Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐÀO HỒNG VÂN

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
LÀNG NGHỀ GẮN VỚI CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN PHÙ NINH,
TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp

Thái Nguyên - năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐÀO HỒNG VÂN

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
LÀNG NGHỀ GẮN VỚI CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN PHÙ NINH,
TỈNH PHÚ THỌ
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 8.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Quang Trung



Thái Nguyên - năm 2018


i
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, để hoàn thành được khóa luận
tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm
giúp đỡ của các tập thể, các cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế
và PTNT, khoa Sau đại học - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo mọi
điều kiện giúp tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với TS. Hà Quang Trung
người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Có được kết
quả này, tôi không thể không nói đến công lao và sự giúp đỡ của lãnh đạo UBND
huyện Phù Ninh, phòng Nông nghiệp và PTNT, chi cục Thống kê huyện Phù Ninh,
các ban ngành, đoàn thể, các cấp đã tạo điều kiện nghiên cứu, cung cấp thông tin,
đóng góp ý kiến quý báu. Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo UBND và bà con nông
dân các xã Gia Thanh, Phú Nham, Tiên Du, Tiên Phú.
Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và người thân trong gia đình đã quan tâm,
động viên, đóng góp ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình hoàn thiện đề tài. Trong
quá trình thực tập mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng nhưng do thời gian có hạn,
trình độ bản thân còn hạn chế nên bản khóa luận này không tránh khỏi những thiếu
sót. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và
bạn bè để bản khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.
Thái Nguyên, ngày…. tháng….. năm 2018
Tác giả

Đào Hồng Vân



ii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi với sự giúp
đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn, của tập thể trong và ngoài trường.
Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực, chưa từng
được sử dụng. Các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc và tôi xin
chịu trách nhiệm về những số liệu trong bài luận văn này.
Thái Nguyên, ngày…. tháng….. năm 2018
Tác giả

Đào Hồng Vân


iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ ..................................................... viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................ 2
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 4

1.1.1 Một số khái niệm ................................................................................................ 4
1.1.2 Mối quan hệ giữa phát triển làng nghề với xây dựng nông thôn mới ................ 8
1.1.3 Nội dung phát triển làng nghề gắn với chương trình xây dựng NTM ............. 15
1.1.4 Những nhân tố tác động đến sự phát triển của làng nghề trong quá trình
xây dựng nông thôn mới ........................................................................................... 19
1.1.4.1 Nhân tố thị trường ........................................................................................ 19
1.1.4.2 Nhân tố vốn .................................................................................................. 20
1.1.4.3 Nhân tố khoa học công nghệ ........................................................................ 21
1.1.4.4 Nguồn nguyên liệu ........................................................................................ 22
1.1.4.5 Kết cấu hạ tầng .............................................................................................. 22
1.1.4.6 Thể chế kinh tế, chính sách kinh tế và sự quản lý của nhà nước .................. 23
1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 23
1.2.1 Kinh nghiệm phát triển làng nghề trong bối cảnh xây dựng nông thôn
mới ở một số huyện, thành phố của Việt Nam.......................................................... 23
1.2.2 Bài học kinh nghiệm cho Phù Ninh ................................................................. 29
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 31
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 31


iv
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 31
2.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ........................................................................... 31
2.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 31
2.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 31
2.4.1. Chọn điểm nghiên cứu .................................................................................... 31
2.4.2 Thu thập thông tin ............................................................................................ 32
2.4.3. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin ...................................................... 32
2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................. 33
2.5.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh nội dung kinh tế và hiệu quả của phát triển
làng nghề ................................................................................................................... 33

2.5.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh nội dung xã hội của phát triển làng nghề .................. 34
2.5.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh nội dung về môi trường làng nghề ............................ 34
2.5.4 Nhóm chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa phát triển làng nghề với các
chỉ tiêu trong Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới .................................................. 34
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 35
3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội huyện Phù Ninh ............................................ 35
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ........................................................................................... 35
3.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội ................................................................................. 38
3.2. Khái quát lịch sử phát triển các làng nghề và xây dựng nông thôn mới ở
huyện Phù Ninh ......................................................................................................... 43
3.2 .1. Quá trình hình thành và phát triển của các làng nghề nghiên cứu ................. 43
3.2.2 Khái quát tình hình xây dựng nông thôn mới huyện Phù Ninh ....................... 45
3.3. Thực trạng phát triển làng nghề huyện Phù Ninh gắn với chương trình xây
dựng nông thôn mới .................................................................................................. 50
3.3.1. Cơ chế và chính sách phát triển làng nghề trong xây dựng nông thôn mới ........ 50
3.3.2 Công tác quy hoạch, số lượng làng nghề và cơ cấu kinh tế trong xây
dựng nông thôn mới ở huyện Phù Ninh .................................................................... 53
3.3.3 Thực trạng sản xuất kinh doanh của các hộ trong làng nghề trong xây
dựng nông thôn mới .................................................................................................. 58
3.4. Đánh giá sự phát triển làng nghề trong xây dựng nông thôn mới...................... 67


v
3.4.1 Kết quả đạt được .............................................................................................. 67
3.4.2 Những hạn chế ................................................................................................. 73
3.5. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức ........................................... 75
3.6. Phương hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển làng nghề trong xây dựng
nông thôn mới ở huyện Phù Ninh ............................................................................. 78
3.6.1. Phương hướng phát triển làng nghề trong quá trình xây dựng NTM ............. 78
3.6.2 Giải pháp thúc đẩy phát triển làng nghề trong xây dựng NTM ở huyện ......... 80

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 93
1. KẾT LUẬN ........................................................................................................... 93
2. KIẾN NGHỊ .......................................................................................................... 94
2.1 Đối với tỉnh Phú Thọ ........................................................................................... 94
2.2 Đối với huyện Phù Ninh...................................................................................... 94
2.3 Đối với các hộ sản xuất làng nghề trên địa bàn nghiên cứu ............................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 95


vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

CCN

Cụm công nghiệp

CN

Công nghiệp

CN - TTCN

Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa


CP

Chính phủ

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

DN

Doanh nghiệp

GTGT

Giá trị gia tăng

GTSX

Giá trị sản xuất

HTX

Hợp tác xã

KCN

Khu công nghiệp

KT - XH


Kinh tế - Xã hội

NN & PTNT

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

NTM

Nông thôn mới



Quyết định

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TM

Thương mại

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

VLXD

Vật liệu xây dựng

XDNTM

Xây dựng nông thôn mới


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Tổng hợp mối quan hệ giữa phát triển làng nghề với chương
trình xây dựng nông thôn mới qua các tiêu chí .............................. 10
Bảng 1.2 Tổng hợp mối tương thích các tiêu chí trong phát triển làng
nghề và chương trình xây dựng nông thôn mới .............................. 14
Bảng 2.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp .......................................... 32
Bảng 3.1 Số lượng làng nghề, số hộ và số lao động làm nghề ở các xã,
thị trấn huyện Phù Ninh năm 2016 ................................................. 54
Bảng 3.2. Biến động sản phẩm làng nghề ở huyện Phù Ninh giai đoạn
2014- 2016 ...................................................................................... 56

Bảng 3.3 Số lượng hộ sản xuất trong xã tại điểm nghiên cứu ........................ 57
Bảng 3.4 Một số thông tin về chủ hộ điều tra ................................................. 58
Bảng 3.5. Tình hình lao động của các hộ làng nghề đại diện năm 2016 ........ 60
Bảng 3.6. Tình hình huy động vốn của hộ điều tra ......................................... 61
Bảng 3.7 Tình hình cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất của làng nghề ... 63
Bảng 3.8. Các khoản mục chi phí cho sản xuất nghề ở 4 làng nghề điều tra ..... 64
Bảng 3.9. Khối lượng và tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm của các hộ sản xuất tại 4
làng nghề đại diện năm 2016 .......................................................... 65
Bảng 3.10. Kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ điều tra ......................... 66
Bảng 3.11. Cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành của 4 xã đại diện ................... 69
Bảng 3.12. Phân tích thu nhập bình quân trên 1 hộ điều tra năm 2016 .......... 70
Bảng 3.13. Cơ cấu lao động theo các ngành ở huyện Phù Ninh 2013-2016 ..... 71
Bảng 3.14 Tỉ lệ thu gom Chất thải rắn tại các xã có làng nghề năm 2016 ..... 75


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ

Bản đồ 3.1. Bản đồ hành chính huyện Phù Ninh ............................................ 35
Biểu đồ 3.1. Diện tích đất chia theo mục đích sử dụng .................................. 37
Biểu đồ 3.2. Tỷ trọng các tuyến đường giao thông theo km năm 2016.......... 39
Biểu đồ 3.3. Cơ cấu dân số huyện Phù Ninh năm 2016 ................................. 41
Biểu đồ 3.4.Tỷ lệ lao động làm việc đã qua đào tạo chia theo địa phương
tại tỉnh Phú Thọ........................................................................... 41
Hình 3.1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các
làng nghề huyện Phù Ninh .......................................................... 76


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng và phát triển nông thôn luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan
tâm. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X nêu rõ: Hiện nay và trong nhiều
năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan
trọng [2]; là vấn đề chiến lược trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, góp phần
quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, là cơ sở ổn định chính trị và an ninh quốc
phòng; là yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước trong quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Với vai trò và tầm quan trọng của nông thôn trong phát triển kinh tế - xã hội, an
ninh quốc phòng và thực tiễn phát triển nông thôn trong giai đoạn hiện nay ngày càng
được nâng cao. Năm 2009, Chính phủ đã ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia về
xây dựng nông thôn mới với Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới [20], trong đó nêu
rõ 5 nhóm với 19 tiêu chí chung và mức cần phải đạt của 7 vùng kinh tế trong cả nước.
Việc xây dựng nông thôn mới là tập hợp các hoạt động qua lại để cụ thể hoá các
chương trình phát triển nông thôn, nhằm bố trí sử dụng các nguồn lực khan hiếm về tài
chính, nhân lực, phương tiện, vật tư thiết bị để tạo ra các sản phẩm hay dịch vụ trong
một thời gian xác định và thỏa mãn các mục tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường cho
sự phát triển bền vững ở nông thôn.
Một trong những mục tiêu chương trình xây dựng nông thôn mới hướng tới là:
Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại, có cơ
cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển
nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch…
Chính vì vậy, việc khôi phục, phát triển làng nghề hiện nay là khâu quan trọng nhằm
phát huy lợi thế so sánh của mỗi vùng, giảm dần và thu hẹp khoảng cách về thu nhập
giữa thành thị và nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông thôn,
khai thác các tiềm năng sẵn có nhằm ổn định và phát triển các làng nghề, ngành nghề
tiểu thủ công nghiệp (TTCN) theo cơ chế thị trường, chủ động hội nhập kinh tế quốc
tế, từng bước phát triển kinh tế nông thôn.
Trong số những công việc cần thực hiện để đạt được mục tiêu xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn huyện Phù Ninh, việc phát triển các làng nghề đã và đang là

bước đi đúng đắn để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện và phù hợp với điều


2
kiện hoàn cảnh kinh tế xã hội tại các địa phương hiện nay [28]. Các làng nghề đã tạo ra
nhiều loại sản phẩm hàng hóa được tiêu thụ khắp thị trường trong nước.
Tuy nhiên bên cạnh những tác động tích cực về hiệu quả kinh tế - xã hội, nhiều
làng nghề đang đứng trước khó khăn trong việc duy trì phát triển sản xuất như nguồn
vốn hạn hẹp, công nghệ lạc hậu, môi trường sản xuất kinh doanh đang bị ô nhiễm, thiếu
quy hoạch, các cơ sở sản xuất nghề xen lẫn trong khu dân cư… Những vấn đề này đã
hạn chế khả năng phát triển của các làng nghề hiện nay trên địa bàn huyện Phù Ninh và
là lực cản trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông
thôn mới [3]. Như vậy, thách thức đặt ra cho Phù Ninh là phát triển làng nghề gắn với
xây dựng nông thôn mới như thế nào để cả hai mục tiêu đều đạt được. Việc gắn kết giữa
phát triển làng nghề với xây dựng NTM ở Phù Ninh đang đặt ra nhiều vấn đề. Làng
nghề của Phù Ninh hiện nay đã đạt được những tiêu chí nào trong bộ tiêu chí xây dựng
nông thôn mới, còn lại những tiêu chí nào chưa đạt được? Các tiêu chí xây dựng nông
thôn mới có phù hợp với thực trạng phát triển của các làng nghề trên địa bàn huyện hay
không? Việc phát triển các làng nghề hiện nay ở Phù Ninh đang gặp phải những khó
khăn gì? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình phát triển của các làng nghề trên
địa bàn huyện gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới?
Để giải quyết những vấn đề đang đặt ra và trả lời những vấn đề trên liên quan đến việc
gắn kết giữa phát triển làng nghề với Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện Phù
Ninh, tác giả nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề gắn với
chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Phù Ninh” làm đề tài Luận văn thạc sỹ.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển làng nghề gắn với
chương trình xây dựng nông thôn mới.
- Đánh giá thực trạng, phân tích thuận lợi, khó khăn phát triển làng nghề gắn với
chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Phù Ninh.

- Đề xuất một số giải pháp phát triển làng nghề gắn với chương trình xây dựng
nông thôn mới đến năm 2020 của huyện.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
* Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
- Giúp bản thân có thể vận dụng được những kiến thức đã học được để hoàn
thành luận văn thạc sỹ phục vụ cho học tập và nghiên cứu khoa học. Nâng cao được


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full














×