.2 Đặc điểm hình thái của cây sen
1.2.1 Rễ
1.2.2 Củ
1.2.3 Lá
Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @
1.2.4 Hoa
1.2.5 Hột (trái)
1.3 Đặc điểm sinh thái

ix
1
2

Tài liệu học tập và


2
3
3
nghiên3cứu
3
4
4

1.4 Phân loại giống sen
1.5 Diện tích trồng sen trên thế giới và trong nước
1.5.1 Trên thế giới

5
6
6

1.5.2 Trong nước
1.6 Giá trị của cây sen
1.6.1 Giá trị kinh tế
1.6.2 Giá trị dinh dưỡng và y học
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Phương tiện
2.2 Phương pháp
2.2.1 Điều tra, sưu tập và mô tả các giống sen có khả năng cho hột

7
8
8
8


2.2.2 Điều tra hiện trạng sản xuất sen lấy hột ở Đồng Tháp

vi

10
10
10
12


2.2.3 Cách xử lý kết quả
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN

12

3.1 Các giống thu thập được
3.2 Đặc điểm hình thái
3.2.1 Lá

13
14
14

3.2.2 Hoa
3.2.2.1 Sen trắng Trà Mẹt

17
18

3.2.2.2 Đặc điểm chung về hoa của các giống sen có hoa màu hồng

3.2.2.3 Đặc điểm riêng về hoa của các giống sen có hoa màu hồng
3.2.3 Gương
3.2.3.1 Sen trắng Trà Mẹt

19
20
26
26

3.2.3.2 Sen hồng Đồng Tháp gương tím
27
3.2.3.3 Sen hồng Đồng Tháp gương xanh
28
3.2.3.4 Sen hồng Thoại Sơn
29
3.2.3.5 Sen hồng Tam Bình
30
3.2.3.6 Sen hồng Mỹ Xuyên
30
Trung tâm
Học
liệu
ĐH
Cần
Thơ
@
Tài
liệu
học
tập


nghiên
3.2.4 Hột
32cứu
3.2.4.1 Sen trắng Trà Mẹt
32
3.2.4.2 Sen hồng Đồng Tháp gương tím
32
3.2.4.3 Sen hồng Đồng Tháp gương xanh
32
3.2.4.4 Sen hồng Thoại Sơn
32
3.2.4.5 Sen hồng Tam Bình
32
3.2.4.6 Sen hồng Mỹ Xuyên
32
3.3 So sánh năng suất hột của 6 giống sen khảo sát với giống trồng lấy hột
37
ở Đồng Tháp
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ
39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
40
PHỤ LỤC
42

vii


DANH SÁCH BẢNG


Bảng

Tựa

Trang

2.1

Giá trị dinh dưỡng của 100g củ sen và hột sen

9

3.1

Các giống sen có khả năng cho hột được sưu tập

13

3.2

So sánh kích thước lá trãi của 6 giống sen được khảo sát

15

3.3

So sánh kích thước lá đứng của 6 giống sen được khảo sát

16


3.4

So sánh các đặc điểm về hoa giữa 6 giống sen được khảo sát

25

3.5

So sánh các đặc điểm về gương của 6 giống sen được khảo sát

31

3.6

So sánh kích thuớc hột của 6 giống sen được khảo sát

34

3.7

Đặc điểm nhận diện 6 giống sen có khả năng cho hột được thu thập ở
Đồng Bằng Sông Cửu Long

3.8

35

So sánh một số chỉ tiêu năng suất hột của 6 giống sen khảo sát với 38
giống trồng lấy hột ở Đồng Tháp


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

viii


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tựa

Trang

2.1

Ngó sen để trồng

11

2.2

Hột sen nảy mầm

11

3.1

Lá trãi


14

3.2

Lá đứng

15

3.3

Hoa của giống sen trắng Trà Mẹt

18

3.4

Sự thay đổi màu sắc cánh hoa theo từng ngày hoa nở

19

3.5

Hoa của giống sen hồng Đồng Tháp gương tím

20

3.6

Hoa của giống sen hồng Đồng Tháp gương xanh


21

3.7

Hoa của giống sen hồng Thoại Sơn

22

3.8

Hoa của giống sen hồng Tam Bình

23

3.9

Hoa của giống sen hồng Mỹ Xuyên

24

3.10

Gương của nhóm sen trắng Trà Mẹt

26

3.11

Gương của giống sen hồng Đồng Tháp gương tím


27

3.12

Gương của nhóm sen hồng Đồng Tháp gương xanh

28

3.13

Gương của nhóm sen hồng Thoại Sơn

29

3.14

Gương của nhóm sen hồng Tam Bình

30

3.15

Gương của nhóm sen hồng Mỹ Xuyên

30

3.16

Hột của các giống sen được khảo sát


33

3.17

Sơ đồ nhận diện 6 giống sen có khả năng cho hột được thu thập ở Đồng 36

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Bằng Sông Cửu Long

ix


MỞ ĐẦU

Cây sen (Nelumbo nucifera Geartn) là loài thực vật mà toàn bộ các bộ phận của
cây đều có thể khai thác và sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như làm thuốc,
làm thực phẩm, trang trí… Cây sen được trồng nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là Ấn
Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Đông Nam Á, Nga và một số nước
châu Phi (Nguyễn Khắc Mỹ, 2001). Ở nước ta, cây sen được trồng khá phổ biến
nhưng chưa có số liệu thống kê chính xác về diện tích trồng. Hiện nay, cây sen được
đặc biệt chú trọng phát triển ở vùng Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên
thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long nhờ nó có thể phát triển được trên đất xấu có
phèn, ở những vùng đất trũng không trồng được lúa, đây là điểm rất có lợi trong
việc tận dụng đất đai mà lại cho hiệu quả cao.
Cây sen được trồng và khai thác trên bốn phương diện chính là trồng để lấy củ,
lấy hột, lấy ngó và lấy hoa. Do các sản phẩm từ cây sen đều có ý nghĩa về giá trị

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
kinh tế, mỹ thuật, dinh dưỡng và dược liệu nên hiện là một trong những cây có giá


trị kinh tế cao. Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, diện tích sen được trồng để lấy hột có
chiều hướng tăng và Đồng Tháp là tỉnh có diện tích trồng sen lấy hột lớn nhất cả
nước với diện tích 750 ha (Nguyễn Khắc Mỹ, 2001).
Tuy được con người trồng và sử dụng rất lâu nhưng hiện nay các tài liệu
nghiên cứu về cây sen nói chung và về giống sen nói riêng chưa có nhiều, đặc biệt là
các giống trồng chuyên lấy hột. Vì vậy, đề tài “Sưu tập và mô tả các giống sen lấy
hột ở Đồng Bằng Sông Cửu Long” được thực hiện nhằm:
- Thu thập các nguồn giống sen trồng lấy hột hay những giống sen dại có khả
năng lấy hột ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
- Mô tả đặc điểm hình thái và so sánh năng suất hột giữa các giống.
- Từ đó tạo cơ sở cho việc chọn tạo và nhân giống sen ứng dụng trong sản xuất.

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Nguồn gốc cây sen
Cây sen (Nelumbo nucifera Gaertn hay Nelumbium Speciosum Will) có nguồn
gốc ở châu Á, xuất phát từ Ấn Độ (Makino,1979), sau đó lan sang Trung Quốc và
vùng Đông Bắc Úc châu (Hoshikawa, 1970; Herklots, 1972 trích dẫn bởi Nguyen
Quoc Vong, 2001). Cây sen là một loại cây trồng thuỷ sinh được trồng và tiêu thụ
khắp châu Á. Lá, hoa, hột và củ của cây sen đều có và thể ăn được hoa sen cũng
được sử dụng trong các lễ hội. Trong hàng ngàn năm hoa sen trở thành biểu tượng
chính của nhiều tôn giáo ở châu Á. Đạo Phật xem hoa sen như là biểu tượng cao
nhất của sự thuần khiết, từ bi, hoà bình và vĩnh hằng (William, 1998 dẫn bởi
Nguyen Quoc Vong, 2001).
Cây sen là một trong những cây được con người biết đến sớm nhất. Năm 1972,
các nhà khảo cổ của Trung Quốc đã tìm thấy hóa thạch của hạt sen 5000 tuổi ở tỉnh


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Vân Nam. Vào năm 1973, ở Trung Quốc, hạt sen 7000 tuổi đã được tìm thấy ở tỉnh
Chekiang (Ni,1987). Shen-Miller (1995) phát hiện hạt sen 1228 ± 271 tuổi trong
những hồ cỏ của tỉnh Pulatien, Liaoning có thể nảy mầm. Ở Nhật Bản cũng tìm thấy
hạt sen ở Chiba có niên đại 1200 năm (Iwao, 1986). Họ tin rằng một số giống sen
xuất phát từ Nhật Bản, nhưng sen lấy củ thì từ Trung Quốc (Takashashi, 1994).
1.2 Đặc điểm hình thái của cây sen
Cây sen có tên khoa học là Nelumbo nucifera Gaertn hay Nelumbium
Speciosum Will, thuộc họ Nelumbonaceae (Phạm Hoàng Hộ, 1999). Sen là loài nê
thực vật hai lá mầm (Hoàng Thị Sản, 1999; Phạm Hoàng Hộ, 1999; Võ Văn Chi và
Dương Đức Tiến, 1978), bộ nhiễm sắc thể 2n = 16 (Nguyen Quoc Vong, 2001; Võ
Văn Chi và Dương Đức Tiến, 1978). Cây sen có đầy đủ các bộ phận rễ, củ (căn
hành) lá, hoa và hột.

2


1.2.1 Rễ
Sen có rễ chùm, có khoảng 20-50 rễ trên một đốt của củ. Rễ thường có màu
trắng kem khi còn non và mang một ít lông hút. Rễ có thể dài đến 15 cm và khi già
chuyển sang màu nâu (Nguyen Quoc Vong, 2001).
1.2.2 Củ
Củ sen giống miếng súc xích bằng gỗ có màu trắng kem xen lẫn màu nâu. Củ sen
được hình thành từ một đoạn rễ, thường có 3-4 lóng, dài 60-90 cm, lóng cuối thường
nhỏ, đường kính 4-6 cm, dài 10-15 cm, lóng thứ hai to nhất đường kính 5-10 cm và
dài 10-12 cm. Lóng thứ nhất ngắn, chỉ dài 5-10 cm và mang thân mới. Cấu tạo của
củ xốp, cho phép không khí thông suốt chiều dài của củ (Nguyen Quoc Vong,
2001). Những nhóm không có củ thì thân là dạng thân rễ hình trụ mọc trong bùn
(thường gọi là ngó sen) (http//www_bachkhoatoanthu_gov_vn.htm).

1.2.3 Lá
Lá sen thường lớn, hơi tròn có đường kính 20-100 cm và có màu xanh, xanh

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
xám, xanh đỏ với một lớp sáp dày ở mặt trên; còn mặt dưới thì màu xanh nhạt,
không có sáp và có mép láng. Gân lá xuất phát từ tâm nơi cuống lá toả đều ra mép
lá. Lá đầu tiên nảy mầm từ hột có màu xanh hơi ửng đỏ, nhỏ yếu ớt và cuống lá
cuốn vào trong. Lá đầu tiên bung ra trong nước, lá thứ hai nổi trên mặt nước nhưng
thân vẫn còn yếu, nhưng lá tiếp theo vươn khỏi mặt nước. Lá sen ở giai đoạn đầu
nhỏ và thấp, sau đó lớn và cao dần trong giai đoạn tăng trưởng, khi trổ hoa và phát
triển củ lá nhỏ và thấp lại. Cuống lá sen dài hay ngắn tuỳ thuộc vào tuổi cây
(Nguyen Quoc Vong, 2001). Lá sen chứa nhiều chất tạo mùi thơm, trong đó cis-3hexenol chiếm 40% (Omata et al., 1992).
1.2.4 Hoa
Hoa lưỡng tính, mọc đơn độc, khá lớn, nằm trên một cuống dài. Hoa có dạng
đối xứng toả tia hoàn toàn (actinomorphic và bên dưới nụ hoa (hypogynous) (ShenMiller et al., 1995) có 4-6 cánh đài màu xanh hoặc màu đỏ tía (Nguyen Quoc Vong,
2001), đài dạng cánh nên khó phân biệt rõ đài và tràng (Hoàng Thị Sản,1999). Đài

3


hoa và tràng hoa xếp hình xoắn ốc. Tràng hoa thường có 12-20 cánh hay nhiều hơn
tuỳ vào giống sen. Cánh hoa hình elip, có một màu như trắng, hồng, đỏ tía hoặc có
hai màu như trắng với chóp hồng hoặc hồng chóp tía (Nguyen Quoc Vong, 2001).
Phía trong có gương sen màu vàng nhạt chứa nhiều nhụy trên gương sau này trở
thành hột sen. Bao quanh gương sen là các vòi nhụy màu vàng nâu, chứa các hạt
phấn màu vàng (Nguyen Quoc Vong, 2001).
Hoa sen có mùi thơm với 75% là các hydrocarbon, chủ yếu là 1,4dimethoxybenzene; 1,8-cineole, terpinen-4-ol và linalool % (Omata et al., 1992; Vo,
1997).
1.2.5 Hột (trái)
Hột sen đính vào phần cuối của cuống hoa, nằm phía trong gương sen. Lúc đầu

hột có màu xanh, sau chuyển sang màu nâu tím trước khi phôi nhũ trở nên khô và
cứng (Shen-Miller et al., 1995). Lỗ hổng trong vỏ quả sen thì không thấm nước, cấu
trúc này không cho nước và không khí đi qua, đây là yếu tố quan trọng đã góp phần

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
cho tuổi thọ của quả sen. Phía trong hột lúc đầu chứa nước và không khí, sau đó
phôi nhũ bắt đầu tăng trưởng, những hột lép chỉ chứa nước và không khí tới lúc già.
Nước và không khí là yếu tố quyết định đến sức sống của hột (Nguyen Quoc Vong,
2001). Hột sen không có nội nhũ phôi màu lục mang 2 lá mầm và 4 lá non màu xanh
xếp gắp ở trong, giúp cây có thể quang hợp ngay khi mới nẩy mầm (Hoàng Thị Sản,
1999; Phạm Hoàng Hộ, 1999; Võ Văn Chi, 2004). Bên trong hột sen có tâm sen giàu
chlorophyl, giúp cây có thể quang hợp ngay khi vừa nảy mầm (Esau, 1965).
1.3 Đặc điểm sinh thái
Sen được tìm thấy ở các ao, đầm, ruộng nước ngọt hoặc nước lợ. Theo Nguyen
Quoc Vong (2001), cây sen cần có một số nhu cầu về môi trường sống như sau:
* Đất
Đất có tác dụng giúp rễ cây bám và phát triển, cung cấp chất dinh dưỡng cho
cây, ổn định pH. Đất không thích hợp cho sen bao gồm đất sét nặng và đất chứa chất
hữu cơ từ nguồn không xác định.

4


* Thời tiết
Nhiệt độ bình quân cho sen phát triển tốt là 250C. Sen không tăng trưởng ở vùng
bị sương giá do nó rất nhạy cảm với nhiệt độ lạnh.
Nguyễn Phước Tuyên (2008) cho biết ở Đồng Tháp, sen được trồng vào 2 thời
vụ chính:
+ Vụ Đông Xuân: trồng vào tháng 12 đến tháng 1 dương lịch.
+ Vụ Hè Thu: trồng vào tháng 5 đến tháng 6 dương lịch.

* Chất lượng nước
Chất lượng nước rất quan trọng để sen tăng trưởng tốt. Sen có thể thích nghi tốt
với biến động của pH đất tuy nhiên pH thích hợp nhất là khoảng từ 6-6,5.
Độ sâu của mực nước thích hợp nhất là 20 cm, khi mới gieo chỉ cần 5 cm. Thay
đổi độ sâu sẽ ảnh hưởng đến nhiệt độ nước. Độ sâu càng tăng, tính giữ nhiệt càng
kéo dài nhưng nước quá sâu sẽ ảnh hưởng đến phát triển bộ rễ vì việc vận chuyển
không khí từ lá qua hệ thống vận chuyển khí gặp trở ngại.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Cây sen có thể chịu được nồng độ muối nhất định, mở ra triển vọng trồng sen ở
những nơi bị nhiễm mặn. Nồng độ muối được thể hiện qua độ dẫn điện EC, cây sen
chịu được EC từ 2,8-3,1mS.cm-1. Lá non bắt đầu bị vàng khi EC đạt đến 3,2-3,5
mS.cm-1, lúc này cây ngừng tăng trưởng.
1.4 Phân loại giống sen
Viện nghiên cứu thực vật Wuhan ở Trung Quốc đã sưu tập được 125 giống sen
và phân những giống sen này thành các nhóm theo mục đích sử dụng. Theo phương
pháp phân loại này, sen được phân thành các nhóm sau:
- Nhóm sen cho củ: cho năng suất củ rất cao, chất lượng tốt nhưng không có
hoặc có hoa rất ít.
- Nhóm sen cho hoa: cho hoa to, nhiều, màu sắc đẹp nhưng không có củ. Cánh
hoa nhiều, có giống có đến 1000 cánh. Màu sắc của hoa thay đổi từ màu trắng, vàng,
tím đỏ hoặc có 2 màu trên cùng một cánh hoa, thường màu trắng ở phần dưới và tím
hoặc hồng ở trên. Nhóm sen cho hoa cũng có gương nhưng hột nhỏ, năng suất kém.
5


- Nhóm sen cho hột: cho nhiều hột với tỉ lệ hột chắc cao. Hột lớn, có hương vị
thơm ngon. Cánh hoa ít, màu đỏ, rễ thường mảnh và không có củ (Nguyen Quoc
Vong, 2001).
Ở nước ta chưa có nhiều tài liệu về các giống sen, thường thì phân biệt các

giống theo màu hoa. Theo Nguyễn Khắc Mỹ (2001) thì có 3 loại sen:
Sen cho củ: thường cho hoa màu trắng (chỉ một số ít có hoa đỏ), nhóm này cho
ít hoa và gương, được trồng phổ biến tại Vĩnh Long, Cần Thơ.
Sen cho gương: nhóm sen ta (gương lõm), sen Đài Loan (gương to và phù lên),
được trồng phổ biến ở huyện Tháp Mười, Cao Lãnh (Đồng Tháp).
Sen cho hoa để trang trí: hoa nhiều màu, ít trồng ở Việt Nam.
1.5 Diện tích trồng sen trên thế giới và trong nước
1.5.1 Trên thế giới
* Trung Quốc
Sen được trồng khắp Trung Quốc đặc biệt ở các tỉnh có nhiều ao, hồ, kênh rạch.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Có 3 loại sen được trồng tuỳ vào mục đích sử dụng như sen lấy củ (Lian-ngau, Ouhan), sen lấy gương hay hạt sen (Lian-zi, Lian-mi) và sen lấy hoa (Lian-hua, Herha). Diện tích trồng sen của Trung Quốc trên 140000 ha (Liu,1994), năng suất bình
quân 22,5 tấn củ /năm. Sản lượng trên 3 triệu tấn củ/năm. Ở viện nghiên cứu thực
vật Wuban Trung Quốc có 125 giống sen được trồng để nghiên cứu.
* Nhật Bản
Các giống sen của Nhật được du nhập từ Trung Quốc vào 500 năm sau công
nguyên (Takahashi, 1994) và được trồng rộng rãi từ đảo Hokkaido đến đảo Kyushu.
Giống sen nguyên thủy có nguồn gốc Nhật Bản chuyên cho hoa để trang trí
(Hanabasu). Những giống sen cho củ (Renkon) hiện nay được du nhập từ Trung
Quốc trong thời kỳ Minh Trị Thiên Hoàng (1911-1937). Do đó giống sen được phân
thành nhóm có nguồn gốc từ Nhật và Trung Quốc. Giống sen trồng như Tenno cho
hoa đỏ và Aichi cho hoa trắng có củ thon dài, thuộc nhóm ngắn ngày và trung mùa.

6


Giống Shina Shirobana, Bitchu có thời gian sinh trưởng dài hơn nhưng cho năng
suất cao và kháng bệnh tốt hơn, củ có lóng dài và vỏ dày.
Sen trồng trong các công viên quốc gia, chùa chiền, lăng tẩm ở Nhật với mục

đích trang trí. Sen được trồng lấy củ ở một số tỉnh miền Trung và miền Nam nước
Nhật. Sản lượng củ sen ở Nhật Bản đạt 82.200 tấn vào năm 1982 trên diện tích
6.350 ha. do đất đai chật hẹp nên đến năm 1998 diện tích sen lấy củ của Nhật Bản
giảm còn 4.900 ha, với sản lượng là 71.900 tấn. Đến năm 1995, Nhật Bản phải nhập
củ sen tươi và củ sen đã qua chế biến chủ yếu từ Trung Quốc.
* Đài Loan
Sản lượng củ sen của Đài Loan năm 1983 đạt 550 tấn, giảm liên tục trong 7
năm qua do sự cạnh tranh gay gắt với thị trường Trung Quốc và Nhật Bản (Vinning,
1995). Thị trường bán lẻ hạt sen của Đài Loan rất mạnh, giá hạt sen cao gấp đôi so
với giá củ sen trong khi sản lượng hạt sen chỉ bằng 5% sản lượng củ sen.
* Hàn Quốc

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Năm 1995, diện tích canh tác sen của Hàn Quốc là 291 ha, đạt sản lượng 9261

tấn củ (Anon, 1997). Năng suất củ sen trung bình của Hàn Quốc là 31,83 tấn/ha.
1.5.2 Trong nước
Ở nước ta chưa có số liệu thống kê chính xác về diện tích trồng sen. Ước tính
chỉ trên dưới 3000 ha. Cây sen ở Việt Nam chủ yếu là giống hoang dại địa phương,
được trồng làm cảnh hay trồng quảng canh. Hiện nay ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
bên cạnh những giống sen hoang dại còn có sự phát triển của các giống sen Đài
Loan lấy ngó và lấy hột. Đồng Tháp là tỉnh có diện tích trồng sen lấy hột lớn nhất cả
nước với diện tích khoảng 750 ha (Nguyễn Khắc Mỹ, 2001). Bên cạnh đó ở các tỉnh
An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cần Thơ, Hậu Giang, Bến Tre…cũng
đã có một diện tích trồng sen khá lớn với ba nhóm sen chính là sen lấy hột, lấy củ và
lấy ngó. Hiện nay cây sen được trồng luân canh hoặc thay thế cho cây lúa trên
những vùng đất sản xuất lúa kém hiệu quả, có thể kết hợp nuôi cá mà không cạnh
tranh với diện tích lúa.

7



1.6 Giá trị của cây sen
1.6.1 Giá trị kinh tế
Hiện sen là một trong những cây có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là giống sen
Đài Loan (www.nongthon.net). Ở Đồng Tháp, tận dụng mùa nước lũ, khi thu hoạch
xong lúa hè thu thì tranh thủ trồng một vụ sen kế tiếp và chọn giống sen Đài Loan
cho thu nhập cao ().
So sánh hiệu quả kinh tế giữa cây sen với cây trồng khác như lúa, bắp, đậu
nành… Nguyễn Khắc Mỹ (2001) cho biết trồng 1 ha sen lãi 5.959.000 đồng/ha, tăng
2,13 lần so với 1 ha lúa, 1,20 lần so với 1 ha bắp, 1,51 lần so với 1 ha đậu nành.
1.6.2 Giá trị dinh dưỡng và y học
Điều thú vị là tất cả các bộ phận của cây sen đều được sử dụng làm thuốc, vị
thuốc này thuộc nhóm an thần theo danh mục vị thuốc ban hành kèm Quyết định số
03/2005/QĐ-BYT ngày 24 tháng 1 năm 2005 của Bộ Y Tế.
Củ sen được dùng làm thuốc bổ, nấu ăn trị bệnh tiêu chảy, kiết lị (Pulok et al.,

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1995). Lá sen có tính hàn, lợi tiểu và cầm máu. Lá được sử dụng để điều trị các bệnh
như tiêu chảy, sốt cao, trỉ, tiểu gắt và bệnh phong. Hột sen cắt nôn hay làm dịu phản
ứng co giật của hệ thống tiêu hoá. Hột sen chín có tính bổ tì và được sử dụng để điều
trị bệnh tiêu chảy mãn tính, tăng tiết dịch và khí hư, cũng như có tác dụng làm giảm
đau, rất hiệu quả trong điều trị bệnh mất ngủ và đau tim (Nguyen Quoc Vong,
2001). Theo Xuân Hoàng (1986) thì dược lý, đông y xem hột sen (liên tử) trần là
một vị thuốc bổ tì, dưỡng tâm, trị suy nhược thần kinh, chữa các bệnh đường ruột, di
tinh, mộng tinh, băng huyết. Tâm sen có tác dụng làm an thần, trị mất ngủ, sốt cao
với thần kinh căng thẳng, cao huyết áp. Gương sen chứa protein, carbohydrate và
mang lượng nhỏ alkaloid Nelumbine sử dụng để cầm máu. Nhụy sen có tác dụng bổ
thận, rất hữu ích trong điều trị rối loạn nội tiết sinh dục (Nguyen Quoc Vong, 2001).
Giá trị dinh dưỡng của củ sen và hột sen được trình bày ở Bảng 1.1 cho thấy

chúng rất giàu canxi và kali, hàm lượng protein trong hột tươi lên đến 17,1%. Các

8


vitamin nhóm B quan trọng như vitamin B1, B2 và niacin (vitamin B3) đều có mặt
trong hột sen.
Ngoài những giá trị như trên, một số nghiên cứu trước đây cho thấy trong hột
sen có chứa enzyme peroxidase với hàm lượng khá cao nên có thể trích enzyme này
từ hột sen để ứng dụng vào việc định lượng ascorbic acid và nhiều ứng dụng khác
trong tương lai (Nguyễn Minh Chơn và Nguyễn Phương Thuý, 2006).
Bảng 1.1 Giá trị dinh dưỡng của 100g củ sen và hột sen (Nguyen Quoc Vong, 2001)
Củ

Thành phần

Hột

Muối

Tươi

Luộc

Tươi

Nước (g)

81,2


81,0

67,7

13,0

Năng lượng (kcal)

66,0

68,0

121,0

335,0

Năng lượng (kj)

276,0

285,0

506,0

1402,0

Protein (g)

2,1


1,8

8,1

17,1

(g) liệu ĐH0,0
1,9 nghiên cứu
Trung Chất
tâmbéo
Học
Cần Thơ 0,0
@ Tài liệu0,2học tập và
Đường (g)

15,1

15,8

21,1

62,0

Chất xơ dễ tiêu (g)

0,6

0,6

1,4


1,9

Calcium (mg)

18,0

17,6

95,0

190,0

Phosphorus (mg)

60,0

55,0

220,0

650,0

Sắt (mg)

0,6

0,5

1,8


3,1

Natri (mg)

28,0

19,0

2,0

250,0

Kali (mg)

470,0

350,0

420,0

1100,0

Vit B 1 (mg)

0,09

0,07

0,19


0,26

Vit B 2 (mg)

0,02

0,01

0,08

0,10

Niacin (mg)

0,2

0,2

1,16

2,1

Vit C (mg)

55,0

37,0

0,0


0,0

9


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Phương tiện
- Phiếu điều tra (xem phụ chương)
- Thước đo, thước kẹp, máy ảnh, thùng đựng mẫu
- Hoa, lá, gương, hột và ngó sen tươi thu thập ở một vài địa điểm của các tỉnh
Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Sóc Trăng.

2.2 Phương pháp
2.2.1 Điều tra, sưu tập và mô tả các giống sen có khả năng cho hột
- Phỏng vấn chủ hộ canh tác sen về nguồn gốc, tên, đặc điểm giống sen ở nơi
lấy mẫu thông qua phiếu điều tra soạn sẵn.
- Khảo sát các đặc điểm hình thái thông qua quan sát và đo đếm mẫu ngoài
địa.
Trungthực
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
- Thu thập các giống điều tra về trồng ở Trường Đại Học Cần Thơ để tiếp tục
khảo sát và kiểm chứng lại những điểm khác nhau của các giống.
* Phương pháp thu mẫu
+ Thu ngó: chọn những ngó có từ 1 ngó non nhỏ và có 1 lá trãi nằm trên mặt
nước và tránh làm dập ngó để trồng (Hình 2.1)
+ Hột: Hột trồng được khi gương khô không còn ôm sát hột sen và hột có màu
đen vỏ hột cứng. Trước khi trồng hột phải được bóc vỏ và ngâm trong nước đến khi

hột nẩy mầm. Chú ý theo dõi thay nước thường xuyên tránh bị thối hư (Hình 2.2).

10


Hình 2.1 Ngó sen để trồng

Hình 2.2 Hột sen nảy mầm

* Các đặc điểm hình thái được mô tả
- Lá (quan sát lá trưởng thành)
+ Chiều cao cuống lá: đo từ mặt đất đến mặt dưới lá.
+ Đường kính cuống lá: đo sát bên dưới mặt dưới lá.
+ Đường kính lớn nhất, nhỏ nhất trên mặt lá.
- Hoa
+ Màu sắc và hình dạng nụ hoa sắp nở.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
+ Số đài, cánh, nhị và nhụy của hoa.

+ Màu sắc của hoa khi nở hoàn toàn, dạng hình cánh hoa.
+ Chiều cao cuống hoa: đo từ mặt đất đến nụ hoa.
+ Đường kính cuống hoa: đo sát bên dưới nụ hoa.
- Gương
+ Hình dạng và màu sắc gương lúc hoa nở và thu hoạch.
+ Chiều cao gương: đo từ cổ gương đến mặt gương.
+ Đường kính gương: đo trên bề mặt gương.
+ Đếm tổng số hột/gương và số hột lép/gương.
- Hột
Hình dạng và kích thước của hột. Đo theo chiều cao và đường kính (nơi lớn

nhất) của hột khi thu hoạch.

11


2.2.2 Điều tra hiện trạng sản xuất sen lấy hột ở Đồng Tháp
Phỏng vấn những chủ hộ canh tác sen nhằm đánh giá tình hình sản xuất và
năng suất sen lấy hột ở tỉnh Đồng Tháp.
2.2.3 Cách xử lý kết quả
Các số liệu điều tra phân tích về đặc điểm hình thái của các nhóm sen được
xử lý bằng phần mềm Excel và SPSS.
- So sánh trung bình ± sai số chuẩn và tỉ lệ % của các số liệu điều tra về hoa,
gương, hột và lá.
- Dùng phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) một yếu tố và được
kiểm định bằng phép thử Duncan để so sánh sự khác biệt của các đặc điểm hình thái.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

12


CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ-THẢO LUẬN

3.1 Các giống thu thập được
Qua kết quả điều tra, khảo sát các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái của các giống
sen có khả năng cho hột tại các địa điểm thu mẫu ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu
Long và khi đem về trồng trong cùng điều kiện môi trường tại trường Đại Học Cần
Thơ đã cơ bản xác định được 6 giống sen có khả năng cho hột (Bảng 3.1).
Bảng 3. 1 Các giống sen có khả năng cho hột được sưu tập


hiệu

Tên giống sen

Địa điểm sưu tập

T1-1

Trắng Trà Mẹt

Cầu Kè – Trà Vinh

H1-2

Hồng Đồng Tháp gương tím

Châu Thành, Tháp Mười – Đồng Tháp

Hồng Đồng Tháp gương xanh
Tháp Mười – Đồng Tháp
Trung H1-3
tâm Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài
liệu học tập và nghiên cứu
H1-4

Hồng Thoại Sơn

Thoại Sơn - An Giang


H1-5

Hồng Tam Bình

Tam Bình – Vĩnh Long

H1-6

Hồng Mỹ Xuyên

Mỹ Xuyên – Sóc Trăng

* Sơ lược đặc điểm của 6 giống sen
- Sen Trắng Trà Mẹt là giống sen có hoa màu trắng được thu thập ở Trà Mẹt, huyện
Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.
- Sen Hồng Đồng Tháp gương tím là giống sen có hoa màu hồng, gương ửng tím
được thu thập ở huyện Châu Thành, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.
- Sen Hồng Đồng Tháp gương xanh là giống sen có hoa màu hồng đậm, gương
xanh được thu thập ở huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.
- Sen Hồng Thoại Sơn là giống sen có hoa màu hồng được thu thập ở huyện Thoại
Sơn, tỉnh An Giang.

13


- Sen Hồng Tam Bình là giống sen có hoa màu hồng nhạt được thu thập ở huyện
Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
- Sen Hồng Mỹ Xuyên là giống sen có hoa màu hồng được thu thập ở huyện Mỹ
Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.

3.2 Đặc điểm hình thái
3.2.1 Lá
Qua bước đầu khảo sát cho thấy về hình thái lá của 6 giống sen này có một vài
đặc điểm tương đồng như sau:
- Lá trải (lá nằm trên mặt nước): có mặt trên màu xanh, mặt dưới (tiếp xúc với
nước) hơi hồng hoặc ửng tím, lá hơi tròn có xẻ thùy đối xứng (nơi đường kính lá
nhỏ nhất) chia lá thành hai nửa gần bằng nhau. Khi quan sát mặt dưới của lá sẽ thấy
một đường bao quanh tâm lá tạo dạng hình elip với 2 đỉnh ở nơi lá xẻ thùy. Cuống lá
mềm, có nhiều gai, màu cuống lá tùy thuộc vào nước ruộng nhưng thường là màu
xanh hoặc xanh nâu và chiều dài cuống lá tùy thuộc vào mực nước của ruộng trồng

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
(Hình 3.1). Ở giai đoạn đầu của chu kỳ sinh trưởng sen chỉ có lá trãi, khi có lá đứng
thì mới có khả năng chuyển sang giai đoạn sinh sản.

(a)

(b)

(c)

Hình 3.1 Lá trải
(a) Mặt trên (b) Mặt dưới (c) Cuống lá
- Lá đứng: mặt trên lá màu xanh đậm, mặt dưới màu xanh nhạt, lá hơi tròn có
xẻ thùy đối xứng (nơi đường kính lá nhỏ nhất), chia lá thành hai nửa gần bằng nhau
như ở lá trải. Mặt trên của lá hơi trũng xuống ở tâm lá, mặt dưới của lá cũng có một

14



×